You are on page 1of 4

 MAPSTUDY

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II


MAPSTUDY THEO CẤU TRÚC MỚI CỦA BỘ GIÁO DỤC
Đề số 4 Môn thi thành phần: VẬT LÍ
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Họ và tên thí sinh: .....................................................................................................

PHẦN 1. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN


Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Mỗi câu trả lời
đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: [Mapstudy] Trong hệ SI, đơn vị của điện thế là
A. Vôn. B. Ampe. C. Cu-lông. D. Oát.
Câu 2: [Mapstudy] Môi trường nào dưới đây không chứa điện tích tự do?
A. Nước biển. B. Nước sông. C. Nước cất. D. Nước mưa.
Câu 3: [Mapstudy] Có hai điện tích điểm q1 và q2 , khi đưa lại gần chúng đẩy nhau. Phát biểu nào
sau đây là đúng?
A. q1 .q2 < 0. B. q1 < 0 và q2 > 0. C. q1 > 0 và q2 < 0. D. q1 .q2 > 0.
Câu 4: [Mapstudy] Trong một hệ cô lập về điện
A. tổng đại số các điện tích không đổi. B. tổng độ lớn các điện tích không đổi.
C. hiệu đại số các điện tích không đổi. D. tích đại số các điện tích không đổi.
Câu 5: [Mapstudy] Cho một điện tích điểm Q > 0; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều
A. phụ thuộc vào điện môi xung quanh. B. hướng về phía nó.
C. hướng ra xa nó. D. phụ thuộc độ lớn của nó.
Câu 6: [Mapstudy] Trong trường hợp nào sau đây, ta có thể coi các vật nhiễm điện là các điện tích
điểm?
A. Hai quả cầu lớn đặt gần nhau.
B. Một thanh nhựa và một quả cầu đặt gần nhau.
C. Hai quả cầu nhỏ đặt xa nhau.
D. Hai thanh nhựa đặt gần nhau.
Câu 7: [Mapstudy] Trong trường hợp nào dưới đây, ta không có một tụ điện? Giữa hai bản kim loại
là một lớp
A. mica. B. không khí.
C. giấy tẩm dung dịch muối ăn. D. sứ.
Câu 8: [Mapstudy] Gọi Q, C và U là điện tích, điện dung và hiệu điện thế giữa hai bản của một tụ
điện. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. C không phụ thuộc vào Q và U. B. C tỉ lệ thuận với Q.
C. C phụ thuộc vào Q và U. D. C tỉ lệ nghịch với U.
Câu 9: [Mapstudy] Thế năng của điện tích trong điện trường đặc trưng cho
A. khả năng tác dụng lực của điện trường. B. khả năng sinh công của điện trường.
C. phương chiều của cường độ điện trường. D. năng lượng của vùng không gian có điện.
Câu 10: [Mapstudy] Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí
A. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.
B. tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
C. tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa hai điện tích.
D. tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích.

½ Hà Nội Trang 55
Ô Tư vấn đăng kí học 0978.739.566

Câu 11: [Mapstudy] Thả cho một prôtôn không có vận tốc ban đầu trong một điện trường (bỏ qua tác
dụng của trường hấp dẫn) thì nó sẽ
A. chuyển động ngược hướng với hướng của đường sức của điện trường.
B. chuyển động từ nơi có điện thế cao sang nơi có điện thế thấp.
C. chuyển động từ nơi có điện thể thấp sang nơi có điện thế cao.
D. đứng yên.
Câu 12: [Mapstudy] Phát biểu nào sau đây sai? Có ba điện tích nằm cố định tại ba đỉnh một hình
vuông (mỗi điện tích ở một đỉnh) sao cho cường độ điện trường ở đỉnh thứ tư bằng không. Nếu vậy thì
trong ba điện tích đó
A. có hai điện tích dương, một điện tích âm.
B. có hai điện tích âm, một điện tích dương.
C. đều là các điện tích cùng dấu.
D. có hai điện tích bằng nhau, độ lớn của hai điện tích này nhỏ hơn độ lớn của điện tích còn lại.
Câu 13: [Mapstudy] Đồ thị nào trên hình biểu diễn sự phụ thuộc của điện tích của một tụ điện vào
hiệu điện thế giữa hai bản của nó?

