You are on page 1of 7

Học online tại: https: //mapstudy.

vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

0304: Điện Trường Và Các Dạng Bài Tập

Bài 28: [VNA] Một điện tích điểm q = 10−7 C, được đặt tại điểm M trong điện trường của một điện
tích điểm Q, chịu tác dụng của lực F = 3.10−3 N
a) Hãy tính cường độ điện trường do Q gây ra tại điểm M
b) Nếu điểm M cách Q đoạn 30 cm, hãy xác định độ lớn của Q

Bài 29: [VNA] Một điện tích Q = 10−6 C đặt trong không khí:
a) Xác định cường độ điện trường tại điểm cách điện tích 30 cm
b) Đặt điện tích trong chất lỏng có hằng số điện môi ε = 16. Điểm có cường độ điện trường như
câu A cách điện tích bao nhiêu?

Bài 30: [VNA] Trong điện trường tĩnh, đặt một điện tích thử q₁ = 4 μC vào điểm M thì lực tác dụng
lên q₁ có độ lớn F1 = 0,2 N. Tính cường độ điện trường tại điểm M và lực điện trường tác dụng lên
điện tích thử q₂ = −5 μC khi nó được đặt vào điểm M

Bài 31: [VNA] Cho điện tích điểm Q = −6.10−9 C đặt trong chất điện môi đồng nhất, đẳng hướng, có
hệ số điện môi ε = 5
a) Tính cường độ điện trường do điện tích Q gây ra tại những điểm M và N cách Q lần lượt
10 cm và 12 cm
b) Tìm điểm có cường độ điện trường là 3000 V/m

Bài 32: [VNA] Một điện tích điểm q = −8 μC đặt trong điện tường của một điện tích điểm Q thì chịu
tác dụng của lực điện có độ lớn 6,4.10−8 N và có tác dụng đẩy q ra xa Q
a) Xác định cường độ điện trường tại vị trí đặt q
b) Cho biết khoảng cách từ q đến Q là 62 cm. Phải đặt lại q ở vị trí nào để lực điện trường tác dụng
lên q có độ lớn bằng 3,2.10−8 N

Bài 33: [VNA] Một điện tích thử q₀, được đặt tại điểm có cường độ điện trường là 0,16 V/m. Lực tác
dụng lên điện tích đó bằng 2.10−4 N. Biết rằng véctơ cường độ điện trường và lực ngược chiều nhau.
Xác định q₀

Bài 34: [VNA] Một điện tích điểm q được đặt trong điện môi đồng tính, vô hạn có ε = 2,5. Tại điểm
M cách q một đoạn là 0,4 M điện trường có cường độ 9,105 V/m và hướng về điện tích q. Xác định độ
lớn của điện tích q.

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 1


Học online tại: https: //mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Bài 35: [VNA] Một quả cầu bằng kim loại có bán kính 5 cm, được tích điện dương q, phân bố đều
q
trên mặt quả cầu. Ta đặt σ = là mật độ điện mặt của quả cầu (S là diện tích mặt cầu). Cho
S
σ = 8,84.10−5 C/m2. Tính độ lớn của cường độ điện trường tại điểm M cách tâm quả cầu đoạn 10 cm

Bài 36: [VNA] Một quả cầu nhỏ mang điện tích q = 10−5 C đặt trong không khí
a) Tính độ lớn cường độ điện trường tại điểm M cách quả cầu một đoạn R1 = 10 cm
b) Nhúng cả hệ trong môi trường có hằng số điện môi ε = 9. Tính khoảng cách MN trên đường
qua tâm O của quả cầu để cường độ điện trường tại điểm N trong môi trường trên cũng có độ lớn
bằng cường độ điện trường tại điểm M khi đặt trong không khí

Bài 37: [VNA] Một điện tích điểm Q = 2.10−6 C đặt cố định trong chân không
a) Xác định cường độ điện trường tại điểm cách nó 30 cm ?
b) Tính độ lớn lực điện tác dụng lên điện tích 1 μC đặt tại điểm đó ?
c) Trong điện trường gây bởi Q, tại một điểm M nếu đặt điện tích q₁ = 10−4 C thì chịu tác dụng
lực là 0,1 N. Hỏi nếu đặt điện tích q₂ = 4.10-5 C tại M thì lực điện tác dụng là bao nhiêu?

