You are on page 1of 4

ÔN TẬP CACBOHIDRAT

Câu 1: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Phương Sơn


Hợp chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
A. Glucozơ B. Xenlulozơ C. Saccarozơ D. Glixerol
Câu 2: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Quỳnh Lưu 1 – Lần 3
Gluxit nào sau đây có phản ứng tráng gương?
A. Tinh bột B. Glucozơ C. Xenlulozơ D. Saccarozơ
Câu 3: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Yên Lạc 2
Dãy gồm các chất đều không tham gia phản ứng tráng bạc là
A.saccarozơ, tinh bột, xelulozơ. C.fructozơ, tinh bột, anđehit fomic.
B.anđehit axetic, fructozơ, xenlulozơ. D.axt fomic, anđehit fomic, glucozơ.
Câu 4: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Việt Yên – Lần 1
Những gluxit có khả năng tham gia phản ứng tráng gương là :
A. Glucozơ, fructozơ , tinh bột B. Glucozơ, fructozơ, mantozơ.
C. Glucozơ, fructozơ, xenlulozơ D. Glucozơ, fructozơ, saccarozơ
Câu 5: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Quốc học Huế lần 1
Một phân tử saccarozo có :
A.1 gốc -glucozo và 1 gốc -fructozo B. 2 gốc -glucozo
C. 1 gốc -glucozo và 1 gốc -fructozo D. 1 gốc -glucozo và 1 gốc -fructozo
Câu 6: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Phúc Thành
Cho các chất sau : Tinh bột; glucozơ; saccarozơ; xenlulozơ; fructozơ. Số chất không tham gia phản ứng tráng gương là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 7: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Phúc Thành
Chất nào dưới đây khi cho vào dd AgNO3 / dd NH3 dư (to), không xảy ra phản ứng tráng bạc:
A. Mantoz. B. Fructoz. C. Saccaroz. D. Glucoz.
Câu 8: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Nguyễn Trãi – Thanh Hóa – Lần 2
Phân tử tinh bột được cấu tạo từ
A.các gốc β- fructozơ. B. các gốc α- glucozơ
C. các gốc α -fructozơ. D. các gốc β- glucozơ
Câu 9: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Nguyễn Thái Học – Khánh Hòa – Lần 7
Chất nào sau đây là monosaccarit?
A. Saccarozo B. Xenlulozo C. Amilozo D. Glucozo
Câu 10: Đề thi thử THPTQG 2016 – Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc – Lần 2 Dung dịch nào sau đây không tác
dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường : A.saccarozo B.glixerol C.ancol etylic D.glucozo
Câu 11: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Hậu Lộc – Thanh Hóa - lần 2
Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ, natri fomat. Số chất trong dãy tham gia phản ứng
tráng gương là :
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 12: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Kim Liên - Lần 1
Khi thủy phân đến cùng xenlulozo thì thu được sản phẩm là:
A. Saccarozo B.Glucozo C.Fructozo D. Tinh bột
Câu 13: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Yên Lạc 2
Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ.
b.Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau.
(b) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
(c) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.
(d) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu dạng mạch hở.
(g) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng 6 cạnh (dạng  và  ).
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu14: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Yên Định – Lần 2
Cho các phát biểu sau:
(1). Tinh bột và xenlulozo là đồng phân của nhau vì đều có công thức phân tử (C6H10O5)n. (2). Dùng dd nước Brom để
phân biệt Glucozo và Fructozo.
(3). Tinh bột do các gốc Fructozo tạo ra
(4). Tinh bột có cấu trúc xoắn, Xenlulozo có cấu trúc mạch thẳng. Số phát biểu đúng là:
