You are on page 1of 18

HKXMLT

ÔN TẬP BỆNH CÂY ĐẠI CƯƠNG

Câu 1: “Định đề Koch” theo thứ tự gồm các bước như thế nào?
A. Ghi nhận triệu chứng bệnh, tiêm chủng nhân tạo VSV lên cây khỏe, nuôi cấy và tách ròng
VSV, phân lập lại từ vết bệnh do tiêm chủng nhân tạo.
B. Ghi nhận triệu chứng bệnh, tiêm chủng nhân tạo VSV lên cây khỏe, phân lập lại từ vết
bệnh do tiêm chủng nhân tạo, nuôi cấy và tách ròng VSV.
C. Ghi nhận triệu chứng bệnh, nuôi cấy và tách ròng VSV, tiêm chủng nhân tạo VSV lên cây
khỏe, phân lập lại từ vết bệnh do tiêm chủng nhân tạo.
D. Nuôi cấy và tách ròng VSV, tiêm chủng nhân tạo VSV lên cây khỏe, phân lập lại từ vết
bệnh do tiêm chủng nhân tạo, ghi nhận triệu chứng bệnh.

Câu 2: Nội dung nghiên cứu chủ yếu của môn học bệnh cây trồng là gì?
A. Nghiên cứu mối quan hệ ký chủ - ký sinh
B. Nghiên cứu về nhóm nguyên nhân (tác nhân, mầm bệnh) gây bệnh cho cây trồng
C. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa ký chủ - ký sinh và điều kiện ngoại cảnh (môi trường)
D. Nghiên cứu về các điều kiện môi trường giúp cho mầm bệnh phát triển

Câu 3: Đối tượng nghiên cứu cụ thể của môn học bệnh cây trồng là gì?
A. Nghiên cứu quá trình bệnh lý, các triệu chứng đặc trưng của bệnh cây, các phương pháp
chẩn đoán bệnh, bản chất nguyên nhân gây nên bệnh cây, các ảnh hưởng của môi trường đến
bệnh.
B. Nghiên cứu quá trình bệnh lý, các triệu chứng đặc trưng của bệnh cây, các phương pháp
chẩn đoán bệnh, bản chất nguyên nhân gây nên bệnh cây, các ảnh hưởng của yếu tố pH đến
sự phát triển bệnh.
C. Nghiên cứu quá trình bệnh lý, các triệu chứng đặc trưng của bệnh cây, các phương pháp
chẩn đoán bệnh, bản chất nguyên nhân gây nên bệnh cây, các ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ
đến bệnh
D. Nghiên cứu quá trình bệnh lý, các triệu chứng đặc trưng của bệnh cây, các phương pháp
chẩn đoán bệnh, bản chất nguyên nhân gây nên bệnh cây, các ảnh hưởng của yếu tố ẩm độ
đến sự phát triển bệnh.

Câu 4: Cây trồng thường bị biến đổi như thế nào sau khi cây bị bệnh?
A. Biến đổi về tính chất lý hóa của tế bào và mô cây, về cường độ quang hợp, về cường độ
hô hấp, về quá trình trao đổi chất, về cấu tạo tế bào.
B. Biến đổi về tính chất lý hóa của tế bào và mô cây, về cường độ quang hợp, về quá trình
trao đổi chất, về cấu tạo tế bào.
C. Biến đổi về tính chất lý hóa của tế bào và mô cây, về cường độ hô hấp, về quá trình trao
đổi chất, về cấu tạo tế bào.
D. Không có biến đổi gì nhiều, cây vẫn phát triển bình thường.

Câu 5: Nấm gây bệnh cây trồng có (các) hình thức sinh sản như thế nào?
A. Sinh sản vô tính
B. Sinh sản hữu tính
1
HKXMLT
C. Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính
D. Sinh sản bằng bào tử

Câu 6: Các nguyên nhân gây bệnh cho cây trồng được chia những nhóm nào?
A. Nhóm ký sinh, nhóm bán ký sinh và nhóm không ký sinh
B. Nhóm ký sinh và nhóm không ký sinh
C. Nhóm bán ký sinh và nhóm không ký sinh
D. Nhóm ký sinh không bắt buộc, nhóm ký sinh bắt buộc và nhóm bán ký sinh

Câu 7: Quá trình dinh dưỡng của nấm gây bệnh cây trồng như thế nào?
A. Sử dụng các chất hữu cơ do bản thân nấm tạo ra
B. Sử dụng các chất hữu cơ có sẵn của cây ký chủ (hợp chất cacbon, đạm, chất khoáng…)
C. Sử dụng nước và muối vô cơ của cây ký chủ
D. Sử dụng các enzyme của cây ký chủ cho các phản ứng của cơ thể nấm

Câu 8: Tác hại của bệnh cây trồng thường được biểu hiện như thế nào?
A. Làm giảm năng suất cây trồng, làm giảm phẩm chất nông sản khi thu hoạch và tồn trữ,
không làm giảm giá trị thẩm mỹ của hàng hóa, làm giảm sức nảy mầm của giống, làm khang
hiếm nông sản.
B. Làm giảm năng suất cây trồng, không làm giảm phẩm chất nông sản khi thu hoạch và tồn
trữ, làm giảm giá trị thẩm mỹ của hàng hóa, làm giảm sức nảy mầm của giống, làm khang
hiếm nông sản.
C. Làm giảm năng suất cây trồng, làm giảm phẩm chất nông sản khi thu hoạch và tồn trữ,
làm giảm giá trị thẩm mỹ của hàng hóa, làm giảm sức nảy mầm của giống, làm khan hiếm
nông sản.
D. Làm giảm năng suất cây trồng, làm giảm phẩm chất nông sản khi thu hoạch và tồn trữ,
làm giảm giá trị thẩm mỹ của hàng hóa, không làm giảm sức nảy mầm của giống, làm khang
hiếm nông sản.