Bài 38: [VNA] Cho hai điện tích q₁ = 4.10−10 C và q₂ = −4.10−10 C đặt tại hai điểm A và B cách nhau
2 cm trong không khí. Xác định véc tơ cường độ điện trường E tại:
a) H là trung điểm của AB
b) M cách A 1 cm và cách B 3 cm
c) N hợp với A và B thành tam giác đều

Bài 39: [VNA] Hai điện tích điểm q₁ = 2nC và q₂ = 8 nC, được đặt tại hai điểm A và B cách nhau
10 cm trong không khí. Xác định vectơ cường độ điện trường E tại:
a) C với CA = 10 cm và CB = 20 cm
b) D với DA = 4 cm và DB = 6 cm
c) M với MA = 6 cm và MB = 8 cm
d) N với NA = 10 cm và NB = 15 cm
e) H sao cho cường độ điện trường triệt tiêu

Bài 40: [VNA] Tại hai điểm A và B cách nhau 10 cm trong không khí có đặt hai điện tích
q₁ = q₂ = 16.10−8 C. Xác định cường độ điện trường do hai điện tích điểm này gây ra tại
a) điểm M với MA = MB = 5 cm
b) điểm N với NA = 5 cm, NB = 15 cm
c) điểm C biết AC = BC = 8 cm
d) Xác định lực điện trường tác dụng lên q₃ = 2.10−6 C đặt tại điểm C

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 2


Học online tại: https: //mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Bài 41: [VNA] Hai điện tích điểm q₁ = 4.10−8 C và q₂ = −4.10−8 C, nằm cố định tại hai điểm A và B cách
nhau 20 cm trong chân không.
1. Tính lực tương tác giữa 2 điện tích
2. Tính cường độ điện trường tại:
a) điểm M là trung điểm của AB
b) điểm N cách A 10 cm và cách B 30 cm
c) điểm P cách A 16 cm và cách B 12 cm
d) điểm K nằm trên đường trung trực của AB cách AB một đoạn 10 3 cm

Bài 42: [VNA] Hai điện tích điểm q₁ = 4.10−10 C và q₂ = −4.10−10 C, được đặt tại hai điểm A và B cách
nhau 10 cm trong không khí. Xác định vectơ cường độ điện trường E tại:
a) trung điểm của AB
b) tại điểm M với MA = 1 cm và MB = 3 cm
b) điểm N với NA = NB = 10 cm

Bài 43: [VNA] Hai điện tích điểm q₁ = q₂ = 4.10−10 C, được đặt tại hai điểm A và B cách nhau 2 cm
trong không khí. Xác định vectơ cường độ điện trường E tại:
a) trung điểm của AB
b) tại điểm M với MA = 1 cm và MB = 3 cm
b) điểm N với NA = NB = 2 cm

Bài 44: [VNA] Hai điện tích điểm q₁ = −10−6 C và q₂ = 10−6 C, được đặt tại hai điểm A và B cách nhau
40 cm trong chân không. Xác định vectơ cường độ điện trường tại:
a) M là trung điểm của AB
b) điểm N với AN = 20 cm và BN = 60 cm

Bài 45: [VNA] Hai điện tích điểm q₁ = 8.10−8 C và q₂ = −8.10−8 C, được đặt tại hai điểm A và B cách
nhau 4 cm trong chân không. Tìm vectơ cường độ điện trường tại điểm C trên trung trực AB, cách
AB một đoạn 2 cm, suy ra lực tác dụng lên q = 2.10−9 C đặt ở điểm C.

Bài 46: [VNA] Hai điện tích điểm q₁ = 3.10−7 C và q₂ = 3.10−8 C, được đặt tại hai điểm A và B cách
nhau 9 cm trong chân không.
a) Tìm cường độ điện trường do q₁; q₂ gây ra tại điểm C nằm trong khoảng A, B và cách B một
đoạn 3 cm? Vẽ hình
b) Giả sử tại C có điện tích q₃ = 3.10−5 C, lực điện tác dụng lên q₃ sẽ có độ lớn như thế nào ?

