You are on page 1of 32

Học online tại: https://mapstudy.edu.

vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

ĐÁP ÁN
200 CÂU TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT VẬT LÝ 11

ĐIỆN TÍCH – ĐIỆN TRƯỜNG

Câu 1: [VNA] Một vật rỗng đang tích điện sẽ có


A. điện trường bên trong vật bằng không B. điện trường bên ngoài vật bằng không
C. điện trường đều bên trong vật D. điện trường đều bên ngoài vật
Hướng dẫn
Bên trong vật dẫn tích điện, điện trường bên trong vật bằng không và điện trường bên ngoài vật
khác không
Câu 2: [VNA] Tại hai điểm A và B trong điện trường đều có các điện thế là VA và VB . Gọi U AB là
hiệu điện thế giữa hai điểm A và B. Công thức nào sau đây là đúng?
A. UAB = VA − VB B. UAB = VA + VB C. UAB = VB − VA D. UAB = 2(VA − VB )
Câu 3: [VNA] Trường hợp nào dưới đây ta có một tụ điện?
A. Một quả cầu kim loại nhiễm điện, đặt xa các vật khác
B. Một quả cầu thủy tinh nhiễm điện, đặt xa các vật khác
C. Hai quả cầu kim loại, không nhiễm điện, đặt gần nhau trong không khí
D. Hai quả cầu thủy tinh, không nhiễm điện, đặt gần nhau trong không khí
Hướng dẫn
Tụ điện gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp điện môi. Như vậy, hai quả
cầu kim loại tương tự như hai vật dẫn, đặt gần nhau và lớp điện môi là không khí
Câu 4: [VNA] Một vòng tròn tâm O nằm trong điện trường của một 1
điện tích điểm Q. M và N là hai điểm nằm trên vòng tròn đó (hình N
bên). Gọi AM1N , AM2N và AMN là công của lực điện tác dụng lên điện
M
tích điểm q trong các dịch chuyển dọc theo cung M1N, M2N và dây q O Q
cung MN. Chọn khẳng định đúng +
A. AM1N  AM2N B. AMN nhỏ nhất 2
C. AM2N lớn nhất D. AMN = AM1N = AM2N
Hướng dẫn
Công của lực điện không phụ thuộc vào hình dạng đường đi, mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu
và điểm cuối nên công của lực điện trong cả ba trường hợp đều như nhau
Câu 5: [VNA] Có thể áp dụng định luật Cu-lông cho tương tác nào dưới đây?
A. tương tác giữa hai thanh thủy tinh nhiễm điện đặt gần nhau
B. tương tác giữa một thanh thủy tinh và một thanh nhựa đặt gần nhau
C. tương tác giữa hai quả cầu nhỏ tích điện đặt xa nhau
D. tương tác giữa một thanh thủy tinh và một quả cầu lớn
Hướng dẫn
Định luật Cu-lông chỉ áp dụng cho các điện tích đặt gần nhau. Như vậy, hai thanh thủy tinh nhiễm
điện có thể xem là các điện tích và đặt gần nhau

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 1


Học online tại: https://mapstudy.edu.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 6: [VNA] Đặt một điện tích âm, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích
sẽ chuyển động
A. dọc theo chiều của đường sức điện trường B. vuông góc với đường sức điện trường
C. theo một quỹ đạo bất kì D. ngược chiều đường sức của điện trường
Hướng dẫn
Khi thả điện tích vào trong điện trường thì điện tích dương sẽ di chuyển cùng chiều điện trường,
còn điện tích âm sẽ di chuyển ngược chiều điện trường
Câu 7: [VNA] Trong các nhận xét sau, nhận xét không đúng với đặt điểm của đường sức điện là
A. Các đường sức điện của cùng một điện trường có thể cắt nhau
B. Các đường sức của điện trường tĩnh là đường không khép kín
C. Hướng của đường sức điện tại mỗi điểm là hướng của vec tơ cường độ điện trường tại điểm
đó
D. Các đường sức là các đường có hướng
Câu 8: [VNA] Đối với dòng điện không đổi, mối quan hệ giữa điện lượng q và thời gian t được
biểu diễn bằng hình nào trong các đồ thị dưới đây?
𝑞 𝑞 𝑞 𝑞

O 𝑡 O 𝑡 O 𝑡 O 𝑡
Hình I Hình II Hình III Hình IV

A. Hình I B. Hình II
C. Hình III D. Hình IV
Hướng dẫn
Với dòng điện không đổi ( I = const) thì q = It (tương tự như hàm số có dạng y = ax với a  0 ) nên
đồ thị có dạng đường thẳng đi qua gốc tọa độ
Câu 9: [VNA] Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không liên quang đến nhiễm điện?
A. Về mùa đông, lược dính rất nhiều lên tóc khi chải đầu
B. Chim thường xù lông về mùa rét
C. Sét sinh ra giữa các đám mây tích điện
D. Oto chở nhiên liệu thường thả một sợi dây xích kéo lê trên mặt đường
Hướng dẫn
Chim xù lông về mùa rét không liên quan đến hiện tượng nhiễm điện. Đây chỉ là một tập tính cách
nhiệt của các loài động vật
Câu 10: [VNA] Gọi V là điện thế tại điểm M. Thế năng của một điện tích điểm q tại điểm M trong
điện trường được xác định bằng biểu thức
V q
A. W = B. W = qV C. W = q2V D. W =
q V
Câu 11: [VNA] Trong những cách sau, cách nào có thể làm nhiễm điện cho một vật?
A. Cọ chiếc vỏ bút lên tóc
B. Đặt một thanh nhựa gần một vật đã nhiễm điện
C. Đặt một vật gần nguồn điện
D. Cho một vật tiếp xúc với viên pin

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 2


Học online tại: https://mapstudy.edu.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Hướng dẫn
A – đúng vì cọ chiếc vỏ bút lên tóc thì điện tích của vỏ bút và tóc sẽ chuyển từ vật nọ sang vật kia, làm cho
chúng không còn trung hòa về điện nữa, đây là hiện tượng nhiễm điện do cọ xát
B, C, D – sai vì không có sự dịch chuyển điện tích từ vật nọ sang vật kia
Câu 12: [VNA] Một proton và một electron lần lượt tăng tốc từ trạng thái đứng yên trong các điện
trường đều có cường độ điện trường bằng nhau và đi được những quãng đường bằng nhau thì
A. cả hai có cùng động năng, electron có gia tốc lớn hơn
B. proton có động năng nhỏ hơn và có gia tốc lớn hơn
C. proton có động năng lớn hơn và có gia tốc nhỏ hơn
D. cả hai có cùng động năng, electron có gia tốc nhỏ hơn
Hướng dẫn
− Theo định lí động năng thì Wđ − Wđ0 = Aq  Wđ = qEd
− Như vậy, động năng phụ thuộc vào các đại lượng q , E , d . Theo đề bài thì proton và electron có
cùng điện tích, chuyển động trong cùng một điện trường và đi được những quãng đường bằng
nhau nên chúng có cùng động năng
Câu 13: [VNA] Độ thị nào bên dưới biểu diễn đúng sự phụ thuộc lực tương tác giữa hai điện tích
điểm vào khoảng cách giữa chúng?
F F F F

O 𝑟 O 𝑟 O 𝑟 O 𝑟
Hình a Hình b Hình c Hình d

A. Hình a B. Hình b
C. Hình c D. Hình d
Hướng dẫn
Theo công thức thì F  1 / r nên đồ thị có dạng đường cong và khi r tăng thì F giảm
2

Câu 14: [VNA] Hai hòn bi thép nhỏ không nhiễm điện, gần nhau, trên một tấm phẳng thủy tinh,
nhẵn, nằm ngang. Tích điện cho một hòn bi thì chúng chuyển động
A. lại gần nhau, chạm nhau rồi dừng lại B. ra xa nhau mãi mãi
C. lại gần nhau, chạm nhau rồi đẩy ra D. ra xa nhau rồi dừng lại
Hướng dẫn
Khi tích điện cho một hòn bi và hòn bi còn lại sẽ bị nhiễm điện do hưởng ứng và hai hòn bi sẽ đẩy
nhau. Sau khi tiếp xúc với nahu, điện tích sẽ phân bố lại cho hai hòn bi và chúng sẽ đẩy nhau
Câu 15: [VNA] Nếu điện tích dịch chuyển trong điện trường sao cho thế năng của nó tăng thì công
của lực điện trường nhận giá trị
A. âm B. dương
C. bằng không D. có thể âm hoặc dương
Hướng dẫn
Ta có AMN = WM − WN . Khi thế năng tăng thì WN  WM nên AMN  0
Câu 16: [VNA] Đặt một điện tích điểm q trong điện trường đều E thì độ lớn lực điện tác dụng lên
q là
A. qE B. qE 2 C. q 2 E D. 2qE
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 3


Học online tại: https://mapstudy.edu.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 17: [VNA] Phát biểu nào sau đây là không đúng? Theo thuyết electron, một vật nhiễm điện
A. dương là vật đã nhận thêm các ion dương B. âm là vật đã nhận thêm các electron
C. dương là vật thiếu electron D. âm là vật thừa electron
Câu 18: [VNA] Hai quả cầu A và B có khối lượng m1 và m2 được treo vào một điểm O bằng O
hai sợi dây cách điện OA và OB như hình vẽ. Tích điện cho hai quả cầu. Lực căng dây OA sẽ A
thay đổi như thế nào so với lúc chúng chưa tích điện?
A. Tăng nếu hai quả cầu tích điện trái dấu nhau
B. Giảm nếu hai quả cầu tích điện cùng dấu B
C. Luôn tăng bất kể dấu điện tích của hai quả cầu
D. Không thay đổi
Hướng dẫn
Ta có lực căng dây OA có giá trị là T = ( mA + mB ) g không phụ thuộc vào các điện tích nên sẽ không
thay đổi dù các điện tích thay đổi
Câu 19: [VNA] Trong các chất sau đây:
I. Thủy tinh; II. Kim cương; III. Dung dịch bazơ; IV. Nước mưa
Những chất điện môi là
A. I và II B. I và IV C. III và IV D. II và III
Hướng dẫn
Điện môi là những chất cách điện. Ví dụ như thủy tinh, sành, nhựa, kim cương, …
Câu 20: [VNA] Công của lực điện tác dụng lên điện tích điểm q khi di chuyển từ M đến N trong
điện trường
A. tỉ lệ thuận với chiều dài đường đi MN B. tỉ lệ thuận với độ lớn điện tích
C. tỉ lệ thuận với thời gian di chuyển D. tỉ lệ thuận với tốc độ dịch chuyển
Câu 21: [VNA] Điều kiện để một vật dẫn điện là
A. vật phải ở nhiệt độ phòng B. vật chứa các điện tích tự do
C. vật phải làm bằng kim loại D. vật phải làm bằng nhựa
Hướng dẫn
Để một vật dẫn điện thì chúng phải chứa các điện tích tự do
Câu 22: [VNA] Tìm phát biểu sai
A. Điện dung của tụ điện đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất
định
B. Tụ điện là dụng cụ thường dùng để tích và phóng điện trong mạch
C. Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và cách nhau bởi một lớp cách điện
D. Điện tích Q mà tụ tích được tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai bản của nó
Hướng dẫn
Ta có Q = CU nên điện tích Q mà tụ tích được tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai bản của nó
Câu 23: [VNA] Một điện tích q chuyển động từ điểm M đến điểm Q, đến M ሬEԦ
N, đến P trong điện trường đều như hình vẽ. Đáp án nào sau đây là sai khi
Q
nói về mối quan hệ công của lực điện trường dịch chuyển điện tích trên các N
đoạn đường?
A. AMQ = − AQN B. AMN = ANP P
C. AQP = AQN D. AMQ = AMP