Câu 9: Vi khuẩn gây bệnh cây trồng thường gây hại như thế nào?
A. Gây hại ít hơn nấm, tuy nhiên một số vi khuẩn thường gây hại rất nghiêm trọng và khó trị
B. Gây hại ít hơn nấm và tương đối dễ trị
C. Gây hại nhiều hơn nấm, rất nghiêm trọng và rất khó trị
D. Gây hại nhiều hơn nấm và tương đối dễ trị

Câu 10: Vi khuẩn gây bệnh cây trồng có (các) hình thức sinh sản như thế nào?
A. Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi tế bào, sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp, tải nạp
B. Sinh sản vô tính bằng bào tử, sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp, tải nạp
C. Sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp, tải nạp
D. Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi tế bào, bằng bào tử

Câu 11: Vi khuẩn gây bệnh cây trồng thường bao gồm các nhóm nào?
A. Agrobacterium, Erwinia, Pseudomonas, Xanthomonas
B. Cầu khuẩn, trực khuẩn, xoắn khuẩn
2
HKXMLT
C. Chỉ những vi khuẩn có chiêm mao mới gây bệnh hại cây trồng
D. Chỉ những vi khuẩn hình que và hình cầu mới gây bệnh hại cây trồng

Câu 12: Tuyến trùng gây bệnh cho cây trồng ký sinh ở các bộ phận nào của cây trồng?
A. Hoa, lá, thân, rễ
B. Hoa, hạt, thân, rễ
C. Hoa, lá, hạt, thân, rễ
D. Chỉ ký sinh ở rễ

Câu 13: Các cách ký sinh của tuyến trùng vào ký chủ là gì?
A. Ngoại ký sinh, nội ký sinh
B. Ngoại ký sinh, nội ký sinh và nội bán ký sinh
C. Ngoại ký sinh, nội bán ký sinh
D. Nội ký sinh, nội bán ký sinh

Câu 14: Tuyến trùng gây bệnh cây trồng thường có kích thước như thế nào?
A. Có kích thước nhỏ bé
B. Có kích thước tương đối lớn
C. Có kích thước hiển vi nhưng cá biệt có cá thể có kích thước vài hay vài chục millimet
D. Có kích thước lớn nên có thể quan sát được bằng mắt thường

Câu 15: Khi phòng trị tuyến trùng gây hại bệnh cây, yếu tố nào cần được quan tâm
nhiều nhất?
A. Giống kháng với tuyến trùng
B. Trồng cây thu hút hoặc xua đuổi tuyến trùng
C. Điều kiện canh tác, bón quá nhiều phân đạm
D. Mật số tuyến trùng trong đất

Câu 16: Thực vật thượng đẳng ký sinh gây hại cho cây trồng bằng cách nào?
A. Chủ yếu là cạnh tranh dinh dưỡng với cây ký chủ
B. Lấy nhựa và chất dinh dưỡng của cây ký chủ, một số ít tiết ra chất độc hại cây ký chủ
C. Bao phủ cả cây ký chủ, làm cho cây không quang hợp được
D. Xâm nhập vào mạch nhựa của cây ký chủ, làm cho cây không hút được chất dinh dưỡng

Câu 17: Viroids có cấu tạo như thế nào?


A. Có protein, không tạo virion, không có giai đoạn tạo DNA trong chu kỳ sống
B. Không có protein, tạo virion, không có giai đoạn tạo DNA trong chu kỳ sống
C. Không có protein, không tạo virion, không có giai đoạn tạo DNA trong chu kỳ sống
D. Không có protein, không tạo virion, có giai đoạn tạo DNA trong chu kỳ sống

Câu 18: Virus có khả năng sống ký sinh trong các loài VSV nào?
A. Nấm, vi khuẩn
B. Nấm, vi khuẩn, tuyến trùng
C. Vi khuẩn, tuyến trùng
3
HKXMLT
D. Virus không có khả năng sống ký sinh trong các VSV khác

Câu 19: Triệu chứng của bệnh cây trồng do phytoplasma gây ra là gì?
A. Khảm lá, biến màu lá
B. Hiện tượng tàn lụi
C. Hóa xanh vỏ cam chanh, hóa gỗ cà chua, cuốn lá khoai tây, lùn bụi
D. Tất cả các triệu chứng trên

Câu 20: Phytoplasma gây bệnh cho cây trồng có những đặc điểm gì?
A. Tế bào có vách ngăn, sợi nhân tế bào gồm cả DNA và RNA trong đó DNA ít hơn RNA
B. Tế bào có vách ngăn, sợi nhân tế bào gồm cả DNA và RNA trong đó DNA nhiều hơn
RNA
C. Tế bào không có vách ngăn, sợi nhân tế bào gồm cả DNA và RNA trong đó DNA ít hơn
RNA
D. Tế bào không có vách ngăn, sợi nhân tế bào gồm cả DNA và RNA trong đó DNA nhiều
hơn RNA

Câu 21: Triệu chứng bệnh cây trồng được định nghĩa như thế nào?
A. Là sự biểu hiện các phản ứng sinh hóa của cây trước tác hại của mầm bệnh
B. Là sự biểu hiện các phản ứng sinh lý của cây trước tác hại của mầm bệnh
C. Là sự biểu hiện các phản ứng của cây trước tác hại của mầm bệnh
D. Là sự biểu hiện các phản ứng của cây trước tác hại của dịch bệnh

Câu 22: Triệu chứng bệnh cây trồng do nấm gây ra bao gồm các loại triệu chứng nào?
A. Đốm lá, cháy lá, héo đọt, chết đọt
B. Tạo nên các đốm giọt dầu, xâm nhập vào mạch dẫn, tạo thành các u bướu (vi khuẩn)
C. Tạo thành các u (sưng) rễ, gây vết thương (tuyến trùng)
D. Khảm, chết đốm hình nhẫn, biến dạng (virus)

Câu 23: Triệu chứng bệnh cây trồng do vi khuẩn gây ra bao gồm các loại triệu chứng
nào?
A. Đốm lá, cháy lá, héo đọt, chết đọt
B. Tạo nên các đốm giọt dầu, xâm nhập vào mạch dẫn, tạo thành các u bướu
C. Tạo thành các u (sưng) rễ, gây vết thương
D. Khảm, chết đốm hình nhẫn, biến dạng

Câu 24: Triệu chứng bệnh cây trồng do tuyến trùng gây ra bao gồm các loại triệu
chứng nào?
A. Đốm lá, cháy lá, héo đọt, chết đọt
B. Tạo nên các đốm giọt dầu, xâm nhập vào mạch dẫn, tạo thành các u bướu
C. Tạo thành các u (sưng) rễ, gây vết thương
D. Khảm, chết đốm hình nhẫn, biến dạng

Câu 25: Triệu chứng bệnh cây trồng do virus gây ra bao gồm các loại triệu chứng nào?
4
HKXMLT
A. Đốm lá, cháy lá, héo đọt, chết đọt
B. Tạo nên các đốm giọt dầu, xâm nhập vào mạch dẫn, tạo thành các u bướu
C. Tạo thành các u (sưng) rễ, gây vết thương
D. Khảm, chết đốm hình nhẫn, biến dạng