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 3


Học online tại: https: //mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Bài 47: [VNA] Hai điện tích điểm q₁ = 16.10−10 C và q₂ = −9.10−10 C, được đặt tại hai điểm A và B cách
nhau 5 cm trong chân không. Tính cường độ điện trường tổng hợp và vẽ vectơ cường độ điện trường
tại điểm C nằm cách A một khoảng 4 cm, cách B một khoảng 3 cm.

Bài 48: [VNA] Hai điện tích điểm q₁ và q₂ trái dấu nhưng có cùng độ lớn điện tích, được đặt tại hai
điểm A và B cách nhau 2a trong không khí.
a) Xác định cường độ điện trường tại điểm M trên trung trực của AB, cách AB đoạn x
b) Xác định x để cường độ điện trường tại M cực đại. Tính giá trị cực đại này

Bài 49: [VNA] Cường độ điện trường của một điện tích điểm tại A bằng 72 V/m, tại B bằng 18 V/m.
Hỏi cường độ điện trường tại trung điểm M của AB là bao nhiêu? Cho A, B, M cùng nằm trên một
đường sức.

Bài 50: [VNA] Hai điện tích q₁ = q₂ = 6,4.10−10 C, được đặt tại hai đỉnh B và C của một tam giác đều
ABC cạnh bằng 8 cm, trong không khí.
a) Tính cường độ điện trường tại đỉnh A của tam giác
b) Gọi M là điểm nằm trên đường trung trục của BC, x là khoảng cách từ M đến BC. Xác định x
để cường độ điện trường tổng hợp tại M lớn nhất. Tính giá trị đó

Bài 51: [VNA] Tại ba định của tam giác ABC vuông tại A, có các cạnh BC = 50 cm, AC = 40 cm,
AB = 30 cm. Đặt các điện tích q₁ = q₂ = q₃ = 10−9 C. Xác định độ lớn cường độ điện trường tại điểm H,
H là chân đường kẻ từ A.

Bài 52: [VNA] Tại hai điểm A và B cách nhau 10 cm trong không khí có đặt hai điện tích điểm
q₁ = −q₂ = 6.10−6 C. Xác định cường độ điện trường do hai điện tích điểm này gây ra tại điểm C. Biết
AC = BC = 12 cm. Tính lực điện trường tác dụng lên điện tích q₃ = −3.10−8 C đặt tại C

Bài 53: [VNA] Tại ba đỉnh của tam giác đều ABC, cạnh 10 cm, có ba điện tích điểm bằng nhau và
bằng 10 nC. Hãy xác định cường độ điện trường tại
a) trung điểm của mỗi cạnh tam giác
b) tâm của tam giác

Bài 54: [VNA] Tại ba đỉnh của hình vuông cạnh 40 cm, người ta đặt ba điện tích điểm bằng nhau
q₁ = q₂ = q₃ = 5.10−9 C. Hãy xác định
a) Vectơ cường độ điện trường tại đỉnh thứ tư của hình vuông
b) Nếu đặt tại đỉnh thứ tư điện tích điểm q₀ = −5.10−10 C thì lực tổng hợp do ba điện tích kia gây
ra có độ lớn bao nhiêu?

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 4


Học online tại: https: //mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Bài 55: [VNA] Hai điện tích điểm q₁ = −9 µC và q₂ = 4 µC, được đặt tại hai điểm A và B cách nhau
20 cm. Tìm vị trí điểm C để tại đó vectơ cường độ điện trường do hai điện tích q₁ và q₂ gây ra bằng
nhau.

Bài 56: [VNA] Hai điện tích điểm q₁ = −9 µC và q₂ = 4 µC, được đặt tại hai điểm A và B cách nhau
20 cm trong chân không. Tìm vị trí điểm C mà tại đó cường độ điện trường tổng hợp bằng không.