A. 3 B. 1 C. 4 D. 2
Câu 15: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Triệu Sơn – Lần 1
Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
1.Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
2.Có thể phân biệt ba dung dịch: glucozơ, saccarozơ, fructozơ bằng nước brom.
3.Thuỷ phân hoàn toàn xenlulozơ và tinh bột trong môi trường axit đều thu được glucozơ.
4.Hiđro hoá saccarozơ với xúc tác Ni, t0 thu được sobitol.
5.Trong dung dịch, glucozơ tồn tại cả ở dạng mạch hở và mạch vòng.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Câu 16: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên Tuyên Quang
Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
b.Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit
(b) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam thẫm.
(c) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại
monosaccarit duy nhất.
(d) Khi đun nóng glucozơ với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được Ag.
(g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số phát biểu đúng là:
A. 6 B. 4 C. 5 D. 3
Câu 17: Đề thi thử THPTQG 2016 – Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A.Khi tham gia phản ứng tráng bạc, glucozơ thể hiện tính oxi hóa.
B. Khi đun nóng dung dịch saccarozơ có axit vô cơ làm xúc tác, saccarozơ bị thủy phân thành
glucozơ và fructozơ.
C.Trong dạ dày của động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê … xenlulozơ bị thủy phân thành glucozơ nhờ
enzim xenlulaza.
D.Trong cơ thể người và động vật, tinh bột bị thủy phân thành glucozơ nhờ các enzim.
Câu 18: Đề thi thử THPTQG 2016 – Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc
Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ, axetilen. Số chất trong dãy tham gia được phản
ứng tráng bạc là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 19: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Phương Sơn
Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A.Glucozơ và fructozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.
B.Khi thủy phân hoàn toàn tinh bột thì không thu được fructozơ.
C.Phân tử xenlulozơ được cấu tạo từ các gốc glucozơ.
D.Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc.
Câu 20: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Phương Sơn
Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
A. CH3CHO và CH3CH2OH. B. CH3CH2OH và CH3CHO.
C.CH3CH(OH)COOH và CH3CHO. D. CH3CH2OH và CH2=CH2.
Câu 21: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Phan Ngọc Hiển – Lần 2
Dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là
A. vinyl axetat. B. saccarozơ. C. metanol. D. propan-1,3-điol.
Câu 22: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Nguyễn Thái Học – Khánh Hòa – Lần 7
Các chất trong dãy nào sau đây đều tạo kết tủa khi cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng?
A. vinylaxetilen, glucozơ, axit propionic. B. glucozơ, đimetylaxetilen, anđehit axetic.
C.vinylaxetilen, glucozơ, đimetylaxetilen. D. vinylaxetilen, glucozơ, anđehit axetic.
Câu 23: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc – Lần 1
Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng, thu được chất hữu cơ X. Cho X phản ứng với khí H2
(xúc tác Ni, to), thu được chất hữu cơ Y. Các chất X, Y lần lượt là:
A.glucozơ, fructozơ. B. glucozơ, sobitol.
C. glucozơ, saccarozơ. D. glucozơ, etanol.
Câu 24: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên Vinh lần 1
Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất X, Y ,Z, T ở dạng dung dịch với
dung môi nước:

