You are on page 1of 12

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 2

MÔN CÔNG NGHỆ TRỒNG TRỌT


I. Trắc nghiệm
Câu 1. cây trồng nào cần hạn chế xới xáo?
A. Cà chua, súp lơ B. Rau cải, su su
C. Khoai tây, khoai lang D. Nhãn, vải
Câu 2: Tại sao cần làm giàn cho cây thân leo bò?
A. Để tăng tỷ lệ đậu quả
B. Tránh đổ gãy, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt, tăng chất lượng quả
C. Để hạn chế cỏ dại
D. Để thuận tiện cho chăm sóc, thu hoạch
Câu 3. Phương pháp chọn lọc cá thể KHÔNG thích hợp cho nhóm cây nào dưới đây?
A. Cây tự thụ phấn        B. Cây nhân giống vô tính
C. Cây giao phấn D. Tất cả đều đúng
Câu 4. Ưu điểm của phương pháp chọn lọc cá thể là:
A. Nhanh đạt mục tiêu chọn giống        B. Đơn giản, dễ thực hiện
C. Tạo ra sự khác biệt rõ theo mục tiêu chọn giống D. Không cần nhiều diện tích
Câu 5. Mục đích của ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống cây trồng:
A. Chọn giống cây sạch bệnh      B. Chọn giống cây quý hiếm
C. Chọn giống cây năng suất cao D. Tất cả đều đúng
Câu 6. Bước quan trọng nhất khi tiến hành ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống
cây trồng:
A. Giám định bệnh        B. Chọn cây mẹ
C. Tách đỉnh sinh trưởng D. Nuôi cấy thành cây hoàn chỉnh
Câu 7. Điền nội dung còn thiếu:
Những loại cây trồng trong tế bào sinh dưỡng có số lượng nhiễm sắc thể…của bộ nhiễm sắc
thể đơn bội (từ 3n trở lên) được gọi là đa bội thể
A. tăng theo bội số lẻ B. tăng theo bội số
C. giảm theo bội số nguyên lần D. tăng theo bội số nguyên lần
Câu 8. Nhược điểm của việc tạo giống cây trồng bằng phương pháp đa bội thể là:
A. Tỷ lệ giống bất dục cao nên hạn chế nhân giống hữu tính
B. Kỹ thuật cao và thiết bị phức tạp
C. Tỷ lệ biến dị có lợi thấp
D. Tốn nhiều thời gian, khó loại bỏ hoàn toàn tính trạng không mong muốn
Câu 9. Nhược điểm của việc tạo giống cây trồng bằng phương pháp đột biến gen là:
A. Tỷ lệ giống bất dục cao nên hạn chế nhân giống hữu tính
B. Kỹ thuật cao và thiết bị phức tạp
C. Tỷ lệ biến dị có lợi thấp
D. Tốn nhiều thời gian, khó loại bỏ hoàn toàn tính trạng không mong muốn
Câu 10. Bản chất của phương pháp biến đổi gen là
A. Sử dụng tác nhân như nhiệt độ đột ngột, chất hoá học để tăng số lượng nhiễm sắc thể
trong tế bào của cây        
B. Sử dụng tác nhân như tia phóng xạ, chất hoá học để làm thay đổi cấu trúc hoá học của
DNA trong tế bào của cây
C. Sử dụng kỹ thuật kết hợp một gen hay một số gen của loài này vào gen của loài
khác       
D. kết hợp giữa hai hay nhiều dạng bố mẹ khác nhau nhằm tạo con lai mang nhiều tính trạng
tốt
Câu 11. Có mấy phương pháp nhân giống cây trồng?
A. 1       B. 2 C. 3       D. 4
Câu 12. Nên bón thúc cho cây vào lúc nào?
A. Bón vào các thời kỳ sinh trưởng chủ yếu của cây
B. Bón khi mới trồng cây
C. Bón trước khi trồng cây
D. Bón khi cây cho thu hoạch
Câu 13. Nhược điểm của phương pháp nhân giống hữu tính là:
A. Dễ phân li tính trạng, cây lâu ra hoa, đậu quả
B. Khó bảo quản và vận chuyển hạt giống
C. Tuổi thọ cây không cao
D. Tính thích nghi thấp
Câu 14. Những loại cây nào thường được nhân giống bằng hạt?
