You are on page 1of 7

TRƯỜNG THPT KHƯƠNG ĐÌNH ĐỀ CƯƠNG GIỮA HKII (2023-2024)

TỔ TỰ NHIÊN- NHÓM CÔNG NGHỆ MÔN: CÔNG NGHỆ 10

I. Nội dung ôn tập


Bài 12: Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng
Bài 13: Sâu hại cây trồng
Bài 14: Bệnh hại cây trồng
Bài 15: Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
II. Câu hỏi tự luận
Câu 1: Hãy nêu một số loại sinh vật gây hại cho cây trồng phổ biến ở Việt Nam.
Câu 2: Vì sao phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng góp phần duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ
môi trường?
Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng góp phần duy trì cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường
vì:
- Phòng trừ sâu bệnh hại giúp giảm thiểu sâu, bệnh gây hại cho cây trồng;
- Góp phần đảm bảo năng suất, chất lượng nông sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho
nông sản.
- Ổn định, gia tăng thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp
=> góp phần duy trì cân bằng sinh thải, bảo vệ môi trường.
Câu 3: Em sẽ làm gì để góp phần phòng trừ sâu bệnh gây hại cây trồng ở gia đình và địa
phương.
Để góp phần phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng ở gia đình, địa phương, cần:
- Thường xuyên vệ sinh đất canh tác nhằm tiêu diệt mầm mống và nơi trú ẩn của sâu bệnh hại
cây trồng.
- Gieo giống tránh những thời điểm sâu bệnh sinh trưởng mạnh.
- Tăng cường bón phân hợp lý và chăm sóc tỉ mỉ các cây trồng để tăng khả năng chống sâu
bệnh.
- Thay phiên trồng các loại cây trồng khác nhau nhằm giảm sự thích ứng của sâu bệnh.
- Lựa chọn những giống cây có khả năng chống sâu bệnh.
Câu 4: Vì sao sâu, bệnh làm giảm giá trị dinh dưỡng, để lại độc tố trong nông sản, gây độc
cho người sử dụng?
Vì sâu bệnh tác động xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Ngoài ra người trồng sẽ
phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để sâu bệnh, thì sẽ để lại tồn dư chất hóa học gây ảnh
hưởng sức khỏe đến người sử dụng.
Câu 5: Sâu hại cây trồng là gì? Vì sao phải phòng trừ sâu hại cây trồng?
Động vật không xương sống thuộc lớp côn trùng chuyên gây hại cho cây trồng.

Câu 6: Bệnh hại cây trồng là gì? Nguyên nhân gây bệnh?
Bệnh hại cây trồng chính là hiện tượng cây không bình thường về chức năng.

Câu 7: Ở địa phương em đac làm gì để phòng tránh bệnh hại cây trồng?
Câu 8: Trình bày 1 số biện pháp tròng trừ sâu bệnh hại thường sử dụng?
Câu 9: Trình bày biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu hại cây trồng?
Câu 10: Trình bày ưu điểm, nhược điểm của các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây
trồng?
III. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Chọn phát biểu sai: Sâu, bệnh ảnh hưởng đến đời sống cây trồng như thế nào?
A. Sinh trưởng và phát triển kém
B. Sinh trưởng kém
C. Phát triển kém
D. Không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển
Câu 2: Sâu, bệnh ảnh hưởng đến đời sống cây trồng như thế nào?
A. Sinh trưởng và phát triển kém
B. Sinh trưởng kém
C. Phát triển kém
D. Không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển
Câu 3: Chọn phát biểu sai: Dấu hiệu khi cây trồng bị sâu bệnh phá hoại
A. quả bị đốm đen. B. lá bị úa vàng. C. lá bị héo. D. cành bị sần sùi
Câu 4: Sâu, bệnh hại sẽ:
A. Không ảnh hưởng đến sức sống của hạt giống
B. Không ảnh hưởng đến tỉ lệ nảy mầm
C. Làm giảm giá trị dinh dưỡng của sản phẩm
D. Không làm giảm giá trị dinh dưỡng trong sản phẩm
Câu 5: Ý nghĩa của việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng là
A. làm giảm giá trị dinh dưỡng trong sản phẩm.
B. làm tăng độ biến dị của nông sản.
C. làm giảm tỉ lệ nảy mầm và sức sống của hạt giống.
D. đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Câu 6: Chọn phát biểu sai.
A. Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng làm giảm giá trị dinh dưỡng trong sản phẩm.
B. Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng làm tăng độ đồng đều của nông sản.
C. Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng làm giảm tỉ lệ nảy mầm và sức sống của hạt giống.
D. Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng làm dẫn đến giảm năng suất.
Câu 7 : Biện pháp nào được coi là biện pháp cơ sở để phòng và trừ sâu, bệnh hại?
A. Biện pháp canh tác B. Biện pháp thủ công
C. Biện pháp hóa học D. Biện pháp sinh học
Câu 8: Côn trùng gây hại có kiểu biến thái không hoàn toàn, ở giai đoạn nào chúng phá hại
mạnh nhất?
A. Sâu non B. Sâu trưởng thành C. Nhộng D. Trứng
Câu 9: Côn trùng gây hại có kiểu biến thái hoàn toàn, ở giai đoạn nào chúng phá hại mạnh
nhất?
A. Sâu non B. Sâu trưởng thành C. Nhộng D. Trứng
Câu 10: Khi bị sâu, bệnh, cây trồng có biểu hiện thế nào?
A. Sinh trưởng và phát triển giảm B. Tốc độ sinh trưởng tăng
C. Chất lượng nông sản không thay đổi D. Tăng năng suất cây trồng
Câu 11: Giai đoạn sâu non của sâu tơ hại rau họ cải kéo dài trong bao lâu?
A. 15 - 28 ngày B. 6-10 ngày C. 11 - 20 ngày D. 8-12 ngày
Câu 12: Sâu tơ hại rau họ cải (Plutella xylostella Linnaeus) có giai đoạn nhộng kéo dài?
A. 5 - 10 ngày. B. 6 - 12 ngày. C. 5-8 ngày D. 7-12 ngày
Câu 13: Đâu là dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hại?
A. Lá bị thủng, sần sùi; quả bị chảy nhựa; cây, củ tươi tốt
B. Lá, quả bị đốm đen, nâu; cảnh tươi khó gãy, là bị úa vàng
C. Cành bị sần sùi, rễ bị thối, bị sẵn sùi
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 14: Cho biết: Sâu gây hại lúa nào sau đây có vòng đời biến thái không hoàn toàn?
A. Sâu cuốn lá nhỏ hại B. Bọ hà hại khoai lang
C. Châu chấu D. Ruồi đục quả
Câu 15: Trên đất giàu mùn, giàu đạm, cây trồng dễ mắc bệnh?
A. Xoăn vàng lá cà chua B. Đạo ôn hại lúa
C. Vàng lá gân xanh hại cam D. Bệnh do tuyến trùng hại rễ cây hồ tiêu
Câu 16: Bệnh đạo ôn gây hại ở bộ phận nào của cây lúa được coi là nặng và thiệt hại nặng
nhất?
A. Đạo ôn trên lá B. Đạo ôn trên thân cây lúa
C. Đạo ôn cổ bông D. Tất cả các bộ phân trên của cây lúa
Câu 17: Khi nói về biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại ý nào sai?
A. Phơi đất ải là biện pháp phòng trừ sâu bệnh
B. Tháo nước cho ngập cây trồng là biện pháp phòng trừ sâu bệnh
C. Dùng thuốc hóa học phun liên tục là biện pháp tốt nhất phòng trừ sâu bệnh có hại cây
trồng
D. Phát triển những động vật ăn thịt hay ký sinh trên trừng hay sâu non của sâu hại là biện
pháp phòng trừ sâu hại cây trồng
Câu 18: Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là gì?
A. Biện pháp canh tác B. Biện pháp thủ công
C. Biện pháp hóa học D. Biện pháp sinh học
Câu 19: Ổ dịch là gì?
A. Nơi xuất phát của sâu, bệnh để phát triển rộng ra đồng ruộng.
B. Nơi có nhiều sâu, bệnh hại.
C. Nơi cư trú của sâu, bệnh hại.
D. Có sẵn trên đồng ruộng.
Câu 20:Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất?
A. Biện pháp canh tác B. Biện pháp hóa học
C. Biện pháp cơ giới vật lý D. Biện pháp sinh học
Câu 21: Các sinh vật gây bệnh cho cây trồng?
A. nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng. B. nấm, vi khuẩn, virus, sâu
C nấm, vi khuẩn, tuyến trùng D. vi khuẩn, virus, tuyến trùng.
Câu 22: Biện pháp nào sau đây sử dụng các sản phẩm từ côn trùng?
A. Biện pháp kỹ thuật B. Biện pháp hóa học
C. Biện pháp cơ giới vật lý D. Biện pháp sinh học
Câu 23. Có mấy nhóm nguyên nhân gây bệnh?
A. B. 2 C. 3 D. 4
Câu 24. Quá trình xâm nhiễm của sinh vật gây bệnh cho cây trồng trải qua mấy giai đoạn?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 25. Quá trình xâm nhiễm của sinh vật gây bệnh cho cây trồng trải qua giai đoạn nào?
A. Xâm nhập B. Ủ bệnh C. Phát triển bệnh D. Cả 3 đáp án trên
Câu 26. Sự phát sinh, phát triển của bệnh do sinh vật chỉ có thể xảy ra khi có mấy điều kiện
cơ bản?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 27. Bệnh đạo ôn hại lúa do:
A. Nấm Pyricularia oryzae gây ra B. Virus xoăn vàng lá TYLCV gây ra
C. Vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây ra D. Tuyến trùng gây ra
Câu 28. Bệnh xoăn vàng lá cà chua do:
A. Nấm Pyricularia oryzae gây ra B. Virus xoăn vàng lá TYLCV gây ra
C. Vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây ra D. Tuyến trùng gây ra
Câu 29. Bệnh vàng lá gân xanh hại cam do:
A. Nấm Pyricularia oryzae gây ra B. Virus xoăn vàng lá TYLCV gây ra
C. Vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây ra D. Tuyến trùng gây ra
Câu 30. Bệnh do tuyến trùng hại rễ cây hồ tiêu do:
A. Nấm Pyricularia oryzae gây ra B. Virus xoăn vàng lá TYLCV gây ra
C. Vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây ra D. Tuyến trùng gây ra
Câu 31. Phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng gồm mấy nguyên lí chính?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 32. Có mấy loại chế phẩm phòng trừ sâu, bệnh hại cho cây trồng có nguồn gốc từ vi sinh
vật?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 33. Đâu là chế phẩm vi khuẩn trừ sâu?
A. Chế phẩm Bt B. Chế phẩm NPV
C. Chế phẩm nấm xanh Metarhizium D. Chế phẩm nấm Trichoderma
Câu 34. Đâu là chế phẩm virus trừ sâu?
A. Chế phẩm Bt B. Chế phẩm NPV
C. Chế phẩm nấm xanh Metarhizium D. Chế phẩm nấm Trichoderma
Câu 35. Đâu là chế phẩm nấm trừ sâu?
A. Chế phẩm Bt B. Chế phẩm NPV
C. Chế phẩm nấm xanh Metarhizium D. Chế phẩm nấm Trichoderma
Câu 36. Đâu là chế phẩm nấm trừ bệnh?
A. Chế phẩm Bt B. Chế phẩm NPV
C. Chế phẩm nấm xanh Metarhizium D. Chế phẩm nấm Trichoderma
Câu 37. Đâu không phải ưu điểm của biện pháp canh tác?
A. Dễ áp dụng, hiệu quả lâu dài
B. Không gây ô nhiễm môi trường
C. An toàn cho sức khỏe người sản xuất
D. Hiệu quả cao khi sâu, bệnh đã phát sinh thành dịch
Câu 38. Đâu là nội dung của biện pháp canh tác?
A. Làm đất, vệ sinh đồng ruộng; gieo trồng đúng thời vụ; chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí;
luân canh cây trồng.
B. Dùng tay, dùng vợt bắt sâu; ngắt bỏ bộ phận cây trồng bị bệnh; dùng bẫy đèn, bẫy dính để
diệt sâu hại.
C. Sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu sâu, bệnh hại.
D. Sử dụng các loài động vật, thực vật, vi sinh vật có ích và chế phẩm từ chúng để phòng trừ
sâu, bệnh hại.
Câu 39. Đâu là nội dung của biện pháp cơ giới, vật lí?
A. Làm đất, vệ sinh đồng ruộng; gieo trồng đúng thời vụ; chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí;
luân canh cây trồng.
