You are on page 1of 8

Bài 4.

Giới thiệu chương trình Sinh học và các cấp tổ chức thế giới sống
Câu 1: Lĩnh vực nghiên cứu sinh học được tìm hiểu trong lớp 10 là
A. sinh học tế bào và thế giới vi sinh vật. B. sinh học cơ thể.
C. di truyền học, tiến hóa và sinh thái học. D. sinh học quần thể.
Câu 2: Việc xác định được có khoảng 30000 gen trong DNA của con người có sự hỗ trợ của:
A. Thống kê. B. Tin sinh học. C. Khoa học máy tính. D. Pháp y.
Câu 3: Trong tiến trình nghiên cứu khoa học, thứ tự các bước là:
A. Quan sát → Đặt câu hỏi → Tiến hành thí nghiệm → Làm báo cáo kết quá nghiên cứu
B. Quan sát → Hình thành giả thuyết khoa học → Thu thập số liệu → Phân tích và báo cáo kết
quả
C. Quan sát và đặt câu hỏi → Tiến hành thí nghiệm → Thu thập số liệu → Báo cáo kết quả
D. Quan sát và đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết khoa học → Kiểm tra giả thuyết khoa học →
Làm báo cáo kết quả nghiên cứu
Câu 4: Khi nói về vai trò của Sinh học trong cuộc sống, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Cung cấp kiến thức vận dụng vào việc khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ
phát triển kinh tế.
B. Đưa ra các biện pháp bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững các hệ sinh thái, đặc biệt là bảo
vệ đa dạng sinh học.
C. Góp phần vào việc xây dựng chính sách môi trường và phát triển kinh tế, xã hội.
D. Tập trung nghiên cứu sản xuất ra các loại hóa chất để diệt trừ sâu hại nhằm bảo vệ cây trồng.
Câu 5: Sinh học nghiên cứu về cấu trúc, chức năng, sự sinh trưởng, nguồn gốc, tiến hóa và sự
phân bố của các loài sinh vật theo các lĩnh vực nào?
A. Sinh học phân tử, sinh học tế bào, sinh lí học, hóa sinh học, sinh thái học, di truyền học và
tiến hóa…
B. Sinh học phân tử, sinh học tế bào, sinh lí học, hóa sinh học, sinh thái học, di truyền học và
toán học thống kê.
C. Sinh học phân tử, sinh học tế bào, sinh lí học, hóa sinh học, toán học thống kê, di truyền học
và tiến hóa.
D. Sinh học phân tử, sinh học tế bào, sinh lí học, hóa sinh học, toán học thống kê, di truyền học
và sinh thái học.
Câu 6: Trường hợp nào sau đây không phải là ứng dụng của Sinh học trong vai trò chăm sóc sức khỏe
con người?
A. Xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện khoa học
B. Tạo ra nhiều giống cây trồng mới
C. Gia tăng sản lượng, đảm bảo chất lượng thực phẩm

1
D. Tạo ra nhiều loại thuốc trừ sâu hóa học có hiệu quả.
Câu 7: Các hệ thống nào dưới đây kết hợp hài hoà với nhau để tạo nên sự phát triển bền vững?
A. Hệ kinh tế, hệ tự nhiên, hệ sinh thái. B. Hệ kinh tế, hệ tự nhiên, hệ xã hội.
C. Hệ kinh tế, hệ sinh thái, hệ xã hội. D. Hệ sinh thái, hệ tự nhiên, hệ xã hội.
Câu 8: Bộ môn Sinh học có bao nhiêu mục tiêu sau đây?
I. Góp phần hình thành thế giới quan khoa học cho học sinh.
II. Góp phần hình thành yêu thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.
III. Góp phần hình thành khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn một cách sáng tạo.
IV. Hình thành, phát triển năng lực sinh học như năng lực nhận thức sinh học,…
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9: Nối thành tựu của các hướng nghiên cứu sinh học trong tương lai (cột A) với vai trò đối
với cuộc sống (cột B) để được nội dung đúng.

