You are on page 1of 146

Sổ tay vựng

chuyên ngành
cho học sinh
nước ngoài
mới bắt đầu
NỘI DUNG
Sổ tay vựng chuyên ngành cho học
sinh nước ngoài mới bắt đầu

01 Khoa văn học ngôn ngữ Hàn


002

02 Khoa văn học ngôn ngữ Anh


024

03 Khoa báo chí truyền thông


048

04 Khoa kinh doanh


068

05 Khoa du lịch
086

06 Khoa thương mại quốc tế


106

07 Khoa âm nhạc
http://www.donga.ac.kr
132
01
Khoa văn học
ngôn ngữ Hàn
Khoa văn học ngôn ngữ Hàn

Mục đích và mục Mục đích đào tạo


tiêu của giáo dục Dựa trên nền tảng và kiến thức phong phú về văn học, khoa hiện đang
nuôi dưỡng tài năng sáng tạo trong các lĩnh vực về văn hóa nghệ thuật,
chuyên gia văn hóa khu vực và chuyên gia nghiên cứu về ngôn ngữ và văn
hóa Hàn Quốc - những người giữ gìn, bảo quản sự tinh hoa, có quan điểm
đa dạng và sâu sắc về văn hóa và ngôn ngữ Hàn Quốc.

Mục tiêu đào tạo


Thứ nhất, truyền thị kiến thức nền tảng cũng như kiến thức chuyên ngành
về văn hóa, ngôn ngữ và văn học Hàn Quốc cho sinh viên. Một mặt nuôi
dưỡng năng lực chuyên ngành nhân văn học thông qua đào tạo cơ bản
về ngôn ngữ, văn học, văn hóa truyền thống và hiện đại, mặt khác lấy đó
làm nền tảng để nuôi dưỡng, đào tạo chuyên gia về văn học tiếng Hàn
để thúc đẩy sự phát triển giao lưu với các ngôn ngữ khác, Thứ hai, nuôi
dưỡng năng lực hoạt động Storytelling và năng lực sản xuất contents đa
dạng. Dựa trên nền tảng am hiểu về văn học và ngôn ngữ, khoa đang nuôi
dưỡng những tài năng chuyên gia sáng tạo có thể làm cầu nối về các lĩnh
vực văn hóa nghệ thuật và sản xuất các nội dung đa dạng có tính hệ thống
như sự thống nhất, biểu thị, giải nghĩa, suy nghĩ và sáng tác mang tính
nhân văn học. Thứ ba, ngành nhân văn còn tìm tòi các phương pháp đa
dạng để có thể giúp sinh viên có bộ rễ vững trãi về xã hội khu vực thông
qua đời sống hóa. Thứ tư, ngành nhân văn tìm tòi nền tảng có thể mở
rộng không những ra Đông Á mà còn mở rộng ra toàn thế giới thông qua
toàn cầu hóa của nhân văn học. Lập kế hoạch phái cử sinh viên ra nước
ngoài và chiêu mộ du học sinh thông qua đặc tính lịch sử, văn hóa cũng
như địa lý của Busan- thành phố cảng biển quốc tế. Khoa cũng đang tổ
chức, vận hành các chương trình cho du học sinh như trao đổi ngôn ngữ,
văn hóa giữ du học sinh và sinh viên Hàn Quốc để tạo nên sức mạnh đoàn
thể. Không những thế, khoa còn đang mở rộng lực lượng quốc tế hóa
của khoa văn học và ngôn ngữ Hàn Quốc như điều tra khảo sát, thăm hỏi
thông tin, workshop, lễ hội học thuật, giao lưu giữa sinh viên và giáo sư,
thậm chí vượt ra khỏi đơn vị nhà trường, khoa còn phát triển các chương
trình liên kết ngắn, dài hạn giữa trường và thành phố trong và ngoài nước.

Văn phòng khoa Địa chỉ : 37, Nakdong-daero 550(obaegosip)be, Saha-gu, Busan, Korea (Hatan)
Phòng 607, văn phòng khoa ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc,
trường Đại Học Xã Hội Nhân Văn, cơ sở Seunghak, trường Đại
học DongA
Điện thoại : 051- 200 -7019
Từ ngữ nhập môn
01. Văn học cổ điển
Thông thường được xem là khái niệm so sánh với văn học hiện đại, sử dụng để chỉ bao gồm những
tác phẩm văn học được sáng tác trước thời cận đại. Theo đó, văn học cổ điển bao gồm: văn học
truyền miệng, văn học Hán, văn học quốc văn.

02. Văn xuôi


Trong văn học được chia ra thành nhiều dòng như: trữ tình, tự sự, kịch và văn xuôi. Việc cái tôi trở nên
quốc tế hóa do việc du nhập của tác phẩm thế giới nên được gọi là văn xuôi. Những thể loại được xếp
vào văn xuôi: bút ký, ký hành, phê bình, nhạc chương vvv

03. Kịch
Là hình thức nghệ thuật lấy trọng tâm là hành động và đối thoại của nhân vật trên sân khấu.

04. Văn học quần chúng (dân tộc)


Nghĩa là văn học thể hiện tính đồng nhất của dân tộc, thông qua nhận thức văn học về tính chất ấy
và những hình thức văn học lịch sử. Theo đó, văn học quân chúng được quy định linh động theo tình
hình lịch sử dân tộc tại thời đại đó.

05. Luận ngữ pháp


Là việc nghiên cứu mang tính học thuật theo trình tự nội tại trong hình thái ngôn ngữ như việc nghiên
cứu về phương pháp kết hợp các hình vị để tạo thành từ vựng, kết hợp những từ vựng ấy để tạo
thành câu.

06. Phê bình văn học


Là văn phân tích và lý luận những giá trị chính trị, xã hội, giá trị thẩm mỹ và thế giới quan mà mỗi tác
phẩm văn học chứa đựng với đối tượng là những tác phẩm văn học.

07. Phê bình văn hóa


Là phê bình mà tiếp cận những luận đàm được tạo ra trong một thành phần xã hội hiện nay với đối
tượng phê bình có ý nghĩa về chính trị và xã hội.

08. Tiếng địa phương (phương ngữ)


Ngôn ngữ thay đổi và khi hình thành trên hệ thống khác nhau, mỗi ngôn ngữ cá biệt như vậy được gọi
là phương ngữ. Hệ thống ngôn ngữ bị biến đổi theo khu vực được gọi là phương ngữ khu vực (tiếng
điạ phương), ngoài ra còn tồn tại nhiều loại phương ngữ chia theo tầng lớp hoặc giai cấp xã hội.

09. Luận thanh điệu (âm vần)


Là lĩnh vực của ngôn ngữ học, nghiên cứu về những yếu tố âm thanh để phân biệt ý nghĩa bên trong
từ với âm thanh khác

10. Luận ý nghĩa


Là lĩnh vực ngôn ngữ học lấy đối tượng là ý nghĩa của từ ngữ và nghiên cứu về nguồn gốc hoặc sự
biến đổi của ý nghĩa từ.

11. Trữ tình


Là một trong những dòng văn học như: trữ tình, tự sự, kịch, văn xuôi. Khác với văn học tự sự là văn
học kể chuyện, trữ tình chủ yếu là truyền đạt tình cảm và tâm tình. Đại diện tiêu biểu là thơ.

12. Tự sự
Là một trong những dòng văn học là: trữ tình, tự sự, kịch, văn xuôi. Nhân vật xuất hiện trong hoàn
cảnh đặc biệt và triển khai cốt truyện thông qua những sự kiện liên tục. Đại diện tiêu biểu là tiểu thuyết.

004
http://www.donga.ac.kr

01
13. Văn học hậu chiến tranh

Khoa văn học ngôn ngữ Hàn


Là tên gọi chung cho khuynh hướng của tiểu thuyết xuất hiện khoảng năm 1950 mà đã đưa ra câu hỏi
về sự tồn tại thực tế của con người sau chiến tranh Hàn Quốc. So với nền tảng mang tính ý niệm, văn
học hậu chiến tranh đã đặt những câu hỏi về sự tồn tại và giá trị tôn nghiêm của con người giữa việc
chết hoặc giết chết lẫn nhau.

14. Văn học thân Nhật


Trong những tác phẩm văn học được sáng tác trong thời kỳ bị thực dân trị, văn học thân Nhật chứa
đựng nỗi tư tưởng hợp tác với chính sách thực dân của đế quốc Nhật Bản.

15. Luận cú pháp


Là lĩnh vực của ngôn ngữ học mà nghiên cứu về hình thành cấu tạo mang tính ngữ pháp của câu
được tạo thành từ việc kết hợp từ vựng.

16. Hyangga (향가)


Là hình thức thơ ca chỉ có riêng ở Hàn Quốc sinh ra từ cuối thời tam quốc phân chia và thịnh hành
thời Silla thống nhất. Được thể hiện bởi chữ Hương Trát.

17. Hí khúc
Với tư cách là một dòng văn học được viết với trọng tâm là đối thoại của nhân vật, hí khúc mang chức
năng như là một bộ phận của kịch diễn đồng thời cũng là một thể tác phẩm văn học.

18. Văn học hiện đại


Vào thời kỳ cận đại, cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, đã xuất hiện nhu cầu về một hình thức văn học có
thể chứa đựng được tư tưởng mới phù hợp với thời kỳ đổi mới. Trải qua thơ mới, tiểu thuyết mới đã
hình thành tiểu thuyết hiện đại và thơ tự do hiện đại. Hình thức văn học này được so sánh với văn học
cổ điển và được gọi là văn học hiện đại.

19. Văn học truyền miệng


Là nền văn học được “truyền từ miệng qua miệng” nên được gọi là văn học truyền miệng Truyền
miệng được tạo ra bởi cộng đồng nên mỗi lần truyền tải là lại được sáng tác lại nên mang tính chất
chung của cộng đồng.

20. Văn học Hán


Là tổng hợp những Hán học, Hán thi, văn học Hàn quốc được viết bằng tiếng Hán.

21. Gasa (가사)


Là một dòng văn học được sáng tác liên tục từ thời cuối Goryo đến đầu thời Josoen. Không giới hạn
dòng và theo hình thức luật văn liên tục theo luật thơ tiêu chuẩn là 4 âm 4 bộ, yêu cầu của sáng tác
không quá khó khăn nên đại đa số các tầng lớp đầu thời kỳ Josoen đều sáng tác và tận hưởng.

22. Người kể chuyện (người tường thuật)


Chỉ người kể chuyện tưởng tưởng như một chủ thể triển khai câu chuyện trong tiểu thuyết. Tùy vào
vai trò của người kể chuyện mà hình thức của tiểu thuyết có thể bị thay đổi.

23. Sijo (시조)


Là thơ luật chỉ có ở dân tộc Hàn vẫn còn đang tồn tại, đa số được cấu tạo trong vòng 3 chương 45 chữ.

24. Từ loại
Việc nhóm những từ tạo nên câu theo ý nghĩa, chức năng, hình thái được gọi là từ loại.

25. Trào phúng


Là biểu hiện mang tính văn học mà chế giễu hoặc bộ lộ những vấn đề thông qua sự hài hước mang

005
01 Khoa văn học ngôn ngữ Hàn • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

thái độ phê phán đối với thể chế quyền lực bất hợp lý.

26. Thơ Hán (한시)


Tổng hợp những bài thơ được ghi chép lại bằng tiếng Hán trong thời văn hóa Hán ngữ đều được gọi
chung là Thơ Hán. Thơ hán về căn bản là tuân thủ quy tắc về gieo vần, Pyongchic, và hình thức như
ngũ ngôn tuyệt cú, thất ngôn bát cú.

27. Hài hước


Nếu Trào phúng mang tính phê phán và gần với sự dí dỏm sắc bén thì Hài hước gợi nên tiếng cười
thiện ý và lấy cách nhìn tích cực về con người làm tiền đề.

28. Hương Trát


Vào thời Silla, những chữ viết vay mượn âm và nghĩa của tiếng Hán để ghi lại nghĩa được gọi là
Hương Trát. Ca dao được viết bởi Hương Trát được gọi là Hương Ca (Hyang Ga).

29. Bi kịch
Bi kịch miêu tả lại sự bất hạnh và đau khổ là kết quả của những xung đột xuất hiện khi con người gặp
phải số phận không thể tránh được.

30. Hài kịch


Là hình thức kịch có tính thẩm mỹ vừa mang lại tiếng cười vừa đưa ra những điểm mâu thuẫn của xã
hội và con người bên trong bầu không khí vui tươi, nhẹ nhàng.

31. Gamaguk kịch mặt nạ


Là loại kịch vừa đeo mặt nạ vừa diễn, hiện nay vẫn còn lưu lại ở nhiều nơi trên thế giới. Đặc biệt kịch
mặt nạ của Hàn Quốc có đặc trưng là chủ yếu chứa đựng tinh thần phê phán và chủ nghĩa hiện thực.

32. Dân ca Goryo


Là những ca dao và thơ ca mà những thường dân thời kỳ Goryo thường hay hát. Còn được gọi là
Changga. Đại diện tiêu biểu có: cheoyong-ga, gasili, ssanghwajeom, vvv

33. Chủ nghĩa cấu trúc


Là xu hướng triết học tìm hiểu về việc nhận biết hoặc hành động của cá nhân có cấu trúc được quy
định mang tính tổng thể, và cho rằng ý nghĩa của một cá thể được thể hiện trong cấu trúc của tổng thể.

34. Thể văn nói


Dựa trên nền tảng là ngôn ngữ âm thanh, chuyển đổi những lời nói được sử dụng nhiều trong đời
sống thường ngày thành chữ viết.

35. Cửu nhân hội


Là đoàn thể được hình thành vào năm 1933 với mục đích theo đuổi nghệ thuật thuần túy trái với văn
học chủ nghĩa khuynh hướng Có những thành viên chủ chốt là 이효석, 이태준, 정지용, 김기림

36. Văn học thời kỳ cải cách


Chỉ hình thức văn học xuất hiện trong bối cảnh cải cách trước sau năm 1900 - thể loại xuất hiện giữa
nền tảng văn học mới và văn học cổ điển như Changga, tân tiểu thuyết. Có đặc trưng là đồng thời
chứa đựng hi vọng vào thời đại mới và hình thức của nền văn học cổ điển.

37. Chủ nghĩa khai sáng


Với xu hướng cải cách xã hội bằng thông qua việc khai sáng dân tộc theo hướng duy lý, chủ nghĩa
khai sáng đã trở thành nền tảng tư tưởng quan trọng của xã hội cận đại Josoen sau thời cải cách.

006
http://www.donga.ac.kr

01
38. Văn học lao động

Khoa văn học ngôn ngữ Hàn


Là văn học thông qua hiện thực lao động và cuộc sống của những người lao động để bộc lộ mâu
thuẫn xã hội của chủ nghĩa tư bản.

39. Chủ nghĩa lãng mạn


Là chủ nghĩa nhấn mạnh về tình cảm, tính bất hợp lý, tính quan niệm hơn so với lý tính. Ở Hàn Quốc
xuất hiện hội đồng hướng Thiên Nga (Beak Jo) và (hội) được xem như là hợp thức hóa.

40. Nonfiction (Chuyện không hư cấu)


Là từ chỉ chung cho những dòng không phải là dòng hư cấu trong văn học Nếu Fiction dựa trên nền
tảng hư cấu, thì Nonfiction là dòng văn học nhấn mạnh tính cách được ghi chép lại trên với chủ đề
thực tiễn, đại diện tiêu biểu gồm nhật ký, bút ký, bài phóng sự.

41. Đàm luận


Chỉ những biều hiện mang tính ngôn ngữ và kiến thức về một khái niệm hoặc đối tượng đặc biệt và
thông qua đó đưa ra lời giải thích lại về hiện thực. Theo đó đàm luận bao gồm tất cả những mối quan
hệ mang tính xã hội và mạng ý nghĩa của một đối tượng đặc biệt.

42. Đối chiếu


Nếu so sánh là việc tìm ra điểm giống nhau giữa hai sự vật khác nhau thì ngược lại Đối chiếu là việc
phân biệt hai sự vật khác nhau bằng cách tìm ra điểm khác nhau.

43. Chủ nghĩa hiện thực


Đối lập với tính mộng tưởng, phi hiện thực, tính trữ tình của văn học, chủ nghĩa hiện thực phân tích một
cách triệt để tình huống mang tính ý niệm, tính kinh tế, tính chính trị, tính xã hội của thời đại đó. Là xu
hướng bộc lộ mâu thuẫn của xã hội đương đại bằng sự miêu tả cụ thể trong không gian của văn học.

44. Chủ nghĩa hiện đại


Là xu hướng văn học nhằm bộc lộ toàn cảnh thế giới đương đại thông qua hình thức nghệ thuật mang
tính tiên phong.

45. Vô tình
Là tiểu thuyết dài tập mang tính hiện đại của Hàn Quốc của tác giả Lee Kwang Soo được đăng
thường kỳ trên Meil Nhật Báo vào năm 1917. Là tác phẩm đưa ra tư tưởng cho thời cận đại - thời đại
mới, mang ý nghĩa lớn về mặt văn học được nhận nhiều yêu mến của độc giả.

46. Thể văn viết


Chỉ những vấn đề được viết bởi thể chữ không được sử dụng rộng rãi trong đời sống thường ngày.
Chủ yếu dùng trong luận văn, công văn, pháp lệnh...

47. Câu
Là đơn vị biểu hiện cảm nhận hoặc suy nghĩ được hoàn thành và thống nhất bằng hình thức độc lập,
không lệ thuộc vào hình thức ngôn ngữ khác, được tạo thành bởi những thành phần cấu tạo có 1 từ
trở lên.

48. Thành phần câu văn


Là những yếu tố cấu thành nên một câu văn, có thành phần độc lập, thành phần phụ thuộc và thành
phần chính.

49. Văn học thanh niên


Thông thường có ý chỉ những thanh niên yêu thích văn học và có xu hướng trở thành nhà văn, nhưng
theo lịch sử thì văn học thanh niên chỉ tư tưởng thanh niên được xuất hiện năm 1920. Tư tưởng thanh
niên của những năm 1910 mang chủ đề bút phá vào thời đại mới, tư tưởng thanh niên những năm

007
01 Khoa văn học ngôn ngữ Hàn • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

1920 thông qua say mê với nghệ thuật như văn học đã vạch ra sự khác biệt so với thế hệ trước.

50. Ẩn dụ
Chỉ việc ám chỉ đối tượng muốn thể hiện bằng một đối tượng khác. Là phương pháp được sử dụng
chủ yếu trong văn học, nhưng trong thơ được vận dụng một cách nghệ thuật nhằm gây hiệu quả cảm
tính mạnh mẽ đối với độc giả.

51. Biện pháp Từ trái nghĩa


Là phương pháp tu từ thể hiện nghĩa gốc muốn thể hiện bằng một từ trái nghĩa.

52. Vị ngữ
Là một thành phần của câu bổ nghĩa cho chủ ngữ. Chủ yếu là giải thích động tác, hình thái, tính chất,
thể loại.

53. Kịch bản scenario


Là từ chỉ kịch bản trong phim ảnh, thông qua miêu tả hành động và lời thoại của nhân vật và thể hiện
nó lại có tính văn học.

54. Bút ký
Là hình thức văn xuôi đưa ra lý luận của suy nghĩ cá nhân một cách tự do mà không bị ràng buộc vào
một hình thức nào. Cũng là từ chỉ thể tiểu luận. Theo đó bao gồm các hình thức có phạm vi rộng như:
ký hành văn, văn cảm tưởng, nhật ký.

55. Tự truyện
Là văn viết lại trải nghiệm của bản thân, với mục đích truyền đạt lại một cách sống động trải nghiệm
đặc biệt của bản thân. Bao gồm dư hành ký (nhật ký du lịch) hoặc nhật ký chứa đựng những trải
nghiệm đặc biệt, độc giả thông qua thể loại này có thể gián tiếp trải nghiệm một cách sống động.

56. Tản văn


Mang nghĩa toàn bộ thể văn được viết không bị hạn chế bởi hình thức hoặc âm luật nào. Bao gồm:
tiểu thuyết, hí khúc (vở kịch), bình luận, bút k...

57. BeakJo (thiên Nga) (백조)


Là tạp chí văn nghệ được phát hành số đầu vào năm 1922 với trọng tâm là Park Young Hee và Na
Do0 Hyang. Tập trung chủ yếu vào các tác phẩm văn nghệ có tính chủ nghĩa lãng mạn.

58. Chủ nghĩa tượng trưng


Là xu hướng văn nghệ thể hiện nội dung thần bí hoặc siêu hình bằng phương pháp tượng trưng đối
lập với chủ nghĩa hiện thực.

59. Phái tân khuynh hướng (phái xu hướng mới) (신경향파)


Những tác phẩm văn học mang khuynh hướng văn học của giai cấp vô sản trước khi thành lập KAPF
vào năm 1925. Giai đoạn trước của văn học vô sản được gọi là Phái tân khuynh hướng.

60. Hoang tàn (폐허)


Là tập chí văn nghệ được đăng số đầu vào năm 1920 với trọng tâm là những người cùng cảnh hoang
phế. Sau cuộc vận động 3.1 Josoen được biết điến như bãi hoang tàn, “Hoang tàn” được trộn lẫn
nhiều yếu tố đa dạng như chủ nghĩa cảm tưởng và chủ nghĩa lãng mạng.

61. Phụ nữ tân thời (신여성)


Là khái niệm được sử dụng chung chính thức từ những năm 1920 dùng để chỉ nữ giới được nhận
giáo dục thời cận đại. Những người phụ nữ nhận giáo dục tân thời khoảng những năm 1910 đã khởi
xướng tư tưởng nam nữ bình đẳng và tham gia hoạt động xã hội vào những năm 1920. Phụ nữ tân

008
http://www.donga.ac.kr

01
thời chỉ những nhân vật trọng tâm trong đó.

Khoa văn học ngôn ngữ Hàn


62. Tâm tưởng
Mặc dù là không trực tiếp thấy được, nhưng thông qua từ ngữ thơ ca tổng thể các cảm giác hiện lên
trong tâm trí như thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác,..

63. Truyện cổ tích


Những câu chuyện truyền miệng được tô vẽ thêm để cho hay hoặc giáo huấn. Theo đó với cấu trúc đơn
giản và dễ điều chỉnh, truyện cổ tích được kể lại một cách linh hoạt tùy vào phản ứng của người nghe.

64. Văn học thuần túy


Là khái niệm đối lập với “văn học hiện thực tham dự”, là văn học tập trung vào tính nghệ thuật của cá
thể văn học mà loại bỏ những khái niệm hoặc hình thức (cứng nhắc) của văn học.

65. Thân từ
Là phần không biến đổi khi chia vị từ.

66. Ngữ căn (từ gốc)


Là bộ phận chính còn lại sau khi bỏ hết tiếp từ trong một từ, là đơn vị ý nghĩa nhỏ nhất không thể phân
chia hơn nữa, và là bộ phận chính thể hiện nghĩa thực.

67. Phong trào ngôn văn nhất trí (văn và nói giống nhau) (언문일치운동)
Còn được gọi là phong trào (câu) văn thể nói, thông qua việc đồng nhất giữa văn viết và nói, phòng
trào đã góp phần hoàn thành câu văn mang tính cận đại.

68. Vị từ
Là từ chỉ những chức năng của từ tường thuật như một thành phần trong câu mang nghĩa độc lập,
bao gồm: động từ, tính từ, từ chỉ định.

69. Văn vần


Là đoạn văn có quy luật nhất định như hình thức và âm luật trong việc bố trí từ ngữ, thơ là đại diện tiêu
biểu.

70. Âm luật
Là phương pháp tạo ra hiệu quả mang tính nhạc bằng cách lặp lại cố định những âm tiết đặc biệt
trong thơ. Phương pháp tiêu biểu: luật âm tiết, luận thanh điệu (âm thanh), luật âm vị.

71. Âm vần
Là đơn vị nhỏ nhất của âm thanh phân biệt nghĩa của tiếng (từ).

72. Nguyên âm
Là âm được phát ra bởi tuyến miệng như trong miệng hoặc trong cổ mà không bị vướng bất kỳ
chướng ngại nào. Còn được gọi là âm đơn.

73. Âm tiết
Là đơn vị nhỏ nhất của lời nói, về cơ bản được cấu tạo bởi sự kết hợp của nguyên âm và phụ âm.

74. Phụ âm
Là âm thanh khi phát ra từ cổ hoặc miệng gặp chướng ngại mà phát thành, còn được gọi là “phụ âm”.

75. Từ tượng thanh(의성어)


Chỉ từ mô phỏng lại âm thanh của con người hoặc sự vật.

009
01 Khoa văn học ngôn ngữ Hàn • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

76. Từ tượng hình


Là từ mô phỏng lại thái độ của người hoặc hình dạng của sự vật.

77. Vĩ tố
Trong vị từ được tạo bởi cách gắn tiếp vị từ vào sau ngữ căn thì phần không bị biến đổi gọi là ngữ
căn, còn phần bị biến đổi được gọi là vĩ tố.

78. Cụm từ
Được tạo thành từ một hoặc hơn một từ vựng, và là đơn vị ngữ pháp cơ bản cấu thành nên câu.

79. Nghịch thuyết


Về bề ngoài, tuy là mang nghĩa có tính mâu thuẫn nhưng khi đưa vào phân tích thì thực ra là phương
thức trần thuật. Đặc biệt là một đặc tính quan trọng trong thơ.

80. Ngôn ngữ thơ


Là ngôn ngữ được sử dụng trong thơ, tồn tại như một bộ phận cấu thành nên cấu trúc thơ chứ không
phải chỉ là một từ đơn lẻ. Khác với ngôn ngữ sinh hoạt, ngôn ngữ thơ gợi dậy tình cảm đặc biệt ẩn
chứa trong mạch văn và toàn bộ cấu trúc thơ.

81. Trợ từ
Là từ loại được thêm vào thể từ hoặc đuôi từ (vĩ tố) thể hiện mối quan hệ ngữ pháp với những từ khác
hoặc thêm ý nghĩa cho lời nói.

82. Fiction
Chỉ những nguyên lý sáng tác thử nghiệm văn học trong hư cấu giống như tiểu thuyết.

83. Tiểu thuyết dài tập


Novel mà dành chỉ tiểu thuyết sau cận đại, là chỉ thể loại tiểu thuyết dài tập thực tế, đây là hình thức
tiểu thuyết quan trọng đặc biệt trong văn học chủ nghĩa hiện thực mà miêu tả sống động hiện thực và
thể hiện mâu thuẫn của xã hội thị dân.

84. Tiếp từ
Là hình vị được thể vào ngữ căn hoặc ngữ cơ, thể hiện chức năng ngữ pháp được thêm vào nghĩa
hoặc làm hạn chế nghĩa của ngữ căn.

85. Sáng tác và phê bình(창작과비평)


Được in số đầu tiên năm 1966 trên báo văn nghệ theo kỳ, phê bình những vấn đề xã hội của Hàn
Quốc khi bước vào những năm 1970, đặc biệt được đánh giá như hiện tượng gây tranh luận trong
văn học quần chúng.

86. Văn học tham dự


Chỉ khái niệm văn học mà phải can dự vào hiện thực với tư cách đảm nhiệm mảng thực tiễn trong xã
hội đang thay đổi thông qua việc sáng tác những tác phẩm chứa đựng góc nhìn mang tính phê phán
đối với xã hội.

87. CAPF
Là tên gọi tắt của đồng minh nghệ thuật gia vô sản thời Josoen, là đoàn thể nghệ thuật được thành
lập năm 1925 và bị giải tán năm 1935, đã tạo ra văn học chuyên nghiệp mang màu sắc chính trị và có
mục đích rõ ràng.

88. Pansori (판소리)


Là thể thơ nói của Hàn Quốc mà kể lại câu chuyện dài thông qua động tác cơ thể và nhịp phách điêu
luyện của tác giả.

010
http://www.donga.ac.kr

01
89. Hình vị từ

Khoa văn học ngôn ngữ Hàn


Là đơn vị nhỏ nhất của lời nói mang nghĩa.

90. Hoán dụ
Là phương pháp so sánh một từ với từ khác mang tính tương tự.

91. Chia (vị từ)


Là một loại biến đổi vị từ như động từ hay tính từ, còn được gọi là “đổi đuôi”.

92. Người kể chuyện (nói)


Là chủ thể nói trong thơ.

93. Văn học nói về giai cấp vô sản


Chỉ văn học giai cấp vô sản, nhấn mạnh về tính giai cấp của giai cấp vô sản và có mục đích là giải
phóng giai cấp vô sản.

94. Parody
Trong quá trình mô phỏng và biến đổi nguyên tác, Parody là phương pháp tạo ra hiệu ứng hài hước
hoặc trào phúng.

95. Text
Chỉ toàn bộ những biểu hiện mà trở thành đối tượng phê bình. Text của phê bình văn học là văn học
nhưng gần đây sử dụng text cho toàn bộ sản phẩm văn học.

96. Tân tiểu thuyết (신소설)


Trong số những tác phẩm xuất hiện cuối thế kỷ 19, chỉ những tiểu thuyết chứa đựng sự thay đổi mang
tính xã hội cận đại và có diện mạo khác với tiểu thuyết cổ điển. Đại diện tiêu biểu là:
<혈의 누>

97. Quan điểm


Trong tiểu thuyết, chỉ vị trí mà người tường thuật đứng. Được phân biệt theo người kể chuyện có ở
trong truyện hay không, có ở ngoài truyện hay không, hơn nữa người kể chuyện đang mang thái độ
như thế nào.

98. Tính sát thực


Tính sát thực có khả năng phân tích những nghĩa như tính thực tế, sinh động. Cũng được coi như là
tiêu chuẩn để đánh giá tác phẩm văn học có phản ánh trung thực hiện thực xã hội hay không.

99. Sự đồng cảm


Sự đồng cảm trong văn học mang nghĩa chỉ trạng thái kết hợp hoàn toàn mà đối tượng chạm đến
cảm xúc của con người.

100. Văn học thành văn (văn học ghi chép)


Thông qua việc ghi chép nguyên bản của sự việc và gây cảm động cho độc giả được gọi là văn học
thành văn (văn học ghi chép). Khác với tiểu thuyết dựa trên sự hư cấu, văn học ghi chép được dựa
trên sự thật và khơi cảm động cho độc giả bằng sự chân thật.

011
Từ vựng chuyên ngành
01. Tiểu thuyết gia môn
Là thể loại tiểu thuyết đề cập tới vấn đề có thể nảy sinh giữa các thành viên trong gia đình hoặc xung
đột giữa các gia môn. Tiểu thuyết gia môn chứa chủ ý về sự phồn vinh và tiến bộ của gia đình Về
phương diện kết cấu của tác phẩm, có kết cấu đặc biệt mà không phải chỉ có 1 nhân vật chính mà có
nhiều nhân vật chính, những nhân vật chính ấy có kết nối hệ thống bởi quan hệ máu mủ hoặc quan hệ
thân thích.

02. Tiểu thuyết gia đình


Là thể loại tiểu thuyết viết về xung đột giữa các thành viên trong gia đình mà chịu hệ lụy của chế độ gia
đình bất hợp lý là chế độ một chồng nhiều vợ (nhất phụ đa thê)

03. Âm vòm
Là âm thành phát ra giữa lưỡi và vòm miệng (trần vòm miệng) Ngạc âm có những âm ‘ㅈ,ㅊ’

04. Âm vòm hóa


Là hiện tượng tuy không phải là âm vòm nhưng âm vị ‘ㄷ,ㅌ’ gặp trợ từ và tiếp vị từ ‘ㅣ’ và biến thành
âm vòm ‘ㅈ,ㅊ’. Nguyên âm ‘l’ phải là hình vị hình thức (đơn vị từ nhỏ nhất) của trợ từ và tiếp vị từ
미닫이[미다지], 같이[가치], 붙이다[부치다]

05. Ký
là hình thức mang tính văn học biểu hiện cảm nhận mà nhận được thông qua việc viết về một sự vật
nào đó. Được liệt kê vào loại văn thực dụng nhưng vì truyền đạt lại một sự thật hoặc hiện tượng trong
cuộc sống mà có giá trị đối với chúng ta thì lại phù hợp với thể loại tùy bút Chứa đựng chủ đề liên
quan đến tự nhiên hoặc sự vật, và câu văn biểu hiện cảm xúc về chủ đề đó được viết lại.