Câu 26: Phương pháp nào thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh cây trồng do nấm
gây ra?
A. Phương pháp dựa vào triệu chứng bệnh
B. Phương pháp vi sinh
C. Phương pháp sinh học phân tử
D. Tất cả các phương pháp trên

Câu 27: Phương pháp nào thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh cây trồng do vi
khuẩn gây ra?
A. Phương pháp dựa vào triệu chứng bệnh
B. Phương pháp vi sinh
C. Phương pháp sinh học phân tử
D. Tất cả các phương pháp trên

Câu 28: Phương pháp kháng huyết thanh dựa trên cơ sở phản ứng gì?
A. Phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể
B. Phản ứng có tính đặc hiệu giữa kháng nguyên và kháng thể
C. Phản ứng sinh hóa giữa kháng nguyên và kháng thể
D. Phản ứng khử giữa kháng nguyên và kháng thể

Câu 29: Phương pháp ELISA thường được dùng để chẩn đoán bệnh cây trồng do tác
nhân nào gây ra?
A. Nấm
B. Vi khuẩn
C. Tuyến trùng
D. Virus

Câu 30: Phương pháp sinh hóa thường được dùng để chẩn đoán bệnh cây trồng do tác
nhân nào gây ra?
A. Nấm
B. Tuyến trùng
C. Vi khuẩn
D. Virus

Câu 31: Phương pháp nào thường được dùng để chẩn đoán bệnh cây trồng do tuyến
trùng gây ra?
A. Phương pháp sinh hóa
B. Phương pháp Becma
C. Phương pháp sử dụng kính hiển vi điện tử
5
HKXMLT
D. Tất cả các phương pháp trên

Câu 32: Virus gây bệnh cây trồng thường được nhân nuôi như thế nào?
A. Nhân nuôi trên loại cây trồng mẫn cảm với virus đó, trên mô thực vật bằng phương pháp
nuôi cấy mô, nuôi trong cơ thể côn trùng môi giới
B. Nhân nuôi trên các loại môi trường nhân tạo, trên mô thực vật bằng phương pháp nuôi cấy
mô, nuôi trong cơ thể côn trùng môi giới
C. Nhân nuôi trên loại cây trồng mẫn cảm với virus đó, trên mô thực vật nuôi cấy mô, nuôi
trong cơ thể côn trùng môi giới, nuôi trong cơ thể nấm có virus ký sinh
D. Nhân nuôi trên loại cây trồng mẫn cảm với virus đó, trên mô thực vật nuôi cấy mô, nuôi
trong cơ thể côn trùng môi giới, nuôi trong cơ thể tuyến trùng có virus ký sinh

Câu 33: Virus gây bệnh cây trồng có các nhóm hình thái và cấu tạo như thế nào?
A. Nhóm virus dạng hình gậy, nhóm virus dạng hình sợi mềm, nhóm virus có cấu tạo đối
xứng cầu, nhóm virus có hình dạng vi khuẩn
B. Nhóm virus dạng hình gậy, nhóm virus dạng hình sợi, nhóm virus có cấu tạo đối xứng
cầu, nhóm virus có hình dạng vi khuẩn
C. Nhóm virus dạng hình gậy, nhóm virus dạng hình sợi mềm, nhóm virus có cấu tạo không
đối xứng cầu, nhóm virus có hình dạng vi khuẩn
D. Nhóm virus dạng hình gậy, nhóm virus dạng hình sợi mềm, nhóm virus có cấu tạo đối
xứng cầu, nhóm virus có hình dạng không nhất định

Câu 34: Kỹ thuật ELISA dùng trong chẩn đoán bệnh cây trồng dựa trên cơ sở phản
ứng nào?
A. Giống với phản ứng phương pháp kháng huyết thanh
B. Giống với phản ứng phương pháp kháng huyết thanh nhưng tăng độ chính xác lên hàng
ngàn lần
C. Giống với phản ứng phương pháp kháng huyết thanh nhưng tăng độ chính xác lên hàng
chục ngàn lần
D. Giống với phản ứng phương pháp kháng huyết thanh nhưng tăng độ chính xác lên hàng
trăm ngàn lần

Câu 35: Khoa học bệnh cây đã được con người biết đến từ thời nào?
A. Thời cổ đại
B. Thời cận đại
C. Thời trung đại
D. Thời hiện đại

Câu 36: Dịch bệnh cây trồng thường được hiểu (định nghĩa) như thế nào?
A. Bệnh phát sinh phát triển hàng loạt, bệnh xảy ra nhanh chóng, tập trung trong thời gian
dài trên phạm vi không gian hẹp, dịch bệnh bắt nguồn từ những ổ bệnh nhỏ ban đầu, gây tác
hại lớn

6
HKXMLT
B. Bệnh phát sinh phát triển hàng loạt, bệnh xảy ra nhanh chóng, tập trung trong thời gian
ngắn trên phạm vi không gian rộng, dịch bệnh bắt nguồn từ những ổ bệnh nhỏ ban đầu, gây
tác hại lớn
C. Bệnh phát sinh phát triển hàng loạt, bệnh xảy ra nhanh chóng, tập trung trong thời gian
dài trên phạm vi không gian rộng, dịch bệnh bắt nguồn từ những ổ bệnh nhỏ ban đầu, gây tác
hại lớn
D. Bệnh phát sinh phát triển hàng loạt, bệnh xảy ra nhanh chóng, tập trung trong thời gian
dài trên phạm vi không gian rộng, dịch bệnh bắt nguồn từ những ổ bệnh nhỏ ban đầu

Câu 37: Các yếu tố nào liên quan đến sự phát sinh dịch bệnh cây trồng?
A. Mầm bệnh, cây trồng, VSV đối kháng
B. Mầm bệnh, môi trường, VSV đối kháng
C. Mầm bệnh, cây trồng, môi trường, VSV đối kháng
D. Cây trồng, môi trường, VSV đối kháng

Câu 38: Các biện pháp nào được sử dụng để ngăn ngừa dịch bệnh cây trồng?
A. Sử dụng giống sạch bệnh, giống kháng bệnh, vệ sinh đồng ruộng
B. Các biện pháp canh tác, bón phân cân đối, bón phân hữu cơ
C. Sử dụng một số biện pháp phòng trừ sinh học, sử dụng biện pháp hóa học khi cần thiết
D. Kết hợp cả 3 câu trên

Câu 39: Các biện pháp nào được sử dụng để chế ngự dịch bệnh cây trồng?
A. Khi dịch bệnh đã xảy ra thì mới sử dụng thuốc để trị bệnh
B. Làm tốt công tác dự báo ngắn hạn để kịp thời phát hiện dịch bệnh và thông báo rộng rãi
cho nông dân biết
C. Cần tiêu hủy tất cả các cây trồng trên ruộng bị bệnh
D. Tất cả các biện pháp trên

