You are on page 1of 23

Kim loại tác dụng với axit HNO3,H2SO4 đặc (Đề 2)

Bài 1. Hòa tan 29,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg, Cu theo tỉ lệ mol 1:2:3 bằng H2SO4 đặc
nguội được dung dịch Y và 7,84 lít SO2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y được khối lượng muối
khan là
A. 47,2 gam
B. 32 gam
C. 48 gam
D. 36,5 gam

Bài 2. Cho 12,3 gam hỗn hợp 2 kim loại gồm Al và Cu vào dung dịch HNO3 vừa đủ thu
được 4,48 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất và dung dịch Y. Cho dung dịch chứa
1,0 mol NH3 vào dung dịch Y thu được kết tủa Z. Nung kết tủa Z trong không khí đến khối
lượng không đổi thu được m gam rắn. Giá trị của m là
A. 10,2 gam.
B. 5,1 gam.
C. 7,8 gam.
D. 12,7 gam.

Bài 3. Cho x mol Fe tan hoàn toàn trong dung dịch chứa y mol H2SO4 (tỉ lệ mol x : y = 2 :
5), thu được một sản phẩm khử duy nhất. Khối lượng muối sắt sunfat tạo thành trong dung
dịch là
A. 70,4y gam.
B. 152,0x gam.
C. 40,0y gam.
D. 200,0x gam.

Bài 4. Hoà tan hoàn toàn 8,862 gam hỗn hợp gồm Al và Mg vào dung dịch HNO3 loãng, thu
được dung dịch X và 3,136 lít (ở đktc) hỗn hợp Y gồm hai khí không màu, trong đó có một
khí hóa nâu trong không khí. Khối lượng của Y là 5,18 gam. Cho dung dịch NaOH (dư) vào
X và đun nóng, không có khí mùi khai thoát ra. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp
ban đầu là
A. 19,53%.
B. 12,80%.
C. 10,52%.
D. 15,25%.

Bài 5. Cho x mol Fe tan hoàn toàn trong dung dịch chứa y mol H2SO4 (tỉ lệ x : y = 2:5), thu
được một sản phẩm khử duy nhất và dung dịch chỉ chứa muối sunfat. Số mol electron do
lượng Fe trên nhường khi bị hoà tan là
A. 2x
B. 3x
C. 2y
D. y

Bài 6. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4 trong dung dịch HNO3 vừa đủ, thu
được 4,48 lít hỗn hợp khí gồm NO2 và NO (đktc) và 96,8 gam muối Fe(NO3)3. Số mol HNO3
đã phản ứng là:
A. 1,2 mol
B. 1,3 mol
C. 1,1 mol
D. 1,4 mol

Bài 7. Cho m gam Fe tan hết trong 300 ml dung dịch FeCl3 1,5M thu được dung dịch Y. Cô
cạn dung dịch Y thu được 81,525 gam chất rắn khan. Để hòa tan m gam Fe cần tối thiểu bao
nhiêu ml dung dịch HNO3 1M (biết sản phẩm khử duy nhất là NO) ?
A. 450 ml.
B. 400 ml.
C. 350 ml.
D. 600 ml.

Bài 8. Hòa tan hết 51,6 gam hỗn hợp Fe và Fe2O3 bằng lượng dung dịch HNO3 nhỏ nhất thu
được dung dịch X trong đó số mol Fe(NO3)2 bằng 4 lần số mol Fe(NO3)3 và V lít khí NO
(đktc). Thể tích HNO3 1M đã dùng là:
A. 2,24 lít.
B. 1,8 lít.
C. 1,6 lít.
D. 2,4 lít.

Bài 9. Một dung dịch chứa b mol H2SO4 hoà tan vừa hết a mol Fe thu được khí X và 42,8
gam muối khan. Biết rằng a : b = 5 : 12, giá trị của a là
A. 0,25
B. 0,05
C. 0,15
D. 0,125

Bài 10. Cho 13,5 gam nhôm tác dụng vừa đủ với 2,0 lít dung dịch HNO3, phản ứng chỉ tạo
ra muối nhôm và một hỗn hợp khí gồm NO và N2O. Biết rằng tỉ khối của hỗn hợp khí đối
với hiđro bằng 19,2. Nồng độ mol của dung dịch HNO3 đã dùng là
A. 0,86M.
B. 0,95M.
C. 1,90M.
D. 1,72M.