Bài 57: [VNA] Hai điện tích điểm q₁ = 2.10−8 C và q₂ = 5.10−9 C, được đặt tại hai điểm A và B cách
nhau 21 cm trong chân không.
a) Tìm điểm C mà tại đó cường độ điện trường tổng hợp bằng không. Tại đó có điện trường hay
không ?
b) Nếu đặt điện tích q₃ = −4.10−8 C tại điểm vừa tìm được thì điện tích này có ở trạng thái cân bằng
hay không ? Tại sao ?

Bài 58: [VNA] Hai hai điện tích điểm q₁ và q₂, được đặt tại hai điểm A và B cách nhau 4 cm trong
chân không. Biết q₁ + q₂ = 14.10−8 C và điểm C cách A đoạn 12cm, cách B đoạn 16 cm sao cho cường
độ điện trường ở C bằng 0. Tìm q₁ và q₂.

Bài 59: [VNA] Hai điện tích điểm q₁ = 1 nC và q₂ = −8 nC, được đặt tại hai điểm A, B cách nhau 30 cm
trong chân không. Tìm điểm C mà tại đó sao cho E 2 = 2 E 1.

Bài 60: [VNA] Hai điện tích điểm q₁ = 1 nC và q₂ = 3 nC, được đặt tại hai điểm A, B cách nhau 60 cm
trong chân không. Tìm điểm C mà tại đó sao cho E 1 = −3 E 2

Bài 61: [VNA] Hai điện tích điểm q₁ = 10−7 C và q₂ = −2,5.10−8 C, được đặt tại hai điểm A, B cách nhau
60 cm trong chân không
a) Xác định vị trí điểm M mà tại đó điện trường tổng hợp bằng 0
b) Xác định vị trí tại điểm N thẳng hàng với A, B mà tại đó E1 = E2
c) Xác định vị trí tại điểm P mà tại đó E 1 = 4 E 2

Bài 62: [VNA] Hai điện tích điểm q₁ = 2.10−8 C và q₂ = 5.10−9 C, được đặt tại hai điểm A, B cách nhau
10 cm trong chân không
a) Tìm điểm C mà ở đó cường độ điện trường do hai điện tích sinh ra bằng nhau. Tại đó có điện
trường không? Nếu có hãy tính điện trường tổng hợp tại đó
b) Nếu đặt điện tích q = 4.10−8 C tại điểm C thì lực tác dụng lên q có độ lớn bằng bao nhiêu?

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 5


Học online tại: https: //mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Bài 63: [VNA] Tại ba đỉnh A, B, C của hình vuông ABCD có cạnh a, đặt ba điện tích q giống nhau
(q > 0). Tính độ lớn cường độ điện trường E tại:
a) Tâm O hình vuông b) Đỉnh D

Bài 64: [VNA] Cho bốn điện tích q₁, q₂, q₃, q₄ cùng độ lớn q đặt tại bốn đỉnh A, B, C, D của hình vuông
cạnh a. Tìm E tại tâm O hình vuông trong trường hợp bốn điện tích lần lượt có dấu sau:
a) q₁ = q₂ = q₃ = q₄ > 0
b) q₁ = −q₂ = q₃ = −q₄ > 0
c) q₁ = −q₂ = −q₃ = q₄ > 0

Bài 65: [VNA] Bốn điểm A, B, C, D trong không khí tạo thành hình chữ nhật ABCD có cạnh
AD = 3 cm và AB = 4 cm. Các điện tích điểm q₁; q₂; q₃, được đặt lần lượt tại A, B, C. Biết q₂ = −12,5.10−8
C và cường độ điện trường tại D bằng 0. Tính q₁ và q₃

Bài 66: [VNA] Cho hình vuông ABCD, tại A và C đặt các điện tích q₁ = q₃ = q. Hỏi phải đặt ở B điện
tích như thế nào để cường độ điện trường ở D bằng 0 ?