A. Cà chua, dưa leo, rau cải B. Dưa hấu, khoai lang
C. Mía, đu đủ, nhãn, vải D. rau ngót, bạc hà, khoai tây
Câu 15. Bước 1 của quy trình nhân giống hữu tính là:
A. Chọn hạt giống gốc B. Gieo trồng, chăm sóc
C. Thu hoạch D. Chọn lọc, làm sạch, phơi khô hạt
Câu 16. Bước 4 của quy trình nhân giống hữu tính là:
A. Chọn hạt giống gốc B. Gieo trồng, chăm sóc
C. Thu hoạch D. Chọn lọc, làm sạch, phơi khô hạt
Câu 17. Có mấy phương pháp nhân giống vô tính?
A. 1       B. 2 C. 3       D. 4
Câu 18. Quy trình giâm cành gồm mấy bước?
A. 1       B. 3 C. 5       D. 7
Câu 19. Sắp xếp thứ tự các bước trong quy trình giâm cành:
1. Cắt cành giâm
2. Nhúng vào dung dịch kích thích ra rễ
3. Cắm cành giâm vào nền giâm
4. Chọn cành mẹ
5. Tưới nước giữ ẩm
A. 4,1,2,3,5     B. 3,1,2,4,5 C. 1,2,3,4,5     D. 4,3,2,1,5
Câu 20. Nhóm cây nào sau đây thích hợp để áp dụng nhân giống bằng phương pháp chiết
cành?
A. Cây rau, cây cảnh B. Cây công nghiệp
C. Cây thân gỗ lâu năm, cây không có hạt D. Cây dễ ra rễ
Câu 21. Lưu ý khi tiến hành phương pháp chiết cành để tăng tỷ lệ ra rễ
A. Cành chiết phải có đường kính lớn
B. Phải cạo sạch tượng tầng, phơi 1-2 ngày mới tiến hành bôi kích thích ra rễ và bọc bằng
giá thể ẩm
C. Khoanh vỏ 2 vòng dài 3-5cm
D. Tưới nhiều nước
Câu 22. Nhân giống bằng phương pháp ghép có ưu điểm gì hơn so với giâm và chiết cành?
A. Tạo ra cây sạch bệnh và nhân nhanh với số lượng lớn
B. Cây có bộ rễ khoẻ, thích nghi cao, hệ số nhân giống cao, sức sinh trưởng mạnh
C. Hệ số nhân giống cao; đơn giản, dễ thực hiện
D. Nhanh ra hoa, kết quả
Câu 23. Điền nội dung còn thiếu:
Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng giúp nhân nhanh ….
A. Cây hoa, cây cảnh
B. Cây ăn quả
C. Cây công nghiệp lâu năm
D. Những loại cây trồng sạch bệnh và có hiệu quả kinh tế
Câu 24. Sâu, bệnh ảnh hưởng đến đời sống cây trồng như thế nào?
A. Sinh trưởng và phát triển kém
B. Sinh trưởng kém
C. Phát triển kém
D. Không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển
Câu 25. Cây trồng sinh trưởng, phát triển kém do sâu, bệnh phá hại dẫn đến:
A. Giảm năng suất B. Giảm chất lượng
C. Giảm tính thẩm mĩ D. Cả 3 đáp án trên
Câu 26. Phương pháp nhân giống thích hợp cho cây hoa hồng, hoa cúc?
A. Giâm cành B. Chiết cành C. Gieo hạt D. Ghép
Câu 27.  Đâu không phải là mục đích của cày bừa đất?
A. Giúp cây thích nghi với điều kiện ngoại cảnh
B. Tiêu diệt mầm mống sâu bệnh
C. Loại bỏ các vật thể lạ trong đất
D. Làm đất tơi xốp
Câu 28. Đâu là dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hại?