B. Dùng tay, dùng vợt bắt sâu; ngắt bỏ bộ phận cây trồng bị bệnh; dùng bẫy đèn, bẫy dính để
diệt sâu hại.
C. Sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu sâu, bệnh hại.
D. Sử dụng các loài động vật, thực vật, vi sinh vật có ích và chế phẩm từ chúng để phòng trừ
sâu, bệnh hại.
Câu 40. Đâu là nội dung của biện pháp sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh?
A. Làm đất, vệ sinh đồng ruộng; gieo trồng đúng thời vụ; chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí;
luân canh cây trồng.
B. Dùng tay, dùng vợt bắt sâu; ngắt bỏ bộ phận cây trồng bị bệnh; dùng bẫy đèn, bẫy dính để
diệt sâu hại.
C. Sử dụng giống cây trồng mang gene chống chịu sâu, bệnh hại.
D. Sử dụng các loài động vật, thực vật, vi sinh vật có ích và chế phẩm từ chúng để phòng trừ
sâu, bệnh hại.
Câu 41. Đâu là nội dung của biện pháp sinh học?
A. Làm đất, vệ sinh đồng ruộng; gieo trồng đúng thời vụ; chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí;
luân canh cây trồng.
B. Dùng tay, dùng vợt bắt sâu; ngắt bỏ bộ phận cây trồng bị bệnh; dùng bẫy đèn, bẫy dính để
diệt sâu hại.
C. Sử dụng giống cây trồng mang gen chống chịu sâu, bệnh hại.
D. Sử dụng các loài động vật, thực vật, vi sinh vật có ích và chế phẩm từ chúng để phòng trừ
sâu, bệnh hại.
Câu 42: Đâu không phải bệnh hại cây trồng thường gặp là?
A. Bệnh đạo ôn hại lúa B. Bệnh xoăn vàng lá cà chua
C. Bệnh xoăn đỏ là cà chua D. Bệnh vàng là gân xanh hại cam
Câu 43: Đâu là yếu tố ngoại cảnh bất lợi của môi trường?
A. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp B. Ngập úng hoặc khô hạn
C. Chất độc, khí độc D. Cả 3 đáp án trên
Câu 44: Hoạt động nào là biện pháp cơ giới vật lí trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng?
A. Gieo trồng dùng thời vụ B. Sử dụng giống kháng bệnh
C. Sử dụng thuốc hóa học D. Bắt bằng vợt
Câu 45: Biện pháp nào sau đây là biện pháp Sinh học trong phòng trừ sâu bệnh hại cây
trồng?
A. Gieo trồng đúng thời vụ B. Bắt bằng vợt, bẫy ánh sáng
C. Dùng ong mắt đỏ D. Bón phân cân đối
Câu 46: Xác định nguyên lí nào không đúng trong phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng?
A. Sử dụng giống khỏe B. Bón thật nhiều dinh dưỡng cho cây
C. Thăm đồng thường xuyên D. Nông dân trở thành chuyên gia
Câu 47: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng là gì?
A. Cải tạo đất, gieo trồng đúng thời vụ
B. Phun thuốc bảo vệ thực vật thường xuyên
C. Chọn tạo các giống cây trồng khỏe mạnh
D. Sử dụng phối hợp các biện pháp phòng trừ một cách hợp lý
Câu 48: Đâu là ưu điểm của phòng trừ sâu, bệnh bằng biện pháp sinh học?
A. tiết kiệm thời gian và công sức vì có hiệu quả cao, diệt sâu, bệnh nhanh.
B. đảm bảo cân bằng sinh thái, thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe của người sản
xuất và tiêu dùng.
C. giảm chi phí phòng trừ sâu, bệnh, không gây ô nhiễm môi trường, an toàn cho sức khỏe
của người sản xuất và tiêu dùng,
D. đơn giản, dễ thực hiện, không gây ô nhiễm môi trường, an toàn khoẻ của người sản xuất
và tiêu dùng.
Câu 49: Đâu KHÔNG là tên biện pháp thường được sử dụng phòng trừ sâu, bệnh hại cây
trồng?
A. Biện pháp sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh B. Biện pháp sử dụng giá thể
C. Biện pháp canh tác D. Biện pháp cơ giới, vật li
Câu 50: Đâu là ưu điểm của phòng trừ sâu, bệnh bằng biện pháp hóa?