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 4


Học online tại: https://mapstudy.edu.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Hướng dẫn
+ dQN = dQP  AQN = AQP nên A đúng
+ dMQ  dMP  AMQ  AMP nên B sai
+ dMQ = −dQN  AMQ = − AQN nên C đúng
+ dMN = dNP  AMN = ANP nên D đúng
Câu 24: [VNA] Để đo hiệu điện thế tĩnh điện, người ta dùng
A. Ampe kế B. tĩnh điện kế
C. công tơ điện D. oát kế
Câu 25: [VNA] Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho
A. thể tích vùng có điện trường lớn hay nhỏ
B. điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng
C. tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó
D. tốc độ dịch chuyển điện tích tại điểm đó
Câu 26: [VNA] Thế năng của điện tích trong điện trường đặt trưng cho
A. khả năng tác dụng lực của điện trường
B. phương chiều của cường độ điện trường
C. khả năng sinh công của điện trường
D. độ lớn nhỏ của vùng không gian có điện trường
Câu 27: [VNA] Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cường độ điện trường và công của lực
điện?
A. Cường độ điện trường và công của lực điện đều là các đại lượng đại số
B. Cường độ điện trường là đại lượng vectơ, còn công của lực điện là đại lượng đại số
C. Cường độ điện trường và công của lực điện đều là đại lượng vectơ
D. Cường độ điện trường là một đại lượng đại số, còn công của lực điện là một đại lượng vec tơ
Câu 28: [VNA] Nếu tại một điểm có 2 điện trường gây bởi 2 điện tích điểm Q1 âm và Q2 dương thì
hướng của cường độ điện trường tại điểm đó được xác định bằng
A. hướng của tổng 2 vectơ cường độ điện trường thành phần
B. hướng của vectơ cường độ điện trường gây bởi điện tích dường
C. hướng của vectơ cường độ điện trường gây bởi điện tích âm
D. hướng của vectơ cường độ điện trường gây bởi điện tích ở gần điểm đang xét hơn
Hướng dẫn
Theo nguyên lí chồng chất điện trường thì ta có hình vẽ trên. Hướng của cường độ điện trường tổng
hợp là hướng của tổng hai vectơ cường độ điện trường thành phần

Câu 29: [VNA] Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng là hiện tượng
A. Đầu thanh kim loại bị nhiễm điện khi đặt gần một quả cầu mang điện
B. Thanh thước nhựa sau khi mài lên tóc hút được các vụn giấy
C. Mùa hanh khô, khi mặc quần vải tổng hợp thường thấy vải bị dính vào người
D. Quả cầu kim loại bị nhiễm điện do nó chạm vào thanh nhựa vừa cọ xát vào len dạ
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 5


Học online tại: https://mapstudy.edu.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Hướng dẫn
Khi đưa thanh kim loại lại gần quả cầu mang điện thì đầu thanh kim loại phía gần quả cầu sẽ nhiễm
điện trái dấu với quả cầu, điện tích trong thanh kim loại sẽ phân bố lại, đầu xa quả cầu cầu hơn sẽ
tích điện cùng dấu với quả cầu
Câu 30: [VNA] Đồ thị nào trên hình biểu diễn sự phụ thuộc của điện tích trên một tụ điện vào hiệu
điện thế giữa hai bản của nó?
Q Q Q Q

O U O U O U O U
Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4

A. Hình 1 B. Hình 2
C. Hình 3 D. Hình 4
Hướng dẫn
Ta có Q = CU . Với C không đổi và dương thì đồ thị Q − U có dạng một đường thẳng đi qua gốc tọa
độ (tương tự như đồ thị y = ax với a  0 )

BẢNG ĐÁP ÁN
1. A 2. A 3. C 4. D 5. A 6. 7. A 8. 9. B 10. B
11. 12. A 13. A 14. C 15. A 16. A 17. B 18. D 19. A 20. B
21. B 22. D 23. B 24. B 25. C 26. C 27. B 28. A 29. A 30. C

DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI

Câu 1: [VNA] Một nguồn điện có suất điện động E, mắc với mạch kín thì dòng điện trong mạch là
I, còn hiệu điện thế mạch ngoài là U. Công suất của nguồn điện được xác định bằng công thức
A. P = UI B. P = UIt C. P = EI D. P = EIt
Hướng dẫn
Công suất của nguồn thì được tính bằng công thức P = EI
Câu 2: [VNA] Có hai nguồn mang các suất điện động là E1 và E2 . Nếu hai nguồn mắc theo kiểu
xung đối thì suất điện động của bộ nguồn được xác định bằng công thức
E + E2 E − E2
A. E = E1 + E2 B. E = 1 C. E = 1 D. E = E1 − E2
2 2
Câu 3: [VNA] Dòng điện không đổi là
A. dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian
B. dòng điện có cường độ không thay đổi theo thời gian
C. dòng điện có điện lượng qua tiết diện thẳng của dây không đổi theo thời gian
D. dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian
Câu 4: [VNA] Dấu hiệu tổng quát nhất để nhận biết dòng điện là tác dụng
A. hóa học B. từ C. nhiệt D. quang
Hướng dẫn
Tác dụng đặc trưng cơ bản của dòng điện là tác dụng từ
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 6


Học online tại: https://mapstudy.edu.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 5: [VNA] Một đoàn du khách bị lạc đường khi đi vào rừng thám hiểm. Họ đã tạo ra lữa bằng
cách dùng giấy bạc lấy từ kẹo cao su kẹp vào hai đầu của viên pin. Đây là ứng dụng của hiện tượng
A. siêu dẫn B. cộng hưởng điện C. nhiệt điện D. đoản mạch
Hướng dẫn
Hiện tượng trên là ứng dụng của hiện tượng đoản mạch vì giữa hai cực của nguồn được nối bằng
một đoạn dây dẫn có điện trở rất nhỏ (ở đây là giấy bạc)
Câu 6: [VNA] Ghép n pin giống nhau mắc nối tiếp ta được bộ nguồn có suất điện động
A. bằng n lần suất điện động mỗi nguồn B. bằng n − 1 lần suất điện động mỗi nguồn
1
C. bằng lần suất điện động mỗi nguồn D. bằng n 2 lần suất điện động mỗi nguồn
n
Câu 7: [VNA] Nguồn điện tạo ra hiệu điện thế giựa hai cực của nó bằng cách
A. tách electron ra khỏi nguyên tử và chuyển các electron cùng ion về các cực của nguồn
B. sinh ra electron ở cực âm
C. sinh ra ion dương ở cực dương
D. làm biến mất các electron ở cực dương
Hướng dẫn
Vì điện tích không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi. Để có sự chênh lệch điện thế giữa
hai cực thì lực lạ phải tách được các electron ra khỏi nguyên tử và chuyển về cực của nguồn
Câu 8: [VNA] Điện trở toàn phần của đoạn mạch là
A. toàn bộ các đoạn điện trở của nó
B. tổng trị số các điện trở của nó
C. tổng trị số các điện trở mạch ngoài của nó
D. tổng trị số các điện trở trong và điện trở tương đương mạch ngoài của nó
Hướng dẫn
Ta có R = RN + r (với R là điện trở toàn phần của mạch, RN là điện trở mạch ngoài và r là điện trở
trong của nguồn điện)
Câu 9: [VNA] Hiệu suất của nguồn điện được xác định bằng
A. tỉ số giữa công có ích và công toàn phần của dòng điện trong mạch
B. tỉ số giữa công toàn phần và công có ích sinh ra ở mạch ngoài
C. tỉ số giữa điện trở trong của nguồn điện và điện trở mạch ngoài
D. tỉ số giữa nhiệt lượng tỏa ra ở mạch ngoài và công sinh ra trong nguồn điện
Hướng dẫn
A U R
Ta có H = ci = =
Atp E R + r
Câu 10: [VNA] Việc ghép song song các nguồn điện để được bộ nguồn có
A. suất điện động lớn hơn các nguồn điện có sẵn
B. suất điện động nhỏ hơn các nguồn điện có sẵn
C. điện trở trong nhỏ hơn các nguồn điện có sẵn
D. điện trở trong bằng các nguồn điện có sẵn
Câu 11: [VNA] Xét một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E , điện trở trong r và
điện trở mạch ngoài là RN . Gọi I là cường độ dòng điện trong mạch. Hiệu điện thế mạch ngoài
được xác định bằng công thức
A. UN = Ir B. UN = I ( r + RN ) C. UN = E − IRN D. UN = IRN

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 7


Học online tại: https://mapstudy.edu.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Hướng dẫn
Ta có UN = IRN = E − Ir
Câu 12: [VNA] Chọn phát biểu sai
A. Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế
B. Ampe kế mắc nối tiếp vào mạch điện cần đo cường độ dòng điện chạy qua
C. Dòng điện chạy qua ampe kế có chiều đi vào chốt dương ( + ) và đi ra từ chốt âm ( − )
D. Dòng điện chạy qua ampe kế có chiều đi vào chốt âm ( − ) và đi ra từ chốt dương ( + )
Hướng dẫn
Khi mắc ampe kế ta mắc chốt dương với cực dương của nguồn điện nên dòng điện chạy qua ampe
kế có chiều đi vào chốt dương ( + ) và đi ra từ ( − )
Câu 13: [VNA] Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tác dụng của dòng điện?
A. Acquy làm cho bóng đèn sợi đốt nóng lên là biểu hiện tác dụng hóa học của dòng điện
B. Nam châm điện là một ví dụ về tác dụng từ của dòng điện
C. Hiện tượng điện giật là một tác dụng sinh lí của dòng điện
D. Bàn là điện hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện
Hướng dẫn
A sai vì dòng điện làm cho bóng đèn sợi đốt nóng lên là tác dụng nhiệt của dòng điện
Câu 14: [VNA] Việc ghép nối tiếp các nguồn điện để được bộ nguồn có
A. suất điện động lớn hơn các nguồn điện có sẵn
B. suất điện động nhỏ hơn các nguồn điện có sẵn
C. điện trở trong nhỏ hơn các nguồn điện có sẵn
D. điện trở trong bằng các nguồn điện có sẵn
Câu 15: [VNA] Một nguồn điện có suất điện động E và điện trở trong r mắc với mạch ngoài để tạo
thành mạch kín. Biết hiệu điện thế của mạch ngoài là U . Hiệu suất của nguồn điện được xác định
bằng công thức
U E U E
A. H = B. H = C. H = r D. H = r
E U E U
Hướng dẫn
A U R
Ta có H = ci = =
Atp E R + r
Câu 16: [VNA] Khi nguồn điện cung cấp cho mạch ngoài thì bên trong nguồn điện là các hạt mang
điện chuyển động có hướng dưới tác dụng của
A. lực ma sát B. lực lạ C. lực điện trường D. lực hấp dẫn
Hướng dẫn
Trong nguồn điện các điện tích chuyển động dưới tác dụng của lực lạ. Bên ngoài nguồn điện tác
điện tích chuyển động dưới tác dụng của lực điện
Câu 17: [VNA] Trong các nhận xét sau về công suất điện của một đoạn mạch, nhận xét nào là không
đúng?
A. công suất điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế hai đầu mạch
B. công suất điện tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua mạch
C. công suất điện có đơn vị là oát (W)
D. công suất điện tỉ lệ thuận với thời gian dòng điện chạy qua mạch