06. Văn học thành văn


Là tác phẩm văn học có hình thức điều tra và ghi chép lại một cách trung thực (đầy đủ) nguyên nhân,
quá trình diễn ra và kết quả của một sự kiện nào đó đã xảy ra trên thực tế Còn được gọi là ‘bản tường
thuật’ hay ‘văn học báo cáo’

07. Ngôn ngữ chắp dính (교착어)


Là ngôn ngữ dựa vào sự kết hợp của ngữ căn và tiếp từ, thể hiện nhiều mối quan hệ có trong câu,
tức là một loại hình ngôn ngữ chính của đặc trưng hình thái. Sự biến đổi của vị tố không mật thiết như
dạng thức trong ngôn ngữ và bên trong ngữ căn hầu như không thay đổi

08. Chuyển thể


Là từ chuyên ngành diễn kịch Ý chỉ công việc kịch hóa nguyên tác như tiểu thuyết hoặc chuyện hư cấu
thành kịch diễn, phim lẻ, phim bộ truyền hình hoặc truyền thanh

09. Cảm giác cộng hưởng


Cảm giác kèm mang ý nghĩa chỉ một cảm giác đầu tiên xuất hiện khi gặp đối tượng chuyển đổi thành
cảm giác khác. Tức là hình thái mà được kết hợp giữa hai cảm giác trở lên

10. Phong trào văn học quần chúng (국민문학 운동)


Là văn học luận xuất hiện từ cuộc chống đối văn học chuyên nghiệp đã từng càn quét văn đàn từ giữa
những năm 1920. Phong trào văn nghệ quần chúng là lý luận văn học bài xích ý định chính trị và chủ
nghĩa giai cấp trong văn học chuyên nghiệp và chủ trương phục sinh văn học hàn quốc trên lập trường
của chủ nghĩa dân tộc. Với nòng cốt là các lý luận văn học quần chúng như: phong trào Hangul, phong
trào chấn hưng Sijo, chủ nghĩa Josoen của Choi Nam Son và sự chấp bút viết tiểu thuyết lịch sử của
Kim Dong Il, Lee Kwang Soo và Yeomsangseop. Kim Ki Choen của KAPF (liên minh giai cấp vô sản
thời Josoen) cũng đã triển khai tranh luận kịch liệt, các phương diện của chủ nghĩa dân tộc cực đoan
cũng xuất hiện đậm nét. Những trụ cột của phong trào văn học quần chúng có

012
http://www.donga.ac.kr

01
11. Vật tương quan khách quan

Khoa văn học ngôn ngữ Hàn


Là một trong nhũng phương pháp viết thơ Khi để biểu hiện mộ tư tưởng hay tình cảm nào đó, cũng
biểu hiện ám chỉ đến sự kiện, tình huống hay sự vật nào đó

12. Khánh tùy bút


Là câu chuyện mang tính cá nhân lấy trọng tâm là cảm xúc cá nhân và mưu cầu giá trị nghệ thuật. Vừa
mang tính chủ quan và cảm tính vừa mang tính trữ tình có sự suy tư hơn là một chủ đề cụ thể

13. Âm cuối
Âm tiết được chia thành âm đầu, âm giữa và âm cuối Âm cuối là âm cuối cùng được phát ra từ một
âm tiết, còn được gọi là Patchim (phụ âm cuối)
밖: ㅂ (첫소리) + ㅏ (가운뎃소리) + ㄲ (끝소리)

14. Đặc trưng mang tính tập quán


Là đặc trưng cho biết rộng rãi nội dung ý nghĩa mà được sự dụng lặp đi lặp lại trước đó theo thói quen
Thập tự giá: cơ đốc giáo. Hòa bình: Chim bồ câu

15. Sự mỉa mai lãng mạn


Là việc xuất hiện theo cách đối lập với thuyết nhị nguyên như hiện thực và lý tưởng, cái vô hạn và cái
hữu hạn, bản ngã hữu hạn và bản ngã tuyệt đối Là khái niệm được luận ý một cách sôi nổi trong triết
học chủ nghĩa lãng mạn của Đức, nó tìm kiếm tổng hợp đa chiều mà hạn chế sự tồn tại đối lập bằng
cách tạo ra sự phản kháng mang tính nghệ thuật đối với chủ nghĩa trưởng giả trong văn học

16. Internal rhyme


Là âm luật tiềm ẩn có thể cảm nhận được nội dung thông qua sự bài trí ngôn từ trong thể thơ tự
do Là thể âm luật tuy không thể hiện một cách rõ ràng ra bên ngoài nhưng có thể cảm nhận một cách
kín đáo Âm luật có số lượng từ nhất định như thơ Sijo, và đối ứng với tỷ lệ hình thức thể hiện ra

17. Tiểu thuyết lịch sử (tiểu thuyết trường thiên)


Là tiểu thuyết dài tập có dụng ý triển khai cốt truyện chậm rãi và có nhiều thể loại nhân vật tham gia,
các sự kiện được liên tục và chồng chất lên nhau như dòng chảy liên tục của lịch sử Là tiểu thuyết
triển khai một khối lượng lớn những xung đột và tranh cãi của cá nhân và đoàn thể, sự thay đổi của
nhân loại và biến hóa mang tính xã hội diễn ra trong thời gian dài

18. Tiểu thuyết đô thị


Là tiểu thuyết có khuynh hướng của chủ nghĩa hiện đại Nhằm quan sát và diễn tả cuộc sống của đô
thị, hình thức của cuộc sống và những căn bệnh chứa đựng bên trong cái gọi là đô thị, lấy sân khấu là
không gian đô thị mà mỗi người ngợi khen hoặc là phê phán sự văn mình của hiện đại

19. Thủ vần (vần đầu)


Là một trong những luật âm vị tiêu biểu cùng với vần thơ được tạo thành bởi cách sử dụng lặp lại từ
của cùng một âm ở đầu mỗi câu thơ.

20. Tác giả đồng hành


Chỉ những tác giả vừa không tham gia trực tiếp phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa vừa có
khuynh hướng văn học chọn theo lập trường đồng điệu trong phong trào cách mạng Với tư cách tác
giả đồng hành có

21. Văn đàn những người cùng chí hướng (văn đàn tạp chí người cùng chí hướng?)
Bắt đầu đăng đàn xuất hiện vào năm 1910, thời kỳ hoàng kim là khoảng sau năm 1930 đây là thời kỳ
triển khai hoạt động văn học lấy trọng tâm và những người cùng chí hướng Văn đàn hiện đại của Hàn
Quốc lấy trọng tâm là người đồng chí hướng và hình thành đến năm 1920, rất nhiều người cùng chí
hướng và bán đồng chí hướng liên tục xuất bản và sau cuộc vận động 31;1 đã tạo ra bầu không khí

013
01 Khoa văn học ngôn ngữ Hàn • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

phong trào văn học sôi nổi hưng thịnh mang tính phục hưng văn nghệ Tuy vậy thời đại đồng nhân chí
hoạt động trên vũ đài như thế này chỉ đến cuối năm 1930 là suy thoái, sau đó từ từ chuyển đổi sang
văn đài xã hội và nhiều nguyệt san tạp chí văn nghệ và tạp chí tổng hợp được thịnh hành

22. Điều hòa nguyên âm


Là một trong những quy tắc điều hòa nguyên âm Chỉ việc những nguyên âm chia sẻ tư chất một cách
đồng đều trong sự kết hợp của hình vị thân từ và hình vị tiếp từ hoặc trong từ đa âm tiết (của ngôn
ngữ) Chẳng hạn như hiện tượng nguyên âm dương tính thì chỉ những nguyên âm dương tính tiếp nối
với nhau và những nguyên âm âm tính thì chỉ tiếp nối những nguyên âm âm tính với nhau là hiện tượng
điều hòa nguyên âm.

23. Mô típ
Trong văn học, thể hiện là sự thúc giục bên trong của tác giả trỏ thành động cơ của sáng tác. Trong
sáng tác, trước tiên là có chất liệu (viết truyện), dựng cốt truyện để phù hợp chất liệu với chủ đề và
hoàn thành tác phẩm. Tác giả khi nhận được chất liệu và chủ đề thì bên trong tác giả sinh ra khao khát
sáng tác muốn thể hiện ra Sự thúc giục bên trong như trên được gọi là mô típ

24. Dựng phim (montage)


Mang nghĩa là một thủ pháp của biên tập hình ảnh hoặc phim ảnh mà tạo thành một cảnh tổng thể
mang tính hệ thống bằng cách ghép lại một cách hiệu quả những cảnh được quay riêng Trong văn học
cũng có trường hợp sử dụng phương pháp dựng phim, trong nền văn học của chúng ta (Hàn Quốc)
các tiểu thuyết của Park Tea Won là những tác phẩm đầu

25. Dân ca (dân giao)


Là ca dao của quần chúng mà hình thành một cách tự nhiên trong một dân tộc được yêu thích và hát
trong một thời gian dài Là ca dao thể hiện tính dân tộc và tính quốc dân mà phản chiếu một cách chân
thành đời sống tình cảm của quần chúng Dân giao (dân ca, ca giao) mục đích giải tỏa mệt mỏi của lao
động, được hình thành trong quá trình thể hiện tính thống nhất của dân tộc. Dân giao của chúng ta
được hình thành bởi thể nối dài 4 âm bộ theo hệ thống, thể hiện quan điểm mang tính hài hước đối với
đối tượng hoặc vui buồn trong cuộc sống của đại bộ phận

26. Dân tộc (nation)


dân tộc là khái niệm có tính kết hợp và tính đa dạng tồn tại mang tính lịch sử nên rất khó đưa ra một
khái niệm đơn thuần. Có 2 lập trường về dân tộc Thứ nhất, thuyết khởi nguyên xem dân tộc là thực
thể liên tục dựa trên nền tảng chung như lịch sử, văn hoá, đời sống kinh tế, khu vực, huyết thống,
ngôn ngữ. Thứ hai, luận phương tiện xem dân tộc như một ảo tưởng không có thực thể như là thành
quả mang tính lịch sử của chủ nghĩa tư bản.

27. Bi kịch
Là kịch về con người phi thường, nỗ lực để dạt được mục đích, nhưng gặp bất hạnh và thất
bại. (Melodrama) dòng kịch trữ tình thể hiện một sự kiện chủ yếu kích thích cảm xúc làm chính là dòng
kịch thuộc bi kịch

28. Phương pháp lặp lại


Phương pháp lặp lại là phương pháp lặp lại câu tiết hoặc lời nói nhằm gây hứng thú hoặc nhấn mạnh
ý nghĩa
예) Trời hãy sáng đi, trời hãy sáng đi/ hãy sáng cho khuôn mặt sạch trắng trẻo trở nên cao quý

29. Luận phản án


Là quan điểm điều chỉnh quan điểm diện mạo mối quan hệ của tác phẩm và thế giới Tác phẩm phản
ánh một cách trung thực thế giới, ở đây phản ánh khác với chiếc gương mà phản chiếu lại thế giới mà
là việc phản chiếu hình ảnh thế giới được khúc xạ dựa trên quan điểm của tác giả (thế giới hoặc hệ
tư tưởng) Phản ánh là mô phỏng hiện thực một cách đơn thuần, văn học xem trọng việc phản ánh lại

014
http://www.donga.ac.kr

01
hiện thực rồi tái tạo lại thế giới ấy hơn.

Khoa văn học ngôn ngữ Hàn


30. Đảo ngược
Đảo ngược là phương pháp vừa thay đổi gấp nhanh chóng thay đổi phương hướng của dòng sự kiện
ngoài dự kiến vừa nhấn mạnh chủ đề. Hơn nữa với việc sử dụng phương pháp này ám chỉ vận mệnh
và cuộc đời của nhân vật chính được đảo ngược Trong bi kịch, thế lực làm cho nhân vật chính bị gặp
bất hạnh hoặc bị tiêu diệt mạnh lên, trong hài kịch thì loại bỏ những thế lực ngăn cản nhân vật chính và
đưa đến đoạn kết hạnh phúc. Phù hợp cho những trường hợp này

31. Tiểu thuyết


(về) chia cắt Chỉ những tiểu thuyết được viết trên nền tảng sự kiện lịch sử liên quan đến Nam Bắc
phân chia Là khái niệm chỉ các tác phẩm văn học đạt đến nội dung liên quan đến phân chia Nam Bắc
(hàn), chủ yếu đề cập đến những nội dung như ý chí khắc phục phân chia (thống nhất), nỗi đau và vết
thương của những gia đình ly tán, tham cứu nguyên nhân phân chia Nam Bắc

32. Lời thoại nói với khán giả


Trong kịch, là lời thoại hứa là chỉ cho khán giả nghe nhưng không để bạn diễn trên sân khấu nghe

33. Tiểu thuyết mô phỏng


Là loại tiểu thuyết được chuyển đổi từ tiểu thuyết nước ngoài thành tiếng quốc ngữ và bằng sự sáng
tạo của người chuyển đổi bổ sung thêm chi tiết làm tiểu thuyết mang diện mạo mới khác với nguyên
tác Như thường lệ thì việc chuyển đổi tên nhân vật, thời đại, bối cảnh của nguyên tác chuyển đổi thành
nhân vật của Hàn Quốc, thời đại nào đó của Hàn Quốc, địa danh nào đó của Hàn Quốc. Nhưng nếu
không có những sự thay đổi này cũng được công nhận là tiểu thuyết mô phỏng. Tiểu thuyết mô phỏng
mang thay đổi về nhân vật, thời đại, bối cảnh được hình thành sau thời kỳ khai hóa

34. Sự dự báo
Là phương pháp ám thị phần sau trong văn học Không có sự kiện nào là diễn ra một cách ngẫu nhiên,
mà là việc ám thị trước về khả năng xảy ra của sự kiện nhằm tạo ấn tượng. Xuất hiện khi không làm
rõ nguyên nhân ngẫu nhiên mà chỉ đưa ra kết quả Tuy nhiên nếu đưa ra kết quả ngay sau khi làm rõ
nguyên nhân thì sẽ làm độc giả mất hứng thú Theo đó tạo một khoảng cách để không thể suy ra được
kết quả, đưa ra nguyên nhân trước rồi sau đó vào khoảng khi độc giả quên đi nguyên nhân thì đưa ra
kết quả ra cảm giác như đó là một sự việc tất yếu. Những sự hiện diễn ra không báo trước như vậy
tạo bất ngờ cho độc

35. Tiểu thuyết tự truyện


là loại tiểu thuyết viết lại theo kinh nghiệm của tác giả Là hình thức đến từ tiểu thuyết hiện đại của Nhật
Bản, là tiểu thuyết mà bản thân tác giả là nhân vật chính với ngôi xưng 1, bộc lộ tâm tình hoặc trải
nghiệm của bản thân tác giả

36. Thư (lời tựa)


đoạn văn viết về khởi đầu và kết thúc của một sự vật được gọi là lời mở đầu, hay còn gọi là thư (lời
tựa) Vốn dĩ mang ý nghĩa chỉ đoạn văn do chính tác giả hoặc những người có quan hệ với tác giả bình
luận, giới thiệu về ý đồ của tác phẩm và quá trình hình thành tác phẩm, thường được đặt đầu hoặc cuối
sách. Về sau thì toàn bộ đầu kết, nguồn gốc của sự việc đều được tóm gọn lại trong chỉ một câu văn

37. (Thủ vĩ thượng quan) viết tắt của đầu đuôi trên dưới
Là phương pháp lặp đi lặp lại liên đầu hoặc liên cuối cùng của hành hoặc hành lặp đi lặp lại trong văn
học thơ ca. Làm cho cấu trúc bài thơ trở nên ổn định và có hiệu quả tạo vần và nhấn mạnh ý nghĩa

38. Đối tượng trữ tình


Trong thơ ca, không chỉ có thính giả là lắng nghe lời nói của nhân vật thơ, mà có là ý chỉ tình huống,
hiện tượng, tự nhiên, nhân vật mà nhân vật thơ hướng đến

015
01 Khoa văn học ngôn ngữ Hàn • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

39. Thơ trữ tình


Là một thể loại của thơ mà thể hiện tư tưởng và tình cảm của bản thân thơ nhân hơn là những sự kiện
bên ngoài Thơ trữ tình có đặc điểm thể hiện nội tâm và mang tính chủ quan, khác với sử thi thể hiện
ngoại quan và mang tính khách quan.

40. Trí tưởng tượng


Là năng lực mang tính tổng hợp, bao quát và dung hòa tất cả các cặp đối lập như cái trừu tượng và
cái cụ thể, cái phổ biến và cái đặc thù, bản ngã và thế giới, tư tưởng và tình cảm.

41. Thời điểm thay đổi mang tính lựa chọn


Là thời điểm tác giả, người mà biết hết nội tâm của nhân vật và toàn cảnh của sự kiện, ghi lại toàn bộ
nhân vật và sự kiện trong góc nhìn của một nhân vật Có những điểm hạn chế như cách xưng ngôi
1 Cả hai phương pháp tường thuật này giống nhau ở điểm chỉ có thể ghi lại từ góc nhìn của một nhân
vật đã được chọn trước

42. Thuyết
là tên gọi của một nhánh tùy bút Hán văn mà giải thích một sự thật, tường thuật lại ý kiến của cá nhân
về sự vật mang tính cụ thể và hệ thống Thông qua việc tường thuật liên quan đến sự vật hoặc giải
thích về sự vật, từ đó đưa ra nhận thức của bản thân hoặc chiêm nghiệm cuộc đời

43. Thiết nghi pháp


Là phương pháp biểu hiện bằng hình thức của câu hỏi Là một trong những thể loại của chu kỳ biến
hóa, bằng thiết nghi pháp là phương pháp biểu hiện mà tác giả chuyển câu có thể trường thuật thành
câu thể nghi vấn và nhấn mạnh vào suy nghĩ được xuất hiện sau đó.

44. Tiểu thuyết trưởng thành


Là tiểu thuyết hình tượng hóa sự tỉnh ngộ về thế giới bao quanh bản thân và sự trưởng thành về mặt
tinh thần của nhân vật chính trong thời kỳ trưởng thành từ thời thơ ấu, thời niên thiếu, thời thanh niên và
sự Căn nguyên của tiểu thuyết là xuất phát từ đứa trẻ nhỏ có trạng thái chưa thành thục trong tinh thần,
đạo đức, hiểu biết đúng, hoặc chạm đến trọng tâm là xung đột của thiếu niên, giẫm đạp và đứng lên trên
sự vụng về của bản ngã và kết thúc bằng việc nhận ra ý nghĩa của thế giới và giá trị vốn đã tồn tại

45. Tân kịch (kịch theo trường phái mới)


Là hình thái kịch thịnh hành ở nước ta từ khoảng năm 1910 đến khoảng năm 1940 Cũng đã từng mô
phỏng thể loại kịch mới của Nhật Bản mà không phù hợp với văn hóa nước ta, nhưng dần dần cũng
tập trung theo văn hóa đại chúng Đặc trưng của tân kịch là có hình thức diễn khoa trương và nhấn
mạnh cảm xúc Vở tân kịch đầu tiên được diễn tại Hàn Quốc là vào tháng 11 năm 1911, vở “đoàn đổi
mới” của ... Được biết đến là “ bất hiếu, trời phạt” Sau vở .... Của ... Là sự sáng lập của .... Đã thực
sự đưa tân kịch và đúng thời đại của nó

46. Aoura
Xuất phát từ lý luận nghệ thuật của Waltheer Bejamin, một triết gia người Đức, Aoura là từ mang ý chỉ
bầu không khí thanh tao mà không thể bắt chước được tạo ra từ tác phẩm nghệ thuật. Aoura là khái
niệm nghệ thuật xuất hiện trên luận văn Các tác phẩm nghệ thuật của thời phục hưng kỹ thuật của
Benjamin vào năm 1934, theo đó có nghĩa là nguyên bản của tác phẩm nghệ thuật là thứ đang tồn tại
duy nhất của không gian và thời gian.

47. Ngữ điệu


Là Tone của giọng người nói. Chỉ thái độ đối với thính giả (nghe thơ), đối tượng (thơ), người nói (thơ)
tức đối tượng mà người nói tính thơ nhắm đến hoặc là cách nói hướng đến độc giả. Ngữ điệu có hiệu
quả trong việc nắm bắt chủ đề mà người nói (đọc) thơ nhấn mạnh, thái độ và tình cảm của người đọc,
bầu không khí chất thơ

016
http://www.donga.ac.kr

01
48. (Tiểu thuyết) truyện ngụ ngôn

Khoa văn học ngôn ngữ Hàn


Là thể loại tiểu thuyết (truyện) sử dụng phương pháp, hoặc là phong cách văn học mà dựa trên hành
động của động thực vật được nhân cách hóa để bộc lộ ra bản chất của con người Bởi vì không phải
là lời nói trực tiếp của nhân vật cốt lõi nên mức độ xung đột và tính chân thực có thể không rõ nét (bị
giảm), và là thể loại truyện chú trọng vào sức mạnh được ẩn chứa trong các tầng biểu tượng ẩn dụ

49. Tiểu thuyết ái tình


Chỉ loại tiểu thuyết chứa đựng trọng tâm là những vấn để àng buộc, trở ngại giữa tình yêu nam nữ và
cách vượt qua trở ngại đó Là loại tiểu thuyết xuất hiện cuối thời kỳ Chosoen như một nhánh của tiểu
thuyết cổ đại, với hình thức là nam, nữ nhân vật chính vượt qua khó khăn và trở ngại trong tình yêu và
dạt được tình yêu đích thực

50. Hình tượng


Hình tượng được thể hiện bằng phương pháp trong văn học chỉ mọi đặc tính hoặc đối tượng của thị
giác, cảm giác được đề cập trong một khúc thơ hoặc tác phẩm văn học khác.

51. Chủ nghĩa hình tượng (imagism)


trên phương diện thái độ mang tính văn học là xu hướng chú trọng việc đưa ra hình tượng mang tính
cảm giác sống động rõ nét và cảm nhận nét đẹp của chính từ ngữ Hình tượng trong chủ nghĩa hình
tượng Anh Mỹ mà theo như Ezra Pound nhấn mạnh thì hình tượng mang nghĩa là kiến tạo và củng cố
tức là nếu có thể thì loại bỏ cảm tính và tình cảm ra khỏi.

52. Chương nhạc


Là thơ ca mà lời bài hát của âm nhạc công đình được sử dụng trong những sự kiện quốc gia của
Trung Quốc và được hát như nhạc (nền) phim và sự kiện công chúng vào đầu thời kỳ Josoen Với mục
đích là chúc phúc và cầu mong thình vượng vô cùng của hoàng triều vừa thể hiện tinh thần rộng mở
của thời khai quốc, chương nhạc mang tình giáo huấn và tính ý niệm mong muốn phát triển của hoàng
triều, tính đạo đức và tất yếu của hoàng triều khai quốc

53. allegory
phúng dụ Ý chỉ phương pháp mà thông qua những câu chuyện mang ý nghĩa bề mặt và ý nghĩa ẩn
sâu hoặc những câu chuyện mang nhiều tầng ý nghĩa để nói lên dụng ý của tác giả Những chuyện
ngụ ngôn mà vẽ lên thế giới mà có mặt của động vật được đưa vào câu chuyện, trong đó chứa đựng
những phê phán về con người và thế giới con người là đại diện tiêu biểu của phương pháp phúng
dụ. Phương pháp của phúng dụ được dử dụng nhiều trong các tác phẩm văn học mang ý đồ chính trị
nhằm phê phán đối tượng mà tránh khỏi sự đàn áp và kiểm duyệt

54. Âm rung
Là âm thanh được tạo thành bằng cách đặt đầu lưỡi vào lợi rồi nhẹ nhàng tách ra hoặc để nguyên
trạng thái như vậy (chạm vào lợi) rồi rung và đẩy hơi ra hai bên Trong âm rung có âm “”

55. Luyến âm (âm rung hóa)


Là hiện tượng âm vần không rung là “” gặp âm rung là “” bị biến thành âm rung
칼날[칼랄], 신라[실라]

56. Bài hát


hát khi vui chơi (đồng dao) Là những bài hát hát khi chơi nhiều trò chơi khác nhau nhằm định ra thứ tự
chơi hoặc hát để chiến thắng trong trò chơi

57. Âm tố
Âm tố chỉ những yếu tố của âm thanh, trong trường hợp độ dài âm, độ mạnh của âm, độ cao thấp
của âm gây phân hóa nghĩa của từ.

017
01 Khoa văn học ngôn ngữ Hàn • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

58. Luật số âm (giống đường luật trong thơ VN) (음수율)


Là một trong những âm luật của thơ Luật số vần là âm luật mà số âm tiết được thể hiện một cách nhất
quán Đại diện tiêu biểu là luật 3.4, luật 4.4, luật 7.5, theo đó ba chữ và ba chữ, bốn chữ và bốn chữ,
bảy chữ và năm chữ, dựa trên số chữ như vậy để tạo cảm giác nhịp điệu cho bài thơ

59. Luật thanh điệu (음성률)


Là một trong những âm luật của thơ. Luật thanh điệu là là âm luật thể hiện theo tính chất của âm
thanh, thông qua sự lặp lại của độ cao thấp âm, độ nhấn, dài ngắn của âm

60. Luật âm vị (음위율)


Là một trong những âm luật của thơ Luật âm vị là phương pháp tạo ra cảm nhận âm điệu của bài thơ
bằng cách sắp xếp lặp lại những thi từ hoặc âm vần giống nhau một cách có quy tắc ở vị trí nào đó
của liên thơ hoặc hành thơ Tuy vậy tùy vào vị trí đó, nếu ở đầu câu thì gọi là vần âm đầu, cuối câu thì
là vần cuối, giữa câu được gọi là vần giữa.

61. Quy tắc ngắt (giọng) của âm tiết (음절 끝소리 규칙)
Trong quốc ngữ, chỉ những phụ âm “ㄱ, ㄴ, ㄷ, ㄹ, ㅁ, ㅂ, ㅇ” mới được phát âm cuối, những âm tiết
kết thúc bằng những phụ âm khác thì được biến đổi về 1 trong 7 phụ âm trên
예) 흑, 흙 → [흑] 낟, 낫, 낮, 낯, 낱 → [낟]

62. Nhân cách hóa


Là phương pháp ẩn dụ mà phản chiếu tình cảm hoặc đưa cảm tính của tác giả vào bằng phương
pháp trao nhân cách cho quan niệm hoặc sự vật không phải là con người, mang cho nó những yếu tố
con người.

63. Dư âm cú
Là khẩu âm không có ý nghĩa mô phỏng lại từ tượng thanh của nhạc khí để khớp nhạc luật Là âm
thanh không có ý nghĩa (âm thanh ma thuật không rõ ràng về nghĩa thực tế hoặc hơn nữa là từ tượng
thanh của nhạc khí) mà tồn tại để đáp ứng luật thơ, đặt ra một khoảng cách cố định và lặp lại trong đại
bộ phận thơ ca

64. Dòng chảy nhận thức


Là một trong những phương pháp viết tiểu thuyết mà xuất hiện nổi bật trong tiểu thuyết tâm lý Là việc
viết ra những liên quan đến cảm giác lướt qua trong tâm hồn, liên tưởng tự do, trí nhớ, suy nghĩ hiện
lên trong đầu của nhân vật Mang nghĩa chỉ không có sự đề cập hoặc giải thích trực tiếp của tác giả,
mà thể hiện ra ngoài những tư tưởng, tình cảm và phản ứng của mỗi loại nhân vật mà gần như không
cần phải dùng đến lời nói

65. Danh từ phụ thuộc


Là danh từ được viết dựa trên ý (lời) khác Danh từ phụ thuộc cần định ngữ. Danh từ phụ thuộc được
chia thành 2 loại lớn là: danh từ phụ thuộc mang tính hình thức và danh từ phụ thuộc mang tính đơn
vị Danh từ phụ thuộc tính hình thức là ví dụ như “”, những danh từ hầu như không có nghĩa thực
chất Danh từ phụ thuộc tính đơn vị là ví dụ như những từ có ý nghĩa thực chất và xuất hiện với ý nghĩa
là của đơn vị số lượng như “”
예) Danh từ phụ thuộc tính hình thức: 사람은 실력을 기르는 것이 중요하다.
Danh từ phụ thuộc tính đơn vị: 연필 한 자루

66. Âm thường (예사소리)


Là âm được phát âm mà phát âm với khí áp trong miệng và độ căng của các cơ quan phát âm thấp
nhất. Âm thường như âm “ㄱ, ㄷ, ㅂ, ㅅ, ㅈ”

67. Tiểu thuyết anh hùng


Là loại hình tiểu thuyết chứa đựng ghi chép tập trung vào chiến công anh hùng của nhân vật chính mà

018
http://www.donga.ac.kr

01
giải quyết những nguy hiểm của quốc gia và xã hội bằng bạo lực nhằm bảo vệ giá trị của tổ chức

Khoa văn học ngôn ngữ Hàn


68. Luật bằng trắc
Âm bộ là chỉ đơn vị cơ bản nhất tạo nên nhịp điệu của thơ ca Đại đa số là đơn vị thời gian mà được
biểu hiện bằng cụm từ, trong thơ ca của chúng ta bằng trắc thường được tạo thành bởi 3 âm tiết
hoặc 4 âm tiết. Nói một cách đơn giản hơn, khi ta ngâm thơ, đó chỉ từng âm thanh của đơn vị hô hấp
để cách ngắt khoảng đọc một cách tự nhiên Bằng trắc như thế này khi trở thành đơn vị hình thành
nên nhịp điệu của thơ ca, được gọi là luật bằng trắc Trong nền thơ ca nước ta đại đa số có luật bằng
trắc 3 với 3 câu nói được lặp lại, và luật 4 với câu có 4 từ được lặp lại

69. Biểu tượng nguyên mẫu


Là hình tượng được hình thành dựa vào mô típ nguyên mẫu như tâm trạng, nhân vật, tình huống căn
bản được xuất hiện lặp đi lặp lại không hổi kết trong văn học

70. Dẫn dụ
Dẫn dụ là một biến tướng của bằng khen? Là việc trích dẫn một phần của tác phẩm nào đó, sự kiện
và nhân vật mang tính hư cấu hoặc tính lịch sử mà không có sự giải thích dài dòng Nói cách khác dẫn
dụ là một kiểu nói khác của tham khảo tham chiếu. Nguồn của dẫn dụ đã được cho biết rõ trước Vì
vậy thông qua dẫn dụ thơ nhân và độc giả được chia sẻ những kiến thức hoặc trải nghiệm nào đó từ
đó nâng cao tính xã hội được hình thành bởi quan hệ mật thiết giữa thi nhân và độc giả

71. Hiện tượng đồng hóa phụ âm


Là một trong những hiện tượng đồng hóa âm vần Là hiện tượng mà phụ âm nhất định nhận ảnh
hưởng của âm vận nào đó và bị biến đổi thành gần giống âm đó Đại diện cho hiện tượng đồng hóa
phụ âm là “âm rung hóa”, và “âm mũi hóa”

72. Vị trí cấu âm


Chỉ địa điểm mà không khí bị nén lại khi tạo ra lời nói Vị trí cấu âm cùng với phương pháp cấu âm
là tiêu chuẩn để phân loại lời nói Trong tiếng Hàn, vị trí cấu âm được phân thành 5 vị trí: đầu môi (đôi
môi), lợi (ổ răng), trần vòm miệng (vòm miệng),( vòm họng), cổ họng (thanh hầu)

73. Trợ hưng cú


Là âm thanh không có nghĩa được tạo ra với chức năng gợi lên hứng khởi hoặc giúp cho hứng khởi
hoặc gợi lại dư âm mang tính âm nhạc, Tức là chuỗi lời không có nghĩa được viết ra để nhấn mạnh,
bổ sung nội dung của từ gốc để đạt hiệu quả màn tính nhạc hoặc tạo hứng khởi.

74. Lời đạo diễn (lời dẫn)


Là câu văn (lời) mà chỉ đạo các cảnh diễn ra như bầu không khí của sân khấu, âm hưởng, đèn, trang
trí sân khấu, bối cảnh hoặc chỉ thị cho hành động như động tác của các nhân vật lên diễn, lời nói, biểu
cảm, lên và thoát sân khấu.

