You are on page 1of 2

LỰC ĐIỆN

Bài 1: Xác định lực tương tác điện giữa hai điện tích q 1 = 3.10-6C và q2 = 3.10-6C cách nhau một khoảng r =
3cm trong hai trường hợp
a. Đặt trong chân không b. Đặt trong dầu hỏa (ε = 2)
Bài 2: Hai quả cầu nhỏ tích điện, độ lớn bằng nhau, đặt cách nhau 5cm trong chân không thì hút nhau bằng
một lực 0,9N. Xác định điện tích của hai quả cầu đó.
Bài 3: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chận không, cách nhau 4cm. Lực đẩy tĩnh điện giữa chúng là
F = 10-5N. Tìm độ lớn của mỗi điện tích.
Bài 4: a) Tính lực tĩnh điện tương tác giữa hạt nhân nguyên từ helium với electron nằm trong lớp vỏ cùa
nguyên tử này. Biết khoảng cách từ electron đến hạt nhân của nguyên tử helium là 2,94.10 -11 m, điện tích
của electron là -1.6-10-19C.
b) Nếu coi electron chuyển động tròn đều dưới tác dụng của lực hút tĩnh điện với bán kính quỹ đạo đã cho ở
trên thì tốc độ góc và tốc độ cùa nó bằng bao nhiêu? Biết khối lượng của electron là 9.1.10-31 kg.
Bài 5: Khoảng cách trung bình giữa electron và proton trong nguyên tử hiđrô là 5,3.10-11 m
a. Tìm độ lớn của lực điện Fe giữa electron và proton
b. Tìm tỉ số giữa lực điện F e và lực hấp dẫn Fg giữa electron và proton . Biết lực hấp dẫn được xác định bằng

biểu thức trong đó G = 6,67.10-11 N.m2/kg2; me = 9,11.10-31 kg; mp = 1,67.10-27 kg.


c. Tìm gia tốc gây ra bởi lực điện của proton lên electron và gia tốc gây ra bởi lực hấp dẫn của proton lên
electron.
Bài 6: Hai quả cầu nhỏ được tích điện như nhau mỗi quả cầu có khối lượng 1,5 g
một quả cầu được treo bằng một sợi chỉ, quả kia được đưa lại gần ở trạng thái cân
bằng hai quả cầu cách nhau 2,6 cm và sợi chỉ tạo với phương thẳng đứng một
0
góc 20 . Tính diện tích của mỗi quả cầu.

Bài 7: Hai quả cầu, mỗi quả có khối lượng 2,0 gam được gắn vào mỗi đầu sợi dây mềm cách điện dài 1,2 m.
Các quả cầu được tích điện tích giống hệt nhau và sau đó, điểm giữa của sợi dây được treo. Các quả cầu
nằm yên ở trạng thái cân bằng, tâm của chúng cách nhau 15 cm. Tìm độ lớn điện tích ở mỗi quả cầu.
Bài 8: Hai điện tích điểm q1 = 10-8C, q2 = 4. 10-8C đặt tại A và B cách nhau 9 cm trong chân không. Phải đặt
điện tích q3 = 2.10-6C tại đâu để điện tích q3 nằm cân bằng?
Bài 9: Hai điện tích q1 = 2.10-8 C đặt tại A và q2 = -8.10-8 C đặt tại B, chúng cách nhau một đoạn AB = 15cm
trong không khí. Phải đặt một điện tích q3 tại M cách A bao nhiêu để nó cân bằng?

CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG


Bài 1: a, Điện tích điểm q = 80 nC đặt cố định tại O trong dầu. Hằng số điện môi của dầu là ε = 4.
Cường độ điện trường do q gây ra tại M cách O một khoảng MO = 30 cm là
b, Một điện tích đặt tại điểm có cường độ điện trường 25V/m.Lực tác dụng lên điện tích bằng
2.10-4N. Độ lớn của điện tích đó là
Bài 2: Cho hai điện tích q1 = 4.10-10C, q2 = -4.10-10C đặt ở A, B trong không khí, AB = a = 2cm. Xác định
vectơ cường độ điện trường E tại:
a) H, trung điểm AB.
b) M cách A 1cm, cách B 3cm.
c) N hợp với A, B thành tam giác đều.
Bài 3: Một hạt bụi tích điện có khối lượng m=10 -8g nằm cân bằng trong điện trường đều có hướng
thẳng đứng xuống dưới và có cường độ E= 1000V/m, lấy g = 10m/s2. Tính điện tích của hạt bụi .
Bài 4: Quả cầu nhỏ khối lượng 20g mang điện tích 10 -7C được treo bởi dây mảnh trong điện trường
đều có vectơ ⃗
E nằm ngang. Khi quả cầu cân bằng, dây treo hợp với phương đứng một góc  = 300,
lấy g=10m/s2. Tính độ lớn của cường độ điện trường .

You might also like