Bài 11. Cho 10 gam hỗn hợp Fe, Cu (trong đó Fe chiếm 40% khối lượng) vào một lượng
axit H2SO4 đặc, đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X, V lít
khí SO2 (ở đktc) và còn lại 6,64 gam kim loại không tan. Giá trị của V là
A. 1,176.
B. 1,344.
C. 1,596.
D. 2,016.

Bài 12. Cho 12 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng dư thu được
m gam muối và 5,6 lít khí SO2 (đktc). Cho 1,4 gam Fe vào dung dịch chứa m gam muối trên.
Tổng khối lượng muối thu được sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn là
A. 27,4 gam.
B. 21,4 gam.
C. 29,8 gam
D. 37,4 gam.

Bài 13. Hỗn hợp X chứa Fe2O3 (0,1 mol), Fe3O4 (0,1 mol), FeO (0,2 mol) và Fe (0,1 mol).
Cho X tác dụng với HNO3 loãng dư tạo ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất), số mol HNO3
tham gia phản ứng là
A. 3,0 mol
B. 2,4 mol.
C. 2,2 mol
D. 2,6 mol.

Bài 14. Hòa tan hết 2,32 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 (trong đó tỉ lệ khối lượng
FeO và Fe2O3 là 9/20 ) trong 200 ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch Y. Dung dịch
Y có thể hòa tan tối đa bao nhiêu gam Fe (biết rằng NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5) ?
A. 3,08 gam
B. 4,48 gam
C. 3,5 gam.
D. 5,04 gam.

Bài 15. Hòa tan hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp ba kim loại Al, Fe, Mg trong dung dịch HCl
thấy thoát ra 13,44 lít khí (đktc); nếu cho 34,8 gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch
CuSO4 dư, lọc lấy toàn bộ chất rắn thu được sau phản ứng tác dụng với dung dịch HNO3
đặc, nóng, dư thu được V lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị V là:
A. 53,76.
B. 11,2.
C. 26,88.
D. 22,4

Bài 16. Để a gam Fe ở lâu ngoài không khí, sau một thời gian thu được hỗn hợp M chứa Fe,
FeO, Fe2O3, Fe3O4 có khối lượng là b gam. Cho M tác dụng với HNO3, sau phản ứng thu
được V lít hỗn hợp khí NO, N2, NO2 có tỉ lệ thể tích lần lượt là 3 : 2 : 1. Biểu thức quan hệ
của a với các đại lượng còn lại là:
A.
7b 28V
a= +
10 22, 4
B.
8b 28V
a= +
10 22, 4
C.
7b 26V
a= +
10 22, 4
D.
8b 26V
a= +
10 22, 4

Bài 17. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 bằng 63 gam dung dịch
HNO3 thu được 0,336 lít khí NO duy nhất (ở đktc). Cho dung dịch sau phản ứng tác dụng
vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M thu được lượng kết tủa lớn nhất. Lọc thu kết tủa
nung đến khối lượng không đổi thu được 8 gam chất rắn. Nồng độ % của dung dịch HNO3 là
A. 50,5%.
B. 60,0%.
C. 32,7%.
D. 46,5%.

Bài 18. Hòa tan hết 15,2 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu bằng dung dịch HNO3 thu được dung
dịch X và 4,48 lit khí NO (đktc). Thêm từ từ 3,96 gam kim loại Mg vào hỗn hợp X đến khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 224 ml khí NO (đktc), dung dịch Y và m gam chất rắn
không tan. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của m là
A. 6,4.
B. 9,6.
C. 12,4.
D. 15,2.

Bài 19. Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Cu vào dung dịch HNO3, thu được dung dịch
Y, có 4,48 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm NO và NO2 (có tỉ khối so với hiđro bằng 19) thoát ra và
còn lại 6 gam kim loại không tan. Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch Y, lọc tách kết tủa
và nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 80 gam chất rắn. Thành phần
phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp X là
A. 38,72%.
B. 61,28%.
C. 59,49%.
D. 40,51%.

Bài 20. Cho 8,16 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4và Fe2O3 phản ứng hết với dung dịch
HNO3 loãng (dung dịch Y), thu được 1,344 lít NO (đktc) và dung dịch Z. Dung dịch Z hòa
tan tối đa 5,04 gam Fe, sinh ra khí NO. Biết trong các phản ứng, NO là sản phẩm khử duy
nhất của N+5. Số mol HNO3 có trong Y là
A. 0,54 mol.
B. 0,78 mol.
C. 0,50 mol.
D. 0,44 mol.