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 8


Học online tại: https://mapstudy.edu.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 18: [VNA] Một bộ nguồn gồm hai nguồn có suất điện động E1 và E2 mắc nối tiếp. Gọi suất
điện động của bộ nguồn điện là E . Hệ thức nào sau đây là đúng?
A. E = E1 + E2 B. E = E1 + 2E2 C. E = E1 − E2 D. E = E2 − E1
Câu 19: [VNA] Dòng điện được định nghĩa là
A. dòng chuyển dời có hướng của các điện tích B. dòng chuyển động của các điện tích
C. dòng chuyển dời có hướng của các electron D. dòng chuyển dời có hướng của các ion dương
Câu 20: [VNA] Cho một đoạn mạch có điện trở không đổi. Nếu hiệu điện thế giữa hai đầu mạch
tăng lên 2 lần thì trong cùng một khoảng thời gian năng lượng tiêu thụ của đoạn mạch
A. tăng lên 4 lần B. tăng lên 2 lần C. không đổi D. giảm 2 lần
Hướng dẫn
2
U
Ta có A = UIt = I 2Rt = t . Dựa vào công thức trên, ta có với R và t không đổi thì khi U tăng hai
R
lần thì năng lượng tiêu thụ của đoạn mạch tăng 4 lần
Câu 21: [VNA] Theo định luật Ôm cho toàn mạch thì cường độ dòng điện qua mạch chính
A. tỉ lệ nghịch với suất điện động của nguồn
B. tỉ lệ nghịch với điện trở trong của nguồn
C. tỉ lệ nghịch với điện trở tương đương mạch ngoài
D. tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch
Hướng dẫn
E
Ta có I =
R+ r
Câu 22: [VNA] Điện năng biến đổi hầu hết thành cơ năng ở dụng cụ điện nào sau đây?
A. Bếp điện B. Bàn là C. Quạt điện D. Đèn dây tóc
Câu 23: [VNA] Đối với toàn mạch thì suất điện động của nguồn điện luôn có giá trị bằng
A. độ giảm thế ở mạch ngoài B. tổng độ giảm thế ở mạch ngoài và mạch trong
C. độ giảm thế ở mạch trong D. hiệu điện thế giữa hai cực của nó
Câu 24: [VNA] Một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r, mắc với
mạch ngoài chỉ có điện trở R thì dòng điện trong mạch chính là I. Hiệu suất của nguồn điện không
được tính bằng công thức nào sau đây?
IR E − Ir
A. H = B. H =
E E
r R
C. H = D. H =
R+ r R+ r
Hướng dẫn
A U IR E − Ir R
Ta có H = ci = = = =
Atp E E E R+ r
Câu 25: [VNA] Khi mắc các điện trở song song với nhau thành một đoạn mạch. Điện trở tương
đương của đoạn mạch sẽ
A. nhỏ hơn điện trở thành phần nhỏ nhất của đoạn mạch
B. lớn hơn điện trở thành phần lớn nhất của đoạn mạch
C. bằng trung bình cộng các điện trở thành phần của đoạn mạch
D. bằng tổng các điện trở thành phần có trong đoạn mạch
Câu 26: [VNA] Tích của cường độ dòng điện và điện trở còn được gọi là
A. điện thế B. suất điện động C. độ tăng điện thế D. độ giảm điện thế
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 9


Học online tại: https://mapstudy.edu.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 27: [VNA] Quy ước chiều dòng điện là


A. chiều dịch chuyển của các electron B. chiều dịch chuyển của các điện tích dương
C. chiều dịch chuyển của các ion âm D. chiều dịch chuyển của các điện tích
Câu 28: [VNA] Các dụng cụ điện trong nhà thường mắc nối tiếp hay mắc song song? Vì sao?
A. Mắc song song vì nếu một dụng cụ bị hỏng, các dụng cụ khác vẫn hoạt động bình thường vì
hiệu điện thế định mức của các dụng cụ đó bằng hiệu điện thế nguồn
B. Mắc nối tiếp thì nếu một dụng cụ bị hỏng, các dụng cụ khác vẫn hoạt động bình thường va
cường độ dòng điện định mức của các vật luôn bằng nhau
C. Mắc song song vì cường độ dòng điện qua các dụng cụ luôn bằng nhau và hiệu điện thế định
mức của các dụng cụ đó bằng hiệu điện thế nguồn
D. Mắc nối tiếp vì hiệu điện thế định mức của các dụng cụ bằng với hiệu điện thế nguồn, cường
độ dòng điện qua các dụng cụ luôn bằng nhau
Câu 29: [VNA] Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch, cường độ dòng điện trong mạch sẽ
A. tăng rất lớn B. giảm về 0 C. tăng giảm liên tục D. không thay đổi
Hướng dẫn
Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi điện trở mạch ngoài không đáng kể nên cường độ dòng điện chạy
trong mạch điện kín đạt giá trị lớn nhất
Câu 30: [VNA] Chọn phát biểu sai về công dụng của các thiết bị đo dưới đây
A. Vôn kế dùng để đo hiệu điện thế giữa hai điểm trong mạch điện
B. Ampe kế dùng để đo cường độ dòng điện trong mạch điện
C. Công tơ điện dùng để đo điện năng tiêu thụ
D. Tĩnh điện kế dùng để đo giá trị của điện trở
Hướng dẫn
Vôn kế dùng để đo hiệu điện thế, ampe kế dùng để đo cường độ dòng điện, công tơ điện dùng để
đo điện năng tiêu thụ, oát kế dùng để đo công suất điện, tĩnh điện kế dùng để đo hiệu điện thế tĩnh
điện
BẢNG ĐÁP ÁN
1. C 2. D 3. D 4. B 5. D 6. A 7. A 8. D 9. A 10. C
11. D 12. C 13. A 14. A 15. A 16. 17. D 18. A 19. A 20. A
21. D 22. C 23. B 24. C 25. A 26. D 27. B 28. A 29. A 30. D

DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG


Câu 1: [VNA] Chọn phương án đúng
A. Điện trở dây dẫn kim loại giảm khi nhiệt độ tăng
B. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các proton
C. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các ion
D. Kim loại dẫn điện tốt vì mật độ electron tự do trong kim loại lớn
Hướng dẫn
− Điện trở và điện trở suất của kim loại tăng khi nhiệt độ tăng
− Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron
Câu 2: [VNA] Hiện tượng điện phân không ứng dụng để
A. đúc điện B. mạ điện C. sơn tĩnh điện D. luyện nhôm
Hướng dẫn
Ứng dụng của hiện tượng điện phân dùng để mạ điện, đúc điện, luyện nhôm, …

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 10


Học online tại: https://mapstudy.edu.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 3: [VNA] Dạng phóng điện nào xảy ra trong không khí ở điều kiện thường?
A. Sự phóng điện thành miền B. Tia lửa điện và hồ quang điện
C. Sự phóng điện thành miền và tia lửa điện D. Sự phóng điện thành miền và hồ quang điện
Câu 4: [VNA] Lỗ trống là
A. một hạt có khối lượng bằng electron nhưng mang điện tích +e
B. một ion dương có thể di chuyển tự do trong bán dẫn
C. một vị trí liên kết bị thiếu electron nên mang điện dương
D. một vị trí lỗ nhỏ không mang điện trên bề mặt chất bán dẫn
Câu 5: [VNA] Chất khí có thể dẫn điện không cần tác nhân ion hóa trong điều kiện
A. áp suất của chất khí cao B. áp suất của chất khí thấp
C. hiệu điện thế rất cao D. hiệu điện thế rất thấp
Hướng dẫn
− Chất khí có thể dẫn điện không cần tác nhân ion hoá trong điều kiện hiệu điện thế rất cao để tạo
ra một điện trường cực mạnh
− Ví dụ: Tia lửa điện (tia điện) là quá trình phóng điện tự lực xảy ra trong chất khí khi có tác dụng
của điện trường đủ mạnh
Câu 6: [VNA] Trong hiện tượng điện phân dương cực tan của một muối xác định, muốn tăng khối
lượng chất giải phóng ở điện cực thì cần phải tăng
A. khối lượng mol của chất được giải phóng
B. hóa trị của chất được giải phóng
C. thời gian điện phân
D. khoảng cách giữa hai điện cực
Hướng dẫn
1 A
Ta có m = . It . Như vậy để m tăng thì phải tăng thời gian điện phân vì m  t
F n
Câu 7: [VNA] Khi đốt nóng chất khí, nó trở nên dẫn điện vì
A. vận tốc giữa các phân tử khí tăng
B. khoảng cách giữa các phân tử chất khí tăng
C. các phân tử chất khí bị ion hóa thành các hạt mang điện tự do
D. chất khí chuyển động thành dòng có hướng
Hướng dẫn
Khi bị ion hóa, điện trường sẽ tác dụng lên các điện tích làm cho chúng chuyển động có hướng
Câu 8: [VNA] Diod bán dẫn có tác dụng
A. chỉnh lưu dòng điện (cho dòng điện đi qua nó theo một chiều)
B. làm cho dòng điện qua đoạn mạch nối tiếp với nó có độ lớn không đổi
C. làm khuếch đại dòng điện qua nó
D. làm dòng điện qua nó có chiều thay đổi liên tục
Hướng dẫn
Diode bán dẫn có tác dụng chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành dòng điện 1 chiều vì giữa lớp tiếp
xúc p-n có điện trường tiếp xúc hướng từ n-p cản trở chuyển động của các hạt tải điện đa số qua đó
theo chiều từ n-p. Do vậy dòng điện chỉ qua theo chiều từ p-n
Câu 9: [VNA] Hiện tượng điện phân có thể ứng dụng trong trường hợp nào sau đây?
A. Cột chống sét B. Mạ trang sức
C. Chế tạo đèn Led D. Đo nhiệt độ lò nung

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 11


Học online tại: https://mapstudy.edu.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 10: [VNA] Trong giờ học chủ đề STEM chế tạo mạch điện tử đơn giản (máy sát khuẩn tự động,
mạch chỉnh lưu, mạch đuổi muỗi, …), một nhóm học sinh đã sử dụng các thiết bị: điot bán dẫn,
tranzito, máy biến áp, dung dịch sát khuẩn. Trong các thiết bị đó thì thiết bị nào chỉ có một lớp
chuyển tiếp p – n?
A. Điôt bán dẫn B. Tranzito C. Máy biến áp D. Dung dịch sát khuẩn
Hướng dẫn
− Điôt có một lớp chuyển tiếp p – n
− Tranzito có hai lớp chuyển tiếp p – n
Câu 11: [VNA] Để tiến hành các phép đo cần thiết cho việc xác định định đương lượng điện hóa
của kim loại nào đó, ta cần phải sử dụng các thiết bị
A. cân, ampe kế, đồng hồ bấm giây B. ampe kế, vôn kế, đồng hồ bấm giây
C. cân, vôn kế, đồng hồ bấm giây D. vôn kế, ôm kế, đồng hồ bấm giây
Hướng dẫn
m m
Ta có m = kq  k = = . Như vậy phải cần cân để đo m , ampe kế đo cường độ dòng điện I và
q It
đồng hồ bấm giây đo thời gian t
Câu 12: [VNA] Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về cách mạ một huy chương Bạc?
A. Dùng muối AgNO3 B. Đặt huy chương ở giữa anôt và catôt
C. Dùng anôt bằng bạc D. Dùng huy chương làm catôt
Hướng dẫn
Để mạ bạch cho huy chương ta phải dùng huy chương này làm catot, anot phải bằng bạc và dung
dịch phải chứa muối của kim loại bạc có thể là AgNO3 không đúng
Câu 13: [VNA] Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các
A. ion dương cùng chiều điện trường và ion âm ngược chiều điện trường
B. electron tự do ngược chiều điện trường
C. ion dương ngược chiều điện trường và ion âm cùng chiều điện trường
D. electron tự do cùng chiều điện trường
Câu 14: [VNA] Cho nước tinh khiết vào một cốc có hai điện cực bằng
kim loại rồi nối với một bộ pin, ta thấy dòng điện chạy qua rất nhỏ
(Hình a). Nếu nhỏ vài giọt axit, hoặc bazơ, hoặc muối thì dòng điện
tăng mạnh (Hình b). Thí nghiệm như các hình vẽ bên chứng tỏ có dòng
điện xuất hiện trong môi trường nào sau đây?
A. Chất khí B. Kim loại Hình a Hình b
C. Chất bán dẫn D. Chất điện phân
Câu 15: [VNA] Để tạo ra hồ quang điện giữa hai thanh than, lúc đầu người ta cho hai thanh than
tiếp xúc với nhau sau đó tách chúng ra. Việc làm trên nhằm mục đích
A. để tạo ra sự phát xạ nhiệt electron B. để các thanh than nhiễm điện trái dấu
C. để các thanh than trao đổi điện tích D. để tạo ra hiệu điện thế lớn hơn
Hướng dẫn
Cho hai thanh than tiếp xúc với nhau sau đó tách chúng ra sẽ tạo ra sự phát xạ nhiệt electron
Câu 16: [VNA] Hạt tải điện trong kim loại là
A. các electron của nguyên tử
B. các electron hóa trị bay tự do ra khỏi tinh thể
C. electron ở lớp trong cùng của nguyên tử
D. các electron hóa trị chuyển động tự do trong mạng tinh thể
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 12