Câu 40: Sự lưu tồn của mầm bệnh được định nghĩa như thế nào?
A. Mầm bệnh phải tìm cách để có thể sống sót được cho đến mùa vụ tiếp theo khi có quá
nhiều sự cạnh tranh
B. Mầm bệnh phải tìm cách để có thể sống sót được cho đến mùa vụ tiếp theo khi ký chủ
chính không còn
C. Mầm bệnh phải tìm cách để có thể sống sót được cho đến mùa vụ tiếp theo do điều kiện
môi trường sống (pH nhiệt độ, ẩm độ) không thích hợp
D. Kết hợp cả 3 câu trên

Câu 41: Kết quả thu được của kỹ thuật kháng huyết thanh dùng trong kỹ thuật chẩn
đoán bệnh cây trồng mà ta quan sát được là chất gì?
A. Chất kết tủa
B. Chất có màu vàng
C. Chất có màu đỏ
D. Chất có màu xanh

Câu 42: Nấm gây bệnh cây trồng thường lưu tồn ở đâu?
7
HKXMLT
A. Lưu tồn trong xác bả thực vật, lưu tồn trong thực vật sống, lưu tồn trong côn trùng
B. Lưu tồn trong xác bả thực vật, lưu tồn trong đất, lưu tồn trong côn trùng
C. Lưu tồn trong xác bả thực vật, lưu tồn trong đất, lưu tồn trong thực vật sống
D. Lưu tồn trong xác bả thực vật, lưu tồn trong côn trùng, lưu tồn trong VSV khác

Câu 43: Nấm gây bệnh cây trồng thường lan truyền bằng (các) cách nào?
A. Lan truyền chủ động và thụ động
B. Lan truyền bằng bào tử
C. Lan truyền hạch nấm
D. Lan truyền nhờ gió và nước

Câu 44: Vi khuẩn gây bệnh cây trồng thường lưu tồn ở đâu?
A. Lưu tồn trong xác bả thực vật, trong côn trùng, trong VSV khác
B. Lưu tồn trong xác bả thực vật, trong thực vật sống, trong côn trùng
C. Lưu tồn trong xác bả thực vật, trong đất, trong thực vật sống
D. Lưu tồn trong xác bả thực vật, trong đất, trong côn trùng

Câu 45: Vi khuẩn gây bệnh cây trồng thường lan truyền bằng (các) cách nào?
A. Lan truyền chủ động
B. Lan truyền thụ động
C. Lan truyền chủ động và thụ động
D. Lan truyền nhờ gió và nước

Câu 46: Tuyến trùng gây bệnh cây trồng thường lưu tồn ở đâu?
A. Lưu tồn trong xác bả thực vật, lưu tồn trong thực vật sống, lưu tồn trong côn trùng
B. Lưu tồn trong xác bả thực vật, lưu tồn trong đất, lưu tồn trong côn trùng
C. Lưu tồn trong xác bả thực vật, lưu tồn trong đất, lưu tồn trong thực vật sống
D. Lưu tồn trong xác bả thực vật, lưu tồn trong côn trùng, lưu tồn trong VSV khác

Câu 47: Tuyến trùng gây bệnh cây trồng thường lan truyền bằng (các) cách nào?
A. Lan truyền chủ động và thụ động
B. Lan truyền chủ động
C. Lan truyền thụ động
D. Lan truyền nhờ gió và nước

Câu 48: Virus gây bệnh cây trồng thường lưu tồn ở đâu?
A. Lưu tồn trong côn trùng
B. Lưu tồn trong nước
C. Lưu tồn trong xác bả thực vật
D. Tất cả các câu trên

Câu 49: Virus gây bệnh cây trồng thường lan truyền bằng (các) cách nào?
A. Lan truyền chủ động và thụ động
B. Lan truyền chủ động
8
HKXMLT
C. Lan truyền thụ động
D. Lan truyền nhờ gió và nước

Câu 50: Con người ở thời Lê Quý Đôn đã sử dụng phương pháp gì để chống lại sâu
mọt, bệnh hại cho sản phẩm sau thu hoạch (bắp, hành tỏi…)?
A. Phương pháp hun khói
B. Phương pháp phun hóa chất bảo quản (sử dụng nước ép dầu oliu)
C. Phương pháp ngâm nước
D. Tất cả các phương pháp trên

Câu 51: Đặc điểm cấu tạo lớp nấm giả (VSV giống nấm bao gồm)?
A. Vách tế bào sợi nấm cấu tạo bởi chitin và polysacarit, sợi nấm đa bào, không có vách
ngăn, bào tử thường có roi
B. Vách tế bào sợi nấm cấu tạo bởi xenlulose và polysacarit, sợi nấm đa bào, không có vách
ngăn, bào tử thường có roi
C. Vách tế bào sợi nấm cấu tạo bởi chitin và polysacarit, sợi nấm đa bào, có nhiều vách
ngăn, bào tử thường không có roi
D. Vách tế bào sợi nấm cấu tạo bởi xenlulose và polysacarit, sợi nấm đơn bào, không có
vách ngăn, bào tử thường không có roi

Câu 52: Sự tái tạo của Virus hại thực vật trong tế bào ký chủ trình tự gồm các giai
đoạn nào?
A. Giai đoạn xâm nhập vào bên trong tế bào ký chủ, giai đoạn hấp thụ trên bề mặt tế bào ký
chủ, giai đoạn tổng hợp các thành phần của virus, giai đoạn lắp ráp, giai đoạn chui ra khỏi tế
bào
B. Giai đoạn hấp thụ trên bề mặt tế bào ký chủ, giai đoạn xâm nhập vào bên trong tế bào ký
chủ, giai đoạn tổng hợp các thành phần của virus, giai đoạn lắp ráp, giai đoạn chui ra khỏi tế
bào
C. Giai đoạn xâm nhập vào bên trong tế bào ký chủ, giai đoạn hấp thụ trên bề mặt tế bào ký
chủ, giai đoạn tổng hợp các thành phần của virus, giai đoạn chui ra khỏi tế bào, giai đoạn lắp
ráp
D. Giai đoạn xâm nhập vào bên trong tế bào ký chủ, giai đoạn tổng hợp các thành phần của
virus, giai đoạn lắp ráp, giai đoạn chui ra khỏi tế bào, giai đoạn hấp thụ trên bề mặt tế bào ký
chủ tiếp theo