Bài 21. Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được
dung dịch X và 3,248 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch X, thu
được m gam muối sunfat khan. Giá trị của m là
A. 52,2.
B. 54,0.
C. 58,0.
D. 48,4.

Bài 22. Cho 39,2 gam hỗn hợp M gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3, CuO và Cu (trong đó oxi
chiếm 18,367% về khối lượng) tác dụng vừa đủ với 850 ml dung dịch HNO3 nồng độ a
mol/l, thu được 0,2 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của a là
A. 2,0
B. 1,5
C. 3,0
D. 1,0

Bài 23. Nung m gam bột Cu trong oxi thu được 37,6 gam hỗn hợp rắn X gồm Cu, CuO và
Cu2O. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thấy thoát ra 3,36 lít khí
(ở đktc). Giá trị của m là
A. 25,6 gam
B. 32 gam
C. 19,2 gam
D. 22,4 gam

Bài 24. Cho 18,4 gam hỗn hợp X gồm Cu2S, CuS, FeS2 và FeS tác dụng hết với HNO3 (đặc
nóng dư) thu được V lít khí chỉ có NO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho
toàn bộ Y vào một lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 46,6 gam kết tủa, còn khi cho toàn
bộ Y tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được 10,7 gam kết tủa. Giá trị của V gần nhất với
A. 38,10
B. 38,05
C. 38,15
D. 38,00

Bài 25. Hỗn hợp X có khối lượng 15,44 gam gồm bột Cu và oxit sắt FexOy được chia thành
hai phần bằng nhau:
- Phần 1 tác dụng với dung dịch HCl dư được m gam chất rắn không tan.
- Phần 2 cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư), thu được dung dịch Y
và 1,904 lít khí NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn Y được 23,79 gam hỗn hợp chất
rắn khan.
Giá trị của m là
A. 1,92.
B. 0,32
C. 1,60
D. 0,64

Bài 26. Cho 2,52 gam hỗn hợp gồm Cu2S, CuS, FeS2 và S vào lượng dư dung dịch HNO3 đặc
nóng, thu được dung dịch X và V lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Chia dung dịch X
làm 2 phần bằng nhau:
- Phần 1 đem tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, thu được 3,495 gam kết tủa.
- Phần 2 cho tác dụng với dung dịch NH3 dư, thu được 0,535 gam kết tủa. Biết các phản ứng
đều xảy ra hoàn toàn.
Giá trị của V gần nhất với
A. 15,1.
B. 5,3.
C. 13,2.
D. 5,4.

Bài 27. Cho bột sắt dư vào dung dịch chứa a mol H2SO4 loãng thu V (lít) H2. Trong một thí
nghiệm khác, cho bột sắt dư vào dung dịch chứa b mol H2SO4 đặc, nóng thu được V (lít)
SO2. (Thể tích khí đo ở cùng điều kiện và các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Mối quan hệ giữa
a và b là
A. b = 3a.
B. b = a.
C. b = 2a.
D. 2b = a.

Bài 28. Nung 18,1 gam chất rắn X gồm Al, Mg và Zn trong oxi một thời gian được 22,9 gam
hỗn hợp chất rắn Y. Hoà tan hết Y trong dung dịch HNO3 loãng dư được V lít NO (sản phẩm
khử duy nhất) và dung dịch chứa 73,9 gam muối. Giá trị của V là
A. 6,72.
B. 3,36.
C. 2,24.
D. 5,04.

Bài 29. Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam Fe vào HNO3 dư thu được dung dịch X và 6,72 lít hỗn
hợp khí Y gồm NO và một khí Z, với tỉ lệ thể tích là 1:1. Khí Z là
A. NH3.
B. N2O.
C. NO2.
D. N2.
Bài 30. Hoà tan 0,03 mol FexOy trong dung dịch HNO3 dư thấy sinh ra 0,672 lít khí X duy
nhất (đktc). X là:
A. NO2.
B. NO.
C. N2O.
D. N2.

Bài 31. Kim loại M hoá trị II tác dụng với dung dịch HNO3 theo phương trình hoá học sau:
4M + 10 HNO3 → 4 M(NO3)2 + NxOy + 5H2O
Oxit nào phù hợp với công thức phân tử của NxOy:
A. N2O.
B. NO.
C. NO2.
D. N2O4.

