You are on page 1of 6

VIỆN VẬT LÝ KỸ THUẬT – ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỀ THI VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 2 (PH1120) – K63
CHƯƠNG I. TRƯỜNG TĨNH ĐIỆN
I. Nhận biết (11 câu):
Câu 1: Một khối cầu điện môi tâm O bán kính R tích điện đều theo thể tích. Một điểm M cách tâm O một
khoảng r . Kết luận nào dưới đây là đúng?
[A] Cường độ điện trường E = 0, hiệu điện thế giữa O và M là U = const với r  R .
1+ R 
[B] Cường độ điện trường E ~ ln   , hiệu điện thế giữa O và M là U ~ ln 
R
 với r  R .
r  r 
[C] Cường độ điện trường E ~ R, hiệu điện thể giữa O và M là U ~ r 2 với r  R .
1 1
[D] Cường độ điện trường E ~ 2 , hiệu điện thế giữa O và M là U ~ , với r  R .
r r
Câu 2: Tích điện cho một hạt bụi có khối lượng m một lượng điện tích Q, đặt cạnh hạt bụi này một điện tích
điểm q0 có khối lượng m'. Cho biết khoảng cách giữa hai hạt là r, hỏi lực tương tác tĩnh điện giữa hai hạt thay
đổi như thế nào nếu tăng khối lượng của mỗi hạt lên gấp đôi?.
[A] Tăng lên 4 lần; [B] Giảm đi 4 lần; [C] Không đổi; [D] Tăng lên 2 lần;
Câu 3: Theo lý thuyết tác dụng gần, phát biểu nào sau đây nói về điện trường là không đúng?
[A] Tương tác giữa các điện tích điểm được truyền đi với vận tốc hữu hạn;
[B] Tương tác giữa các điện tích điểm được thực hiện thông qua sự tham gia của vật chất trung gian;
[C] Khi chỉ có một điện tích điểm, tính chất vật lý của khoảng không gian bao quanh bị biến đổi;
[D] Mọi điện tích điểm đặt trong điện trường đều bị tác dụng của lực điện;
Câu 4: Tính chất nào sau đây nói về điện trường là không đúng?
[A] Điện trường là trường có hướng;
[B] Đường sức điện trường là liên tục trong môi trường;
[C] Chiều của đường sức là chiều của vector cường độ điện trường;
[D] Điện phổ có mật độ đường sức mau hơn thì cường độ điện trường càng yếu;
Câu 5: Điện trường bên trong quả cầu rỗng tích điện đều Q có giá trị.
[A] Tỷ lệ thuận với vị trí so với tâm của quả cầu;
[B] Tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách vị trí so với tâm của quả cầu;
[C] Bằng không;
[D] Không đổi và bằng điện trường tại bề mặt của quả cầu;
Câu 6: Một quả cầu đặc tích điện Q, bán kính R. Để xác định cường độ điện trường tại một điểm (trong quả
cầu, trên bề mặt và ngoài quả cầu), các phương pháp nào dưới đây có thể sử dụng?
[A] Nguyên lý chồng chất điện trường;
[B] Phương pháp tích phân theo thể tích quả cầu;
[C] Định lý Ostrogradsky-Gauss;
[D] Tất cả các phương pháp trên;
Câu 7: Tại các đỉnh của tam giác đều ABC cạnh a có 3 điện tích điểm q . Cần phải đặt tại tâm của tam giác
điện tích q ' bằng bao nhiêu để toàn hệ ở trạng thái cân bằng lực:
q q 3q 3q
[A] q ' = − . [B] q ' = . [C] q ' = − . [D] q ' = .
3 3 3 3
Câu 8: Tỷ số giữa tương tác hấp dẫn và tương tác tĩnh điện giữa hai electron là:
2 2 2 2
e k e k e G m k
[A]   . [B]   ln . [C]   ln . [D]   .
m G m G m k e G
Câu 9: Hai điện tích điểm q1 và q2 ( q1  0 và q1 = −4q2 ) đặt tại hai điểm P và Q cách nhau một khoảng
l = 13 ( cm ) trong không khí. Điểm M có cường độ điện trường bằng 0 cách q1 một đoạn bằng:
[A] 25, 7 ( cm ) . [B] 26, 0 ( cm ) . [C] 25, 4 ( cm ) . [D] 26,9 ( cm ) .