Câu 53: Sản phẩm của kỹ thuật ELISA dùng trong chẩn đoán bệnh cây trồng là gì?
A. Kết tủa trắng
B. Dung dịch chuyển màu xanh
C. Dung dịch chuyển màu vàng
D. Dung dịch chuyển màu đỏ

Câu 54: Acid nuleic ở virus gây hại thực vật có chức năng gì?
A. Quyết định hình dạng của Virus
B. Quyết định vị trí xâm nhiểm của virus vào tế bào ký chủ
C. Quyết định tính chất di truyền và tính xâm nhiễm của virus
9
HKXMLT
D. Quyết định khả năng biến dị của virus

Câu 55: Bệnh chạy dây hay còn gọi là héo vàng trên dưa hấu do tác nhân nào gây ra?
A. Fusarium oxysporum
B. Ralstonia solanacearum
C. Tuyến trùng
D. Nấm

Câu 56: Nấm gây bệnh cây trồng có cấu tạo như thế nào?
A. Có diệp lục tố
B. Cơ quan sinh trưởng là sợi nấm có cấu tạo dạng sợi (đơn bào hoặc đa bào)
C. Tế bào không có nhân thật
D. Không có khả năng đồng hóa

Câu 57: Nấm gây bệnh cây trồng xâm nhập vào tế bào ký qua các con đường nào?
A. Qua các cửa ngõ tự nhiên (khí khẩu, thủy khẩu, bì khẩu) hoặc qua vết thương hoặc xâm
nhập trực tiếp
B. Qua khí khẩu, thủy khẩu, bì khẩu hoặc xâm nhập trực tiếp
C. Tất cả các con đường khi tiếp xúc được với ký chủ
D. Nấm tự tạo vết thương trên tế bào ký chủ rồi xâm nhập vào

Câu 58: Vi khuẩn gây bệnh cho cây trồng thường có đặc điểm như thế nào?
A. Đơn bào, không có diệp lục tố, chưa có nhân rõ ràng
B. Đơn bào, không có diệp lục tố, có nhân rõ ràng
C. Đơn bào, có diệp lục tố, có nhân rõ ràng
D. Đa bào, có diệp lục tố, có nhân rõ ràng

Câu 59: Phát biểu nào đúng và đầy đủ khi nói về kích thích tính kháng bệnh lưu dẫn
trên lúa?
A. Thường được khảo sát cơ chế qua sự gia tăng các protein liên quan đến bệnh PRs. phản
ứng phát sáng huỳnh quang của tế bào.
B. Hóa chất dùng không phải là thuốc bảo vệ thực vật, các dịch trích thực vật hay các vi sinh
vật nhưng không phải vi sinh vật gây bệnh.
C. Hóa chất kích kháng là clorrua đồng, oxalic acid, acid benzolar-S-methyl.
D. Phản ứng kháng lưu dẫn diễn ra trong thời gian dài.

Câu 60: Khi xâm nhiễm vào trong ký chủ, vi khuẩn thường… (phần sau bị che)
A. Khoảng giữa tế bào và mạch nhựa của ký chủ
B. Ngay tại tế bào chúng xâm nhiễm
C. Bề mặt dưới của lá
D. Tất cả các bộ phận của ký chủ

Câu 61: Cách gây hại của tuyến trùng đối với ký chủ như thế nào?
A. Dùng kim ở đầu hút lấy chất dinh dưỡng và làm mô ký chủ bị hư hỏng
10
HKXMLT
B. Cắn phá vỡ tế bào ký chủ và chui vào sống bên trong mô ký chủ
C. Cắn phá vỡ tế bào ký chủ và lấy chất dinh dưỡng, muối khoáng và nước của ký chủ
D. Tiết ra chất độc phá vỡ tế bào ký chủ và sử dụng chất dinh dưỡng của ký chủ

Câu 62: Virus gây bệnh cây trồng thường lan truyền bằng các cách nào?
A. Bằng côn trùng môi giới, qua nhện, qua tuyến trùng, nấm, protozoa
B. Bằng côn trùng môi giới, qua nhện, qua tuyến trùng, nấm, vi khuẩn
C. Bằng côn trùng môi giới, qua tuyến trùng, nấm, vi khuẩn, protozoa
D. Bằng côn trùng môi giới, qua nhện, qua tuyến trùng, nấm, phytoplasma

Câu 63: Nấm gây bệnh cây trồng thường lưu tồn ở đâu?
A. Lưu tồn trong hạt giống, hom giống, mắt tháp, trong các loài ký sinh khác, trong thực vật
sống
B. Lưu tồn trong hom giống, mắt thấp, trong các loài ký sinh khác, trong thực vật sống, trong
côn trùng
C. Lưu tồn trong hạt giống, hom giống, trong các loài ký sinh khác, trong thực vật sống,
trong côn trùng
D. Lưu tồn trong hạt giống, hom giống, mắt thấp, trong côn trùng, trong thực vật sống

Câu 64: Các chất nào sau đây có khả năng kích thích tính kháng bệnh đạo ôn trên lúa
cho hiệu quả cao nhất?
A. Acid benzolar-S-methyl
B. Clorua đồng
C. Oxalic acid
D. Acid boric

Câu 65: Nguyên nhân chính gây bệnh lúa von được xác định là do?
A. Nấm Fusarium moniliforme
B. Nấm Fusarium solani
C. Virus
D. Tất cả các ý trên

Câu 66: Triệu chứng ngoài đồng: vết bệnh ban đầu xuất hiện chấm kim màu nâu, sau
đó phát triển nhanh trong điều kiện ẩm độ cao tạo thanh vết bệnh tâm sáng, hình mắt
én, sau đó vết bệnh gom lại với nhau tạo thành từng mảng hoặc hết cả lá làm cho lá lúa
cháy giảm năng suất nghiêm trọng. Đó là bệnh nào gây hại trên lúa?
A. Đạo ôn
B. Cháy bài lá lúa
C. Bệnh cháy lá lúa
D. Cả A và C đều đúng

Câu 67: Biện pháp nào phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa do nấm Pyricularia oryzae?
A. Dọn sạch tàn dư gom rạ, cỏ dại trên đồng ruộng
B. Bón phân cân đối NPK, không bón quá nhiều đạm có thể sử dụng bảng so màu lá lúa
11
HKXMLT
C. Tăng cường sử dụng giống lúa kháng bệnh. Khi phát hiện ổ bệnh trên ruộng lúa thì tiến
hành phun thuốc sớm và trừ nhanh bằng các loại thuốc như: Fuji-one 40EC, Benomyl 50WP,