Bài 32. Hỗn hợp rắn X chứa 0,04 mol Fe; 0,06 mol FeCO3 và 0,025 mol FeS2. Hòa tan hết
hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 đặc nóng (vừa đủ) thu được dung dịch Y chỉ chứa một
muối nitrat Fe (III) duy nhất và hỗn hợp khí Z có màu nâu nhạt. Tỉ khối của Z so với H2
bằng a. Giá trị của a là (biết NO2 là sản phẩm duy nhất của N+5)
A. 20,215.
B. 19,775.
C. 23,690.
D. 21,135.

Bài 33. Hoà tan 45,9 gam kim loại M bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được hỗn hợp sản
phẩm khử gồm 0,3 mol N2O và 0,9 mol NO (phản ứng không tạo NH4+). Kim loại M là
A. Fe
B. Zn
C. Al
D. Mg

Bài 34. Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn và Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu
được dung dịch Y (không có muối amoni) và 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2, NO, N2O
và NO2 (trong đó N2 và NO2 có phần trăm thể tích bằng nhau) có tỉ khối đối với heli bằng
8,9. Số mol HNO3 phản ứng là
A. 3,4 mol.
B. 3,0 mol.
C. 2,8 mol.
D. 3,2 mol.

Bài 35. Nung 26,85 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Cu, Al, Zn và Fe trong oxi, sau một
thời gian thu được 31,65 gam rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch H2SO4 (đặc nóng,
dư) thu được dung dịch Z (chứa 89,25 gam muối) và V lít SO2 (duy nhất, ở đktc). Giá trị của
V là
A. 7,84.
B. 6,72.
C. 10,08.
D. 8,96.

Bài 36. Hoàn tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 16,8 gam Fe và 9,6 gam Cu trong dung dịch HNO3
loãng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa 91,5 gam muối và V lít
khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là:
A. 7,84 lít
B. 23,52 lít
C. 8,96 lít
D. 6,72 lít

Bài 37. Chia 35,7 gam hỗn hợp A gồm kim loại R (có hóa trị không đổi) và oxit của nó làm 2
phần bằng nhau.
- Phần 1 tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 34 gam muối
và 3,36 lit khí thoát ra ở đktc.
- Phần 2 tác dụng với dung dịch HNO3 dư, sau phản ứng thu được dung dịch Y, và thoát ra
0,5376 lit khí X duy nhất (ở đktc), cô cạn dung dịch Y được 47,85 gam muối.
Khí X là
A. NO.
B. N2O.
C. N2.
D. NO2.

Bài 38. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai kim loại trong dung dịch HNO3 dư, kết thúc
các phản ứng thu được hỗn hợp khí Y gồm 0,1 mol NO, 0,15 mol NO2 và 0,05 mol N2O.
Biết rằng không có phản ứng tạo muối NH4NO3. Số mol HNO3 tạo muối là
A. 1,2 mol.
B. 0,35 mol.
C. 0,85 mol.
D. 0,75 mol.

Bài 39. Cho 30,1 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun
nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,68 lít NO (sản phẩm
khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn dư 0,7 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, khối
lượng muối khan thu được là:
A. 54,45 gam.
B. 68,55 gam.
C. 75,75 gam.
D. 89,70 gam.
Bài 40. Cho 0,01 mol một hợp chất của sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thoát
ra 0,112 lít khí (đktc) khí SO2 (là sản phẩm khử và khí duy nhất). Công thức của hợp chất đó

A. FeCO3.
B. FeS2.
C. FeS.
D. FeO.

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án C
Chú ý H2SO4 đặc nguội nên Fe không tham gia phản ứng với H2SO4

Có nFe = 0,1 mol, nMg = 0,2 mol, nCu = 0,3 mol, nSO2 = 0,35 mol

Thấy 2 nSO2 = 0,7 = 0,2. 2+ 0,15. 2 → hỗn hợp muối khan chứa MgSO4 : 0,2 mol và CuSO4 :
0,15 mol

→ mmuối = 48 gam.

Đáp án C.

