You are on page 1of 4

Học online tại: https://mapstudy.

vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2 - LỚP 11


ĐỀ THAM KHẢO SỐ 4

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn


Câu 1: [VNA] Trong hệ SI, đơn vị đo cường độ điện trường là
A. vôn B. vôn nhân mét C. niutơn D. vôn trên mét
Câu 2: [VNA] Chất nào sau đây không chứa hoặc chứa rất ít điện tích tự do?
A. Dung dịch axit B. Kim loại C. Dung dịch muối D. Thủy tinh
Câu 3: [VNA] Đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện là
A. điện dung của tụ B. hiệu điện thế
C. điện tích của tụ điện D. điện môi trong tụ
Câu 4: [VNA] Công của lực điện khi dịch chuyển một điện tích trong điện trường không phụ thuộc
vào
A. vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi B. cường độ của điện trường
C. độ lớn điện tích bị dịch chuyển D. hình dạng của đường đi
Câu 5: [VNA] Một điện tích điểm Q đặt trong không khí. Cường độ điện trường do điện tích này
gây ra tại một điểm cách nó một khoảng r có độ lớn bằng
Q2 Q Q2 Q
A. E  9.10 9 B. E  9.10 9 2 C. E  9.10 9 2 D. E  9.10 9
r r r r
Câu 6: [VNA] Đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường lên điện tích q đặt tại một điểm
trong điện trường là
A. điện thế B. hiệu điện thế
C. cường độ điện trường D. thế năng
Câu 7: [VNA] Thế năng W của một điện tích q tại một điểm trong điện trường được tính bằng
công thức nào dưới đây? (biết V điện thế tại điểm đó, E là cường độ điện trường, U là hiệu điện
thế, d là khoảng cách)
A. W  Ed B. W  qE C. W  qU D. W  qV
Câu 8: [VNA] Chọn phát biểu đúng nói về điện dung của một tụ điện
A. Điện dung đo bằng đơn vị fara B. Điện dung đo bằng đơn vị Cu-lông
C. Công thức tính điện dung là C = QU D. Công thức tính điện dung là C = QU2
Câu 9: [VNA] Trong các nhận định dưới đây về hiệu điện thế, nhộn định không đúng là
A. Hiệu điện thế đặc trưng cho khả năng sinh công khi dịch chuyển điện tích giữa hai điểm trong
điện trường
B. Đơn vị của hiệu điện thế là V/C
C. Công thức liên hệ cường độ điện trường và hiệu điện thế là U = E.d
D. Hiệu điện thế giữa hai điểm phụ thuộc vị trí của 2 điểm trong điện trường
Câu 10: [VNA] Hình bên có vẽ một số đường sức điện của điện trường do
hệ hai điện tích điểm A và B gây ra, dấu các điện tích là
A. A và B đều tích điện dương
B. A tích điện dương và B tích điện âm
C. A tích điện âm và B tích điện dương
D. A và B đều tích điện âm

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 1


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 11: [VNA] Chọn câu trả lời sai:


A. 1 pF = 1012 F B. 1 mF = 106 F C. 1 nF = 109 F D. 1 F = 106 F
Câu 12: [VNA] Biết hiệu điện thế UMN = 3 V. Hỏi đẳng thức nào dưới đây chắc chắn đúng?
A. VM = 3 V B. VM – VN = 3 V C. VN = 3 V D. VN – VM = 3 V

Câu 13: [VNA] Tính lực tác dụng lên điện tích 10 C đặt trong điện trường đều có cường độ 2,5.103
7

V/m
A. 2,5.104 N B. 2,5.1010 N C. 4.105 N D. 4.108 N
Câu 14: [VNA] Một tụ điện điện dung 5 μF được tích điện dưới hiệu điện thế 30 V. Điện tích của tụ
điện là
A. 150 μC B. 6 μC C. 35 μC D. 25 μC
Câu 15: [VNA] Công của lực điện trường làm di chuyển một điện tích giữa hai điểm có hiệu điện
thế U = 2000 (V) là A = 1 (J). Độ lớn của điện tích đó là
A. 2.104 (C) B. 2.104 (μC) C. 5.104 (C) D. 5.104 (μC)
Câu 16: [VNA] Độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không cách nhau khoảng
r là 9 N. Nếu khoảng cách hai điện tích đó là r/3 thì độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích đó là
A. 1 N B. 3 N C. 27 N D. 81 N
Câu 17: [VNA] Đặt hai điện tích điểm q1 và q2 trong chân không thì chúng hút nhau bằng một lực
có độ lớn 4.106 N. Nếu đặt hai điện tích này trong điện môi có hằng số điện môi  = 2 và giữ nguyên
khoảng cách giữa hai điện tích thì độ lớn lực hút giữa chúng là
A. 2.106 N B. 8.106 N C. 6.106 N D. 4.106 N
Câu 18: [VNA] Có 3 tụ điện giống nhau, mỗi tụ điện có điện dung 1,5C0. Ghép 3 tụ điện này như
thế nào để được một bộ tụ điện có điện dung C = C0?
A. 3 tụ điện ghép nối tiếp
B. ghép 2 tụ điện nối tiếp rồi ghép song song với tụ thứ 3
C. ghép 2 tụ điện song song rồi ghép nối tiếp với tụ thứ 3
D. 3 tụ điện ghép song song
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai
Câu 1: [VNA] Đặt hai điện tích điểm q1 = 4.106 C và q2 = 16.106 C tại hai điểm A và B cách nhau 30
cm trong chân không. Gọi C là điểm cách A, B lần lượt là 10 cm và 40 cm
a) Độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích là 6,4 N
b) Độ lớn của cường độ điện trường tổng hợp do q1 và q2 gây ra tại C là 45.105 V/m
c) Hướng của cường độ điện trường tổng hợp do q1 và q2 gây ra tại C là từ A đến B
d) Vị trí mà tại đó cường độ điện trường tổng hợp do hai điện tích q1 và q2 gây ra bằng 0 cách A là
10 cm, cách B là 20 cm
Câu 2: [VNA] Một điện tích điểm Q = 6.1013 C đặt trong chân không
a) Độ lớn của cường độ điện trường do điện tích điểm Q gây ra tại một điểm cách nó một khoảng 1
cm là 54 V/m
b) Cường độ điện trường do điện tích điểm Q gây ra có phương trùng với đường nối điện tích với
điểm đang xét
c) Chiều của cường độ điện trường hướng lại gần điện tích Q
d) Càng gần điện tích thì cường độ điện trường càng yếu, càng xa điện tích thì cường độ điện trường
càng mạnh

