You are on page 1of 3

Học online tại: https: //mapstudy.

vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

0301: Tương tác tĩnh điện – Định luật Cu-lông

Bài tập liên quan đến lực tương tác giữa hai điện tích điểm

Bài 31: [VNA] Hai điện tích điểm q1 = 6.10−8 C và q2= 3.10−7 C, được đặt cách nhau 3 cm trong chân
không
a) Tính lực tương tác giữa chúng
b) Để lực này tăng lên 4 lần thì khoảng cách giữa chúng là bao nhiêu?
c) Đưa hệ này vào nước có hằng số điện môi là 81 thì lực tương tác giống câu a. Tìm khoảng cách
giữa hai điện tích lúc này
Bài 32: [VNA] Hai điện tích điểm giống nhau, được đặt trong chân không cách nhau một khoảng
r1 = 2 cm . Lực tương tác giữa chúng là 1,6.10−4 N
a) Tìm độ lớn hai điện tích đó?
b) Khoảng cách r2 giữa chúng là bao nhiêu để lực tác dụng giữa chúng là 2,5.10−4 N?
Đáp án: a) 2,7.10−9 C b) 1,6 cm
Bài 33: [VNA] Hai điện tích điểm giống nhau, được đặt trong chân không cách nhau một khoảng
r1 = 4 cm . Lực tương tác giữa chúng là 10−5 N
a) Tìm độ lớn hai điện tích đó?
b) Khoảng cách r2 giữa chúng là bao nhiêu để lực tác dụng giữa chúng là 2,5.10−6 N?
Đáp án: a) 1,3.10−9 C b) 8 cm
Bài 34: [VNA] Trong môi trường dầu có ε = 4, người ta đặt hai điện tích điểm như nhau và cách
nhau một đoạn 4 cm. Lực đẩy tĩnh điện giữa chúng là 0,25.10−5 N. Tính:
a) Độ lớn của mỗi điện tích
b) Lực đẩy tĩnh điện bây giờ đo được là 6,25.10−6 N thì khoảng cách giữa hai điện tích bây giờ là
bao nhiêu?
Đáp án: a) 1,3.10−9 C b) 2,53 cm
Bài 35: [VNA] Hai hạt bụi trong không khí ở cách nhau một khoảng 3 cm, mỗi hạt mang điện tích
−9,6.10−13 C
a) Tính lực tĩnh điện giữa hai hạt
b) Tính số electron dư trong mỗi hạt bụi, biết điện tích mỗi electron là −1,6.10−19 C
Đáp án: a) 9,216.10−12 N b) 6.106
Bài 36: [VNA] Hai điện tích điểm q1 = q2 = là 8.10−7 C, được đặt cách nhau 10 cm trong không khí
a) Hãy xác định lực tương tác giữa hai điện tích đó
b) Đặt hai điện tích đó vào trong môi trường có hằng số điện môi là ε = 2. Để lực tương tác giữa
chúng là không đổi (bằng lực tương tác khi đặt trong không khí) thì khoảng cách giữa chúng lúc
này là bao nhiêu?
Đáp án: a) 0,576 N b) 7 cm
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 1


