You are on page 1of 3

Hoàn Cảnh Sáng Tác Chữ Người Tử Tù

Hoàn Cảnh Sáng Tác Chữ Người Tử Tù như sau:

Truyện ngắn này nằm trong mạch cảm hứng chung của toàn tập truyện “Vang
bóng một thời”: ca ngợi và khẳng định cái Đẹp trong quá khứ => chữ/cái Đẹp
mới là trung tâm chứ không phải người.

“Vang bóng một thời” là tập truyện ngắn bao gồm 11 tác phẩm được Nguyễn
Tuân sáng tác trước Cách mạng. Các nhân vật trong tập truyện đa phần là
những Nho sĩ cuối mùa – những con người tài hoa nhưng bất đắc chí.

Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm Chữ


Người Tử Tù
Mời các bạn cùng khám phá Ý Nghĩa Nhan Đề Tác Phẩm Chữ Người Tử Tù
bên dưới.

 Chữ là hiện thân của cái đẹp, cái tài sáng tạo ra cái đẹp, cần được tôn
vinh, ngợi ca.
 Người tử tù là đại diện của cái xấu, cái ác, cần loại bỏ khỏi xã hội.
=> Trong nhan đề đứa đựng sự mâu thuẫn, gợi ra tình huống éo le, ngang trái
xuyên suốt tác phẩm, khơi gợi sự tò mò của người đọc.

=> Thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm: tôn vinh cái đẹp, cái tài, khẳng
định sự bất tử của cái đẹp trong cuộc đời.

Giá Trị Nội Dung Của Chữ Người Tử



Ngay bên dưới là những Giá Trị Nội Dung Của Chữ Người Tử Tù.

 Khắc họa thành công nhân vật Huấn Cao, người nghệ sĩ tài hoa tài tử có
thiên lương trong sáng và tiêu biểu cho kiểu người chỉ còn vang bóng
trong những tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Tuân trước cách mạng.
 Qua đó, ta cũng thấy được quan niệm thẩm mĩ của nhà văn Nguyễn
Tuân. Đó là việc lựa chọn những con người để đưa vào tác phẩm của
mình, phải là những con người tài hoa, tài tử, khí phách hiên ngang
mang vẻ đẹp vang bóng thời xưa trong thời kì trước cách mạng và là
con người lao động bình dị, thuần thục, nhuần nhuyễn với công việc của
mình thời kì sau cách mạng.

Giá Trị Nhân Đạo Của Chữ Người Tử



Chia sẻ bạn đọc các Giá Trị Nhân Đạo Của Chữ Người Tử Tù.

 Khắc hoạ những vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao qua nhiều phương diện
để cho người đọc thấy được cái vẻ đẹp thanh cao đạt đến chân – thiện –
mỹ của một con người tài hoa bậc nhất.
 Xây dựng thêm một tuyến nhân vật viên quản ngục, là một người yêu
thích cái đẹp, tâm hồn tài hoa nghệ sĩ nhưng lại bị lạc vào chốn nhơ
bẩn, dung tục. Tác giả xây dựng đồng thời hai nhân vật chính diện song
song soi chiếu cho nhau tỏa sáng với vẻ đẹp tâm hồn tao nhã.
 Cái đẹp không hề lẻ loi đơn độc. Mà nó không tồn tại cùng cái xấu xa
mà chiến thắng chúng, nhân đạo hoá những tâm hồn đang vướng bụi
trần giúp họ thức tỉnh, giúp tìm lại con người nhân nghĩa vốn có của
mình.

Giá Trị Hiện Thực Của Chữ Người Tử



Cùng tìm hiểu Giá Trị Hiện Thực Của Chữ Người Tử Tù.

 Viết về hoàn cảnh éo le và phẩm chất bất khuất trong tâm hồn người
nhà nho. Tác giả đã khéo léo ngợi ca những cá nhân thiện lương giữa
thời cuộc nhiễu nhương, hỗn loạn.
 Từ đó, tác giả bộc lộ quan điểm thẩm mỹ, tư duy đặc sắc của mình, để
lại dấu ấn khó phai trong lòng độc giả. Theo vị văn sĩ, lối sống đẹp,
thanh cao là thái độ đúng đắn để phản ứng với trật tự xã hội lúc bấy
giờ.
Giá Trị Tư Tưởng Của Chữ Người Tử

Sau đây là những Giá Trị Tư Tưởng Của Chữ Người Tử Tù.

 Tư tưởng ca ngợi, tôn vinh cái đẹp trong cảnh đen tôi, tội lỗi ấy, nếu
không gặp ngòi bút uyên bác, tài hoa của Nguyễn Tuân thì cũng khó
bộc lộ một cách sinh động và thuyết phục. Chỉ riêng đoạn “cho chữ”,
nhà văn ham săn tìm cái đẹp Nguyễn Tuân đã tạo thành một đoạn kết
truyện đầy xúc động, trang trọng, cồ kính, hấp dẫn.
 Đoạn kết thúc truyện còn toát lên tinh thần yêu nước của tác giả. Qua
hình tượng đẹp của người tử tù cao cả, hiên ngang đầy sức hấp dẫn và
lời khuyên hướng thiện, ta thấy thái độ và tấm lòng Nguyễn Tuân đôi
với cuộc sống, với nước nhà.

Giá Trị Nghệ Thuật Của Chữ Người Tử



Giá Trị Nghệ Thuật Của Chữ Người Tử Tù như sau:

 Cách xây dựng tình huống truyện độc đáo với màu sắc, không khí cổ
xưa tạo ra những đặc sắc cho câu chuyện
 Thủ pháp đối lập được đẩy lên đến đỉnh cao: giữa kẻ tử tù với viên quản
ngục, đặc biệt là trong cảnh cho chữ cuối truyện, khi vị trí của các nhân
vật trong tác phẩm hoàn toàn bị đảo lộn để nâng cao vị thế của Huấn
Cao – đại diện cho thiên lương trong sáng, trong chốn ngục tù tăm tối,
bẩn thỉu, tà ác.
 Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ góc cạnh, giàu tính tạo tình để dựng nên
những hành động, lời nói, khung cảnh mang đậm nét cổ xưa, cũng là để
tạo cơ hội cho nhân vật Huấn Cao bộc lộ hết khí khái, bản chất của
mình

You might also like