75. Góc nhìn người quan sát của mỗi người


Là góc nhìn mà người ghi chép lại không ở trong tác phẩm mà tường thuật lại tại vị trí của người quan
sát hành động của nhân vật hoặc sự kiện trong tiểu thuyết (câu chuyện) Người tường thuật chỉ truyền
đạt sự thật với thái độ khách quan và không có đánh giá hay giải thích về tổng thể

76. Tạp ca, ca nhạc bình dân (잡가)


Là tên gọi chung cho những bài hát được hát tập trung tại những địa điểm giải trí từ sau thời kỳ
Josoen, vào thời kỳ bị Nhật Bản chiếm đóng Nhận vai trò xóa mờ bức tường và khoảng cách giữa
cách nhánh thượng trung hạ, có đặc trưng là mang tính giải phóng và tính linh hoạt có thể lôi kéo
được nhều nhánh và tác phẩm khác Tạo ra nhiều thể loại tác phẩm đa dạng bằng phương pháp biến
đổi, tiếp nhận và vay mượn một cách phù hợp nội dung và hình thức từ các tác phẩm hoặc nhánh vốn
có và không bị ràng buộc vào khuôn khổ hành thơ hay hình thức cố định nào

019
01 Khoa văn học ngôn ngữ Hàn • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

77. Tiểu thuyết thiên ký (tiểu sử) (전기소설)


Là tên gọi chung của những tiểu thuyết văn viết (văn tự) xuất hiện thời nhà Đường của Trung Quốc Nói
chung đây là loại tiểu thuyết chứa đựng nội dung về việc thần kỳ hoặc kỳ dị giống như việc đi đến long
cung hay có mối nhân duyên với ma quỷ

78. Góc nhìn của tác giả thiên ký


Là góc nhìn mà người kể chuyện bên ngoài tác phẩm ở một vị thế như thần thánh và thấu hiểu mọi
thứ như tâm lý của nhân vật và truyền đạt lại một cách cụ thể Người kể chuyện vừa cũng giải thích
tình huống của mọi sự kiện từ quá khứ đến hiện tại, và cũng cho độc giả thấy được tình cảm hoặc suy
nghĩ của những nhân vật tham gia

79. Quan điểm thuyết tuyệt đối


Là quan điểm văn học cho rằng chỉ có thể tự thân tác phẩm phải chứa đựng đối tượng luận ý Chủ
trương cho rằng phải phân tích tự thân tác phẩm nhằm làm rõ bản chất vốn có của văn học bởi vì
những yếu tố liên quan đến văn học gây ảnh hưởng tới việc sản sinh ra thành kiến mang tính văn học

80. Tiếp đầu ngữ (tiền tố)


Tiếp đầu ngữ là tạo ra từ mới bằng cách gắn thêm vào phía trước của từ gốc (gốc từ) để nhấn mạnh
nghĩa hoặc thêm ý nghĩa đặc biệt cho từ. Tiếp đầu ngữ khác với tiếp vị ngữ là không làm thay đổi loại từ
예) 시-: 시아버지, 시댁, 시동생 덧-: 덧니, 덧저고리, 덧붙이다

81. Tiếp vị ngữ


Là tiếp vị mà gắn vào phía sau của từ gốc hoặc từ vựng để tạo nên từ mới Tiếp vị ngữ khác với tiếp
đầu ngữ là làm thay đổi loại từ
예) -기: 읽기, 쓰기, 말하기, 더하기 -히-: 막히다, 닫히다, 맺히다
Trường hợp thay đổi loại từ: 빨래(명사) + -하- → 빨래하다(동사)

82. Trọng tùy bút (중수필)


Là văn phê bình mang tính trí tuệ, tri thức Trọng tùy bút vì viết về những vấn đề mang tính luận lý chạm
đến vấn đề của tài nguyên xã hội nên giọng văn nặng nề

83. Hoán dụ
Là phương pháp ẩn dụ mà lấy đại diện cho một tổng thể bằng một bộ phận của sự vật nào đó hoặc
lấy toàn thể để đại diện cho một bộ phận

84. Nguyên lý của tính khác biệt


Là một trong những nguyên lý hình thành nên ẩn dụ Làm cho xuất hiện điểm khác nhau bằng tính bề
mặt (bề nổi) bởi sự kết hợp của đối tượng dựa trên điểm tương quan nhưng không liên quan trực tiếp
của quan điểm gốc (nghĩa đen) và quan điểm bổ sung (nghĩa bóng) Thơ càng làm nổi bật khác biệt của
hai phía càng có thể đạt đến tính độc đáo và tạo ra cảm giác hồi hộp

85. Ẩn dụ hoán vị
Mang nghĩa chỉ việc chuyển nghĩa từ một thứ có giá trị quan trọng nhưng không rõ ràng và vẫn còn
mơ hồ thành một đối tượng mà đã được biết đến rộng rãi từ trước hoặc một cái cụ thể.

86. Changga (창가)


Bài hát được sáng tác theo giai điệu mang phong cách phương Tây, ra đời sau cuộc cải cách Giáp
Ngọ. Cái tên Changga có nguồn gốc từ Nhật Bản, Changga của Nhật Bản được hình thành từ
“luật định hình” thơ cổ duy nhất của họ là câu 7.5, trong trường hợp của chúng ta, chỉ có tên gọi là
giống nhau nhưng chúng ta có nhiều Changga được hình thành từ nền thơ cổ 4.4, ngoài ra còn có
nhiều biến tướng phát sinh nhiều hình thái khác như câu 7.5, câu 8.6, câu 3.4 Nội dung của những
Changga đầu tiên chủ yếu là cổ động tinh thần độc lập, yêu nước, nam nữ bình đẳng, giáo dục mới.
Tên gọi cũng có nhiều cái mang tên như: <애국가>·<우국가>·<자주 독립가> Changga thời kỳ sau có

020
http://www.donga.ac.kr

01
nhiều tác phẩm chứa đựng sự thật mang tính thời sự hoặc phong cảnh tự nhiên như: <한양가>·<경부

Khoa văn học ngôn ngữ Hàn


철도가>·<신문가>·<세계 일주가> Về phần lượng cũng có nhiều tác phẩm trường thi rất là dài.

87. Sự giải tỏa tâm lý


catharsis Đại khái trong bi kịch khơi dậy mạnh mẽ cảm giác ‘thương cảm’ và ‘sợ hãi’ trong lòng người
xem dựa trên số mệnh bi thảm của nhân vật chính. Trong quá trình đó có thể phân tích được một loại
tác dụng thăng hoa mang tính tinh thần những cảm xúc mạnh của con người được tuần hoàn biến đổi
trong hình thái nào

88. Từ phái sinh


Chỉ từ được tạo ra từ việc kết hợp tiếp từ và gốc từ Hiện tượng tiếp từ gắn vào ngữ căn (từ gốc) và
tạo ra từ mới được gọi là từ phái sinh Tiếp từ tồn tại dưới hai dạng: gắn trước từ gốc là tiếp đầu ngữ,
gắn sau từ gốc là tiếp vị ngữ Từ phái sinh được kết hợp bởi hình thái: ‘tiếp đầu ngữ + ngữ căn’ và ‘
ngữ căn + tiếp vị ngữ’

89. Âm bật hơi


là việc phân chia theo phương pháp phát âm phụ âm trong quốc ngữ Âm bật hơi là tạm thời giữ không
khí ra khỏi buồng phổi, và tại vị trí nén lại đó buông hơi và phát thành tiếng Khi này để nhấn mạnh quá
trình giữ hơi, nên cũng được gọi là âm tắc Âm tắc có những âm như: ‘ㄱ, ㄷ, ㅂ, ㄲ, ㄸ, ㅃ, ㅋ, ㅌ, ㅍ’

90. Lời thống thiết (pathos)


mang nghĩa nguyên bản là trạng thái bệnh lý như bất hạnh, khốn khổ, lo lắng Vì là trạng thái bệnh lý
của tâm hồn nên còn được ghi chép như tuwg chuyên ngành bệnh thần kinh Hơn nữa với ý nghĩa chỉ
sự lo lắng phathos là trạng thái tinh thần bàng hoàng, shock Với cảm giác đối lập và lo lắng thì Pathos
còn chỉ khát vọng hướng đến điều gì đó Vì vậy khác với chất trữ tình, chất Pathos có đặc trưng là ham
muốn nhu cầu về một thứ gì đó

91. Plot (dựng cốt truyện)


Ám chỉ đến quá trình trước khi dẫn đến phần kết của câu chuyện, còn được gọi là “khung của câu
chuyện” trong các tác phẩm tiểu thuyết Story mang nghĩa là triển khai một câu chuyện toàn bộ theo
cốt truyện chính của câu chuyện, còn plot mang nghĩa chỉ câu chuyện là theo diện triển khai xuôi hay
đảo ngược, phản chiếu Theo đó plot không chỉ dựng nên sườn truyện chính mà còn phải cho thấy
được đoạn kết của mối quan hệ nhân quả nữa Theo phương pháp truyền thống thì Plot có 5 giai đoạn
“ khởi nguồn - triển khai - nguy cơ - đỉnh điểm - kết”. Cùng với sự tham gia của tiểu thuyết hiện đại,
phương pháp phân loại theo truyền thống này đang bị bỏ lơ

92. Luận biểu hiện (biểu hiện luận)


Là quan điểm giống với tiêu điểm của hình ảnh liên quan đến tác giả và tác phẩm Luận biểu hiện xem
rằng với việc thể hiện cảm xúc và tư tưởng của tác giả, bản chất của tác phẩm là thể hiện thế giưới
nội tâm của tác giả.

93. Tiểu thuyết Pansori (판소리계 소설)


Tác giả xây dựng lại nguyên văn câu chuyện khẩu diễn lại bằng chữ viết, trong quá trình chuyển đổi đã
chuyển thành thể văn viết để thuận tiện cho việc đọc (thầm)

94. Văn học bế quan (패관문학)


Ngày xưa, ở Trung Quốc, vua nhằm xem xét chính sự và phong tục của nhân dân nên đã cho tập hợp
ghi chép lại những câu chuyện đồn gần xa (vỉa hè) mang tên là “ quan lại”, phát triển dựa trên điểm
này, người tạo nên câu chuyển cũng được gọi là “bế quan” Ban đầu, Bế quan phản ánh trung thực
hiện thực, dần dần có thêm tính sáng tạo để gia vị cho câu chuyện thêm hấp dẫn nên đã trở thành
một trong những hình thức văn học văn xuôi (tản văn) Bắt đầu từ đây, văn học cổ tích đã được gọi với
tên tiểu thuyế bế quan Đây sau này trở thành cơ sở nền tảng cho sự phát triển văn học

021
01 Khoa văn học ngôn ngữ Hàn • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

95. Điệp khúc


Điệp khúc là đoạn lặp lại có khoảng cách nhất định trong thơ hoặc ca dao, thông thường sẽ được
đặt ở đoạn cuối mỗi chương Trong trường hợp điệp khúc chỉ là một yếu tố hình thức không có nghĩa
gì đặc biệt, thì đóng vai trò tạo nên cảm giác ổn định mang tính hình thức và hình thành nên nhịp điệu
trong thơ. Trong trường hợp mang nghĩa nhất định thì điệp khúc mang hiệu quả nhấn mạnh nội dung
mà nó thể hiện Điệp khúc có thể thấy nhiều trong ca dao, bài hát trong thi đấu, dân ca Gory, và cũng
có thể tìm thấy trong thơ ca hiện đại

96. Luận hiệu dụng


Là quan điểm làm khớp tiêu điểm của tác phẩm và quan điểm của độc giả Văn học tạo cho độc giả
sự giải trí mang tính thẩm mỹ hoặc đưa ra bài học cho độc giả, và đồng thời mang cả 2 chức năng
ấy. Trong văn học hiện đại luôn trăn trở về quan điểm của độc giả và nhấn mạnh vai trò của độc giả
trong văn học

97. Hỉ kịch
Là kịch mà thông qua những hành động và ngôn ngữ gượng gạo để gợi ra tiếng cười và bộc lộ cái
ngu muội của loài người Nội dung chủ yếu của hỷ kịch là khuyến thiện trừ ác

98. Từ ghép
Chỉ những từ được phức hợp kết hợp từ 2 ngữ căn ( từ gốc), là những từ được tạo ra bởi ghép trực
tiếp ngữ căn và ngữ căn với nhau mà không có tiếp ngữ Từ ghép có nhiều chủng loại như: danh từ
ghép, động từ ghép, tính từ ghép, phụ từ ghép
예) 논밭: 논(명사 어근) + 밭(명사 어근) → 논밭 또다시: 또(부사 어근) + 다시(부사 어근) → 또다시

99. Biện pháp tu từ nhân hóa(활유법)


Là phương pháp biểu hiện những sự vật không có cảm xúc (vật vô tình) như những sự vật có cảm
xúc (vật hữu tình) Theo như trên thì bao gồm cả phương pháp nhân cách hóa mà cho vật vô tình nhân
cách thể hiện như con người, phương pháp nhân cách hóa và tu từ nhân hóa không có ranh giới cụ
thể để phân biệt nên cả 2 được sử dụng chung như cùng một khái niệm

100. Hình tượng hóa


Là việc thông qua phương tiện hoặc biện pháp nào đó để thể hiện một vật không có hình thể cụ thể
thành một hình tượng rõ ràng một cách chi tiết Tức là việc biến một tư tưởng, tình cảm, quan niệm
trừu tượng không thể nhận biết được thành một cảm giác có thể nhận biết được bằng xúc giác, vị
giác, khứu giác, thính giác, thị giác

101. Góc nhìn của nhân vật chính xưng ngôi1


Là góc nhìn mà nhân vật chính xưng là “Tôi” và triển khai toàn bộ câu chuyện Bởi vì người tường thuật
trực tiếp truyền đạt câu chuyện của mình nên tạo ra cảm giác gần gũi với độc giả và có hiệu quả cao
trong việc thể hiện tâm tình của nhân vật chính.

102. Góc nhìn của người quan sát xưng ngôi 1


Là góc nhìn mà “Tôi” trong tác phẩm chỉ là nhân vật phụ và không phải kể câu chuyện của mình mà
là truyền đạt lại câu chuyện của nhân vật chính Bởi vì góc nhìn này chỉ nói về nội dung quan sát được
của người tường thuật nên không bộc lộ rõ tâm lý của nhân vật chính

022
01 Khoa văn học ngôn ngữ Hàn
http://www.donga.ac.kr

023
02
Khoa văn học
ngôn ngữ Anh
Khoa văn học ngôn ngữ Anh

GIỚI THIỆU KHOA Khoa văn học ngôn ngữ Anh nhằm bồi dưỡng thực lực tiếng Anh lưu loát thông
VĂN HỌC NGÔN qua đào tạo toàn diện của khoa Anh ngữ học và văn học Anh Mỹ, thêm vào đó
bằng sự hiểu biết sâu rộng về xã hội Anh Mỹ, khoa nuôi dưỡng nguồn nhân lực
NGỮ ANH chuyên môn có thể hoạt động không chỉ trong nước mà còn tiến xa ra trường quốc
tế. Khoa được bắt đầu bằng khoa văn học Anh vào tháng 3 năm 1955 và được đổi
tên thành khoa văn học ngôn ngữ Anh vào năm 1968. Không chỉ vậy, vào tháng
10 năm 1985 cùng với việc mở rộng viện đào tạo sau đại học của trường chúng ta,
khoa đã có thêm chương trình đạo tạo thạc sĩ và vào tháng 1 năm 1967. Sự thành
lập của chương trình đào tạo tiến sĩ khoa đã và đang đóng góp cống hiến lớn vào
sự nghiệp đào tạo nhân lực nghiên cứu chuyên môn đáp ứng nhu cầu của giới học
thuật và giáo dục. Khoa văn học ngôn ngữ Anh đặt mục tiêu là bồi dưỡng nhân tài
có tầm nhìn quốc tế của thế kỷ 21, thông qua bồi dưỡng kiến thức trong các lĩnh
vực giáo dục Anh ngữ, thông biên dịch Anh ngữ, văn học Anh, Anh ngữ học. Khoa
đã đạt được thành quả giáo dục mà yêu cầu cả tính thực dụng lẫn lý luận nhằm
nuôi dưỡng những nhân tài có năng lực phù hợp với thời đại quốc tế hóa. Hơn
nữa khoa đặt mục tiêu nâng cao thực lực của học sinh bằng bài giảng của giáo sư
người bản xứ cùng việc sử dụng trang thiết bị nghe nhìn hiện đại. Do đó, khoa văn
học ngôn ngữ Anh phù hợp với những học sinh có tố chất về môn ngữ văn, đồng
thời có quan tâm sâu sắc đến Anh ngữ và mong muốn hoạt động mang tính quốc
tế. Có thể nói đây là chuyên ngành đáng để thử thách nếu có lòng nhiệt huyết với
Anh ngữ, lại càng là chuyên ngành phù hợp cho những sinh viên có kiến thức nền
tảng, lòng quan tâm, và tính cách phù hợp với thông biên dịch Anh ngữ.

CHƯƠNG TRÌNH Chương trình giảng dạy của khoa văn học ngôn ngữ Anh được cấu tạo bởi những
môn học đáp ứng tính thực dụng giúp vừa tiếp thu kiến thức mang tính học thuật
GIẢNG DẠY KHOA
của toàn bộ văn học Anh Mỹ và văn học Anh ngữ đồng thời giúp thành thạo tiếng
VĂN HỌC NGÔN Anh một cách nhuần nhuyễn để sinh viên không thua kém trong nghiệp vụ Anh
NGỮ ANH ngữ quốc tế. Ngành Anh ngữ có các môn học như môn ngữ pháp Anh, ngữ âm
học, âm vị học, thông tấn luận, phong cách học và tư duy học. Ngành văn học Anh
Mỹ ngoài những môn lý luận thì các môn học phân hóa theo thời đại, theo thể loại
như thơ, kịch, tiểu thuyết và văn học phê phán. Tùy theo nguyện vọng của mỗi học
sinh mà trong quá trình chọn chuyên môn chuyên ngành, sinh viên có thể lựa chọn
chuyên ngành văn ngữ Anh Mỹ, và nhờ có sự liên kết với các chuyên ngành khác
nên sinh viên cũng có thể nâng cao chuyên ngành thực tiễn, theo đuổi các hệ đào
tạo có những chuyên ngành liên kết, chuyên ngành phụ hoặc chọn chương trình
đa chuyên ngành.

TƯƠNG LAI NGHỀ Sinh viên tốt nghiệp khoa ngôn ngữ Anh với tài sản là năng lực tiếng Anh vượt trội
NGHIỆP SAU KHI và tầm nhìn quốc tế đang hoạt động tích cực ở vị trí chuyên gia trong nhiều lĩnh
vực khác nhau không chỉ trong nước mà còn trong trường quốc tế. Trên thực tế
TỐT NGHIỆP có nhiều sinh viên tốt nghiệp đang làm việc trong các doanh nghiệp dịch vụ như
thông biên dịch, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên hàng không, khách sạn và các
doanh nghiệp hành chính như ngành giáo dục như giảng viên, giáo viên, giáo sư,
giới ngôn luận như PD, phát thanh viên, ký giả, nhân viên trong ngành marketing,
nhân viên ngân hàng, thương mại, kinh doanh quốc tế Trong xã hội thế kỷ 21 đầy
cạnh tranh của thông tin và quốc tế hóa, nhu cầu xã hội về những nhà chuyên môn
ngành ngôn ngữ Anh có tầm nhìn quốc tế và khả năng Anh ngữ vượt trội là rất
cao, và có xu hướng tăng trong tương lai.

Văn phòng khoa Địa chỉ : 37, Nakdong-daero 550(obaegosip)be, Saha-gu, Busan, Korea (Hatan)
Điện thoại : 051-200-7036
Từ ngữ nhập môn
01. Thông dịch hội nghị quốc tế (Conference interpretation)
Có nhiều phương pháp như dịch đồng thời, dịch tuần tự mà được sử dụng để cho những trường
hợp như dịch hướng dẫn, dịch hộ tống.

02. Dịch tuần tự (Consecutive interpretation)


Là phương pháp dịch mà ghi note lại (note taking) lời của diễn giả rồi sau khi diễn giả kết thúc thì bắt
đầu dịch với ngôi số 1. Thông thường chỉ nghe 3-4 phút sau đó dịch lại, nhưng cũng có trường hợp
nghe trong 30-40 phút xong mới dịch lại.

03. Thông dịch đồng thời (Simultaneous interpretation)


Người thông dịch ngồi trong booth, và dịch đồng thời với diễn giả nói, là phương pháp phiên dịch nhất
định phải sử dụng trong trường hợp hội nghị sử dụng 3 ngôn ngữ trở lên. Gần đây trong những hội
nghị quốc tế sử dụng 2 ngôn ngữ, đa số cũng sử dụng dịch đồng thời.

04. Thông dịch kiêm tư vấn (Consultant interpreter)


Chỉ những thông dịch viên có nhiều kinh nghiệm tư vấn, thuộc những tổ chức team thông dịch, và
dịch vụ ngôn ngữ mà cần cho các cơ quan hoặc cá nhân tổ chức hội nghị quốc tế.

05. Thông dịch từ xa (tele-interpretation)


Là phương pháp mà phiên dịch viên và người tham gia hội nghị ở hai địa điểm khác nhau, và thông
dịch viên vừa nhìn màn hình vừa thông dịch từ xa. Ở Châu Âu đã và đang áp dụng phương pháp này,
nhưng ở nước ta vẫn chưa được sử dụng nhiều.

06. Thông dịch online (Interpreter on-line)


Là phương pháp mà thông dịch viên và người sử dụng liên kết với nhau bằng internet. Ở phương diện
kỹ thuật, phần mềm hỗ trợ và kinh phí vẫn còn chưa có tính thực tiễn, ở tài nguyên AIIC đã bắt đầu
hình thành và kiểm tra đội thực vụ.

07. Dịch thầm(Whispering interpreting)


Trong trường hợp không thể sắp đặt booth (buồng dịch) và cần thông dịch đồng thời, thì dịch thầm là
phương pháp dịch mà khi dịch cho ít hơn 2 người, phiên dịch viên thì thầm dịch bằng giọng nhỏ.

08. Quyền tài sản trí tuệ


Thông dịch hội nghị quốc tế được nhận bảo hộ quyền tài sản trí tuệ quốc tế giống như bản biểu diễn
của các nhạc gia Trong trường hợp ghi âm hoặc sử dụng với mục đích thương mại như bán băng đĩa
hoặc phát thanh phải được đồng ý về quyền sở hữu tài sản trí tuệ của thông dịch viên đó trước.

09. Chi phí sử dụng một ngày DSA


Daily Subsistence Allowance/per diem: Khi công tác xa khỏi nơi làm việc, DSA chỉ những kinh phí mà
trả cho một ngày như chi phí khách sạn, hoặc phí ăn uống. Thông thường được lấy tiêu chuẩn chi
cấp phí công tác được quy định tại UN. Trong trường hợp phải tự trả chi phí khách sạn thì bên ban tổ
chức sẽ chi cấp DSA khoảng 1/3-1/2 chi phí.

10. Tiêu chuẩn ISO (ISO standards)


Quy cách tiêu chuẩn của booth cố định và booth di động được quy định tại điều 2603 và 40430. Quy
cách ISO hoàn thiện tiêu chuẩn IEC liên quan đến trang thiết bị phiên dịch đồng thời.

11. Phối hợp ngôn ngữ (Language combination)


Việc phân biệt ngôn ngữ thụ động, ngôn ngữ chủ động và tiếng mẹ đẻ mà phiên dịch viên sử dụng và
ký hiệu thành A, B, C được gọi là phối hợp ngôn ngữ.

12. Ngày di chuyển (Travel day)


Chỉ thời gian (ngày) cần thiết mà thông dịch viên rời nơi làm việc để đến địa điểm diễn ra hội nghị. Ngày

026
http://www.donga.ac.kr

di chuyển được tính 50% giá ngày đi dịch

02
13. Tầm nhìn (visibility)
Phiên dịch viên để thông dịch chính xác, phải trực tiếp quan sát được phản ứng của khán giả tham

Khoa văn học ngôn ngữ Anh


dự, màn hình, cử chỉ, biển hiện của diễn giả. Chính vì vậy, tầm nhìn có quan hệ trực tiếp đến chất
lượng thông dịch. Tức việc thông dịch viên xem diễn biến thông qua màn hình tại một booth được lắp
đặt xa nơi hội nghị thì không trông mong gì đến chất lượng thông dịch tốt được.

14. lexicon
Mục lục từ vựng

15. lexeme
Hạng mục từ vựng

16. Từ loại (Part of speech)


trong tiếng Anh verb, noun, adjective, adverb, preposition.

17. Phạm trù mang tính ngữ pháp (Grammatical category)


đại đa số từ vựng được xếp vào trong nhiều phạm trù ngữ pháp.

18. Phạm trù cấu trúc câu (Syntactic category)


là việc tóm tắt lại đặc trưng ngữ pháp.

19. Semantic representation


Chỉ ý nghĩa của từ, hơn nữa là biểu hiện ý nghĩa.

20. Words‘ social aspect


Mang ý nghĩa biểu hiện mặt của xã hội.

21. Stem
Biểu thị ngữ căn với tư cách nền tảng cơ bản.

22. Base
Là ngữ căn và là nhánh căn bản nhất. Stem là hình thái của base.
happiness(happy), cheerfulness(cheerful), sadness(sad)

23. Noun
Là từ vựng thể hiện tên gọi. Có những tên như tên người, tên địa điểm, tên của sự vật.

24. Count noun


Là từ có thể đếm

25. Non-count noun


Là từ không thể đếm. butter, furniture alligator, wombat(오스트레일리아산 곰), video

26. Proper noun


Danh từ riêng. Fred, Jane, Michle.

27. Common noun


Danh từ chung. book, cat

28. Adjective
Là tính từ và được đặt trước danh từ.

027
02 Khoa văn học ngôn ngữ Anh • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

29. Comparative
Với cấp so sánh hơn. bigger, taller, more evil, more incredible

30. Superlative
Với cấp so sánh nhất. biggest, tallest, most evil, most incredible

31. Lexical verb


Động từ chính. eat, drink, run, speak, forgive

32. Auxiliary verb


Động từ phụ. has, had, have, be, is, are, was

33. Verb (action)


Động từ hành động. eat, drink, run, speak....

34. Verb (state)


Động từ trạng thái. forgive, understand, hate, ....

35. Past tense


Động từ trạng thái. He called his mother

36. Present tense


Thì hiện tại của động từ. I call my gandfather the king.

37. Preposition
Giới từ - Thể hiện vị trí của phương hướng, không gian hoặc thời gian.
(on, out, by, under,.....)

38. Derivation
Trong trường hợp với ý nghĩa phái sinh, được gắn tiếp từ và từ khác vào một từ.
gentleless (gentle + less)

39. Affix
Xuất hiện tiếp từ.

40. Derivational affix


Giữa tiếp từ phái sinh.

41. Prefix
Tiếp đầu ngữ - Tiếp đầu ngữ. create - stem

42. Suffix
Tiếp vị ngữ interpretation. presentation - Tiếp vị ngữ

43. Synonym
Từ đồng nghĩa, từ mang nghĩa giống nhau.
build up - construct sympathise - show sympathy endure - put up with(견디다)

44. Antonym
Từ đối nghĩa: Là trường hợp mà các điều kiện khác đều giống nhau, chỉ có đặc trưng nóng và lạnh là
khác nhau.

028
http://www.donga.ac.kr

45. Pun

02
Câu nói đùa và cách châm biếm bằng những từ đồng âm.
Hamlet, in the play of the samename calls Rosenkrantz and Guildenstern recorders because they
have been sent to record what he says and does. (Hamlet, trong vở kịch cùng tên Rosenkrantz và

Khoa văn học ngôn ngữ Anh


Guildenstern được gọi là Record. Bởi vì họ đã gửi để ghi nhớ hành động và lời nói).

46. Metaphor
Mang nghĩa ẩn dụ. Không phải mang nghĩa đen là “cửa sổ”, mà mang nghĩa trong ngóng hướng về
tương lai .Ẩn dụ đều hàm chứa ý nghĩa của mỗi từ.

47. Personification
Là việc nhân cách hóa động vật hoặc sự vật.
Freedom was at the helm of the ship of state(Tự do có ở trên chiếc thuyền chỉ huy)

48. Simile
Chỉ nghĩa của từ so sánh và sự vật nào đó giống nhau ở điểm nào đó.
Their car is like a beast

49. Associations
Là sự liên tưởng, quan niệm.

50. Connotation
Hàm ý, hàm chứa.
Cho dù là 2 từ có cùng một nghĩa, và hàm chứa tư tưởng và quan niệm khác Có 2 mặt: tích cực, tiêu cực.
Những từ hàm chứa (connotation) này là căn bản mang phong cách xã hội.
Trong tiếng Anh, có nhiều trường hợp những từ phái nữ thường mang nghĩa tiêu cực, và của nam giới
thì mang nghĩa tích cực.
Con chó -> Nhìn không tốt (Con gái: tiêu cực)
(man - positive) (con trai - tích cực)

51. Syntax
Cú pháp: Là nghiên cứu liên quan đế thành phần nối câu và nghiên cứu về quy tắc hình thành nên câu.

52. Acute
Có dấu sắc (cao, thé (giọng)).

53. Adhesive tape


Băng dán y tế cá nhân.

54. Hospitalization
Nhập viện.

55. Pain killer


Thuốc giảm đau.

56. Abdomen
Bụng, ổ bụng.

57. Ankle
Gót chân.

58. Arm pit


Nách.

029
02 Khoa văn học ngôn ngữ Anh • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

59. Back of the hand


Lưng bàn tay

60. Calf
Bắp chân

61. Chest
Ngực

62. Chin
Cằm

63. Elbow
Cùi chỏ

64. Eyebrow
Lông mày

65. Finger
Finger - ngón tay, index - ngón trỏ, middle - ngón giữa, ring - ngón nhẫn, little - ngón út.

66. Nape of the neck


Gáy

67. Pit of the stomach


Chấn thủy, ức

68. Toe, big toe, little toe


toe ngón chân, big toe ngón cái, little toe ngón út

69. Blurred vision


Mắt nhìn mờ, tù mù

70. Color blindness


Mù màu

71. Protagonist
Vai chính: Nhân vật chính trong kịch, phim, tiểu thuyết Trong Othello, nhân vật chính là Othello.

72. Antagonist
Địch thủ (nhân vật đối kháng): Là nhân vật đối kháng lại nhân vật chính trong phim, kịch, tiểu thuyết Ví
dụ trong Othello thì Lago là địch thủ (antagonist) của Othella.

73. Allegory
Phóng dụ, nói bóng gió: Phóng dụ là chỉ những câu chuyện có nhiều tầng ý nghĩa trong tiểu thuyết
hoặc thơ .Theo đó có thể được giải thích theo 2 nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng. Ví dụ như chim bồ
câu ngoài nghĩa chỉ loại chim thì còn bao gồm nghĩa ẩn dụ của “hòa bình”. Trong văn học Anh, ví dụ
phóng dụ nổi tiếng nhất là tác phẩm Pilgrim's Progress của John Bunyan, toàn thể tác phẩm là một
phóng dụ về sựu cứu rỗi của đạo Cơ Đốc Mặc dù nhân vật và bối cảnh xuất hiện trong tác phẩm đều
mang tính ẩn dụ như City of Destruction, the House Beautiful, Celestial City, mỗi địa danh đều mang
chức năng ẩn dụ mang tính tôn giáo. Xuất phát với sự ẩn dụ của thánh kinh mà làm nền móng cho
kinh thánh, theo một cách hiện đại, Animal Farm của Moby Dick, George Owell đã ẩn chứa ví dụ đó.

030
http://www.donga.ac.kr

74. Bildungsroman

02
Tiểu thuyết giáo dưỡng (Cuốn tiểu thuyết nói về sự phát triển ban đầu của một nhân vật): Có thể
được dịch thành tiểu thuyết trưởng thành. Là tiểu thuyết mà kể lại quá trình nhân vật chính vượt
qua khó khăn và trưởng thành về mặt tinh thần. Trong văn học Anh, Moll Flanders của Defoe, Tom

Khoa văn học ngôn ngữ Anh


Jones củaHenry Fielding, David Copperfield của Charles Dickens được xếp vào loại tiểu thuyết trưởng
thành.

75. Cliché
Là những biểu hiện được sử dụng thường xuyên nên bị mất đi tính kêu gọi hoặc sự tươi mới. Ví dụ
như“hard as a nail,” “Blue sky,” “dead on my feet”.

76. Byronic Hero


Là từ được khởi nguồn từ Don Juan của Byron, nhà thơ của chủ nghĩa lãng mạn Anh. Là điển hình
của Romantic Hero, đưa ra hình tượng anh hùng trong quá trình tự mình theo đuổi một lý tưởng cá
nhân, không màng đến sự cản trở hay can thiệp nào, thậm chí còn xem nhẹ mạng sống của mình. Lý
tưởng ấy, không nhất thiết phải mang tính đạo đức, đôi khi nó còn là điều bất khả thi. Trong văn học
Anh, ví dụ về Byronic Hero, có thể kể đến Heathcliff của Wuthering Heights, thuyền trưởng Ahab của
Moby Dick, Frankenstein của Frankenstein.

77. Carpe Diem: Sống trọn hôm nay


Là từ Latin có nghĩa “Seize the Day” Horace sử dụng để thể hiện tính vô thường của cuộc đời Ẩn chứa
nhân sinh quan hư vô cho rằng cuộc đời rất ngắn, đừng hoang phí nó mà hãy tận hưởng ngày hôm
nay. Chủ yếu sử dụng biểu tượng là hoa, đặc biệt là hoa hồng. Ở Anh, đây là chủ đề chính thơ của
Ben Jonson và John Donne.

78. Dirge
Bài hát truy điệu (bài hát buồn): Còn có thể được dịch thành “vãn ca”. Là thơ được viết để kỷ niệm
và thương tiếc người đã mất. Là một nhánh của Hy lạp, mang tính trầm mặc hơn so với Elegy là hình
thức đã được phát triển.

79. English Sonnet


Còn được gọi là Shakespearian Sonnet, là thơ được cố định với 14 dòng được làm theo thể
thơ nhị hành tự do (Couplet), và thể thơ tứ hành với luật “không vần, ngắt nhịp 5 âm tiết” (iambic
pentameter). Mỗi từ đều mang nhịp điệu của abab, cdcd, efef , gg. Trong 12 dòng đầu là bày tỏ vấn
đề, hai dòng cuối thể hiện giải quyết của vấn đề đó.

80. Epic: Sử thi


là thể trường thi (long narrative poem), mà ghi lại câu chuyện theo thể văn có tính giáo dục
cao (elevated style) về nhân vật huyền thoại hoặc anh hùng mang vận mệnh của nhân loại hay một bộ
tộc (với nghĩa hẹp hơn) .Trên phương diện nội dung câu chuyện thì giống với Ballad nhưng về quy mô
thì ngược lại. Sử thi có đặc trưng là thể văn có quy mô hùng tráng, giọng văn trang nghiêm. Những
nhà phê bình phân sử thi thành 2 thể loại. Một là (1)“traditional epics”, loại khác là(2)“literary epics” Loại
(1) là chỉ trường hợp thi nhân chọn chất liệu viết từ những cuộc chiến tranh thời cổ đại như Iliad,
Odyssey, Beowulf. Loại (2) là những trường hợp được sáng tác khéo léo và tỉ mỉ hơn so với hình thức
(1) Để ví dụ cho nó thì chúng ta có thể kể đến sách tiên tri của Blake hoặc Paradise Lost của Milton.