D. Tất cả các biện pháp trên

Câu 68: Nguyên nhân gây ra bệnh đốm vằn (khô vằn) và triệu chứng vết bệnh trên bẹ
lá như thế nào?
A. Nấm Rhizoctonia solani. Vết bệnh ở bẹ lá lúc đầu vết đốm hình bầu dục màu lục tối hay
xám nhạt, sau đó lan rộng ra thành vết vằn da hổ, dạng đám mây. Khi bệnh nặng lá chết lụi
B. Nấm Rhizoctonia solani. Vết bệnh ở bẹ lá lúc đầu vết đốm hình bầu dục màu vàng tối hay
xám nhạt, sau đó lan rộng ra thành vết vằn da hổ, dạng đám mây. Khi bệnh nặng lá chết lụi
C. Nấm Rhizoctonia solani. Vết bệnh ở bẹ lá lúc đầu vết đốm hình bầu dục màu lục tối hay
xám nhạt, sau đó lan rộng ra thành vết vằn da hổ, dạng đám mây. Khi bệnh nhẹ lá chết lụi
D. Nấm Rhizoctonia solani. Vết bệnh ở bẹ lá lúc đầu vết đốm hình bầu dục màu lục tối hay
xám nhạt, sau đó lan rộng ra thành vết vằn da hổ, dạng đám mây. Khi bệnh nhẹ lá chết lụi

Câu 69: Trên nền đất phèn bệnh lúa von do nấm gây hại lúa thường gây ra triệu chứng
nhiều nhất?
A. Lúa von
B. Lúa lùn
C. Chết cây con
D. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 70: Tác nhân gây ra bệnh vàng lá chín sớm trên lúa là gì?
A. Ganotopragmimum sp.
B. Pyricularia oryzae
C. Ralstonia solanacearum
D. Xanthomonas oryzae

Câu 71: Triệu chứng lá lúa bị cháy từ trên chóp đọt xuống, giữa vết cháy và vết còn
xanh ranh giới rõ ràng, nếu bệnh cháy nặng làm cho lá lúa bị bạc, vết bệnh những hiện
những vết giọt dầu. Đó là bệnh hại nào trên lúa?
A. Cháy bìa lá lúa hay bạc lá
B. Cháy lá
C. Trắng đọt lá lúa
D. Cả 3 câu đều đúng

Câu 72: Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh đạo ôn?
A. Nấm xâm nhiễm, phát triển ẩm độ cao khoảng 93% ẩm độ không khí. Nhiệt độ cần cho sự
phân bố và phát triển khoảng 24 đến 28oC
B. Bón phân không cân đối nhất là phân Đạm
C. Sử dụng giống lúa Jasmine

Câu 73: Đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh đốm vằn?
12
HKXMLT
A. Bệnh thường phát sinh trước ở các bẹ lá và lá già sát mặt nước hay ở dưới gốc
B. Giai đoạn mạ đến đẻ nhánh nhiễm ít năng suất vào giai đoạn dòng cho đến chín sáp
C. Bón thừa phân đạm, nguồn bệnh chủ yếu là hạch nấm lưu tồn trên đất ruộng, sợi nấm trên
gốc rạ và lá bị nhiễm còn sót lại sau khi thu hoạch
D. Tất cả ý trên

Câu 74: Nguyên nhân nào gây ra bệnh đốm nâu trên lúa?
A. Heminthosporium oryzae
B. Heminthosporium maydis
C. Ustilago maydis
D. Heminthosporium turcicum

Câu 75: Rầy nâu là mô giới truyền bệnh nào trên lúa?
A. Vàng lùn, lùn xoắn lá
B. Đạo ôn
C. Cháy bìa lá lúa
D. Đốm vằn

Câu 76: Nguyên nhân nào gây ra bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi?
A. Liberobacter asiaticums
B. Virus
C. Rầy chổng cánh
D. Xanthomonas campictris pv. citri

Câu 77: Tại sao bệnh vàng lùn còn được gọi là bệnh lúa có dòng 2?
A. Do bệnh vàng lùn và lùn lúa có do cùng một loại virus gây ra
B. Để tránh nhầm lẫn với bệnh lúa cỏ
C. Khác nhau ở triệu chứng biểu hiện và tấn công được với giống lúa kháng với virus dòng 1
D. Tất cả ý trên đúng

Câu 78: Phân biệt triệu chứng vàng lá chín sớm và bệnh vàng lùn hại lúa?
A. Bệnh vàng lá chín sớm: từ một vết vàng ban đầu, sọc vàng kéo dài lên đến chóp lá, bệnh
trên bất cứ lá nào trong chồi lúa; Bệnh vàng lùn trên lá từ chóp lá vàng lần vào đáy lá, lá bên
dưới bệnh trước, lan dần lên lúa bên trên của chồi lúa
B. Bệnh vàng lùn: từ một vết vàng ban đầu, sọc vàng kéo dài lên đến chóp lá, bệnh trên bất
cứ lá nào trong chồi lúa; Bệnh vàng lá chín sớm trên lá từ chóp lá vàng lần vào đáy lá, lá bên
dưới bệnh trước, lan dần lên lúa bên trên của chồi lúa
C. Không có cách nào phân biệt giữa 2 loại bệnh này do cùng lúc xuất hiện triệu chứng vàng

D. Tất cả ý trên đều sai

Câu 79: Cách quản lý bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá do virus gây ra?

13
HKXMLT
A. Xuống giống theo quy định để né rầy, đồng loạt, vệ sinh đồng ruộng, sử dụng giống lúa ít
nhiễm rầy, xử lý hạt giống với thuốc trừ rầy trước khi gieo sạ, phun thuốc trừ rầy khi mật số
quá cao, ngăn chặn ngộ độc hữu cơ kịp thời
B. Xuống giống theo quy định để né rầy, đồng loạt, vệ sinh đồng ruộng, sử dụng giống lúa ít
nhiễm rầy, xử lý hạt giống với thuốc trừ rầy trước khi gieo sạ, phun thuốc trừ rầy khi mật số
quá cao, ngăn chặn ngộ độc hữu cơ kịp thời, cần có những biện pháp che chắn khi rầy còn
non
C. Xuống giống theo quy định để né rầy, đồng loạt, vệ sinh đồng ruộng, sử dụng giống lúa ít
nhiễm rầy, phun thuốc trừ rầy khi mật số quá cao, ngăn chặn ngộ độc hữu cơ kịp thời
D. Tất cả ý trên đều sai