Câu 2: Đáp án B
Câu 3: Đáp án A
Trước hết phải xem xét tỉ lệ 2:5 kia để làm gì?
---
2Fe + 6H2SO4 => Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
2- - - - - - -5
Lập tỉ lệ dễ dàng thấy
nFe/hệ số CB của Fe = 2/2 = 1 > nH2SO4/Hệ số CB của H2SO4= 5/6
=> H2SO4 đã pứ hết => Fe dư. Nhưng Fe lại k dư [Vì đề nói họa tan hoàn toàn Fe => Fe
dư cũng đã tan lại hết trong Fe(3+)]
=> Em biết nhiệm vụ của em là đi tìm nSO4(2-) nằm trong muối vì mFe đã có rồi ^^!
---
Tiếp theo đi xác định cái khí bay ra kia là gì. Nó hắc(SO2) hay nó mùi trứng thối (H2S)

Nhận thấy Fe là kim loại k yếu lắm nhưng cũng k phải là kim loại quá mạnh như Mg Al
hay Zn => Không thể kéo S(+6)/H2SO4 xuống S(-2)/H2S đc => Sản phẩm khử ở đây
chắc chắn phải là SO2.
---
Giờ thì bắt tay vào tìm muối này em.
Nhưng định làm thì lại phát sinh 2 TH.
Muối tính theo x hay muối tính theo y => Phải làm cả 2
---
Tính theo x ta có nFe= x và nH2SO4= 2,5x (vì x:y = 2:5 đó em => y= 2,5x)
Vì H2SO4 đã hết. nên em sẽ luôn có bán pứ sau
2H2SO4 + 2e => SO4(2-)/Muoi + SO2 + 2H2O
- - -2,5x - - - - - - - - - ->1,25x
=> mSO4(2-) = 96*1,25x = 120x
Ta lại có mFe= nxM = 56x
=> mMuoi = mFe + mSO4(2-)/Muoi = 56x + 120x = 176x => k có đáp án để chọn.
Em thấy chưa. Quá đen!!!. Biết vậy a tính theo y là có đáp án rồi. Bởi lo học chứ k thi
vào lô tô k đc đâu em ạ. Đã đen thì 50-50 cũng chọn sai T.T
---
Thôi giờ tính theo y này
Vì x:y = 2:5 => nFe = x = 2y/5.
Tương tự ở trên ta có
2H2SO4 + 2e => SO4(2-) + SO2 + 2H2O
- - -y - - - - - - - -> y/2
=> mSO4(2-)/Muoi = 96* y/2 = 48y
Ta có mFe = nxM = 56* 2y/5 = 22,4y
=> mMuoi = mFe + mSO4(2-)/Muoi = 48y + 22,4y = 70,4y => Có đáp án để chọn.
---

Câu 4: Đáp án B

mà Y có 2 khí không màu,1 khí hóa nâu trong không khí


là NO, nên khí còn lại là N2O

Giải hệ ta được

Chọn B
Câu 5: Đáp án D
Ta thấy, số mol chất khử nhường = số mol chất oxi hóa nhận:

Như vậy số mol e do Fe nhường là y mol


=> Đáp án D

Câu 6: Đáp án D

Chọn D

Câu 7: Đáp án B

Câu 8: Đáp án B
Câu 9: Đáp án A
Nhận thấy nếu khí X là H2 → nH2 = nH2SO4 = nFe → không thỏa mãn đề bài

Vậy khí X là SO2. Có nH2SO4 = 2nSO2 → nSO2 = 0,5b mol

Luôn có mmuối = mkl + mSO42- = 56a + 96. 0,5∑ne trao đổi = 56a + 96a.0,5. (2. 0,5b) → 42,8 = 56a
+ 48b

Có 12a -5b = 0

Giải hệ → a = 0,25 và b = 0,6

Đáp án A.

Câu 10: Đáp án B


Gọi số mol của NO và N2O lần lượt là x, y mol

Biết rằng tỉ khối của hỗn hợp khí đối với hiđro bằng 19,2 → x : y = 2: 3

Ta có hệ
Luôn có nHNO3 pư = 4nNO + 10 nN2O = 1,9 mol → CM = 0,95M.