Vũ Tiến Lâm – Viện Vật lý kỹ thuật - ĐHBK Hà Nội 1


VIỆN VẬT LÝ KỸ THUẬT – ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Câu 10: Một mặt phẳng tích điện đều với mật độ điện mặt  . Tại khoảng giữa của mặt có một lỗ hổng bán
kính a nhỏ so với kích thước của mặt. Tính cường độ điện trường tại một điểm nằm trên đường thẳng vuông
góc với mặt phẳng và đi qua tâm lỗ hổng, cách tâm đó một đoạn b.
   
[A] . [B] . [C] . [D] .
2 2 2 2
a a a a
2 0 1 +   2 0 1 −    0 1 −    0 1 +  
b b b b
Câu 11: Tính lực tĩnh điện giữa hạt nhân của nguyên tử Na và hạt proton bắn vào nó, biết rằng hạt proton
tiến cách hạt nhân Na một khoảng bằng 4.10−12 ( cm ) và điện tích của hạt nhân Na lớn hơn điện tích của
proton 11 lần. Bỏ qua ảnh hưởng của lớp vỏ điện tử của nguyên tử Na
[A] 1,572 ( N ) . [B] 1,584 ( N ) . [C] 1, 623 ( N ) . [D] 1, 696 ( N ) .
II. Thông hiểu (29 câu):
Câu 12: Hai quả cầu nhỏ giống nhau tích điện q1 và q2 có giá trị bằng nhau và đặt trong không khí. Khi
khoảng cách giữa chúng là r1 = 4 ( cm ) thì chúng hút nhau với một lực F1 = 27.10−3 ( N ) . Cho 2 quả cầu tiếp
xúc với nhau rồi tách chúng ra một khoảng r2 = 3 ( cm ) thì chúng đẩy nhau với một lực F2 = 10−3 ( N ) . Tính
q1 và q2 :
[A] q1 = 8.10−8 ( C ) ; q2 = 6.10−8 ( C ) . [B] q1 = 6.10−8 ( C ) ; q2 = 8.10−8 ( C ) .
[C] q1 = 8.10−8 ( C ) ; q2 = 6.10−8 ( C ) . [D] q1 = 6.10−8 ( C ) ; q2 = 8.10−8 ( C ) .
Câu 13: Một vòng tròn làm bằng dây dẫn mảnh bán kính R = 3 ( cm ) mang điện tích q = 5.10−8 ( C ) phân bố
đều trên dây. Cường độ điện trường tại điểm nằm trên trục của vòng dây và cách tâm một đoạn h = 8 ( cm ) là:
[A] 7,34.104 (V / m ) . [B] 8, 23.104 (V / m ) . [C] 5, 76.104 (V / m ) . [D] 2, 46.104 (V / m ) .
Câu 14: Một vòng tròn làm bằng dây dẫn mảnh có bán kính R = 2,5 ( cm ) mang điện tích q = 10−8 ( C ) phân
bố đều trên dây. Cường độ điện trường tại điểm nằm trên trục của vòng dây và cách tâm một đoạn h = 3 ( cm ) :
[A] 55113 (V / m ) . [B] 45245 (V / m ) . [C] 55313 (V / m ) . [D] 33232 (V / m ) .
Câu 15: Một vòng tròn làm bằng dây dẫn mảnh bán kính R = 7 ( cm ) mang điện tích q phân bố đều trên dây.
Trị số cường độ điện trường tại một điểm trên trục đối xứng của vòng dây và cách tâm vòng dây một khoảng
h = 14 ( cm ) là E = 3, 22.104 (V / m ) . Hỏi điện tích q bằng bao nhiêu:
[A] 10,18.10−8 ( C ) . [B] 9, 61.10−8 ( C ) . [C] 9,8.10−8 ( C ) . [D] 10,37.10−8 ( C ) .
Câu 16: Một vòng tròn làm bằng dây dẫn mảnh bán kính R = 10 ( cm ) mang điện tích q phân bố đều trên dây.
Trị số cường độ điện trường tại một điểm trên trục đối xứng của vòng dây và cách tâm vòng dây một khoảng
h = 12 ( cm ) là E = 3,50.104 (V / m ) . Hỏi điện tích q bằng bao nhiêu:
[A] 10, 48.10−8 ( C ) . [B] 10, 61.10−8 ( C ) . [C] 10,8.10−8 ( C ) . [D] 10, 72.10−8 ( C ) .
Câu 17: Một mặt phẳng vô hạn ( AA ') tích điện đều với mật độ điện mặt  = 1.10−8 ( C / m2 ) và B là một quả