Học online tại: https://mapstudy.edu.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 17: [VNA] Khi nhiệt độ tăng, điện trở của chất điện phân giảm là do
A. bình điện phân nóng lên nên nở rộng ra
B. các ion và electrong chuyển động hỗn độn hơn
C. các electron tự do trong bình điện phân tăng
D. ion dương và ion âm trong bình điện phân tăng
Hướng dẫn
Khi nhiệt độ tăng số ion dương và ion âm trong bình điện phân tăng nên độ dẫn điện tăng, tức điện
trở suất giảm
Câu 18: [VNA] Ở bán dẫn tinh khiết có
A. số electron tự do luôn lớn hơn số lỗ trống B. số electron tự luôn nhỏ hơn số lỗ trống
C. tổng số electron tự do và lỗ trống bằng 0 D. số electron tự do và số lỗ trống bằng nhau
Câu 19: [VNA] Khi nhiệt độ hạ xuống dưới nhiệt độ Tc nào đó, điện trở của kim loại (hay hợp kim)
giảm đột ngột đến giá trị bằng không. Hiện tượng đó được gọi là
A. hiện tượng dương cực tan B. hiện tượng nhiệt điện
C. hiện tượng siêu dẫn D. hiện tượng đoản mạch
Câu 20: [VNA] Tia lửa điện hình thành do
A. Catot bị các ion dương đập vào làm phát ra các electron
B. Catot bị nung nóng phát ra các electron
C. Chất khí bị ion hóa do tác động của các tác nhân ion hóa
D. Quá trình tạo ra các hạt tải điện nhờ điện trường mạnh
Câu 21: [VNA] Dòng điện trong chân không được ứng dụng để
A. làm điôt chân không B. điều chế hóa chất C. luyện kim D. mạ điện
Câu 22: [VNA] Xét quá trình dẫn điện trong một môi trường mà hiệu I
điện thế U giữa hai bản cực theo dòng điện I chạy qua môi trường đó,
được biểu diễn như đồ thị hình bên. Đây là quá trình dẫn điện
A. không tự lực của chất khí
B. có tự lực của chất khí
C. trong môi trường chân không dưới áp suất cao U
O U nhỏ U đủ lớn U quá lớn
D. trong môi trường chân không dưới áp suất thấp
Câu 23: [VNA] Các kim loại khác nhau có điện trở khác nhau vì
A. cấu trúc mạng tinh thể khác nhau
B. mật độ electron tự do khác nhau
C. tính chất hóa học khác nhau
D. cấu trúc mạng và mật độ electron tự do khác nhau
Câu 24: [VNA] Dòng điện trong kim loại không có tác dụng nào sau đây?
A. tác dụng tĩnh điện B. tác dụng từ C. tác dụng nhiệt D. tác dụng sinh lí
Hướng dẫn
Các tác dụng của dòng điện gồm: từ, nhiệt, quang, hóa học, sinh lí
Câu 25: [VNA] Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng
A. điện trở của vật dẫn giảm xuống giá trị rất nhỏ khi nhiệt độ giảm xuống thấp
B. điện trở của vật dẫn giảm xuống giá trị rất nhỏ khi nhiệt độ tăng cao
C. điện trở của vật dẫn giảm xuống bằng không khi nhiệt độ của vật nhỏ hơn một giá trị tới hạn
D. điện trở của vật dẫn giảm xuống bằng không khi nhiệt độ của vật bằng 0 K

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 13


Học online tại: https://mapstudy.edu.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 26: [VNA] Khối lượng khí Clo sản xuất ra từ cực dương của các bình
điện phân 1 , 2 , 3 (xem hình vẽ) trong một khoảng thời gian nhất định sẽ KCl CaCl2 AlCl3

A. nhiều nhất trong bình 1 và ít nhất trong bình 3


B. nhiều nhất trong bình 2 và ít nhất trong bình 3 E, r
C. nhiều nhất trong bình 2 và ít nhất trong bình 1
D. bằng nhau trong cả ba bình điện phân
Hướng dẫn
Khối lượng chất sinh ra được tính bằng công thức m = kq = kIt . Cùng một khoảng thời gian t , cùng
cường độ dòng điện I nên khối lượng sẽ bằng nhau ở cả ba bình điện phân
Câu 27: [VNA] Bản chất của hiện tượng dương cực tan là
A. cực dương của bình điện phân bị tăng nhiệt độ tới mức nóng chảy
B. cực dương của bình điện phân bị mài mòn cơ học
C. cực dương của bình điện phân bị tác dụng hóa học tạo thành chất điện phân và tan vào dung
dịch
D. cực dương của bình điện phân bị bay hơi
Câu 28: [VNA] Chọn phát biểu sai khi nói về sự phụ thuộc của cường độ I vào hiệu điện thế U trong
quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí
A. Với mọi giá trị của U, I luôn tăng tỉ lệ với U B. với U nhỏ, I tăng theo U
C. Với U quá lớn, I tăng nhanh theo U D. Với U đủ lớn, I đạt giá trị bão hòa
Hướng dẫn
(Xem đồ thị câu 22) Đặc tuyến vôn – ampe trong quá trình dẫn điện của chất khí không phải có
dạng đường thẳng nên U, I không tỉ lệ thuận với nhau
Câu 29: [VNA] Chọn phát biểu đúng
A. không khí là chất điện môi trong mọi điều kiện
B. không khí có thể dẫn điện trong mọi điều kiện
C. chất khí chỉ dẫn điện khi có tác nhân ion hóa
D. chất khí chỉ dẫn điện khi bị đốt nóng
Hướng dẫn
Ở điều kiện thường, không khí là điện môi. Khi có tác nhân ion hóa (ví dụ như bị đốt nóng), không
khí trở nên dẫn điện, có dòng điện chạy qua không khí từ bản nọ sang bản kia. Đó là sự phóng điện
trong không khí
Câu 30: [VNA] Trong các trường hợp sau đây, hiện tượng dương cực tan không xảy ra khi
A. điện phân dung dịch bạc clorua với cực dương là bạc
B. điện phân axit sunfuaric với cực dương là đồng
C. điện phân dung dịch muối đồng sunfat với cực dương là graphit (than chì)
D. điện phân dung dịch niken sunfat với cực dương là niken
Hướng dẫn
Vì gốc sunfat không tác dụng với grafit tạo thành chất điện phân tan trong dung dịch

BẢNG ĐÁP ÁN
1. D 2. C 3. B 4. C 5. C 6. C 7. C 8. A 9. B 10. A
11. 12. 13. B 14. D 15. A 16. D 17. D 18. D 19. C 20. D
21. A 22. 23. D 24. A 25. C 26. D 27. C 28. A 29. C 30. C

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 14


Học online tại: https://mapstudy.edu.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

TỪ TRƯỜNG
Câu 1: [VNA] Vật liệu nào sau đây không thể dùng làm nam châm?
A. Sắt và hợp chất của sắt B. Niken và hợp chất của niken
C. Coban và hợp chất của coban D. Nhôm và hợp chất của nhôm
Hướng dẫn
Vật liệu dùng để làm nam châm thường là các chất (hoặc các hợp chất của chúng): sắt, niken, côban,
mangan, gađôlinium, disprôsium
Câu 2: [VNA] Người ta có thể xác định chiều của lực từ tác dụng lên moạt đoạn dây dẫn mang dòng
điện thăng bằng theo quy tắc nào sau đây?
A. Quy tắc bàn tay phải B. Quy tác cái đinh ốc
C. Quy tắc nắm tay phải D. Quy tắc bàn tay trái
Câu 3: [VNA] Xung quanh vật nào sau đây không có từ trường?
A. Dòng điện không đổi B. Hạt mang điện chuyển động
C. Hạt mang điện đứng yên D. Nam châm chữ U
Câu 4: [VNA] Trên hình hộp chữ nhật ABCD.MNPQ (hình vẽ), một dòng Q
P
điện không đổi dài vô hạn nằm trên đường thẳng đi qua A, M và có chiều
từ A đến M. Từ trường do dòng điện gây ra tại điểm N có hướng trùng với M N
hướng của vectơ
A. NM D C
B. NP
C. NB 𝐴
B
D. NC
Hướng dẫn
Áp dụng quy tắc nắm tay phải (ngón cái hướng lên cùng với chiều dòng điện từ A đến M) Cảm
ứng từ tại N cùng chiều với vectơ NP
Câu 5: [VNA] Từ phổ là
A. Hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường
B. Hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau
C. Hình ảnh tương tác giữa nam châm với dòng điện
D. Hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song
Câu 6: [VNA] Từ cực Bắc của Trái Đất
A. trùng với cực Nam địa lí của Trái Đất B. trùng với cực Bắc địa lí của Trái Đất
C. gần với cực Nam địa lí của Trái Đất D. gần với cực Bắc địa lí của Trái Đất
Hướng dẫn
Từ cực Bắc của Trái Đất lệch 11o so với cực Nam địa lí của Trái Đất
Câu 7: [VNA] Một hạt mang điện chuyển động trên một mặt phẳng (P) vuông góc với đường sức
của một từ trường đều. Lực Lo-ren-xơ tác dụng lên hạt mang điện có
A. phương vuông góc với mặt phẳng (P)
B. độ lớn tỉ lệ với độ lớn điện tích của hạt mang điện
C. độ lớn tỉ lệ nghịch với tốc độ hạt mang điện
D. chiều không phụ thuộc vào điện tích hạt mang điện
Hướng dẫn
Công thức tính độ lớn lực Lorenxo: f = q Bvsinα

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 15


Học online tại: https://mapstudy.edu.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 8: [VNA] Cảm ứng từ của một dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng dài tại một điểm M có độ
lớn tăng lên khi M dịch chuyển theo
A. hướng vuông góc với dây và ra xa dây B. hướng vuông góc với dây và lại gần dây
C. đường thẳng song song với dây D. đường sức của dòng điện thẳng
Câu 9: [VNA] Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Đường sức từ của từ trường gây ra bởi dòng điện thẳng dài là những đường thẳng song song
với dòng điện
B. Đường sức từ của từ trường gây ra bởi dòng điện tròn là những đường tròn
C. Đường sức từ của từ trường gây ra bởi dòng điện tròn là những đường thẳng song song cách
đều nhau
D. Dường sức từ của từ trường gây ra bởi dòng điện thẳng dài là những đường tròn đồng tâm
nằm trong mặt phẳng vuông góc với dây dẫn
Câu 10: [VNA] Một dây dẫn thẳng dài đặt trong không khí có cường độ dòng điện cường độ I chạy
qua. Tại điểm cách dây dẫn một khoảng bằng r có độ lớn cảm ứng từ là
I I I I
A. B = 2.10 −7 B. B = 2π.10 −7 C. B = 2.10 7 D. B = 2π.10 7
r r r r
Câu 11: [VNA] Một đoạn dây dẫn chiều dài đang có dòng điện cường độ I chạy qua được đặt
trong từ trường đều có cảm ứng từ B . Gọi α là góc hợp bởi chiều dòng điện và vectơ cảm ứng từ
B . Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn được xác định bằng công thức
A. F = BI cot α B. F = BI tanα C. F = BI cosα D. F = BI sinα
Câu 12: [VNA] Lực lo-ren-xơ là
A. lực từ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động trong từ trường
B. lực từ tác dụng lên dòng điện
C. lực từ tác dụng lên hạt mang điện đứng yên trong từ trường
D. lực từ do dòng điện này tác dụng lên dòng điện kia
Câu 13: [VNA] Một dây dẫn mang dòng điện có chiều từ trái sang phải nằm trong một từ trường
có chiều từ dưới lên thì lực từ có chiều
A. từ trái sang phải B. từ trong ra ngoài C. từ trên xuống dưới D. từ ngoài vào trong
Hướng dẫn
Áp dụng quy tắc bàn tay trái, ta xác định được lực từ tác dụng lên dây dẫn có
chiều như hình vẽ