Đáp án B.
Câu 11: Đáp án B
Trong 10 gam hỗn hợp thì Fe : 4 gam còn Cu : 6 gam

Khi tham gia phản ứng với H2SO4 đặc nóng thì sắt phản ứng trước, hết Fe mới đến Cu. Sau
phản ứng còn 6,64 gam kim loại > 6 gam→ chứng tỏ Fe mới phản ứng một phẩn, Cu chưa
tham gia phản ứng

Vậy sắt bị oxi hóa thành Fe2+. Khối lượng sắt phản ứng là 10 - 6,64 = 3,36 gam → nFe = 0,06
mol

Bảo toàn electron → 2nSO2 = 2nFe → nSO2 = 0,06 mol → V = 1,344 lit

Đáp án B.

Câu 12: Đáp án D

Chọn D

Câu 13: Đáp án D


Bảo toàn electron → 3nNO = nFe3O4 + nFeO + 3nFe → nNO = 0,2 mol

Vì HNO3 dư nên hình thành Fe(NO3)3

Bảo toàn nguyên tố sắt → n Fe(NO3)3 = 0,1. 2+ 0,1. 3 + 0,2+ 0,1= 0,8 mol

Bảo toàn nguyên tố N → nHNO3 = 3n Fe(NO3)3+ nNO = 2,6 mol


Đáp án D

Câu 14: Đáp án A

→ Có thể coi hỗn hợp X chỉ chứa Fe3O4 : 0,01 mol

0,01 mol Fe3O4 + 0,2 mol HNO3 → NO + dd Y


dung dịch Z : Fe(NO3)2 : 0,03 + x mol
Fe
���xmol

Luôn có nHNO3 = 4nNO + 8nFe3O4 → nNO = 0,03 mol

Bảo toàn electron có 3nNO + 2nFe3O4 = 2nFe → nFe = 0,055 mol → m = 3,08 gam

Đáp án A.

Câu 15: Đáp án A


Chú ý tỉ lệ khối lượng của hai thí nghiệm không như nhau

17,4 gam hỗn hợp tác dụng với HCl sinh ra 0,6 mol H2 → 3nAl + 2nFe + 2nMg = 2nH2 = 1,2

34,8= 2x17,4 gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch CuSO4 dư → 3nAl + 2nFe + 2nMg= 2nCu
= 1,2.2 → nCu = 1,2 mol

Khi cho chất rắn tác dụng với HNO3 đặc nóng. Bảo toàn electron → nNO2 = 2nCu = 2,4 mol →
V = 53,76 lit.

Đáp án A.

Câu 16: Đáp án A


Có nO = mol
b-a
16

V lít hỗn hợp khí NO, N2, NO2 có tỉ lệ thể tích lần lượt là 3 : 2 : 1 → NO : lít, N2 : lít,
3V 2V
6 6
NO2 lít
V
6

Bảo toàn electron cho toàn bộ quá trình → 3nFe = 2nO + 3nNO + 10nN2 + nNO2

Đáp án A.

Câu 17: Đáp án D

Chọn D

Câu 18: Đáp án A

Mg(NO3)2 + 0,01 mol NO + chất rắn

Khi cho Mg vào dung dịch X sinh ra khí → chứng tỏ dd X chứa HNO3 dư
Ta có hệ

Thứ tự Mg phản ứng trong dung dịch X là HNO3, Fe3+, Cu2+, Fe2+

Thấy 2nMg= 0,33 < 3nNO+ nFe3+ + 2nCu2+

→ Vậy chất rắn sinh ra chỉ chứa Cu là : = 0,1 mol

→ mCu = 6,4 gam. Đáp án A.

Câu 19: Đáp án D

Gọi số mol của NO và NO2 lần lượt là x, y.

Ta có hệ

Gọi số mol Fe3O4 và sô mol Cu tham gia phản ứng là a, b

Ta có hệ

Thành phần phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp X là
x100% = 40,51%

Đáp án A

Câu 20: Đáp án C


Dung dịch Z hòa tan Fe sinh ra NO → dung dịch Z chứa HNO3 dư
Coi hỗn hợp X ban đầu gồm Fe : x mol và O : y mol

8,16 gam 0,06 mol NO + Z Fe(NO3)2 + NO

Ta có hệ

Khi hòa tan Fe vào Z.

Bảo toàn electron → 2nFe = 3nNO + nFe(NO3)3 → 2. 0,09 = 3nNO +0,12 → nNO = 0,02 mol

Vậy ∑nNO = 0,06 + 0,02 = 0,08 mol → nHNO3 = 4nNO + 2nO = 4. 0,08 + 2. 0,09 = 0,5 mol

Đáp án C.

