You are on page 1of 4

BÀI TẬP NHIỆT PHÂN MUỐI NITRAT (PHẦN 1)

Câu 1: Nhiệt phân hoàn toàn 83,5 gam hốn hợp hai muối nitrat A(NO3)2 và B(NO3)2 (A là kim loại họ s và tác
dụng được với nước ở điều kiện thường, B là kim loại họ d) tới khi tạo thành những oxit, thể tích hỗn hợp khí
thu được NO2 và O2 là 26,88 lit (0 độ C và 1 atm). Sau khi cho hỗn hợp khí này đi qua dung dịch NaOH dư thì
thể tích của hỗn hợp khí giảm 6 lần. Thành phần % theo khối lượng của từng muối trong hỗn hợp ban đầu là
A. 33,33% và 66,67%. B. 40% và 60%.
C. 50% và 50%. D. 78,56% và 21,44%.
Câu 2: Nung 19,4 gam hỗn hợp Fe(NO3)2 va AgNO3 một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vao
nước đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y và dung dịch Z. Cho Y vào dung dịch HCl dư
co 4,32 gam chất rắn không tan. Cho Z tác dụng với dung dịch HCl dư thì có khí không màu thoát ra hóa nâu
trong không khí. Phần trăm khối lượng của AgNO3 trong hỗn hợp ban đầu là.
A. 30,94. B. 35,05. C. 22,06. D. 30,67.
Câu 3: Cho 4,95 gam hỗn hợp 2 muối nitrat kim loại khan (trong đó có 1 muối của kim loại kiềm) được nung
nóng. Sản phẩm tạo ra gồm 1,38 gam chất rắn A và hỗn hợp khí và hơi. Nếu đem hỗn hợp này nung đến 1000
°C (p = 1 atm) thì có thể tích là 6,26 lit khi đó khí NO2 bị phân tích thành NO và O2. Tìm công thức của 2 muối.
Câu 4: Nhiệt phân hoàn toàn 8,08 gam muối X thu được 1,6 gam chất rắn Y và hỗn hợp khí và hơi Z. Hấp thụ
hoàn toàn Z vào 200 gam dung dịch NaOH 1,2% thu được dung dịch chỉ chứa một muối có nồng độ 2,47%.
Tính phần trăm khối lượng của oxi trong X?
A. 53,33%. B. 59,5%. C. 51,06%. D. 71,28%.
Câu 5: Nung 41,48 gam hỗn hợp rắn gồm Fe(NO3)3, Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được hỗn
hợp rắn X và hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng a. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl loãng, kết
thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối có khối lượng 41,5 gam và 672 ml khí NO (sản phẩm
khử duy nhất của N+5; đo đktc). Dung dịch Y hòa tan tối đa 4,48 gam bột Cu. Nếu cho dung dịch NaOH dư vào
Y, thấy lượng NaOH phản ứng là 23,2 gam. Giá trị gần nhất của a là.
A. 11. B. 9. C. 8. D. 10.
Câu 6: Nung nóng hoàn toàn hỗn hợp X (gồm 0,1 mol NaNO3, 0,2 mol Fe(NO3)2 và 0,3 mol Cu) trong điều
kiện không có không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam hỗn hợp chất rắn Y. Giá trị của m là?
A. 46,9. B. 40,5. C. 42,1. D. 45,3.
Câu 7: Nung nóng 0,5 mol hỗn hợp X gồm Fe(NO3)3, Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2 trong điều kiện không có không
khí sau một thời gian thu được rắn Y có khối lượng giảm 0,455m gam so với ban đầu. Hòa tan hết Y trong dung
dịch chứa 0,6 mol HCl loãng kết thúc phản ứng thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối có khối lượng
2,4035m gam và 0,06 mol khí NO sản phẩm khử duy nhất. Cho dung dịch NaOH dư vào Z không có không khí
thu được 51,74 gam hỗn hợp T gồm các hiđroxit. Lấy toàn bộ T nung ngoài không khí đến khối lượng không
đổi thu được m gam rắn khan. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong hỗn hợp X là:
A. 39,74%. B. 45,16%. C. 43,36%. D. 34,00%.
Câu 8: Nung nóng 0,4 mol hỗn hợp X gồm Fe, Fe(NO3), Fe(NO3)3 và FeCO3 trong bình kín (không có không
khí), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với He bằng
103/9. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch chứa H2SO4 loãng và 0,09 mol KNO3, thu được dung dịch chỉ chứa
80,63 gam muối trung hòa của kim loại và hỗn hợp khí T gồm NO và H2 có tỉ lệ mol là 3 : 1. Phần trăm khối
lượng của FeCO3 trong hỗn hợp X là
A. 13,00%. B. 15,59%. C. 7,80%. D. 10,39%.
Câu 9: Nung nóng 74,18 gam hỗn hợp gồm Mg(NO3)2, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2 trong điều kiện
không có không khí, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn X và hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng a.
Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch 0,56 mol HCl loãng, kết thúc phản ứng, thu được 1,344 lít khí NO (sản
phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch Z chỉ chứa các muối có khối lượng 71,74 gam. Cho dung dịch NaOH
dư vào Z, thấy lượng NaOH phản ứng là 42,8 gam. Giá trị gần nhất của a là
A. 14. B. 12. C. 11. D. 13.
Câu 10: Nung nóng m gam hỗn hợp H gồm Cu, Cu(NO3)2, Fe, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, thu được hỗn hợp rắn X và
8,96 lít khí Z (đktc). Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được 4,032 lít khí NO (đktc, sản
phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho lượng dư dung dịch NaOH vào Y được kết tủa T. Nung T trong
không khí đến khối lượng không đổi được 41,6 gam rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 55,68. B. 58,88. C. 54,56. D. 60,00.
Câu 11: Nung m gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, FeCO3 và Fe(OH)2 trong bình chân không, thu được chất rắn
duy nhất là Fe2O3 và a mol hỗn hợp khí và hơi Y gồm NO2, CO2 và H2O. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X
trong 120 gam dung dịch H2SO4 14,7%, thu được dung dịch chỉ chứa 38,4 gam muối trung hòa của kim loại và
hỗn hợp khí gồm NO và CO2. Giá trị của a là:
A. 0,18. B. 0,24. C. 0,30. D. 0,36.
Câu 12: Nung m gam hỗn hợp Al và Fe(NO3)3 trong điều kiện không có không khí sau một thời gian thu được
26,24 chất rắn X và 3,528 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm NO2 và O2. Hòa tan hoàn toàn X trong 1,32 lít dung
dịch H2SO4 0,5M thu được dung dịch chỉ chứa 79,04 gam các muối sunfat trung hòa và 3,92 lít hỗn hợp 2 khí
không màu, có một khí hóa nâu trong không khí có tỉ khối Z so với H2 là 9. Giá trị m gần bằng
A. 32,3. B. 32,7. C. 33,4. D. 33,7.
Câu 13: Nung 32 gam một muối X (chứa oxi) đến khôi lượng không đổi, thu được hỗn hợp Y và 6,08 gam một
hợp chất rắn Z không tan trong nước. Hấp thụ toàn bộ Y vào 400 gam dung dịch KOH 3,36% thu được dung
dịch chứa một muối duy nhất có nồng độ 5,69%. Phần trăm khối lượng ôxi trong X gần giá trị nào nhất sau
đây?
A. 72,5. B. 70,5. C. 59,5. D. 60,5.
Câu 14: Nung m gam hỗn hợp gồm Mg và Cu(NO3)2 trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian thu
được chất rắn X và 10,08 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và O2. Hòa tan hoàn toàn X bằng 650 ml dung dịch
HCl 2M, thu được dung dịch Y chỉ chứa 71,87 gam muối clorua và 0,05 mol hỗn hợp khí Z gồm N2 và H2. Tỉ
khối của Z so với He bằng 5,7. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 50. B. 55. C. 45. D. 60.
Câu 15: Nung m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 và FeCO3 trong bình kín không có không khí,
sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y và chất khí Z có tỷ khối so với H2 là 22,5 (giả sử
NO2 sinh ra không tham gia phản ứng nào khác). Cho Y tan hoàn toàn trong dung dịch gồm 0,01 mol KNO3 và
0,15 mol H2SO4 (loãng) thu được dung dịch chỉ chứa 21,23 gam muối trung hòa của kim loại và hỗn hợp hai
khí có tỷ khối so với H2 là 8, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Giá trị của m là:
A. 13,92. B. 19,16. C. 11,32. D. 13,76.
Câu 16: Nung 52,15 gam hỗn hợp X gồm BaCO3, Al(OH)3, Mg(NO3)2 đến khối lượng không đổi thu được
20,10 gam hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Phần chất rắn sau phản ứng hoà tan trong nước được dung dịch Z và còn
lại chất rắn G. Cho Z tác dụng với 200ml dung dịch H2SO4 1M được 40,15 gam kết tủa. Làm lạnh hỗn hợp Y để
hơi nước ngưng tụ hoàn toàn được hỗn hợp khí T. Phần trăm khối lượng của khí có khối lượng mol phân tử nhỏ
nhất trong T gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 10,9. B. 9,2. C. 8,0. D. 75,0.