Câu 14: [VNA] Khi một protôn chuyển động với vận tốc v0 vào trong từ trường theo phương song
song với đường sức từ thì
A. động năng của protôn tăng
B. tốc độ không đổi nhưng hướng chuyển động của protôn thay đổi
C. vận tốc của protôn tăng
D. hướng chuyển động của protôn không đổi
Hướng dẫn
Ta có: proton chuyển động theo phương song song với đường sức từ  lực lorenxơ f = 0
 Hạt proton không chịu tác dụng của lực lorenxơ  vận tốc và hướng chuyển động của proton
không thay đổi

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 16


Học online tại: https://mapstudy.edu.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 15: [VNA] Trong bức tranh các đường sức từ, từ trường mạnh hơn được diễn tả bởi
A. các đường sức từ dày đặt hơn
B. các đường sức từ nằm cách xa nhau
C. các đường sức từ gần như song song nhau
D. các đường sức từ nằm phân kì nhiều
Câu 16: [VNA] Cho hai dây dẫn đặt gần nhau và song song với nhau. Khi có hai dòng điện cùng
chiều chạy qua thì hai dây dẫn
A. hút nhau B. đẩy nhau
C. không tương tác D. đều dao động
Hướng dẫn
Thực nghiệm chứng tỏ khi hai sợi dây mang hai dòng điện chạy cùng chiều thì hút nhau, ngược
chiều thì đẩy nhau
Câu 17: [VNA] Hai dây dẫn thẳng dài đặt vuông góc với nhau, rất gần nhau
nhưng không chạm vào nhau và có chiều như hình vẽ. Dòng điện chạy trong hai (2) (1)
dây dẫn có cùng cường độ. Những vùng nào có từ trường mạnh nhất? 𝐼
A. Vùng 1 và vùng 2
(3) 𝐼 (4)
B. Vùng 3 và vùng 4
C. Vùng 1 và vùng 3
D. Vùng 2 và vùng 4
Hướng dẫn
Sử dụng quy tắc nắm tay phải lần lượt xác định được các cảm ứng từ của 2 dòng điện tại các vùng
(1), (2), (3), (4). Đồng thời từ trường mạnh nhất khi 2 véctơ đó cùng phương, cùng độ lớn và cùng
chiều vậy nên chi có ờ vùng (1) và (3) mới thỏa mãn
Câu 18: [VNA] Cảm ứng từ bên trong một ống dây điện hình trụ, có độ lớn tăng lên khi
A. chiều dài hình trụ tăng lên
B. số vòng quấn trên một đơn vị chiều dài tăng lên
C. cường độ dòng điện giảm đi
D. đường kính hình trụ tăng lên
Hướng dẫn
Cảm ứng từ trong lòng ống dây tăng khi tăng số vòng dây trên một đơn vị chiều dài
Câu 19: [VNA] Đường sức từ của dòng điện gây ra bởi
A. dòng điện thẳng là những đường thẳng song song với dòng điện
B. dòng điện trong ống dây đi ra từ cực Bắc và đi vào cực Nam của cuộn dây đó
C. dòng điện tròn là những đường tròn
D. dòng điện tròn là những đường thẳng song song và cách đều nhau
Câu 20: [VNA] Trong các hình vẽ sau, hình vẽ nào biểu diễn đúng hướng của đường cảm ứng từ
của dòng điện trong dây dẫn thẳng dài vô hạn vuông góc với mặt phẳng hình vẽ?

I ሬԦ
𝐵 I ሬԦ
𝐵 +I ሬԦ
𝐵
A. C. B. D. A và C
Hướng dẫn
Áp dụng quy tắc nắm tay phải, ta xác định được cảm ứng từ có chiều như hình B

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 17


Học online tại: https://mapstudy.edu.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 21: [VNA] Phát biểu nào sau đây là không đúng? Người ta nhận ra từ trường tồn tại xung
quanh dòng điện vì
A. có lực tác dụng lên một dòng điện khác đặt song song cạnh nó
B. có lực tác dụng lên một kim nam châm đặt song song cạnh nó
C. có lực tác dụng lên một hạt mang điện chuyển động dọc theo nó
D. có lực tác dụng lên một hạt mang điện đứng yên đặt bên cạnh nó
Hướng dẫn
Người ta nhận ra từ trường tồn tại xung quanh dây dẫn mang dòng điện bằng 3 cách: có lực tác
dụng lên một dòng điện khác đặt cạnh nó, hoặc có lực tác dụng lên một kim nam châm đặt cạnh nó,
hoặc có lực tác dụng lên một hạt mang điện chuyển động dọc theo nó
Câu 22: [VNA] Một dây dẫn mang dòng điện I nằm ngang đặt trong từ
trường có các đường sức từ thẳng đứng từ trên xuống như hình vẽ. Lực từ
tác dụng lên đoạn dây dẫn có chiều
A. thẳng đứng hướng từ trên xuống
B. thẳng đứng hướng từ dưới lên
C. nằm ngang hướng từ trái sang phải
D. nằm ngang hướng từ phải sang trái
Hướng dẫn
Áp dụng quy tắc bàn tay trái, ta xác định được lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có phương nằm
ngang, chiều từ trái sang phải
Câu 23: [VNA] Người ta có thể xác định chiều của lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng
điện thẳng bằng quy tắc nào sau đây?
A. quy tắc bàn tay phải B. quy tắc cái đinh ốc
C. quy tắc bàn tay trái D. quy tắc nắm tai phải
Câu 24: [VNA] Chọn phát biểu sai. Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường của một dòng điện
chạy trong một dây dẫn có hình dạng nhất định
A. tỉ lệ với cường độ dòng điện I gây ra từ trường
B. không phụ thuộc vào dạng hình học của dây dẫn
C. phụ thuộc vào vị trí điểm đang xét
D. phụ thuộc vào môi trường xung quanh
Câu 25: [VNA] Từ phổ là
A. hình ảnh của các đường mạc sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường
B. hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau
C. hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm
D. hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song
Câu 26: [VNA] Chọn phát biểu không đúng. Từ trường đều là từ trường có
A. các đường sức song song và cách đều nhau
B. cảm ứng từ tại mọi nơi đều bằng nhau
C. lực từ tác dụng lên các dòng điện như nhau
D. các đặc điểm bao gồm cả A và B
Hướng dẫn
Từ trường đều là từ trường có các đường sức song song và cách đều nhau, cảm ứng từ tại mọi nơi
đều bằng nhau

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 18


Học online tại: https://mapstudy.edu.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 27: [VNA] Phát biểu nào sau đây là đúng?


A. Các đường mạt sắt của từ phổ chính là các đường sức từ
B. Các đường sức từ của từ trường đều có thể là những đường cong cách đều nhau
C. Các đường sức từ luôn là những đường cong kín
D. Một hạt mang điện chuyển động theo quỹ đạo tròn trong từ trường thì quỹ đạo chuyển động
của hạt là một đường sức từ
Câu 28: [VNA] Một dây dẫn thẳng có dòng điện I đặt trong không gian có từ trường
đều như hình bên. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có
A. phương nằm ngang hướng sang trái
B. phương nằm ngang hướng sang phải
C. phương thẳng đứng hướng từ dưới lên
D. phương thẳng đứng hướng từ trên xuống
Hướng dẫn
Áp dụng quy tắc bàn tay trái, lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có phương nằm ngang, hướng từ
trái sang phải
Câu 29: [VNA] Chiều của lực Lo-ren xơ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động tròn trong từ
trường
A. trùng với chiều chuyển động của hạt trên đường tròn
B. hướng về tâm của quỹ đạo khi hạt tích điện dương
C. hướng về tâm của quỹ đạo khi hạt tích điện âm
D. luôn hướng về tâm của quỹ đạo không phụ thuộc điện tích âm hay dương
Câu 30: [VNA] Một electron bay vào một từ trường đều v vuông góc với vectơ cảm ứng từ B . Quỹ
đạo chuyển động của electron là
A. một đường xoắn ốc B. một đường tròn C. một đường thẳng D. một đường elip

BẢNG ĐÁP ÁN
1. D 2. D 3. C 4. B 5. A 6. C 7. B 8. B 9. D 10. A
11. D 12. A 13. B 14. D 15. A 16. A 17. C 18. B 19. B 20. B
21. D 22. D 23. C 24. B 25. A 26. C 27. C 28. A 29. D 30. B

CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ


Câu 1: [VNA] Từ thông qua một diện tích S không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Độ lớn cảm ứng từ B. Góc tạo bởi pháp tuyến và vectơ cảm ứng từ
C. Diện tích đang xét D. Nhiệt độ môi trường
Hướng dẫn
Ta có Φ = NBScosα  Từ thông không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
Câu 2: [VNA] Dòng điện cảm ứng trong mạch kín có chiều
A. sao cho từ trường cảm ứng có chiều chống lại sự biến thiên từ thông ban đầu qua mạch
B. hoàn toàn ngẫu nhiên
C. sao cho từ trường cảm ứng luôn cùng chiều với từ trường ngoài
D. sao cho từ trường cảm ứng luôn ngược chiều với từ trường ngoài
Hướng dẫn
Dòng điện cảm ứng trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có chiều chống lại sự biến
thiên từ thông ban đầu qua mạch

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 19


Học online tại: https://mapstudy.edu.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 3: [VNA] Định luật Len-xơ cho phép ta xác định


A. độ biến đổi từ thông qua mạch
B. độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch
C. chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch
D. độ lớn dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch
Hướng dẫn
Định luật Len-xơ được dùng để xác định chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong một mạch điện
kín
Câu 4. Suất điện động cảm ứng là suất điện động
A. sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín B. sinh ra dòng điện trong mạch kín
C. được sinh bởi nguồn điện hóa học D. được sinh bởi dòng điện cảm ứng
Câu 5: [VNA] Suất điện động tự cảm của mạch điện tỉ lệ với
A. điện trở của mạch
B. từ thông cực đại qua mạch
C. từ thông cực tiểu qua mạch
D. tốc độ biến thiên cường độ dòng điện qua mạch
Hướng dẫn
ΔΦ Δi
Ta có etc = =L  Suất điện động tự cảm tỉ lệ với tốc độ biến thiên cường độ dòng điện
Δt Δt
qua mạch
Câu 6: [VNA] Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thông qua mạch
gây ra bởi
A. sự biến thiên của chính cường độ điện trường trong mạch
B. sự chuyển động của nam châm với mạch
C. sự chuyển động của mạch với nam châm
D. sự biến thiên từ trường Trái Đất
Hướng dẫn
Tự cảm là hiện tượng cảm ứng từ do sự biến thiên từ thông qua mạch gây bởi sự biến thiên của
chính cường độ dòng điện trong mạch
Câu 7: [VNA] Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong một đoạn dây dẫn chuyển động trong từ
trường không phụ thuộc vào
A. hướng của từ trường B. tốc độ của dây dẫn
C. tiết diện của dây dẫn D. chiều dài đoạn dây dẫn
Hướng dẫn
Suất điện động cảm ứng do một đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường E = Blvsinα  Không
phụ thuộc vào tiết diện của dây dẫn
Câu 8: [VNA] Cho một khung dây dẫn có điện tích S đặt trong từ trường đều, α là góc hợp bởi
vectơ cảm ứng từ B và pháp tuyến của khung dây. Từ thông qua khung dây được xác định bằng
công thức
A. Φ = BSsinα B. Φ = BScosα C. Φ = BStanα D. Φ = BScotα
Câu 9: [VNA] Phát biểu nào sau đây không đúng? Suất điện động cảm ứng trong một mạch
A. có thể tồn tại mà không sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch đó
B. chỉ xuất hiện khi có từ thông qua mạch
C. tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch
D. chỉ xuất hiện khi có sự biến thiên từ thông qua mạch
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 20


