You are on page 1of 8

KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI AXIT

Câu 1. Cho 3 kim loại Al, Fe, Cu vào 2 lít dung dịch HNO3 phản ứng vừa đủ thu được 1,792 lít khí X (đktc) gồm N2 và NO2
có tỉ khối hơi so với He bằng 9,25. Nồng độ mol HNO3 trong dung dịch đầu là (phản ứng không tạo NH4+)
A. 0,28M. B. 0,44M. C. 0,22M. D. 0,56M.
Câu 2. Hoà tan a gam Cu và Fe (Fe chiếm 30% về khối luợng) bằng 50 ml dd HNO3 63% (D= 1,38g/ml). Sau khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn thu đựơc chất rắn X cân nặng 0,75a gam, dd Y và 6,104 lít hỗn hợp khí NO và NO2 (đkc). Cô cạn Y thì số
gam muối thu được là
A. 75,150g B. 62,100g C. 37,575g D. 49,745g
Câu 3. Hòa tan hoàn toàn 100 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu, Ag trong dung dịch HNO3 (dư). Kết thúc phản ứng thu được
13,44 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO2, NO, N2O theo tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 2 : 1 và dung dịch Z (không chứa muối
NH4NO3). Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m và số mol HNO 3 đã phản ứng lần lượt là
A. 205,4 gam và 2,5 mol B. 199,2 gam và 2,4 mol C. 205,4 gam và 2,4 mol D. 199,2 gam và 2,5 mol
Câu 4. Nung m gam bột Cu trong oxi thu được 37,6 gam hỗn hợp rắn X gồm Cu, CuO và Cu 2O. Hòa tan hoàn toàn X trong
dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thấy thoát ra 3,36 lít khí (ở đktc). Giá trị của m là
A. 25,6 gam B. 32 gam C. 19,2 gam D. 22,4 gam
Câu 5. Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (ở
đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá
trị của V là (cho H = 1, N = 14, O = 16, Fe = 56, Cu = 64)
A. 2,24. B. 4,48. C. 5,60. D. 3,36.
Câu 6. Hoà tan 20,8 gam hỗn hợp bột gồm FeS, FeS2, S bằng dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 53,76 lít NO2 (sản
phẩm khử duy nhất, ở đktc và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy toàn bộ kết tủa nung
trong không khí đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là:
A. 16 gam B. 9 gam C. 8,2 gam D. 10,7 gam
Câu 7. Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344
lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m
là:
A. 35,50 B. 34,36 C. 49,09 D. 38,72
Câu 8. Hòa tan hoàn toàn 30,4 gam chất rắn X gồm Cu, CuS, Cu2S và S bằng dung dịch HNO3 dư, thoát ra 20,16 lít khí NO
duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Thêm Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là :
A. 110,95 B. 115,85 C. 104,20 D. 81,55
Câu 9. Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl (dư), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí (ở đktc).
Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit nitric (đặc, nguội), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít khí NO 2
(sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là
A. 12,3. B. 15,6. C. 10,5. D. 11,5.
Câu 10. Hoà tan hoàn toàn 8,862 gam hỗn hợp gồm Al và Mg vào dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch X và 3,136 lít
(ở đktc) hỗn hợp Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Khối lượng của Y là 5,18 gam.
Cho dung dịch NaOH (dư) vào X và đun nóng, không có khí mùi khai thoát ra. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp
ban đầu là
A. 19,53%. B. 12,80%. C. 10,52%. D. 15,25%.
Câu 11. Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch X và 3,248 lít khí
SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối sunfat khan. Giá trị của m là
A. 52,2. B. 54,0. C. 58,0. D. 48,4.
Câu 12. Cho 18,5 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 tác dụng với 200 ml dung dịch HNO3 loãng đun nóng và khuấy đều. Sau
khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu đươc 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch Y và còn lại 1,46 gam kim loại. Nồng độ
mol của dung dịch HNO3 và khối lượng muối có trong dung dịch Y lần lượt là
A. 1,6M và 24,3 gam B. 3,2M và 48,6 gam. C. 3,2M và 54 gam D. 1,8M và 36,45 gam.
Câu 13. Cho 18,4 gam hỗn hợp X gồm Cu2S, CuS, FeS2 và FeS tác dụng hết với HNO3 (đặc nóng dư) thu được V lít khí chỉ
có NO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho toàn bộ Y vào một lượng dư dung dịch BaCl 2, thu được 46,6
gam kết tủa, còn khi cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được 10,7 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 38,08 B. 11,2 C. 24,64 D. 16,8
Câu 14. Hòa tan hoàn toàn 25,6 gam chất rắn X gồm Fe, FeS, FeS2 và S bằng dung dịch HNO3 dư, thoát ra V lít khí NO duy
nhất (đktc) và dung dịch Y. Thêm Ba(OH) 2 dư vào Y thu được 126,25 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 17,92. B. 19,04. C. 24,64. D. 27,58.
Câu 15. Cho 17,6 gam hỗn hợp X gồm S, FeS, FeS2 tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được V lit NO2
duy nhất và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, lọc và nung kết tủa trong không khí đến khối lượng
không đổi thu được 62,6 gam chất rắn. V có giá trị
A. 44,8 B. 47,1 C. 40,32 D. 22,4
Câu 16. Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7 : 3 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các
phản ứng kết thúc, thu dược 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có sản
phẩm khử khác của N+5). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 44,1 gam. Giá trị của m là
A. 44,8. B. 33,6. C. 40,5. D. 50,4.
Câu 17. Đem nung hỗn hợp X (gồm x mol Fe và 0,15 mol Cu) trong không khí một thời gian, thu được 63,2 gam hỗn hợp Y
gồm hai kim loại trên và hỗn hợp các oxit của chúng. Hòa tan hết hỗn hợp Y bằng dung dịch H 2SO4 đặc, nóng, dư thì thu
được 0,3 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Trị số của x là
A. 0,60. B. 0,64. C. 0,67. D. 0,70.
Câu 18. Thể tích dung dịch HNO3 1M loãng ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15
mol Cu (biết rằng phản ứng tạo ra chất khử duy nhất là NO)
A. 1 lít. B. 0,6 lít. C. 0,8 lít. D. 1,2 lít.
Câu 19. Cho 2,8 gam hỗn hợp X gồm Cu và Ag phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 dư, thu được 0,04 mol NO2 (Sản
phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 5,28. B. 3,42. C. 4,08. D. 2,62.
Câu 20. Cho 10 gam hỗn hợp Fe, Cu (trong đó Fe chiếm 40% khối lượng) vào một lượng axit H 2SO4 đặc, đun nóng. Sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X, V lít khí SO2 (ở đktc) và còn lại 6,64 gam kim loại không tan. Giá trị của
V là
A. 1,176. B. 1,344. C. 1,596 D. 2,016.
Câu 21. Hòa tan hết hỗn hợp X gồm 16,8 gam Fe ; 2,7 gam Al và 5,4 gam Ag tác dụng với H 2SO4 đặc nóng dư chỉ thoát ra
khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S). Số mol H2SO4 đã tham gia phản ứng là
A. 1,20 B. 1,25 C. 1,45 D. 1,85
Câu 22. Hòa tan hoàn toàn 11,90 gam hỗn hợp 3 kim loại X, Y, Z bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 7,616 lít khí