cầu tích điện cùng dấu với điện tích trên mặt phẳng. Sợi dây treo quả cầu lệch một góc 150 , biết khối lượng
quả cầu bằng m = 1( g ) . Hỏi điện tích của quả cầu bằng bao nhiêu:
[A] 6, 49.10
−6
(C ) . [B] 4,66.10
−6
(C ) . [C] 4,81.10
−6
(C ) . [D] 5,66.10
−6
(C ) .
Câu 18: Một mặt phẳng vô hạn ( AA ') tích điện đều với mật độ điện mặt  = 3.10−8 ( C / m2 ) và B là một quả

cầu tích điện cùng dấu với điện tích trên mặt phẳng. Sợi dây treo quả cầu lệch một góc 100 , biết khối lượng
quả cầu bằng m = 1,5 ( g ) . Hỏi điện tích của quả cầu bằng bao nhiêu:

Vũ Tiến Lâm – Viện Vật lý kỹ thuật - ĐHBK Hà Nội 2


VIỆN VẬT LÝ KỸ THUẬT – ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
[A] 1, 23.10 ( C ) . [B] 1,02.10 ( C ) . [C] 2,31.10 ( C ) . (C ) .
−6 −6 −6 −6
[D] 2,03.10
Câu 19: Một thanh mảnh tích điện lượng q = 2.10−7 ( C ) được phân bố đều trên thanh, gọi E là cường độ
điện trường tại một điểm cách hai đầu của thanh một đoạn R = 300 ( cm ) và cách tâm của thanh một đoạn
R0 = 10 ( cm ) . Tìm E :
[A] 6.103 (V / m ) . [B] 4.103 (V / m ) . [C] 4,5.103 (V / m ) . [D] 6,7.103 (V / m ) .
Câu 20: Một thanh mảnh tích điện lượng q = 4.10−7 ( C ) được phân bố đều trên thanh, gọi E là cường độ
điện trường tại một điểm cách hai đầu của thanh một đoạn R = 200 ( cm ) và cách tâm của thanh một đoạn
R0 = 15 ( cm ) . Tìm E :
[A] 12.103 (V / m ) . [B] 11.103 (V / m ) . [C] 11,5.103 (V / m ) . [D] 11,8.103 (V / m ) .
Câu 21: Một thanh mảnh tích điện lượng q = 2.10−7 ( C ) được phân bố đều trên thanh, gọi E là cường độ
điện trường tại một điểm cách hai đầu của thanh một đoạn R = 400 ( cm ) và cách tâm của thanh một đoạn
R0 = 10 ( cm ) . Tìm E :
[A] 4000 (V / m ) . [B] 4500 (V / m ) . [C] 5000 (V / m ) . [D] 5500 (V / m ) .
Câu 22: Một thanh mảnh tích điện lượng q = 2.10−7 ( C ) được phân bố đều trên thanh, gọi E là cường độ
điện trường tại một điểm cách hai đầu của thanh một đoạn R = 400 ( cm ) và cách tâm của thanh một đoạn
R0 = 20 ( cm ) . Tìm E :
[A] 1300 (V / m ) . [B] 1500 (V / m ) . [C] 2200 (V / m ) . [D] 2700 (V / m ) .
Câu 23: Một quả cầu đồng chất bán kính R = 5 ( cm ) tích điện q = 2,572.10−6 C phân bố đều theo thể tích,
cường độ điện trường tại điểm M cách tâm một khoảng r = 2cm là:
[A] 3, 698.106 (V / m ) . [B] 3, 696.106 (V / m ) . [C] 3,598.106 (V / m ) . [D] 3, 498.106 (V / m )
Câu 24: Xét một quả cầu đồng chất, bán kính R = 7 ( cm ) , điện tích Q = 2.10−6 ( C ) phân bố đều theo thể tích.
Cường độ điện trường tại điểm A nằm cách tâm cầu một khoảng h = 4 ( cm ) có giá trị bằng:
[A] 1,324.106 (V / m ) . [B] 2, 095.106 (V / m ) . [C] 3,523.106 (V / m ) . [D] 4,986.106 (V / m )
Câu 25: Cho một vành tròn bán kính a, tích điện đều với điện lượng q. Cường độ điện trường tại một điểm
trên trục của vành và cách tâm vành một đoạn b là:
qb q
[A] E = . [B] E = .
4 o ( R + b )
2 1/2
2 o ( R 2 + b 2 )
2 3/2