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 2


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 3: [VNA] Ba điểm A, B, C tạo thành một tam giác vuông B


tại C. AC = 4 cm, BC = 3 cm và nằm trong một điện trường đều.
Vectơ cường độ điện trường E song song với AC, hướng từ A
A C
đến C và có độ lớn E = 3000 V/m

a) Hiệu điện thế UAC = 102 V


b) Hiệu điện thế UAB = 150 V
c) Hiệu điện thế UCB = 0
d) Công của điện trường khi một electron (e) di chuyển từ A đến B là 1,92.1017 J
Câu 4: [VNA] Một tụ điện có ghi 5 μF  220 V
a) Số thứ nhất cho biết điện tích của tụ điện là Q = 5 μF
b) Số thứ hai cho biết giới hạn của hiệu điện thế có thể đặt vào hai cực của tụ là Umax = 220 V
c) Điện tích cực đại có thể tích cho tụ là 1,1 mC
d) Điện tích có thể tích cho tụ ở hiệu điện thế 200 V là 1 C
PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn
Câu 1: [VNA] Hai điện tích điểm q1 = 109 V, q2 = 4.109 C đặt cách nhau 6 cm trong dầu có hằng số
điện môi là ε . Lực tương tác giữa chúng có độ lớn là F = 5.106 N. Hằng số điện môi là bao nhiêu ?
Câu 2: [VNA] Một electron có động năng Wđ = 200 eV lúc bắt đầu đi vào điện trường đều của hai
bản kim loại đặt song song tích điện trái dấu theo hướng đường sức. Hỏi hiệu điện thế giữa hai bản
có giá trị tối thiểu là bao nhiêu V để hạt không đến được bản đối diện ?
Câu 3: [VNA] Một tụ điện không khí có điện dung 40 pF và khoảng cách giữa hai bản là 1 cm. Điện
tích tối đa có thể tích cho tụ bằng bao nhiêu μC, biết rằng khi cường độ điện trường trong không
khí lên đến 3.106 V/m thì không khí sẽ trở thành dẫn điện
Câu 4: [VNA] Quả cầu khối lượng m = 0,25 g mang điện tích q = 2,5.109 C được treo bởi một sợi dây
và đặt vào trong một điện trường đều có phương nằm ngang và có độ lớn E = 106 V/m. Cho g = 10
m/s2. Góc lệch của dây treo so với phương thẳng đứng là bao nhiêu độ ?
Câu 5: [VNA] Hai bản kim loại phẳng song song mang điện tích trái dấu được đặt cách nhau 2 cm.
Cường độ điện trường giữa hai bản bằng 3000 V/m. Sát bề mặt bản mang điện dương, người ta đặt
một hạt mang điện dương 1,2.103 C Công của điện trường khi hạt mang điện chuyển động từ bản
dương sang bản âm bằng bao nhiêu mJ ?
Câu 6: [VNA] Trong mặt phẳng tọa độ xOy có ba điện tích điểm (xem hình vẽ). y
Điện tích q1 = +4 μC được giữ tại gốc toạ độ O. Điện tích q2 = 3 μC đặt cố định tại N q3
M trên trục Ox, OM = +5 cm. Điện tích q3 = 6 μC đặt cố định tại N trên trục Oy,
ON = +10 cm. Bỏ lực giữ để điện tích q1 chuyển động. Cho biết hạt mang điện tích
q1 q2 x
q1 có khối lượng 5 g. Sau khi được giải phóng thì điện tích q1 có gia tốc bằng bao
O M
nhiêu m/s2 (làm tròn đến hàng đơn vị của m/s2)?

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 3


Học online tại: https://mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

ĐÁP ÁN THAM KHẢO


PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
1.D 2.D 3.A 4.D 5.B 6.C 7.D 8.A 9.B
10.A 11.B 12.B 13.A 14.A 15.C 16.D 17.A 18.B

Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai


Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S)
a) Đ a) S
b) Đ b) S
1 3
c) S c) Đ
d) Đ d) S
a) Đ a) S
b) Đ b) Đ
2 4
c) S c) Đ
d) S d) S

PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn


Câu Đáp án Câu Đáp án
1 2 4 45
2 200 5 72
3 1,5 6 9660

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 4

You might also like