You are on page 1of 2

BÀI TẬP BẢO TOÀN ELECTRON_2412

VD: Cho 11,2 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl 2 và O2 tác dụng vừa đủ với 16,98 gam hỗn hợp Y gồm Mg
và Al thu được 42,34 gam hỗn hợp Z gồm MgCl2; MgO; AlCl3 và Al2O3.
1. Phần trăm thể tích của oxi trong X là
A. 52%. B. 48%. C. 25%. D. 75%.
2. Phần trăm khối lượng của Mg trong Y là
A. 77,74%. B. 22,26%. C. 19,79%. D. 80,21%.

Câu 1. Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam kim loại Zn vào dung dịch HNO 3 loãng, giả sử chỉ thu được 0,448 lít
khí X duy nhất (đktc). Khí X là
A. N2 B. NO C. N2O D. NO2
Câu 2. Cho 14,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn tác dụng với O 2 dư, thu được 22,3 gam hỗm hợp 3 oxit
kim loại. Nếu cho 14,3 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl thì thu được V lít khí H 2 (đktc). Giá trị của
V là
A. 22,4. B. 5,6. C. 11,2. D. 8,96.
Câu 3. Chia 10 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Zn thành hai phần bằng nhau. Phần 1 được đốt cháy hoàn toàn
trong O2 dư thu được 21 gam hỗn hợp oxit. Phần hai hòa tan trong HNO 3 đặc, nóng dư thu được V lít NO 2
(sản phẩm khử duy nhất) ở đktc. Giá trị của V là
A. 22,4. B. 44,8. C. 89,6. D. 30,8.
Câu 4. Lấy 15,12 gam hỗn hợp bột gồm Al và Fe để trong không khí một thời gian thu được 18,32 gam
hỗn hợp Z. Cho Z tác dụng với dung dịch HNO3 dư thì thu được 4,48 lít (đktc) khí X là sản phẩm khử duy
nhất. Khí X là
A. NO2 B. N2 C. N2O D. NO
Câu 5. Cho 16,2 gam kim loại M tác dụng với O 2, thu được 25,8 gam chất rắn X. Hoà tan hoàn toàn X
bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 6,72 lít khí SO2 (đktc). Kim loại M là
A. Fe. B. Al. C. Mg. D. Zn.
Câu 6. Hòa tan hoàn toàn 2,52 gam hỗn hợp Mg và Al bằng dung dịch HCl thu được 2,688 lít hiđro
(đktc). Cũng lượng hỗn hợp này nếu hòa tan hoàn toàn bằng H2SO4 đặc nóng thì thu được 0,12 mol một sản
phẩm X duy nhất hình thành do sự khử S+6. X là
A. S B. SO2 C. H2S D. S hoặc SO2
Câu 7. Hoà tan 62,1 gam kim loại M trong dung dịch HNO 3 loãng thu được 16,8 lít hỗn hợp khí X (đktc)
gồm 2 khí không màu không hoá nâu trong không khí. Tỉ khối hơi của X so với H2 là 17,2. Kim loại M là
A. Mg. B. Ag. C. Cu. D. Al
Câu 8. Cho 7,22 gam hỗn hợp X gồm Fe và một kim loại M có hoá trị không đổi, chia X thành 2 phần
bằng nhau:
- Phần 1 tác dụng với HCl dư thu được 2,128 lít khí (đktc).
- Phần 2 cho tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 1,792 lít NO duy nhất (đktc).
Kim loại M và % M trong hỗn hợp là
A. Al với 53,68%. B. Cu với 25,87%. C. Zn với 48,12%. D. Al với 22,44%.
Câu 9. Nung nóng hỗn hợp gồm 5,6 gam Fe với 4 gam bột S trong bình kín một thời gian thu được hỗn
hợp X gồm FeS, FeS2, Fe và S dư. Cho X tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư được V lít khí (đktc).
Giá trị của V là
A. 8,96. B. 11,65. C. 3,36. D. 11,76.
Câu 10. Cho 7,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 11,1 gam hỗn hợp Y
