You are on page 1of 6

TÓM TẮT LY THUYẾT

BÀI 4-5-6: VAI TRÒ NGUYÊN TỐ KHOÁNG


DINH DƯỠNG NITO Ở THỰC VẬT
1. Vai trò nguyên tố khoáng
+ Các nguyên tố đại lượng: Chủ yếu đóng vai trò cấu trúc của tế bào, cơ thể; điều tiết các quá
trình sinh lí.
+ Các nguyên tố vi lượng: Chủ yếu đóng vai trò hoạt hóa các enzim.
 Ngoài ra còn các nguyên tố thiết yếu cho cây mà thiếu nguyên tố này : cây không hoàn
thành chu trình sống, không được thay thế bởi nguyên tố khác và tham gia vào chuyển
hóa.
 Thường quan sát lá xem xét dấu hiệu thiếu:
+ thiếu N, Mg, Fe=> lá cây vàng do là nguyên tố cấu tạo diệp lục.
2. Vai trò của nitơ:
+ Vai trò cấu trúc: Nitơ là thành phần của hầu hết các hợp chất trong cây (prôtêin, axit
nuclêic…) cấu tạo nên tế bào, cơ thể.
+ Vai trò điều tiết: Tham gia thành phần của các enzim, hoocmôn… điều tiết các quá trình
sinh lí, hoá sinh trong tế bào, cơ thể
3. Quá trình chuyển hoá nitơ
- Dạng hấp thụ: NO3-,
NH4+. Vào cây, NO3-
chuyển thành NH4+

- Quá trình đồng hoá nitơ


trong khí quyển:
+ Nhờ vi khuần: Vi khuẩn
tự do (Azotobacter, VK
lam…) và vi khuẩn cộng
sinh (Rhizobium

+ Thực hiện trong điều kiện:


Có các lực khử
mạnh( NADH), ATP, enzim
nitrogenaza, điều kiện kị
khí.

