You are on page 1of 4

SÁCH LẬP TRÌNH TƯ DUY VẬT LÍ LỚP 11 - TẬP 2

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

LỰC TƯƠNG TÁC GIỮA HAI ĐIỆN TÍCH - ĐỀ 1


Câu 1: [SBT - KNTT - Trang 30] Tăng khoảng cách giữa hai điện tích lên 2 lần thì lực tương tác giữa
chúng
A. tăng lên 2 lần B. giảm đi 2 lần
C. tăng lên 4 lần D. giảm đi 4 lần
Câu 2: [SBT - KNTT - Trang 30] Tăng đồng thời độ lớn của hai điện tích điểm và khoảng cách giữa
chúng lên gấp đôi thì lực điện tác dụng giữa chúng
A. tăng lên 2 lần B. giảm đi 2 lần
C. giảm đi 4 lần D. không đổi
Câu 3: [VNA] Khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm trong chân không giảm xuống 2 lần thì độ
lớn lực Cu-lông
A. tăng 4 lần B. tăng 2 lần C. giảm 4 lần D. giảm 2 lần
Câu 4: [VNA] Nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích điểm lên 3 lần thì lực tương tác tĩnh điện
giữa chúng sẽ
A. tăng lên 3 lần B. giảm đi 3 lần C. tăng lên 9 lần D. giảm đi 9 lần
Câu 5: [VNA] Khi tăng độ lớn của hai điện tích điểm lên gấp đôi và giữ nguyên khoảng cách thì lực
tương tác giữa chúng
A. tăng lên gấp đôi B. tăng lên gấp bốn lần
C. giảm xuống một nửa D. giảm xuống bốn lần
Câu 6: [VNA] Hai điện tích điểm nằm yên trong chân không tương tác với nhau một lực F. Người
ta giảm mỗi điện tích đi một nửa, và khoảng cách cũng giảm một nửa thì lực tương tác giữa chúng
sẽ
A. không đổi B. tăng gấp đôi C. giảm một nửa D. giảm bốn lần
Câu 7: [VNA] Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. q1 > 0 và q2 < 0 B. q1 < 0 và q2 > 0 C. q1.q2 > 0 D. q1.q2 < 0
Câu 8: [SBT - KNTT - Trang 30] Hai quả cầu A và B có khối lượng m1 và m2 được treo vào điểm O
bằng hai đoạn dây cách điện OA và AB (Hình 16.1). Khi tích điện cho hai quả cầu thì lực căng T của
đoạn dây OA so với trước khi tích điện sẽ
A. tăng nếu hai quả cầu tích điện cùng loại
B. giảm nếu hai quả cầu tích điện cùng loại
C. không đổi
D. không đổi chỉ khi hai quả cầu tích điện khác loại
Câu 9: [SBT - KNTT - Trang 30] Dùng vải cọ xát một đầu thanh nhựa rồi đưa lại gần hai vật nhẹ
thì thấy thanh nhựa hút cả hai vật này. Hai vật này không thể là
A. hai vật không nhiễm điện
B. hai vật nhiễm điện cùng loại
C. hai vật nhiễm điện khác loại
D. một vật nhiễm điện, một vật không nhiễm điện
Câu 10: [SBT - KNTT - Trang 30] Ba điện tích điểm chỉ có thể nằm cân bằng dưới tác dụng của các
lực điện khi
A. ba điện tích cùng loại nằm ở ba đỉnh của một tam giác đều
B. ba điện tích không cùng loại nằm ở ba đỉnh của một tam giác đều
C. ba điện tích không cùng loại nằm trên cùng một đường thẳng
D. ba điện tích cùng loại nằm trên cùng một đường thẳng
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