SO2 (đktc), 0,640 gam S và dung dịch T. Cô cạn dung dịch T thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 50,30. B. 30,50. C. 35,00. D. 30,05.
Câu 23. Cho 7,40 gam hỗn hợp kim loại Ag, Al, Mg tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được hỗn hợp sản phẩm
khử X (gồm 0,015 mol S và 0,0125 mol H2S) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được bao nhiêu gam muối khan ?
A. 12,65 gam. B. 15,62 gam. C. 16,52 gam. D. 15,26 gam.
Câu 24. Hòa tan 13,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu bằng dung dịch HNO3 dư thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO
và NO2 có khối lượng 12,2 gam. Khối lượng muối nitrat sinh ra là
A. 45,9 gam. B. 44,6 gam. C. 59,4 gam. D. 46,4 gam.
Câu 25. Hòa tan hết 4,43 gam hỗn hợp Al và Mg trong HNO3 loãng thu được dung dịch X và 1,568 lít (đktc) hỗn hợp hai khí
(đều không màu) có khối lượng 2,59 gam trong đó có một khí bị hóa thành màu nâu trong không khí. Số mol HNO 3 đã phản
ứng là (phản ứng không tạo NH4+)
A. 0,51 mol B. 0,45 mol C. 0,55 mol D. 0,49 mol
Câu 26. Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO 3
(dư), thoát ra 0,56 lít (đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 2,52. B. 2,22. C. 2,32. D. 2,62.
Câu 27. Hòa tan hoàn toàn 6,1 gam hỗn hợp bột X gồm FexOy và Cu bằng dd H2SO4 đặc nóng (dư). Sau phản ứng thu được
1,26 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dd chứa 16,5 gam hỗn hợp muối sunfat. Phần trăm khối lượng của Cu
trong X là
A. 13,11%. B. 26,23%. C. 39,34%. D. 65,57%.
Câu 28. Để a gam bột sắt trong không khí một thời gian được 7,52 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe 3O4 và Fe2O3. Hòa
tan hết X trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) được 0,672 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và dung dịch Y.
Cô cạn cẩn thận dung dịch Y được b gam muối khan. Giá trị của a và b lần lượt là
A. 7,0 và 25,0. B. 4,2 và 15,0. C. 4,48 và 16,0. D. 5,6 và 20,0.
Câu 29. Cho 2,19 gam hỗn hợp gồm Cu, Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch Y và 0,672 lít
khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng muối trong Y là
A. 6,39 gam. B. 8,27 gam. C. 4,05 gam. D. 7,77 gam.
Câu 30. Cho 8,37 gam hỗn hợp (Fe, Cu, Al) tác dụng hoàn toàn với lượng dư axit H 2SO4 đặc nóng được 0,2 mol SO2 là sản
phẩm khử duy nhất. Khối lượng (gam) muối tạo thành là :
A. 27,57. B. 21,17. C. 46,77. D. 11,57.
Câu 31. Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được
A. 0,12 mol FeSO4. B. 0,02 mol Fe2(SO4)3 và 0,08 mol FeSO4.
C. 0,05 mol Fe2(SO4)3 và 0,02 mol Fe dư. D. 0,03 mol Fe2(SO4)3 và 0,06 mol FeSO4.
Câu 32. Cho 6,72 gam Fe phản ứng với 125 ml dung dịch HNO3 3,2M thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy
nhất của N+5). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối trong dung dịch X là
A. 21,60 gam. B. 25,32 gam. C. 29,04 gam. D. 24,20 gam.
Câu 33. Cho 7,08 gam hỗn hợp kim loại Ag, Cu, Fe tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được hỗn hợp sản phẩm
khử X (gồm 0,01 mol H2S; 0,02 mol S và 0,03 mol SO2) và dung dịch Y. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung
dịch Y là
A. 19,56 gam. B. 19,82 gam. C. 32,04 gam. D. 32,56 gam.
ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: A
Gọi số mol của N2 và NO2 lần lượt là a, b