gồm Mg và Al, thu được 30,1 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong Y là
A. 75,68%. B. 24,32%. C. 51,35%. D. 48,65%.
Câu 11. Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (hoá trị II không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí
Cl2; O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (ở đktc).
Kim loại M là
A. Mg. B. Ca. C. Be. D. Cu.
Câu 12. Cho 3,35 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư
được 2,8 lít khí SO2 (đktc). Khi đốt 3,35 gam hỗn hợp trên trong khí Clo dư thì khối lượng muối
clorua thu được là
A. 10,225 gam. B. 12,225 gam. C. 8,125 gam. D. 9,255 gam.
Câu 13. Chia m gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Mg, Al, Cu thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thu được 10,528 lít khí NO2 duy nhất.
Phần 2: Tác dụng vừa đủ với Cl2 thu được 27,875g hỗn hợp muối clorua.
Khối lượng m gam hỗn hợp kim loại là
A. 22,38g. B. 11,19g. C. 44,56g. D. 23,16g.
Câu 14. Hỗn hợp khí X gồm O2 và Cl2. Cho X phản ứng vừa hết với một hỗn hợp Y gồm 4,8 gam Mg và
8,1 gam Al tạo ra 37,05 gam hỗn hợp các muối clorua và oxit hai kim loại. Thành phần % về thể tích của
O2 và Cl2 trong hỗn hợp X lần lượt là
A. 26,5% và 73,5%. B. 45% và 55%. C. 44,44% và 55,56%. D. 25% và 75%.
Câu 15. Cho 24,15 gam hỗn hợp khí A gồm clo và oxi phản ứng hết với một hỗn hợp gồm 4,8 gam Mg và
8,1 gam Al tạo ra hỗn hợp các muối clorua và oxit của hai kim loại. Thành phần % theo khối lượng của oxi
trong hỗn hợp A là
A.20,8% B. 32,0% C. 26,5% D. 16,8%
Câu 16. Hòa tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm Fe xOy và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư.
Sau phản ứng thu được 0,504 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch chứa 6,6 gam hỗn
hợp muối sunfat. Phần trăm khối lượng của Cu trong X là
A. 39,34% B. 26,23% C. 65,57% D. 13,11%
Câu 17. Đốt cháy 9,8g bột sắt trong không khí thu được hỗn hợp X (FeO, Fe 3O4, Fe2O3). Để hòa tan X, cần
vừa đủ 500ml dung dịch HNO3 1,6M thu được V lít khí NO 2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Tính giá trị
V?
A. 6,14 lít B. 6,15 lít C. 6,16 lít D. 6,17 lít
Câu 18. Đem 11,2 gam Fe để ngoài không khí, sau một thời gian thu được một hỗn hợp gồm Fe và các
oxit. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp đó trong dung dịch H 2SO4 đặc, nóng dư thu được 3,36 lít khí SO 2 (đktc).
Số mol H2SO4 đã tham gia phản ứng là
A. 0,4 mol. B. 0,3 mol. C. 0,5 mol. D. 0,45 mol.
Câu 19. Cho hỗn hợp X gồm x mol FeS2 và 0,045 mol Cu2S tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3
loãng,đun nóng,thu được dung dịch chỉ chứa muối sunfat của các kim loại và giải phóng khí NO duy nhất.
Giá trị của x là
A. 0,060 B. 0,045 C. 0,090 D. 0,180
Câu 20. Đốt cháy hỗn hợp X gồm 0,2 mol Al và 0,15 mol Mg dùng hết 4,48 lít khí oxi ở đktc,thu được hỗn
hợp Y gồm Al, Al2O3, MgO. Hòa tan hết Y trong dung dịch HCl dư thu được V lít khí H 2 ở đktc.Giá trị của
V là
A. 1,12 lít B. 2,24 lít C. 3,36 lít D. 4,48 lít

You might also like