Q Q Q Q

O U O U O U O U
Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4

A. Hình 2. B. Hình 1. C. Hình 4. D. Hình 3.


Câu 14: [Mapstudy] 1 nF bằng
A. 10−6 F. B. 10−12 F. C. 10−9 F. D. 10−3 F.
Câu 15: [Mapstudy] Một tụ điện có điện dung 5.10−10 F được mắc vào hiệu điện thế 100 V. Điện tích
của tụ điện là
A. q = 2.1010 C. B. q = 2.1011 C. C. q = 5.10−8 C. D. q = 5.10−12 C.
Câu 16: [Mapstudy] Cường độ điện trường do một điện tích điểm +4.10−9 C gây ra tại một điểm cách
nó 5 cm trong chân không có độ lớn là
A. 144 kV/m. B. 14, 4 kV/m. C. 288 kV/m. D. 28, 8 kV/m.
−9
Câu 17: [Mapstudy] Cho hai điện tích điểm q1 = q2 = 3.10 C đặt cách nhau 9 cm trong chân không.
2
N . m
Lấy k = 9.109 . Độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích là
C2
−5
A. 9.10 N. B. 10−5 N. C. 9.10−7 N. D. 10−9 N.
Câu 18: [Mapstudy] Một prôtôn dịch chuyển dọc theo đường sức điện của một điện trường đều có độ
lớn cường độ điện trường là 1000 V/m. Lấy e = 1, 6.10−19 C. Khi prôtôn dịch chuyển được 2 cm thì độ lớn
công của lực điện trường là
A. 0, 8.10−16 J. B. 3, 2.10−18 J. C. 1, 6.10−16 J. D. 3, 2.10−16 J.

Trang 56 ½ Hà Nội
 MAPSTUDY

PHẦN 2. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI


Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc
sai. Trong một câu hỏi: đúng 1 ý được 0,1 điểm; đúng 2 ý được 0,25 điểm; đúng 3 ý được 0,5 điểm; đúng
4 ý được 1 điểm.
Câu 1: [Mapstudy] Một điện tích điểm q = 10−6 C đặt trong không khí. Điểm N cách điện tích 30 cm.
a) Cường độ điện trường tại điểm N hướng về phía điện tích điểm. ĐÚNG  SAI 
b) Cường độ điện trường tại điểm N là 105 V/m. ĐÚNG  SAI 
c) Đặt tại N một điện tích q0 = 2.10−7 C. Lực điện tác dụng lên q0 là 0, 02 N. ĐÚNG  SAI 
d) Đặt điện tích trong chất lỏng có hằng số điện môi ε = 16 thì điểm có cường độ điện trường 105 V/m
cách điện tích 1, 875 cm. ĐÚNG  SAI 
Câu 2: [Mapstudy]
Có tụ điện như hình vẽ.
a) Thông số 2200 µF ghi trên tụ điện là điện dung của tụ điện. ĐÚNG  SAI

b) Hiệu điện thế tối đa đặt vào giữa hai bản tụ là 35 V. ĐÚNG  SAI 
c) Điện tích cực đại mà tụ có thể tích được là 77 C. ĐÚNG  SAI 
d) Muốn tích cho tụ điện một điện tích là 44.10−3 C thì phải đặt giữa hai bản
tụ một hiệu điện thế bằng 20 V. ĐÚNG  SAI 
#» #»
Câu 3: [Mapstudy] Ba điểm A, B, C nằm trong điện trường đều sao cho E cùng phương AC. Cho
AB ⊥ AC và AB = 6 cm, AC = 8 cm. Gọi D là trung điểm của AC thì UCD = 100 V.
a) Cường độ điện trường có chiều từ A đến C. ĐÚNG  SAI 
b) Cường độ điện trường E = 2500 V/m. ĐÚNG  SAI 
c) Hiệu điện thế UAB có giá trị bằng 0 V. ĐÚNG  SAI 
d) Hiệu điện thế UBC = −200 V. ĐÚNG  SAI 
Câu 4: [Mapstudy] Hạt bụi có m = 10−12 g nhiễm điện dương nằm cân bằng trong điện trường đều giữa
hai bản kim loại mang điện tích trái dấu. Biết U = 125 V và d = 5 cm. Cho g = 10 m/s2 . Biết e = 1, 6.10−19
C.
a) Điện tích hạt bụi là 4.10−18 C. ĐÚNG  SAI 
b) Nếu hạt bụi mất đi 5e thì điện tích của hạt bụi giảm đi 5 lần. ĐÚNG  SAI 
c) Nếu hạt bụi mất đi 5e thì hạt bụi cân bằng. Khi đó hiệu điện thế có giá trị xấp xỉ 104 V. ĐÚNG 
SAI 
d) Công dịch chuyển hạt bụi đi dọc từ bản âm tới bản dương là 5.10−6 J. ĐÚNG  SAI 