-Nguồn nito: không khí ( N2), đất, phân bón


- Quá trình chuyển hóa
+ Cố định đạm:VK cố định đạm ( Rhizobium), N2=> NH4+
+ amon hóa, VK amon, Xác TV, DV( protein=> NH4+
+ Nitrat hóa, VK nitrat , NH4+ => NO3-
+ Phản nitrat, NO3- => NH4+
4. Bón phân hợp lí:
-Bón phân quá nhiều : ô nhiễm môi
trường và gây độc cây, ứ đọng trong
nông sản, làm hư hại cấu trúc đất....
- Bón phân quá ít làm sinh trưởng của
cây không tốt.
LUYỆN TẬP: HS dưa vào kiến thúc trên phần tóm tắt và các kỹ năng khác, hoàn thành
phần bài tập sau
Phần 1. Câu hỏi trắc nghiệm ôn luyện
Câu 1. Nguyên tố Magiê là thành phần cấu tạo của?
A. Axit nuclêic. B. Màng của lục lạp. C. Diệp lục. D. Prôtêin.
Câu 2. Vi khuẩn Rhizôbium có khả năng cố định đạm vì chúng có enzim
A. Amilaza. B. Nuclêaza. C. Cacboxilaza. D. Nitrôgenaza.
Câu 3. Xác động, TV phải trải qua quá trình biến đổi nào cây mới sử dụng được nguồn nitơ?
A. Quá trình nitrat hóa và phản nitrat hóa. B. Quá trình amôn hóa và phản nitrat hóa.
C. Quá trình amôn hóa và nitrat hóa. D. Quá trình cố định đạm.
Câu 4. Bón phân hợp lí là
A. Phải bón thường xuyên cho cây.
B. Sau khi thu hoạch phải bổ sung ngay lượng phân bón cần thiết cho đất.
C. Phải bón đủ cho cây ba loại nguyên tố quan trọng là N, P, K.
D. Bón đúng lúc, đúng lượng, đúng loại và đúng cách.
Câu 5. Một trong các biện pháp hữu hiệu để hạn chế phản nitrat
A. Làm đất kỹ, đất tơi xốp và thoáng. B. Giữ độ ẩm vừa phải và thường xuyên cho
đất.
C. Khử chua cho đất. D. Bón phân vi lượng thích hợp.
Câu 6. Cây hấp thụ nitơ ở dạng:
A. N2, NO3- B. N2, NH3+ C. NH4+, NO3- D. NH4+, NO3+
Câu 7. Dung dịch bón phân qua lá phải có nồng độ các ion khoáng
A. thấp và chỉ bón khi trời không mưa.
B. thấp và chỉ bón khi trời mưa bụi.
C. thấp và chỉ bón khi trời không mưa.
D. cao và chỉ bón khi trời mưa bụi.
Câu 8. Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của
A. quả non.    B. thân cây.    C. hoa.    D. lá cây.
Câu 9. Trong các điều kiện sau:
(1) Có các lực khử mạnh.
(2) Được cung cấp ATP.
(3) Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza.
(4) Thực hiện trong điều kiện hiếu khí.
Những điều kiện cần thiết để quá trình cố định nitơ trong khí quyển xảy ra là:
A. (1), (2) và (3).   B. (2), (3) và (4).
C. (1), (2) và (4).    D. (1), (3) và (4).
Câu 10.
Chú thích từ (1) đến (4) lần lượt là :
A. (1). NH4+ ; (2). NO3- ; (3). N2 ; (4). Chất hữu cơ.
B. (1). NO3- ; (2). NH4+ ; (3). N2 ; (4). Chất hữu cơ.
C. (1). NO3- ; (2). N2 ; (3). NH4+ ; (4). Chất hữu cơ.
D. (1). NH4+ ; (2). N2 ; (3). NO3- ; (4). Chất hữu cơ.
Câu 11. Để xác định vai trò của nguyên tố magiê đối với sinh trưởng và phát triển của cây ngô,
người ta trồng cây ngô trong
A. chậu đất và bổ sung chất dinh dưỡng có magiê.
B. chậu cát và bổ sung chất dinh dưỡng có magiê.
C. dung dịch dinh dưỡng nhưng không có magiê.
D. dung dịch dinh dưỡng có magiê.
Câu 12. Khi cây bị vàng, đưa vào gốc hoặc phun lên lá ion khoáng nào sau đây sẽ không làm lá
cây xanh trở lại ?
A. Mg2+.    B. Ca2+.    C. Fe3+.    D. NH4+
Câu 13. Trong một khu vườn có nhiều loài hóa, người ta quan sát thấy một cây đỗ quyên lớn
phát triển tốt, lá màu xanh sẫm nhưng cây này chưa bao giờ ra hoa. Nhận đúng về cây này là:
A. Cần bón bổ sung muối canxi cho cây.
B. Có thể cây này đã được bón thừa kali.
C. Cây cần được chiếu sáng tốt hơn.
D. Có thể cây này đã được bón thừa nitơ.
Đáp án
1. C 2. D 3. C 4. D 5. A 6. C 7. A 8.D 9.A 10.A
11.C 12.B 13.D

Phần 2. Câu hỏi đánh giá tư duy


Câu 1. Liệt kê 5 ưu điểm của phân bón hưu cơ so với phân bón hóa học? Giải thích vì sao 1 số
nông dẫn vẫn sử dụng phân bón hóa học trong trồng trọt
- 5 ưu điểm :
+ Cải tạo đất trồng
+ Không gây ô nhiễm môi trưởng
+ Hạn chế sự rửa trôi và xói mòn đất
+ Cân bằng vi sinh vật trong đất
+ Không ảnh hưởng tới sức khỏe con người, vật nuôi
- Vì sử dụng phân hóa học
Câu 2. Cấu trúc lá cây có đặc điểm gì để thích hợp cho quá trình bón phân qua lá ?

Câu 3. Trong các loại phân bón cho cây thì người ta sử dụng phân bón nào ( Phân chứa NO3-
hay phân chứa gốc NH4+) để bón phân cho cây lúa nước?

Câu 4. Xem đoạn video: https://www.youtube.com/watch?v=cK5jBog5G98. Trả lời các câu hỏi
phía dưới
4.1 Các loại phân chứa ion khoáng Nito, Kali, phospho được sử dụng chủ yếu cho các cây trồng
nào sau đây là hợp lý
1- Các loại rau
2- Cây ăn trái
3- Cây mía
4- Cây lấy gỗ
4.2 Vì sao 3 nguyên tố N-P- K là được sử dụng thường xuyên trong quá trình chăm sóc cây?
4.3 Vì sao trồng cây họ Đậu thì không cần bón thêm phân chứa nito?

Câu 5. Quan sát hình dưới và trả lời câu hỏi

A B

5.1 Cách bón phân nào chính xác? Giải thích.


5.2 Cách bón phân này sai ở điểm nào ? Giải thích
5.3 Hậu quả khi bón phân quá liều lượng? Cách khắc phục

You might also like