q qb
[C] E = . [D] E = .
2 o ( R 2 + b ) 4 o ( R 2 + b 2 )
2 1/2 3/2

Câu 26: Cho một đĩa tròn bán kính a, tích điện đều với mật độ điện mặt  . Cường độ điện trường tại một
điểm trên trục của đĩa và cách tâm đĩa một đoạn b là:
  a2    a
[A] E = 1 − 2  . [B] E = 1 −  .
2 0  b  2 0  b 
 
 
  a   1 .
[C] E = 1 − . [D] E = 1−
2 0  b  2 0  a2 
 1+ 2 
 b 

Vũ Tiến Lâm – Viện Vật lý kỹ thuật - ĐHBK Hà Nội 3


VIỆN VẬT LÝ KỸ THUẬT – ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Câu 27: Một vòng dây dẫn bán kính R tích điện đều với điện tích Q . Điện thế tại tâm O của vòng dây, điện
thế tại điểm M nằm trên trục của vòng dây cách tâm một đoạn h là:
Q Q Q Q
[A] VO = ;VM = . [B] VO = ;VM = .
2 0 4 0 R + h
2 2 2 0 4 0 R 2 − h2
Q Q Q Q
[C] VO = ;VM = [D] VO = ;VM = .
4 0 4 0 R + h 2 2 4 0 4 0 R 2 − h2
Câu 28: Điện thế tại một điểm trên trục của một đĩa tròn mang điện tích đều và cách tâm đĩa một khoảng h .
Đĩa có bán kính R, mật độ điện mặt  là:

[A]

2 0
( )
R 2 + h 2 + h . [B]

2 0
( )
R 2 + h 2 − h . [C]