Câu 80: Bệnh đạo ôn hại lúa nặng khi hội tụ đủ những yếu tố nào sao đây?
A. Sử dụng giống nhiễm, sạ dầy, bón thừa phân Ure, ruộng lúa bị ngộ độc hữu cơ, trời ẩm
ướt nhất là những đêm có sương mù hoặc mưa nhẹ
B. Sử dụng giống nhiễm, sạ dầy, bón thừa phân Ure, ruộng lúa bị ngộ độc hữu cơ, trời ẩm
thấp
C. Sử dụng giống nhiễm, sạ dầy, bón thừa phân Ure, ruộng lúa bị ngộ độc hữu cơ, trời ẩm
ướt nhất là những đêm có sương mù hoặc mưa nhẹ, đất nứt khô “nứt chân chim”
D. Sử dụng giống nhiễm, sạ dầy, bón thừa phân Ure, ruộng lúa bị ngộ độc hữu cơ, trời ẩm
thấp, đất nứt khô “nứt chân chim”

Câu 81: Câu nào sau đây đúng nhất khi nói về bệnh vàng lá chín sớm?
A. Chưa thấy giống lúa kháng bệnh, phân Đạm giúp bệnh phát triển nhanh, hầu như Lân và
Kali không ảnh hưởng đến bệnh, bệnh nặng trong điều kiện ít ánh sáng
B. Chưa thấy giống lúa kháng bệnh, phân Đạm giúp bệnh phát triển nhanh, hầu như Lân và
Kali không ảnh hưởng đến bệnh, bệnh nặng trong điều kiện ít ánh sáng, trên đất phù sa nhiều
hơn so với trên nền đất phèn
C. Có giống lúa kháng bệnh, phân Đạm giúp bệnh phát triển nhanh, hầu như Lân và Kali
không ảnh hưởng đến bệnh, bệnh nặng trong điều kiện ít ánh sáng
D. Có giống lúa kháng bệnh, phân Đạm giúp bệnh phát triển nhanh, hầu như Lân và Kali
không ảnh hưởng đến bệnh, bệnh nặng trong điều kiện ít ánh sáng, trên đất phù sa nhiều hơn
so với trên nền đất phèn

Câu 82: Bệnh nào dưới đây do nấm Bất Toàn gây ra?
A. Héo xanh (héo rũ) trên cà chua do nấm Fusarium oxysporium
B. Đốm vằn trên lúa do nấm Rhizotonia solani
C. Bệnh đạo ôn do nấm Pricularia oryzae
D. Cả A và C đều đúng

Câu 83: Cây cam quýt bị bệnh lá chuyển màu vàng dần dần rụng rễ bị thối lớp vỏ tế
bào bên ngoài của rễ bị tróc ra, đó là bệnh gì?
A. Bệnh vàng lá thối rễ
B. Thối gốc chảy nhựa thân
C. Loét
14
HKXMLT
D. Vàng lá gân xanh

Câu 84: Trên cam quýt triệu chứng bệnh xuất hiện trên phần thịt lá có màu vàng,
trong khi phần gân xanh có màu xanh, gây hại nghiêm trọng trên cây cam quýt, hiện
nay vẫn chưa có thuốc trị hữu hiệu?
A. Vàng lá gân xanh (Grenning)
B. Vàng lá thối rễ
C. Thiếu Kẽm
D. Tất cả đều đúng

Câu 85: Bệnh lúc đầu xuất hiện đa số trên lá non: vết bệnh màu nâu như mũi kim, hình
dạng không định hình, sau đó liên kết với nhau thành mảnh lớn, có những lổ thủng làm
cho lá non không phát triển, trên bông: cả chùm bông đen và rụng, trên trái: nhiễm lúc
còn non đến thu hoạch lúc đầu vết bệnh nhỏ màu nâu sau đó lan truyền ra nhiều đóm
kết hợp lại gây lõm vào phần thịt trái, gây hại nặng trên xoài. Nguyên nhân gây bệnh
có thể là:
A. Colletotrichum gloeosporioides
B. Colletotrichum sp.
C. Corticicum salmonicolor
D. Tất cả ý trên đều đúng

Câu 86: Bệnh héo khô đầu lá trên khóm do nguyên nhân nào gây ra, có thể chia thành
mấy giai đoạn, bệnh thường gây hại nghiêm trọng vào mùa nào?
A. Do virus gây ra, 4 giai đoạn, gây hại nghiêm trọng vào mùa nắng lẫn mùa mưa
B. Do virus gây ra, 4 giai đoạn, gây hại nghiêm trọng vào mùa nắng
C. Do virus gây ra, 4 giai đoạn, gây hại nghiệm trọng vào mùa mưa
D. Do vi khuẩn gây ra, 5 giai đoạn, gây hại nghiêm trọng vào mùa nắng

Câu 87: Bệnh héo rũ Panama trên chuối được xác định là do nguyên nhân nào gây ra?
A. Fusarium oxysporium f.cubens
B. Ralstonia solanacearum
C. Fusarium oxysporium
D. Tất cả đều đúng

Câu 88: Cây chuối bệnh héo khá nhanh, lá rũ, trái chín non, bó mạch trong thân bị đổi
màu, tùy theo giống mà triệu chứng có khác nhau, cắt ngang thân lá già thấy các mạch
dẫn nhựa ở bẹ lá bị đổi sang màu vàng, nâu hay đen, cắt ngang thân thật (củ chuối)
thấy vùng bệnh có ứa giọt vi khuẩn chảy ra, vùng củ chuối bị bệnh mềm nhũn, ruột trái
non cũng bị đen. Đó là bệnh hại nào trên chuối?
A. Héo rũ Panama
B. Héo rũ Moko
C. Bệnh đốm lá
D. Bệnh chùn đọt

15
HKXMLT
Câu 89: Bệnh loét trên cây có múi được xác định là do?
A. Xanthomonas campictris pv. citri
B. Xanthomonas campictris pv. oryzae
C. Elsinoe fawcetti
D. Tất cả đều đúng

Câu 90: Bệnh hại cây trồng được định nghĩa như thế nào?
A. Khả năng cây trồng không thích ứng với những vi sinh vật, thực vật thượng đẳng ký sinh,
tuyến trùng,… dưới sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh
B. Khả năng cây trồng thích ứng với những vi sinh vật, thực vật thượng đẳng ký sinh, tuyến
trùng,… dưới sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh
C. Khả năng cây trồng thích ứng với những vi sinh vật, thực vật thượng đẳng ký sinh, tuyến
trùng,…
D. Khả năng cây trồng không thích ứng với những vi sinh vật, thực vật thượng đẳng ký sinh,
tuyến trùng,… dưới sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh, gây thiệt hại về năng suất kinh tế