Cột A Cột B

1. Tạo ra cây trồng chuyển gene chịu hạn, chịu (a) Góp phần điều trị bệnh và chăm sóc sức
mặn khỏe cho con người
2. Tìm ra giải pháp ứng dụng cho liệu pháp gen (b) Góp phần mở rộng và cải tiến quy trình sản
3. Tìm kiếm các enzyme mới để ứng dụng trong xuất thực phẩm
sản xuất bánh kẹo, phô mai,… (c) Góp phần đảm bảo an ninh lương thực
4. Tạo ra nấm biến đổi gene có khả năng phân giải trong tình hình biến đổi khí hậu
các chất gây ô nhiễm (d) Góp phần bảo vệ môi trường

Phương án đúng là


A. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d. B. 1-b, 2-a, 3-c, 4-d.
C. 1-c, 2-a, 3-b, 4-d. D. 1-d, 2-a, 3-c, 4-b.
Câu 10: Nhóm lĩnh vực khoa học nào sau đây được hình thành nhờ sự tích hợp giữa sinh học và
các lĩnh vực khoa học khác?
A. Tin sinh học, sinh học vũ trụ, phỏng sinh học.
B. Tin sinh học, sinh học tiến hóa, sinh học vũ trụ.
C. Tin sinh học, phỏng sinh học, sinh học tiến hóa.
D. Sinh học vũ trụ, phỏng sinh học, sinh học tiến hóa.
Câu 11: Cho các hoạt động sau:
I. Nhân bản vô tính người
II. Chẩn đoán, lựa chọn giới tính thai nhi sớm
III. Tạo ra những vi sinh vật biến đổi gene để sản xuất enzyme
IV. Sử dụng con người để thử nghiệm thuốc mà không thông báo về tác dụng phụ
2
Những hoạt động vi phạm đạo đức sinh học là
A. I, II, III. B. II, III, IV. C. I, II, IV. D. I, III, IV.
Câu 12: Hoạt động nào sau đây có thể ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển bền vững?
A. Vứt rác bừa bãi, không đúng quy định. B. Xả chất thải chưa qua xử lí vào môi trường.
C. Săn bắt động vật, thực vật quý hiếm. D. Trồng và bảo vệ thảm thực vật.
Câu 13: Chúng ta cần phân loại rác thải và hạn chế sử dụng sản phẩm làm phát sinh rác thải
nhựa nhằm
A. tiết kiệm chi phí tiêu dùng cho người sử dụng.
B. đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng.
C. tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
D. tuân thủ đúng các tiêu chuẩn về đạo đức sinh học.
Câu 14: Nhóm sản phẩm nào sau đây có liên quan trực tiếp đến các ứng dụng Sinh học?
A. Nước tẩy Javen, bột giặt sinh học. B. Thuốc kháng sinh, thực phẩm lên men.
C. Vaccine, thuốc trừ sâu hóa học. D. Nước muối sinh lí, men tiêu hóa.
Câu 15: Phát triển bền vững là sự phát triển
A. đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng tiếp cận
với nhu cầu phát triển của các thế hệ.
B. đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng chỉ làm tổn hại nhỏ đến khả năng tiếp cận
với nhu cầu phát triển của các thế hệ.
C. tăng cường nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng tiếp cận với
nhu cầu phát triển của các thế hệ.
D. tăng cường nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng chỉ làm tổn hại nhỏ đến khả năng tiếp cận với
nhu cầu phát triển của các thế hệ.
Câu 16: Sự phát triển của Sinh học góp phần bảo vệ môi trường được thể hiện qua bao nhiêu
thành tựu trong các thành tựu sau đây?
I. Sử dụng vi sinh vật để xử lí dầu tràn trên biển.
II. Sử dụng liệu pháp gen để chữa trị các bệnh di truyền.
III. Phân hủy rác để tạo phân bón sinh học.
IV. Sản xuất xăng sinh học.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17: Có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Đối tượng nghiên cứu của sinh học là thế giới sinh vật trong đó có cả con người.
II. Môn sinh học hình thành, phát triển ở học sinh năng lực sinh học: nhận thức sinh học, tìm
hiểu thế giới sống và vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn.
III. Sinh học có nhiều ứng dụng trong chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh.