Câu 17: Nung 43,6 gam hỗn hợp chất rắn X gồm Mg, Fe(NO3)2, FeCO3 trong bình kín, không có không khí đến
khi phản ứng hoàn toàn thu được 10,08 lít hỗn hợp khí Y gồm CO2, NO2 và chất rắn Z gồm Fe2O3 và MgO. Nếu
cho 43,6 gam X tác dụng với 560 ml HCl 1M thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối có khối lượng là 55,08
gam và a gam khí T. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 0,87 mol NaOH. Giá trị của a gần nhất với:
A. 5,3. B. 5,5. C. 4,3. D. 4,7.
Câu 18: Hỗn hợp X gồm Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, Mg(NO3)2. Nung nóng 13,6 gam hỗn hợp X thu được
chất rắn Y, O2 và 0,16 mol NO2. Mặt khác cũng lượng hỗn hợp X trên cho vào dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa,
nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 5,2 gam chất rắn. Hòa tan 13,6 gam hỗn hợp X vào
dung dịch H2SO4 loãng dư thu được V lít khí NO (đktc). NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Các phản ứng
xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 0,448. B. 0,224. C. 0,336. D. 0,672.
Câu 19: Nung nóng m gam hỗn hợp X gồm Al, BaCO3 và Al(NO3)3 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được 1,792 lít hỗn hợp khí Y (gồm 2 chất) và hỗn hợp rắn Z. Hòa tan Z vào nước dư thu được dung dịch T chỉ
chứa 1 chất tan (không có khí thoát ra). Giá trị của m là:
A. 8,2. B. 13. C. 7,32. D. 8,74.
Câu 20: Nung 32,032 gam hỗn hợp A: FeCO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, Fe trong bình chân không một thời gian
thu được 24,024 gam rắn B và hỗn hợp khí X gồm 2 khí có tỉ khối so với H2 = 22,75. Rắn B tan hết trong dung
dịch chứa 0,836 mol HNO3 thu được dung dịch C chỉ chứa các muối (không có Fe2+ và NH4+) và 1,4784 lít
(đktc) hỗn hợp khí Y: CO2, N2O. Cho 704 ml dung dịch NaOH 1,25M vào dung dịch C, lọc bỏ kết tủa, cô cạn
phần dung dịch nước lọc, sau đó nung đến khối lượng không đổi thu được 59,444 gam rắn. Khối lượng của
FeCO3 có trong hỗn hợp A gần nhất với:
A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
Câu 21: Nhiệt phân hoàn toàn 20,52 gam hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2 thu được hỗn hợp khí X. Dẫn từ
từ hỗn hợp X vào nước (không có không khí), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2 lít dung dịch Y
và còn lại 0,448 khí (đktc) thoát ra. pH của dung dịch Y là:
A. 1,3. B. 2. C. 1. D. 2,3.
Câu 22: Nhiệt phân 105,52 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe(NO3)2, Mg(NO3)2 thu được chất rắn Y chứa các oxit
kim loại, hỗn hợp khí Z gồm 0,16 mol O2 và c mol NO2. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch chứa 1,76 mol
HCl thu được dung dịch T, dung dịch T làm mất màu hoàn toàn vừa đủ dung dịch chứa 0,362 mol KMnO4 trong
môi trường H2SO4 (không tạo ra SO2). Thành phần phần trăm khối lượng Mg(NO3)2 trong hỗn hợp X gần nhất
với:
A. 28%. B. 30%. C. 34%. D. 38%.
Câu 23: Nung 53,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3, Fe(NO3)2 đến phản ứng hoàn toàn được 11,088 lít hỗn
hợp khí Y và chất rắn Z. Chất rắn Z tác dụng tối đa với 1,29 lít dung dịch HNO3 1M tạo ra 1,68 lít khí T. Hoà
tan X trong lượng HCl dư được 6,496 lít hỗn hợp hai khí (biết T là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong các
quá trình) và dung dịch G. Cô cạn G được m gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 75. B. 51. C. 66. D. 71.