HỌC ONLINE VẬT LÝ TẠI MAPSTUDY


SÁCH LẬP TRÌNH TƯ DUY VẬT LÍ LỚP 11 - TẬP 2
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 11: [VNA] Hai điện tích điểm q1 = 2.10−6 C và q2 = 3.10−6 C được đặt cách nhau 10 cm trong chân
không. Lấy k = 9.109 N.m2/C2. Lực tương tác điện giữa chúng có độ lớn là
A. 3,6 N B. 5,4 N C. 2,7 N D. 1,8 N
Câu 12: [VNA] Hai điện tích điểm có cùng điện tích đặt cách nhau 10 cm trong chân không thì đẩy
nhau một lực có độ lớn là 8,1 N . Điện tích của chúng có độ lớn là
A. 3 pC B. 9 µC C. 9 pC D. 3 µC
Câu 13: [VNA] Eelectron quay quanh hạt nhân nguyên tử hiđro theo quỹ đạo tròn với bán kính
5.10−11 m. Coi electron và hạt nhân trong nguyên tử hiđro tuân theo định luật tĩnh điện. Độ lớn lực
hướng tâm đặt lên electron có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 9.10−8 N B. 6.10−8 N C. 4.10−6 N D. 12.10−9 N
Câu 14: [VNA] Xét nguyên tử 24 He , biết electron nằm cách hạt nhân một khoảng là 2,94.10−11 m. Độ
lớn lực hút tĩnh điện giữa hạt nhân trong nguyên tử heli với một êlecron trong vỏ nguyên tử là
A. 0,533 µN B. 5,33 µN C. 0,625 µN D. 6,25 µN
Câu 15: [VNA] Biết G = 6,67.10 N.m /kg ; k = 9.10 N.m /C , độ lớn điện tích electron e = 1,6.10−19 C;
− 11 2 2 9 2 2

khối lượng electron me = 9,1.10−31 kg. Tỉ số của lực Cu-lông và lực hấp dẫn giữa hai electron đặt trong
chân không có giá trị gần nhất với kết quả nào sau đây?
A. 2,6.1023 B. 3,8.1042 C. 4,2.1042 D. 2,4.1042
Câu 16: [VNA] Xét nguyên tử 24 He , gọi Fđ và Fh lần lượt là lực hút tĩnh điện và lực hấp dẫn giữa một
electron và hạt nhân. Điện tích của electron là −1,6.10−19 C; khối lượng của electron là 9,1.10−31 kg;
F
khối lượng của hạt nhân He là 6,65.10−27 kg; hằng số hấp dẫn 6,67.10−11 m3/kg.s2. Tỉ số đ bằng
Fh
A. 1,14.1039 B. 1,24.1039 C. 1,54.1039 D. 1,34.1039
Câu 17: [VNA] Biết điện tích và khối lượng của electron lần lượt là −1,6.10−19 C và 9,1.10−31 kg. Giả
sử trong nguyên tử 24 He , electron chuyển động tròn đều quanh hạt nhân với bán kính quỹ đạo
29, 4 pm thì tốc độ góc của electron là
A. 1,5.1017 rad/s B. 4,15.106 rad/s C. 1,41.1017 rad/s D. 2,25.1016 rad/s
Câu 18: [VNA] Hai quả cầu có cùng kích thước và cùng khối lượng, tích các điện lượng
q1 = 4.10 −11 C ; q2 = 10 −11 C đặt trong không khí, cách nhau một khoảng lớn hơn bán kính của chúng
rất nhiều. Nếu lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn bằng lực đẩy tĩnh điện thì khối lượng của mỗi quả
cầu xấp xỉ bằng
A. 0,23 kg B. 0,46 kg C. 2,3 kg D. 4,6 kg
Câu 19: [VNA] Hai hạt bụi trong không khí mỗi hạt chứa 5.10 electron cách nhau 2 cm. Lực hút tĩnh
8