Học online tại: https://mapstudy.edu.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 10: [VNA] Khi cho nam châm chuyển động qua một mạch kín, trong mạch xuất hiện dòng điện
cảm ứng. Điện năng của dòng điện được chuyển hóa từ
A. hóa năng B. quang năng C. cơ năng D. nhiệt năng
Hướng dẫn
Khi cho nam châm chuyển động qua một mạch kín, trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. Cơ
năng chuyển hoá thành điện năng của dòng điện
Câu 11: [VNA] Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Suất điện động tự cảm có độ lớn tỉ lệ với độ biến thiên cường độ dòng điện trong mạch
B. Suất điện động tự cảm có độ lớn tỉ lệ với thời gian dòng điện chạy trong mạch
C. Suất điện động tự cảm có độ lớn tỉ lệ với tốc độ biến thiên cường độ dòng điện trong mạch
D. Suất điện động tự cảm của ống dây không phụ thuộc vào độ tự cảm của ống dây
Câu 12: [VNA] Trong một mạch kín dòng điện cảm ứng xuất hiện khi
A. từ thông qua mạch điện biến thiên theo thời gian
B. mạch điện được đặt trong một từ trường không đều
C. mạch điện được đặt trong một từ trường đều
D. trong mạch có một nguồn điện
Câu 13: [VNA] Cách nào dưới dây có thể tạo ra một dòng điện cảm ứng?
A. Đưa một cực của acquy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín
B. Nối hai cực của nam châm vào hai đầu cuộn dây dẫn
C. Đưa một nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín
D. Nối hai cực của pin vào hai đầu một cuộn dây dẫn
Hướng dẫn
Khi đưa một nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín thì từ thông qua cuộn dây biến
thiên, sinh ra dòng điện cảm ứng trong cuộn dây
Câu 14: [VNA] Máy phát điện xoay chiều hoạt động dựa vào
A. lực điện do điện trường tác dụng lên hạt mang điện
B. lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện
C. lực điện do điện trường tác dụng lên hạt mang điện
D. hiện tượng cảm ứng điện từ
Câu 15: [VNA] Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi
A. dòng điện không đổi B. dòng điện tăng nhanh
B. dòng điện có giá trị nhỏ D. dòng điện có giá trị lớn
Hướng dẫn
ΔΦ Δi
Suất điện động tự cảm có etc = =L . Giá trị suất điện động không phụ thuộc vào giá trị
Δt Δt
dòng điện lớn hay nhỏ mà chỉ phụ thuộc độ tự cảm L và tốc độ biến thiên của dòng điện
Câu 16: [VNA] Một mạch kín (C) không biến dạng đặt trong từ trường đều, trong trường hợp nào
thì trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng?
A. mạch chuyển động trong mặt phẳng vuông góc với từ trường
B. mạch quay xung quanh trục vuông góc với mặt phẳng (C)
C. mạch chuyển động tịnh tiến
D. mạch quay quanh trục nằm trong mặt phẳng (C)
Hướng dẫn
Vì khi (C) quay xung quanh trục nằm trong mặt phẳng chứa mạch thì khi đó góc giữa B và n thay
đổi và làm từ thông qua mạch biến thiên
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 21


Học online tại: https://mapstudy.edu.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 17: [VNA] Định luật Len-xơ là hệ quả của định luật bảo toàn
A. động lượng B. năng lượng C. động năng D. điện tích
Câu 18: [VNA] Dòng điện Fu-cô là dòng điện cảm ứng sinh ra trong
A. vật dẫn khi có từ thông qua vật không đổi B. mạch kín khi diện tích của mạch không đổi
C. mạch hở khi diện tích của mạch biến thiên D. vật dẫn khi có từ thông qua mạch biến thiên
Hướng dẫn
Dòng điện cảm ứng được sinh ra ở trong khối vật dẫn khi vật dẫn chuyển động trong từ trường hay
được đặt trong từ trường biến đổi theo thời gian là dòng điện Fu-cô
Câu 19: [VNA] Đơn vị của từ thông có thể là
A. tesla trên mét (T/m) B. Tesla nhân mét (T.m)
C. tesla trên mét bình phương (T/m )2 D. Tesla nhân mét bình phương (T.m2)
Câu 20: [VNA] Một vòng dây dẫn kín được đặt trong từ trường. Trong khoảng thời gian Δt , từ
thông qua mạch biến đổi một lượng ΔΦ . Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây dẫn là
ΔΦ 2ΔΦ Δt 2Δt
A. B. C. D.
Δt Δt ΔΦ ΔΦ
Câu 21: [VNA] Cho một vòng dây dẫn kín di chuyển lại gần một nam châm thì trong vòng dây xuất
hiện một dòng điện cảm ứng. Đây là hiện tượng cảm ứng điện từ. Bản chất của hiện tượng cảm ứng
điện từ là quá trình chuyển hóa
A. từ cơ năng thành điện năng B. từ điện năng thành cơ năng
C. từ cơ năng thành nhiệt năng D. từ nhiệt năng thành điện năng
Câu 22: [VNA] Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Từ thông là một đại lượng vô hướng
B. Từ thông qua mặt phẳng khung dây bằng không khi khung dây đặt trong từ trường có các
đường sức song song với mặt phẳng khung dây
C. Từ thông qua một mặt kín luôn khác không
D. Từ thông qua một mặt kín có thể bằng không hoặc khác không
Hướng dẫn
Từ thông qua một mặt kín có thể dương, âm hoặc bằng không tùy thuộc vào góc giữa pháp tuyến
khung dây và vectơ cảm ứng từ B
Câu 23: [VNA] Một vòng dây dẫn được đặt trong một từ trường đều, rộng sao cho mặt phẳng của
vòng dây vuông góc với đường cảm ứng. Trong vòng dây xuất hiện một suất điện động cảm ứng
nếu nó
A. chuyển động tịnh tiến dọc theo đường cảm ứng từ
B. quay xung quanh trục vuông góc với đường cảm ứng từ
C. quay xung quanh một trục trùng với đường cảm ứng từ
D. chuyển động tịnh tiến theo phương vuông góc với từ trường
Hướng dẫn
− Ta có Φ = BScosα
− Khi vòng dây quay xung quanh trục vuông góc với đường cảm ứng từ thì góc α thay đổi ⇒ Φ
thay đổi ⇒ xuất hiện suất điện động cảm ứng
− Các đáp án khác không làm thay đổi Φ ⇒ không xuất hiện suất điện động cảm ứng

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 22


Học online tại: https://mapstudy.edu.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 24: [VNA] Một khung dây dẫn kín hình chữ nhật ABCD đặt cạnh
một dây dẫn thẳng rất dài, đang có dòng điện một chiều cường độ I A B
chạy qua như hình vẽ bên. Kéo khung dây chuyển động đều ra xa I 𝑣Ԧ
dòng điện theo chiều của v thì trong khung
A. không xuất hiện dòng điện cảm ứng D C
B. xuất hiện dòng điện cảm ứng có chiều ABCDA
C. xuất hiện dòng điện cảm ứng có chiều ADCBA
D. xuất hiện dòng điện xoay chiều hình sin
Hướng dẫn
− Dùng quy tắc nắm tay phải  Từ trường B qua khung dây ABCD có phương vuông góc với mặt
phẳng hình vẽ, hướng từ ngoài vào trong
− Khung dây chuyển động ra xa dòng điện nên từ thông qua khung dây giảm Bc B
− Áp dụng quy tắc nắm tay phải  dòng điện cảm ứng có chiều ABCDA
Câu 25: [VNA] Trong giờ thực hành về hiện tượng tự cảm, một nhóm Đ1 R
các học sinh đã bố trí nghiệm có sơ đồ giống như hình bên. Ban đầu,
khóa K ở trạng thái mở và các đèn không sáng. Khi đóng khóa K, theo Đ2 𝐿, 𝑟
thứ tự bật sáng của các đèn, nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Cả hai đèn Đ1 và Đ2 sáng cùng lúc 𝐾 𝐸
B. Đèn Đ1 sáng trước đèn Đ2
C. Cả hai đèn Đ1 và Đ2 đều không sáng
D. Đèn Đ2 sáng trước đèn Đ1
Hướng dẫn
Do hiện tượng tự cảm xảy ra nên dòng điện qua cuộn dây sẽ sinh ra chậm hơn so với đoạn mạch
chỉ có bóng đèn và điện trở, làm cho đèn Đ2 sáng chậm hơn đèn Đ1

BẢNG ĐÁP ÁN
1. D 2. A 3. C 4. A 5. D 6. A 7. C 8. B 9. B 10. C
11. C 12. A 13. C 14. D 15. B 16. D 17. B 18. D 19. D 20. A
21. A 22. C 23. B 24. B 25. B

KHÚC XẠ ÁNH SÁNG


Câu 1: [VNA] Theo định luật khúc xạ thì
A. tia khúc xạ và tia tới nằm trong cùng một mặt phẳng
B. góc khúc xạ bao giờ cũng khác không
C. góc tới tăng bao nhiêu lần thì góc khúc xạ tăng bấy nhiêu lần
D. góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ
Câu 2: [VNA] Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ không khí vào môi trường có chiết suất n sao cho
tia phản xạ vuông góc với tia khúc xạ. Khi đó, góc tới i được xác định theo công thức
A. sini = n B. sini = 1/ n C. tani = n D. tani = 1/ n
Hướng dẫn
(
Ta có sini = n sinr = n sin 90 o − i = ncos i  tani = n )

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 23


Học online tại: https://mapstudy.edu.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 3: [VNA] Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết suất lớn sang môi trường chiết suất nhỏ hơn
thì
A. không thể có hiện tượng phản xạ toàn phần
B. có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần
C. luôn luôn xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần
D. chỉ xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Hướng dẫn
− Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn thì có
thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần
− Để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần cần thêm một điều kiện nữa đó là i  igh
Câu 4: [VNA] Một cái cọc cắm thẳng đứng trên sông, nửa bên trong nửa bên ngoài nước. Một cái
cọc khác cùng chiều dài được cắm thẳng đứng trên bờ. Bóng của cọc cắm thẳng đứng dưới sông sẽ
A. dài hơn bóng của cọc nằm trên bờ B. bằng với bóng của cọc cắm trên bờ
C. ngắn hơn bóng của cọc cắm trên bờ D. có thể dài hơn hoặc ngắn hơn cọc cắm trên bờ
Hướng dẫn
Khi được chiếu sáng bởi ánh sáng Mặt Trời thì bóng của cọ cắm trên sông ngắn hơn vì tia sáng bị
gãy khúc khi qua mặt sông và do nkk < nnc nên r luôn nhỏ hơn i nên bóng của cọc dưới đáy sông
luôn ngắn hơn
Câu 5: [VNA] Hoàn thành câu phát biểu sau: “Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng
truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng bị … tại mặt phân
cách giữa hai môi trường.”
A. gãy khúc B. uốn cong C. dừng lại D. quay trở lại
Câu 6: [VNA] Khi nói về hiện tượng phản xạ toàn phần. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Khi có phản xạ toàn phần thì hầu như toàn bộ ánh sáng phản xạ trở lại môi trường chứa chùm
sáng tới
B. Phản xạ toàn phần chỉ xảy ra khi tia sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường
chiết quang kém hơn
C. Phản xạ toàn phần chỉ xảy ra khi góc tới lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần
D. Góc giới hạn của phản xạ toàn phần được xác định bằng tỉ số giữa chiết suất của môi trường
chiết quang kém với môi trường chiết quang hơn
Hướng dẫn
− Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại môi trường tới
khi chiếu tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt
− Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn thì có
thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần
− Để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần cần thêm một điều kiện nữa đó là i  igh với
sinigh = n2 / n1 (điều kiện n2  n1 )
Câu 7: [VNA] Khi chiếu ánh sáng từ không khí vào nước thì
A. góc khúc xạ luôn nhỏ hơn góc tới B. góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới
C. góc khúc xạ bằng góc tới D. khi góc tới tăng thì góc khúc xạ giảm
Hướng dẫn
Do chiết suất của nước lớn hơn chiết suất của không khí nên khi chiếu ánh sáng từ không khí vào
nước ta thu được góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 24


