You are on page 1of 4

Nhóm: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA SIÊU TỐC

CHUYÊN ĐỀ 1: ĐIỆN TÍCH - ĐIỆN TRƯỜNG


DẠNG 1: LỰC TƯƠNG TÁC ĐIỆN
A. LÝ THUYẾT
1. Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút được các vật nhẹ được gọi là vật mang
điện, điện tích.
- Có 3 hiện tượng nhiễm điện:
+ Nhiễm điện do cọ sát
+ Nhiễm điện do tiếp xúc
+ Nhiễm điện do hưởng ứng
2. Tương tác điện: Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau
3. Định luật Coulomb: Lực hút giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có
phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận
với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách
giữa chúng.
| q1q2 |
F=k ;
r2
Với: k = 9.109 Nm2/C2.
q1, q2: là hai điện tích điểm (C)
r: là khoảng cách giữa hai điện tích điểm (m)

4. Lực tương tác của các điện tích trong môi trường điện môi
- Điện môi là môi trường cách điện
- Trong môi trường điện môi, lực tương tác giữa các điện tích giảm đi ε so với
khi chúng đặt trong chân không.
| |
F=k ; Với ε là hằng số điện môi
5. Thuyết electron:
- Nguyên tử, phân tử vật chất trung hòa về điện. Tổng đại số tất cả các điện
tích trong nguyên tử bằng không.
- Khi nguyên tử, phân tử mất đi một sô electron thì tổng đại số các điện tích
trong nguyên tử là một số dương, nó là một ion dương.

Đề và Đáp án chi tiết file Word các bạn tải tại đường link sau:
http://luyenthisieutocthpt.blogspot.com/2017/07/e-va-ap-chuyen-e-ien-tich-inh-luat-cu.html
Nhóm: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA SIÊU TỐC

- Ngược lại, khi nguyên tử, phân tử nhận thêm một số electron thì nó là ion
âm.
6. Định luật bảo toàn điện tích:
Trong một hệ vật cô lập về điện, tổng đại số các điện tích là không đổi.
q1 + q2 + … = q1' + q2' + …

B. CÔNG THỨC
1. Điện tích: Có hai loại điện tích: điện tích dương và điện tích âm. Điện tích kí
hiệu là q, đơn vị Culông
2. Điện tích nguyên tố có giá trị : q = 1,6.10-19. Hạt electron và hạt proton là hai
điện tích nguyên tố.
3. Electron là một hạt cơ bản có:
- Điện tích qe = - e = - 1,6.10-19C
- Khối lượng me = 9,1.10-31 kg
4. Điện tích của hạt (vật) luôn là số nguyên lần điện tích nguyên tố: q =  ne
Công thức: F  k q1.q22 ;  là hằng số điện môi, phụ thuộc bản chất của điện môi.
 .r
5. Định luật bảo toàn điện tích:
Trong một hệ vật cô lập về điện, tổng đại số các điện tích là không đổi.
q1 + q2 + … = q1' + q2' + …
C. BÀI TẬP
Bài 1: Khoảng cách giữa một prôton và một êlectron là r = 5.10-9 (cm), coi rằng
prôton và êlectron là các điện tích điểm. Tính lực tương tác giữa chúng
A. B. C. D.
Bài 2: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r = 2
(cm). Lực đẩy giữa chúng là F = 1,6.10-4 (N). Tính độ lớn của hai điện tích.
A. 2,9.10-8 C B. 1,9.10-8 C C. 3,9.10-8 C D. 5,9.10-8 C
Bài 3: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r1 =
2 (cm). Lực đẩy giữa chúng là F1 = 1,6.10-4 (N). Để lực tương tác giữa hai điện tích đó
bằng F2= 2,5.10-4 (N) Tính khoảng cách giữa hai điện tích khi đó.
A. 2,5 cm B. 5 cm C. 1,6 cm D. 1cm
Bài 4: Hai điện tích điểm q1 = +3 (  C) và q2 = -3 (  C),đặt trong dầu (  = 2) cách
nhau một khoảng r = 3 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là
A. 5N B. 25N C. 30N D. 45N
Bài 5: Hai điện tích điểm bằng nhau được đặt trong nước (  = 81) cách nhau 3 (cm).
Lực đẩy giữa chúng bằng 0,2.10-5 (N). Hai điện tích đó là.
A. 2,32.10-8 C B. 5,32.10-8 C C. 2,68.10-8 C D. 1,32.10-8 C
Bài 6: Hai quả cầu nhỏ có điện tích 10-7 (C) và 4.10-7 (C), tương tác với nhau một lực
0,1 (N) trong chân không. Khoảng cách giữa chúng là
A. 2cm B. 3cm C. 5cm D. 6cm
Bài 7: Xác định lực tương tác giữa hai điện tích điểm q1= 3.10-6C và q2= -3.10-6C cách
nhau một khoảng r =3cm trong hai trường hợp:
a. Đặt trong chân không
A. 90 N B. 30 N C. 50 N D. 60 N
b.Đặt trong điện môi có ε = 4.
A. 45 N B. 80 N C. 22,5 N D. 60 N
Đề và Đáp án chi tiết file Word các bạn tải tại đường link sau:
http://luyenthisieutocthpt.blogspot.com/2017/07/e-va-ap-chuyen-e-ien-tich-inh-luat-cu.html
Nhóm: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA SIÊU TỐC