Bài 67: [VNA] Bốn điểm A, B, C, D trong không khí tạo thành hình chữ nhật ABCD có cạnh
AD = 3 cm và AB = 4 cm. Các điện tích điểm q₁; q₂; q₃ được đặt lần lượt tại A, B, C. Gọi E 2 là vectơ
cường độ điện trường do điện tích q₂ gây ra tại D, E 13 là cường độ điện trường tổng hợp do các điện
tích q₁ và q₃ gây ra tại D. Xác định giá trị của q₁ và q₃. Biết q₂ = −12,5.10−6 C và E 13 = E 2

Bài 68: [VNA] Tại ba đỉnh của tam giác vuông cân ABC, có cạnh AB = AC = a, đặt ba điện tích dương
qA = qB = q, qC = 2q trong chân không. Xác định biểu thức tính độ lớn cường độ điện trường E tại H là
chân đường cao hạ từ đỉnh góc vuông A xuống cạnh huyền BC ?

Bài 69: [VNA] Hai điện tích điểm q₁ = 10−8 C và q₂ = −4.10−8 C, được đặt tại hai điểm A, B cách nhau
30 cm trong chân không. Xác định vị trí điểm M thuộc AB mà tại đó cường độ điện trường tổng hợp
có độ lớn bằng hai lần cường độ điện trường của q₁ gây ra tại đó

Bài 70: [VNA] Trong nước có viên bi nhỏ bằng kim loại có thể tích 10 cm3 và khối lượng 0,05 g. Mang
điện tích 10−9 C đang lơ lửng. Tất cả đặt trong điện trường đều có đường sức thẳng đứng. Xác định
chiều của và độ lớn của điện trường E . Biết khối lượng riêng của nước D = 1 kg/m3 và lấy g = 10 m/s2

Bài 71: [VNA] Một hòn bi nhỏ bằng kim loại được đặt trong dầu. Bi có thể tích 10 mm3, khối lượng
9.10−5 kg. Dầu có khối lượng riêng 800 kg/m3. Tất cả được đặt trong một điện trường đều, E hướng
thẳng đứng từ trên xuống, E = 4,1.105 (V/m). Tìm điện tích của bi để nó cân bằng lơ lửng trong dầu.
Lấy g = 10 m/s2

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 6


Học online tại: https: //mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Bài 72: [VNA] Một quả cầu nhỏ Mang điện tích đang được cân bằng trong điện trường do tác dụng
của trọng lực và lực điện trường. Đột ngột giảm độ lớn điện trường đi còn một nửa nhưng vẫn giữ
nguyên phương và chiều của đường sức điện. Tính thời gian để quả cầu di chuyển được 5 cm trong
điện trường. Lấy g =10 m/s2

Bài 73: [VNA] Một quả cầu khối lượng 0,25 g, Mang điện tích, 5.10−9 C, được treo bởi một sợi dây
và đặt vào trong một điện trường đều E có phương nằm ngang và có độ lớn E = 106 V/m. Tính góc
lệch của dây treo so với phương thẳng đứng cho g = 10 m/s2

Bài 74: [VNA] Một con lắc đơn gồm một quả cầu tích điện dương khối lượng 3 g buộc vào sợi
dây mảnh cách điện. Con lắc treo trong điện trường đều có phương nằm ngang với cường độ điện
trường 10000 V/m, tại nơi có g = 9,8 m/s2. Khi vật ở vị trí cân bằng sợi dây lệch góc 30 so với phương
thẳng đứng. Xác định điện tích của quả cầu

Bài 75: [VNA] Prôtôn được đặt vào điện trường đều E = 1,7.106 V/m
a) Tính gia tốc của prôtôn, biết mp = 1,7.10−27 kg. Bỏ qua trọng lực tác dụng lên proton
b) Tính vận tốc prôtôn sau khi đi được đoạn đường 20 cm (vận tốc đầu bằng 0)

Bài 76: [VNA] Electron đang chuyển động với vận tốc v0 = 4.106 m/s thì đi vào một điện trường đều,
cường độ điện trường E = 910 (V/m), v0 cùng chiều đường sức điện trường. Tính gia tốc và quãng
đường electron chuyển động chậm dần đều cùng chiều đường sức. Mô tả chuyển động của electron
sau đó

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 7

You might also like