3
IV. Sinh học cung cấp kiến thức vận dụng vào khai thác ồ ạt tài nguyên thiên nhiên.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 18: Một số phương pháp chủ yếu trong nghiên cứu và học tập môn Sinh học gồm
A. phương pháp nghiên cứu lí thuyết, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, phương pháp
nghiên cứu ứng dụng.
B. phương pháp mô hình vật chất, phương pháp mô hình lí thuyết, phương pháp mô hình toán
học.
C. phương pháp quan sát, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, phương pháp mô hình vật
chất.
D. phương pháp quan sát, phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm, phương pháp thực
nghiệm khoa học.
Câu 19: Phương pháp quan sát trong nghiên cứu và học tập môn Sinh học là
A. phương pháp sử dụng các giác quan và phương tiện hỗ trợ để thu thập thông tin về một hay
nhiều đối tượng hoặc hiện tượng.
B. phương pháp sử dụng mắt để thu thập thông tin về một hay nhiều đối tượng hoặc hiện tượng.
C. phương pháp sử dụng kính hiển vi để thu thập thông tin về một hay nhiều đối tượng hoặc
hiện tượng.
D. phương pháp sử dụng kính lúp để thu thập thông tin về một hay nhiều đối tượng hoặc hiện
tượng.
Câu 20: Cho các bước thực hiện sau:
I. Lựa chọn phương tiện quan sát và thu nhận thông tin
II. Xử lí thông tin và báo cáo kết quả
III. Xác định mục tiêu, đối tượng và đặc điểm cần quan sát
Trình tự đúng thể hiện các bước trong quy trình của phương pháp quan sát là
A. I → II → III. B. III → I → II C. II → I → III D. I → III → II.
Câu 21: Phương pháp thực nghiệm khoa học là
A. phương pháp thu thập thông tin trên đối tượng nghiên cứu trong những điều kiện ngoài tự
nhiên và không có sự tác động của con người.
B. phương pháp thu thập thông tin trên đối tượng nghiên cứu trong những điều kiện phòng thí
nghiệm và không có sự tác động của con người.
C. phương pháp thu thập thông tin trên đối tượng nghiên cứu trong những điều kiện ngoài tự
nhiên và được tác động có chủ đích.
D. phương pháp thu thập thông tin trên đối tượng nghiên cứu trong những điều kiện ngoài tự
nhiên hoặc trong phòng thí nghiệm và được tác động có chủ đích.

4
Câu 22: Để xác định số lượng cá thể quần thể cóc trong vườn trường, thầy giáo đã hướng dẫn
học sinh thực hiện phương pháp bắt - đánh dấu - thả - bắt lại. Đây là phương pháp nghiên cứu
nào của lĩnh vực Sinh học?
A. Phương pháp quan sát. B. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.
C. Phương pháp thực nghiệm khoa học. D. Phương pháp nhân bản vô tính động vật.
Câu 23: Hình bên biểu diễn một thí nghiệm chứng minh hô hấp ở thực vật có thải CO2. Thí
nghiệm này thuộc phương pháp nghiên cứu, học tập sinh học nào?