Ta có hệ →

nHNO3 phản ứng = 12nN2 + 2nNO2 = 0,56 mol → CM = 0,28M.


Câu 2: C

nên Fe phản ứng chưa hết, Cu chưa phản ứng. dung dịch chỉ chứa

Ta có:

Bảo toàn e:

Câu 3: C
Gọi số mol của NO2, NO, N2O lần lượt là 3x, 2x, và x mol

→ 3x + 2x + x = 0,6 → x = 0,1

Luôn có nNO3 - ( muối) = nNO2 + 3nNO + 8nN2O = 1,7 mol

mmuối = mkl + mNO3- = 100 + 62. 1,7 = 205,4 gam

nHNO3 phản ứng = 2nNO2 + 4nNO + 10nN2O = 2,4 mol

Câu 4: B
Quy hỗn hợp X gồm Cu : x mol và O : y mol

Ta có hệ →

→ m = 0,5. 64 = 32 gam.
Câu 5: C

Mặt khác,

Câu 6: A
20,8 g gồm FeS, FeS2, S + HNO3 đ, to → 2,4 mol NO2 + ddX

ddX + NaOH dư → ↓Fe(OH)3.

• Coi hh ban đầu gồm Fe và S

Đặt nFe = x mol; nS = y mol → 56x + 32y = 20,8 (*)

Theo bảo toàn e: 3 × nFe + 6 × nS = 1 × nNO2 → 3x + 6y = 2,4 (**)

Từ (*), (**) → x = 0,2 mol; y = 0,3 mol.

nFe2O3 = 1/2 × nFe = 1/2 × 0,2 = 0,1 mol → mFe2O3 = 0,1 × 160 = 16 gam
Câu 7: D
Cách 1:
Ta có: .

=>hỗn hợp ban đầu tạo ra được:


=>khối lượng muối là:
Cách 2:
Quy hỗn hợp về x mol và y mol.
Ta có

=>y=0,05
Ta có:

=>Khối lượng muối là:

Câu 8: A
xem hh ban đầu gồm Cu, S
ta có
64x+32y=30.4
2x+6y=0,9.3
==> x=0,3 ; y=0,35
m= 0,3.98+0,35.233

Câu 9: A
Khi cho hỗn hợp vào kim loại vào HCL chỉ có Al tham gia phản ứng sinh khí→ nAl = 2nH2 : 3 = 0,1 mol

Khi cho hỗn hợp vào kim loại vào HNO3 đặc nguội thì chỉ có Cu tham gia dphản ứng → nCu = nNO2 :2 = 0,15 mol

→ m = 0,1. 27 + 0,15. 64 = 12,3 gam.


Câu 10: B
mà Y có 2 khí không màu,1 khí hóa nâu trong không khí là NO, nên khí còn lại là

Giải hệ ta được

% %
Câu 11: C
20,88 g oxit sắt + H2SO4 đặc, nóng → ddX + 0,145 mol SO2↑. Cô cạn ddX thu được m gam muối.

• Oxit sắt là FeO hoặc Fe3O4 → nFe2(SO4)3 = nSO2 = 0,145 mol.

→ ∑nH2SO4 = 0,145 x 3 + 0,145 = 0,58 mol → nH2O = 0,58 mol.

Theo BTKL m = 20,88 + 0,58 x 98 - 0,145 x 64 - 0,58 x 18 = 58,0 gam


Câu 12: B
Dung dịch sau phản ứng còn kim loại Fe dư → dung dịch Y chỉ chừa Fe(NO 3)2

Gọi số mol của Fe và Fe3O4 phản ứng lần lượt là a, b

Ta có hệ →

Có mmuối = ( 0,18 + 0,03.3). 180 = 48,6 gam

Bảo toàn nguyên tố N → nHNO3phản ứng = nNO + 2nFe(NO3)2 = 0,1 + 2. (0,18 +0,03.3) = 0,64 mol → CM = 3,2 M
Câu 13: A
Quy đổi hỗn hợp về x mol Fe, y mol Cu và z mol S.

Sơ đồ phản ứng như sau:

Bảo toàn lưu huỳnh:

Bảo toàn sắt:

Bảo toàn electron:

Câu 14: C
25,6 gam chất rắn X gồm Fe, FeS, FeS2 và S + HNO3 dư → V lít NO + ddY.

ddY + BaCl2 → 126,25 gam BaSO4↓ và Fe(OH)3.

• Coi hh X ban đầu gồm Fe và S

Ta có hpt:

Theo bảo toàn e: nNO = (0,2 x 3 + 0,45 x 6) : 3 = 1,1 mol → VNO = 24,64 lít
Câu 15: C
Quy đổi hỗn hợp về Fe (x mol) và S (y mol).

Sơ đồ phản ứng:
Ta có hệ:

Bảo toàn electron:

Câu 16: D

Cu chưa phản ứng, Fe phản ứng còn dư, sản phẩm sắt thu được là sắt(II)

Đặt

BT e:

Câu 17: D
Sơ đồ phản ứng:

Giải nhanh bằng pp cân bằng e: Xét toàn bộ quá trình ta thấy:

Cho e gồm: sắt cho 3e lên sắt dương 3 và Cu cho 2e lên Cu+2.

Nhận e gồm: O2 nhận 4 xuống 2O-2 và S+6 nhận 2e xuống S+4.