Bài 8: Cho hai điện tích điểm q1= 9.10-8C và q2= -4.10-8 C cách nhau một khoảng r =
6cm trong không khí.
a. Xác định lực tương tác giữa hai điện tích
-3 -3 -3 -3
A. 6.10 N B. 3.10 N C. 2.10 N D. 9.10 N
b. Khoảng cách giữa hai điện tích phải bằng bao nhiêu để lực tương tác giữa chúng có
độ lớn là 20,25.10-3N
A. 2cm B. 4cm C. 9cm D. 3cm
Bài 9: Cho hai điện tích q1 và q2 đặt cách nhau một khoảng r = 30 cm trong không khí,
lực tác dụng giữa chúng là F0. Nếu đặt chúng trong dầu thì lực này yếu đi 2,25 lần.
Vậy cần dịch chuyển chúng lại một khoảng bằng bao nhiêu để lực tương tác giữa
chúng v n bằng F.
A. 20cm B. 40cm C. 90cm D. 25cm
Bài 10: Hai quả cầu nhỏ giống nhau mang điện tích có độ lớn bằng nhau, đặt cách
nhau 3cm trong không khí thì chúng đẩy nhau bằng một lực có độ lớn 3,6.10-2N. Xác
định điện tích của 2 quả cầu này.
A. 2.10-8 C B. 5.10-8 C C. 6.10-8 C D. 36.10-8 C
Bài 11: Hai quả cầu nhỏ giống nhau, m i vật th a một electrôn. Tìm khối lượng m i
quả cầu để lực t nh điện bằng lực hấp d n giữa chúng. Cho G = 6,67.10-11 m3/kg.s
A. 2,8610-9kg B. 1,8610-9kg C. 4,8610-9kg D. 9,8610-9kg
Bài 12: Electrôn quay đều quanh hạt nhân nguyên tử Hiđrô theo quỹ đạo tròn với bán
kính R = 5.10-11 m. Cho me = 9,1.10-31kg.
a) Tính độ lớn lực hướng tâm đặt lên electrôn.
A. B. C. D.
b) Tính vận tốc và tần số chuyển động của electron. Coi electrôn và hạt nhân trong
nguyên tử Hiđrô tương tác theo định luật t nh điện.
A. 22,5.103 m/s B. 4,5.103 m/s C. 12,5.103 m/s D. 90.103 m/s
Bài 13: Có ba quả cẩu kim loại kích thước bằng nhau. Quả cầu A mang điện tích 27μC
, quả cầu B mang điện tích 3μC, quả cầu C không mang điện. Cho hai quả cầu A và B
chạm nhau rồi tách chúng ra. Sau đó cho hai quả cầu B và C chạm nhau rồi tách ra.
Tính điện tích trên quả cầu C.
A. 15μC B. 7,5μC C. 30μC D. 18μC
Bài 14: Hai quả cầu nhỏ, giống nhau, bằng kim loại. Quả cầu A mang điện tích 4,50
µC; quả cầu B mang điện tích – 2,40 µC. Cho chúng tiếp xúc nhau rồi đưa chúng ra
cách nhau 1,56 cm. Tính lực tương tác điện giữa chúng.
A. 40,77N B. 1,3N C. 2,6N D. 0,325N
Bài 15: Hai quả cầu nhỏ bằng kim loại giống hệt nhau, mang điện tích như nhau q đặt
cách nhau một khoảng R, chúng đẩy nhau một lực có độ lớn 6,4 N. Sau khi cho chúng
tiếp xúc nhau rồi tách ra một khoảng 2R thì chúng đẩy nhau một lực bao nhiêu ?
A. 1,65N B. 1,6N C. 2,6N D. 1,325N
Bài 16: Hai quả cầu kim loại giống nhau, được tích điện 3.10-5 C và 2.10-5 C. Cho hai
quả cầu tiếp xúc nhau rồi đặt cách nhau một khoảng 1m. Lực điện tác dụng lên m i
quả cầu có độ lớn là bao nhiêu?
A. 1,65N B. 6,6N C. 3,6N D. 5,625N
Bài 17: Hai hòn bi bằng kim loại giống nhau có điện tích cùng dấu q và 4q ở cách
nhau một khoảng r. Sau khi cho hai hòn bi tiếp xúc nhau, để cho lực tương tác giữa
chúng không thay đổi, ta phải đặt chúng cách một khoảng r’. Tìm r’ ?
A. 2,25r B. 2r C. 1,25r D. 6,25r
Đề và Đáp án chi tiết file Word các bạn tải tại đường link sau:
http://luyenthisieutocthpt.blogspot.com/2017/07/e-va-ap-chuyen-e-ien-tich-inh-luat-cu.html
Nhóm: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA SIÊU TỐC