A. Phương pháp quan sát.


B. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.
C. Phương pháp thực nghiệm khoa học.
D. Phương pháp nhân bản vô tính động vật.
Câu 24: Cho các bước thực hiện sau:
I. Xử lí số liệu thực nghiệm và báo cáo
II. Thiết kế mô hình thực nghiệm, chuẩn bị các điều kiện
III. Tiến hành và thu thập dữ liệu thực nghiệm
Trình tự đúng thể hiện các bước trong quy trình của phương pháp thực nghiệm khoa học là
A. I → II → III. B. II → III → I. C. I → III → II. D. II → I → III.
Câu 25: Từ việc quan sát hình thái của hạt đậu xanh, bạn Hà đưa ra thắc mắc "Hình thái của hạt
đậu xanh có liên quan đến khả năng nảy mầm của hạt đậu xanh không?". Hoạt động này của
bạn Hà thuộc bước nào trong tiến trình nghiên cứu khoa học?
A. Bước 1 - Quan sát và đặt câu hỏi. B. Bước 2 - Hình thành giả thuyết khoa học.
C. Bước 3 - Kiểm tra giả thuyết khoa học. D. Bước 4 - Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.
Câu 26: Phương pháp tin sinh học là
A. phương pháp thu thập, xử lí và phân tích các thông tin và dữ liệu sinh học bằng phần mềm máy
tính, từ đó xây dựng cơ sở dữ liệu và cho phép thực hiện các liên kết giữa chúng.
B. phương pháp thu thập thông tin trên đối tượng nghiên cứu trong những điều kiện được tác
động có chủ đích.

5
C. phương pháp sử dụng các giác quan và phương tiện hỗ trợ để thu thập thông tin về một hay
nhiều đối tượng hoặc hiện tượng.
D. phương pháp thu nhận thông tin được thực hiện trong không gian giới hạn của phòng thí
nghiệm.
Câu 27: Để quan sát được hình dạng kích thước của tế bào thực vật, cần sử dụng dụng cụ nào
sau đây?
A. Kim mũi mác, máy hút ẩm, kính hiển vi, pipet.
B. Lamen, máy đo nhiệt kế, kính hiển vi, pipet.
C. Lamen, kim mũi mác, ống hút, kính hiển vi, giấy thấm.
D. Lamen, kim mũi mác, máy đo nhiệt kế, giấy thấm.
Câu 28: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự khác biệt giữa kính hiển vi quang học và
kính hiển vi điện tử?
A. Kính hiển vi quang học sử dụng nguồn sáng là các chùm electron, kính hiển vi điện tử sử
dụng nguồn sáng là điện hay ánh sáng mặt trời.
B. Kính hiển vi quang học sử dụng nguồn sáng điện hay ánh sáng mặt trời, kính hiển vi điện tử
sử dụng nguồn sáng là các chùm electron.
C. Kính hiển vi quang học sử dụng nguồn sáng điện, kính hiển vi điện tử sử dụng nguồn sáng là
ánh sáng mặt trời.
D. Kính hiển vi quang học sử dụng nguồn sáng là các chùm electron, kính hiển vi điện tử sử
dụng nguồn sáng là ánh sáng mặt trời.
Câu 29: Trình tự nào sau đây thể hiện đúng tiến trình nghiên cứu khoa học?
A. Đặt câu hỏi → Quan sát, thu thập dữ liệu → Hình thành giả thuyết → Thiết kế vào tiến hành
thí nghiệm kiểm chứng → Phân tích kết quả nghiên cứu và xử lí dữ liệu → Rút ra kết luận.
B. Đặt câu hỏi → Quan sát, thu thập dữ liệu → Thiết kế vào tiến hành thí nghiệm kiểm chứng
→ Hình thành giả thuyết → Phân tích kết quả nghiên cứu và xử lí dữ liệu → Rút ra kết luận.
C. Quan sát, thu thập dữ liệu → Đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết → Thiết kế vào tiến hành
thí nghiệm kiểm chứng → Phân tích kết quả nghiên cứu và xử lí dữ liệu → Rút ra kết luận.
D. Quan sát, thu thập dữ liệu → Đặt câu hỏi → Thiết kế vào tiến hành thí nghiệm kiểm chứng
→ Hình thành giả thuyết → Phân tích kết quả nghiên cứu và xử lí dữ liệu → Rút ra kết luận.
Câu 30: Theo sự phân cấp trong thế giới sống, thứ tự các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao là
A. phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể →
quần xã - hệ sinh thái.
B. phân tử → bào quan → mô → tế bào → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể →
quần xã - hệ sinh thái.

