You are on page 1of 4

Học online tại Mapstudy

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 - LỚP 11


ĐỀ THAM KHẢO SỐ 01
Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Câu 1: [VNA] Cọ xát thanh êbônit vào miếng dạ, thanh êbônit tích điện âm vì
A. electron chuyển từ thanh êbônit sang dạ. B. electron chuyển từ dạ sang thanh êbônit.
C. proton chuyển từ dạ sang thanh êbônit. D. proton chuyển từ thanh êbônit sang dạ.
Câu 2: [VNA] Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí
A. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
B. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
C. tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích.
D. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.
Câu 3: [VNA] Một điện tích điểm Q < 0, đặt trong chân không. Cường độ điện trường do điện tích
Q gây ra tại một điểm M cách Q một khoảng r có phương là đường thẳng nối Q với M và
Q
A. chiều hướng từ M tới Q với độ lớn bằng .
4πε0 r 2
Q
B. chiều hướng từ M ra xa khỏi Q với độ lớn bằng .
4πε0 r 2
−Q
C. chiều hướng từ M tới Q với độ lớn bằng .
4πε0 r 2
−Q
D. chiều hướng từ M ra xa khỏi Q với độ lớn bằng .
4πε0 r 2
Câu 4: [VNA] Cường độ điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng song song được nối với
nguồn điện có hiệu điện thế U sẽ giảm đi khi
A. tăng hiệu điện thế giữa hai bản phẳng. B. tăng khoảng cách giữa hai bản phẳng.
C. tăng diện tích của hai bản phẳng. D. giảm diện tích của hai bản phẳng.
Câu 5: [VNA] Trong một điện trường đều có cường độ E, khi một điện tích q dương di chuyển cùng
chiều đường sức điện một đoạn d thì công của lực điện là
qE E
A. . B. qEd. C. 2qEd. D. .
d qd
Câu 6: [VNA] Các đường sức điện trong điện trường đều
A. chỉ có phương là không đổi. B. chỉ có chiều là không đổi.
C. là các đường thẳng song song cách đều. D. là những đường thẳng đồng quy.
Câu 7: [VNA] Chọn các cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống để được nội dung đúng: Thế năng
của điện tích q tại một điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho khả năng …(1)… của điện
trường …(2).
A. (1) sinh công; (2) khi đặt điện tích q tại điểm đang xét
B. (1) tạo ra điện thế; (2) khi đặt điện tích q tại điểm đang xét
C. (1) sinh công; (2) điện tích q di chuyển từ điểm đang xét ra xa vô cùng
D. (1) tạo ra điện thế; (2) điện tích q di chuyển từ điểm đang xét ra xa vô cùng
Câu 8: [VNA] Đại lượng đặc trưng cho khả năng tạo ra thế năng tại một điểm khi đặt một điện tích
q trong điện trường được gọi là gì?
A. Điện trường B. Điện thế C. Điện áp D. Hiệu điện thế
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 1


Học online tại Mapstudy
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 9: [VNA] Phát biểu nào sau đây đúng?


A. Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng phóng điện của tụ
B. Điện dung của tụ điện phụ thuộc vào điện tích của trên các bản tụ
C. Điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai bản tụ
D. Điện dung của tụ được xác định bằng công thức: C = Q.U
Câu 10: [VNA] Tụ điện có cấu tạo như thế nào?
A. Hai vật cách điện đặt gần nhau trong môi trường dẫn điện
B. Hai vật cách điện đặt gần nhau trong môi trường chứa nhiều điện tích tự do
C. Hai vật dẫn điện đặt gần nhau trong môi trường chứa nhiều điện tích tự do
D. Hai vật dẫn điện đặt gần nhau trong điện môi
Câu 11: [VNA] Công thức nào sau đây không phải là công thức tính năng lượng điện trường của
tụ điện?
Q2 QU CU 2 C2
A. W = B. W = C. W = D. W =
2C 2 2 2Q

Câu 12: [VNA] Điện thế tại một điểm M trong điện trường bất kì có cường độ điện trường E không
phụ thuộc vào

