You are on page 1of 5

KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI AXIT

Câu 1. Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau
khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm
khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là
A. 17,8 và 4,48. B. 17,8 và 2,24. C. 10,8 và 2,24 D. 10,8 và 4,48
Câu 2. Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm
H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí
NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu
được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là
A. 360. B. 240. C. 400. D. 120.
Câu 3. Thực hiện hai thí nghiệm:
1) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO3 1M thoát ra V1 lít NO.
2) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2SO4 0,5 M thoát ra V2
lít NO.
Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa V1 và V2 là
(cho Cu = 64)
A. V2 = V1 B. V2 = 2V1. C. V2 = 2,5V1 D. V2 = 1,5V1.
Câu 4. Cho a gam Fe vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và Cu(NO3)2 1M. Sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,92a gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất
của N+5 ). Giá trị của a là
A. 11,0 B. 11,2 C. 8,4 D. 5,6
Câu 5. Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng
thì khối lượng muối khan thu được là:
A. 19,76 gam. B. 20,16 gam. C. 19,20 gam. D. 22,56 gam.
Câu 6. Cho bột Cu dư vào 2 cốc đựng V1 (lít) dung dịch HNO3 4M và V2 (lít) dung dịch hỗn hợp HNO3
3M và H2SO4 1M đều thu được V lít (đktc) khí NO duy nhất thoát ra. Mối quan hệ giữa V1 và V2 là
A. V1 = 1,40V2 B. V1 = 0,8V2 C. V1 = 0,75V2 D. V1 = 1,25V2
Câu 7. Cho 29 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 950 ml dung dịch HNO3 1,5M, thu
được dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với
H2 là 16,4. Giá trị của m là
A. 98,20 B. 97,20 C. 98,75 D. 91,00
Câu 8. Cho 0,87 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu và Al vào bình đựng 300 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Sau khi
các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,32 gam chất rắn và 448 ml khí (đktc) thoát ra. Thêm tiếp vào
bình 0,425 gam NaNO3, khi các phản ứng kết thúc thì thể tích khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) tạo
thành và khối lượng muối trong dung dịch là
A. 0,224 lít và 3,750 gam. B. 0,112 lít và 3,750 gam. C. 0,112 lít và 3,865 gam. D. 0,224 lít và
3,865 gam.
Câu 9. Cho m gam Fe vào bình chứa dung dịch gồm H2SO4 và HNO3, thu được dung dịch X và 1,12 lít
khí NO. Thêm tiếp vào dung dịch H2SO4 dư vào bình thu được 0,448 lít khí NO và dung dịch Y. Biết
trong cả hai trường hợp NO là sản phẩm khử duy nhất, đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Dung dịch Y hòa tan
vừa hết 2,08 gam Cu (không tạo thành sản phẩm khử của N+5). Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.
Giá trị của m là
A. 4,2. B. 2,4. C. 3,92. D. 4,06.
Câu 10. Cho 1,92 gam bột Cu vào 100 ml dung dịch hỗn hợp (gồm KNO3 0,16M và H2SO4 0,5M) thu
được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Để kết tủa toàn bộ Cu2+ trong X cần tối thiểu V
lít dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị của V là:
A. 0,184 B. 0,168 C. 0,048 D. 0,256
Câu 11. Hòa tan 9,6 gam bột Cu bằng 200ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,5M và H2SO4 1M. Sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Cô cạn cẩn thận X
được khối lượng muối khan là:
A. 35 gam B. 28,2 gam C. 24 gam D. 25,4 gam
Câu 12. Cho 0,3 mol bột Cu và 0,6 mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,9 mol H2SO4 (loãng). Sau khi
các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 6,72. B. 8,96. C. 4,48. D. 10,08.
Câu 13. Có ba dung dịch riêng biệt: H2SO4 1M; KNO3 1M; HNO3 1M được đánh số ngẫu nhiên là (1),
(2), (3).
- Trộn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (2), thêm bột Cu dư, thu được V1 lít khí NO.
- Trộn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được 2V1 lít khí NO.
- Trộn 5 ml dung dịch (2) với 5 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được V2 lít khí NO.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện.
So sánh nào sau đây đúng?
A. V2 = V1. B. V2 = 3V1. C. V2 = 2V1. D. 2V2 = V1.
Câu 14. Cho 1,82 gam hỗn hợp bột X gồm Cu và Ag (tỉ lệ số mol tương ứng 4 : 1) vào 30 ml dung dịch
gồm H2SO4 0,5M và HNO3 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được a mol khí NO (sản
phẩm khử duy nhất của N+5). Trộn a mol NO trên với 0,1 mol O2 thu được hỗn hợp khí Y. Cho toàn bộ
Y tác dụng với H2O, thu được 150 ml dung dịch có pH = z. Giá trị của z là:
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 15. Ba dung dịch loãng gồm HNO3; HCl; KNO3 chứa số mol chất tan như nhau, được ký hiệu ngẫu
nhiên là X, Y, Z. Trộn X và Y rồi cho Cu dư vào thu được V1 lít khí NO. Trộn (X và Z) hoặc trộn (Y và
Z) rồi cho Cu dư đều được V2 lít khí NO. (NO là sản phẩm khử duy nhất, đo ở cùng điều kiện). Dung
dịch Z là
A. HNO3 B. HCl C. KNO3 D. HCl hoặc HNO3
Câu 16. Hoà tan 19,2 gam Cu vào 400 ml dung dịch X gồm HNO3 1M và H2SO4 0,75M. Sau khi phản
ứng kết thúc thu được V lit khí NO duy nhất (đktc). Tính V.
A. 2,24 lit B. 4,48 lit C. 5,60 lit D. 8,96 lit
Câu 17. Hoà tan 9,6 gam Cu vào 100 ml dung dịch X gồm HNO3 0,5M và H2SO4 1M. Sau khi phản
ứng kết thúc thu được V lit khí NO duy nhất (đktc). Tính V.
A. 0,28 lit B. 1,12 lit C. 1,40 lit D. 2,24 lit
Câu 18. Hoà tan 7,68 gam Cu vào 400 ml dung dịch X gồm HNO3 0,25M và H2SO4 0,225M. Sau khi
phản ứng kết thúc thu được V lit khí NO duy nhất (đktc). Tính V.
A. 0,56 lit B. 1,568 lit C. 1,792 lit D. 2,24 lit
ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: B