½ Hà Nội Trang 57
Ô Tư vấn đăng kí học 0978.739.566

PHẦN 3. CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN


Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: [Mapstudy] Hai quả cầu nhỏ có kích thước giống nhau tích điện q1 = 8.10−6 C và q2 = −2.10−6
C. Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi đặt chúng trong không khí cách nhau 10 cm thì lực tương tác
giữa chúng có độ lớn là bao nhiêu N?
...................................
Câu 2: [Mapstudy]
Electron trong đèn hình vô tuyến phải có động năng vào cỡ 40.10−20 J thì khi đập
vào màn hình nó mới làm phát quang lớp bột phát quang phủ ở đó. Để tăng tốc
electron, người ta phải cho electron bay qua điện trường của một tụ điện phẳng,
dọc theo một đường sức điện. Ở hai bản của tụ điện có khoét hai lỗ tròn cùng trục
và có cùng đường kính. Electron chui vào trong tụ điện qua một lỗ và chui ra ở lỗ
kia. Bỏ qua động năng ban đầu của electron khi bắt đầu đi vào điện trường trong
tụ điện. Cho điện tích của electron là −1, 6.1019 C. Khoảng cách giữa hai bản tụ
điện là 1 cm. Cường độ điện trường trong tụ điện bằng bao nhiêu V/m?
...................................
Câu 3: [Mapstudy] Trong không khí, có bốn điểm thẳng hàng theo đúng thứ tự O, M, I, N sao cho
MI = IN. Khi tại O đặt điện tích điểm Q thì độ lớn cường độ điện trường tại M và N lần lượt là 9E và E.
Khi đưa điện tích điểm Q đến I thì độ lớn cường độ điện trường tại N gấp bao nhiêu lần E?
...................................
Câu 4: [Mapstudy] Một điện tích q = +4.10−8 C di chuyển trong một điện trường đều có cường độ

E = 100 V/m theo một đường gấp khúc ABC. Đoạn AB dài 20 cm và vectơ độ dời AB làm với các đường sức

điện một góc 30◦ . Đoạn BC dài 40 cm và vectơ độ dời BC làm với các đường sức điện một góc 120◦ . Công
của lực điện bằng bao nhiêu µJ? (Kết quả được làm tròn đến 1 chữ số có nghĩa)?
...................................
Câu 5: [Mapstudy] Hai quả cầu nhỏ giống nhau không tích điện, cùng khối lượng m = 0, 2 kg, được
treo tại cùng một điểm bằng hai sợi tơ mảnh dài 0, 5 m. Truyền cho mỗi quả cầu N electron thì chúng
N
tách nhau ra một khoảng r = 5 cm. Lấy e = 1, 6.10−19 C và g = 10 m/s2 . Tỉ số là bao nhiêu? (Kết quả
1012
được làm tròn đến 3 chữ số có nghĩa)?
...................................
Câu 6: [Mapstudy]
Tích điện cho tụ điện C1 có điện dung 20 µF dưới hiệu điện thế 450 V. Sau đó nối +Q1
tụ điện C1 với tụ điện C2 có điện dung 10 µF chưa tích điện. Sau khi nối, điện tích
trên các tụ C1 , C2 lần lượt là Q1 và Q2 . Giá trị Q1 − Q2 bằng bao nhiêu mC? U0
...................................
+Q2

Trang 58 ½ Hà Nội

You might also like