A. vị trí điểm M B. cường độ điện trường E
C. điện tích q đặt tại điểm M D. vị trí được chọn làm mốc của điện thế
Câu 13: [VNA] Hai điện tích điểm giống nhau có độ lớn 2.10−6 C được đặt cách nhau 20 cm trong
chân không thì lực tương tác giữa chúng
A. là lực đẩy và có độ lớn 9.10−5 N B. là lực hút và có độ lớn 0,9 N
C. là lực hút và có độ lớn 9.10 N−5
D. là lực đẩy và có độ lớn 0,9 N
Câu 14: [VNA] Điện tích điểm q = 80 nC đặt cố định tại O trong dầu. Hằng số điện môi của dầu là
ε = 4. Cường độ điện trường do q gây ra tại M cách O một khoảng 30 cm là
A. 0,6.103 V/m B. 0,6.104 V/m C. 2.103 V/m D. 2.105 V/m
Câu 15: [VNA] Khi một điện tích q = −3.10−5 C di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường
thì lực điện sinh công AMN = −6.10−4 J. Hiệu điện thế UMN có giá trị nào sau đây?
A. 18 V B. 2 V C. 20 V D. 50 V
Câu 16: [VNA] Đặt vào hai bản kim loại phẳng song song một hiệu điện thế U = 100 V . Một hạt bụi
mịn có điện tích q = +3, 2.10 −19 C lọt vào chính giữa khoảng điện trường đều giữa hai bản phẳng. Coi
tốc độ hạt bụi khi bắt đầu vào điện trường đều bằng 0 , bỏ qua lực cản của môi trường. Động năng
của hạt bụi khi va chạm với bản nhiễm điện âm bằng:
A. Wd = 6, 4.10 −17 J B. Wd = 3, 2.10 −17 J C. Wd = 1,6.10 −17 J D. Wd = 0 J
Câu 17: [VNA] Một tụ điện xoay không khí khi nối hai bản tụ với hiệu điện thế 100 V thì điện tích
trên tụ là 2.10−7 C. Nếu tăng diện tích của hai bản tụ lên gấp đôi và nối hai bản tụ với hiệu điện thế
50 V thì điện tích trên tụ là
A. 2.10−7 C B. 4.10−7 C C. 5.10−8 C D. 2.10−8 C
Câu 18: [VNA] Hai quả cầu A và B được tích điện lần lượt là −3,2.10−7 C và 2,4.10−7 C. So với quả cầu
trung hoà về điện thì
A. quả cầu A thiếu 2.1012 êlectron và quả cầu B thừa 1,5.1012 êlectron
B. quả cầu A thừa 1,5.1012 êlectron và quả cầu B thiếu 2.1012 êlectron
C. quả cầu A thừa 2.1012 êlectron và quả cầu B thiếu 1,5.1012 êlectron
D. quả cầu A thiếu 1,5.1012 êlectron và quả cầu B thừa 2.1012 êlectron

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 2


Học online tại Mapstudy
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai


Câu 1: [VNA] Cho hai điện tích q1 = 4.10–8 C, q2 = –1.10–8 C đặt tại hai điểm cách nhau một khoảng
MN = 130 cm trong điện môi có hệ số điện môi là ε = 2,9. Điện tích q = –9.10–8 C đặt tại điểm O cách
 
q1 và q2 các khoảng lần lượt là OM = 70 cm và ON = 60 cm. F 1 và F 2 lần lượt là lực do q1 và q2 tác
dụng lên q
a) Lực do q1 tác dụng lên q là: 734,69 μN.
b) Lực do q2 tác dụng lên q là: 7,76 μN.
 
c) F 1 cùng chiều F 2 .
d) Hợp lực do q1 và q2 tác dụng lên q là: 15,04 μN.

Câu 2: [VNA] Cho hai điện tích q1 = 3,7.10−8 C, q2 = –0,592.10−8 C đặt tại hai điểm cách nhau một
khoảng r = 42 cm trong chân không. O là điểm mà tại đó cường độ điện trường tổng hợp do q1 và q2
sinh ra bằng không. Gọi r1 và r2 lần lượt là khoảng cách từ q1 và q2 đến O
a) r2/ r1 = 0,4. b) r1 + r2 = r.
c) r1 = 30 cm. d) r2 = 28 cm.