 0 (
R 2 + h 2 − h . [D] )
 0 (
R 2 + h2 + h )
Câu 29: Điện thế gây bởi một quả cầu mang điện tích Q tại một điểm nằm trong đường quả cầu, ngoài quả
cầu (cách mặt cầu một khoảng a) và trên bề mặt quả cầu là:
Q Q Q Q
[A] Vin = ;Vout = . [B] Vin = ;Vout = .
2 0 R 4 0 ( R + a ) 2 0 R 4 0 ( R − a )
Q Q Q Q
[C] Vin = ;Vout = . [D] Vin = ;Vout = .
4 0 R 4 0 ( R + a ) 4 0 R 4 0 ( R − a )
Câu 30: Tại hai đỉnh C , D của một hình chữ nhật ABCD (có các cạnh AB = 4 ( m ) ; BC = 3 ( m ) ) người ta đặt
hai điện tích điểm q1 = −3.10−8 ( C ) (tại C) và q2 = 3.10−8 ( C ) (tại D). Hiệu điện thế giữa A và B bằng:
[A] 68 (V ) . [B] 70 (V ) . [C] 72 (V ) . [D] 74 (V ) .
Câu 31: Cho tam giác đều ABC có cạnh a = 3 ( cm ) . Tại ba đỉnh của tam giác đặt các điện tích
qA = 2.10−8 ( C ) ; qB = 3.10−8 ( C ) ; qC = −3.10−8 ( C ) . Lực tổng hợp lên điện tích đặt tại A có giá trị bằng:
[A] 2,99.10−3 ( N ) . [B] 3,99.10−3 ( N ) . [C] 4,99.10−3 ( N ) . [D] 5,99.10−3 ( N ) .
5
Câu 32: Một điện tích điểm q = .10−9 ( C ) đặt ở tâm nửa vòng xuyến bán kính r0 = 5 ( cm ) tích điện đều với
3
điện tích Q = 3.10 ( C ) , vòng xuyến đặt trong chân không. Lực tác dụng lên điện tích có giá trị bằng:
−7

[A] 2, 01.10−3 ( N ) . [B] 1,14.10−3 ( N ) . [C] 3,15.10−3 ( N ) . [D] 1,83.10−3 ( N ) .


7
Câu 33: Một điện tích điểm q = .10−9 ( C ) đặt ở tâm nửa vòng xuyến bán kính r0 = 4 ( cm ) tích điện đều
5
với điện tích Q = 5.10 ( C ) , vòng xuyến đặt trong chân không. Lực tác dụng lên điện tích có giá trị bằng:
−7

[A] 2,1.10−3 ( N ) . [B] 2, 44.10−3 ( N ) . [C] 2,5.10−3 ( N ) . [D] 1,94.10−3 ( N ) .