81. Greek Tragedy


Hình thức bi kịch của Hy Lạp được cấu thành từ 4 yếu tố như sau 1) Prologos-- độc thoại, hoặc
phần dẫn dắt thông qua đối thoại. Cho thấy tính cách của nhân vật ra sân khấu hoặc chủ đề, sườn
của câu chuyện. 2) Parados--sự xuất hiện của Chorus (hợp xướng). Đưa ra đường đi cho sự kiện và
giải thích cụ thể (những tình huống đang diễn ra) 3) Epeisodia-- là 에피소드e 4) Exodos-- đoạn kết, kết
thúc. Được nối tiếp bởi lời chuyển thông điệp chính, Euripides đã sử dụng deus ex machina.

031
02 Khoa văn học ngôn ngữ Anh • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

82. Harmatia
“Quyết định của số phận” là từ vựng của Aristotle nghĩa chỉ sự thiếu kinh nghiệm phán đoán hoặc điểm
yếu của con người. Là lý luận mà cho nhân vật chính trong bi kịch không phải mắc thiếu sót về đạo
đức hay độc ác nhưng vẫn phải chịu thiệt hại do chính sai lầm mà bản thân gây ra. Ví dụ như Oedipus
bởi vì sự ngu dốt của bản thân mà đã giết cha mình. Chủ yếu từ đố kỵ, ngu muội, tham vọng, lòng
tham mà ra.

83. Irony
Mỉa mai châm biếm Mang nghĩa đề cập đến một sự thật hau một sự vật nào đó nhưng lại có ý đồ so
sánh ẩn dụ đến một cái khác. Chủ yếu là thể hiện thông qua ngữ điệu, từ vựng, và sự không đồng
nhất của đối tượng.

84. Lake Poets


Là tên gọi chung của Wordsworth, Coleridge, Southey.

85. Ode
Thông thường mang nghĩa loại thơ tình dài, có nhiều giao tế và gợi ra chất trữ tình Pindar của Hy Lạp.
Là người sáng tạo của hình thức này, hiện nay có những nhóm chính là Horatian Ode mang chất cá
nhân, và (1) Pindaric Ode mang khuy hướng “hành sử thi”, và (2) “Ode on a Grecian Urn” hay “Ode to
the West Wind” là tên gọi chung.

86. Poetic Justice


Là từ chuyên dùng phê bình được sử dụng bởi Thomas Rhymer thế kỷ 17. Là tên gọi cho chức năng
đạo đức mà hướng đến khuyến (khích) thiện trừng (trị) ác của văn học.

87. existing words


Từ vựng có tồn tại như boy, girl, have (từ có nghĩa) Ngược lại non-existing words chỉ những từ không
tồn tại (không có nghĩa) như fmukg.

88. Morphological process


(Quá trình hình thái) Là quá trình mang tính hình thái học mà những từ ngữ được có tổ chức nội tại
như ngữ căn và thành phần biến đổi.

89. Componential analysis


Là việc tìm ra thành phần cấu tạo nên nghĩa của từ.

90. Compositionality
Là tính chất mang nghĩa của sự phối hợp trên diện ngôn ngữ mà hình thành nên ý nghĩa của phần cấu
tạo thành.

91. Grammatical word


Từ vựng Sheep không chỉ mang ý nghĩa là “con cừu”, mà còn là từ số nhiều sheep và từ số ít sheep.

92. Standard form, positive


Là nguyên cấp với tư cách liên quan tới big.

93. Comparison
So sánh
er, est → high, wide, red, ugly, narrow
more, most → ugly, painful
neither → dead, medical, absolute, final

032
http://www.donga.ac.kr

94. Participle

02
Là phân từ với hình thức thêm -ing, -en vào động từ -Ing là phân từ thời tiếp diễn, -en là phân từ thời
hoàn thành.
I'm writing letter(tiếp diễn) I'm written the letter(hoàn thành)

Khoa văn học ngôn ngữ Anh


- progressive participle - Là phân từ thời tiếp diễn

95. Infinitive
(Từ nguyên thể) Là từ vô định.
He want to meet me
She saw my baby to be cute. (그녀는 귀여운 내 아기를 보았다)

96. Adverb
Với tư cách phó từ, được chia thành 2 nhóm.
- Degree adverb - Degree adverb - phó từ mức độ , very, more, most
she runs very quickly *She runs very - không xuất hiện một mình.
This sculpture is more beautiful *This sculpture is more (이 조각은 매우 아름답다)
- General adverb - xuất hiện không cần phó từ mức độ, chỉ khái niệm của một thể lớn, và như một phó
từ thông thường
She runs quickly - how
The cat sat here - where
They left yesterday - when

97. compound lexeme


Là từ ghép, được tạo thành bằng cách ghép 2 từ lại.

98. free morpheme


Hình vị tự do. move, low, nation

99. bound morpheme


Hình vị phụ thuộc, -ment, -ly

100. taboo
Là từ chỉ những từ cấm kỵ.

101. Phát âm “L”


Lưỡi phải chạm tới vòm miệng và mặt trong của răng trước(ngay sau răng). Hãy cảm nhận vị trí của
lưỡi trong miệng khi phát âm từ “light”. Lưỡi nhất định phải chạm trần vòm miệng.

102. Phát âm “R”


Lưỡi không được chạm trần vòm miệng Kéo lưỡi vào giữa miệng.Để lưỡi ở vị trí tự nhiên khi không
nói. Khi phát âm, môi hơi cong thành hình tròn. Thử phát âm “right” vài lần và thử cảm nhận không khí
đi ra giữa miệng và lưỡi Hơn nữa, phải cảm nhận được môi hơi cong thành hình tròn khi phát âm.

103. Phát âm “TH”


Trong tiếng Hàn không có phát âm tương tự .Để phát âm ra âm này phải để lưỡi ở giữa răng trên và răng
dưới. Lưỡi phải hơi trồi ra ngoài một chút. Và khi đẩy hơi ra ngoài, thì hơi phải thoát ra giữa phần răng và
lưỡi. Đây chính là cách tạo ra âm “th”. Vừa phát âm thử từ “think” và phải đẩy lưỡi ra ngoài một chút.

104. can’t help – ing


Không thể không làm.... Ở đây help mang nghĩa avoid, nghĩa là tránh

105. be disappointed with


Thất vọng với.

033
Từ vựng chuyên ngành
01. Aesthetic distance
Khoảng cách thẩm mỹ: là từ chuyên ngành được E. Bullough tạo ra vào năm 1912 để khách quan hóa
hiệu quả của thơ ca bằng những kinh nghiệm trực tiếp của bản thân tác giả. Tương tự như “negative
capability” của Keats và “objective correlative” của Eliot Từ trái nghĩa thể hiện bản thân tác giả tham gia
vào tác phẩm là “involvement”. Khuynh hướng tiêu biểu có thể kể tới dòng “cáo bạch thi” (Confessional
Poetry) của Sylvia Plath.

02. Affective Fallacy


(Ngụy luận cảm thụ): Năm 1946 W. K. Wimsatt, Jr. Và Monroe C. Beardsley sử dụng lần đầu tiên tại Verbal
Icon Chỉ những sai lầm khi đánh giá hiệu quả ảnh hưởng của thơ đến độc giả New Criticism chủ trương cho
rằng thơ có vẻ đẹp riêng tự thân nó và phủ nhận hiệu quả mặt cảm tình, tính lịch sử, tính tâm lý của thơ.

03. Alienation Effect


(Hiệu ứng xa lánh) Lý luận Drama (phim truyền hình) của Brecht Là lý luận cho rằng do diễn xuất và diễn
kịch, gia tăng khoảng cách phê phán giữa diễn viên và người xem. Bởi vì diễn kịch xét cho cùng cũng
chỉ là diễn kịch, việc nội dung kịch khớp với bản thân (người xem) là việc nguy hiểm

04. Alliteration (두운)


Alliteration Sự lặp lại âm đầu (thủ vận): khác với vần nhịp (rhyme), từ này chỉ hiệu quả âm nhạc xuất
hiện khi sử dụng lặp lại từ chữ đầu (phụ âm) của mỗi thơ từ Là một đặc tính thơ của anh quốc thời
trung đại và Anglo- Saxon, trong thơ hiện đại thỉnh thoảng cũng xuất hiện (Wordsworth) Ví dụ như “The
fair breeze blew, the white foam flew.” Trong thời trung đại để phần nghỉ nhấn mạnh (CAESURA: pause)
ở giữa của dòng Đại diện là Beowulf

05. Allusion
Nói bóng gió, ám chỉ Mang ý nghĩa đề cập sát đến sự kiện, người hoặc tác phẩm khác Allusion là cơ
chế mang tính văn học làm sâu sắc và phong phú nội dung bằng cách đưa liên tưởng (association) vào
tác phẩm Đặc biệt thường hay xuất hiện trong văn học trào phúng, trong MacFlecnoe của Dryden thì
cảnh đăng quang diễn tả lại một phần trong kinh thánh nên đã gây hứng khỏi lớn cho độc giả

06. Apollonian/Dionysian
Là từ vựng mà Nietzsche đã sử dụng trong The Birth of Tragedy out of the Spirit of
Music(1872) Thần Apollo vừa là sứ giả vừa cai quản ánh sáng, tuổi trẻ, y học, âm nhạc Trái
lại Dionysus là thần nông nghiệp, cai quản rượu Cặp đối nghịch này, Ánh sáng (apollo) và bóng tối
(Dionysus) bị so sánh như cặp đối lập, hơn nữa có thể xem như là cặp đối lập của lý tính (reason) và
cảm tính (passion) Chúng ta gọi D.H. Lawrence bằng Dionysian Writer, ngược lại Jane Austen thuộc về
Apollonian

07. Archetypal Criticism


Là một nhánh của chủ nghĩa cấu tạo mà sử dụng khuôn (pathen) đối thoại, loại hình nhân vật, loại hình
xã hội như một cơ chế để phân tích văn học Với nền tảng lý luận này C.G.Jung là nhà nhân chủng
học ngành tâm lý học phân tâm, The Golden Bough của J.G.Fazer (người mà xây dựng khuôn mẫu
căn bản của ý thức và thần thoại) là tác phẩm như tượng đài của phê bình nguyên mẫu. Biểu tưởng
nguyên mẫu cơ bản như mặt trời đại diện cho nam giới, cây gậy là biểu tượng của cơ quan sinh dục
nam, rắn là trí tuệ, và hoa hồng là biểu tượng của phù phiếm và khoái lạc Phê bình nguyên mẫu đã
đưa ra vegetation myth mà cho rằng tái sinh lại thông qua cái chết và cái chết trong cái chết của chúa
Jesus, và trong Hamlet đã tìm ra nguyên mẫu của Oedipus Complex

08. Ballad
Là một nhánh của chủ nghĩa cấu tạo mà sử dụng khuôn (pathen) đối thoại, loại hình nhân vật, loại hình
xã hội như một cơ chế để phân tích văn học Với nền tảng lý luận này C.G.Jung là nhà nhân chủng
học ngành tâm lý học phân tâm, The Golden Bough của J.G.Fazer (người mà xây dựng khuôn mẫu
căn bản của ý thức và thần thoại) là tác phẩm như tượng đài của phê bình nguyên mẫu. Biểu tưởng

034
http://www.donga.ac.kr

nguyên mẫu cơ bản như mặt trời đại diện cho nam giới, cây gậy là biểu tượng của cơ quan sinh dục

02
nam, rắn là trí tuệ, và hoa hồng là biểu tượng của phù phiếm và khoái lạc Phê bình nguyên mẫu đã
đưa ra vegetation myth mà cho rằng tái sinh lại thông qua cái chết và cái chết trong cái chết của chúa
Jesus, và trong Hamlet đã tìm ra nguyên mẫu của Oedipus Complex Là thể loại thơ thịnh hành ở Anh

Khoa văn học ngôn ngữ Anh


Quốc vào thế kỷ 16-17, và ở Pháp thế kỷ 14-15 Mang đặc trưng là thơ từ đơn giản (simple diction),
điệp khúc (refrain), và người đọc khách quan (objective speaker), hát dựa trên sườn câu chuyện siêu
nhiên, về dũng khí và tình yêu Chủ yếu được cấu tạo bởi thể 4 câu (four-line stanza), mang vần nhịp
abcb Và có luật vần là câu 1 và câu 3 là thể không nhấn mạnh 4 cước (iambic tetrameter), câu 2 và
câu 4 là thể không nhấn mạnh 3 cước (iambic trimeter). Trong There lived a wife at Usher's WellAnd a
wealthy wife was she;She had three stout and stalwart sons,And sent them o'er the sea.
There lived a wife at Usher's Well
And a wealthy wife was she;
She had three stout and stalwart sons,
And sent them o'er the sea.
Romanticists thì Keats trong “La Belle Dame Sans Merci”, Coleridge trong “Ancient Mariner” sử dụng
hình thức Ballad.

09. Beat Generation


Là những tác giả mà có hoạt động sôi nổi tập trung tại San Francisco vào những năm 1950 Ở một
mức độ nào đó mang khuynh hướng chủ nghĩa vô chính phủ, hướng văn học mang tính bán lý tính mà
mang tính thói quen và có tính kích thích Chủ yếu dựa trên cơ sở lý luận của Jazz và Zen Buddhism,
(cổ xúy) tin vào quan hệ Free sex và sử dụng ma túy Tác giả tiêu biểu có Allen Ginsberg, Gary Snyder

10. Black Comedy


Black Comedy là tên gọi chung cho văn học lấy kinh dị, kích động làm trò đùa, ủng hộ chủ nghĩa chế
giễu (cynicism), và thức tỉnh (disillusionment) Những nhân vật đa số là những người mất hi vọng hay
lòng tin, vì vậy bị điều khiển bởi vận mệnh hoặc những sức mạnh huyền bí Độc giả chỉ có thể đơn
thuần cười trên sự bất hợp lý đó và không có sự lựa chọn khác Những bộ phim truyền hình tiêu biểu
thì có Who's Afraid of Virginia Woolf của Edward Albee và The Homecoming của Herold Pinter. Tác
phẩm tiểu thuyết thì phải kể đến tiểu thuyết của Kafka, V của Thomas Pynchon, The Crying of Lot
49. Đặc trưng của Black Comedy là chủ yếu làm nổi bật một cách rõ rệt ‘văn học bất hợp lý Absurd
Literature'

11. Blank Verse (무운시)


Thơ không vần: là thể thơ không nhấn mạnh 5 cước (nhược cường ngũ âm cách) không có vần nhịp, Surrey
đã sử dụng lần đầu tiên trong bản dịch của The Aenaid năm 1540, thông qua Shakespeare, Milton đã ăn sâu
vào như một thể thơ đại diện của thơ ca Anh Cực kỳ phù hợp với sự thể hiện tự do và linh hoạt

12. Burlesque
Là thể thơ thông qua sự bất đồng nhất của vấn đề và chủ đề, gây ra trào phúng và hài hước Phổ biến
vào thế kỷ 18, có “Parody” và “Mock Epic” ghi lại chủ đề hạ cấp và vấn đề thượng cấp và “Hudibrastic
Burlesque”,“Travesty” thể hiện chủ đề cao cấp và vấn đề hạ cấp.

13. Cavalier Poets


Là những nhà thơ trữ tình hoạt động sôi nổi thời kỳ Charles thống trị (1625-49) Lovelace, John Suckling,
Robert Herrick, Carew thuộc nhóm này Nhận ảnh hưởng của Ben Jonson, vừa có tính nhẹ nhàng, tài trí
vừa thuần thục thể chữ viết tay thanh tao, chủ yếu tạo ra thơ trữ tình với chủ đề là tình yêu

14. Closed Couplet


Là nghiên cứu hướng lý luận về cặp đôi Nhịp điệu (rhyme) và đo vận (meter) Trong 2 câu có thể đạt
đến kết luận về mặt ngữ pháp có tính luận lý Cuối thế kỷ 17, sau thời đại tân chủ nghĩa cổ điển Dryden,
thường được sử dụng như Pope, Johnson

035
02 Khoa văn học ngôn ngữ Anh • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

15. Closet Drama


Là phim truyền hình nhiều tập được viết với mục đích để đọc chứ không phải để diễn Samson
Agonists của Milton, Manfred của Byron, Prometheus Unbound của Shelley thuộc nhóm này

16. Comedy of Humors


Là hình thức phim truyền hình nổi tiếng vào cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17 Có sự xuất hiện của những nhân
vật hài hước, tính cách của những nhân vật này bị khống chế bởi lòng nhiệt huyết, khí chất và tính cách
đặc trưng. Humor của thời kỳ phục hưng với ý nghĩa về khí chất liên quan đến thể chất, nên tùy theo thể
chất của nhân vật xuất hiện mà được nhận tính cách hòa hữu Ben Jonson là tác giả tiêu biểu, những tác
phẩm của ông liên quan đến hình thức này có Everyman in His Humour, Everyman out of his Humour

17. Comedy of Manners


Comedy này chứa đựng sự quan tâm về phẩm vị, hành động của nam nữ đang sống trong tiêu chuẩn
xã hội nhất định Đại đa số trường hợp lấy hình mẫu hành động của giới thượng lưu làm mô phạm,
tạo hình nhân vật chính theo đuổi những thứ thanh cao, tao nhã. Restoration Comedy là đại diện tiêu
biểu, thể hiện quá trình ghanh đua tài trí và chiến lược xung quanh hôn nhân và mối quan hệ nam nữ
đặc biệt, so với tính đạo đức, thể loại này đề cao sự cao quý, thanh cao lời nói và hành động của nhân
vật chính. Người thất bại trong trò chơi phải nhận sự nhục nhã của cuckoldry, nguyên nhân là do sự
thiếu thốn về tài trí Tác giả tiêu biểu có Wycherley(The Country Wife), Etheredge(The Man of Mode),
Congreve(The Way of the World).

18. Conceit
Mang nghĩa so sánh cho dù mang tính gây sốc nhưng đạt đến sự phản chiếu của chính trị và tôn
giáo Có (1)“Petrarchan Conceit” và (2)“Metaphysical conceit” (1) được sáng tạo ra bởi Petrach của
Italy, thịnh hành ở Châu Âu trong thời kỳ phục hưng, chỉ những tình nhân rơi vào đau khổ bởi nữ
nhân tuy đẹp nhưng lãnh đạm. Ví dụ như Sir Thomas Wyatt trong bản thơ sône của mình “My Galley
Charged with Forgetfulness” đã so sánh tình nhân như con thuyền mắc kẹt trong cơn bão. (2) những
nhà thơ trường phái siêu hình thế kỷ 17, đặc biệt được phát triển bởi Donne Dr.Johnson chỉ trích hình
thức thơ ấy rằng “sự đồng nhất của một loại bất đồng(discordia concors), tức là sự kết hợp những
hình ảnh không phù hợp với nhau thì sẽ phát hiện ra suy luận siêu nhiên trong hiện thực mang tính
khác biệt. Trong thơ ấy, những tư tưởng khác biệt nhất được kết hợp một cách bạo lực “Nhưng M.C
bước vào chủ nghĩa hiện đại thì ngược lại cho rằng đây là một trong những phương pháp (hành thơ)
quan trọng của thơ Đặc biệt T. S. Eliot đã cho rằng Donne là người sở hữu của “ khả năng cảm thụ
tổng hợp (unified sensibility)” mà “có thể cảm nhận được tư tưởng như (cảm nhận) hương của hoa
hồng’ Metaphysical conceit có những đặc trưng cơ bản như sau 1) thể nói, 2) bóp méo ngữ pháp và
văn nói giản lược, 3) sử dụng nghịch lý, 4) dramatic monologue, 5) tư tưởng của carpe diem (Sống
trọn hôm nay), 6) nắm bắt ý nghĩa dựa trên việc phân tích luận điểm chính Nhà thơ đại diện tiêu biểu
của Metaphysical School cóAndrew Marvell, George Herbert, Henry Vaugh

19. Connotation/Denotation
Chỉ 2 thể loại quá trình ý nghĩa hóa mà văn nói hoặc từ vựng nào đó thể hiện Ngược với Denotation chỉ
ý nghĩa mang nghĩa chất từ điển, connotation chỉ những nghĩa được hình thành dựa trên sự liên
tưởng. Ví dụ như cockroach có thể là đối tượng thăm dò mang tính khoa học nhưng cũng có thể mở
rộng vô hạn nghĩa về kinh nghiệm của cá nhân

20. Convention
Là từ chuyên ngành chỉ cả thảy những quá trình, nguyên tắc và trang bị được làm tiền đề thông
thường để tác giả có thể sáng tác hoặc độc giả có thể hiểu được những tác phẩm ấy Chủ yểu là từ
vựng được dùng nhiều trong phim truyền hình, tác giả để tạo ra bất kỳ tác phẩm nào cũng bị phụ
thuộc vàoconvention tồn tại trước đó Ví dụ như phim truyền hình thời kỳ phục hưng lấy tiền đề dựa
trên nền kịch convention như nhất trí, chorus, thoại với khán giả, độc thoại.

036
http://www.donga.ac.kr

21. Invention

02
Chỉ những bối cảnh, nhân vật, phương pháp được sáng tạo mới Cả 2 khái niệm có mối tương
quan, invention chỉ có thể dựa trên nền tảng của convention, và invention theo thời gian thì sẽ cô đọng
thành convention

Khoa văn học ngôn ngữ Anh


22. Courtly Love
Thói quen mang tính văn học (literary convention) được bắt đầu ở khu vực Provence, của Pháp thế kỷ
11-12. Thể hiện tinh thần thơ ca mà để nhận được tình yêu của nữ nhân lý tưởng, phải chịu nhiều khổ
nạn về tinh thần và thể chất.

23. Decorum
(Đúng mực) Là từ Latin mang nghĩa “ cái đúng mực” Là luận thơ được phát triển bởi Horace và
Aristotle, chủ trương ủng hộ sự đồng nhất của chủ đề và vấn đề . Ví dụ như trong Paradise Lost, tổng
lãnh thiên thần đã truyền đạo bằng ngôn ngữ uy nghiêm đúng với thân phận của mình. Những tác giả
của thời đại tân chủ nghĩa cổ điển (New Classicism) như (Dryden, Pope) chứa đựng mô phạm thơ của
Horace và Milton, tuyên bố ủng hộ Decorum và phản đối việc chọn “ordinary language” làm thi từ.

24. Defamiliarization
Là khái niệm được Victor Shklovsky (1893- ?) giới thiệu Được giải thích với nghĩa “làm cho lạ lẫm” Tức
là phương án nhằm làm tươi mới tất cả convention của kịch diễn mà đã được bình dân hóa cho chúng
ta. Thông qua đây, khán giả được mở rộng tầm nhìn nghệ thuật của tác giả mà thoát ra khỏi sự mê
muội của tính tầm thường trong kịch nghệ. Ahklovsky trong bài luận của mình đã tuyên bố về sự ưu
tiên của phương pháp thể hiện nội dung rằng “trải nghiệm của nghệ thuật không phải là tự thân của đối
tượng, mà phải kể đến nhân cách của tác giả tạo ra đối tượng. Không quan trọng là thể hiện cái gì”

25. Differance
Là từ mới được tạo bởi nhà triết học pháp Jacques Derrida. Từ này thường được dịch thành “khác
diễn” là từ được kết hợp bởi từ “to difer” và “to differ” Derrida phản đối `Logocentrism’ trên tiêu chuẩn
tôn thờ ý nghĩa của ngôn ngữ, và chủ trương cho rằng không có tồn tại những trọng tâm như cấu trúc,
bản chất, ý nghĩa mà chỉ tồn tại “dấu tích của ý nghĩa” luân chuyển không ngừng và kéo dài ra vô hạn
theo mối quan hệ giữa các ký hiệu. Theo đó phủ định mối quan hệ thẳng đứng của ý nghĩa/ ký hiệu mà
là phương châm của chủ nghĩa hiện đại, hình thành điểm xuất phát của luận nhận thức, nhận thức về
ký hiệu và tính phẳng của ký hiệu. “Không có tồn tại (ký nghĩa) nghĩa biểu đạt nào ngoài ký hiệu” Luận
nhận thức của Derrida là màn mở đầu cho biết sự bắt đầu của chủ nghĩa giải thể(deconstruction),
chiếm vị trí cơ bản của mọi triết học giải thích về văn học cuối thế kỷ 20.

26. Dramatic Monologue


Là phương pháp làm thơ được bắt đầu bởi John Donne và được hoàn thiện bởi Robert Browning Có
những đặc trưng như sau 1) có nhân vật xuất hiện riêng, không phải là bản thân tác giả. 2) tuy rằng
không nhất định phải lên sân khấu, nhưng về phương diện có thính giả thì khác với phương pháp “nói
chuyện với khán giả” 3) thông qua độc thoại của người kể, độc giả có thể hình dung được tính cách
và tính hình lúc ấy Thời bấy giờ “The Love Song of Alfred J. Prufock” của T.S.Eliot có thể xem như hình
thức phát triển nhất.

27. Dream Allegory, Dream Vision


Là cơ chế tường thuật (narrative device) thịnh hành nhất thế kỷ 12-13 Nhân vật chính mơ thấy toàn
bộ câu chuyện trong giấc ngủ. Nhân vật chính xuất hiện mang tên có tính ngụ ngôn (như Pride,
Death), hành động của họ được mang tính ẩn dụ(allegorical) Ví dụ tiêu biểu là the Book of the
Duchess của Chaucer, Piers Plowman.

28. Epiphany
Epiphany: là khái niệm vốn dĩ trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là sự hiện diện của thần, trong A Portrait of
the Artist as a Young Man, James Joyce đã phát triển để giải thích những trải nghiệm mang tính huyền

037
02 Khoa văn học ngôn ngữ Anh • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

bí và bất ngờ mà có thể cảm nhận được trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ như trong The Catcher in
the Rye, Holdne có thể có trải nghiệm như sau:
Boy, it began to rain like a bastard… I got pretty soaking wet, especially my neck and my pants. My
hunting hat really gave me quite a lot of protection, in a way, but I got soaked anyway. I didn't care,
though, I felt so damn happy all of a sudden, the way old Phoebe kept going around and around. I was
damn near bawling, I felt so damn happy, if you want to know the truth. I don't know why. It was just
that she looked so damn nice, the way she kept around and around, in her blue coat and all. God, I
wish you could've been there.
Trong thơ của Wordsworth, đã sử dụng khái niệm “spots of time” thay cho epiphany Hơn nữa xem
thêm Four Quartets của T.S.Eliot . Tham khảo thêm Stream of Consciousness

29. Epithalemion
Là từ Hy Lạp mang nghĩa chúc mừng kết hôn Vốn dĩ chỉ bài hát được hát bên ngoài phòng tân
hôn Bài hát chúc mừng đám cưới của Edmund Spenser nổi tiếng nhất, và những bài thơ chúc mừng
của Sidney cũng thuộc thể loại này.

30. Prothalemion
Là từ chuyên ngành mà được Spenser tạo ra, và được viết ra để chúc mừng đám cưới của hàng xóm
năm 1596 Có nghĩa là “bài hát người trong mộng” được hát “trước phòng tân hôn”

31. Euphuism
Chỉ những vấn đề hào nhoáng, giao thiệp và mang tính trang trí. Thường hay sử dụng so sánh hay thủ
vận (lặp từ đầu) Gốc từ được lấy ra từ the Anatomy of Wyt, Euphues của John Lyly năm 1578 Những
tác phẩm của Lyly đã cống hiến lớn vào sự phát triển của văn viết Anh Quốc, và đã gây ảnh hưởng
không nhỏ đến phong cách Baroque thế kỷ 17, Thomas Browne, và kịch của Shakespeare.

32. Fancy & Imagination


Là từ chỉ trọng tâm của luận phê bình Coleridge Ông ấy thông qua Biographia Literaria(1817) nhà viết
sách nổi tiếng đã nhấn mạnh tầm quan trọng củaimagination như một `synthetic power’ mà `unified
personality’ đạt được, nhưng lại so sánh với Fancy thứ mà có sức mạnh nhận thức ý nghĩa của sự
vật. Lý luận của ông có thể thấy bị nhận ảnh hưởng lớn từ quan điểm triết học của Kant, Shelling Theo
ông, Fancy là “ hình thức của ký ức mà thoát khỏi trình tự của thời gian và không gian” và “và chỉ
tiếp nhận những đối tượng được tạo ra bởi phương pháp liên tưởng” Theo đó thì Fancy khác
với imagination là nhận thức mang tính sáng tạo Imagination được chia thành the primary và the
secondary. The primary Ilà sức mạnh mà tất cả loài người đều giống nhau, và là cầu nối của cảm giác
và trí giác The secondary I mang chức năng gần giống như những thiên tài, những người kế tiếp ông
đã gọi lại làthe poetic imagination, và xem như thuộc về một tài nguyên cao hơn Nghĩa The Secondary
Imagination mà ông ấy đề cập có ý nghĩa như sau: It[the secondary imagination] dissolves, diffuses,
dissipates, in order to recreate: or where this process is rendered impossible, yet still at all events it
struggles to idealize and to unify.

33. Free Association


Vốn dĩ là từ vựng của Freudian Psychology và được viết như một khái niệm quan trọng trong phê bình
văn học chủ nghĩa hiện đại. Khái niệm chính là một suy nghĩ hay từ vựng nào đó có vai trò như cò
súng gợi nên những suy nghĩ, hoặc từ vựng khác liên quan một cách vô ý thức với từ (suy nghĩ) đó
dựa trên sự liên tưởng hoặc ký ức. Dĩ nhiên quá trình như thế này bởi vì được hình thành một cách
vô ý thức nên kết quả của sự liên tưởng nên không cần đến lý luận hay sự cản trở của thời gian Trong
văn học Anh James Joyce là đại diện tiêu biểu thì T.S.Eliot, Faulkner được gọi là những bậc thầy chính
hiệu Tuy nhiên một tác phẩm nào đó cho dù nhìn giống như free association đi chăng nữa, tác phẩm
đó có khả năng cao là kết quả của sự tính toán kỹ lưỡng, chính vì vậy có nhiều trường hợp tác phẩm
của FA (free association) bị yêu cầu close reading lại nhiều lần

038
http://www.donga.ac.kr

34. Fugitives

02
Ban đầu là nhóm những nhà phê bình, nhà thơ được thành lập với trung tâm là trường đại học
Vanderbilt năm 1920 Hoạt động thông qua tạp chí tên là The Fugitives Có thành viên sáng lập là Allan
Tate, John Crowe Ransom, Robert Penn Warren và có khuynh hướng phản đối xã hội thương nghiệp

Khoa văn học ngôn ngữ Anh


mang tính bảo thủ Là đoàn thể cực kỳ quan trọng trên phương diện là cái nôi của Modernism (chủ
nghĩa hiện đại)

35. Gothic Novel


Thể hư cấu của hình thức Romance mà thịnh hành từ năm 1760 đến năm 1820 Tobias Smollett là
người đưa ra sáng kiến đầu tiên, nhưng The Castle of Otranto (1753) của Horace Walpole được biết đến
nhiều hơn Đại đa số tiểu thuyết Gothic chứa đầy sự thần bí và nỗi sợ, với mục đích chính là làm cho độc
giả (sợ) lạnh xương sống. Chứa đựng những câu chuyện về quá trình nhân vật chính chiến đấu chống lại cái
ác với bối cảnh như nghĩa trang, đường hầm bí mật, ác ma và quái vật, hầm hoặc thành phong cách gothic,
khu rừng tối, phong cảnh hoang vắng, tự nhiên và phi tự nhiên của thời Trung đại. Những truyền thống như
vậy ảnh hưởng đến tiểu thuyết của các nhà văn nữ, đã sản sinh ra những tác phẩm mang tính hiện thực như
Jane Eyre của Shallotte Bronte, Wuthering Heights của Emily Bronte, Frankenstein của Mary Shelley. Đặc biệt
những Feminist của hiện đại có nhiều quan tâm đến những tiểu thuyết Gothic của những nhà văn nữ, những
nhà văn nữ có thể thể hiện một cách tự do với trung điểm là bối cảnh mới mẻ, mới lạ của tiểu thuyết Gothic như
phẫn nộ khi bị đàn áp, mong muốn một cách vô ý thức sự giải thoát khỏi xã hội lấy nam giới làm trọng tâm.

36. Great Chain of Being


Khái niệm này là khái niệm tập trung giải thích thế giới quan được giữ vững từ sau Hy Lạp đến
thời Alexander Pope thế kỷ 18. Tức mọi thức tồn tại đều được sáng tạo bởi thần thánh, và hình thành
giai cấp mang tính bản chất và trình tự

37. Harlem Renaissance


Là phong trào vận động văn hóa diễn ra giữa những người Mỹ da đen vào khoảng những năm 1920
đến giữa những năm 1930 Còn được gọi là “New Negro”, “Black Renaissance”, mang mục đích
tìm lại hình ảnh chính mình của những người da đen (không phải trên góc nhìn của những người da
trắng) Đại diện tiêu biểu là Claude McKay, Langston Hughs

38. Hebraism/Hellenism
Là khái niệm mà Matthew Arnold phát triển trong Culture and Anarchy(1869) Ông ấy đã giải
thích bản chất của Hebraism bằng “strictness of conscience” và Hellenism bằng “spontaneity of
consciousness”. Cả hai khái niệm đều không phải là vật nhất định mang tính đối lập, cũng không phải
là cấu trúc hai tầng nhất định phải có trong cuộc sống con người. Bởi vì cho rằng lý tính và mục đích
cảm tính dựa vào thần thánh là một. Tham khảo thêm Apollonian/ Dionysian.