Câu 24: Trong bình kín (không có không khí) chứa 54,28 gam hỗn hợp rắn gồm Al, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 và
Cu(NO3)2. Nung bình sau một thời gian thu được hỗn hợp khí có tỉ khối so với He bằng a và hỗn hợp rắn X
gồm các muối và oxit. Hòa tan hết X trong dung dịch chỉ chứa 0,58 mol HCl, kết thúc phản ứng thu được 0,03
mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch Y chỉ chứa các muối có tổng khối lượng 56,89 gam.
Cho dung dịch NaOH dư vào Y (không có mặt oxi), thấy lượng NaOH phản ứng là 37,2 gam; đồng thời thu
được 29,09 gam kết tủa. Giá trị gần nhất cả a là
A. 11. B. 10. C. 9. D. 12.
Câu 25: Nung m gam hỗn hợp gồm Fe(NO3)2 và Cu trong bình kín chân không, sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn thu được chất rắn Y và khí Z. Cho Y phản ứng hết với 150 gam dung dịch HNO3 63% thu được dung dịch
A và 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc), Hấp thụ Z vào lượng dư dung dịch NaOH sinh ra 30,8 gam
muối. Tính m và nồng độ % các chất trong dung dịch A.
Câu 26: Nung m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, Cu(NO3)2, MgCO3, FeCO3 trong bình kín
(không có không khí). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z gồm các
khí có số mol bằng nhau. Cho Y hòa tan hoàn toàn trong dung dịch gồm 0,03 mol NaNO3 và 0,29 mol H2SO4
(loãng) thu được dung dịch chỉ chứa 41,33 gam muối trung hòa của kim loại và hỗn hợp 2 khí có tỉ khối so với
H2 là 8 (trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí). Giá trị của m là:
A. 25. B. 24. C. 26. D. 27.
Câu 27: Cho 90,8 gam hỗn hợp X gồm 2 muối nitrat của 2 kim loại có cùng hóa trị ở dạng khan (hai kim loại ở
trong các hợp chất thường có số oxi hóa cao nhất không quá +3). Tỉ lệ khối lượng của 2 muối trong hỗn hợp là
9/2,35. Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp X trên, hỗn hợp rắn sau phản ứng gồm 2 oxit tan hết trong dung dịch HCl
(Lượng HCl đã phản ứng là 1,4 mol). Cho tổng số mol của 2 muối trong X là 0,5 mol. Xác định công thức 2
muối ban đầu.
Câu 28: Cho 54,96 gam hỗn hợp X gồm Mg(NO3)2, Fe3O4 và FeCO3 vào bình kín không chứa không khí rồi
nung đến phản ứng hoàn toàn được hỗn hợp Y gồm 2 khí và hỗn hợp Z gồm 2 oxit kim loại. Để hoà tan hoàn
toàn hỗn hợp Z cần vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M thu được dung dịch T. Cho T tác dụng với dung dịch
AgNO3 dư được 240,43 gam kết tủa. Giá trị của V gần nhất với
A. 1,6. B. 1,5. C. 1,7. D. 1,8.
Câu 29: Nung nóng 108,7 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe(NO3)2 và FeCO3 trong một bình kín (không có không
khí) đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y và 1 mol hỗn hợp khí M có tỉ khối đối với H2 là 22,8. Cho
toàn bộ chất rắn Y tác dụng với dung dịch chứa 3,57 mol HCl và 0,345 mol NaNO3, đun nhẹ thu được dung
dịch Z và 6,72 lít hỗn hợp khí T gồm NO và N2O. Cho toàn bộ dung dịch Z tác dụng với một lượng dư dung
dịch AgNO3, thu được 0,448 lít NO là sản phẩm khử duy nhất và m gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn
toàn. Các thể tích khí đều được đo ở đktc. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 525. B. 512. C. 519. D. 523.
Câu 30: Nhiệt phân hoàn toàn 41,58 gam muối khan X (là muối ở dạng ngậm nước), thu được hỗn hợp Y (gồm
khí và hơi) và 11,34 gam chất rắn Z. Hấp thụ toàn bộ Y vào nước thu được dung dịch T. Cho 280 ml dung dịch
NaOH 1M vào T, thu được dung dịch chỉ chứa một muối duy nhất, khối lượng muối là 23,8 gam. Phần trăm
khối lượng nguyên tố oxi trong X là
A. 48,48%. B. 53,87%. C. 59,26%. D. 64,65%.

You might also like