You are on page 1of 2

CHỦ ĐỀ 1: ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG

I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hai điện tích điểm q1 , q2 đứng yên, đặt cách nhau một khoảng r trong chân không, cho k là hệ số tỉ lệ, trong hệ SI
Nm2
k  9.109 . Độ lớn lực tương tác điện giữa hai điện tích điểm đó được tính bằng công thức nào sau đây?
C2
q1q2 q1q2 q q
A. F  k . B. F  k 2 . C. F  k . D. F  k 2 .
r r r r
Câu 2: Cho hai điện tích đứng yên trong chân không cách nhau một khoảng r. Lực tương tác giữa chúng có độ lớn F. Chỉ
ra phát biểu đúng.
A. F tỉ lệ thuận với r. B. F tỉ lệ nghịch với r. C. F tỉ lệ thuận với r2. D. F tỉ lệ nghịch với r2.
Câu 3: Nếu cho một vật chưa nhiễm điện chạm vào một vật bị nhiễm điện thì nó sẽ bị nhiễm điện cùng dấu với vật đó. Sự
nhiễm điện đó gọi là
A. nhiễm điện do hưởng ứng. B. nhiễm điện do cọ xát.
C. nhiễm điện do tiếp xúc. D. nhiễm điện do bị ion hóa.
Câu 4: Hai nguyên tử M và N ban đầu trung hòa về điện. Sau đó nguyên tử M bị mất êlectron và nguyên tử N nhận thêm
êlectron. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. M là ion dương và N là ion âm. B. M và N đều là ion dương.
C. M và N đều là ion âm. D. M là ion âm và N là ion dương.
Câu 5: Trong một hệ cô lập về điện
A. tổng điện tích dương của các vật trong hệ luôn không đổi. B. tổng điện tích âm của các vật trong hệ luôn không đổi.
C. tổngđiện tích của các vật trong hệ luôn bằng không. D. tổng đại số các điện tích của hệ luôn không đổi.
104
Câu 6: Hai điện tích điểmq1 = - q2 = C được đặt cách nhau 1 m trong parafin có hằng số điện môi bằng 2. Lực
3
tương tác điện giữa chúng có độ lớn là
A. 0,5 N. B. 50 N. C. 5 N. D. 0,05 N.
Câu 7: Cho hệ cô lập về điện gồm ba quả cầu kim loại giống nhau tích điện lần lượt là 3 µC, −8 µC và −4 µC. Sau khi
tiếp xúc nhau, điện tích của cả hệ ba quả cầu là
A. −9 µC. B. −3 µC. C. 15 µC. D. 3 µC.

II. TỰ LUẬN
 DẠNG 1: TƯƠNG TÁC GIỮA HAI ĐIỆN TÍCH ĐIỂM ĐỨNG YÊN
Bài 1: Xác định lực tương tác điện giữa hai điện tích điểm q1 = 3.10-6C và q2 = -3.10-6C cách nhau một khoảng 3 cm
trong hai trường hợp:
a) Đặt trong chân không. b. Đặt trong dầu hỏa ( ε = 2)
Bài 2: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r1 = 2cm. Lực đẩy giữa chúng là F1 =
1,6.10-4N.
a) Tìm độ lớn của mỗi điện tích.
b) Tìm khoảng cách r2 giữa chúng để lực đẩy tĩnh điện là F2 = 2,5.10-4N.

 DẠNG 2: ĐỘ LỚN ĐIỆN TÍCH.


Bài 3: Hai vật nhỏ mang điện tích dương cùng dấu, đặt cách nhau một khoảng 3m trong không khí thì đẩy nhau một lực F
= 0,036N. Hiệu độ lớn hai điện tích của hai vật là 5.10-6C. Biết q1 > q2, tìm độ lớn điện tích của mỗi vật.
Bài 4: Hai điện tích điểm cách nhau một khoảng r = 3cm trong chân không hút nhau bằng một lực F = 6.10-9N. Điện tích
tổng cộng của hai điện tích điểm là 10-9C. Tính điện đích của mỗi điện tích điểm.