39. Heroic Couplet


Hình thức giống với “Closed Couplet”. Trong đại đa số trường hợp, cả hai được viết như từ đồng
nghĩa, duy cái tên này được bắt nguồn từ trong sử thi hoặc kịch sử thi. Ở Anh Quốc Chaucer đã khởi
nguyên. Tham khảo thêm Closed Couplet

40. Idyll
Là từ Hy Lạp chỉ hình thức văn học gợi những chủ đề hạnh phúc, mang tính lý tưởng, phong
cảnh của nguồn gốc cô độc bởi bối cảnh Idyllls của Thecritus là dựa trên nền tảng ấy. Có nét
tương tự về mặt hình thức với Pastoral Poetry mà chứa đầy ngôn ngữ của sự bi ai “The solitary
Reaper,” của Wordsworth,Idylls of the King của Tennyson là ví dụ điển hình

41. Imagists
Là nhóm thơ nhân hoạt động sôi nổi sau đại chiến thế giới lần thứ I Ezra Pound, T.E. Hulme, Hilda
Doolittle thuộc nhóm này. Có điểm bắt đầu của thơ hiện đại như chủ trương về tự do chủ đề, nhịp thơ tự do,
từ vựng thông thường của thể văn nói, quan điểm sử dụng hình ảnh rõ ràng và nghiêm khắc trong thơ ca.

039
02 Khoa văn học ngôn ngữ Anh • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

42. Intentional Fallacy


Là tên sách của W.K.Wimsatt vào năm 1946 và là từ vựng về phê bình. Là sai lầm muốn phân tích văn
học dựa trên ý đồ của người viết Là từ vựng được phát triển bởi New Critics Mỹ như T.S.Eliot, không
phải việc đọc cặn kẽ đoạn text, từ chối việc thực hiện những ý định văn học phân tích những yếu tố
bên ngoài những yếu tố mang tính truyền đạt của tác giả.

43. (Từ trái nghĩa mang tính tu từ)


Verbal or rhetorical Irony: là trường hợp không đồng nhất về ý nghĩa rõ ràng giữa những ý nghĩa mà
người nói đề cập, ví dụ như “For Brutus is an honorable man: so are they all honorable man” là chỉ đến
một Antony (từ trái nghĩa)

44. (Từ trái nghĩa mang tính kịch) dramatic Irony


chỉ đến trường hợp mà khán giả và người đọc đều biết tình hình của xung đột, nhưng nhân vật chính
lại không biết Mâu thuẫn mà Oedipus tìm cách sát hại cha là một ví dụ điển hình

45. (Từ trái nghĩa mang tính cấu tạo) Structural Irony
chỉ đến trường hợp mà người đọc và người viết chia sẽ kiến thức mà nhân vật chính phủ nhận

46. (Trái nghĩa lãng mạng) Romantic Irony


xuất hiện trong trường hợp độc giả vướng vào những sai lầm vô ý thức, sự nghiêm trọng hơi thái quá của
người viết mà không hợp với tình huống đại diện tiêu biểu là Don Juan của Byron

47. Kenning
Là phép tu từ mà gộp 2 hoặc hơn 2 từ lại nhằm chỉ đến một đối tượng nào đó trong thơ Ăng-lô-xắc-
xông. Ví dụ biểu hiện giống như “whale-road” (biển) và “divine mead of inspiration (thơ)”, “wave-traveller
(thuyền)” của Beowulf

48. Local Color


Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, một nhóm tác giả Mỹ phủ nhận giá trị phổ biến của tính khách quan,
tính thông thường và phát động chuyển dịch đưa văn hóa bản sắc của địa phương mà mình sống vào tác
phẩm Tức miêu tả chất liệu quan trọng như âm nhạc, trang phục, phong tục hoặc hoàn cảnh của một địa
phương đặc biệt như một phương pháp lôi kéo sự quan tâm của độc giả Những tác giả thành công trong lĩnh
vực này là Joel Chandler Harris, Mark Twain , trong khi Kipling và Hardy vận dụng local color khá thành công.

49. Logocentrism
Là từ mới được tạo bởi Jacques Derrida Vốn dĩ Logocentric có nghĩa là “khuynh hướng chú trọng lời
nói”,Derrida sử dụng từ này để gọi chung những tư tưởng phương Tây theo đuổi bản chất và chân
lý. Tư tưởng phương Tây sau thời Plato có khuynh hướng xem writting gây trở ngại cho sự thuần túy
của speaking, có chủ trương đề cao lời nói so với chữ viết. Derrida đã từ chối luận nhận thức thẳng
đứng như vậy, và gọi bằng khái niệm differance Trọng tâm khái niệm của ông là bất kỳ ký hiệu (sign)
nào cũng không mang bản chất hay ý nghĩa đi trước nó. Duy chỉ có sự khác biệt về “trò chơi tự do
free play” giữa các ký hiệu mà thôi. Tức mọi hiện tượng đều mang tính ly tâm (thoát trọng tâm) chứ
không phải là mang tính trọng tâm. Lý luận của ông trở thành trọng tâm củaDeconstruction Lý luận của
ông trở thành một phần quan trọng củaDeconstructionc. Tham khảo thêm differance

50. Lyric
Là từ Hy Lạp một nhạc cụ dây cổ đại thể hiện lure(or lute) Theo đó là từ chỉ việc đọc thơ trên nền nhạc đệm
của Lute hoặc Lyre, và hiện nay được dùng như là tên gọi chung của phong cách thơ hát có những chủ đề
cá nhân, trữ tình tính chủ quan, và có hình thức ngắn Trong phạm trù này bao gồm Ode, Elegy, Argument,
và không chỉ có trữ tình cá nhân, mà còn mang nhiều chủ để mang tính đạo đức, tính thiền định, tính triết
học, giá trị đạo đức Phạm vi sử dụng rộng như “The Love Song of J.Alfred Prufrock” của Eliot, “To His Coy
Mistress,” của Marvell, “Tintern Abbey,” của Wordsworth, “Ode on a Grecian Urn,” của Keats.

040
http://www.donga.ac.kr

51. Mock-epic

02
Là một thể loại thơ có đưa ra giọng điệu nghiêm trọng giống như những vấn đề được răn dạy của sử thi
cho những chủ đề hoặc câu chuyện nhỏ nhặt Phá bỏ quy luật củaDecorum, nên gây ra hiệu quả trào phúng
về chủ đề Ở Anh, trong thế kỷ 18 được phát triển bởiDryden(Mac Flecknoe), Pope(The Rape of the Lock)

Khoa văn học ngôn ngữ Anh


52. Naturalism
Là một trong những xu hướng văn học được phát triển trong Realism Sử dụng văn học để cụ thể hóa
phương pháp luận mang tính triết học của chủ nghĩa tự nhiên, mang quan niệm cho rằng tất cả mọi vật
tồn tại đều có thể được giải thích bởi nguyên nhân kết quả mang tính vật lý và tính tự nhiên. Tuy nhiên
được phân biệt với thần niệm của Wordsworth trên phương diện từ chối tiếp cận về mặt tinh thần hay
tính siêu nhiên. Chịu ảnh hưởng của luận quyết định của Taine, chủ nghĩa hợp lý của Comte và sinh vật
học của Darwin, xu hướng này tham cứu về những yếu tố mang tính môi trường, tính di truyền, tính
tự nhiên mà ảnh hưởng đến cuộc sống của con người Những người này thường có quan tâm đến sự
kết hợp giữa tính sinh vật học, tính khoa học tự nhiên của con người và xã hội, theo đó xem vận mệnh
bi kịch của loài người là tất yếu Được phát triển bởi Emile Zola, và có nhều ảnh hưởng ở Anh vào cuối
thế kỷ 19 Ở Anh có những tác giả tiêu biểu như Theodore Dreiser, Frank Norris, Stephane Crane

53. Negative Capability


Là từ chuyên ngành mà Keats lần đầu tiên sử dụng trong bức thư gửi cho những người anh của
mình Chỉ năng lực của nhà thơ mà có thể sự dụng chân lý và cái đẹp (mỹ) “một cách thụ động” Theo
đó, “ thi nhân không phải theo chặt những luận lý và sự thật nào đó mà phải có thể tồn tại trong sự
không chắc chắn, thần bí, chưa quyết định” Hơn nữa ông ấy cho rằng “thơ nhân phải từ bỏ nỗ lực
tiến tới chân lý hoàn hảo, phải học cách tồn tại trong trạng thái bán kiến thức (half-knowledge)” và có
thể đạt đến trạng thái “Negative Capability khi dừng mọi suy nghĩ, để cảm giác về cái đẹp vượt lên trên
tất cả các cảm xúc khác” Từ này mang nghĩa về tính khách quan của thơ nhân hiện tại, tức thái độ
tiếp nhận tất cả mọi thứ tìm đến bản thân trong trạng tháitự giác mãnh liệt đã được bồi dưỡng. Là khái
niệm gần giống với “Wise Passivity,” của Wordsworth,“Impersonal Theory” của T,S.Eliot

54. Nihilism
Là từ được viết trong Fathers and Sons(1862) của Turgenev Là từ giải thích thái độ cấp tiến và cực
đoan mà phủ nhận giá trị của tất cả tính đạo đức và tính truyền thống Những tác giả của nihilism từ bỏ
mọi hi vọng về tương lai và sự quan tâm đến xã hội, và vẽ nên hình tượng con người hư vô mà sống
trên thế gian theo từng giây phút mà không có mục tiêu nào cho cuộc sống. Những tác giả tiêu biểu
có thể kể đến Hemingway và T.S.Eliot Cũng đượcgọi lại là “Lost Generation”

55. Objective Correlative


Là từ vựng được T.S.Eliot sử dụng trong bình phẩm Hamlet Còn được gọi với từ khác là “vật đồng
đẳng mang tính tình cảm” Vì cái gọi là tình cảm không thể tự thân nó biểu hiện được nên nhất định
phải được thiết lập bởi phương tiện biểu hiện như tình huống, hành động, hiện tượng khách quan
tương ứng với nó. Tình cảm của Hamlet đối với mẹ, vì không có đối tượng phù hợp với tình cảm ấy
nên được gọi là “quá độ của tình cảm” Mang chức năng giống như Negative Capability và Aesthetic
distance (cự ly mỹ thuật)

56. Ottava Rima


Là từ vựng gọi Italila Stanza mà được tạo bởi 8 hành thơ của (iambic pentameter) không nhấn lặp lại 5
cước mà mang nhịp Abababcc Boccacio được xem như là người sáng tạo Phù hợp với thơ đàm luận
và trữ tình, được sử dụng nhiều bởi Spenser, Milton, Keats, Byron

57. Oxymoron
Phép tu từ mà tạo liên kết hiệu quả giữa những thuộc tính khác nhau và mâu thuẫn nhau Tương tự như
Nghịch thuyết (paradox), ngược lại với Nghịch thuyết là gây biến đổi ý nghĩa của toàn câu văn (statement),
oxymoron có điểm khác biệt là làm dịch chuyển nghĩa trong một đoạn, cụm văn (phrase) Ví dụ như hãy
thử phân tích biểu hiện của “Dark, dark my light,” “cold heat,” “thunderous silence” Chủ yếu thịnh hành

041
02 Khoa văn học ngôn ngữ Anh • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

thời kỳ sau của thời kỳ Phục Hưng, cho đến hiện tại vẫn là một trong những phép tu từ quan trọng.

58. Paradox
Từ cổ đại đến hiện nay Nghịch thuyết vẫn giữ vị trí của một phép tu từ quan trọng đến mức Cleanth
Brooks đã nói rằng “ thơ từ là ngôn ngữ của Nghịch thuyết” Tham khảo thêm “Oxymoron” Ví dụ
như “Cowards die many times before their deaths” của Shakespeare hoặc “The Child is father of
man” của Wordsworth. Có những đặc trưng nổi bật là đề cập đến những mâu thuẫn hoàn toàn với
những luận lý thông thường, hoặc tự thể đối tượng tồn tại một khía cạnh của hiện thực.

59. Pastoral
Là hình thức được khởi xướng bởi Theocritus nhà thơ của Silliri thế kỷ 3 Sau đó được phát triển bởi Virgil
Pastoral cổ điển phê phán đô thị và tán dương cuộc sống dân giã với ngôn từ mang hương sắc được lý tưởng
hóa vừa yên bình, giản dị. Trong thời kỳ Phục Hưng, nhìn chung đã bảo vệ tập quán (convention) cổ điển, hoặc
được sử dụng với mục đích châm biếm tập quán đó Có thể kể đến Shepherdes Calender của Spenser

60. Petrarchan Sonnet


Là thể thơ 14 câu hoàn thiện bởi Petrarch của Italy thế kỷ 13 Là hình thức rthyme tiêu biểu
là abbaabba cdecdevà được cấu tạo bởi 1 octave và 1 sester. Được sử dụng một cách thái quá
như sử dụng oxymoron, quá trình tình cảm,và hát về tình yêu điên cuồng hướng về nữ giới của nam
giới Nhân vật tiêu biểu thế kỷ 16 của Anh Quốc là Sydney, Thomas Wyatt

61. Tiểu thuyết Picaresque


picaro là tiếng Tây Ban Nha, có nghĩa là "kẻ xấu", và văn học đang châm biếm xã hội thông qua kinh
nghiệm của anh hùng Picardo. Tây Ban Nha thế kỷ 16 là nguồn gốc của Tiểu thuyết Picaresque, và nó
có giá trị văn học trong bối cảnh ra đời của Tiểu thuyết ở chỗ nó liên quan đến những câu chuyện về
những người bình thường không phải là quý tộc. Tuy nhiên, không có cốt truyện, và mỗi tập phim có
một kết nối lỏng lẻo. Roderick Random từ Smollett, Moll Flanders từ Defoe, hầu hết các tác phẩm của
Dickens và The Adventure of Huck Finn của Mark Twain được coi là tiểu thuyết phản diện cao cấp hơn.

62. Pre-Raphaelites
Đại diện tiêu biểu có Roderick Random của Smollett và Moll Flanders của Defoe, và đại đa số tác phẩm
của Dickens, The Adventure of Huck Finn của Mark Twain mang hình thái phát triển hơn và được coi là
“tiểu thuyết kẻ bất lương” Vào giữa thế kỷ 19,là những nghệ thuật gia trẻ của London tập hợp nhằm
khôi phục hình thức nghệ thuật trước Raphael(1483-1520) Những nhân vật quan trọng: Dante Gabriel
Rossetti, William Morris, Swinburne Thơ của những người này chứa đầy chủ nghĩa tượng trưng, chủ
nghĩa cảm giác, sử dụng từ cổ, Ballad, phục hồi phong cách Trung Cổ, có thể thấy được sự chịu ảnh
hưởng của Spenser Trong thơ của Yeats và Tennyson cũng in đậm dấu tích của Pre-Raphaelite

63. Rhyme Royal


Picaro trong tiếng Spain có nghĩa là “kẻ bất lương”, trong văn học thông qua trải nghiệm của Figaro
anh hùng để trào phúng xã hội Khởi nguồn từ Picaresque Novel người Tây Ban Nha thế kỷ 16, mang
giá trị văn học của hoàn cảnh ra đời Novel, nhờ vào điểm đề cập đến những câu chuyện của thường
dân chứ không phải của giới quý tộc Tuy nhiên có điểm yếu là không có Plot, và sự liên kết giữa các
episode rất lỏng lẻo. Chỉ đến stanza có 7 câu mang cấu tạo nhịp điệu củaababbcc Cái tên được bắt
nguồn từ ý nghĩa đã được sử dụng trong Kingis Quair(1423) đời James đệ I. Tại Anh được Chaucer sử
dụng đầu tiên trong Complaint unto Pity, còn được gọi là Chaucerian Stanza.

64. Satire
Một phong cách, giọng điệu hoặc kỹ thuật châm biếm sự suy đồi đạo đức của một cá nhân hoặc xã hội
theo cách chế giễu hoặc vặn vẹo. B.C. Archilochus của Hy Lạp thế kỷ thứ 7 xuất hiện như một nhà phát
minh và được chia thành (1) Horatian Satire: không chính thức và hào phóng, và (2) Juvenalian Satire: là
một giai điệu trực tiếp và nghiêm túc. Thế kỷ 17-18 Dryden, Swift, Pope và rất phổ biến trong thể loại Anh.

042
http://www.donga.ac.kr

65. Senecan Tragedy

02
Chỉ sự khéo léo hoặc ngữ điệu hay vấn đề châm biếm sự tha hóa đạo đức của xã hội và cá nhân
bằng phương pháp khiển trách và giễu cợt. Archilochus của Hy Lạp vào thế kỷ 7 trước công nguyên
được xem là người sáng lập nên từ này. Chủ yếu được chia thành (1)Horatian Satire mà vừa mang

Khoa văn học ngôn ngữ Anh


tính không công khai và cho thấy thái độ bao dung (2) Juvenalian Satire nổi trội với giọng điệu nghiêm
trọng và trực tiếp. Là một trong những dòng được thịnh hành ở Anh thế kỷ 17-18 bởi Dryden, Swift,
Pope Đã gây ảnh hưởng lớn đến Drama Anh củathời nữ hoàng Elizabeth, Roman Seneca(BC-AD
65) Theo truyền thống thì được cấu tạo bởi 5 hồi, và mỗi hồi được chuyển hóa bởi chorus Mang chủ
đề báo thù, có nhiều trường hợp kể chuyện về sự hiểu nhầm hoặc ma quỷ Có đặc trưng là không trực
tiếp miêu tả như tai ương tàn khốc hay quang cảnh trận chiến mà truyền đạt gián tiếp thông qua sứ
giả (messenger) Senecan Tragedie sân khấu đầu tiên của Anh, đã hoàn thành những tác phẩm đầu tiên
như: Thomas Norton,Gorboduc(1561) của Thomas Sacville, The Spanish Tragedy(c.1586) của Thomas
Kyd Hơn nữa những ảnh hưởng khác có thể thấy được trong Hamlet

66. Stream-of-Consciousness
Được tiểu thuyết gia người PhápEdouard Dujardin phát triển, và đượcWilliam James đặt tên. Là
phương pháp tường thuật thể hiện y nguyên không bị bó buộc vào dòng chảy thời gian và không
gian của ý thức tồn tại và tính ý thức của nhân vật nào đó. Nhìn bề ngoài thì có tính phi ngữ pháp, phi
nguyên lý nhưng có tính nhất quán với “associational logic (lý luận liên tưởng)” hơn nữa lại làm nổi bật
trải nghiệm của epiphany. Chứa đựng giai đoạn quan trọng như “ liên tưởng tự do free association”, và
“độc thoại nội tâm internal monologue” Sau khi James Joyce đã nhuần nhuyễn nhiều kỹ thuật trong A
Portrait of the Artist as a Young Man(1916), vào khoảng những năm 1920 có nhiều tác giả đi theo ông
ấy như Virginia Woolf(Mrs Dalloway), William Faulkner(The Sound and the Fury).

67. Transcendentalism
Là phong trào văn học diễn ra tại trung tâm là New England vào những năm 1835 - 1860. Chịu ảnh
hưởng của chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa lý tưởng mơ hồ của Kantb Về cơ bản mang tính chất tôn
giáo, tập trung vào các lý luận như luận nhận thức của chủ nghĩa trực quan đi trước lý tính, đề cao
lương tâm cá nhân. Có đại diện tiêu biểu là Ralph Waldo Emerson, Henry David Thoreau, không của
chỉ riêng Nathaniel Hawthorne, Emily Dickinson, Whitman mà còn là quan điểm triết học quan trọng trở
thành nền tảng của quan niệm Mỹ.

68. grammatical endings


Chỉ ý nghĩa của phương pháp ngữ pháp mà đổi hình thái của từ
예) The horse must try to run(말이 달리도록 노력해야 한다)
The horse tries to run(말이 달리려 노력한다)
The horse tried to run(말이 달리려 노력했다)
The horse tries to run(말이 달리려 노력한다)
The horse tried to run(말이 달리려 노력했다)

69. word formation rules which add derivational affix


Là quy tắc hình thành từ bằng cách thêm tiếp từ phái sinh
1) stress bearing affixes →접사에 stress
stress bearing affixes → tiếp từ của stress pa'role - parol'ee, su'dan - sudan'ese
2) 접사는 stress의 위치를 변화시킨다.
tiếp từ làm thay đổi vị trí của stress ‘outrage - out'rageous, 'adverb - ad'verbial
3) 전혀 stress의 위치에 영향을 미치지 않는 경우이다.
là trường hợp hoàn toàn không ảnh hưởng đến vị trí của stress believable, thoughtful, childlike,
movement

70. conversion
Mang nghĩa chỉ việc danh từ hóa hoặc động từ hóa
Give me a drink(n), She drinks(v) the water

043
02 Khoa văn học ngôn ngữ Anh • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

That's a good joke(n), They joked about the Minister of Finance(v)

71. semantic field


Là tập hợp từ bao quát một lĩnh vực nghĩa nào đó. 단어의 의미구성요소는 개별단어의 의미와 관련된 것이
아니라 문장에서 단어가 다른 단어와 기능하는 방식과 연관되어 있다.Yếu tố cấu tạo nghĩa của từ không phải
có liên quan và ý nghĩa của từ cá biệt mà là hình thức chức năng và mối quan hệ của từ này và từ
khác trong câu old woman, young woman (O) old comfort, big sincerity (x)
old woman, young woman (O) old comfort, big sincerity (x)

72. semantic redundancy, tautology


Trong trường hợp nghĩa của 2 từ giống nhau thì cho dù có bị loại ra thì vẫn tạo thành được câu
(a) Degas painted naked nudes
(b) I bought a male bull at the market - 두단어가 의미를 중복한다. Ý nghĩa của từ bị trùng lặp
(a) Degas painted naked nudes
(b) I bought a male bull at the market - 두단어가 의미를 중복한다.

73. collocation
Là tập hợp từ mà trong cùng một tập hợp từ nhưng từ của một phía hoặc của hai phía có ý nghĩa và biểu
thị khác nhau Từ White trong mỗi ví dụ đều có nghĩa khác nhau white coffee, white wine, white sugar

74. euphemism
Với ý nghĩa là vòng vèo, thể hiện những câu không muốn nói ra hoặc đổi câu chửi rủa thành câu nói
khác four-letter-words - từ thô tục Những từ liên quan đến piss - urinate, peee, go to the toilet sec,
excretion được sử dụng biểu hiện vòng vèo như Taboo

75. Word meanings in context


Nghĩa của từ thay đổi theo mạch văn single - only one → unmarried - thể hiện duy nhất một nghĩa là chưa kết hôn

76. selectional restrictions


Khi chúng ta nói nghĩa của từ bị hạn chế từ ngữ mà đúng về mặt ý nghĩa
(a) my male aunt bought a piano(x)
(b) babies are adults(x)

77. superordinate, hypernym


Thượng danh

78. hyponym
Hạ danh
mouse < roent < mammal house < building < bungalow < structure
(설치동물) (베란다가 붙은 간단한 목조단층집)

79. co-hyponym
같은 등급의 하위어들
Những từ hạ danh có cùng cấp freezing, frigid, cold, cool, tepid(미온적인), lukewarm(미지근한)

80. converse senses


buy - sell
husband - wife
Tuy về mặt ngữ nghĩa trái ngược nhau nhưng không nghiêm ngặt khi nói Những cái đó có cùng hành
động hoặc có quan hệ

81. entailment
Một câu phù hợp thì câu khác cũng hợp

044
http://www.donga.ac.kr

예) Evelyn won the race. The race was won by Evelyn

02
82. polysemy
Là từ đa nghĩa có nghĩa theo nhiều trường hợp

Khoa văn học ngôn ngữ Anh


Là trường hợp có nhiều nghĩa có quan hệ về mặt ý nghĩa vói nhau như: Jerry slowly regained his
sight (thị lực), Grand Canyon is a magnificent sight(quang cảnh)

83. homonym
Là từ đồng âm, có trường hợp cùng âm và đánh vần cũng giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau
1) phát âm giống nhau nhưng đánh vần (cách viết) khác nhau nên nghĩa cũng khác: sight [sait] - site [sait]
2) phát âm khác nhau, cách viết giống nhau và nghĩa khác nhau lead [li:d] [led]

84. derivational morpheme


Với tư cách là tiếp từ phái sinh hood → soldierhood, friendhood, parsonhood, nursehood -ness →
danh từ hóa: happyness

85. syncretism
Là trường hợp hai từ vựng khác nhau về mặt ngữ pháp nhưng lại có cùng cách sử dụng Joanna has
towed the boat Joanna towed the boat have identically
Joanna has towed the boat Joanna towed the boat have identically

86. Head
Từ ghép luôn luôn mang yếu tố thành phần quan trọng Longboat được tạo bởi long và boat Ở đây
boat là head Trong từ Snowgeese, phần biến thành số nhiều geese là head

87. open class


Chỉ danh từ, tính từ, động từ, phụ từ Bởi vì tập hợp chứa nhiều thứ thì lớn nên có thể thêm vào item
mới trong open class

88. closed class


Có thể thêm vào những hạng mục mới như Giới từ preposition(in, out,...), tiếp từconjunction(and, but,
because,...), thuộc từ determiner(a, an, the, these,...)

89. morpho-phonemic
Là biến đổi mang tính âm thanh được gây ra bởi quá trình mang tính hình thái học 1)
commit → commission submit → submission

90. inflection
Sử dụng biến đổi dị hình và sự phản chiếu Là grammatical ending mà tạo ra hình thái từ mang tính ngữ
pháp khác Tất cả danh từ tiếng Anh đều có từ số nhiều bee-bees, boy-boys, tiếp từ ngữ pháp là tiếp
vị từ và không bị gắn vào từ gốc vốn có

91. complemenrary senses


Mang nghĩa bổ sung alive - daed boy - girl- không thể xuất hiện khoảng giữa của hai từ

92. Derivational affixation


là tiếp vị ngữ phái sinh có một phía là ngữ căn (từ gốc) và phía còn lại là tiếp từ Mang chức năng thay
đổi phạm trù ngữ pháp move-ment, low-ly, nation-hood -ness → happy, sad, cheerful, gentle, soft,
prickly (dính đầy gai), -ee → addressee (người nhận), payee (người trả), *kissee, *thumpee - là những
trường hợp mà người thực hiện hành động xuất hiện. -able → actions done to things or people (hành
vi mà trở thành người hay sự vật) - mowable, lovable -de → phonological properties nhạy cảm với,
delouse (bắt được), dehorn (cưa sừng)

045
02 Khoa văn học ngôn ngữ Anh • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

93. compound lexeme


Là từ chỉ từ ghép được hợp lại từ hai loại từ. Có nhiều trường hợp có từ đầu bắt đầu từ những từ
như income income tax, whitewash, soulsearching

94. productivity
Là trường hợp có thể hình thành từ mới từ những khuôn giống nhau . Từ ghép có tính sản xuất cao
(có thể tạo ra nhiều từ ghép) Trong chuyên ngành computer, những từ mới về computer liên tục được
hình thành mỗi ngày

95. morphosyntactic category


Là phạm trù phản ánh những từ vựng có tính hình thái ngữ pháp học

96. mophosyntactic property


Là tư chất có tính hình thái ngữ pháp học

97. suppletive
Là suppletive mà đóng vai trò như từ bổ sung như went là quá khứ của go

98. allomorphy
“Dị hình thái” là khái niệm chỉ hình thái thay đổi khi hình vị từ giống như hình thức số nhiều (trên mặt
khái niệm) [s], [z], [iz] được sử dụng bằng một hình vị khác bởi một lý do nào đó. Mang nghĩa chỉ tự
thân hình thái thay đổi của hình vị. Tự thân hiện tượng thay đổi còn được gọi là thay thế (alternation,),
hay biến dị (thay đổi) (variation) Cho nên “dị hình thái” còn được gọi là hình thái biến dị

99. Constituent
Là từ vựng căn bản của luận cú pháp như một đơn vị căn bản của câu Constituent & Category là mối
quan hệ của thành phần và phạm trù cấu trúc (ex.N, V, NP, VP) Head & Complement & Adjunct là một
phần của thành phần Argument Structure & Subcategorization là mối quan hệ phân phối của các thành
phần câu (eg. Từ bổ nghĩa) Constituency Tests là Tests giúp phân biệt được các thành phần

100. pragmatics
Pragmatics vì có phương diện nghĩa nên là phương diện mà bao quát mạch văn và yếu tố mang tính
bên ngoài của ngôn ngữ. Nghiên cứu để nắm bắt hòa mạch bên ngoài của hình thái ngôn ngữ mà gây
ảnh hưởng đến việc phân tích ý nghĩa Tức nghiên cứu về nghĩa của từ trong (tùy theo) tình huống
① Implicature & Conversational Cooperative principle : phát sinh của ẩn ý tùy theo “hòa mạch” và
nguyên tắc đối thoại tổng hợp, tức phát sinh ra ẩn ý mà khac với (cách luận) Maxims.
② Speech Act : tự thể người nói được xem như một “hòa mạch” quan trọng. Tuy “hòa mạch” cũng
phải vừa đủ nhưng tùy theo “hòa mạch” (tình huống) đặc biệt, ý nghĩa (chú ý, cảnh cáo, uy hiếp, thề
hứa) cũng thay đổi theo

046
02 Khoa văn học ngôn ngữ Anh
http://www.donga.ac.kr

047
03
Khoa báo chí
truyền thông
Khoa báo chí truyền thông

Giới thiệu Truyền thống mang tính học thuật của khoa truyền thông đa phương tiện
đang quản lý các hoạt động giao tiếp của con người được thực hiện thông
qua các phương tiện truyền thông đa dạng. Với phương tiện truyền thông
truyền thống - chủ yếu tập trung vào tích lũy đào tạo thực tế và nghiên cứu
phương pháp chế tác và lập kế hoạch nội dung như báo chí, truyền thông,
xuất bản, quảng cáo cũng như phim ảnh.

Đặc biệt, vì sự phát triển của phương tiện truyền thông kỹ thuật số ngày
nay đang tạo ra một hiện tượng mới về giao tiếp của con người theo
phương diện xã hội, chính trị và văn hóa, chúng tôi đang tập trung vào việc
lập kế hoạch và sản xuất nội dung phương tiện kỹ thuật số dựa trên sự
hiểu biết về truyền thông kỹ thuật số.

Văn phòng khoa Địa chỉ : 225 Gudeok-ro, Seo-gu, Busan (Bumindong-2 ga)
Tầng 7, tòa nhà Khoa Học Xã Hội - khu phòng học tổng hợp, cơ
sở Bumin, trường Đại Học Đông A
Điện thoại : 051- 200 - 8645 / 8679
Từ ngữ nhập môn
01. Cách mạng công nghiệp thứ 4 (The Fourth Industrial Revolution)
Chỉ cách mạng công nghiệp thế hệ mới chủ yếu là trí tuệ nhân tạo, ký thuật robot, khoa học sinh vật. Đó
là một thay đổi của ngành công nghiệp, dự kiến sẽ xây dựng một hệ thống vật lý ảo tích hợp thế giới thực
và thế giới ảo thông qua robot hoặc AI để tự động điều khiển vật thể một cách thông minh và tự động.

02. Thực tế ảo (VR/Virtual Reality)


Là ký thuật tiên tiến nhất cho phép con người có thể trải nghiệm những ảo giác được tạo ra bởi máy tính như
trong thực tế. Sử dụng thiết bị HMD (Head Mounted Display) (màn hình hiện thị đội đầu) để có thể trải nghiệm.

03. Cá nhân hóa (Personalization)


Là một kỹ thuật thu thập và phân tích dữ liệu như dữ liệu nhân khẩu học hoặc lịch sử tìm kiếm của
người dùng trên Internet hoặc dịch vụ mobile và cung cấp hình thức phù hợp với cá nhân.

04. Độ phân giải cao (HD/High Definition)


Độ phân giải tốt hơn tới 5 lần so với các phương thức truyền hình tương tự trước đây như (NTSC,
PAL, SECAM). Ti vi có độ phân giải cao (HDTV) với độ phân giải là 1280 x 720p(progressive scanning).

05. Quảng cáo (Advertisement)


Chỉ những hoạt động thông tin mà các đoàn thể, cá nhân hoặc công ty thông báo đầu tư để đạt mục
đích cho thế giới biết về sản phẩm dịch vụ, chính sách, quan niệm và niềm tin.

06. Truyền thông quốc tế (International Communication)


Là truyền thông giữa các quốc gia. Là hiệu quả truyền thông dạt được khi sử dụng nhiều phương tiện
media để truyền đạt thông điệp giữa các quốc gia.

07. Thuyết quyết định kỹ thuật (Determinism)


Là quan điểm cho rằng trong quá trình biến đổi quan trọng của xã hội kỹ thuật là yếu tố quyết định.

08. Điểm kỳ dị công nghệ (Technological Singularity)


Mang nghĩa chỉ kỹ thuật trí tuệ nhân tạo là điểm mang tính lịch sử khi vượt qua trí tuệ con người, được
sử dụng đầu tiên bởi Ray Kurzweil nhà tương lai học vào năm 2005.

09. Ký hiệu học


Dựa trên ngôn ngữ học chung của Suisse và giải thích ngữ nghĩa thông qua ngôn ngữ sử dụng các ký
hiệu và ký nghĩa.