A. Lá, quả bị đốm đen, nâu B. Cành gãy, lá vàng úa, thủng, sần sùi
C. Quả bị chảy nhựa D. Cả 3 đáp án trên
Câu 29. Phòng trừ sâu, bệnh có ý nghĩa đối với:
A. Trồng trọt B. Sức khỏe con người
C. Môi trường sinh thái D. Cả 3 đáp án trên
Câu 30. Điền nội dung còn thiếu:
Sâu hại là động vật không xương sống thuộc lớp…, chuyên gây hại cây trồng.
A. chân khớp B. thân mềm
C. Giáp xác D. Côn trùng
Câu 31. Phòng trừ sâu bệnh giúp:
A. Giảm thiểu sâu bệnh hại B. Đảm bảo năng suất
C. Đảm bảo chất lượng sản phẩm D. Cả 3 đáp án trên
Câu 32. Sâu hại được chia làm mấy nhóm?
A. 1       B. 2 C. 3       D. 4
Câu 33. Nhóm sâu hại biến thái không hoàn toàn phát triển qua mấy giai đoạn?
A. 1       B. 2 C. 3       D. 4
Câu 34. Nhóm sâu hại biến thái hoàn toàn phát triển qua mấy giai đoạn?
A. 1       B. 2 C. 3       D. 4
Câu 35. Giai đoạn đầu tiên của nhóm sâu hại biến thái hoàn toàn là:
A. Trứng B. Sâu non C. Nhộng D. Trưởng thành
Câu 36. IPM là viết tắt của cụm từ nào?
A. “Integrated Management Pest”, có nghĩa là quản lý dịch tổng hợp
B. “Integrat Pest Management”, có nghĩa là quản lý dịch tổng hợp
C. “Integrated Post Management”, có nghĩa là quản lý dịch tổng hợp
D. “Integrated Pest Management”, có nghĩa là quản lý dịch tổng hợp
Câu 37. Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa như thế nào?
A. Nhộng vũ hoá vào ban đêm, ăn hết lá, cây không trổ bông được       
B. Bướm trưởng thành ăn lá lúa và bông lúa, tỷ lệ đậu hạt thấp
C. Trứng được đẻ thành từng nhóm ở cả hai mặt lá, giảm quang hợp, tỷ lệ hạt lép
nhiều       
D. Sâu non cuốn lá lúa tạo thành bao, ăn mô làm cho lá bị bạc trắng, giảm quang hợp, hạt bị
lép nhiều
Câu 38. Phun thuốc diệt sâu cuốn lá nhỏ hại lúa vào thời điểm nào sẽ có hiệu quả cao?
A. 15-28 ngày sau khi sâu non nở       
B. Sau khi nhộng vũ hoá
C. 5-7 ngày sau khi thấy bướm xuất hiện đồng loạt       
D. Sau khi thấy trứng xuất hiện nhiều trên gân lá
Câu 39. Loại sâu nào thường gây hại phổ biến và nghiêm trọng trên các loại rau thuộc họ
cải?
A. Sâu cuốn lá nhỏ B. Sâu tơ
C. Sâu đục thân D. Ruồi đục quả
Câu 40. Biện pháp phòng trừ sâu tơ hiệu quả là:
A. Sử dụng bẫy đèn B. Phòng trừ tổng hợp IPM
C. Trồng luân canh với cây họ cà, hành tỏi D. Phun thuốc hoá học
Câu 41. Biện pháp hiệu quả để phòng trừ ruồi đục là:
A. Sử dụng bẫy pheromone, bẫy dính B. Dùng vợt để bắt con trưởng thành
C. Sử dụng bẫy đèn D. Phun thuốc hoá học
Câu 42. Biện pháp phòng trừ sâu đục thân ngô hiệu quả là:
A. Sử dụng bẫy đèn B. Phòng trừ tổng hợp IPM
C. Trồng luân canh với cây họ cà, hành tỏi D. Phun thuốc hoá học
Câu 43. Cần sử dụng biện pháp phòng trừ nào đối với bọ hà?
A. Sử dụng bẫy pheromone và thiên địch
B. Kiểm soát tốt độ ẩm đất, vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ
C. Dùng thuốc trừ sâu dạng lỏng hay dạng hạt, có tính lưu dẫn
D. Tất cả đều đúng
Câu 44. Có mấy nhóm nguyên nhân gây bệnh?