điện giữa hai hạt có độ lớn là


A. 1,44.10−5 N B. 1,44.10−7 N C. 1,44.10−9 N D. 1,44.10−11 N
Câu 20: [VNA] Cho hai quả cầu nhỏ trung hòa điện cách nhau 40 cm. Giả sử bằng cách nào đó có
4.1012 electron từ quả cầu này di chuyển sang quả cầu kia. Khi đó, chúng
A. hút nhau bằng lực có độ lớn 23 mN B. hút nhau bằng lực có độ lớn 13 mN
C. đẩy nhau bằng lực có độ lớn 13 mN D. đẩy nhau bằng lực có độ lớn 23 mN
Câu 21: [VNA] Cho hai điện tích điểm q1 = +3,2 μC và q2 = −9,6 μC đặt cách nhau 1 m trong không
khí. Lấy k = 9.10 9 N.m2/C2 Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm là
A. lực đẩy và có độ lớn 0,28 N B. lực hút và độ lớn 0,26 N
C. lực đẩy và có độ lớn 0,26 N D. lực hút và có độ lớn 0,28 N

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

HỌC ONLINE VẬT LÝ TẠI MAPSTUDY


SÁCH LẬP TRÌNH TƯ DUY VẬT LÍ LỚP 11 - TẬP 2
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 22: [VNA] Lực tương tác giữa hai điện tích q1 = 10−8 C và q2 = 3.10−7 C đặt cách nhau 30 cm có độ
lớn là
A. 3.10−4 N B. 9.10−5 N C. 3.10−6 N D. kết quả khác
−4
10
Câu 23: [VNA] Hai điện tích điểm trái dấu có cùng độ lớn C đặt cách nhau 1 m trong parafin
3
có điện môi bằng 2 thì chúng
A. hút nhau một lực có độ lớn 0,5 N B. hút nhau một lực có độ lớn 5 N
C. đẩy nhau một lực có độ lớn 5 N D. đẩy nhau một lực có độ lớn 0,5 N

Câu 24: [VNA] Hai điện tích điểm cùng độ lớn 10 C đặt trong chân không. Để tương tác nhau bằng
4

lực có độ lớn 10−3 N thì chúng phải đặt cách nhau


A. 30000 m B. 300 m C. 90000 m D. 900 m
Câu 25: [VNA] Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong không khí cách nhau 12 cm. Lấy k = 9.109
N.m2/C2. Lực tương tác giữa hai điện tích có độ lớn 10 N. Các điện tích đó bằng
A. ±2 μC B. ±3 μC C. ±4 μC D. ±5 μC

Câu 26: [VNA] Hai điện tích điểm q1 = 1,5.10 C và q2 được đặt cách nhau 50 cm trong chân không
7

thì lực hút giữa chúng là 1,08.10−3 N. Lấy k = 9.109 N.m2/C2. Giá trị của q2 là
A. 2.10−7 C B. 2.10−3 C C. −2.10−7 C D. −2.10−3 C
Câu 27: [VNA] Lực tương tác giữa hai điện tích điểm q1 = q2 = −6.10−9 C được đặt cách nhau 10 cm
trong chân không có độ lớn là
A. 32,4.10−10 N B. 32,4.10−6 N C. 8,1.10−10 N D. 8,1.10−6 N
Câu 28: [VNA] Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một đoạn 4 cm, chúng
đẩy nhau một lực có độ lớn 10−5 N. Lấy k = 9.109 N.m2/C2. Độ lớn mỗi điện tích đó là
A. 1,3.10−9 C B. 2.10−9 C C. 2,5.10−9 C D. 2.10−8 C
Câu 29: [VNA] Hai quả cầu nhỏ mang điện tích có độ lớn bằng nhau, đặt cách nhau 10 cm trong
chân không thì tác dụng lên nhau một lực có độ lớn là 9.10−3 N. Độ lớn điện tích của hai quả cầu đó

A. 0,1 µC B. 0,2 µC C. 0,15 µC D. 0,25 µC
Câu 30: [VNA] Lấy k = 9.109 N.m2/C2. Lực tương tác tĩnh điện giữa hai hạt nhân 11 H và 12 D khi chúng
cách nhau 3 nm có độ lớn bằng
A. 2,56.10−10 N B. 2,56.10−11 N C. 5,12.10−11 N D. 5,12.10−10 N
Câu 31: [VNA] Hai điện tích điểm giống nhau có độ lớn 2.10−6 C được đặt cách nhau 20 cm trong
chân không thì lực tương tác giữa chúng
A. là lực đẩy và có độ lớn 9.10−5 N B. là lực hút và có độ lớn 0,9 N