Học online tại: https://mapstudy.edu.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 8: [VNA] Nước và thủy tinh có chiết suất lần lượt là n1 và n2 . Chiết suất tỉ đối giữa thủy tinh
và nước là
A. n21 = n2 .n1 B. n21 = n2 / n1 C. n21 = n2 + n1 D. n21 = n2 − n1
Câu 9: [VNA] Chiếu một tia sáng dưới góc tới i từ không khí vào môi trường trong suốt có chiết
suất n thì góc khúc xạ là r . Công thức nào sau đây là đúng?
A. sini = nsinr B. cosi = ncosr C. sini = ncosr D. cosi = nsinr
Câu 10: [VNA] Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng
A. ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi chiếu tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt
B. ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi gặp bề mặt nhẵn
C. ánh sáng bị đổi hướng đột ngột khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt
D. cường độ bị giảm khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt
Câu 11: [VNA] Trong Y khoa có sử dung thuật ngữ “nội soi”, vậy người ta đã sử dụng hiện tượng
nào sau đây để chế tạo dụng cụ khi nội soi?
A. Phản xạ toàn phần B. Khúc xạ ánh sáng
C. Giao thoa ánh sáng D. Tán sắc ánh sáng
Hướng dẫn
Một trong các ứng dụng của phản xạ toàn phần là sử dụng làm dây dẫn nội soi
Câu 12: [VNA] Trong trường hợp nào sau đây, tia sáng không truyền thẳng khi
A. truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt có cùng chiết suất
B. tia tới vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt
C. có hướng đi qua tâm của một quả cầu trong suốt
D. truyền xiên góc từ không khí vào kim cương
Hướng dẫn
Khi truyền xiên góc từ không khí vào kim cương thì tia sáng bị gãy khúc do hiện tượng khúc xạ ánh
sáng
Câu 13: [VNA] Khi nhìn xuống đáy một hồ nước, một bạn thấy hồ có vẻ “nông”. Nhưng khi đặt
chân xuống thì đáy hồ sâu hơn bạn tưởng. Hiện tượng trên được giải thích dựa vào
A. hiện tượng khúc xạ ánh sáng B. hiện tượng tán sắc ánh sáng
C. hiện tượng phản xạ toàn phần D. hiện tượng giao thoa ánh sáng
Hướng dẫn
Hệ quả của hiện tượng khúc xạ ánh sáng là làm cho các vật ở môi trường khúc xạ bị dời vị trí nếu
người quan sát nhìn ở môi trường tới. Do đó, nếu nhìn từ không khí vào nước sẽ làm cho hình ảnh
đáy hồ bị dời lên nên gây ra cảm giác nông so với độ sâu thật của hồ
Câu 14: [VNA] Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng
A. góc khúc xạ luôn bé hơn góc tới
B. góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới
C. góc khúc xạ tỉ lệ thuận với góc tới
D. khi góc tới tăng dần thì góc khúc xạ cũng tăng dần
Hướng dẫn
Ta có sini = nsinr  khi góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng
Câu 15: [VNA] Trong các ứng dụng sau đây, ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần là
A. gương phẳng B. gương cầu C. thấu kính D. cáp quang

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 25


Học online tại: https://mapstudy.edu.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 16: [VNA] Hiện tượng nào sau đây không được giải thích bằng hiện tượng phản xạ toàn phần?
A. Lúc trưa nắng, mặt đường nhựa khô ráo, nhưng nhìn từ xa có vẻ ướt nước
B. Sự lấp lánh của các viên kim cương
C. Ảnh tháp Rùa hiện trên mặt nước của Hồ Gươm
D. Ảo ảnh trên sa mạc
Hướng dẫn
Ảnh của tháp Rùa hiện trên mặt nước Hồ Gươm đơn thuẩn chỉ do phản xạ thông thường
Câu 17: [VNA] Khi tia sáng đi từ môi trường trong suốt n1 tới mặt phân cách với môi trường trong
suốt n2 (với n2 > n1), tia sáng không vuông góc với mặt phân cách thì
A. tia sáng bị gãy khúc khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường
B. tất cả các tia sáng đều bị khúc xạ và đi vào môi trường n2
C. tất cả các tia sáng đều phản xạ trở lại môi trường n1
D. một phần tia sáng bị khúc xạ, một phần bị phản xạ
Hướng dẫn
Khi chiếu tia sáng vuông góc từ môi trường trong suốt n1 tới mặt phân cách với môi trường trong
suốt n2 (với n2 > n1) thì một phần tia sáng bị khúc xạ, một phần bị phản xạ
Câu 18: [VNA] Điều nào sau đây là không đúng khi phát biểu và hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
A. Tia khúc xạ luôn lệch lại gần pháp tuyến hơn tia tới
B. Khi tia sáng truyền theo phương vuông góc của vật phân cách 2 môi trường trong suốt khác
nhau thì truyền thẳng
C. Tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến hơn nếu môi trường chứa tia khúc xạ có chiết suất nhỏ hơn
chiết suất của môi trường chứa tia tới
D. Tỉ số giữa sin của góc tới và sin của góc khúc xạ là chiết suất tỉ đối của môi trường chứa tia
khúc xạ đối với môi trường chứa tia tới
Hướng dẫn
Khi chiếu tia sáng đi từ môi trường có chiết suất n1 sang môi trường có chiết suất n2
+ Nếu n1  n2 thì tia khúc xạ lệch gần pháp tuyến hơn so với tia tới
+ Nếu n1  n2 thì tia khúc xạ lệch ra xa pháp tuyến hơn so với tia tới
Câu 19: [VNA] Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường
A. cho biết tia sáng khúc xạ nhiều hay ít khi đi từ môi trường này vào môi trường kia
B. càng lớn khi góc tới của tia sáng càng lớn
C. càng lớn thì góc khúc xạ càng nhỏ
D. lớn hơn 1 thì môi trường khúc xạ kém chiết quang hơn môi trường tới
Câu 20: [VNA] Trong trường hợp sau đây, tia sáng không truyền thẳng khi
A. truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt có cùng chiết suất
B. tia tới vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt
C. tia tới có hướng đi qua tâm của một quả cầu trong suốt
D. truyền xiên góc từ không khí vào kim cương
Hướng dẫn
Tia sáng truyền thẳng khi môi trường đồng nhất hoặc tia sáng được chiếu vuông góc đến mặt phân
cách giữa hai môi trường trong suốt

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 26


Học online tại: https://mapstudy.edu.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 21: [VNA] Khi có hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra thì
A. mọi tia tới đều bị phản xạ và tuân theo định luật phản xạ ánh sáng
B. chỉ có một phần nhỏ của chùm tia tới bị khúc xạ
C. tia phản xạ rất rõ còn tia khúc xạ rất mờ
D. toàn bộ chùm ánh sáng tới bị giữ ở mặt phản xạ
Hướng dẫn
Khi có hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra thì mọi tia tới đều bị phản xạ và tuân theo định luật
phản xạ ánh sáng
Câu 22: [VNA] Khi một chùm tia sáng phản xạ toàn phần tại mặt phân cách giữa hai môi trường thì
A. cường độ sáng của chùm khúc xạ bằng cường độ sáng của chùm tới
B. cường độ sáng của chùm phản xạ bằng cường độ sáng của chùm tới
C. cường độ sáng của chùm khúc xạ bị triệt tiêu
D. cường độ sáng của chùm phản xạ bằng cường độ sáng của chùm tới và chùm khúc xạ bị triệt
tiêu
Hướng dẫn
Khi một chùm tia sáng phản xạ toàn phần tại mặt phân cách giữa hai môi trường thì cường độ sáng
của chùm khúc xạ bị triệt tiêu
Câu 23: [VNA] Chọn câu đúng nhất. Khi tia sáng đi từ môi trường trong suốt n1 tới mặt phân cách
với môi trường trong suốt n2 (với n2  n1 ), tia sáng không vuông góc với mặt phân cách thì
A. tia sáng bị gãy khúc khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường
B. tất cả các tia sáng đều bị khúc xạ và đi vào môi trường n2
C. tất cả các tia sáng đều phản xạ trở lại môi trường n1
D. một phần tia sáng bị khúc xạ, một phần bị phản xạ
Câu 24: [VNA] Điều nào sau đây là sai? Cho ba môi trường A, B, C có chiết suất lần lượt là
nA  nB  nC . Hiện tượng phản xạ toàn phần có thể xảy ra khi
A. ánh sáng đi từ môi trường A sang môi trường B
B. ánh sáng đi từ môi trường C sang môi trường B
C. ánh sáng đi từ môi trường B sang môi trường C
D. ánh sáng đi từ môi trường A sang môi trường C
Hướng dẫn
Hiện tượng phản xạ toàn phần có thể xảy ra khi ánh sáng đi từ môi trường C sang B vì nB  nC
Câu 25: [VNA] Khẳng định nào dưới đây là sai?
Một tia sáng truyền trong hai môi trường theo đường truyền như hình
dưới,
A. nếu ánh sáng truyền từ (2) tới (1) có thể xảy ra phản xạ toàn phần
B. α là góc tới giới hạn
C. với i  α sẽ có phản xạ toàn phần
D. nếu ánh sáng truyền từ (2) tới (1) chỉ có phản xạ thông thường
Hướng dẫn
Nếu ánh sang truyền từ (2) sang (1) thì ngoài phản xạ thông thường còn có thể xảy ra hiện tượng
khúc xạ ánh sáng

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 27


Học online tại: https://mapstudy.edu.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

BẢNG ĐÁP ÁN
1. A 2. C 3. B 4. C 5. A 6. D 7. A 8. B 9. A 10. A
11. A 12. D 13. A 14. D 15. D 16. C 17. D 18. A 19. A 20. D
21. A 22. D 23. D 24. B 25. D

MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG


Câu 1: [VNA] Nhận xét nào sau đây là không đúng?
A. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 25 cm đến vô cực là mắt bình thường
B. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 10 cm đến 50 cm là mắt mắc tật cận thị
C. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 80 cm đến vô cực là mắt mắc tật viễn thị
D. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 15 cm đến vô cực là mắt mắc tật cận thị
Hướng dẫn
Mắt có khoảng nhìn rõ từ 15 (cm) đến vô cực là mắt bình thường (có thể nói là mắt rất tốt)
Câu 2: [VNA] Một lăng kính bằng thủy tinh chiết suất n, góc chiết quang A. Tia sáng tới một mặt
bên có thể ló ra khỏi mặt bên thứ hai khi
A. góc chiết quang A có giá trị bất kỳ
B. góc chiết quang A nhỏ hơn hai lần góc giới hạn của thủy tinh
C. góc chiết quang A là góc vuông
D. góc chiết quang A lớn hơn hai lần góc giới hạn của thủy tinh
Hướng dẫn
Một lăng kính bằng thuỷ tinh chiết suất n, góc chiết quang A. Tia sáng tới một mặt bên có thể ló ra
khỏi mặt bên thứ hai khi góc chiết quang A có giá trị bất kỳ
Câu 3: [VNA] Vật thật qua thấu kính phân kỳ luôn cho
A. ảnh ảo cùng chiều, nhỏ hơn vật B. ảnh ảo cùng chiều, lớn hơn vật
C. ảnh thật ngược chiều và nhỏ hơn vật D. ảnh thật ngược chiều và lớn hơn vật
Hướng dẫn
Vật thật qua TKPK luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật
Câu 4: [VNA] Nhận xét nào sau đây về thấu kính phân kì là không đúng?
A. Với thấu kính phân kì, vật thật cho ảnh thật B. Với thấu kính phân kì, vật thật cho ảnh ảo
C. Với thấu kính phân kì, có tiêu cự f âm D. Với thấu kính phân kì, có độ tụ D âm
Hướng dẫn
Vật thật qua TKPK luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật
Câu 5: [VNA] Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Do có sự điều tiết, nên mắt có thể nhìn rõ được tất cả các vật nằm trước mắt
B. Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thủy tinh thể của mắt cong dần lên
C. Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thủy tinh thể của mắt xẹp dần xuống
D. Khi quan sát các vật dịch chuyển lại gần mắt thì thủy tinh thể của mắt xẹp dần xuống
Hướng dẫn
Do sự điều tiết của mắt: Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thuỷ tinh thể của mắt xẹp
dần xuống, và độ tụ của mắt giảm xuống sao cho ảnh của vật luôn nằm trên võng mạc. Khi quan
sát các vật dịch chuyển lại gần mắt thì thuỷ tinh thể của mắt cong dần lên và độ tụ của mắt tăng lên
sao cho ảnh của vật luôn nằm trên võng mạc