Bài 18: Hai điện tích q1, q2 đặt cách nhau một khoản r=10cm thì tương tác với nhau
F
bằng lực F trong không khí và bằng nếu đặt trong dầu. Để lực tương tác v n là F thì
4
hai điện tích phải đạt cách nhau bao nhiêu trong dầu?
A. 5cm B. 4cm C. 9cm D. 25cm
Bài 19: Hai điện tích cách nhau 30(cm) trong chân không thì tương tác nhau bằng lực
có độ lớn là F. Nếu nhúng chúng vào trong rượu (không đổi khoảng cách) thì lực
tương tác giảm đi 27 lần.
a/ Xác định hằng số điện môi của rượu.
A. 3 B. 9 C. 27 D. 5,2
b/ Phải giảm khoảng cách của chúng là bao nhiêu để lực tương tác giữa chúng v n như
trong chân không?
A. 5cm B. 4,5cm C. 9cm D. 5,8cm
Bài 20: Hai quả cầu nhỏ giống nhau, cùng khối lượng m = 0,2kg, được treo tại cùng
một điểm bằng hai sợi tơ mảnh dài l = 0,5m. Khi m i quả cầu tích điện q như nhau,
chúng tách nhau ra một khoảng a = 5cm. Xác định q? Lấy g = 10m/s2.
A. 2,67.10-7 C B. 1,67.10-7 C C. 3,67.10-7 C D. 5,67.10-7 C

Đề và Đáp án chi tiết file Word các bạn tải tại đường link sau:
http://luyenthisieutocthpt.blogspot.com/2017/07/e-va-ap-chuyen-e-ien-tich-inh-luat-cu.html

Đề và Đáp án chi tiết file Word các bạn tải tại đường link sau:
http://luyenthisieutocthpt.blogspot.com/2017/07/e-va-ap-chuyen-e-ien-tich-inh-luat-cu.html

You might also like