C. là lực hút và có độ lớn 9.10 N 5
D. là lực đẩy và có độ lớn 0,9 N
Câu 32: [VNA] Khoảng cách giữa một prôton và một electron là 5.10−9 cm. Coi rằng prôton và
electron là các điện tích điểm. Lực tương tác giữa chúng là
A. lực hút có độ lớn 9,216.10−12 N B. lực đẩy có độ lớn 9,216.10−12 N
C. lực hút có độ lớn 9,216.10−8 N D. lực đẩy có độ lớn 9,216.10−8 N
Câu 33: [VNA] Hai điện tích điểm giống nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng 2 cm.
Lực đẩy giữa chúng có độ lớn 1,6.10−4 N. Độ lớn của hai điện tích đó là
A. 2,67.10−9 C B. 2,67.10−7 C C. 2,67.10−9 C D. 2,67.10−7 C
Câu 34: [VNA] Hai điện tích điểm q1 = 2.10−8 C, q2 = −10−8 C đặt cách nhau 20 cm trong không khí.
Độ lớn lực tương tác giữa chúng là
A. 4,5.10−5 N B. 3,5.10−5 N C. 2,5.10−5 N D. 1,5.10−5 N
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

HỌC ONLINE VẬT LÝ TẠI MAPSTUDY


SÁCH LẬP TRÌNH TƯ DUY VẬT LÍ LỚP 11 - TẬP 2
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 35: [VNA] Hai quả cầu nhỏ tích điện q1 = 2.10−6 C và q2 = 5.10−6 C tác dụng với nhau một lực có
độ lớn 36 N trong chân không. Khoảng cách giữa hai điện tích là
A. 5 cm B. 4 cm C. 3 cm D. 2 cm
− −
Câu 36: [VNA] Hai quả cầu nhỏ mang điện tích q1 = 2.10 C và q2 = 3.10 C đặt trong chân không
7 7

thì tương tác nhau một lực có giá trị 0,6 N. Khoảng cách giữa hai quả cầu là
A. 3 cm B. 4 cm C. 5 cm D. 6 cm
Câu 37: [VNA] Hai quả cầu nhỏ điện tích 10−7 C và 4.10−7 C tác dụng nhau một lực 0,1 N trong chân
không. Khoảng cách giữa hai quả cầu là
A. 3 cm B. 4 cm C. 5 cm D. 6 cm
Câu 38: [VNA] Lực hút tĩnh điện giữa hai điện tích có độ lớn là 2.10 N. Khi đưa chúng xa nhau
−6

thêm 2 cm thì lực hút có độ lớn là 5.10−7 N. Khoảng cách ban đầu giữa chúng là
A. 1 cm B. 2 cm C. 3 cm D. 4 cm
− −
Câu 39: [VNA] Hai điện tích điểm q1 = 2,5.10 C và q2 = 4.10 C đặt gần nhau trong chân không thì
6 6

lực đẩy giữa chúng có độ lớn là 1,44 N. Khoảng cách giữa hai điện tích là
A. 25 cm B. 20 cm C. 12 cm D. 40 cm
Câu 40: [VNA] Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r1 = 2 cm.
Lực đẩy giữa chúng có độ lớn F1 = 1,6.10−4 N. Để lực tương tác giữa hai điện tích đó có độ lớn
F2 = 2, 5.10 −4 N thì khoảng cách giữa chúng là
A. r2 = 1,6 m B. r2 = 1,6 cm C. r2 = 1,28 m D. r2 = 1,28 cm

BẢNG ĐÁP ÁN

1.D 2.D 3.A 4.D 5.B 6.A 7.C 8.C 9.C 10.C
11.B 12.D 13.A 14.A 15.C 16.A 17.C 18.A 19.B 20.A
21.D 22.A 23.B 24.B 25.C 26.C 27.B 28.A 29.A 30.B
31.B 32.C 33.C 34.A 35.A 36.A 37.D 38.B 39.A 40.B

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

HỌC ONLINE VẬT LÝ TẠI MAPSTUDY

You might also like