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 28


Học online tại: https://mapstudy.edu.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 6: [VNA] Chiếu một chùm sáng song song tới lăng kính. Tăng dần góc tới i từ giá trị nhỏ nhất
thì
A. góc lệch D tăng theo i
B. góc lệch D giảm dần
C. góc lệch D giảm tới một giá trị rồi tăng dần
D. góc lệch D tăng tới một giá trị xác định rồi giảm dần
Câu 7: [VNA] Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa vô cùng khi đeo kính hội tụ và mắt không điều tiết
B. Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa vô cùng khi đeo kính phân kì và mắt không điều tiết
C. Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa vô cùng khi không điều tiết
D. Mắt lão nhìn rõ các vật ở xa vô cùng khi đeo kính lão
Câu 8: [VNA] Vật sáng AB đặ vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì tiêu cự f = –25 cm,
cách thấu kính 25 cm. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là
A. ảnh thật, nằm trước thấu kính, cao gấp hai lần vật
B. ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cao bằng nửa lần vật
C. ảnh thật, nằm sau thấu kính, cao gấp hai lần vật
D. ảnh thật, nằm sau thấu kính, cao bằng nửa lần vật
Hướng dẫn
+ Vật đặt tại mọi vị trí trước thấu kính luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong
khoảng tiêu cự của thấu kính
+ Vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự
Câu 9: [VNA] Khi tia sáng đi qua lăng kính có góc lệch cực tiểu thì
A. góc ló i’ có giá trị nhỏ nhất B. góc tới i có giá trị nhỏ nhất
C. góc ló i’ bằng góc tới i D. góc ló i’ bằng hai lần góc tới i
Câu 10: [VNA] Nhận xét nào sau đây về tác dụng của thấu kính phân kỳ là không đúng?
A. Có thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng hội tụ
B. Có thể tạo ra chùm sáng phân kì từ chùm sáng phân kì
C. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song
D. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng hội tụ
Hướng dẫn
Chiếu chùm sáng song song qua TKHT ta luôn thu được chùm sáng phân kì
Câu 11: [VNA] Ảnh của một vật thật qua thấu kính phân kỳ
A. luôn nhỏ hơn vật B. luôn lớn hơn vật
C. luôn ngược chiều với vật D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật
Hướng dẫn
+ Vật đặt tại mọi vị trí trước thấu kính luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong
khoảng tiêu cự của thấu kính
+ Vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự
Câu 12: [VNA] Chiếu một chùm sáng song song tới thấu kính thấy chùm ló là chùm phân kì coi
như xuất phát từ một điểm nằm trước thấu kính và cách thấu kính một đoạn 25 cm. Thấu kính đó

A. thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 25 cm
B. thấu kính phân kì có tiêu cự f = 25 cm
C. thấu kính hội tụ có tiêu cự f = –25 cm
D. thấu kính phân kì có tiêu cự f = –25 cm
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 29


Học online tại: https://mapstudy.edu.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 13: [VNA] Nhận xét nào sau đây về các tật của mắt là sai?
A. Mắt cận không nhìn rõ được các vật ở xa, chỉ nhìn rõ được các vật ở gần
B. Mắt viễn không nhìn rõ được các vật ở gần, chỉ nhìn rõ được các vật ở xa
C. Mắt lão không nhìn rõ các vật ở gần mà cũng không nhìn rõ được các vật ở xa
D. Mắt lão hoàn toàn giống mắt cận và mắt viễn
Câu 14: [VNA] Đối với thấu kính phân kì, nhận xét nào sau đây về tính chất ảnh của vật thật là
đúng?
A. Vật thật luôn cho ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật
B. Vật thật luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật
C. Vật thật luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật
D. Vật thật có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo tuỳ thuộc vào vị trí của vật
Hướng dẫn
+ Vật đặt tại mọi vị trí trước thấu kính luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong
khoảng tiêu cự của thấu kính
+ Vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự
Câu 15: [VNA] Ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ
A. luôn nhỏ hơn vật B. luôn lớn hơn vật
C. luôn cùng chiều với vật D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật
Hướng dẫn
+ Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật
+ Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, lớn hơn vật và cùng chiều với vật
+ Khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự
+ Khi khoảng cách từ vật đến thấu kính bằng với tiêu cự thì là ảnh thật và ở rất xa thấu kính
Câu 16: [VNA] Phát biểu nào sau đây về mắt cận là đúng?
A. Mắt cận đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa vô cực
B. Mắt cận đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa vô cực
C. Mắt cận đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở gần
D. Mắt cận đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần
Câu 17: [VNA] Kính lúp dùng để quan sát các vật có kích thước
A. nhỏ B. rất nhỏ C. lớn D. rất lớn
Câu 18: [VNA] Nhận xét nào sau đây là không đúng?
A. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 25 cm đến vô cực là mắt bình thường
B. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 10 cm đến 50 cm là mắt mắc tật cận thị
C. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 80 cm đến vô cực là mắt mắc tật viễn thị
D. Mắt có khoảng nhìn rõ từ 15 cm đến vô cực là mắt mắc tật cận thị
Câu 19: [VNA] Về phương diện quang hình học, có thể coi
A. mắt tương đương với một thấu kính hội tụ
B. hệ thống bao gồm giác mạc, thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh tương đương với một thấu
kính hội tụ
C. hệ thống bao gồm giác mạc, thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh và võng mạc tương đương
với một thấu kính hội tụ
D. hệ thống bao gồm giác mạc, thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh, võng mạc và điểm vàng
tương đương với một thấu kính hội tụ

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 30


Học online tại: https://mapstudy.edu.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 20: [VNA] Để mắt nhìn rõ vật tại các các vị trí khác nhau, mắt phải điều tiết. Đó là sự thay đổi:
A. vị trí thể thuỷ tinh B. vị trí thể thuỷ tinh và màng lưới
C. độ cong thể thuỷ tinh D. vị trí màng lưới
Câu 21: [VNA] Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi
A. độ cong các mặt của thủy tinh thể để giữ cho ảnh của của vật cần quan sát hiện rõ trên võng
mạc
B. khoảng cách thủy tinh thể và võng mạc để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên võng
mạc
C. khoảng cách thủy tinh thể và vật cần quan sát để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên
võng mạc
D. cả độ cong các mặt của thủy tinh thể, khoảng cách giữa thủy tinh thể và võng mạc để giữ cho
ảnh của của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc
Câu 22: [VNA] Nhận xét nào sau đây về các tật của mắt là sai?
A. Mắt cận không nhìn rõ được các vật ở xa, chỉ nhìn rõ được các vật ở gần
B. Mắt viễn không nhìn rõ được các vật ở gần, chỉ nhìn rõ được các vật ở xa
C. Mắt lão không nhìn rõ các vật ở gần mà cũng không nhìn rõ được các vật ở xa
D. Mắt lão hoàn toàn giống mắt cận và mắt viễn
Hướng dẫn
Mắt bị lão hoá chỉ giống mắt cận và mắt viễn về phương diện mắc tật. Mắt cận nhìn được rất gần,
mắt viễn nhìn được rất xa, điều này không giống mắt lão
Câu 23: [VNA] Phát biểu nào sau đây về mắt cận là đúng?
A. Mắt cận đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa vô cực
B. Mắt cận đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa vô cực
C. Mắt cận đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở gần
D. Mắt cận đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần
Câu 24: [VNA] Phát biểu nào sau đây về mắt viễn là đúng?
A. Mắt viễn đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa vô cực
B. Mắt viễn đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa vô cực
C. Mắt viễn đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở gần
D. Mắt viễn đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần
Hướng dẫn
Mắt viễn nhìn rõ được các vật ở xa mà không nhìn rõ được các vật ở gần nên cần đeo kính hội tụ để
nhìn rõ vật ở gần (khi đọc sách)
Câu 25: [VNA] Phát biểu nào sau đây về kính lúp là sai?
A. Kính lúp là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông để quan sát một vật nhỏ
B. Vật cần quan sát đặt trước kính lúp cho ảnh thật lớn hơn vật
C. Kính lúp đơn giản là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn
D. Kính lúp có tác dụng làm tăng góc trông ảnh bằng cách tạo ra một ảnh ảo lớn hơn vật và nằm
trong giới hạn nhìn rõ của mắt
Hướng dẫn
Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp ta phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính sao cho ảnh
ảo của vật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 31


Học online tại: https://mapstudy.edu.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 26: [VNA] Số bội giác của kính lúp là G = α/αo trong đó
A. α là góc trông trực tiếp vật, αo là góc trông ảnh của vật qua kính
B. α là góc trông ảnh của vật qua kính, αo là góc trông trực tiếp vật
C. α là góc trông ảnh của vật qua kính, αo là góc trông trực tiếp vật khi vật tại cực cận
D. α là góc trông ảnh của vật khi vật tại cực cận, αo là góc trông trực tiếp vật
Hướng dẫn
Số bội giác của kính lúp là tỉ số G = α / α0 , trong đó α là góc trông ảnh của vật qua kính, α0 là góc
trông trực tiếp vật khi vật tại cực cận
Câu 27: [VNA] Khi điều chỉnh kính hiển vi, ta thực hiện cách nào dưới đây?
A. Dời vật trước vật kính
B. Dời ống kính (trong đó vật kính và thị kính được gắn chặt) trước vật
C. Dời thị kính so với vật kính
D. Dời mắt ở phía sau thị kính
Câu 28: [VNA] Một người nhìn trong không khí thì không thấy rõ các vật ở xa. Lặn xuống hồ nước
tĩnh thì người này lại thấy được các vật ở xa. Có thể kết luận ra sao về mắt người này?
A. Mắt cận B. Mắt viễn C. Mắt bình thường D. Mắt lão
Hướng dẫn
Một người nhìn trong không khí thì không thấy rõ các vật ở xa. Lặn xuống nước hồ bơi lặng yên thì
người này lại nhìn thấy các vật ở xa. Có thể kết luận mắt bị cận
Câu 29: [VNA] Vật thật qua thấu kính phân kì
A. luôn cho ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật
B. có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo tùy thuộc vào vị trí của vật
C. luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật
D. luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật
Câu 30: [VNA] Mắt không có tật là mắt
A. khi quan sát ở điểm cực viễn mắt phải điều tiết
B. khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trước màng lưới
C. khi quan sát ở điểm cực cận mắt không phải điều tiết
D. khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trên màng lưới

BẢNG ĐÁP ÁN
1. D 2. B 3. A 4. A 5. C 6. C 7. B 8. B 9. C 10. C
11. A 12. D 13. D 14. C 15. D 16. A 17. A 18. D 19. C 20. C
21. A 22. D 23. A 24. D 25. B 26. C 27. B 28. A 29. D 30. D

Chương Số câu
Điện tích – Điện trường 30
Dòng điện không đổi 30
Dòng điện trong các môi trường 30
Từ trường 30
Cảm ứng điện từ 25
Khúc xạ ánh sáng 25
Mắt và các dụng cụ quang 30

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 32

You might also like