Câu 3: [VNA] Hai bản kim loại phẳng tích điện trái dấu nhưng có độ lớn bằng nhau đặt song song
và cách nhau một khoảng d = 19 mm. Hiệu điện thế giữa hai bản là U = 7,22 V. Xét một electron bắt
đầu đi từ bản tích điện âm sang bản tích điện dương. Biết khối lượng và điện tích của electron lần
lượt là me = 9,1.10–31 C kg, qe = 1,6.10–19 C
a) Electron chuyển động thẳng nhanh dần đều.
b) Cường độ điện trường là E = 137,18 V/m.
c) Lực điện trường tác dụng lên electron là F = 11,552.10–17 N.
d) Tốc độ của electron khi đến bản dương là v = 1,13.106 m/s.

Câu 4: [VNA] Cho ba tụ điện có điện dung bằng nhau và bằng 110,4 μF.
a) Có thể dùng 3 tụ nói trên để mắc thành bộ tụ có điện dung là 331,2 μF.
b) Có thể dùng 3 tụ nói trên để mắc thành bộ tụ có điện dung là 36,8 μF.
c) Có thể dùng 3 tụ nói trên để mắc thành bộ tụ có điện dung là 134,1 μF.
d) Có thể dùng 3 tụ nói trên để mắc thành bộ tụ có điện dung là 315,2 μF.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 3


Học online tại Mapstudy
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn


Câu 1: [VNA] Hai điện tích đặt cách nhau một khoảng r = 10 cm trong chân không. Biết tổng của q1
và q2 là 6,4.10–8 C và |q1| > |q2|, lực hút giữa chúng có độ lớn là 2764,8.10–6 N. Tính độ lớn của q1 (lấy
đơn vị là nC)

Câu 2: [VNA] Một điện tích Q đặt trong chân không. Hai điểm M và N nằm trên cùng một đường
sức điện và cách nhau 5 cm, M gần Q hơn. Cường độ điện trường tại M và N lần lượt là 4000 V/m và
1000 V/m. Tính khoảng cách từ M tới Q (lấy đơn vị là cm)

Câu 3: [VNA] Một electron bay với vận tốc v = 1,2.106 m/s vào trong điện trường đều tại điểm M
theo hướng cùng chiều với các đường sức điện. Khi đến điểm N thì vận tốc electron bằng không.
Biết điện tích và khối lượng electron lần lượt là qe = –1,6.10–19 C, me = 9,1.10–31 kg. Tính hiệu điện thế
giữa hai điểm MN (lấy đơn vị là V)

Câu 4: [VNA] Hai bản kim loại phẳng song song mang điện tích trái dấu đặt cách nhau 2 cm. Cường
độ điện trường giữa hai bản là E = 3000 V/m. Sát bản mang điện dương, ta đặt một hạt mang điện
dương có khối lượng m = 4,5.10−6 g và có điện tích q = 1,5.10−2 C. Tính công của lực điện trường khi
hạt mang điện chuyển động từ bản dương sang bản âm (lấy đơn vị J)

Câu 5: [VNA] Hai tụ điện có điện dung C1 = 12,8 μF, C2 = 32 μF được mắc thành bộ tụ nối tiếp sau
đó mắc vào hiệu điện thế U = 63 V. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu tụ C1 (lấy đơn vị V)

Câu 6: [VNA] Trong cơ thể sống, có nhiều loại tế bào, màng tế bào có nhiệm vụ kiểm soát các chất
và ion ra vào tế bào đảm bảo cho quá trình trao đổi chất và bảo vệ tế bào trước các tác nhân có hại
của môi trường. Một tế bào có màng dày khoảng 8.10 − 9 m, mặt trong của màng tế bào mang điện
tích âm, mặt ngoài mang điện tích dương. Hiệu điện thế giữa hai mặt này bằng 0,07 V. Hãy tính
cường độ điện trường trong màng tế bào trên (lấy đơn vị 106 V/m)

---HẾT---

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 4

You might also like