You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

Năm học 2021-2022


MÔN: SINH HỌC 6

A. Nội dung lý thuyết trọng tâm


1. Vi khuẩn: Môi trường sống, hình dạng, cấu tạo của vi khuẩn. Vai trò của vi khuẩn. Một số bệnh do vi
khuẩn gây ra.
2. Virus: Hình dạng, cấu tạo của virus. Vai trò và ứng dụng của virus. Một số bệnh do virus gây ra.
3. Nguyên sinh vật: Môi trường sống, cấu tạo của nguyên sinh vật. Ví dụ về nguyên sinh vật. Vai trò của
nguyên sinh vật. Một số bệnh do nguyên sinh vật gây ra.
4. Nấm: Đa dạng nấm. Vai trò của nấm. Một số bệnh do nấm gây ra.
B. Một số bài tập trắc nghiệm minh họa
Câu 1. Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói đến lợi ích của vi khuẩn?
A. Sử dụng trong chế biến thực phẩm như sữa chua…
B. Gây bệnh uốn ván
C. Gây bệnh viêm phổi
D. Gây héo xanh cà chua, khoai tây; thối nhũn bắp cải…
Câu 2. Vi khuẩn thuộc giới nào?
A. Khởi sinh B. Nguyên sinh C. Nấm D. Động vật
Câu 3. Vi khuẩn nào sau đây có dạng hình que?
A. Trực khuẩn B. Xoắn khuẩn C. Liên cầu khuẩn D. Tụ cầu khuẩn
Câu 4. Vi khuẩn có bao nhiêu dạng điển hình?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 5. Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của vi khuẩn?
A. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người
B. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến
C. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh
D. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng
Câu 6. Dụng cụ nào được sử dụng để quan sát vi khuẩn?
A. Kính hiển vi B. Kính lúp C. Kính cận D. Kính viễn vọng
Câu 7. Vi khuẩn là
A. Sinh vật có cấu tạo nhân sơ, kích thước hiển vi.
B. Sinh vật có cấu tạo nhân thực, kích thước hiển vi.
C. Sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi.
D. Sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi.
Câu 8. Ba loại hình dạng điển hình của vi khuẩn là
A. Hình que, hình xoắn, hình cầu
B. Hình lăng trụ, hình khối, hình xoắn
C. Hình cầu, hình khối, hình que
D. Hình khối, hình que, hình cầu
Câu 9. Nguyên nhân gây bệnh viêm da là
A. Vi khuẩn lactic B. Vi khuẩn tả C. Vi khuẩn lao D. Vi khuẩn tụ cầu vàng
Câu 10. Cơ thể vi khuẩn có cấu tạo gồm mấy tế bào?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 11. Phát biểu nào dưới đây về vi khuẩn là không đúng?
A. Vi khuẩn góp phần làm sạch môi trường.
B. Vi khuẩn có mặt ở mọi môi trường sống.
C. Tất cả vi khuẩn đều có hại cho con người.
D. Hầu hết tế bào vi khuẩn có thành tế bào.
Câu 12. Bệnh nào dưới đây không phải là do vi khuẩn gây ra?
A. Sởi B. Uốn ván C. Viêm phổi D. Lao
Câu 13. Vi khuẩn sống trong bao nhiêu môi trường dưới đây?
(1) Không khí (2) Nước (3) Đất (4) Cơ thể sinh vật
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 14. Nguyên sinh vật là
A. Những cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số nguyên sinh vật có cấu tạo đa bào,
nhân thực, có thể quan sát bằng mắt thường.
B. Nguyên sinh vật là những cơ thể đa bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số nguyên sinh vật có
cấu tạo đơn bào, nhân thực, có thể quan sát bằng mắt thường.
C. Nguyên sinh vật là những cơ thể đơn bào, nhân sơ hoặc nhân thực, có kích thước hiển vi hoặc có thể
quan sát bằng mắt thường.
D. Nguyên sinh vật là những cơ thể đa bào, nhân sơ hoặc nhân thực, có kích thước hiển vi hoặc có thể
quan sát bằng mắt thường.
Câu 15. Vật chủ trung gian truyền bệnh sốt rét là loài động vật nào dưới đây?
A. Ruồi nhà B. Gián nhà C. Muỗi Anopheles D. Nhặng xanh
Câu 16. Bệnh nào dưới đây do virus gây ra?
A. Bệnh Phong B. Bệnh quai bị C. Bệnh tả D. Bệnh Giang mai
Câu 17. Sinh vật nào sau đây không thuộc nhóm nguyên sinh vật?
A. Trùng roi B. Trùng kiết lị
C. Trực khuẩn D. Tảo lục đơn bào
Câu 18. Đa số cơ thể nguyên sinh vật có cấu tạo mấy tế bào?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 19. Đa số nguyên sinh vật là những cơ thể
A. Đơn bào, có kích thước hiển vi B. Đa bào, có thể quan sát bằng mắt thường
C. Đa bào, có kích thước hiển vi D. Đơn bào, có thể quan sát bằng mắt thường
Câu 20. Nguyên sinh vật thuộc giới nào dưới đây?
A. Khởi sinh B. Nguyên sinh C. Nấm D. Động vật
Câu 21. Sinh vật nào có vai trò quan trọng trong việc cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước?
A. Tảo B. Trùng biến hình C. Trùng giày D. Trùng kiết lị
Câu 22. Bệnh sốt rét truyền theo đường nào?
A. Máu B. Tiêu hóa C. Hô hấp D. Tiếp xúc gần
Câu 23. Bệnh kiết lị truyền theo đường nào?
A. Máu B. Tiêu hóa C. Hô hấp D. Tiếp xúc gần
Câu 24. Điều kiện sống nào sau đây phù hợp với sự phát triển của nấm?
A. Tủ lạnh B. Bó củi ẩm ướt C. Ngô đã phơi khô D. Đống gạch
Câu 25. Loại nấm nào dưới đây thuộc nhóm nấm túi?
A. Nấm linh chi B. Nấm men C. Nấm kim châm D. Nấm tai mèo
Câu 26. Loại nấm nào dưới đây thuộc nhóm nấm đảm?
A. Nấm mốc đen B. Nấm mộc nhĩ C. Nấm men rượu D. Nấm mốc xanh
Câu 27. Bệnh nào dưới đây gây ra do nấm?
A. Thủy đậu B. Viêm phổi C. Viêm gan B D. Hắc lào
Câu 28. Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?
A. Gây bệnh nấm da ở động vật
B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng
C. Gây bệnh viêm gan B ở người
D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người
Câu 29. Ở người, bệnh nào dưới đây do nấm gây ra?
A. Tay chân miệng B. Viêm phổi C. Bạch tạng D. Lang ben
Câu 30. Có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng khi nói đến nấm?
(1) Nấm là sinh vật đơn bào hoặc đa bào, nhân thực
(2) Dựa vào hình dạng, cấu trúc của cơ quan tạo bào tử, nấm được chia thành một số nhóm, đại diện như:
nấm túi, nấm đảm, nấm tiếp hợp.
(3) Chỉ có thể quan sát được nấm dưới kính hiển vi sai
(4) Tất cả các loại nấm đều có lợi cho con người  sai
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
…………………………………………..Hết………………………………………………

You might also like