Câu 34: Một hạt bụi mang điện tích q2 = 1,5.10−16 ( C ) ở cách một dây dẫn thẳng một khoảng 0,5 ( cm ) và ở
gần đường trung trực của dây dẫn ấy. Đoạn dây dẫn này dài 150 ( cm ) , mang điện tích q1 = −1,5.10−7 ( C ) . Lực
tác dụng lên hạt bụi có giá trị là bao nhiêu. Giả thiết rằng q1 được phân bố đều trên sợi dây và sự có mặt của
q2 không ảnh hưởng gì đến sự phân bố đó:
[A] 5,39.10−11 ( N ) . [B] 5,73.10−11 ( N ) . [C] 6, 21.10−11 ( N ) . [D] 5.10−11 ( N ) .
Câu 35: Một hạt bụi mang điện tích q2 = −1,7.10−16 ( C ) ở cách một dây dẫn thẳng một khoảng 0, 4 ( cm ) và
ở gần đường trung trực của dây dẫn ấy. Đoạn dây dẫn này dài 150 ( cm ) , mang điện tích q1 = 2.10−7 ( C ) . Lực
tác dụng lên hạt bụi có giá trị là bao nhiêu. Giả thiết rằng q1 được phân bố đều trên sợi dây và sự có mặt của
q2 không ảnh hưởng gì đến sự phân bố đó:
[A] 2, 01.10−10 ( N ) . [B] 1,14.10−10 ( N ) . [C] 1, 24.10−10 ( N ) . [D] 10−10 ( N ) .
Vũ Tiến Lâm – Viện Vật lý kỹ thuật - ĐHBK Hà Nội 4
VIỆN VẬT LÝ KỸ THUẬT – ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Câu 36: Hai điện tích điểm q1 = −q2 = 4.10−8 C đặt cách nhau d = 6cm trong không khí. Nếu cho điện tích
q2 dịch chuyển xa q1 thêm một khoảng a = 3cm thì công của lực tĩnh điện trong dịch chuyển đó là (cho
k = 1/ (4 0 ) = 9.109 Nm2 / C 2 ):
[A] −8.10−5 J . [B] −7.10−5 J . [C] −6,5.10−5 J . [D] −7,5.10−5 J .
Câu 37: Hai điện tích điểm q1 = −q2 = 6.10−8 C đặt cách nhau d = 4cm trong không khí. Nếu cho điện tích
q2 dịch chuyển xa q1 thêm một khoảng a = 2cm thì công của lực tĩnh điện trong dịch chuyển đó là (cho
k = 1/ (4 0 ) = 9.109 Nm2 / C 2 ):
[A] −2,7.10−4 J . [B] −2,5.10−4 J . [C] −3,5.10−4 J . [D] −3,7.10−4 J .
Câu 38: Có một điện tích điểm q đặt tại tâm O của hai đường tròn đồng tâm bán kính r và R . Qua tâm O
ta vẽ một đường thẳng cắt hai đường tròn tại các điểm A, B, C, D . Công của lực điện trường khi dịch chuyển
một điện tích q0 từ B đến C và từ A đến D bằng:
[A] ABC = 0, AAD = 0 . [B] ABC  0, AAD = 0 . [C] ABC = 0, AAD  0 . [D] ABC  0, AAD  0 .
Câu 39: Tính công cần thiết để dịch chuyển một điện tích q = 10 −7
(C ) từ một điểm M cách quả cầu tích
điện bán kính r = 1( cm ) một khoảng R = 10 ( cm ) đến điểm N cách quả cầu một khoảng R2 = 30 ( cm ) . Biết
(
quả cầu có mật độ điện mặt  = 10−11 C / m2 : )
[A] 2,34.10 ( J ) . (J ) . [C] 6,62.10 ( J ) . [D] 7,22.10 ( J ) .
−7 −7 −7 −7
[B] 1,32.10
1
Câu 40: Tính công cần thiết để dịch chuyển một điện tích q = .10−7 ( C ) từ một điểm M cách quả cầu tích
3
điện bán kính r = 1( cm ) một khoảng R = 10 ( cm ) ra xa vô cực. Biết quả cầu có mật độ điện mặt
 = 10−11 ( C / m2 ) :
[A] 2,97.10−7 ( J ) . [B] 3, 42.10−7 ( J ) . [C] 3, 78.10−7 ( J ) . [D] 4, 20.10−7 ( J ) .
III. Vận dụng (10 câu):
( )
Câu 41: Một mặt hình bán cầu tích điện đều với mật độ điện mặt  = 10−9 C / m2 . Cường độ điện trường
tại tâm O của bán cầu là:
  2 
[A] . [B] . [C] . [D] .
 0 2 0  0 4 0
( )
Câu 42: Một hình bán cầu tích điện đều, mật độ điện mặt là  = 1.10−9 C / m2 . Cường độ điện trường tại
tâm O của bán cầu có giá trị là:
[A] 58, 22 (V / m ) . [B] 48, 22 (V / m ) . [C] 38, 22 (V / m ) . [D] 28, 22 (V / m ) .
Câu 43: Xét thanh thẳng AB có chiều dài l , mật độ điện dài  . Cường độ điện trường do thanh gây ra tại
một điểm M nằm trên đường kéo dài của thanh và cách đầu B của thanh một khoảng r là:
k k k  1 1  k r + a
[A] . [B] . [C]  −  . [D] ln .
 (r + l )  r   r r +l   r
Câu 44: Cho một quả cầu tích điện đều với mật độ điện khối  ,bán kính a . Hiệu điện thế giữa hai điểm cách
a
tâm lần lượt là và a là:
2
 a2  a2  a2  a2
[A] . [B] . [C] . [D] .
 0 4 0 2 0 8 0

