You are on page 1of 3

GV : NGUYỄN HÙNG PHƯƠNG TRƯỜNG THPT KIM ĐỘNG

BÀI TẬP KIM LOẠI + OXI


Câu 1 (201-2019) : Đốt cháy hoàn toàn m gam Al trong khí O2 lấy dư, thu được 10,2 gam Al2O3. Giá trị của m
là A. 5,4. B. 3,6. C. 2,7. D. 4,8
Câu 2 : Đốt cháy m gam Fe trong khí O2, thu được 32 gam Fe2O3. Giá trị của m là
A. 22,4. B. 2,80. C. 11,2. D. 5,6.
Câu 3 (QG-2017): Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp Mg và Al cần vừa đủ 2,8 lít O2 (đktc), thu được 9,1
gam hỗn hợp 2 oxit. Giá trị của m là
A. 5,1. B. 7,1. C. 6,7. D. 3,9.
Câu 4 : Để ôxi hóa hoàn toàn 8,4 gam kim loại M trong bình oxi dư thu được 12 gam oxit. Kim loại M là
A. Al. B. Ca. C. Fe. D. Cu.
Câu 5 : Cho 3,6 gam kim loại M tác dụng với oxi dư thu được 6 gam oxit. Kim loại M là
A. Na. B. Mg. C. Zn. D. Al.
Câu 6 : Oxi hóa hoàn toàn kim loại M cần dùng 3,36 lít O2 (đktc) thu được 10,2 gam một oxit. Kim loại M là
A. Na. B. Mg. C. Zn. D. Al.
Câu 7 : Cho m gam kim loại X tác dụng vừa đủ với V lít khí oxi thu được 3,1 gam oxit. Biết rằng V lít khí oxi
oxi hóa vừa hết 3,2 gam Cu thành CuO. Kim loại X là
A. Na. B. K. C. Mg. D. Zn.
Câu 8 : Cho 17,4 gam hỗn hợp Mg và Al phản ứng hoàn toàn với khí O2 (dư) thu được 30,2 gam hỗn hợp oxit
kim loại. phần trăm khối lượng Mg trong hỗn hợp là
A. 68,97%. B. 31,03%. C. 69,87%. D. 33,10%.
Câu 9: Cho hỗn hợp Zn và Al có tỉ lệ mol 1 : 2 tác dụng vừa đủ với 2,24 lít oxi (đktc) thu được m gam hai oxit.
Giá trị của m là
A. 9,15 gam. B. 5,19 gam. C. 7,8 gam. D. 8,7 gam
Câu 10 : Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp Mg và Al trong khí oxi (dư) thu được 30,2 gam hỗn hợp oxit.
Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 8,96 lít. B. 4,48 lít. C. 17,92 lít. D. 11,20 lít.
Câu 11 : Cho 5,6 gam hỗn hợp Cu và kim loại M (hóa trị II) tác dụng với oxi dư, thu được 8 gam hỗn hợp hai
oxit . biết tỉ lệ mol của Cu và M trong hỗn hợp ban đầu là 1 : 2. Kim loại M là
A. Zn. B. Mg. C. Ca. D. Ba.
Câu 12 : Cho 4,4 gam hỗn hợp Mg, Al, Fe tác dụng vừa đủ với V ml khí oxi (đktc) thu được 5,2 gam hỗn hợp
oxit . Giá trị của V là
A. 672. B. 6720. C. 560. D. 1120
Câu 13 : Cho hỗn hợp Mg và Fe có tỉ lệ mol 2 : 1 tác dụng vừa đủ với 5,6 lít khí oxi (đktc) thu được hỗn hợp
hai oxit. Khối lượng MgO thu được là :
A. 24 gam. B. 12 gam. C. 6 gam. D. 11,6 gam.
Câu 14 : Cho 6,45 gam hỗn hợp Zn và kim loại M (hóa trị II) có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 tác dụng với oxi
dư thu được 8,05 gam hỗn hợp hai oxit. Kim loại M là :
A. Ca. B. Ba. C. Mg. D. Cu.
Câu 15 : Oxi hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Cu và Al có tỉ lệ mol 1 : 1 thu được 13,1 gam hỗn hợp Y