A. 1       B. 2 C. 3       D. 4
Câu 45. Quá trình xâm nhiễm của sinh vật gây bệnh cho cây trồng trải qua mấy giai đoạn?
A. 1       B. 2 C. 3       D. 4
Câu 46. Quá trình xâm nhiễm của sinh vật gây bệnh cho cây trồng trải qua giai đoạn nào?
A. Xâm nhập B. Ủ bệnh
C. Phát triển bệnh D. Cả 3 đáp án trên
Câu 47. Các sinh vật gây bệnh cho cây trồng gồm:
A.Vi khuẩn, virus B. Ốc sên
C. Nấm, vi khuẩn, virus, sâu hại D. Nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng
Câu 48. Sắp xếp các bước trong quy trình trồng trọt
1. Chăm sóc
2. Thu hoạch
3. Gieo hạt, trồng cây
4. Làm đất, bón lót
A. 4,1,3,2 B. 4,3,1,2 C. 3,4,1,2 D. 4,3,2,1
Câu 49. Nên thu hoạch vào lúc nào để có được sản phẩm đạt năng suất và chất lượng tốt
nhất?
A. Thu hoạch khi sản phẩm đạt độ chín thích hợp vào lúc trời mưa mát mẻ
B. Thu hoạch khi sản phẩm đạt độ chín thích hợp vào lúc nắng to
C. Thu hoạch lúc nào cũng được
D. Đúng thời điểm và đúng cách
Câu 50. Bón phân lót theo phương pháp bón vãi, bón theo hàng hay theo hốc phụ thuộc vào
các yếu tố nào?
A. Mùa vụ, khoảng cách trồng B. Loại đất, địa hình
C. Loại cây và khoảng cách trồng D. Loại cây và loại đất
Câu 51. Bệnh do sinh vật gây ra có khả năng lây lan mạnh; phát sinh phát triển và gây hại
mạnh trong điều kiện nào?
A. Ít nắng, nhiệt độ thấp, độ ẩm cao
B. Độ ẩm cao, mưa nhiều, gió nhiều
C. Có nhiều sinh vật trung gian truyền bệnh
D. Nắng nóng, mưa nhiều, độ ẩm cao, có nhiều sinh vật trung gian truyền bệnh
Câu 52. Bệnh đạo ôn hại lúa do:
A. Nấm gây ra B. Virus xoăn vàng lá TYLCV gây ra
C. Vi khuẩn gây ra D. Tuyến trùng gây ra
Câu 53. Bệnh đạo ôn hại lúa thường gây hại trên các bộ phận nào của cây lúa?
A. Nhánh và lá lúa B. Lá, cổ bông và cổ gié lúa
C. Rễ D. Cả 3 đáp án trên
Câu 54. Triệu trứng bệnh xoăn vàng lá cà chua :
A. Lá bị xoăn, xuất hiện đầu tiên từ lá ngọn, có đốm vàng; thân thấp lùn, phình to
B. Lá bị xoăn, có đốm vàng, xuất hiện đầu tiên từ lá ngọn,; thân cao dài
C. Lá bị xoăn, có đốm vàng, xuất hiện đầu tiên từ lá gốc; thân thấp lùn, phình to
D. Lá bị xoăn, có đốm vàng, xuất hiện đầu tiên từ lá gốc
Câu 55. Bệnh xoăn vàng lá cà chua do:
A. Nấm gây ra B. Virus xoăn vàng lá TYLCV gây ra
C. Vi khuẩn gây ra D. Tuyến trùng gây ra
Câu 56. Bệnh vàng lá gân xanh hại cam phát triển do vật chủ trung gian nào? Cần xen canh
với cây gì để hạn chế?
A. Rầy chổng cánh/ Ổi B. Bọ phấn/ Ổi
C. Bọ trĩ/ Ổi D. tuyến trùng/ Ổi
Câu 57. Bệnh vàng lá gân xanh hại cam do:
A. Nấm gây ra B. Virus xoăn vàng lá gây ra
C. Vi khuẩn gây ra D. Tuyến trùng gây ra
Câu 58. Những loài nào sau đây được dùng làm thiên địch?