Vũ Tiến Lâm – Viện Vật lý kỹ thuật - ĐHBK Hà Nội 5


VIỆN VẬT LÝ KỸ THUẬT – ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Câu 45: Cho một quả cầu tích điện đều với mật độ điện khối  ,bán kính a . Hiệu điện thế giữa hai điểm cách
a a
tâm lần lượt là và là:
4 2
a 2
 a2  a2  a2
[A] . [B] . [C] . [D] .
4 0 8 0 16 0 32 0
Câu 46: Hai quả cầu mang điện có bán kính và khối lượng bằng nhau được treo ở hai đầu sợi dây có chiều
dài bằng nhau. Người ta nhúng chúng vào một chất điện môi (dầu) có khối lượng riêng 1 và hằng số điện
môi  . Hỏi khối lượng riêng của quả cầu  phải bằng bao nhiêu để góc giữa các sợi dây trong không khí và
chất điện môi là như nhau?
   +1  −1
[A]  = 1 . [B]  = 1 . [C]  = 1 . [D]  = .
 −1  +1   1
2
Câu 47: Một điện tích điểm q = .10−9 ( C ) nằm cách một sợi dây dài tích điện đều một khoảng r1 = 4 ( cm ) ;
3
dưới tác dụng của điện trường do sợi dây gây ra, điện tích dịch chuyển theo hướng đường sức điện trường đến
khoảng cách r2 = 2 ( cm ) ; khi đó lực điện trường thực hiện một công A = 50.10−7 ( J ) . Mật độ điện dài của dây
có giá trị là:
(
[A] 6.10−7 C / m2 .) (
[B] 7.10−7 C / m2 .) (
[C] 8.10−7 C / m2 .) (
[D] 9.10−7 C / m2 . )
2
Câu 48: Một điện tích điểm q = .10−9 ( C ) nằm cách một sợi dây dài tích điện đều một khoảng r1 = 6 ( cm ) ;
3
dưới tác dụng của điện trường do sợi dây gây ra, điện tích dịch chuyển theo hướng đường sức điện trường đến
khoảng cách r2 = 2 ( cm ) ; khi đó lực điện trường thực hiện một công A = 70.10−7 ( J ) . Mật độ điện dài của dây
có giá trị là:
(
[A] 5,3.10−7 C / m2 . ) (
[B] 5,5.10−7 C / m2 . ) (
[C] 5,8.10−7 C / m2 . ) (
[D] 5,1.10−7 C / m2 . )
Câu 49: Giữa hai dây dẫn hình trụ song song cách nhau một khoảng l = 15 ( cm ) người ta đặt một hiệu điện
thế U = 1500 (V ) . Bán kính tiết diện mỗi dây là r = 10 ( mm ) . Cường độ điện trường tại trung điểm của khoảng
cách giữa 2 sợi dây có giá trị là bao nhiêu, biết rằng các dây dẫn đặt trong không khí:
[A] 3000 (V / m ) . [B] 4000 (V / m ) . [C] 4500 (V / m ) . [D] 3500 (V / m ) .
Câu 50: Giữa hai dây dẫn hình trụ song song cách nhau một khoảng l = 20 ( cm ) người ta đặt một hiệu điện
thế U = 4000 (V ) . Bán kính tiết diện mỗi dây là r = 2 ( mm ) . Cường độ điện trường tại trung điểm của khoảng
cách giữa 2 sợi dây có giá trị là bao nhiêu, biết rằng các dây dẫn đặt trong không khí:
[A] 3680 (V / m ) . [B] 8700 (V / m ) . [C] 3780 (V / m ) . [D] 7560 (V / m ) .

Vũ Tiến Lâm – Viện Vật lý kỹ thuật - ĐHBK Hà Nội 6

You might also like