6
C. phân tử → bào quan → mô → tế bào → cơ quan → hệ cơ quan → quần thể → cơ thể →
quần xã - hệ sinh thái.
D. phân tử → bào quan → mô → tế bào → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần xã - hệ
sinh thái → quần thể.
Câu 31: Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là
A. các đại phân tử . B. tế bào. C. mô. D. cơ quan.
Câu 32: Khi nói về nguyên tắc thứ bậc của các tổ chức sống, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng cấp tổ chức cao hơn.
B. Tất cả các cấp tổ chức sống được xây dựng từ cấp tế bào.
C. Kích thước của các tổ chức sống đợc sắp xếp từ nhỏ đến lớn.
D. Các cơ thể còn non phải phục tùng các cơ thể trưởng thành.
Câu 33: Tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định vào một thời
điểm nhất định và cơ quan hệ sinh sản với nhau được gọi là
A. Quần thể. C. Quần xã. B. Nhóm quần thể. D. Hệ sinh thái.
Câu 34: Cho các chức năng sống sau:
I. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng II. Sinh trưởng và phát triển
III. Sinh sản IV. Cảm ứng V. Có khả năng tự điều chỉnh
VI. Thích nghi với môi trường sống
Số chức năng sống mà các cấp độ tổ chức sống cơ bản có thể thực hiện một cách độc lập là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 6.
Câu 35: Tất cả các tổ chức sống đều là hệ mở. Nguyên nhân là vì
A. thường xuyên trao đổi chất với môi trường ngoài.
B. thường xuyên có khả năng tự điều chỉnh.
C. thường xuyên biến đổi và liên tục tiến hoá.
D. có khả năng sinh sản, cảm ứng và vận động.
Câu 36: Tập hợp các con mối trong tổ mối ở chân núi thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây?
A. Cá thể. B. Quần thể. C. Quần xã. D. Hệ sinh thái.
Câu 37: Cho các phát biểu sau:
I. Mô là tập hợp các tế bào có cùng chức năng.
II. Cơ quan là tập hợp các mô cùng thực hiện một chức năng nhất định.
III. Quần thể là tập hợp các cá thể khác loài phân bố trong một khu vực nhất định.
IV. Quần xã gồm nhiều hệ sinh thái phân bố trong khu vực địa lí nhất định.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 38: Thế giới sống liên tục tiến hóa là nhờ cơ chế

7
A. nhân đôi DNA. B. đột biến gene.
C. đột biến nhiễm sắc thể. D. phát sinh biến dị.
Câu 39: Đối với sự tiến hóa của thế giới sống, chọn lọc tự nhiên có vai trò
A. cung cấp các biến dị mới, tạo ra nguồn nguyên liệu cho sự tiến hóa.
B. giúp phát tán và trung hòa tính có hại của các biến dị di truyền trong quần thể.
C. loại bỏ những dạng sống kém thích nghi và giữ lại các dạng sống thích nghi.
D. đảm bảo duy trì và điều hòa các hoạt động sống trong cơ thể của sinh vật.
Câu 40: Cho các ví dụ sau:
I. Khi môi trường sống không cung cấp đủ thức ăn, nơi ở thì các động vật sống thành đàn có xu
hướng di cư và phân đàn.
II. Khi cây mọc dày đặc, thiếu ánh sáng thường có hiện tượng tỉa cành tự nhiên.
III. Khi hoạt động thể dục thể thao mạnh, cơ thể có biểu hiện như tim đập nhanh, hơi thở gấp,
toát mồ hôi nhiều, . . .
IV. Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh giống như màu của lá cây.
Số ví dụ thể hiện khả năng tự điều chỉnh của cấp độ tổ chức sống là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

You might also like