Học online tại: https: //mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Bài 37: [VNA] Hai điện tích điểm được đặt cách nhau 30 cm trong chân không thì tương tác nhau
bằng một lực có độ lớn F. Nếu nhúng chúng vào trong rượu (không đổi khoảng cách) thì lực tương
tác giảm đi 27 lần
a) Xác định hằng số điện môi của rượu
b) Phải giảm khoảng cách của chúng bao nhiêu để lực tương tác giữa chúng vẫn như trong chân không
Bài 38: [VNA] Hai quả cầu nhỏ được tích điện bằng nhau nhưng trái dấu nhau đặt tại hai điểm A
và B cách nhau 4 cm trong chân không. Lực hút giữa chúng là 8,1.10−4 N
a) Tính độ lớn điện tích mỗi quả cầu
b) Cho hai quả cầu vào môi trường có hằng số điện môi là 4. Muốn lực hút giữa chúng không
thay đổi thì khoảng cách giữa hai quả cầu trong trường hợp này là bao nhiêu?
c) Giả sử hai quả cầu đặt trong môi trường có hằng số điện môi là ε. Khoảng cách vẫn là 4 cm và
lực hút là 2,7.10−4 N. Hãy tính hằng số điện môi ε
d) Cho hai quả cầu chạm vào nhau rồi tách ra xa. Tính điện tích mỗi quả cầu sau khi tách ra
Bài 39: [VNA] Hai điện tích điểm q1 = 10−8 C và q2 = −2.10−8 C, được đặt tại hai điểm A và B cách nhau
10 cm trong không khí
a) Tìm lực tương tác tĩnh diện giữa hai điện tích
b) Muốn lực hút giữa chúng là 7,2.10−4 N. Thì khoảng cách giữa chúng bây giờ là bao nhiêu?
c) Thay q2 bởi điện tích điểm q3 cũng đặt tại B như câu b thì lực lực đẩy giữa chúng bây giờ
là 3,6.10−4 N. Tìm q3?
d) Tính lực tương tác tĩnh điện giữa q1 và q3 như trong câu C (chúng đặt cách nhau 10 cm) trong
chất parafin có hằng số điện môi ε = 2
Đáp án: a) 1,8.10−4 N b) 5 cm c) 4.10−8 C d) 1,8.10−4 N
Bài 40: [VNA] Hai điện tích điểm q1 và q2, được đặt cách nhau 20 cm trong không khí, chúng đẩy
nhau với một lực có độ lớn 1,8 N. Biết q1 + q2 = −6.10−6 C và |q1| > |q2|. Xác định loại điện tích của
q1 và q2. Tính q1 và q2
Đáp án: q1 = −4.10−6 C và q2 = −2.10−6 C
Bài 41: [VNA] Hai điện tích điểm q1 và q2, được đặt cách nhau 15 cm trong không khí, chúng hút
nhau với một lực có độ lớn 4 N. Biết q1 + q2 = −4.10−6 C; |q1| < |q2|
a) Xác định loại điện tích của q1 và q2
b) Vẽ các véc tơ lực tác dụng của điện tích này lên điện tích kia
c) Tính q1 và q2
Đáp án: q1 = 2.10−6 C và q2 = −6.10−6 C
Bài 42: [VNA] Hai điện tích q1 và q2 đặt cách nhau 15 cm trong không khí, chúng hút nhau với một
lực F = 4,8 N. Biết q1 + q2 = 4.10−6 C; |q1| < |q2|
a) Xác định loại điện tích của q1 và q2
b) Vẽ các véc tơ lực tác dụng của điện tích này lên điện tích kia
c) Tính q1 và q2
Đáp án: q1 = −2.10−6 C và q2 = 4.10−6 C

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 2


Học online tại: https: //mapstudy.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Bài 43: [VNA] Hai điện tích điểm có độ lớn bằng nhau được đặt cách nhau 12 cm trong không khí.
Lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng 10 N. Đặt hai điện tích đó trong dầu và đưa chúng cách
nhau 8 cm thì lực tương tác giữa chúng vẫn bằng 10 N. Tính độ lớn các điện tích và hằng số điện
môi của dầu
Đáp án: 4.10−12 C và 2,25
Bài 44: [VNA] Cho rằng một trong hai electron của nguyên tử heli chuyển động tròn đều quanh hạt
nhân, trên quỹ đạo có bán kính 1,18.10−10 m
a) Tính lực hút của hạt nhân lên electron này
b) Tính chu kỳ quay của electron này quanh hạt nhân
Cho điện tích của electron là −1,6.10−19 C; khối lượng của electron là 9,1.10−31 kg
Đáp án: a) 33,1.10−9 N b) 3,55.10−6 s
Bài 45: [VNA]
a) Tính lực hút tĩnh điện giữa hạt nhân trong nguyên tử heli với một electron trong lớp vỏ nguyên
tử. Cho rằng electron này nằm cách hạt nhân 2,94.10−11 m
b) Nếu electron này chuyển động tròn đều quanh hạt nhân với bán kính quỹ đạo như đã cho ở
trên thì tốc độ góc của nó sẽ là bao nhiêu?
c) So sánh lực hút tĩnh điện với lực hấp dẫn giữa hạt nhân và electron
Điện tích của electron: −1,6.10−19 C. Khối lượng của electron: 9,1.10−31 kg
Khối lượng của hạt nhân heli 6,65.10−27 kg. Hằng số hấp dẫn 6,67.1011 m3/kg.s2
Đáp án: a) 5,33.10−7 N b) 1,41.1017 rad/s c) 1,14.1017
Bài 46: [VNA] Electron chuyển động tròn đều quanh hạt nhân nguyên tử hiđrô với bán kính 5.10−11 m
a) Tính độ lớn lực hướng tâm đặt lên electron
b) Tính vận tốc và tần số chuyển động của electron
Coi electron và hạt nhân trong nguyên tử hiđrô tương tác theo định luật tĩnh điện
Đáp án: a) 9,2.10−8 N b) 2,25.1016 m/s và 0,71.1016 vòng/s

--- HẾT ---

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 3

You might also like