You are on page 1of 1

Nhớ nhất là nếp sống của con người Việt Bắc vô cùng gian khổ nhưng nghĩa tình

sâu nặng:
“Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”
- Cuộc sống của đồng bào Việt Bắc tuy nghèo khó nhưng là những con người giàu tình nghĩa. Họ sẵn sàng chia sẻ cho người
cán bộ kháng chiến từng “bát cơm”, “củ sắn lùi”, mảnh “chăn sui”. Hình ảnh thơ thật mộc mạc, giản dị như chính bản thân cuộc
sống vậy. Ở đây không phải sẻ chia những gì lớn lao như tính mệnh hay xương máu, mà sẻ chia những sự vật bình thường nhỏ
nhoi hàng ngày. Quả chẳng là đáng bao nhiêu nhưng nghĩa tình thì rất nặng. Cuộc sống những ngày ấy tình quân dân như cá với
nước, thân tình như trong đại gia đình dân tộc Việt Nam.
- Đặc biệt, Tố Hữu không thể nào quên hình ảnh những người mẹ:
“Nhớ người mẹ nắng cháy lưng,
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”
+ Hình ảnh những bà mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó cõng con, cõng cả nắng trời cháy trên lưng trên rẫy bẻ từng bắp ngô,
nuôi giấu cán bộ cứ trở đi trở lại trong thi phẩm của nhà thơ.
+ Hai chữ “cháy lưng” nhói lên nỗi xót thương vô hạn của tác giả đối với những bà mẹ Việt Bắc. Mẹ là nhân vật lịch sử góp
phần làm nên những chiến thắng oanh liệt của dân tộc nên thơ ca Việt Nam nhiều lần thổn thức bởi cái “lưng” của người mẹ:
+ “Lưng còng đổ bóng xuống sân ga”
(Những bóng người trên sân ga – Nguyễn Bính)
+ “Bóng tròn che lưng mẹ
Nhớ về anh mẹ khóc”
(Bóng cây kơnia – Ngọc Anh)
+ “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”
(Khúc hát ru những em bé ngủ trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm)
4. Cuộc sống của đồng bào và những cán bộ chiến sĩ ở Việt Bắc đầy khó khăn gian khổ nhưng tinh thần lại rất lạc quan, yêu
đời, gắn bó bên nhau.
Ta bắt gặp những hình ảnh, âm thanh hết sức tiêu biểu cho sinh hoạt của người cán bộ và nhân dân Việt Bắc:
“Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa”
- Đó là những lớp học “i tờ” nhằm xoá nạn mù chữ, mang ánh sáng văn hoá cho đồng bào Việt Bắc.
- Đó là những “đồng khuya đuốc sáng” để liên hoan mừng tin thắng trận.
- Người cán bộ các cơ quan ở chiến khu Việt Bắc thời kháng chiến chống Pháp tuy sinh hoạt thiếu thốn, gian khổ nhưng vẫn
“ca vang núi đèo”. Đó là tinh thần lạc quan yêu đời, tin tưởng vào chiến thắng ở tương lai.
- Trong tiếng “ca vang núi rừng ấy”, có tiếng mõ trâu khua vang trên đường về bản làng trong các buổi chiều, tiếng cối giã gạo
bằng sức nước cứ vang lên đều đặn trong rừng mỗi khuya tạo thành một bản nhạc riêng khó lẫn của núi rừng Việt Bắc. Đó là
những âm thanh tiêu biểu cho Việt Bắc, là loại nhạc cụ rừng mà người cán bộ kháng chiến không thể nào quên. Tất cả làm nên
một bài ca trong trẻo, tươi vui mà không một cuộc sống gian nan khổ ải nào có thể dập tắt được.
III. KẾT BÀI
- Đoạn thơ là tiếng lòng của người cán bộ kháng chiến về xuôi đối cảnh vật và con người Việt Bắc. Trong nỗi nhớ của người ra
đi, cảnh vật Việt Bắc hịên lên thật gần gũi thân thương và thật đẹp; con người Việt Bắc tuy đời sống thiếu thốn, gian khổ
nhưng đầy tình nghĩa.
- Thể thơ lục bát quen thuộc và những hình ảnh được lấy ra từ đời sống thực tế, điệp từ “nhớ” được lặp lại nhiều lần góp phần
thể hiện thành công nỗi nhớ vừa chân thành tha thiết, vừa mênh mông bất tận của người cán bộ về xuôi đối với Việt Bắc, tạo
nên sự rung động sâu sắc trong lòng người đọc.

You might also like