10. Mạng lưới (Network)


Là tên gọi của tập hợp hệ thống trong đó các phương tiện khác nhau được kết nối để trao đổi dữ liệu
hoặc thông tin.

11. Nomophobia
Chỉ hội chứng khiếm khuyết về mặt tinh thần khi không được sử dụng smart phone hoặc mobile
phone như thấp thỏm và bất an.

12. News Feed


Là phương pháp mà các nhà cung cấp nội dung truyền nội dung tự động cập nhật của họ tới người
dùng trực tuyến. Phương pháp truyền content trên Facebook là một ví dụ điển hình.

13. Framining
Chỉ việc nhà ngôn luận sử dụng phương thức đặc biệt để xem xét và đưa tin về một vấn đề xã hội.

14. New Media


Mang nghĩa chỉ kênh truyền thông đại chúng được phát triển trên kỹ thuật điện tử được xem là một

050
http://www.donga.ac.kr

phương tiện truyền thông và trao đổi thông tin mới, ngoại trừ những media hiện có như TV, tạp chí, radio.

15. Quan hệ giao tiếp (đối nhân) (Interpersonal Communication)


Nó phát sinh tự do trong các tình huống không chính thức và không sắp đặt giữa các cá nhân như

03
một nguyên mẫu của các hoạt động giao tiếp của con người.

16. Dữ liệu (Data)


Chỉ những hình thức thông tin đa dạng mà máy tính có thể xử lý được trong lĩnh vực digital hiện nay.

Khoa báo chí truyền thông


17. Báo chí dữ liệu (Data Journalism)
Mang nghĩa chỉ một hình thức báo chí sử dụng các dạng dữ liệu đa dạng để tiến hành đăng tin tức
hoặc đăng bài thăm dò.

18. Truyền thông số (Digital Media)


Không giống như phương tiện analogue media, nó đề cập đến truyền thông điện tử hoạt động trên hệ
thống nhị phân của mã kỹ thuật số 0 và 1.

19. Điều tra số (Digital Forensic)


Là một quy trình chứng nhận xác định hợp pháp mói quan hệ của một hành vi đặc biệt được thực
hiện thông qua các phương tiện kỹ thuật số như máy tính và điện thoại thông minh.

20. Dấu chân điện tử (Digital Footprint)


Mang nghĩa chỉ dấu vết còn lại của người dùng để lại khi lướt web và tìm kiếm trong không gian kỹ
thuật số và thường được gọi là dấu chân kỹ thuật số.

21. Deep Learning


Chỉ kỹ thuật thuật toán học máy được sử dụng bởi các chương trình trí tuệ nhân tạo để phân loại và
phân cụm dữ liệu.

22. Live Streaming


Mang nghĩa chỉ việc nhà truyền hình hoặc người sử dụng internet content sử dụng mạng Internet có
dây hoặc không dây để truyền phát video trong thời gian thực.

23. Market Maven


Đề cập đến việc một người gửi thu thập nhiều thông tin về các cửa hàng trực tuyến, dịch vụ, sản
phẩm, v.v. và truyền bá kinh nghiệm và kiến thức của họ cho người khác.

24. Mass Communication


Chỉ việc truyền đạt thông điệp một cách có hệ thống thông qua các phương tiện truyền thông đại
chúng đến khán giả thông qua sử dụng phương tiện kỹ thuật. Truyền thông đại chúng có thể để đến
báo, đài, phim ảnh.

25. Đa phương tiện (Multimedia)


Là từ được kết hợp bởi gốc từ Latin “multi” mang nghĩa là “nhiều” và từ “media”, mang nghĩa chỉ đa
phương tiện hoặc phương tiện đại chúng. Nhấn mạnh sự tích hợp (integration) của nhiều phương tiện
hoặc tính đa phương tiện.

26. Mobile Only


Chỉ hiện tượng lưu truyền và tiêu thụ nội dung truyền thông như video, tin tức chủ yếu thông qua các
thiết bị di động như smart phone hoặc thiết bị wearable.

27. Media
Mang nghĩa chỉ một kênh hoặc một thiết bị kỹ thuật giúp thực hiện các hành vi và quá trình giao tiếp

051
03 Khoa báo chí truyền thông • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

của con người một cách hiệu quả.

28. Sở hữu chéo truyền thông (Cross Ownership)


Chỉ hình thức mà tòa soạn báo đồng thời sở hữu đài truyền hình, tạo ra sự tập trung vào doanh nghiệp
truyền thông.

29. Media Literacy


Là năng lực có thể hiểu được nhiều phương tiện khác nhau, là năng lực có thể suy nghĩ, đánh giá,
phân tích thông điệp bằng cách tiếp cận nhiều hình thức của thông điệp. Nó không đơn giản là đạt
được kỹ thuật đơn thuần nào đó, mà là đạt đến cấu trúc kiến thức liên quan đến hiệu quả truyền
thông, khuôn mẫu nội dung truyền thông thông thường hoặc của ngành công nghiệp truyền thông.

30. Media Sports


Chỉ đến mối quan hệ của truyền thông và thể thao và hình thức chuyển tải và tái hiện lại thể thao thông
qua truyền thông.

31. Truyền thông hội tụ (Media Convergence)


Cùng với sự phát triển của máy tính và công nghệ truyền thông, truyền thông hội tụ mang nghĩa
chỉ hiện tượng nội dung truyền thông được sản xuất, lưu thông và tiêu thụ bằng cách tích hợp các
phương tiện truyền thống như báo, đài, truyền hình và điện thoại.

32. Millennials Generation


Chỉ thế hệ sinh ra từ đầu những năm 1980 đến đầu những năm 2000. Đây là thế hệ thông thạo công
nghệ thông tin như điện thoại di động, SNS từ tuổi thiếu niên và là thế hệ có tỷ lệ vào đại học cao.

33. Marketing lan truyền (Viral Marketing)


Đó là một kỹ thuật marketing mà cư dân mạng trực tuyến thực hiện bằng cách tự nguyện sáng tác và
truyền bá bất kỳ sản phẩm của công ty hoặc công ty nào thông qua e-mail, social media và phương
tiện truyền thông khác.

34. Mã hóa (Encoding)


Chỉ quá trình người gửi thay đổi thông tin theo các đặc tính kỹ thuật của phương tiện trong quá trình giao tiếp.

35. Blockchain
Thường được gọi là sổ cái giao dịch công cộng, và toàn bộ thông tin về giao dịch và trao đổi trong
không gian kỹ thuật số được lưu trữ dưới dạng khối, và là phương pháp có tính bảo mật rất cao.

36. Tính không đối mặt


Là đặc tính quan trọng của online communication, chỉ việc người sử dụng tương tác đồng thời và
không đồng thời.

37. Giao tiếp phi ngôn ngữ (Nonverbal Communication)


Chỉ tất cả các giao tiếp thông qua thông điệp trong giao tiếp giữa con người vơi nhau, ngoại trừ những
thông điệp mang tính tin nhắn hoặc lời nói.

38. Cyber Communication


Nó đề cập đến các hiện tượng giao tiếp mới được phát triển trong lĩnh vực cyber mà được tạo bởi
không gian media mới tập trung vào Internet.

39. Social Network Analysis


Là kỹ thuật phân tích để hiểu các mối quan hệ phát sinh trong quá trình con người và sự vật tương tác
trong mạng internet thông qua phân tích thống kê và trực quan hóa.

052
http://www.donga.ac.kr

40. Tương tác biểu trưng (Symbolic Interaction)


Là phương thức tiếp cận văn hóa về giao tiếp, là quan điểm cho rằng mục đích chính của giao tiếp là
trao đổi thông tin và chia sẻ ý nghĩa giữa những người tham gia.

03
41. Prosumer
Là từ mang nghĩa chỉ việc trong thời đại internet hóa, một người có thể là người sản xuất nội dung và
cũng là người tiêu thụ nội dung đó.

Khoa báo chí truyền thông


42. Truyền thông thuyết phục (Persuasion Communication)
Thuyết phục là động lực để có được những gì bạn muốn từ người khác. Truyền thông thuyết phục mà
tập trung vào các động lực này, đề cập đến truyền thông nhằm thuyết phục công chúng như quảng
cáo và chính trị.

43. Shutdown (chế độ)


Để ngăn chặn trẻ vị thành niên nghiện trò chơi trực tuyến, luật pháp Hàn Quốc cấm trẻ em dưới 16
tuổi truy cập các trò chơi điện tử từ nửa đêm đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

44. Tu từ học (Rhetoric)


Là nghiên cứu về cách nói để biện luận hiệu quả giữa pháp trường hoặc diễn thuyết chính trị ở thời La
Mã và Hy Lạp cổ đại, và là nguồn gốc của ngành truyền thông học.

45. Audience Commodity


Mang nghĩa chỉ cấu trúc mà doanh nghiệp media bán sự chú ý và quan tâm của người tiêu dùng cho
nhà quảng cáo, giải thích đặc trưng công nghiệp của truyền thông.

46. Điều 1 hiến pháp sửa đổi


Là nội dung sửa đổi dựa trên điều 1 hiến pháp của Mỹ, là điều khoản cho rằng quốc hội không được
ban hành pháp lệnh nào xâm hại đến quyền tự do ngôn luận và tự do thể hiện cá nhân.

47. Snack Culture


Chỉ xu hướng văn hóa mới mà hưởng thụ đời sống văn hóa đơn giản trong một thời gian ngắn. Là tên
gọi chung của một lối sống hoặc xu hướng văn hóa mới, dễ dàng tận hưởng đời sống văn hóa, chẳng
hạn như một món ăn nhẹ có thể được thưởng thức bất kể thời gian và địa điểm, từ 10 đến 15 phút
trong thời gian đi làm hoặc ăn trưa.

48. Spin-off
Trong ngành công nghiệp sản xuất video, là từ chỉ chương trình riêng biệt được tạo ra từ một góc đặc
biệt của chương trình khác, hoặc tách biệt thành một chương trình độc lập.

49. Luận báo chí có người dân tham gia


Mang nghĩa là một quá trình hoặc hoạt động trong đó công dân bình thường tự nguyện tham gia vào
quá trình báo chí, tìm những câu chuyện tin tức, và tự sản xuất và phân phối.

50. Acta Diurna


Là hình thức công báo được chính phủ trung ương thời La Mã cổ đại phát hành, được xem như là tờ
báo đầu tiên của thế giới.

51. Alphabet
Là công ty cổ phần của Google - doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet lớn nhất thế giới, đang quản
lý các ngành công nghiệp trọng điểm như androi, quảng cáo, bản đồ, youtube.

52. Adware
Có nghĩa chỉ chương trình yêu cầu người dùng xem quảng cáo trong quá trình sử dụng để đổi lấy việc

053
03 Khoa báo chí truyền thông • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

sử dụng chương trình bằng mạng Internet mà không có bất kỳ giới hạn chi phí hoặc thời gian.

53. Giao tiếp ngôn ngữ (Verbal Communication)


Chỉ những hoạt động giao tiếp bằng thông điệp văn tự hoặc lời nói trong hoạt động giao tiếp giữa con người.

54. Evergreen content


Trong không gian truyền thông, chỉ đến content được tạo ra trong quá khứ nhưng vẫn được tiêu thụ
lặp lại nhiều lần.

55. Truyền thông video (image communication)


Chỉ việc chuyển tải video đến người thụ nhận thông qua những kênh đại chúng như TV, phim ảnh,
Video, quảng cáo. Rất dễ bị nhầm lẫn với truyền thông thị giác (visual communication), nhưng truyền
thông video bản chất chỉ là một công cự truyền thông, nó không bao gồm truyền thông hình ảnh (mà
thuộc trong truyền thông thị giác).

56. Online Communication


Mang nghĩa chỉ tất cả các communication được thực hiện trong online network

57. Tỷ lệ người tương tác theo tháng (MAU Monthly Active Users)
Là chỉ số lượng người truy cập các dịch vụ mạng xã hội hoặc các trang web trò chơi trực tuyến ít nhất
mỗi tháng một lần, đây là một chỉ số thể hiện thành công của các trang web trực tuyến.

58. Thiết bị đeo (Wearable Device)


Chỉ đến một thiết bị máy tính được chế tạo dưới dạng đồng hồ hoặc kính mắt mà có thể tự do đeo và
di chuyển.

59. Web Drama


Đây là một bộ phim mà khán giả có thể xem trên Internet và di động chứ không phải trên Tivi truyền
thống về nội dung tương đối ngắn và có ít nhân vật.

60. Youtube Red


sản phẩm đăng ký trả phí với giá 9,99 đô la một tháng được YouTube ra mắt vào tháng 10 năm 2015.
Nếu đăng ký tham gia, bạn sẽ có thể xem video mà không cần quảng cáo và có thể tải xuống để xem

61. Opinion Leader


Trong quá trình truyền tải và phân tán thông tin mang tính xã hội, Opinion Leader chỉ những người thực
hiện vai trò nhận thông tinh từ truyền thông đại chúng và truyền tải lại cho công chúng.

62. Wikipedia
Là một bách khoa toàn thư trực tuyến mà mọi người đều có thể tự do tham gia viết và cung cấp thông
tin, được sản xuất bằng hơn 200 ngôn ngữ.

63. Tính di động (Mobility)


Việc sản xuất, phân phối và tiêu thụ thông tin là một đặc điểm chính của mobile communication được
hình thành thông qua moblie.

64. Internet
Chỉ mạng điện tử trong đó các máy tính trên khắp thế giới được kết nối với nhau.

65. Quyền hạn chế thông tin cá nhân


Là quyền lợi mà cá nhân có thể tự quyết định hạn chế và quản lý thông tin cá nhân của mình trên
không gian mạng online.

054
http://www.donga.ac.kr

66. Tạp âm (Noise)


Là tên gọi chung cho bất kỳ yếu tố vật lý hoặc văn hóa nào cản trở hành vi và quá trình giao tiếp của con người.

67. Nghề làm báo

03
Chỉ những hoạt động mà mass media tuyển chọn thông tin liên quan đến sự kiện hoặc sự thật chính
thức và đăng bài hoặc bình luận dưới hình thức tin tức.

68. Khoảng cách số (Information Divide)

Khoa báo chí truyền thông


Có nghĩa chỉ đến sự khác biệt về tình trạng nhân khẩu học và kinh tế xã hội trong khả năng tiếp cận và
sử dụng thông tin.

69. Thực tế ảo tăng cường (AR), (quảng cáo)


Chỉ đến kỹ thuật quảng cáo trong đó một đối tượng hoặc thông tin ảo được kết hợp với môi trường
thực tế để cung cấp một thông điệp thương mại mang tính thuyết phục.

70. Trí tuệ đám đông (Wisdom of Crowds)


Chỉ việc trải qua quá trình giải quyết vấn đề về vụ án hoặc sự việc đặc biệt thông qua sự tham gia của
nhiều người trên online.

71. Communication
Tuy mang nghĩa chỉ sự giao tiếp thông thường nhưng cũng có nghĩa chỉ toàn bộ quá trình hình thành,
truyền tải và chia sẻ thông điệp.

72. Cable TV
Chỉ hình thức xem Tivi có nối dây chứ không phải sử dụng internet hoặc truyền sóng (trên mặt đất).
Được sinh ra nhằm khắc phục những nơi sóng khó thể truyền tới như thành phố có nhiều tòa nhà cao
tầng hoặc khu vực có nhiều tường núi. Những chương trình TV được truyền bằng cáp đồng trục có
chất lượng hình ảnh tốt hơn so với truyền bằng sóng.

73. Hệ thống quản lý nội dung (CMS, Content Management System)


Là một hệ thống giúp tạo, sửa đổi, xuất bản và quản lý nhiều nội dung khác nhau trên một trang web
một cách hiệu quả.

74. Creator
Nó đề cập đến người sáng tạo thường sản xuất và tải video lên YouTube hoặc các nền tảng phát sóng
một người khác. Không chỉ là người tạo ra video, mà còn đồng thời thực hiện vai trò là người tạo ra
cộng đồng thông qua việc lập các cộng đồng người hâm mộ của riêng họ bằng các video của mình.
Là từ chuyên ngành được sử dụng đầu tiên tại Hàn Quốc.

75. Podcast
Là dịch vụ cung cấp nhiều nội dung như tin tức và phim truyền hình dưới dạng tệp âm thanh hoặc tệp
video thông qua Internet. Khác với chương trình phát thanh trước đây, người nghe không cần phải
nghe đúng giờ phát sóng, mà chỉ cần để lại tin nhắn thì có thể tự động tải chương trình được update
về và nghe.

76. Feedback
Trong quá trình giao tiếp của con người, feeback là phản ứng của người nhận gửi đến người gửi.

77. Hash Tag


Là một dạng siêu dữ liệu cho phép khi đăng bài lên mạng xã hội có thể gắn một số từ khóa nhất định
sau dấu thăng (#) và nó đóng vai trò như một từ khóa tìm kiếm.

055
03 Khoa báo chí truyền thông • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

78. Hacktivism
Là sự kết hợp của từ tin tặc (hacker) và chủ nghĩa hoạt động (Activism), chỉ đến hành vi mà những
hacker thông qua hành động hacking để đưa ra tiếng nói về chính trị, xã hội.

79. Homo Narrans


Mang nghĩa chỉ nhu cầu giao tiếp mang tính bản năng con người muốn nói và chia sẻ câu chuyện từ khi sinh ra.

80. Xã hội siêu liên kết


Chỉ đến xã hội mà cùng với sự phát triển cao của kỹ thuật số, giữa con người và con người, và ngay
cả con người và sự vật cũng được liên kết với nhau bằng tín hiệu số hóa.

81. 5G (5th Generation Mobile Telecommunication)


Là hệ thống truyền thông để thay thế LTE hiện đang có. Nó có kết nối đa đầu cuối tốc độ cao / dung
lượng cao, không giống như 4G sử dụng tần số dưới 2GHz, 5G sử dụng tần số siêu cao 28GHz. So
với tốc độ thông tin di động hiện nay là 300Mbps tốc độ tải của 5G nhanh hơn 70 lần, và nhanh hơn
280 lần so với LTE thông thường.

82. BJ (Broadcasting Jockey)


Là hình mà nhà sản xuất chương trình phát sóng cá nhân như Africa TV vừa chatting với người xem
vừa tiến hành chương trình, và được đặt tên gần giống với tên người dẫn chương trình Disc Jockey.

83. Corpus
thường được dịch là tệp văn bản, mang nghĩa chỉ tập hợp tài liệu được lưu lại dưới dạng hình thức
ngôn ngữ mà máy tính có thể đọc được.

84. Database
Đề cập đến một hệ thống tệp được tổ chức để dữ liệu có thể được lưu trữ, quản lý và truy xuất hiệu quả
bằng cách phân loại và liên kết một cách logic dữ liệu trên máy tính và trực tuyến mà không bị trùng lặp.

85. Data Scientist


Ngày nay là từ chỉ những chuyên gia phân tích Big Data, chỉ nhóm chuyên nghiệp phát hiện khuôn
mẫu nhất định trong số nhiều dữ liệu và kiểm chứng nó.

86. DVI (Digital Visual Interface)


Phương pháp truyền hình ảnh giữa máy tính cá nhân và màn hình, và được gọi là giao diện trực quan
kỹ thuật số.

87. Gamification
Chỉ việc đưa phương pháp điều hành và chế tạo trò chơi vào nội dung media, marketing và giáo dục.

88. HCI (Human-Computer Interaction)


Là thuật ngữ chỉ sự tương tác giữa con người và máy tính, và đó là một lĩnh vực nghiên cứu phương
pháp dễ dàng và hiệu quả hơn trong việc sử dụng máy tính.

89. HDMI (High Definition Multimedia Interface)


Nó là viết tắt của Giao diện đa phương tiện độ nét cao và hỗ trợ hoạt động của các thiết bị như
Streaming adapter, laptop và máy tính thế hệ mới.

90. HTML (HypterText Markup Language)


Là định dạng chuẩn để tạo ra văn bản của các trang web có thông tin cơ bản được bảo lưu trên mạng
Internet.

056
http://www.donga.ac.kr

91. Influencer
Chỉ những người có ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất, truyền tải và chia sẻ thông tin trên mạng online.

92. IPTV (Internet Protocol Television)

03
Là dịch vụ Tivi đa hướng mà có thể xem VOD và truyền hình trực tiếp trên internet. Chỉ đến một dịch
vụ cung cấp dịch vụ thông tin, nội dung video và phát đến máy thu truyền hình bằng Internet tốc độ
cao. Không giống như TV Internet thông thường, nó sử dụng TV thay vì màn hình máy tính và sử dụng
điều khiển từ xa thay vì chuột.

Khoa báo chí truyền thông


93. ISP (Internet Service Provider)
SK Telecom, KT và LG Uplus là các doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ internet và mạng
internet có dây và không dây hàng đầu của Hàn Quốc.

94. MIS (Management Information System)


Ngày nay, nó đề cập đến một hệ thống hỗ trợ thông tin quản lý của một công ty. Đề cập đến một hệ
thống hỗ trợ kiểm soát và quản lý thông tin hiệu quả để tạo ra lợi nhuận - mục tiêu của quản trị kinh
doanh.

95. MOOC (Massive Open Online Course)


Là hệ thống giáo dục trực tuyến tương tác quy mô lớn dựa trên nền tảng Internet.

96. R (R Project for Statistical Computing)


Được phát triển lần đầu tiên tại Đại học Auckland, New Zealand, đây là ngôn ngữ lập trình và phần
mềm dành riêng cho phân tích big data, bao gồm các tính toán thống kê và vẽ biểu đồ.

97. Re-targeting Advertising


Có nghĩa là quảng cáo làm tăng khả năng mua hàng bằng cách chiếu quảng cáo phù hợp bằng cách
sử dụng thông tin như hồ sơ truy cập trang web của người dùng Internet, lĩnh vực quan tâm và lịch sử
mua hàng.

98. SEO (Search Engine Optimization)


Mang nghĩa chỉ việc tạo các trang web và nội dung tìm kiếm theo cách mà công cụ tìm kiếm thu thập
thông tin và gán tầm quan trọng cho nó trên Internet.

99. SNS (Social Networking Service)


Đề cập đến các nền tảng và dịch vụ cho phép người dùng tham gia các dịch vụ mạng xã hội như
Twitter và Facebook, bằng cách chia sẻ thông tin và ý kiến với nhau người sử dụng có thể mở rộng
mạng lưới quạn hệ giữa các cá nhân.

100. UCC (User Created Content)


Nó đề cập đến nội dung được tạo bởi người sử dụng thông thường trong thời đại Internet và được tải
lên các nền tảng trực tuyến khác nhau.

057
Từ vựng chuyên ngành
01. Memedia một người
Có nghĩa chỉ một nền tảng communication mà cá nhân sản xuất, phân phối và chia sẻ nội dung qua
mạng riêng lẻ và một cá nhân một mình tự lên kế hoạch, sản xuất nội dung theo cách riêng của họ.

02. Lý thuyết dòng chảy hai bước (Two-Step Flow Theory)


Là lý thuyết về hiệu ứng truyền thông đại chúng cho rằng sức thông tin hoặc ảnh hưởng từ truyền
thông đại chúng tác động đến quần chúng thông qua ý kiến của người lãnh đạo.

03. Virtual Advertising


Đây là một kỹ thuật quảng cáo tiên tiến, chèn hình ảnh video nhân tạo bằng công nghệ đồ họa máy
tính vào màn hình không có tại thời điểm sản xuất và quay chương trình phát sóng. Chủ yếu xuất hiện
trong lúc phát sóng trận thi đấu thể thao.

04. Fake News


Đề cập đến những tin tức được thể hiện với hình thức của tin tức, nhưng trên thực tế là tin giả không
phải là sự thật. Từ hình thức được soạn thảo đến việc báo cáo sai, loại hình này khá đa dạng.

05. Giám thị khuyển (Watch Dog) (nghĩa đen: Người kiểm soát)
Báo chí được gọi là người kiểm soát (Watch Dog) vì nó phục vụ để giám sát chính phủ nhằm ngăn
chặn lạm quyền và bảo vệ lợi ích của thiểu số.

06. (Health Communication)


Là truyền thông truyền tải thông tin liên quan đến sức khỏe và hành động truyền thông để giải quyết
các vấn đề liên quan đến an toàn và sức khỏe cộng đồng trong nước hoặc quốc tế.

07. (Gate keeping)


Là một loại thiết bị được đặt trong các phương tiện truyền thông như báo chí và phát thanh truyền
hình, và là quá trình trong đó tin tức được lựa chọn bởi người ra quyết định tin tức như biên tập viên
hoặc nhà báo. Đề cập đến việc mang nghĩa là điểm mà thông điệp được chọn và bị biến mất trong
quá trình này.

08. Báo chí đua ngựa (Horse Race Journalsim)


Chỉ việc đưa tin chỉ tập trung vào tình hình đạt phiếu của các ứng cử viên như một trong những hình
thức đưa tin bầu cử. So với một bản tin công bằng dựa trên sự thật, là bản tin chỉ theo đuổi việc ai là
người đi trước và ai là người đứng sau, giống như bản tin viết về đua ngựa mà đơn thuần là để giải trí.

09. (Hard News)


Là tin tức có nội dung mang tính thông tin. Đề cập đến những nội dung tin tức lấy đối tượng là lĩnh
vực như chính trị, kinh tế. Sau khi trải qua một khoảng thời gian nào đó mới thể hiện sức ảnh hưởng.

10. Phát thanh truyền hình quốc doanh (Public Broadcasting)


Đề cập đến việc phát sóng chỉ dành cho phúc lợi của công chúng mà mục đích phát sóng không phải
để kiếm lợi nhuận. Mặt khác, phát sóng thương mại là ngành phát sóng trong đó các công ty nhận
được một mức giá nhất định cho mục đích lợi nhuận.

11. (Quota System of Advertisement)


Luật pháp giới hạn tổng số lượng phát sóng quảng cáo được phép, chỉ đến những hạn chế mức độ
tự do ở đài phát sóng như thời gian, tần suất và phương thức, v.v.

12. (Nudge Marketing)


Khác với marketing thông thường tập trung nhấn mạnh đặc tính của sản phẩm để người tiêu dùng
có thể mua sản phẩm đó. Nudge Marketing là hình thức marketing tiếp cận một cách linh hoạt và nhẹ
nhàng hơn để người tiêu dùng đưa ra lựa chọn.

058
http://www.donga.ac.kr

13. (Native Advertising)


Đề cập đến quảng cáo trực tuyến được thiết kế để trông giống như một bài báo, và được đăng cùng
với những bài báo với thông tin được cung cấp bởi nhà đăng ký quảng cáo. Hiển thị quảng cáo trên
màn hình nơi tập trung góc nhìn của người sử dụng và đánh dấu “quảng cáo” tại vị trí hiện thị nội dung

03
truyền thông và hiển thị quảng cáo ở định dạng tương tự với nội dung, do đó làm giảm cảm giác từ
chối quảng cáo.

14. (Drone Journalism)

Khoa báo chí truyền thông


Chỉ cách làm báo chí mà thu thập dữ liệu và quay phim những nơi con người khó tiếp cận tới bằng
Drone rồi truyền đạt lại hoặc đăng bài báo.

15. (Digital Curation Service)


Đề cập đến dịch vụ mà xử lý và lưu khuôn mẫu sử dụng content của cá nhân trên mạng trực tuyến
bằng Big data và AI phân tích khuôn mẫu đó và đề xuất và đăng tải content phù hợp nhất đến người
sử dụng. Hiện tại dịch vụ này là điểm sáng trong lĩnh vực giải trí và marketing. Gần đây, dịch vụ giám
tuyển kỹ thuật số (Digital Curation Service) đã phát triển vượt ra ngoài việc cung cấp đề xuất trang web
và các thuật ngữ tìm kiếm có liên quan bằng cách sử dụng các thuật toán cơ bản và đang cho thất sự
phát triển hơn nữa bằng việc kết hợp các yếu tố IT tiên tiến như big data, khai thác dữ liệu và AI.

16. (Digital First)


Nói đến phương pháp đăng bài báo trên online trước so với báo giấy. Theo nghĩa rộng có nghĩa là đưa
kỹ thuật số vào tất cả các phân đoạn của quảng cáo, phân phối và sản xuất bài báo, và kết quả là sản
xuất và cung cấp sản phẩm kỹ thuật số có chất lượng cao.

17. (Robot Journalism)


Nó đề cập đến các bài viết được tạo tự động bằng phần mềm máy tính hoặc báo chí tập trung vào
các bài viết như vậy.

18. (Rotoscoping)
Đó là một cách để chỉnh sửa đoạn phim được quay bằng cách vẽ từng cảnh từ một cảnh phim live
action từng cái một. Đây là một kỹ thuật sao chép từng đường viền một của hình ảnh thật và tạo thành
hình hoạt hình sau đó kết hợp chúng với hình ảnh gốc, có thể được coi là sự kết hợp giữa hình ảnh
thực và hoạt hình.

19. (Listicle)
Thuật ngữ "list" dùng để chỉ danh sách các bài báo và "article" dùng để chỉ một bài viết. Nó đề cập
đến một bài viết trong đó thông tin về một chủ đề cụ thể được liệt kê theo thứ tự.

20. (Network Neutrality)


Mang nghĩa là lưu lượng truy cập Internet được truyền bằng cách sử dụng mạng Internet phải được
xử lý như nhau mà không phân biệt đối xử bất kể nội dung hay loại dữ liệu, hoặc thực thể tạo ra hoặc
tiêu thụ nó.

21. Mass Media/ Phương tiện đại chúng


Mang nghĩa chỉ máy móc, kỹ thuật hoặc phương tiện tổ chức cung cấp với số lượng lớn thông tin
cho một số lượng người không xác định. Báo, tạp chí, phát sóng, đài phát thanh, quảng cáo, phim và
phương tiện truyền thông khác.

22. Mapping
Trong computer animation, để thể hiện một mô hình theo cách thực tế, nó đề cập đến việc thể hiện
một hình ảnh hai chiều trên một bề mặt với độ cong ba chiều.

059
03 Khoa báo chí truyền thông • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

23. Modeling
Nó đề cập đến sự định hình của hình dạng của sự vật. Nói chung, nó đề cập đến quá trình vẽ một vật
thể 3D trên máy tính trong quá trình chế tác computer animation của lĩnh vực hoạt hình.

24. Morphing
Nó đề cập đến một kỹ thuật trong đó một hình dạng dần dần thay đổi thành một hình dạng khác
trong media. Ví dụ, khuôn mặt của một con sói biến thành mặt người. Hình dạng, màu sắc và chi tiết
đều thay đổi, khiến chúng trở nên hoàn toàn khác, nhưng bạn không thể nhìn thấy sự dính dáng của
chúng.

25. Montage
Nó là một thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Pháp "monter"(gom lại, tổng hợp). Đây là một kỹ thuật kết hợp
mỗi màn hình hoặc bức ảnh để tạo ra một hình ảnh hoàn toàn khác. Đề cập đến một phương pháp
chỉnh sửa xây dựng nhân tạo các vị trí của cảnh rời trong phim hoặc ảnh.

26. Intercultural Communication


Đề cập đến hiện tượng giao tiếp diễn ra trong xã hội đa văn hóa toàn cầu thông qua thành viên nhóm,
giữa các cá nhân, thành viên tổ chức hoặc phương tiện truyền thông với nền tảng văn hóa khác nhau.

27. Media Semiotics


Nó đề cập đến nghiên cứu về quá trình giải thích và làm rõ mối quan hệ giữa chức năng của một biểu
tượng trong thông điệp truyền thông và ý nghĩa, ý nghĩa và biểu hiện của nó và ý nghĩa liên quan đến
giao tiếp.

28. Media Framing


Trong quá trình đưa tin trên các phương tiện truyền thông về các vấn đề và sự kiện xã hội, nó đề cập
đến việc cung cấp một hình ảnh (khung) cụ thể cho khán giả hoặc người xem bằng cách chọn hoặc
bỏ qua một khung cụ thể cho sự kiện hoặc vấn đề.

29. Media Mix


Đề cập đến một chiến lược tiếp thị sử dụng một phương tiện như nhiều phương tiện, phát triển một
nội dung và áp dụng nó cho phim ảnh, trò chơi, âm nhạc, hoạt hình, kinh doanh character, đồ chơi và
xuất bản. Truyện tranh đang thu hút sự chú ý như là phương tiện truyền thông hiệu quả nhất để sử
dụng trong các phương tiện truyền thông khác.

30. Mise en Scene


Đề cập đến một không gian theo đuổi thẩm mỹ điện ảnh từ quan điểm rằng tất cả các yếu tố được đặt
trước máy ảnh, chẳng hạn như trang phục, trang phục, thiết bị sân khấu, ánh sáng và diễn xuất, hài
hòa với nhau.

31. Echo Chamber


Trong không gian SNS, có một hiện tượng là những người chỉ gặp những người có hệ ý thức tương
tự, và do đó họ không thể nghe thấy những ý kiến khác và xu hướng tư tưởng tập thể của họ liên tục
gia tăng.

32. Cultivation Theory


Lý thuyết giải thích hiệu quả thực tế của truyền thông là một lý thuyết giải thích thực tế rằng truyền hình
độc quyền các nguồn thông tin, suy nghĩ và ý thức của họ cho những người xem TV hơn bốn giờ một
ngày.