A. tiết kiệm thời gian và công sức vì có hiệu quả cao, diệt sâu, bệnh nhanh.
B. đảm bảo cân bằng sinh thái, thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe của người sản
xuất và tiêu dùng.
C. giảm chi phí phòng trừ sâu, bệnh, không gây ô nhiễm môi trường, an toàn cho sức khỏe
của người sản xuất và tiêu dùng,
D. đơn giản, dễ thực hiện, không gây ô nhiễm môi trường, an toàn khoẻ của người sản xuất
và tiêu dùng.
Câu 51: Đâu là ưu điểm của phòng trừ sâu, bệnh bằng biện pháp sử dụng giống chống chịu
sâu bệnh?
A. tiết kiệm thời gian và công sức vì có hiệu quả cao, diệt sâu, bệnh nhanh.
B. đảm bảo cân bằng sinh thái, thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe của người sản
xuất và tiêu dùng.
C. giảm chi phí phòng trừ sâu, bệnh, không gây ô nhiễm môi trường, an toàn cho sức khỏe
của người sản xuất và tiêu dùng.
D. đơn giản, dễ thực hiện, không gây ô nhiễm môi trường, an toàn khoẻ của người sản xuất
và tiêu dùng.
Câu 52: Đâu là ưu điểm của phòng trừ sâu, bệnh bằng biện pháp cơ giới vật lý?
A. tiết kiệm thời gian và công sức vì có hiệu quả cao, diệt sâu, bệnh nhanh.
B. đảm bảo cân bằng sinh thái, thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe của người sản
xuất và tiêu dùng.
C. giảm chi phí phòng trừ sâu, bệnh, không gây ô nhiễm môi trường, an toàn cho sức khỏe
của người sản xuất và tiêu dùng,
D. đơn giản, dễ thực hiện, không gây ô nhiễm môi trường, an toàn khoẻ của người sản xuất
và tiêu dùng.
Câu 51. Đâu không phải nhược điểm của biện pháp hóa học?
A. Dễ áp dụng, hiệu quả lâu dài
B. Không gây ô nhiễm môi trường
C. An toàn cho sức khỏe người sản xuất
D. Hiệu quả cao khi sâu, bệnh đã phát sinh thành dịch
Câu 52. Ưu điểm của biện pháp sinh học?
A. Dễ áp dụng, hiệu quả lâu dài
B. Không gây ô nhiễm môi trường
C. Mất an toàn cho sức khỏe người sản xuất
D. Hiệu quả cao khi sâu, bệnh đã phát sinh thành dịch
Câu 53. Đâu không phải nhược điểm của biện pháp hóa học?
A. Dễ áp dụng, hiệu quả lâu dài
B. Không gây ô nhiễm môi trường
C. An toàn cho sức khỏe người sản xuất
D. Hiệu quả cao khi sâu, bệnh đã phát sinh thành dịch
Câu 54. Ưu điểm của biện pháp sinh học?
A. Dễ áp dụng, hiệu quả lâu dài
B. Không gây ô nhiễm môi trường
C. Mất an toàn cho sức khỏe người sản xuất
D. Hiệu quả cao khi sâu, bệnh đã phát sinh thành dịch
Câu 55: Biện pháp hóa học không có nhược điểm nào dưới đây?
A. Gây độc cho con người, cây trồng, vật nuôi
B. Ô nhiễm môi trường
C. Hiện quả chậm, không có ác dụng dập dịch
D. Tiêu diệt các sinh vật có lợi khác
Câu 56: Trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng, không có nguyên tắc nào dưới đây?
A. Phòng là chính B. Trừ sớm C. Cẩn thận D. Có hiện quả kinh tế cao
Câu 57. Giai đoạn đầu tiên của nhóm sâu hại biến thái hoàn toàn là:
A. Trứng B. Sâu non C. Nhộng D. Trưởng thành
Câu 58. Giai đoạn 2 của nhóm sâu hại biến thái hoàn toàn là:
A. Trứng B. Sâu non C. Nhộng D. Trưởng thành
Câu 59. Giai đoạn 3 của nhóm sâu hại biến thái hoàn toàn là:
A. Trứng B. Sâu non C. Nhộng D. Trưởng thành
Câu 60. Giai đoạn 4 của nhóm sâu hại biến thái hoàn toàn là:
A. Trứng B. Sâu non C. Nhộng D. Trưởng thành

---- HẾT ----

You might also like