Do thu được hỗn hợp bột kim loại nên Fe còn dư, sản phẩm phản ứng của Fe là

Câu 2: A
Câu 3: B
Câu 4: A
Câu 5: A

đều hết

Dung dịch thu được có:

Câu 6: D
Câu 7: A

Câu 8: C
Chất rắn không tan chính là phần Cu không tác dụng:

đều hết

Dung dịch có:

Câu 9: D
Câu 10: B
Câu 11: C
Câu 12: B
Câu 13: B
PTHH: 3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O.
* Vì khi trộn (1) với (2) hoặc (1) với (3) thì thu được thể tích khí lần lượt là V1 và 2V1 → lượng NO3-
hoặc H+ ở hai thí nghiệm là gấp đôi nhau. Để ý rằng lượng NO3- bằng nhau → lượng H+ gấp đôi nhau →
(1) là KNO3, (2) là HNO3 và (3) là H2SO4.
* Khi đó dễ dàng xác định được V1 = 0,028 lít, V2 = 0,084 lít→ V2 = 3V1
Câu 14: A
Tính được nCu = 0,02 mol và nAg = 0,005 mol; nH+= 0,09 mol và nNO3- = 0,06 mol.
♦ Số mol e kim loại nhường tối đa là : ne nhường = 0,045 mol.
♦ Khí NO được sỉnh ra từ bán phương trình:4H+ + NO3- + 3e →NO + 2H2O
Để ý rằng NO3- dư và nếu H+ hết → ne nhận = 3nH+ : 4 = 0,0675 mol > ne nhường.
||→ Số mol khí NO = ne nhận : 3 = 0,015 mol.
♦ Xét quá trình phản ứng của NO và O2 có:
Khi NÓ lên NÓ2 thì ne nhường = 0,015 x 2 = 0,03 mol.
Khi O2 xuống O-2 thì ne nhận = 0,1 x 4 = 0,4 mol.
||→ ne nhận > ne nhường → O2 dư →nHNO3 = nNO = 0,015 mol → CM (HNO3) = 0,1 mol → pH = - log(H+) = 1.

Câu 15: C
Câu 16: B
Câu 17: B
Câu 18: B

You might also like