33. Brand Placement Advertisement


Đề cập đến một kỹ thuật quảng cáo liên tục thể hiện thương hiệu của một công ty bằng cách chọn
một số phim trong một khoảng thời gian nhất định và liên tục hiển thị một sản phẩm cụ thể. Mặc dù

060
http://www.donga.ac.kr

quảng cáo gián tiếp thế hệ tiếp theo (PPL) chỉ là một quảng cáo sản phẩm duy nhất, BPL (Quảng cáo
vị trí thương hiệu) được đặc trưng bởi tiếp thị thương hiệu tích hợp.

34. Brand Communication

03
Nó đề cập đến sự giao tiếp giữa một công ty và người tiêu dùng đề xuất giá trị của thương hiệu cho
người tiêu dùng, người tiêu dùng chia sẻ giá trị và mua sản phẩm của thương hiệu.

35. Black Journalsim

Khoa báo chí truyền thông


Nó có nghĩa là thế giới hoạt động thông tin mà lột trần sự thật chưa được tiết lộ. Nó đề cập đến các
hoạt động báo chí nhằm đạt được lợi ích cụ thể bằng cách đe dọa hoặc đăng bài bằng cách lợi dụng
điểm yếu của cá nhân, nhóm hoặc tổ chức.

36. Visual Communication


Đề cập đến các phần liên quan đến giao tiếp trực quan ngoài các khóa học giáo dục nghệ thuật truyền
thống như màu nước, chữ, phác thảo và tranh sơn dầu, TV, quảng cáo, phim, nhiếp ảnh, minh họa, in
ấn, và truyện tranh.

37. Critical Communication


Nó tập trung vào sự bất bình đẳng về quyền lực và đề cập đến hành động giao tiếp ngụ ý rằng những
người có sức mạnh trong xã hội đang sử dụng giao tiếp PR như một phương tiện để đàn áp kẻ yếu.

38. Big Data


Dữ liệu được tạo trong môi trường kỹ thuật số đề cập đến dữ liệu quy mô có kích thước lớn, có chu
kỳ tạo ngắn và không chỉ bao gồm dữ liệu số mà còn cả dữ liệu văn bản và hình ảnh.

39. IOT/Internet of Things


Đề cập đến việc cung cấp các dịch vụ mới không được cung cấp bởi các đối tượng riêng lẻ, chẳng
hạn như bàn, xe hơi, túi xách, cây và chó cảnh tất cả đều được kết nối qua mạng.

40. Selective Exposure Theory


Là lý luận chủ trương cho rằng tác động của phương tiện truyền thông đại chúng không đồng nhất,
mạnh mẽ hay trực tiếp. Tác dụng hoặc chức năng của nó chỉ xuất hiện giới hạn và bị giới hạn bởi sự
khác biệt về tâm lý của các cá nhân, ảnh hưởng thứ bậc xã hội và quan hệ xã hội.

41. Selective Exposure Theory


Là lý thuyết cho rằng mọi người không được tiếp xúc với các phương tiện truyền thông một cách
ngẫu nhiên, mà họ thường tiếp xúc với các thông điệp phù hợp với thái độ và ý kiến hiện có của họ.
Do đó, người ta giải thích rằng không phải tất cả các tin nhắn qua phương tiện truyền thông đều được
gửi đến các người nhận, chúng được người nhận truyền tải có chọn lọc, ảnh hưởng của truyền thông
bị hạn chế và cũng có những trường hợp xuất hiện các thông điệp trái với thái độ và ý kiến của họ.

42. Solution Journalism


Nó đề cập đến các bài báo ngôn luận đưa ra giải pháp cho các vấn đề xã hội và dự đoán hậu quả của
chúng. Nó tập trung vào việc đã làm như thế nào chứ không phải là ai đã làm.

43. Smart Media


Đề cập đến phương tiện được cung cấp cho người dùng ở dạng tích hợp nội dung, mạng và nền tảng
sử dụng các thiết bị được trang bị màn hình cảm ứng đa điểm, như điện thoại, máy tính bảng và TV.

44. Scoop
Nói chung, một thông cáo báo chí báo cáo một tin sốt dẻo trước một đối thủ cạnh tranh, hoặc phóng
viên tìm ra một bài viết đặc biệt mà không thể cạnh tranh được.

061
03 Khoa báo chí truyền thông • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

45. Rating
Tỷ lệ hộ gia đình hoặc người xem TV trong toàn bộ dân số trong một khoảng thời gian nhất định. Tỷ
lệ hộ gia đình xem đề cập đến tỷ lệ số hộ gia đình xem kênh truyền hình đặc biệt trong toàn bộ số gia
đình có sở hữu kênh truyền hình. Tỷ lệ người xem cá nhân có nghĩa là tỷ lệ của người xem trên tổng
dân số.

46. Depth
Đề cập đến khu vực mà tiêu điểm máy ảnh được chụp rõ ràng. Người ta nói rằng độ sâu là sâu khi
phạm vi tiêu điểm lấy nét rộng và độ sâu nông khi phạm vi hẹp.

47. Advertorial
Nó là sự kết hợp của advertisement có nghĩa là quảng cáo và editorial có nghĩa là biên tập, và còn
được gọi là bài viết quảng cáo. Nó đề cập đến một hình thức trong đó một quảng cáo được đặt dưới
dạng một bài báo.

48. Ambush Marketing


ambush có nghĩa là "phục kích", là chiến lược marketing mà một công ty có liên quan đến Thế vận hội,
tuy không phải là nhà tài trợ chính thức cho một sự kiện thể thao nhưng thu hút sự chú ý của khách
hàng và tránh né quy định một cách khéo léo thông qua các văn bản quảng cáo.

49. Abusing
Là từ có nghĩa như ngộ dụng, lạm dụng, gây hại, ngược đãi, v.v. đề cập đến hành động gửi bài viết
lặp đi lặp lại nhằm tăng lượng tìm kiếm trên các trang cổng điện tử hoặc tạo ra số click giả để đưa vào
các truy vấn tìm kiếm hàng đầu. Nó cũng được sử dụng như một thuật ngữ trò chơi với nghĩa kiếm lợi
nhuận bất hợp pháp bằng cách sử dụng một hệ thống trò chơi.

50. Embargo
Để dừng bài báo trong một khoảng thời gian nhất định đến một khoảng thời gian nhất định. Nó cũng
được sử dụng để có nghĩa là 'giam giữ hoặc cấm tàu'.

51. Soft News


là tin tức có nội dung mang tính giải trí. Đề cập đến những nội dung tin tức lấy đối tượng là lĩnh vực
thể thao hoặc nghệ sĩ. Gây ảnh hưởng tức thời đến quần chúng.

52. Yellow Journalism


Báo chí mang xu hướng của chủ nghĩa giật gân để thu hút sự tò mò và bản năng vốn có của quần
chúng.

53. Off the Record


Đó là một cách đặt tiền đề rằng các nội dung sẽ không được tiết lộ khi họp báo hoặc phỏng vấn. Nói
cách khác, điều đó có nghĩa là câu chuyện của người nói được xem là thông tin tham khảo, nhưng
không được công bố.

54. On-demand
Đề cập đến các hoạt động kinh tế cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của người
tiêu dùng thông qua cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin ICT và truyền thông, bao gồm cả thiết bị di
động.

55. Ombudsman
Trong trường hợp của các phương tiện truyền thông ở Thụy Điển, nó đã phát triển thành một hệ thống
để sửa chữa khiếu nại của độc giả, người xem hoặc người tiêu dùng. Đề cập đến những chế độ như
thế này.

062
http://www.donga.ac.kr

56. Direct Broadcasting by Satellite


Đề cập đến các chương trình phát sóng trên truyền hình được thực hiện thông qua các vệ tinh để
truyền phát sóng vô tuyến được phóng từ Trái đất. Nó được thực hiện bằng cách sử dụng các vệ tinh
đứng im trên quỹ đạo khoảng 36.000 km so với đường xích đạo.

03
57. Risk Communication
Nó đã được tiết lộ rằng những rủi ro khác nhau của xã hội hiện đại không phải là đối tượng có thể
được kiểm soát tuyệt đối bởi các chuyên gia, vì vậy sự tham gia và giám sát của công chúng đã trở

Khoa báo chí truyền thông


nên cần thiết.

58. Agenda Setting Theory


Truyền thông đại chúng đề cập đến lý thuyết rằng khán giả có khả năng nhận ra các chương trình nghị
sự quan trọng bằng cách chọn và nhấn mạnh các chủ đề đặc biệt.

59. Use and Gratification Theory


Đó là lý thuyết mà người dùng tích cực sử dụng phương tiện truyền thông để đáp ứng mong muốn và
động lực của họ.

60. Interactive Journalism


Đây là một loại nội dung tin tức mới tích hợp các yếu tố đa phương tiện khác nhau như văn bản, hình
ảnh, âm thanh và video vượt ra khỏi góc nhìn của báo chí truyền thống. Tái cấu tạo lại như một nơi
để trải nghiệm vượt ra ngoài khái niệm xem tin tức thông qua việc triển khai một trang web tập trung
nhiều hơn vào hành vi của người đăng ký như cuộn và nhấp chuột.

61. Right to be Forgotten


Đề cập đến “Quyền xóa một bản ghi khỏi nơi bản ghi được lưu trữ vĩnh viễn "hoặc" quyền của một cá
nhân để xóa và ngăn chặn xử lý thêm khi thông tin cá nhân đó không còn cần thiết cho mục đích hợp
pháp". Hiện tại, nó được sử dụng bằng cách kết hợp thông tin trực tuyến với thông tin cá nhân.

62. ELM/Elaboration Likelihood Model


Một mô hình mô tả quá trình xử lý thông tin bằng cách liên kết thông tin có trong tin nhắn với nhu cầu
của cá nhân khi khán giả tiếp xúc với thông điệp thuyết phục. Điều này có nghĩa là quá trình thay đổi
thái độ khác nhau tùy thuộc vào tuyến đường mà khán giả đi là tuyến nào giữa tuyến đường trung tâm
(central route) mà có tầm quan trọng và lợi ích cá nhân cao và tuyến ngoại vi (peripheral route) không
như vậy.

63. Political Communication


Đề cập đến hành động truyền đạt thông điệp hoặc trao đổi biểu tượng (symbol) 'xây dựng chức năng
của hệ thống chính trị' hoặc 'chức năng thể chế chính trị'.

64. Third-Person Effect


Một trong nhiều hiện tượng thiếu hiểu biết xảy ra trong lĩnh vực truyền thông, là xu hướng một người
đối mặt với tin nhắn để thấy rằng hiệu ứng của tin nhắn sẽ mạnh hơn đối với người thứ ba hoàn toàn
khác so với bạn hoặc người thứ hai.

65. Zero-User Interface


Đề cập đến một thuật ngữ đại diện cho một nền tảng mới trong đó công nghệ nhận dạng giọng nói và
AI được kết hợp. Đến năm 2020, dự đoán tỷ lệ người sử dụng 'Zero UI' sẽ đạt 30% tổng số người sử
dụng Internet.

66. Limited Effects Theory


Xuất hiện để bổ sung cho lý thuyết viên đạn ma thuật (bullet theory), là lý thuyết cho rằng hiệu quả của
phương tiện truyền thông đại chúng không quá mạnh mẽ, sức ảnh hưởng của nó bị hạn chế nhưng

063
03 Khoa báo chí truyền thông • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

nó có ảnh hưởng hạn chế và chỉ có tác dụng trong việc củng cố thái độ, giá trị và niềm tin hiện có.

67. AR/Augmented Reality


Đề cập đến công nghệ hợp nhất và bổ sung thông tin và cật thể ảo được tạo ra bằng công nghệ máy
tính trong thế giới thực. Thêm một thế giới ảo với thông tin bổ sung vào thế giới thực bằng thời gian
thực và hiển thị nó thông qua một hình ảnh duy nhất.

68. Chatbot
Đề cập đến một chương trình máy tính được thiết kế cho mục đích mô phỏng các cuộc hội thoại với
con người thông qua giọng nói hoặc văn bản. Còn được gọi là chatterbox, talkbot và chatterbot.

69. The Spiral of Silence Theory


Con người đề cập đến một lý thuyết rằng nếu ý kiến của anh ta chiếm ưu thế về mặt xã hội và phù
hợp với ý kiến chi phối, thì sẽ thể hiện nó như một sự kích thích, và nếu không anh ta có xu hướng giữ
im lặng.

70. Cord-Cutting
Đây là hiện tượng người xem truyền hình trả tiền hủy đăng ký của họ và chuyển sang các nền tảng
mới như OTT và IPTV. Đây là một thuật ngữ xuất phát từ việc bạn không đăng ký truyền hình cáp trả
tiền như truyền hình cáp hiện có và được thể hiện bằng cách “cắt dây”.

71. Cross Media


Đây là một loại tin tức mới được truyền đến khán giả trong khi vượt qua ranh giới của phương tiện
truyền thông bằng cách tạo ra một tin tức theo các phương tiện truyền thông khác nhau như báo, tạp
chí, phát sóng truyền hình, Internet và điện thoại di động.

72. Clustering
Nó đề cập đến một dịch vụ tự động gói tin tức liên quan khi tìm kiếm một từ khóa cụ thể. Nó có hiệu
quả trong việc ngăn ngừa lạm dụng tin tức, nhưng nó không phải là một phương pháp hoàn hảo bởi
vì nó có nhiều khả năng những bài báo bị lạm dụng lại được hiện thị nhiều hơn và không có cách nào
để kiểm soát các bài báo sao chép.

73. Clickbait
Là từ được kết hợp bởi từ “Nhấp vào (click)"và" mồi "(bait), đây là mồi câu khiến người dùng nhấp vào
liên kết bằng cách thu hút sự quan tâm hoặc hứng thú thông qua mồi dẫn người dùng đến nội dung
chất lượng thấp. Điều này bao gồm nội dung hoặc bài viết thu hút người xem và nhận lượng click
hoặc thu nhập thông qua các tiêu đề hoặc hình ảnh kích thích.

74. Bullet Theory


Là một trong những lý thuyết sớm nhất về tác động của truyền thông đại chúng, các phương tiện
thông tin đại chúng đề cập đến lý thuyết rằng nó có ảnh hưởng ngay lập tức và thống nhất đến số
đông khán giả.

75. Investigative Journalsim


Đó là một bài báo mà phóng viên điều tra và khai quật những sự thật và hiện tượng ẩn giấu như tham
nhũng chính trị, tội phạm và tham nhũng của công ty và tiết lộ nó với thế giới.

76. Telecommunication
Là một hệ thống viễn thông truyền thông tin, chẳng hạn như văn bản, giọng nói, video, v.v.. đến một
máy thu, máy thu hoặc đích ở xa trong một vùng xa mà cách xa nguồn thông tin như video, giọng nói,
văn bản với trọng tâm vệ tinh truyền thông và phương pháp điện tử.

064
http://www.donga.ac.kr

77. Transmedia
Nó là một từ ghép của trans và media. Nó đề cập đến một hiện tượng đồng thời liên kết và hợp nhất
với nhau vượt ra ngoài các ranh giới truyền thông.

03
78. Financial Communication
Nó đề cập đến truyền thông chiến lược để thiết lập định giá doanh nghiệp và uy tín doanh nghiệp
mong muốn thông qua giao tiếp tương tác hiệu quả với các công ty, thị trường và các bên liên quan.

Khoa báo chí truyền thông


79. Fact Check
Kiểm tra thực tế bắt đầu theo nghĩa “xác nhận thực tế”, thường được sử dụng trên các phương tiện
truyền thông, nhưng gần đây nó có nghĩa là vai trò tích cực của truyền thông trong việc thông báo cho
độc giả về sự thật và sự giả dối, không chỉ đơn thuần xác nhận sự thật.

80. Reputation Communication


Nó đề cập đến các yếu tố cần thiết để thiết lập danh tiếng như một tài sản vô hình và hành động
truyền thông để quản lý danh tiếng hiệu quả.

81. Freedom of Expression


Đó là một yếu tố không thể thiếu để hiện thực ý tưởng chủ quyền quốc gia là quyền cơ bản để tự do
bày tỏ những gì con người nghĩ về, đồng thời, đó là điều kiện cần thiết để hình thành dư luận dân chủ
là nền tảng của nền dân chủ đại diện.

82. Full HD/Full High Definition


Một công nghệ cải thiện chất lượng hình ảnh nhiều hơn gấp đôi so với cấp HD thông thường. TV Full
HD có độ phân giải 1920 x 1080p.

83. Priming Theory


Nó có nghĩa là thông tin cụ thể được cung cấp bởi các phương tiện truyền thông trở thành tiêu chí
của sự phán xét tại thời điểm của một quyết định quan trọng. Đặc biệt có nghĩa là các yếu tố cụ thể
do truyền thông cung cấp được coi là yếu tố quan trọng nhất và cuối cùng ảnh hưởng đến phán quyết
của cử tri khi đánh giá hoặc lựa chọn thành tựu của một nhân vật quan trọng về mặt chính trị

84. Framing Theory


Đó là một khái niệm có thể được hiểu theo hiện tượng rằng cùng một vụ án nhưng tùy thuộc vào góc
nhìn nào mà ý nghĩa có thế bị thay đổi. Nó giải thích các quá trình ảnh hưởng đến việc phân tích tin tức
của độc giả và người xem và sự hình thành dư luận bằng cách sử dụng các khung cụ thể trong quá
trình lựa chọn và báo cáo phương tiện truyền thông về bất kỳ vấn đề xã hội hoặc sự kiện nào.

85. Filter Bubble


Đó là hiện tượng nhà cung cấp thông tin Internet cung cấp thông tin phù hợp cho người sử dụng và
người dùng chỉ tiếp xúc với thông tin được lọc.

86. MR/Mixed Reality


Thực tế ảo (VR) được áp dụng vào thế giới thực và đề cập đến một môi trường nơi các đối tượng vật
lý và đối tượng ảo có thể tương tác với nhau.

87. Human Communication


Nó đề cập đến hành động giao tiếp thông thường của tình cảm và suy nghĩ của con người bình
thường, và thông hiểu lẫn nhau về ý nghĩa và suy nghĩ đang có.

88. LSM (Live Slow Motion)


LSM là một kỹ thuật hình ảnh cho phép chỉnh sửa trong thời gian thực tốc độ cao và phát lại ngay lập
tức. Biên tập thời gian thực và cho thấy những người chơi vừa kết thúc trận đấu, cảnh của trận đấu,

065
03 Khoa báo chí truyền thông • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

cảnh của buổi lễ và phản ứng của khán giả sau mỗi trận đấu

89. MCN (Multi Channel Network)


Đây là một doanh nghiệp truyền thông giúp các nhà phân phối, nội dung, bản quyền, bán hàng, tài
chính, quảng cáo, hỗ trợ quản lý, v.v., của một hoặc nhiều nhà sáng tạo vừa và nhỏ phổ biến trong các
nền tảng video như YouTube. Bạn có thể nghĩ về nó như một công ty giải trí cho những người sáng
tạo một người.

90. N-Screen
Đề cập đến một dịch vụ hoặc công nghệ cho phép một trong nội dung đa phương tiện (phim, nhạc,
v.v.) được thưởng thức "liên tục" trong N cái thiết bị.

91. O2O (Online to Offline)


Đây là marketing kết nối trực tuyến và ngoại tuyến. Nó đề cập đến một dịch vụ gửi phiếu giảm giá đến
điện thoại thông minh trong thời gian thực khi vào một khu vực cụ thể.

92. OSMU (One Source Multi Use)


Nó đề cập đến một hệ thống phân phối tối đa hóa giá trị gia tăng bằng cách sử dụng một nội dung
gốc ở khoảng cách thời gian và chuyển đổi thành nhiều thể loại, chẳng hạn như phim, trò chơi, ghi âm,
hoạt hình, hàng hóa nhân vật, đồ chơi và ấn phẩm.

93. OTT (Over The Top)


OTT đề cập đến dịch vụ TV có thể được xem qua Internet. OTT cung cấp nội dung video qua Internet,
thay vì bằng tầng sóng hoặc cáp. 'Top' dùng để chỉ một hộp set-top được kết nối với TV, nhưng nói
chung, nó được sử dụng để bao gồm tất cả các dịch vụ video dựa trên Internet.

94. PCM (Premium Commercial Message)


Một tên viết tắt cho "Tin nhắn thương mại cao cấp", một quảng cáo chia một hoặc nhiều giờ lập trình
thành một hoặc hai phần, với một quảng cáo dài một phút ở giữa. Đề cập đến một quảng cáo tạm
thời tương tự thay thế một quảng cáo tạm thời bị cấm bởi các đài truyền hình sóng (trên mặt đất).

95. PPL (Product Placement Advertisement)


Nó đề cập đến một loại chiến lược marketing cho khán giả bằng cách cho sản phẩm xuất hiện như
một món đồ nhỏ trong phim ảnh hoặc phim truyền hình vaf không những cho thấy tên thương hiệu sản
phẩm mà còn để lộ hình ảnh, tên, v.v.

96. PR (Public Relation)


Nó đề cập đến các hoạt động truyền thông nhằm mục đích nâng cao hình ảnh và quảng bá sản phẩm
chủ yếu cho một số lượng không xác định của công chúng nói chung.

97. SMCRE Model


Mô hình SMCRE là mô hình là nền tảng của truyền thông hiện nay và được học giả Rawlell đề cập mô
hình thể hiện quá trình hình thành giao tiếp. Người gửi (Sender) gửi thông điệp ( Message) đến người
nhận (Receiver) thông qua kênh (Channel) chứa đựng nội dung và bằng cahs người nhận nhận được
thông điệp, hiển thị hiệu quả của giao tiếp.

98. SO/PP/NO (System Operator/Program Provider/Network Operator)


Và ba loại đài truyền hình cáp. Được vận hành bởi 3 phân loại hệ thống: (PP) nhà sử dụng kênh phát
sóng (Pp) có một kênh duy nhất và chế tác chương trình và cung cấp cho SO, trạm phát sóng có dây
chung (SO) là trạm phát sóng địa phương truyền các chương trình tới các thuê bao trong khu vực và
mạng cáp, và nhà điều hành mạng (NO), có quyền kinh doanh độc quyền, quản lý và lắp đặt mạng cáp
đến từng hộ gia đình

066
http://www.donga.ac.kr

99. UHD (Ultra High Definition)


Một chiếc tivi cung cấp video độ phân giải cao, đa kênh và âm thanh trung thực so với Full HDTV
truyền thống, cung cấp cho người xem tính chân thực . 3,840 x 2.160p (quét liên tục) đề xuất 4K
UHDTV và với 7.680 x 4.32 đề xuất 8K UHDTV

03
100. VOD (Video On Demand)
Đây là một dịch vụ tương tác tùy chỉnh, truyền một chương trình mong muốn như thông tin, giọng nói
và video tại một thời điểm mong muốn bằng cách sử dụng đường dây liên lạc như đường dây điện

Khoa báo chí truyền thông


thoại, cáp hoặc cáp quang.

067
04
Khoa kinh doanh
Khoa kinh doanh

Giới thiệu Được thành lập vào năm 1956, trải qua lịch sử hơn nửa thế kỷ, khoa quản
trị kinh doanh trường đại học DongA đã nuôi dưỡng cho biết bao thế hệ
nhân tài đã và đang đóng góp cho sự nghiệp phát triển xã hội địa phương
và quốc gia trong các cơ quan giáo dục, doanh nghiệp nhà nước, doanh
nghiệp ưu tú trên toàn quốc.

Hiện tại cùng với việc được trang bị những trang thiết bị giáo dục hiên đại
nhất tại Bumin Campus, và có gần 2000 sinh viên ưu tú và những giáo sư
trứ danh trong mỗi lĩnh vực chuyên ngành trực thuộc khoa. Những giáo sư
của khoa hôm nay cũng đang nỗ lực không kể ngày đêm để nuôi dưỡng
nhân tài quản trị đáp ứng cho mỗi chuyên ngành, cống hiến những nghiên
cứu có chất lượng ưu tú và tư vấn quản trị cho các cơ quan chuyên
ngành.

Khoa quản trị kinh doanh trường đại học DongA thoát khỏi nền giáo dục lý
luận coi trọng sách giáo khoa, hướng tới nền giáo dục sống vừa gắn liền
thực tiễn và lý thuyết. Để đạt được mục tiêu này khoa đang thực hiện giáo
dục kinh doanh mang tính thực tiễn thông qua việc đưa ra những ví dụ
thực tiễn trong kinh doanh và đào tạo theo hướng giải quyết vấn đề. Hơn
nữa, hòa nhịp cùng thời đại quốc tế hóa, khoa đang cung cấp đào tạo
nâng cao năng lực ngoại ngữ như những bài giảng chuyên ngành bằng
ngoại ngữ, chương trình tiến cử ra nước ngoài thực tập. Với hệ thống đào
tạo về kinh doanh tiên tiến như vậy, sau khi tốt nghiệp tỷ lệ có việc làm và
tiêu chuẩn chất lượng nhận việc đang từng bước tỏa sáng, và một điều
chắc chắn rằng khoa đang có những đóng góp to lớn cho việc đào tạo
nhân tài đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày nay .

Trong tương lai, khoa quản trị kinh doanh sẽ làm tốt vai trò là cái nôi đào
tạo nhân tài kinh doanh ưu tú với tư cách là khoa quản trị kinh doanh hiện
đại và cùng với sự đồng tâm hiệp lực của toàn thể nhân viên, khoa sẽ
chuyên sâu hóa mỗi chương trình như nuôi dưỡng nhân tài chuyên môn
kinh doanh quốc tế (Global Business), mô hình hiệp lực doanh nghiệp nhà
trường có liên kết với xã hội địa phương, mô hình giáo dục kinh doanh
hướng giải quyết vấn đề.

Văn phòng khoa Địa chỉ : 225 Gudeok-ro, Seo-gu, Busan (Bumindong-2 ga)
Phòng B(04)-B0604, Tầng 6, tòa nhà Kinh Doanh - khu phòng
học tổng hợp, cơ sở Bumin, trường Đại Học Đông A.
Điện thoại : 051- 200 -7406 / 7489
Từ ngữ nhập môn
<Từ vựng căn bản chuyên ngành quản trị kinh doanh>
01. Quản trị
Là quá trình đưa ra quyết định sau khi thực hiện hoạt động giám sát, lập kế hoạch, tổ chức và chỉ huy
một cách lặp lại và tuần hoàn nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.

02. Người quản trị


Là người hoặc tổ chức mà đưa ra những quyết định cuối cùng liên quan đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, chỉ huy giám sát toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.

03. Ngành quản trị học


Là môn học nghiên cứu tách biệt một cách khoa học những vấn đề liên quan đến vận hành quản lý và
tổ chức của doanh nghiệp.

04. Quá trình quản trị


Là lộ trình hoặc quá trình vận hành và quản lý tổ chức

05. Năng lực quản trị


Là (sức mạnh) mà có thể quản lý và vận hành tổ chức như doanh nghiệp, công ty.

06. (Hạn mức giám sát)


Là phạm vi thực tế mà người chỉ huy có thể áp dụng trách nhiệm, năng lực hay tài sản để phân tích và
kiểm soát con người hay sự việc không để bị sai

07. (Môi trường làm việc)


là môi trường trực tiếp ảnh hưởng và nhận ảnh hưởng từ các tổ chức phúc lợi xã hội.

08. Tổ chức chính thức


Là tổ chức công được công nhận bởi xã hội hoặc quốc gia.

09. Quản lý khoa học


Là phương pháp quản lý lao động và quản lý sản xuất (công xưởng) mang tính khoa học được đề
xướng bởi nhà khoa học người Mỹ Taylor vào cuối thế kỷ 19.

10. Quản trị mang tính quan liêu


Là phương pháp quản lý có khuynh hướng và thái độ mang tính hình thức và tiêu chuẩn giống như
phương pháp của quan chức (những người quan liêu).

11. Quyền hạn


Là phạm vi ảnh hưởng bởi sự quản lý và quyền lực của cơ quan tổ chức hoặc cá nhân nào đó.

12. Phân chia quyền hạn


Là phạm vi ảnh hưởng được chia ra bởi sự quản lý và quyền lực của cơ quan tổ chức hoặc cá nhân nào đó.

13. Chuyển nhượng quyền hạn


Là phạm vi ảnh hưởng bởi sự quản lý và quyền lực của cơ quan tổ chức hoặc cá nhân nào đó chuyển
cho người khác.

14. Chuyển giao quyền hạn


Là bàn giao lại công việc đã từng đảm nhận trong phạm vi quản lý hoặc quyền lực của tổ chức hoặc
cá nhân nào đó và rời khỏi vị trí ấy.

15. Quyền hạn tập trung


Là tập hợp về trọng tâm một điểm ở phạm vi quyền lực và quản lý của cơ quan hoặc cá nhân nào đó.

070
http://www.donga.ac.kr

16. Quản trị quốc tế


Là việc vừa thích ứng với môi trường nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp vừa mở rộng hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp ra quốc tế.

17. Kinh tế quốc tế


Là hiện tượng kinh tế mà hoạt động của doanh nghiệp vượt ra khỏi biên giới của một quốc gia và
hướng ra thế giới.

04
18. Hợp tác mang tính chiến lược quốc tế
Là chiến lược kinh doanh mới nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác và duy
trì quan hệ hợp tác tương hỗ giữa các doanh nghiệp quốc tế.

Khoa kinh doanh


19. Lợi thế cạnh tranh
Là điểm mạnh mà có ưu thế hơn so với các doanh nghiệp cạnh tranh khác về tiêu chí có thể đo lường
như tốc độ, chất lượng, chi phí ....

20. Kế hoạch
Được tạo ra dựa trên tính toán trước về quy mô, phương pháp, trình tự của việc sắp triển khai.

21. Xây dựng kế hoạch


Tính toán trước về quy mô, phương pháp, thủ tục các việc sắp triển khai sau đó xây dựng lên kế
hoạch theo chế độ, chính phủ, quốc gia đó.

22. Kinh tế kế hoạch


Là hệ thống kinh tế mà chính phủ trực tiếp quyết định việc khống chế nên cho đơn vị nào sở hữu yếu
tố sản xuất quan trọng, sản suất cho đối tượng nào, làm thế nào để sản xuất, và sản xuất hoặc cung
cấp hàng hóa hay dịch vụ gì?

23. Môi trường kỹ thuật


Là hệ thống truyền tải thông tin liên quan đến tiêu chuẩn kỹ thuật của xã hội mà tổ chức nào đó thuộc về.

24. Doanh nghiệp


Là loại hình tổ chức sản xuất và bán hàng hóa hay dịch vụ để thu lại lợi nhuận

25. Doanh nhân


Chủ yếu để gọi những người sáng lập thế hệ 1 mà cá nhân sáng lập doanh nghiệp bao gồm cả việc tổ
chức, quản lý và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp. Mang ý chỉ người có thể dự đoán nguy cơ, ứng
biến với nguy cơ và biến nguy cơ thành cơ hội.

26. Quan điểm kinh doanh mang tính quản lý


Là việc quản lý, điều hành con người đồng thời xem xét cách thức vận hành và quản lý theo kế hoạch
của doanh nghiệp hoặc xí nghiệp để rồi đưa ra thái độ suy nghĩ, tình hình, phương hướng.

27. Chiến lược chức năng


Là chiến lược phân theo chức năng của các tổ chức trong mỗi đơn vị doanh nghiệp như quản lý,
R&D, sản xuất, tài chính, nhân sự ... Nhằm tạo nền tảng vững chắc cho chiến lược cấp cao như chiến
lược doanh nghiệp hay chiến lược công ty.

28. Phương pháp quy nạp


Là phương pháp nghiên cứu mà liệt kê toàn bộ nguyên lý hay điểm đặc biệt của một vấn đề cá biệt và
rút ra một kết luận mang tính nguyên lý hoặc kết luận chung.

071
04 Khoa kinh doanh • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

29. Cơ cấu chi phối nội bộ


Là tên gọi chung của hệ thống đưa ra quyết định của doanh nghiệp, chức năng và vai trò của hội đồng
quản trị và ban thanh tra, mối quan hệ của các cổ đông và người điều hành.

30. Phương pháp Delphi


Là phương pháp dự đoán sự phát triển dựa trên ý kiến được đưa ra từ việc thu thập và trao đổi ý kiến
thông qua việc hỏi đáp liên tục với đối tượng là các chuyên gia

31. Thuyết hai nhân tố


Là quá trình duy trì sự thay đổi của một hành động nào đó trong cuộc sống hoặc là chế ngự theo
khuôn mẫu của hành động ấy.

32. Đa dạng hóa


Là phương pháp phát triển, mở rộng lĩnh vực mới như sản phẩm và thị trường.

33. Chiến lược cấp phép (Licensee)


Là chiến lược hợp đồng mà tập thể hay cá nhân mang thương hiệu đã được cấp quyền sở hữu tài
sản cho người khác thuê để thu lại lợi nhuận hoặc trao lại quyền quản lý để người khác có thể sử
dụng quyền sở hữu đó.

34. Lý luận thiết lập mục tiêu


Là lý luận "Những mục tiêu khó nếu có tính cụ thể, tính thách thức và sự feedback thì sẽ mang lại kết quả cao".

35. Tự động hóa lưu thông


Dòng chảy sản phẩm hoặc nguyên liệu được áp dụng hoặc di chuyển thông qua các trang thiết bị
hoặc máy móc mà không cần tới sức của con người

36. Tiêu chuẩn hóa lưu thông


Là việc thống nhất thông tin như đóng gói, bốc dỡ hàng, bảo quản, vận chuyển nhằm đồng nhất dịch
vụ lưu thông.