gồm các oxit. Giá trị của m là
A. 7,4. B. 8,7. C. 9,1. D. 10.
Câu 16 : Cho 11,1 gam hỗn hợp ba kim loại Na, Ca và kim loại M (hóa trị II) có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 2
tác dụng với oxi (dư) thu được 16,7 gam hỗn hợp ba oxit. Kim loại M :
A. Zn. B. Ba. C. Mg. D. Cu.
Câu 17 : Đốt cháy hoàn toàn 13 gam một kim loại hóa trị II trong oxi dư đến khối lượng không đổi thu được
16,2 gam chất rắn X. Kim loại đó là
A. Zn. B. Mg. C. Cu. D. Ca.
Câu 18 : Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn
với O2 thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích O2 phản ứng (đktc) là
A. 0,84 lít. B. 0,75 lít. C. 0,55 lít. D. 0,90 lít.
Câu 19 : Để đốt cháy hoàn toàn 6,3 gam hỗn hợp kim loại gồm Al, Mg cần vừa đủ 3,36 lít khí O2
(đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp là
A. 42,85% B. 64,28% C. 57,15% D. 35,72%
GV : NGUYỄN HÙNG PHƯƠNG TRƯỜNG THPT KIM ĐỘNG
Câu 20 ( CD 2009) : Cho 7,2 gam kim loại M, có hoá trị không đổi trong hợp chất, phản ứng hoàn toàn với
hỗn hợp khí X gồm Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn Y và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng
là 5,6 lít (ở đktc). Kim loại M là
A. Cu. B. Ca. C. Ba. D. Mg.
Câu 21 (CĐ-2013): Cho 7,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 11,1 gam hỗn hợp
Y gồm Mg và Al, thu được 30,1 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong Y là
A. 75,68% B. 24,32% C. 51,35% D. 48,65%
Câu 22 : Hỗn hợp khí X gồm Cl2 và O2. Cho X phản ứng vừa hết với một hỗn hợp Y gồm 4,8 gam Mg và 8,1
gam Al, sau phản ứng thu được 37,05 gam hỗn hợp rắn Z gồm muối clorua và oxit của 2 kim loại. Phần trăm
theo khối lượng của Clo trong hỗn hợp X là
A. 26,5%. B. 73,5%. C. 62,5%. D. 37,5%.
Câu 23 : Cho 7,6 gam hỗn hợp X gồm Mg và Ca phản ứng vừa đủ với 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm Cl2
và O2 thu được 19,85 gam chất rắn Z chỉ gồm các muối clorua và các oxit kim loại. Khối lượng của Mg trong
7,6 gam X là A. 2,4 gam. B. 1,8 gam. C. 4,6 gam. D. 3,6 gam.
Câu 24 : Cho 6,72 lít hỗn hợp khí A gồm clo và oxi phản ứng vừa hết với 14,4 g hỗn hợp B gồm Ca và Mg tạo
ra 31,8 g hỗn hợp các muối clorua và oxit. % khối lượng của Mg là
A. 72,22%. B. 27,78%. C. 83,33%. D. 16,67%.
Câu 25 : Hỗn hợp khí A gồm clo và oxi. A phản ứng vừa hết với một hỗn hợp gồm 4,8g Mg và 2,7 g Al, 13 g
Zn tạo ra 43,05g hỗn hợp các muối clorua và oxit của kim loại. % thể tích của oxi trong hỗn hợp A là
A. 37,5%. B. 62,5%. C. 25%. D. 75%.
Câu 26 : Chia 2m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Cu thành hai phần bằng nhau.
- Phần một cho tác dụng với Cl2 dư, đun nóng thu được ( m + 7,1) gam hỗn hợp muối.
- Oxi hóa phần hai cần vừa đúng V lít hỗn hợp khí A gồm O2 và O3 (ở đktc). Biết tỉ khối hơi của A đối
với H2 là 20, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Gía trị của V là
A. 0,448 B. 0,896 C. 1,12 D. 0,672
Câu 27 : Cho m gam hỗn hợp X gồm Ca, Zn và Al tác dụng vừa đủ với Cl2 thu được hỗn hợp muối clorua có
khối lượng m + 14,91. Nếu ôxi hóa m gam hỗn hợp X trên thì cần vừa đúng V lít hỗn hợp O2 và Cl2 có tỉ khối
so với H2 là 27,7. biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn . giá trị của V là