 DẠNG 3: TƯƠNG TÁC CỦA NHIỀU ĐIỆN TÍCH


Bài 5: Cho 3 điện tích điểm q1 = 9.10-9C, q2 = 4.10-9C, q3 = -2.10-9C lần lượt đặt tại A,B,C trong không khí. Biết AB = 10
cm, AC = 6 cm, BC = 4 cm. Xác định :
a) Vecto lực tác dụng lên q3 b) Vecto lực tác dụng lên q1
Bài 6: Hai điện tích điểm q1 = 8.10-8C và q2 = -8.10-8C đặt tại hai điểm A và B trong không khí (AB = 6cm). Tính lực tác
dụng lên q3 = 8.10-8C đặt tại C trong các trường hợp:
a) CA = 4 cm; CB = 2 cm. b) CA = 4cm; CB = 10cm
Bài 7: Hai điện tích điểm q1 = -16 μC và q2 = 64 μC lần lượt đặt tại hai điểm A và B trong chân không cách nhau 1m. Xác
định lực điện tổng hợp tác dụng lên điện tích q3 = 4 μC khi nó đặt tại điểm M:
a) AM = 60cm, BM = 40cm. b) AM = 60cm, BM = 80cm.
Bài 8: Ba điện tích q1 =q2 = 10-7C và q3 = -10-7C đặt lần lượt tại A, B và C là 3 đỉnh của một tam giác đều ABC có cạnh a
= 10 cm trong chân không. Xác định hợp lực tác dụng lên q3.

1
 DẠNG 4: CÂN BẰNG CỦA ĐIỆN TÍCH

Bài 9. Hai điện tích q1 = 2.10-8 C, q2 = -8.10-8 C đặt tại A và B trong không khí, AB = 8cm. Một điện tích q3 đặt tại C.
Hỏi:
a/ C ở đâu để q3 cân bằng?
b/ Dấu và độ lớn của q3 để q1, q2 cũng cân bằng? ĐS: a/ CA = 8cm; CB = 16cm; b/
qo  8.108 C .

Bài 10. Hai điện tích q1 = -2.10-8 C, q2 = -1,8.10-7 C đặt tại A và B trong không khí, AB = 8cm. Một điện tích q3 đặt tại C.
Hỏi:
a/ C ở đâu để q3 cân bằng?
b/ Dấu và độ lớn của q3 để q1, q2 cũng cân bằng?
ĐS: a/ CA = 4cm; CB = 12cm; b/ 3
q  4,5.108 C .
Bài 11. Hai điện tích điểm q1 = 10-8 C, q2 = 4. 10-8 C đặt tại A và B cách nhau 9 cm trong chân không. Phải đặt điện tích
q3 = 2. 10-6 C tại đâu để điện tích q3 nằm cân bằng?
Bài 12: Trong không khí, ba điện tích điểm q1, q2, q3 lần lượt được đặt tại ba điểm A, B, C nằm trên cùng một đường
thẳng. Biết AC = 60 cm, q1 = 4q3 , lực điện do q1 và q3 tác dụng lên q2 cân bằng nhau. B cách A và C lần lượt là bao
nhiêu?
Bài 13: Một quả cầu kim loại nhỏ treo vào một đầu của sợi dây, đầu kia cố định. Truyền cho quả ầu điện tích q1 = 10-7C.
Đưa quả cầu thứ hai tích điện q2 lại gần thì quả cầu một cân bằng ở vị trí dây treo lệch góc 300 so với phương thẳng đứng.
Lúc này hai quả cầu nằm trên cùng mặt phẳng ngang và cách nhau 3cm. Lấy g = 10 m/s2. Tìm q2.
Bài 14: Hai quả cầu nhỏ giống nhau tích điện như nhau và được treo tại cùng một điểm trong không khí bằng hai sợi dây
mảnh có cùng độ dài l =1m. Khi hệ cân bằng thì khoảng cách giữa hai quả cầu là a =6cm. Chạm nhẹ tay vào một trong hai
quả cầu thì hiện tượng xảy ra như thế nào? Tìm khoảng cách mới giữa hai quả cầu.