Câu 91: Nấm nào sau đây có khả năng hình thành đại bào tử và tiểu bào tử?
A. Fusarium moniliforme
B. Colletotrichum sp.
C. Rhizotonia solani
D. Pyricularia oryzae

Câu 92: Cách nào dùng để phân biệt 2 chi vi khuẩn Erwinia và Pseudomonas?
A. Nhuộm chiên mao
B. Dựa vào triệu chứng bệnh
C. Mùi đặc trưng
D. Tất cả đều đúng

Câu 93: Đặc điểm nào sau đây có thể dùng nhận dạng nấm Rhizoctonia solani?
A. Vòng tròn đồng tâm
B. Có nhiều gai cứng
C. Có vách ngăn
D. Sợi nấm vuông gốc tại eo thắt, có vách ngăn

Câu 94: Đối với bệnh do nấm gây ra hại trên lúa thì có thể tháo nước ra là một trong
những biện pháp quản lý bệnh đều đó có đúng hay không? Tại sao?
A. Đúng, do vi khuẩn có chiên mao tháo nước hạn chế sự lây lan của vi khuẩn
B. Đúng, do bệnh do vi khuẩn gây hại nặng khi có nhiều nước
C. Sai, do nước là điều kiện yếm khí có thể giúp giết nhanh vi khuẩn
D. Cả A và B đều đúng

Câu 95: Vì sao đối với bệnh đạo ôn trên lúa chúng ta không nên tháo nước ra để khô
mặt ruộng?
A. Vì đất khô cây lúa thiếu nước, bệnh diễn ra nặng làm cây lúa chết
16
HKXMLT
B. Vì đất khô là điều kiện háo khí tạo thuận lợi cho vi khuẩn phân giải hữu cơ hoạt động
mạnh, cây hấp thụ Đạm từ hữu cơ nên bệnh dễ dàng trở nên nghiêm trọng hơn
C. Vì đất khô là điều kiện thuận lợi cho nấm gây bệnh phát triển mạnh
D. Tất cả ý trên đều sai

Câu 96: Bệnh xuất hiện trên giai đoạn mạ cho đến lúc chín, phá hoại chủ yếu trên lá và
hạt. Vết bệnh trên lá có hình tròn sọc ngắn hoặc không định hình màu nâu, trên hạt lúa
vết bệnh tròn nhỏ có màu nâu. Bệnh phát sinh trong điều kiện bón đạm thấp, gây hại
trên lúa. Đó có thể là do?
A. Bệnh đạo ôn
B. Bệnh tiêm lữa
C. Bệnh đốm nâu
D. Tất cả đều sai

Câu 97: Bệnh gây hại trên bắp, vết bệnh nhỏ như hình mũi kim hơi vàng sau đó lan
rộng ra thành hình tròn hoặc hình bầu dục nhỏ kích thước vết bệnh khoảng 5-6x1.5mm
có màu nâu hoặc ở giữa hơi xám có viền nâu đỏ nhiều khi vết bệnh có màu vàng, bệnh
hại ở bẹ lá, lá và hạt, bệnh gây nhiều khi cây bắp có lá cờ trở đi, đó là bệnh hại nào?
A. Đốm lá nhỏ
B. Đốm lá lớn
C. Khô vằn
D. Bạch tạng

Câu 98: Bệnh hại trên các bộ phận phiến lá bẹ lá thân và bắp ngô tạo nên các vết bệnh
lớn có màu xám tro loang lổ đốm vằn da hổ, hình dạng bất định như đám mây, vết
bệnh lan từ các bộ phận dưới gốc lên gây hại trên bắp, đó là bệnh nào?
A. Đốm lá nhỏ
B. Khô vằn
C. Đốm lá lớn
D. Bạch tạng

Câu 99: Bệnh lỡ cổ rễ ở cà chua do nấm Rhizoctonia solani gây ra những triệu chứng
nào sau đây?
A. Chết rạp cây con, thối rễ, thối gốc
B. Thối thân, thối quả
C. Thối rễ
D. A và B đều đúng

Câu 100: Cây bệnh ban ngày héo, ban đêm phục hồi, phát triển mạnh thời tiết ẩm, nền
đất cát, nhiệt độ thích hợp 28oC, các lá dưới gốc biến vàng ban đầu từ 1 lá chét sau đó
lan ra toàn cây, lá héo rũ màu vàng không rụng, vết bệnh trên thân sát mặt đất có màu
nâu sau đó vết bệnh lớn dần làm khô tóp cả đoạn thân sát mặt đất, rễ kém phát triển và
thối, khi trời ẩm trên mặt vết bệnh có màu hồng nhạt, chẻ dọc thân thấy bó mạch libe
có màu nâu, đó là bệnh hại nào trên cà chua?
17
HKXMLT
A. Héo vàng
B. Héo xanh
C. Héo do nấm
D. Cả A và C đều đúng

Câu 101: Bệnh chết rạp cây con bầu bí, cà thường do nấm nào sau đây gây ra?
A. Pythium
B. Phytopthora
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và C đều sai

Câu 102: Nguyên nhân chủ yếu gây ra thối trái dưa hấu?
A. Nấm Phytothora capsici
B. Vi khuẩn Ewernia
C. Nấm Phytopthora sp.
D. Sâu đục trái

Câu 103: Bệnh cây hại chủ yếu trên trái vào giai đoạn chín vết bệnh ban đầu hơi nhỏ,
lõm, sau 2-3 ngày kích thước vết bệnh có thể lên đến 1cm đường kính, vết bệnh có hình
thoi, lõm, ranh giới vết bệnh là màu đen chạy dọc theo vết bệnh, các vết bệnh có thể
liên kết nhau làm cho quả thối, gây hại nặng trên cây ớt, nguyên nhân do?
A. Bệnh thán thư
B. Bệnh thối trái
C. Bệnh chết cây con
D. Tất cả đều đúng

Câu 104: Bệnh khô đầu lá lúa do nhóm ký sinh nào gây ra?
A. Tuyến trùng
B. Nấm
C. Vi khuẩn
D. Virus

Câu 105: Nhóm tuyến trùng nào sau đây thường gây hại sưng rễ?
A. Meloidogyme
B. Heterodera
C. Aphelenchoides
D. Tất cả đều đúng

Câu 106: Để chuẩn đoán nhanh bệnh vàng lá gân xanh chúng ta có thể?
A. Dùng bộ Kit
B. Dựa vào triệu chứng
C. Phân lập vi khuẩn
D. Tất cả đều đúng

18

You might also like