Câu 21: Đáp án C


giải hệ => n fe = 0,29 => m muối = 0,29*56 + (0,29*3)/2*96 = 58 (g)

Câu 22: Đáp án A


Quy hỗn hợp M về Fe,Cu,O.
Từ dữ kiện khối lượng Oxi chiếm 18,367%mM => mO=7,2g =>nO=0,45 mol và
mFe+Cu=32g.
Gọi x,y lần lượt là số mol Fe,Cu.
Phương trình khối lượng : 56x+64y=32
Phương trình bảo toàn e: nHNO3=3x+2y+nNO=1,7 mol =>Cm HNO3=2M.

Câu 23: Đáp án B


Cu--->Cu2+ 2e m/64---> m/32(mol) O2 +4e ----> 2O2- (37.6-m)/32 (37.6-m)/8 S6+ 2e-----
>S4+ 0,3 0,15 Ta co:0.3+(37.6-m)/8=m/32 ==>m=32g

Câu 24: Đáp án A

Câu 25: Đáp án B


Coi hỗn hợp X trong mỗi phần gồm Cu : x mol, Fe : y mol, O : z mol

Ta có hệ
Khi cho X tác dụng với HCl dư → nHCl = 2nH2O = 2. 0,1 = 0,2 mol

Dung dịch thu được chứa FeCl2: 0,075 mol và CuCl2 : = 0,025 mol

→ nCu = 0,03- 0,025 = 0,005 mol → mchất rắn = 0,005. 64 = 0,32 gam

Đáp án B.

Câu 26: Đáp án D


quy đổi thành hỗn hợp Cu Fe S rồi từ Baso4==> S=0.03 mol . kết tủa Fe{OH}3==>
nFe=o.01 mol rồi ==> nCu rồi bảo toàn e cho lên e max ==> V=5.404 l giá trị gần nhất

Câu 27: Đáp án C


nH2SO4 = 2nSO2

Câu 28: Đáp án C

Luôn có mmuối = mkl+ mNO3- → nNO3- = = 0,9 mol

Bảo toàn khối lượng → mO2 = 22,9 - 18,1 = 4,8 gam (0,15 mol)

Bảo toàn electron → 3nAl + 2nMg + 2nZn = 4nO2 + 3nNO

→ 0,9 = 4. 0,15 + 3nNO → nNO = 0,1 mol → V= 2,24 lít. Đáp án C.

Câu 29: Đáp án C


Gọi số electron trao đổi của khí Z là a

Có nNO = nZ = 0,15 mol

Bảo toàn electron → 3nFe = 3nNO +a nZ → a = =1

Vậy khí Z là NO2. Đáp án C.

Câu 30: Đáp án A


Chỉ có 2 oxi sắt thỏa mã là FeO và Fe3O4. Cả 2 oxit này đều nhường 1 e
Nên

Chọn A

Câu 31: Đáp án A


Bảo toàn nguyên tố N và O ta có

x = N(HNO3)-N(M(NO3)2) = 10-8 = 2

y = O (HNO3) -O(M(NO3)2) -O(H2O) = 10.3 - 4.3.2 - 5 = 1

Vậy công thức là N3O. Đáp án A.

Câu 32: Đáp án C


chú ý Y chỉ chứa một muối nitrat của sắt (III) nên S-1 trong FeS2 sẽ lên S+4 trong SO2 bay ra.

Quá trình cho e: Fe → Fe+3 + 3e; FeCO3 + 2H+ → Fe+3 + CO2 + H2O + 1.e;

FeS2 + 4H2O → Fe+3 + 2SO2↑ + 8H+ + 11e.

Nhận e: N+5 + 1.e → NO2↑. Bảo toàn e có: nNO2 = 3 × 0,04 + 1 × 0,06 + 11 × 0,025 = 0,455
mol.

∑ khí = CO2 + SO2 + NO2 = 0,06 + 0,05 + 0,455 → tỉ khối của Z so với H2 bằng

Vậy đáp án đúng là C.