A. 0,672. B. 1,344. C. 3,36. D. 0,894.
Câu 28 : Hỗn hơ ̣p X gồ m a mol Fe, b mol FeCO3 và c mol FeS2. Cho X vào biǹ h dung tić h không đổ i chứa
không khí (dư), nung đế n khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau đó đưa về nhiê ̣t đô ̣ ban đầ u, thu được một
chất rắn duy nhất là Fe2O3 và áp suấ t trong biǹ h bằ ng áp suấ t trước khi nung. Quan hê ̣ của a, b, c là
A. a = b+c. B. 4a+4c=3b. C. b=c+a. D. a+c=2b.
Câu 29 : Nung một hỗn hợp rắn gồm a mol FeCO 3 và b mol FeS2 trong bình kín chứa không khí (dư). Sau khi
các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thu được chất rắn duy nhất là Fe2O3 và hỗn
hợp khí. Biết áp suất khí trong bình trước và sau phản ứng bằng nhau, mối liên hệ giữa a và b là (biết sau các
phản ứng, lưu huỳnh ở mức oxi hoá +4)
A. a = 4b. B. a = 2b. C. a = b. D. a = 0,5b.
Câu 30 : Nung m gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong một bình kín chứa không khí (gồm 20% thể tích O2
và 80% thể tích N2) đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một chất rắn duy nhất là Fe2O3 và hỗn
hợp khí Y có thành phần thể tích: 84,8% N2, 14% SO2, còn lại là O2. Phần trăm khối lượng của FeS trong hỗn
hợp X là A. 42,31% B. 59,46%. C. 19,64%. D. 26,83%.
Câu 31: Nung m gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong một bình kín chứa không khí (gồm 20% thể tích O2
và 80% thể tích N2) đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một chất rắn duy nhất là Fe2O3 và hỗn
hợp khí Y có thành phần thể tích: 85,1% N2, 12,77% SO2, còn lại là O2. Phần trăm khối lượng của FeS trong
hỗn hợp X là A. 45,31% B. 19,64%. C. 37,6%. D. 62,4%.
Câu 32 : Cho hỗn hợp A gồm FeS2 và FeCO3 (với số mol bằng nhau) vào bình kín có áp suất là P1 chứa không
khí với lượng gấp đôi lượng cần thiết để phản ứng hết với hỗn hợp A. Nung bình ở nhiệt độ cao để các phản ứng
xảy ra hoàn toàn, sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu thu được chất rắn duy nhất là Fe2O3 và thấy áp suất trong
bình là P2. Mối quan hệ giữa P1 và P2 là:
A. P1 = P2 B. P1 = 2P2 C. P2 = 2P1 D. P1 = 3P2
Câu 33 : Nung hỗn hợp gồm x mol Fe(NO3)2; y mol FeS2; z mol FeCO3 trong bình kín chứa một lượng dư không
khí. Sau khi các phản ứng xẩy hoàn toàn đưa bình về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất bình không đổi so với ban
đầu. Mối liên hệ giữa x, y, z là
A. 6x + 2z = y. B. 3x + z = y. C. 9x + 2z = 3y. D. 6x + 4z = 3y
GV : NGUYỄN HÙNG PHƯƠNG TRƯỜNG THPT KIM ĐỘNG
Câu 34: Nung m gam hỗn hợp A gồm FeS và FeS2 trong bình kín chứa 22,4 lít không khí ở đktc (trong không
khí có 20% O2 và 80% N2 theo thể tích), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn B và hỗn hợp khí
C (84,74% N2, 10,6% SO2 còn lại là O2 theo thể tích). Giá trị của m là
A. 8,2. B. 7,4. C. 9,0. D. 9,8.
Câu 35 : Nung hỗn hợp rắn FeCO3, FeS2 trong bình kín chứa vừa đủ không khí (oxi chiếm 20% thể tích còn lại
là nitơ) sau phản ứng hoàn toàn đưa bình về nhiệt độ ban đầu thu được chất rắn duy nhất Fe2O3 và hỗn hợp khí;
áp suất trong bình sau phản ứng bằng 67/70 lần so với áp suất trước phản ứng. Phần trăm của FeS2 là
A. 15,6% B. 83,8% C. 16,2% D. 83,44%

You might also like