BÀI TẬP VỀ NHÀ:


DẠNG 2:
Bài 1: Hai quả cầu giống nhau mang điện, cùng đặt trong chân không, và cách nhau khoảng r = 1m thì chúng hút nhau
một lực F1 = 7,2N. Sau đó cho hai quả cầu đó tiếp xúc với nhau và đưa trở lại vị trí cũ thì chúng đẩy nhau một lực
F2=0,9N. Tính điện tích mỗi quả cầu trước và sau khi tiếp xúc.
Bài 2: Hai quả cầu nhỏ giống nhau mang điện tích q1, q2 đặt cách nhau 10cm trong không khí. Ban đầu chúng hút nhau
một lực F1 = 1,6.10-2N. Cho hai quả cầu tiếp xúc nhau rồi đưa về vị trí cũ thì chúng đẩy nhau một lực F2 = 9.10-3N. Xác
định q1, q2 trước khi chúng tiếp xúc.

DẠNG 3:
Bài 3: Cho q1 = 10-7C đặt tại A, q2 = 5.10-8C đặt tại B. AB = 5cm. Đặt q0 = 2 .10-8C tại C sao cho AC = 3 cm, BC = 4 cm.
Tìm hợp lực tác dụng lên q0 (A, B, C trong không khí).
Bài 4: Người ta đặt ba điện tích q1 = 8.10-9C, q2 = q3 = -8.10-C tại ba đỉnh của một tam giác đều ABC cạnh a = 6cm trong
không khí. Xác định lực tác dụng lên điện tích q0=610-9C đặt tại tâm O của tam giác.
Bài 5: Cho hai điện tích q1 = q2 = 2.10-8C đặt tại hai điểm A và B trong không khí với AB = 10cm. Đặt điện tích
q0 = 10-7 C tại C trên đường trung trực AB, cách AB 5 cm. Tìm lực tác dụng lên q0.
Bài 6: Hai điện tích q1 = 4.10-8C; q2 = -12,5 .10-8C đặt tại A, B trong không khí, AB = 4cm. Xác định lực tác dụng lên q0 =
2.10-9C đặt tại C với CA  AB và CA = 3cm.

DẠNG 4:
Bài 7: Cho hai điện tích bằng +q (q>0) và hai điện tích bằng –q đặt tại bốn đỉnh của một hình vuông ABCD cạnh a trong
chân không, như hình vẽ. Xác định lực điện tổng hợp tác dụng lên mỗi điện tích nói trên.
Bài 8: Cho hai điện tích q1 = q > 0 đặt cố định tại A và q2 = -4q đặt cố định tại B trong không khí, AB = a = 30 cm. Phải
đặt điện tích q0 > 0 ở đâu để lực điện tổng hợp tác dụng lên nó bằng 0?
Bài 9: Tại ba đỉnh của một tam giác đều, người ta đặt ba điện tích giống nhau q1=q2=q3=6.10-7C. Hỏi phải đặt điện tích
thứ tư q0 tại đâu, có giá trị bao nhiêu để hệ thống đứng yên cân bằng.
Bài 10: Ở mỗi đỉnh của hình vuông cạnh a có đặt một điện tích Q = 10-8C. Xác định dấu và độ lớn điện tích q đặt ở tâm
hình vuông để cả hệ điện tích cân bằng.
Bài 11: Hai quả cầu kim loại nhỏ giống nhau, có cùng khối lượng m = 0,2 kg, được treo vào cùng một điểm bằng hai sợi
dây mảnh, không dãn dài l = 0,5 m. Ban đầu, hai quả cầu đang đứng yên ở vị trí cân bằng và tiếp xúc nhau. Người ta làm
cho một quả cầu nhiễm điện tích dương q thì sau khi cân bằng thấy chúng tách nhau ra một khoảng r = 5 cm. Lấy g = 10
m/s2. Hãy tính q.

You might also like