Do đó, ta có phương trình:

Câu 18: C
Để HNO3 là ít nhất thì

Câu 19: A

Câu 20: B
Trong 10 gam hỗn hợp thì Fe : 4 gam còn Cu : 6 gam

Khi tham gia phản ứng với H2SO4 đặc nóng thì sắt phản ứng trước, hết Fe mới đến Cu. Sau phản ứng còn 6,64 gam kim loại
> 6 gam→ chứng tỏ Fe mới phản ứng một phẩn, Cu chưa tham gia phản ứng

Vậy sắt bị oxi hóa thành Fe2+. Khối lượng sắt phản ứng là 10 - 6,64 = 3,36 gam → nFe = 0,06 mol

Bảo toàn electron → 2nSO2 = 2nFe → nSO2 = 0,06 mol → V = 1,344 lit

Câu 21: B
Bảo toàn electron → nSO2 = = 0,625 mol

Số mol H2SO4 tham gia phản ứng là nH2SO4 pư = 2nSO2 = 1,25 mol

Câu 22: A
Luôn có nSO42- = 0,5ne nhận = 0,5.( 6nS + 2nSO2 ) = 0,4 mol

Có mmuối = mkl + mSO42- = 11,9 + 96.0,4 = 50,3 gam

Câu 23: C
Luôn có nSO42- = 0,5ne nhận = 0,5.( 6nS + 8nH2S ) = 0,095 mol

Có mmuối = mkl + mSO42- = 7,4 + 96.0,095 = 16,52 gam


Câu 24: B
Gọi số mol của NO và NO2 là lần lượt là x, y mol

Ta có hệ →

Luôn có mmuối = mkl +mNO3-= 13,6 + 62.∑ ne trao đổi = 13,6 + 62. ( 0,1. 3 + 0,2) = 44,6 gam

Câu 25: D

Có MX = = 37

Khí không màu hóa nâu trong không khí là NO : x mol có 30 < MX = 37 < 44 → khí không màu còn lại là N2O : y mol

Ta có →

Có nHNO3 pứ = 4nNO + 10nN2O = 4. 0,035 + 10. 0,035 = 0,49 mol

Câu 26: A
Quy đổi chất rắn X về Fe : xmol và O : y mol

Ta có hệ →

→ m = 0,045. 56 = 2,52 gam.


Câu 27: B
Coi hỗn hợp gồm Fe,Cu và O:

bảo toàn e:

% %

Câu 28: D
m gam Fe trong không khí → 7,52 gam hhX gồm 4 chất.

hhX + H2SO4 đặc, nóng → 0,03 mol SO2 + ddY. Cô cạn Y được m1 gam muối khan.
• Ta có các quá trình nhường, nhận e:

Fe0 → Fe+3 + 3e

O20 + 4e → 2O-2

S+6 + 2e → S+4

Theo bảo toàn e: 3 x nFe = 4 x nO2 + 2 x nSO2 →

→ m = 5,6 gam → nO2 = (7,52 - 5,6) : 32 = 0,06 mol → nO2- = 0,12 mol.

• 1O2- thay thế bằng 1SO42-

4H+ + SO42- + 2e → SO2 + 2H2O

nSO42-tạo muối = nO2- + ne nhận : 2 = 0,12 + 0,03 = 0,15 mol.

mmuối = mFe + mSO42- = 5,6 + 0,15 x 96 = 20 gam


Câu 29: D

Câu 30: A
Khi cho kim loại tác dụng với H2SO4 đặc nóng thì mmuối =mkl + mSO42- = 8,37 + 96. 0,2 = 27,57 gam

Câu 31: D
0,12 mol Fe + 0,3 mol H2SO4

• nSO42-tạo muối = 0,15 mol

Đặt nFeSO4 = a mol; nFe2(SO4)3 = b mol.

Theo bảo toàn Fe: a + 2b = 0,12 (*).

Theo BTĐT: 2a + 6b = 0,15 x 2 (**)

Từ (*), (**) → a = 0,06; b = 0,03


Câu 32: B

Câu 33: A
Luôn có nSO42- = 0,5ne nhận = 0,5.( 6nS + 2nSO2 +8nH2S ) = 0,13 mol

Có mmuối = mkl + mSO42- = 7,08 + 96.0,13 = 19,56 gam

You might also like