Câu 33: Đáp án C

Câu 34: Đáp án D


vì nên coi như hỗn hợp Z chỉ gồm NO , N2O

Chọn D

Câu 35: Đáp án A


Xem bài toán này là kim loại và Oxi pứ với H2SO4
Ban đầu họ cho em 2 dữ kiện Oxit với kim loại mục đích là để em tính đc nOxi đó
nOxi nguyên tử = 0,3
MÀ 1 Oxi nguyên tử pứ với 1 H2SO4 => nSO4/Muoi do Oxi nguyên tử tạo ra = 0,3 (nhớ
đoạn này nhé em!!!) Và quá trình này k có tạo khí nghe em ^^!
---
Mặt khác mMuoi = mKim loại + mSO4(2-)/Muoi
=> mSO4(2-)/Muoi = 89,25-26,85 = 62,4g
=> nSO4(2-)/Muoi = 62,4/96 = 0,65
Mà nSO4(2-) do Oxi/Oxit tạo ra = 0,3
=> nSO4(2-)/Muoi do kim loại tạo ra = 0,65-0,3 = 0,35
Đây mới là quá trình cho nhận e này em (Đây mới là quá trình tạo khí này em!!!)
2H2SO4 + 2e => SO4(2-)/Muoi + SO2 +2H2O
- - - - - - - - - - - - - - -0,35 - - - - -> 0,35
=> VSO2 = 0,35x22,4

Câu 36: Đáp án A


Có mmuối = mkl + mNO3- = mkl +62.∑ne trao đổi

→ mmuối = mkl + 62. (3nNO) → nNO = = 0,35 mol → V = 7,84 lít.

Đáp án A

Câu 37: Đáp án C


♦ Phần 1:

Cộng 2 vế của phương trình sơ đồ trên cho 0,15 mol O.

||→ chuyển hỗn hợp A thành (17,85 + 0,15 × 16 = 20,25 gam) chỉ oxit (R; O).

Để ý 20,25 gam → 34,0 gam là do sự thay thế của 1O(2–) bởi 2Cl(1–)

||→ nên nCl trong muối = (34 – 20,25) ÷ (35,5 – 16 ÷ 2) = 0,5 mol ||→ mR = 16,25 gam.

Kết quả mR ÷ nCl = 16,25 ÷ 0,5 = 32,5 = 65 ÷ 2 chứng tỏ là kim loại Zn (hóa trị 2).

(xem thêm cách xử lí này trong YTHH số 03).

Từ đó, xác định ra hỗn hợp A gồm 0,1 mol ZnO và 0,15 mol ZnO.

♦ Phần 2: kim loại Zn + HNO3, không nói đến sản phẩm khử duy nhất chú ý ngay muối
amoni.!

Thêm nữa muối trong Y chắc chắn có 0,25 mol Zn(NO3)2 rồi, mà tổng là 47,85 gam chứng tỏ
đúng là có 0,0075 mol NH4NO3. Muốn xác định X (sản phẩm khử), chúng ta dùng bảo toàn
electron.

Quan sát ta có phương trình: 2nZn = 8nNH4NO3 + 0,024 × (số e nhận của khí X).

Thay số có số e nhận của khí X = (2 × 0,15 – 8 × 0,0075) ÷ 0,024 = 10 chứng tỏ đó là khí N2.

► Note: với kiểu xác định R, X thế này, các em đừng vội vàng + lúng túng trong xử lí. Cứ
bình tình xem xét các vấn đề, các bài tập nhỏ và cơ bản. Thực hiện các phép tính và những
con số quen thuộc (như 65 ÷ 2 hay 10) sẽ nói cho chúng ta biết, R hay X là cái gì.!

Câu 38: Đáp án C


Chú ý câu hỏi số mol HNO3 tạo muối , không phải số mol HNO3 phản ứng

Trong phản ứng kl + HNO3 luôn có nNO3- ( muối) = 3nNO + nNO2 + 8nN2O = 3. 0,1 + 0,15 + 8. 0,05
= 0,85 mol

Đáp án C.

Câu 39: Đáp án C


30,1 gam 0,075 mol NO + 0,7 g Cu + dd Y

Vì còn kim loại sau phản ứng nên muối chứa Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2

Gọi số mol Fe3O4 và Cu tham gia phản ứng là x, y mol

Ta có hệ

→ mmuối = 0,075.3. 180 + 0,1875. 188= 75,75 gam. Đáp án C.

Câu 40: Đáp án D


Chú ý sản phẩm khí của phản ứng chỉ có SO2 → loại FeCO3

Gọi số e nhương của hợp chất là

Bảo toàn electron → a. 0,01 = 0,005.2 → a = 1

Vậy chỉ có FeO thỏa mãn. Đáp án D.

You might also like