You are on page 1of 2

BÀI TẬP TINH THỂ

Câu 1. Tinh thể CsI có cấu trúc kiểu CsCl với cạnh a = 0,445nm. Bán kính của ion Cs + là 0,169 nm. Khối
lượng mol của CsI là 259,8 g.mol-1. Hãy tính:
a. Bán kính của ion I-. 0,216 nm

 rI- =
b. Độ đặc khít của mạng tinh thể CsI. P = 70,85%
3 3 3
P = 1.(4/3π0,169 + 4/3π0,216 )/0,445 =
c. Khối lượng riêng của CsI (g.cm-3). 4,89
d= (N.M)/(NA.a ) = 1.(259,8)/[6,022.10 .(0,445.10-7)3] = g.cm-3
3 23

Câu 2. Iođua kali và iođua thali có các cấu trúc mạng lập phương, trong đó số phối trí của các ion K + và
Tl+ tương ứng là 6 và 8, bán kính ion K+ = 133 pm và Tl+ = 147 pm.
a) Tính giá trị gần đúng bán kính ion I  trong iođua kali , cho aKI = 706 pm. 220 pm
b) Xác định giá trị gần đúng thông số a (aTl) của iođua thali. 424 pm
-3
c) Tính khối lượng riêng (theo kg.m ) và độ chặt khít của hai loại iođua này.
KI: d = 3,13.103; P = 0,619
TlI: d = 7,42.103; P = 0,782.

Câu 3. Bạc kim loại có cấu trúc tinh thể lập phương tâm diện. Bán kính nguyên tử của Ag và Au lần lượt
là: rAg = 144 pm; rAu = 147 pm.
a) Tính số nguyên tử Ag có trong một ô mạng cơ sở. 8.1/8 + 6.1/2 = 4 nguyên tử
b) Tính khối lượng riêng của bạc kim loại.
c) Một mẫu hợp kim vàng – bạc cũng có cấu trúc tinh thể lập phương diện. Biết hàm lượng Au trong mẫu
hợp kim này là 10%. Tính khối lượng riêng của mẫu hợp kim.
Cho nguyên tử khối của Ag là 108, của Au là 197.

Tinh thể Ag: 4 Ag;  thay Ag = Au. Gọi x là số nguyên tử Au đã thay Ag.
Ag còn lại: (4 – x)
197x/(197x + 108(4-x) = 0,1  x = 0,23.
Ô mạng cơ cở: Au: 0,23 nguyên tử; Ag: 3,77 nguyên tử
Trung bình hóa: r = (0,23.rAu + 3,77.rAg)/4 = 144,17 pm.
 a = 4r/√ 2 = 407,78 pm  d = (0,23.197 + 3,77.108)/[NA. (407,78.10-10)3] = 11 g.cm-3

Câu 4. Từ nhiệt độ phòng đến 1185K sắt tồn tại ở dạng Fe với cấu trúc lập phương tâm khối, từ 1185K
đến 1667K ở dạng Fe với cấu trúc lập phương tâm diện. Ở 293K, sắt có khối lượng riêng d = 7,874 g.cm-
3
.
a. Hãy tính bán kính của nguyên tử Fe. 1,241 Angstrom
b. Tính khối lượng riêng của sắt ở 1250K (bỏ qua ảnh hưởng không đáng kể do sự dãn nở nhiệt).
8,6 g.cm-3
c. Thép là hợp kim của sắt và cacbon, trong đó một số khoảng trống giữa các nguyên tử sắt bị chiếm bởi
nguyên tử cacbon. Trong lò luyện thép (lò thổi) sắt dễ nóng chảy khi chứa 4,3% cacbon về khối lượng.
Nếu được làm lạnh nhanh thì các nguyên tử cacbon vẫn được phân tán trong mạng lưới lập phương nội
tâm, hợp kim được gọi là martensite cứng và dòn. Kích thước của tế bào sơ đẳng của Fe không đổi.
Hãy tính số nguyên tử trung bình của C trong mỗi tế bào sơ đẳng của Fe  với hàm lượng của C là
4,3%.
Fe: 2 nguyên tử; C: phân tán (thêm vào) >< Au thay Ag
C thêm vào trong mỗi tế bào sơ đẳng của Fe là x
12,011x/(55,847.2 + 12,011x) = 0,043  x = 0,42.

d. Hãy tính khối lượng riêng của martensite. (Cho Fe = 55,847; C = 12,011; số N = 6,022. 1023)
a = 287 pm (picomet) nm (nanomet) µm micromet; A0: angstrom
d = (2.55,847 + 0,42.12,011)/[NA. (4r/√ 3)3] = 8,2 g.cm-3

Câu 5. Kết quả khảo sát giản đồ nhiễu xạ tia X cho biết tinh thể FeO có cấu trúc kiểu NaCl với hằng số mạng
a = 4,3.10-8 cm.
a. Vẽ mạng tinh thể FeO. Xác định khối lượng riêng theo lí thuyết của FeO (g.cm-3).
b. Theo thực nghiệm, mẫu FeO tổng hợp được có khối lượng riêng bằng 5,57 g.cm -3. Giải thích sự sai
lệch và xác định công thức thực tế của oxit đó. (Cho Fe = 56; O = 16; NA = 6,02.1023 mol-1)

Câu 6. Tinh thể sắt (II) oxit có cấu tương tự tinh thể NaCl, trong tinh thể FeO có hốc bát diện được tạo
thành bởi các nguyên tử oxi và nguyên tử Fe nằm ở tâm hốc. Trong điều kiện thường, không tồn tại sắt
(II) oxit tinh khiết mà thường có lẫn một lượng sắt (III) trong FeO. Nên công thức của oxit sắt là Fe xO.
Cho hằng số mạng của tinh thể FexO là a = 4,29 Å và khối lượng riêng của FexO là 5,71 g/cm3.
a. Vẽ một ô mạng cơ sở của mạng tinh thể FeO.
b. Tìm x biết nguyên tử khối của Fe là 55,85.
c. Xác định % ion Fe2+ và Fe3+ có mặt trong oxit, từ đó, xác định u, v trong công thức oxit dạng
Fe(II)uFe(III)vO.

You might also like