Chất X Y Z T
Thuốc thử

Dung dịch Không có kết tủa Ag↓ Không có kết tủa Ag↓
AgNO3/NH3 đun
nhẹ

Cu(OH)2, lắc nhẹ Cu(OH)2 không tan Dung dịch xanh Dung dịch xanh lam Dung dịch xanh
lam lam

Nước Brom Mất màu nước brom Mất màu nước Không mất màu Không mất màu
và có kết tủa trắng brom nước brom nước brom
xuất hiện

Các chất X, Y ,Z ,T lần lượt là:


A.Phenol, Axit fomic, saccarozo, glucozo
B..Anilin, glucozo, glixerol, fructozo
C.Anilin, mantozo, etanol, axit acrylic
D.Phenol, glucozo, glixerol, mantozo
Câu 25: Đề thi thử THPTQG 2016 – Sở giáo dục và đào tạo Đồng Tháp
Hỗn hợp X gồm glucozơ và fructozơ. Cho m (gam) X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch
AgNO3/NH3, đun nóng thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là
A. 18,0 B. 9,0 C. 36,0 D. 16,2
Câu 26: Đề thi thử THPTQG 2016 – Sở giáo dục và đào tạo Nam Định
Cho 50ml dung dịch glucozơ có nồng độ xM phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được
3,24 gam Ag. Giá trị của x là?
A. 0,3 B. 0,6 C. 0,1 D. 0,4
Câu 27: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Quốc học Huế lần 1
Cho 2,88 kg glucozo nguyên chất lên men thành ancol etylic. Hiệu suất quá trình lên men là 80%. Thể
tích ancol etylic 400 thu được là (biết khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8g/ml) :
A. 4,60 lit B. 3,68 lit C. 1,84 lit D.2,94 lit
Câu 28: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Phú Nhuận – Lần 1
Từ xenluloz và axit nitric đem điều chế xenluloz trinitrat (chất dễ cháy, dễ nổ mạnh). Thể tích axit nitric 99,67%
(d=1,52g/ml) cần để sản xuất 59,4 kg xenluloz trinitrat (hiệu suất 90%) là:
A. 27,72 lít B. 32,52 lít C. 26,52 lít D. 11,2 lít
Câu 29: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Lý Thái Tổ - Bắc Ninh – Lần 2
Cho 50 ml dung dịch glucozơ tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dd NH3 thu được 2,16 gam Ag.
Nồng độ mol của dung dịch glucozo đã dùng là:
A. 0,1 M B. 1,71 M C. 1,95 M D. 0,2 M
Câu 30: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Lý Thái Tổ - Bắc Ninh
Thuỷ phân 324 gam tinh bột với hiệu suất phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là
A. 360 gam B. 270 gam C. 300gam D. 250gam.
Câu 31: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Lương Thế Vinh – Lần 1
Cho 50ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 2,16
gam bạc kết tủa. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của dung dịch glucozơ đã dùng là ?
A. 0,02M. B. 0,01M. C. 0,10M. D. 0,20M.
Câu 32: Đề thi thử THPTQG 2016 – Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc – Lần 2
Lên men m gam tinh bột tạo ra ancol etylic với hiệu suất cả quá trình là 81%, lượng khí CO2 thoát ra hấp thụ hết vào
dung dịch nước vôi trong thu được 150g kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 51g so với khối lượng dung
dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là :
A.250 B.1500 C.225 D.900
Câu 33: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Đoàn Thượng lần 2
Đem thực hiện phản ứng chuyển hóa xenlulozơ thành xenlulozơ trinitrat bằng phản ứng với HNO3 đặc, dư (xt H2SO4
đặc) thì cứ 162 gam xenlulozơ thì thu được 237,6 gam xenlulozơ trinitrat. Vậy hiệu suất phản ứng là:
A. 70%. B. 75%. C. 56%. D. 80%.
Câu 34: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Sư phạm lần 3
Thủy phân hoàn toàn 7,02g hỗn hợp X gồm glucozo và saccarozo trong môi trường axit , thu được dung dịch Y. Trung
hòa axit trong dung dịch Y sau đó cho thêm dung dịch AgNO3 trong NH3 dư , đun nóng thu được 8,64g Ag. Thành
phần % về khối lượng của glucozo trong hỗn hợp X là :
A.51,3% B.48,7% C.24,35% D.12,17%
Câu 35: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên Sư Phạm lần 2
Lên men 45g glucozơ để điều chế ancol etylic, hiệu suất phản ứng 80%, thu được V lít khí CO2 (đktc).
Giá trị của V là
A. 8,96. B. 4,48. C. 5,60. D. 11,20.
Câu 36 : Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên Bến Tre lần 1
Cho m gam glucozo tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 86,4 gam Ag. Nếu lên men hoàn toàn m
gam glucozo rồi cho khí CO2 thu được hấp thụ vào nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là ?
A. 80 g. B. 40 g. C. 20 g. D. 60 g.
Câu 37 : Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên Bến Tre lần 1
Từ 5 kg gạo nếp (có 81% tinh bột) khi lên men sẽ thu được bao nhiêu lít cồn 920 ? Biết hiệu suất toàn
bộ quá trình lên men đạt 80% và khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml
A. 2,000 lít. B. 2,500 lít. C. 2,208 lít. D. 2,116 lít.
Câu 38: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Lê Xoay lần 1
Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nictric với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 80% tính theo
xenlulozơ). Nếu dùng 3 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được là
A. 4,40 tấn. B. 3,67 tấn. C. 2,97 tấn. D. 2,20 tấn.
Câu 39 : Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên Bến Tre lần 1
Cho m gam glucozo tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 86,4 gam Ag. Nếu lên men
hoàn toàn m gam glucozo rồi cho khí CO2 thu được hấp thụ vào nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu
được là ?
A. 80 g. B. 40 g. C. 20 g. D. 60 g.
Câu 40: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Chuyên tự nhiên lần 3
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm : glucozo ; fructozo ; metanal ; axit etanoic cần 3,36 lit O2 (dktc).Dẫn
sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá
trị của m là :
A.15,0 B.12,0 C.10,0 D.20,5
Câu 41: Đề thi thử THPTQG 2016 – Trường THPT Đoàn Thượng lần 2
Đem thực hiện phản ứng chuyển hóa xenlulozơ thành xenlulozơ trinitrat bằng phản ứng với HNO3 đặc, dư
(xt H2SO4 đặc) thì cứ 162 gam xenlulozơ thì thu được 237,6 gam xenlulozơ trinitrat. Vậy hiệu suất phản
ứng là:
A. 70%. B. 75%. C. 56%. D. 80%.

You might also like