A. Bọ rùa, bọ ngựa, kiến vàng B. Châu chấu, bọ hà, chim sâu
C. Bọ xít, bọ ngựa, châu chấu D. Bọ hà, ong mắt đỏ
Câu 59. Những cây có tính kháng tuyến trùng được sử dụng để ủ gốc tiêu diệt tuyến trùng
là:
A. Lá cây lạc, rễ cây cúc vạn thọ
B. Lá cây cúc vạn thọ, hạt cây củ đậu, rễ cây ruốc cá
C. Thân cây cúc vạn thọ, rễ cây chanh, rễ cây ruốc cá
D. Lá cây cúc vạn thọ, rễ cây củ đậu, rễ cây lạc
Câu 60. Phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng gồm mấy nguyên lí chính?
A. 1       B. 2 C. 3       D. 4
Câu 61. Nguyên lí đầu tiên trong phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng là:
A. Trồng cây khỏe B. Bảo tồn thiên địch
C. Thường xuyên thăm đồng ruộng D. Nông dân trở thành chuyên gia
Câu 62. Kiến vàng tiêu diệt sâu hại ở giai đoạn biến thái nào
A. Sâu non B. Nhộng C. Trứng D. Trứng, Nhộng
Câu 63. Lưu ý khi tưới nước sau khi gieo hoặc trồng cây
A. Tưới 1 lần/ngày B. Tưới đẫm nước và thường xuyên
C. Tưới vừa đủ ướt mặt đất D. Tưới càng nhiều càng tốt
Câu 64. Đâu là chế phẩm vi khuẩn trừ sâu?
A. Chế phẩm Bt B. Chế phẩm NPV
C. Chế phẩm nấm xanh Metarhizium D. Chế phẩm nấm Trichoderma
Câu 65. Đâu là chế phẩm virus trừ sâu?
A. Chế phẩm Bt B. Chế phẩm NPV
C. Chế phẩm nấm xanh Metarhizium D. Chế phẩm nấm Trichoderma
Câu 66. Đâu là chế phẩm nấm trừ bệnh?
A. Chế phẩm Bt B. Chế phẩm NPV
C. Chế phẩm nấm xanh Metarhizium D. Chế phẩm nấm Trichoderma
Câu 67. Tưới nước, làm giàn, cắt tỉa cây trồng là thuộc bước nào trong quy trình trồng trọt?
A. Chăm sóc B. Làm đất, bón lót
C. Gieo hạt D. Thu hoạch
Câu 68. Đâu là nội dung của biện pháp canh tác?
A. Làm đất, vệ sinh đồng ruộng; gieo trồng đúng thời vụ; chăm sóc kịp thời, bón phân hợp
lí; luân canh cây trồng.
B. Dùng tay, dùng vợt bắt sâu; ngắt bỏ bộ phận cây trồng bị bệnh; dùng bẫy đèn, bẫy dính
để diệt sâu hại.
C. Sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu sâu, bệnh hại.
D. Sử dụng các loài động vật, thực vật, vi sinh vật có ích và chế phẩm từ chúng để phòng trừ
sâu, bệnh hại.
Câu 69. Đâu là nội dung của biện pháp cơ giới, vật lí?
A. Làm đất, vệ sinh đồng ruộng; gieo trồng đúng thời vụ; chăm sóc kịp thời, bón phân hợp
lí; luân canh cây trồng.
B. Dùng tay, dùng vợt bắt sâu; ngắt bỏ bộ phận cây trồng bị bệnh; dùng bẫy đèn, bẫy dính
để diệt sâu hại.
C. Sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu sâu, bệnh hại.
D. Sử dụng các loài động vật, thực vật, vi sinh vật có ích và chế phẩm từ chúng để phòng trừ
sâu, bệnh hại.
Câu 70. Biện pháp sinh học bao gồm:
A. Làm đất, vệ sinh đồng ruộng; gieo trồng đúng thời vụ; chăm sóc kịp thời, bón phân hợp
lí; luân canh cây trồng.
B. Dùng tay, dùng vợt bắt sâu; ngắt bỏ bộ phận cây trồng bị bệnh; dùng bẫy đèn, bẫy dính
để diệt sâu hại.
C. Sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu sâu, bệnh hại.
D. Sử dụng các loài động vật, thực vật, vi sinh vật có ích và chế phẩm từ chúng để phòng trừ
sâu, bệnh hại.
Câu 71: Cần áp dụng nguyên tắc 4 đúng (đúng liều lượng, đúng loại, đúng cách, đúng lúc)
khi sử dụng biện pháp nào để phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng?
A. Biện pháp canh tác B. Biện pháp hoá học
C. Biện pháp sinh học D. Biện pháp sử dụng giống chống chịu sâu
bệnh
Câu 72: Ý nào dưới đây là KHÔNG ĐÚNG khi nói về bệnh hại cây trồng?
A. Bệnh hại cây trồng là trạng thái không bình thường của cây về chức năng sinh lý, cấu tạo
và hình thái do tác động của sinh vật gây ra
B. Bệnh hại cây trồng là trạng thái không bình thường của cây về chức năng sinh lý, cấu tạo
và hình thái do tác động của điều kiện ngoại cảnh không phù hợp
C. Bệnh hại cây trồng là bệnh làm giảm năng suất và phẩm chất của cây trồng.
D. Bệnh hại cây trồng là bệnh không lây truyền cho đời sau
Câu 73: Phương án nào KHÔNG phải là nguyên lý phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây
trồng?
A. Trồng cây khoẻ
B. Bón nhiều phân hoá học để cây khoẻ, nâng cao sức chống chịu
C. Bảo tồn thiên địch
D. Thăm đồng thường xuyên, nông dân trở thành chuyên gia
Câu 74: Điền nội dung thích hợp:
Trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, ưu tiên sử dụng… để đảm bảo an toàn cho con
người và môi trường và cần…
A. Chế phẩm vi sinh/ phun khi sâu bệnh hại phát triển mạnh
B. Chế phẩm vi sinh/ phun sớm vào đầu vụ
C. Thuốc hoá học bảo vệ thực vật/ phun khi sâu bệnh hại phát triển mạnh
D. Thuốc hoá học bảo vệ thực vật/ phun sớm vào đầu vụ
Câu 75: Điền nội dung còn thiếu:
Nên áp dụng biện pháp … sâu, bệnh hại cây trồng và tuân thủ nguyên tắc: phòng là chính
trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để.
A. Cơ giới, vật lý B. Canh tác
C. Phòng trừ tổng hợp D. Hoá học
Câu 76: Nên áp dụng phương pháp chọn giống nào cho cây lúa, cây lạc?
A. Phương pháp chọn lọc cá thể B. Cả 2 PP chọn lọc hỗn hợp và cá thể
C. Phương pháp chọn lọc hỗn hợp D. Đáp án khác
Câu 77: Nên áp dụng phương pháp chọn giống nào cho cây mít, cây vải?
A. Phương pháp chọn lọc cá thể B. Cả 2 PP chọn lọc hỗn hợp và cá thể
C. Phương pháp chọn lọc hỗn hợp D. Đáp án khác
Câu 78: Vật liệu để trồng được dưa hấu không hạt?
A. Dùng hạt giống dưa hấu tứ bội để trồng
B. Dùng hạt giống dưa hấu đơn bội để trồng
C. Dùng hạt giống dưa hấu tam bội để trồng
D. Dùng hạt giống dưa hấu nhị bội để trồng
Câu 79: Khi nào cần cắt tỉa cho cây cam, cây bưởi?
A. Khi cây bắt đầu ra hoa, đậu quả B. sau khi thu hoạch, sau các đợt lộc xuân và lộc hè
C. Khi cây phát triển quá tốt D. Khi cây còi cọc, sinh trưởng chậm
Câu 80:
Mùa vụ có mưa nhiều cần lên luống như thế nào với cây khoai lang
A. Luống cao, rộng, bằng phẳng B. Luống trung bình, rộng
C. Không cần lên luống D. Luống cao, hẹp và thoải
II. TỰ LUẬN
1. Sâu cuốn lá nhỏ và sâu tơ
2. Bệnh đạo ôn và bệnh xoăn vàng lá cà chua
3. Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng
4. Chăm sóc cây trồng

You might also like