37. Cánh tay vô hình


Là cơ chế liên kết tự nhiên khi việc mưu cầu lợi ích tư nhân tự động làm tăng lợi ích chung, và việc thị
trường mưu cầu lợi ích riêng làm tăng lợi ích công.

38. Tổ chức không chính thức


Là tổ chức được tạo thành một cách tự nhiên thông qua mối tương hỗ hoặc tiếp xúc mang tính cá
nhân giữa những người đi làm.

39. Tổ chức chính thức


Là thể chế phân công mà được con người tạo ra nhằm đạt được mục tiêu chính thức của tổ chức.

40. Tổ chức mạng lưới


Những bộ phận doanh nghiệp độc lập cho dù có chuyên môn ở những lĩnh vực khác nhau nhưng cũng tạo
ra mối liên kết mang tính nghiên cứu và hợp lực tương hỗ để sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dự án.

41. Doanh nghiệp tư nhân


Là doanh nghiệp người dân tự bỏ vốn ra kinh doanh, là hình thái doanh nghiệp điển hình của xã hội
chủ nghĩa tư bản trái ngược với khái niệm doanh nghiệp nhà nước.

42. Doanh nghiệp nhà nước


Là doanh nghiệp được vận hành với mục đích sản xuất, lưu thông hoặc cung cấp dịch vụ dựa trên
vốn của nhà nước hoặc đoàn thể công cộng địa phương.

072
http://www.donga.ac.kr

43. Leader (người lãnh đạo)


Là người có vị trí dẫn dắt toàn bộ tổ chức hay đoàn thể.

44. Loại hình Leadership


Là một trong những khuôn mẫu tập hợp những điểm chung về tư chất mà người lãnh đạo phải có.

45. Quản lý Marketing


Là việc quản lý các giai đoạn kế hoạch, tổ chức, thực hiện và kiểm soát để thực hiện hoạt động

04
Marketing mang tính tổng hợp, hệ thống và hợp lý.

46. Nghiên cứu ví dụ thực tiễn

Khoa kinh doanh


Là phương pháp nghiên cứu lấy tiêu điểm đặc biệt của một cá nhân hay tập thể sau đó thu thập,
tổng hợp data bằng các phương pháp như interview, quan sát, kiểm tra để hiểu và giải quyết vấn đề
đó bằng phương pháp như interview, quan sát, kiểm tra.

47. Trách nhiệm xã hội


Là việc doanh nghiệp, với tư cách là một thành viên của xã hội phải kinh doanh minh bạch và đi đầu về
các công tác tình nguyện và ý thức trách nhiệm về sự ảnh hưởng của mình tới môi trường và xã hội.

48. Quan điểm tiếp cận tình huống


Lý luận cho rằng việc lãnh đạo đưa ra các quyết định trong mọi tình huống phải phù hợp với hoạt động
kinh doanh của tổ chức đặc biệt là điều quan trọng.

49. Hành vi người tiêu dùng


Là hành vi người tiêu dùng đưa ra quyết định tiêu dùng cuối cùng nhằm tối đa hóa hiệu nhuận đạt
được sau khi so sánh thu nhập của bản thân và tính cần thiết của giá mà sản phẩm mang lại.

50. Phương pháp diễn dịch


Là phương pháp đặt một hai mệnh đề làm tiền đề rồi thông qua những nguyên lý được quy định rõ
ràng tạo ra một mệnh đề mới.

51. Công ty trách nhiệm hữu hạn


Là công ty được thành lập bởi ít nhất 2 thành viên trở lên, chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng số
vốn bỏ ra, và không chịu bất kỳ trách nhiệm nào đối với chủ nợ của công ty.

52. Đạo đức kinh doanh


Là tinh thần kinh doanh mà trong mọi hoạt động của doanh nghiệp và điều hành kinh doanh đều xem giá trị
của đạo đức doanh nghiệp lên hàng đầu, từ đó thực hiện nhiệm vụ hợp lý một cách công bằng, minh bạch.

53. Lý luận thang nhu cầu


Là lý luận động cơ của Maslow cho rằng nhu cầu của con người được cấu tạo theo tầng lớp và việc
thỏa mãn nhu cầu cấp dưới là điều kiện cần thiết để nhu cầu lên nhu cầu cấp cao hơn.

54. Ra quyết định


Là việc chủ doanh nghiệp hoặc người điều hành đưa ra phương hướng cho toàn bộ tình hình kinh
doanh và (hướng đi của) doanh nghiệp.

55. Quá trình ra quyết định


Là quá trình cần thiết để đưa ra quyết định lựa chọn hành động nhằm giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất.

56. Điều hành


Sử dụng và điều hành công ty, cơ quan hoặc tổ chức.

073
04 Khoa kinh doanh • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

57. Kế toán chi phí


Nói một cách thông thường, kế toán chi phí là một kĩnh vực của kế toán, được định nghĩa như một kỹ
thuật tính chi phí của sản phẩm và liên kết với kế toán tài chính.

58. Môi trường thống kê dân số


Là môi trường bao gồm mức thu nhập, mức học vấn, tuổi tác, giới tính và khu vực.

59. Quản lý tài nguyên nhân lực


Là nghiệp vụ nhân sự bao gồm đánh giá, phân bổ, phát triển và mở rộng nguồn nhân lực dựa trên dự
đoán về nhu cầu nhân lực trong tương lai để đạt được mục tiêu của tổ chức.

60. Môi trường tổng quát


Là những yếu tố gây ảnh hưởng gián tiếp đến mọi tổ chức trong hệ thống kinh tế.

61. Intranet
Là hệ thống thông tin tổng hợp những nghiệp vụ trong nội bộ tổ chức thông qua việc sử dụng quy
định về truyền thông tin và kỹ thuật mạng internet.

62. Lập kế hoạch chiến lược


Là việc lập ra kế hoạch tổng thể mang tính dài hạn nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức kinh doanh
hoặc doanh nghiệp một cách hiệu quả

63. Lập kế hoạch chiến thuật


Là việc lập kế hoạch ngắn hạn để đối phó với tình hình biến đổi.

64. Hệ thống thông tin


Là thể tổng hợp của nguồn nhân lực và kỹ thuật mà lưu trữ, tính toán, phân tích và truyền tải thông tin
được yêu cầu bởi một bộ phận hoặc toàn bộ doanh nghiệp.

65. Tổ chức
Là thể chế hợp tác để thực hiện một chức năng nào đó.

66. Điều chỉnh


Là việc hòa giải giữa hai bên phân tranh hoặc thỏa thuận tìm ra điểm thỏa hiệp giữa các bên.

67. Cấu tạo tổ chức


Là hệ thống quản lý mối quan hệ tương hỗ của những người thành lập tổ chức, tức quản lý hoạt động
của các bên cấu thành, tình hình điều chỉnh, phân chia vai trò của các bên cấu thành, mối quan hệ cấp
bậc, chỉ huy và quan hệ quyền lực trong nội bộ tổ chức.

68. Văn hóa tổ chức


Là giá trị tinh thần chia sẻ trong nội bộ, được khởi xướng bởi những người thành lập doanh nghiệp
phân tích và ứng phó với nhiều tình huống khác nhau.

69. Thay đổi tổ chức


Là toàn bộ chương trình được điều chỉnh theo hướng mong muốn của người điều hành hoạt động
của tổ chức hoặc một cá nhân trong nội bộ tổ chức.

70. Sơ đồ tổ chức
Là bảng vẽ biểu - thể hiện cấp bậc mệnh lệnh, phân công quyền hạn và trách nhiệm, quan hệ tương
hỗ của chức vị, bộ phận cấu thành của tổ chức.

074
http://www.donga.ac.kr

71. Công ty cổ phần


Là loại hình doanh nghiệp được thiết lập bởi việc phát hành cổ phiếu dựa trên nghĩa vụ và quyền lợi,
các thành viên góp vốn bằng cách đầu tư cổ phiếu.

72. Sác xuất chủ quan


Người quyết định đưa ra sự phỏng đoán sác xuất.

04
73. Cấu tạo chi phối
Doanh nghiệp là cơ chế điều chỉnh mối quan hệ giữa những người liên quan bao quanh đơn vị hoạt
động kinh tế.

Khoa kinh doanh


74. Chỉ huy
Vị trí của cá nhân được quyết định dựa theo tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập trong tổ chức xã hội.

75. Đầu tư trực tiếp


Mang nghĩa góp vốn trực tiếp, đầu tư gián tiếp là góp vốn gián tiếp. Nhưng hiện nay người ta sử dụng
thuật ngữ như thu hút vốn (nếu nói về đầu tư thì là đầu tư ra nước ngoài).

76. Tập quyền hóa


Quyền quyết định được tập trung vào lớp thượng lưu của tổ chức, hoặc là cơ quan trung ương, cấp cao.

77. Phân quyền hóa


Là việc chuyển giao (ủy nhiệm) quyền đưa ra quyết định cho cơ quan cấp dưới hoặc địa phương.

78. Tiêu chuẩn hóa


Là sự thống nhất theo một tiêu chuẩn đồng nhất về kích thước, hình dạng, chất lượng, chủng loại của
vật liệu hoặc hàng hóa.

79. Kiểm soát


Là hành động thiết lập mọi việc theo những quy cách đã được chỉ định.

80. Tính sáng tạo


Là quá trình mang tính xã hội, tinh thần liên quan đến việc tìm ra một khái niệm hoặc suy nghĩ mới hoặc
dựa trên những kiến thức có sẵn để tạo thành khái niệm mới.

81. Công ty liên doanh


Là loại hình tổ chức phức hợp được tạo thành bởi thành viên trách nhiệm hữu hạn và thành viên trách
nhiệm vô hạn.

82. Hợp tác xã


Là tổ chức đoàn thể được những người thiếu thốn về mặt kinh tế tạo ra để mưu cầu lợi ích kinh tế.

83. Quan điểm khoa học hành vi


Là quan điểm của khoa học kinh nghiệm mang tính kiểm chứng nhằm quản lý, dự đoán, giải thích tổng
hợp hành động của con người.

84. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ


Là một trong 5 yếu tố cấu thành báo cáo tài chính, trong đó thể hiện dòng lưu thông tiền mặt của
doanh nghiệp trong thời gian nhất định.

85. Tính đảm bảo


Mức độ tin tưởng về một mối quan hệ hoặc sự thật nào đó.

075
04 Khoa kinh doanh • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

86. Tính hiệu quả


Ý nghĩa mức độ đạt được đối với mục tiêu của kết quả.

87. Tính hiệu suất


Là lượng sản xuất mong đợi trên sự đầu tư tối thiểu.

88. Thay đổi hành vi


Việc lời nói và hành động có ý thức của con người chuyển đổi thành hành động có ý thức mang một
mục tiêu và động cơ nhất định.

89. Điều tra Marketing


Là việc thực hiện chức năng giúp đỡ doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể giao tiếp với nhau thông
qua việc thu thập số liệu.

90. Cộng đồng hóa lưu thông


Là hoạt động lưu thông được thực hiện chung bởi 2 bên trở lên nhằm giảm chi phí và nâng cao hiệu
suất giao nhận hàng hóa bằng nguyên tắc tập trung vào đồng nhất doanh nghiệp và đồng nhất khu
vực như một mắt xích của hệ thống lưu thông.

91. Lợi tức


Là việc doanh nghiệp phân chia lợi nhuận của doanh nghiệp cho những người có cổ phiếu dựa theo
phần trăm sổ phiếu sở hữu.

92. Đền bù
Trả lại phần tổn thất gây ra cho người khác.

93. Benchmarking
Là phương pháp mà những chủ thể kinh tế đa dạng như cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ nhằm rút
ra bài học kinh nghiệm hoặc đề xuất chiến lược cần thiết thông qua việc phân tích so sánh một tình
huống điển hình hoặc đối tượng có giá trị tham khảo để nâng cao thành quả của mình.

94. Hệ thống sản xuất


Là việc đưa thông tin, năng lượng, nguồn lao động, nguyên phụ liệu đã được cung ứng vào sản xuất
để tạo ra dịch vụ hoặc sản phẩm mà khách hàng mong muốn.

95. Sắp đặt trang thiết bị


Là công việc sắp đặt thiết bị, máy móc để có thể làm việc một cách hiệu quả và kinh tế nhất, hơn nữa
đảm bảo người lao động có thể làm việc thoải mái và an toàn.

96. Nhu cầu thỏa mãn


Là nhu cầu khắc phục khó khăn để đặt được mục tiêu cao, là nhu cầu hoàn thành được một việc khó
khăn nào đó.

97. Mô hình thực dụng


Là mô hình được thực hiện giống y chang với thực tế.

98. Kế toán tài chính


là bản báo cáo ngoại bộ sắp xếp, phân loại, ghi chép, nhận biết những hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp với mục đích thông báo ra bên ngoài doanh nghiệp.

99. Phương pháp quản lý dự án


Là việc cần quản lý dự án một cách hiệu quả để thực hiện dự án thành công khi triển khai một dự án
nào đó. Tại thời điểm lập kế hoạch cho dự án, (quản lý dự án) phải bao gồm cả các bộ phận quản lý

076
http://www.donga.ac.kr

nhân lực, quản lý tiền vốn, quản lý nhật trình từ khi bắt đầu dự án đến khi kết thúc.

100. Phương pháp phân tích


Phương pháp phân tích kinh doanh doanh nghiệp bằng cách tính toán tỷ lệ của các số liệu kế toán có
liên quan đến nhau.

04
Khoa kinh doanh

077
Từ vựng chuyên ngành
<Quản lý tài chính>
01. Chi phí vốn bình quân gia quyền (Trung bình trọng số chi phí vốn) (WACC : weighted average cost of capital)
Là giá trị trung bình chi phí vốn của các khoản tài trợ vốn của doanh nghiệp để tính toán giá trị doanh
nghiệp.

02. Hiệp phương sai (covariance)


Là giá trị cấp nhân xác suất biến thiên giữa hai biến có chênh lệch (phương sai).

03. Hệ số tương quan (correlation coefficient)


Là giá trị được tiêu chuẩn hóa bởi chia hiệp phương sai (covariance) của hai biến với tích độ lệch
chuẩn (standard deviation) của chúng.

04. Tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng (expected)


Tìm giá trị trung bình (hoặc giá trị kỳ vọng) đáp ứng sác xuất phát sinh và tỷ lệ lợi nhận cổ phiếu theo
mỗi tình huống.

05. Quản lý tài chính (finance)


Là môn học đề cập đến những phương pháp và lý luận cần thiết để kêu gọi và sử dụng vốn.

06. Bảng cân đối kế toán (B/S : balance sheet)


Bảng kế toán thể hiện tình hình tài chính ở một thời điểm nhất định ( cấu tạo bởi phần ghi có và phần
ghi nợ)

07. Bên nợ
Thể hiện tài sản (tài sản lưu động và tài sản cố định) đang sở hữu của doanh nghiệp như tòa nhà, đất
đai, trang bị máy móc, tài sản tồn kho,... Ở phần bên trái bảng cân đối kế toán Bảng này thể hiện vốn
của doanh nghiệp đang được sử dụng như thế nào.

08. Bên có
Ở bên phải bảng cân đối kế toán thể hiện (vốn, nợ) các nguồn vốn ở dạng nào để đạt được tài sản sở hữu.

09. Giá trị tiền tệ theo thời gian


Việc đánh giá khác đi giá trị của cùng một lượng tiền so với giá trị được tính toán tại thời điểm trước đó.

10. Giá trị lãi kép (CV: compound value)


Tính toán tỷ lệ lãi suất dựa trên tổng cộng gộp lãi suất (không được rút giữa chừng cho đến khi mãn
kỳ) vào vốn ban đầu.

11. Niên kim (annuity)


Là việc nhận một khoản tiền nhất định vào một khoảng thời gian nhất định cuối mỗi năm.

12. Giá trị hiện tại (PV: present value)


Là giá trị đánh giá giá trị dòng tiền xuất hiện trong tương lai theo mốc thời điểm hiện tại.

13. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR: internal rate of return)


Lãi suất bình quân năm thu được từ đầu tư. Mỗi dự án đầu tư đều có giá trị riêng, vì đây là lợi suất có
thể thu được từ dự án đầu tư đó nên được gắn thêm từ “nội bộ”.

14. Đường bàng quan (indifference curve)


Là tổ hợp mà đối với nhà đầu tư tỷ lệ rủi ro và lợi suất thu lại bằng nhau (liên kết bằng đường tổng hợp
giống như hiệu dụng).

078
http://www.donga.ac.kr

15. Phương sai (variance)


Tìm và đáp ứng với các sác xuất phát sinh giữa lãi suất kỳ vọng E(R) và lãi suất thực tế R mà có thể
xuất hiện riêng biệt. Là giá trị cộng dồn vào tích của mỗi bình phương độ lệch Độ lệch chuẩn (standard
deviation).

16. Chi phí vốn cổ phần (Cost of Equity)


Trong trường hợp phát hành cổ phiếu để huy động vốn, người cung cấp vốn phải chịu chi phí cấp
phát quyền sử dụng vốn cho nhà đầu tư.

04
17. Chi phí sử dụng vốn (Cost of Capital)
Là chi phí trả trả công (thù lao) về sử dụng vốn cho nhà đầu tư đã cung cấp vốn.

Khoa kinh doanh


18. Chi phí sử dụng vốn ngoài
Là khoản phí doanh nghiệp trả cho người sở hữu cổ phiếu bằng giá sử dụng như khoản nợ.

19. Lợi suất bình quân thu lại (ARR : average rate of return)
là lãi suất thu được từ việc chia lợi nhuận thuần bình quân năm của dự án cho vốn đầu tư bình quân năm

20. Hồ sơ năng lực (portfolio)


Là tập hợp nhiều loại tài sản (cổ phiếu) hoặc danh mục đầu tư phân tán.

<Quản lý nhân sự>


01. 1. Chương trình phát triển nghề nghiệp (career development program: CDP)
Là chương trình quản lý nguồn nhân lực mà tham gia và thực hiện việc đặt mục tiêu sự nghiệp dài hạn
và kế hoạch thực hiện nhằm đạt được mục tiêu chung cuả tổ chức và cá nhân.

02. 2. Phỏng vấn cấu trúc hóa (structured interview)


Là phương pháp phỏng vấn mà người thực hiện tạo ra một bảng câu hỏi chuẩn, và dùng bảng câu
hỏi đó phỏng vấn nhiều đối tượng khác nhau và đo lường kết quả thông qua câu trả lời thu được.

03. 3.Cố vấn (mentoring)


Là việc người có nhiều kinh nghiệm và kiến thức hướng dẫn hoặc đưa ra lời khuyên nhằm phát triển
tiềm năng hoặc năng lực của người được tư vấn.

04. 4. Quản trị theo mục tiêu (management by objective: MBO)


Là phương pháp vận hành tổ chức một cách tổng quát mà những người thành lập tổ chức tham gia,
thành lập mục tiêu và đánh giá thành quả đạt được sau khi tiến hành sản xuất.

05. 5.Phúc lợi (fringe benefits)


Là những chính sách phúc lợi mà doanh nghiệp cung cấp cho nhân viên ngoài tiền lương để giúp nâng
cao đời sống nhân viên và tăng hiệu suất trong công việc.

06. 6.Chế độ tuyển dụng nhân viên tiến cử (employee referral)


Là chế độ tuyển dụng nhân viên mới mà khi trong công ty cần người thì sẽ ưu tiên sự đề cử của các
nhân viên hiện có.

07. 7.Đánh giá đa diện 360 độ


Là phương pháp đánh giá nhằm cải thiện điểm yếu của đánh giá hướng hạ (cấp trên đánh giá cấp
dưới), phương pháp này đánh giá dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau như ngoài cấp trên, còn có bản
thân (tự đánh giá), cấp dưới, đồng nghiệp, khách hàng và chuyên gia ngoài.

08. 8. Mở rộng nghiệp vụ


Là việc gia tăng số lượng công việc bằng cách mở rộng phạm vi làm việc theo chiều ngang.

079
04 Khoa kinh doanh • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

09. 9. Stress interview


Phỏng vấn trong tình trạng căng thẳng là phương pháp phỏng vấn bằng cách tạo ra tình huống căng
thẳng cho ứng viên bằng các câu hỏi mà ứng viên không lường trước được. Sau đó, bằng nền tảng
ứng viên thể hiện thành thật, không diễn kịch hay tập luyện trước, đo lường năng lực phản ứng với
tình huống, cách thực hiện và suy nghĩ của ứng viên.

10. 10.Chuyển việc (turnover)


Là việc thay đổi nghề nghiệp hoặc nơi làm việc.

11. 11.Xã hội hóa tổ chức (organizational socialization)


Là quá trình một cá nhân nào đó luyện tập và đạt được kỹ thuật, kiến thức, giá trị, thái độ, quan niệm
và hành vi đã được công nhận trong một tổ chức hoăc tập thể hoặc cá nhân.

12. 12.Giao thoa nhiệm vụ (overlapped workplace)


Là phương pháp thiết kế phân công nhiệm vụ sao cho mỗi nhân viên đều có một phần nhiệm vụ trùng
lặp với nhân viên khác, phần giao thoa nhiệm vụ của 2 người có thể được làm chung.

13. 13.Bảng mô tả công việc (job description)


Là bảng ghi chép lại nội dung công việc, điều kiện tác nghiệp, trình tự và cách thức thực hiện công việc.

14. 14.Bảng kê khai nhiệm vụ (job specification


Là yêu cầu năng lực mà nhân viên phụ trách công việc tương ứng phải đáp ứng.

15. 15.Phân tích công việc


Là việc làm rõ một cách có hệ thống nội dung công việc để đưa ra thông tin nhiệm vụ quan trọng cho
việc quản lý nguồn nhân lực.

16. 16.Nhiệm vụ (task)


Là đơn vị công việc được chia cho mỗi nhân viên.

17. 17.Chức vụ (position)


Là tổng hợp nhiệm vụ được giao cho một cá nhân.

18. 18.Tăng ca
Là việc thời gian làm việc quá so với thời gian làm việc chính thức.

19. 19.Đào tạo thực tế tại doanh nghiệp (On-the-Job Training: OJT)
Là hình thức phổ biến nhất trong đào tạo nội bộ, có thể dễ dàng đào tạo nghiệp vụ cho mọi cấp bậc
trong tổ chức. Là cách đào tạo mà người được đào tạo có thể thực hiện công việc thực tế trong thời
gian làm việc.

20. 20.Lỗi hào quang (halo errors)


Là khuynh hướng đánh giá mà người đánh giá lấy một khía cạnh không quan trọng của đối tượng và
đánh giá một cách tích cực.

<Marketing>
01. Cân nhắc thương hiệu (consideration set)
Trong trường hợp không nhận đủ thông tin từ nguồn tin nội bộ của người tiêu dùng, họ sẽ tham chiếu
sang những thương hiệu khác ngoài thương hiệu mà họ nhớ.

02. Độ bao hàm (involvement)


Là mức độ nỗ lực tham gia vào để giải quyết vấn đề hoặc thỏa mãn nhu cầu.

080
http://www.donga.ac.kr

03. Điều tra thăm dò (exploratory research)


Là việc thu thập, phân tích dữ liệu thông qua sử dụng phương pháp định tính (không đo lường).

04. Điều tra kỹ thuật (descriptive research)


Là phương pháp điều tra mà ghi chép lại kết quả thu thập, phân tích số liệu về đặc trưng của đối
tượng điều tra.

04
05. Điều tra nhân quả (causal research)
Là điều tra làm sáng tỏ nguyên nhân của một hiện tượng đang xảy ra trên thị trường là gì. Làm rõ mối
quan hệ giữa hai bên trở lên.

Khoa kinh doanh


06. Sự hài lòng của khách hàng
Là trạng thái cảm xúc mang tính tích cực cảm nhận được của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ,
sản phẩm.

07. Mất cân bằng nhận thức sau mua sắm (post-purchase cognitive dissonance)
Trong quá trình đưa ra quyết định , người tiêu dùng xem đó là phương án tốt nhất và đi đến quyết định
mua sắm. Mất cân bằng nhận thức sau mua sắm là trạng thái người tiêu dùng mâu thuẫn và nghi ngờ
về sự lựa chọn của mình.

08. Khách hàng hóa đám đông (mass customization)


Là phương pháp marketing và sản xuất mới nhằm tăng năng lực cạnh tranh và giảm chi phí sản xuất
bằng cách sản xuất số lượng lớn sản phẩm hoặc dịch vụ được cá nhân hóa cho đám đông.

09. Marketing hỗn hợp (marketing mix)


Là chiến lược mà nhà quản trị tổng hợp, điều hòa và sử dụng nhiều phương pháp marketing khác
nhau trong cùng một thời điểm nhất định, trong một điều kiện nhất định. 4P: sản phẩm (product) ,kênh
phân phối (place), giá bán (price), khuyến mãi (promotion)

10. Chiến lược giá bán gộp combow (bundling price strategy)
Là chiến lược bán gộp nhiều loại sản phẩm khác nhau tạo thành combo và bán cùng một giá.

11. Chiến lược lướt giá thị trường (market skimming pricing)
Chiến lược đưa giá cao tại thời điểm ra mắt và giảm dần theo thời gian nhằm tối ưu hóa lợi ích đạt
được và trả lại chi phí marketing ban đầu mà tiêu tốn cho giai đoạn phát triển và ra mắt sản phẩm mới.

12. Chiến lược giá thâm nhập thị trường (market penetration pricing)
Là chiến lược giá thâm nhập lần đầu vào thị trường bằng chính sách đặt giá thấp cho sản phẩm mới,
và đảm bảo tăng số lượng khách hàng lên nhanh chóng trong thời gian ngắn.

13. Chiến lược giá không theo đối thủ cạnh tranh
Là phương pháp quyết định giá giữ vững chính sách giá hiện tại của doanh nghiệp mà không màng
tới chiến lược giá của đối thủ cạnh tranh. Là chiến lược hạn chế hành vi gây nên cuộc cạnh tranh giá
không cần thiết và tập trung vào việc duy trì chiến lược giá phù hợp với thương hiệu của công ty.

14. Chiến lược giá theo ý định chi trả của khách hàng
Llà chiến lược giá duy trì chất lượng của sản phẩm hiện tại và thay đổi giá theo ý định chi trả của khách
hàng.

15. Chiến lược giá theo cấu trúc hóa


Là chiến lược giá cung cấp nhiều lợi ích tín dụng khi khách hàng mua sắm làm xoa dịu rào cản mua
sắm của khách hàng và tăng doanh thu.

081
04 Khoa kinh doanh • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

16. Phân khúc thị trường


Là việc chia thị trường ra theo các tiêu chuẩn đặc trưng, sao cho mỗi phân khúc thị trường đều mang
đặc trưng nhất định, từ đó lập kế hoạch làm tăng doanh thu.

17. Phân tích SWOT


Là việc thành lập chiến lược marketing bằng cách phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp để phát
hiện điểm mạnh và điểm yếu, phân tích môi trường bên ngoài để tìm ra cơ hội và nguy cơ, dựa trên
đó phát huy điểm mạnh, củng cố điểm yếu, sử dụng cơ hội và giảm thiểu nguy cơ. Yếu tố môi trường
nội bộ: điểm mạnh (strength), điểm yếu (weakness), yếu tố môi trường bên ngoài: cơ hội (opportunity),
nguy cơ (threat).

18. Chiến lược STP


Là phân tích thị trường bằng quá tình thành lập kế hoạch marketing theo sự biến đổi của thị
trường. Trong đó sau khi nắm được phân khúc khách hàng (segmentation), điều tra thị trường mục
tiêu (targeting), phân tích sản phẩm làm thế nào để định vị trên thị trường (Positioning).

19. Phân tích ALO


Là việc phân khúc thị trường dựa trên đặc trưng mang tính tâm lý mà có thể khác nhau giữa những
người thuộc cùng một tập hợp mang tính thống kê dân số giống nhau về tuổi tác hoặc giới tính, thu
nhập, nghề nghiệp.

20. Hàng khảo giá (shopping goods)


Trước khi đưa ra quyết định mua sắm, người tiêu dùng đến nhiều cửa hàng khác nhau để so sánh sản
phẩm mình sẽ mua có giá cả, chất lượng, mẫu mà thế nào.

<Kế toán>
01. Tài sản tồn kho (inventories)
Là tài sản trong quá trình sản xuất hoặc bảo quản để bán trong quá trình kinh doanh hoặc là tài sản tồn
tại ở trạng thái hàng tiêu hao hoặc nguyên vật liệu sẽ input vào quá trình cung cấp dịch vụ.

02. Bút toán (journalizing)


Được phân loại thành khoản nợ(bên trái sổ kế toán) và khoản vay (bên phải sổ kế toán) và là thủ tục
quyết định ghi chép bao nhiêu tiền và ghi chép khoản mục gì.

03. Công nợ dài hạn (long-term liabilities)


Trong số các khoản nợ thì công nợ dài hạn là khoản nợ phải trả lại trong vòng 1 năm sau khi mãn kỳ
(trái phiếu, tiền cọc thuê, khoản vay dài hạn, nợ thêm vào tiền nghỉ hưu, nợ thuế pháp nhân tồn đọng,
nợ mua dài hạn).

04. Chu kỳ kế toán (accounting cycle)


Là quá trình liên tục thực hiện công việc kế toán mỗi chu kỳ mà nếu xuất hiện giao dịch kế toán thì ghi
chép vào sổ kế toán và hoàn thành báo cáo kế toán cuối cùng .

05. Phương trình kế toán (accounting equation)


Là phương trình thể hiện mối quan hệ giữa vốn, nợ và tài sản.

06. Khoản phải trả (accounts payable)


Là khoản chưa thanh toán cho việc mua sản phẩm, nguyên liệu, dịch vụ.

07. Phương pháp kế toán phát sinh (accrual accounting)


Là hình thức kế toán mà chỉ tính toán và phân biệt bằng lợi nhuận của giao dịch mang tính kế toán có
ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong thời gian nhất định.

082
http://www.donga.ac.kr

08. Vốn cổ phần (capital stock)


Là tiền trở thành nguồn vốn để bắt đầu hoặc duy trì doanh nghiệp.

09. Tài sản (assets)


Là tài sản vô hình hoặc hữu hình có tính kinh tế mà doanh nghịệp hoặc cá nhân đang sở hữu.

10. Thặng dư vốn (capital surplus)


Là phần thặng dư phát sinh khi thực hiện giao dịch vốn chứ không phái là giao dịch kinh doanh. Là

04
thặng dư xuất hiện từ lợi ích khi nhượng lại cổ phần được thừa kế hoặc tạm thời nắm giữ, khoản miễn
trừ nợ, lợi ích từ tài sản phát sinh mà có từ bảo tồn vốn, lãi bảo hiểm phát sinh dựa trên tài sản cố
định, tiền trách nhiệm thi công, tiền bổ trợ quốc khố được thêm vào phần chi tiêu của vốn, chênh lệch

Khoa kinh doanh


do phát hành cổ phiếu mới, lãi khi cắt bớt vốn, lãi khi sát nhập.

11. Giá vốn hàng bán (cost of goods sold)


Là giá gốc màdoanh nghiệp tiêu tốn vào quá trình sản xuất sản phẩm.
Giá vốn hàng bán = Giá gốc ban đầu + Giá bán sản phẩm trong kỳ - Giá bán sản phẩm cuối kỳ.

12. Tài sản ngắn hạn (current assets)


Là một khái niệm trong phân loại tài sản , nằm đối ứng với tài sản cố định.

13. Khấu hao tài sản (depreciation)


Những thiết bị dụng cụ mà doanh nghiệp đang sử dụng theo thời gian sẽ bị giảm giá trị kinh tế do các
sản phẩm mới xuất hiện, hoặc là bị giảm giá trị trong quá trình sử dụng. Khấu hao tài sản là phương
pháp bảo tồn phần giá trị bị giảm này.

14. Kế toán kép (double entry bookkeeping)


Ghi chép bằng phương pháp chia tất cả các giao dịch thành khoản vay và khoản nợ.

15. Lợi nhuận ròng (gross profit)


Là số tiền còn lại sau khi trừ giá vốn trong tổng doanh thu.

16. Thu nhập ròng (net income)


Là lợi nhuận doanh nghiệp kiếm được trong thời gian nhất định thông qua các hoat động kinh doanh
trừ cho phần chi phí.

17. Lợi nhuận doanh nghiệp (operating income)


Là lợi nhuận phát sinh trong quá trình kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp. Là số tiền còn lại sau khi
lấy doanh thu trừ cho phí bán hàng, phí quản lý, và giá vốn bán hàng.

Lợi nhuận thặng dư (retained earnings)


18. Là số tiền giữ lại tại công ty từ số tiền còn thừa sau khi chia lợi nhuận cho các cổ đông trong lợi nhuận
ròng phát sinh của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (thặng dư lợi nhuận chuyển giao, tiền tiết
kiệm ủy nhiệm, tiền tiết kiệm khác, tiền chuẩn bị lợi ích).

19. Khoản phải thu (accounts receivable)


Mang ý nghĩa hối phiếu phải thu như khoản mua chịu hoặc khoản nợ mà phát sinh trong quá trình
doanh nghiệp bán sản phẩm.

20. Khoản phải trả (trade payables)


Mang ý nghĩa hối phiếu phải thu như khoản mua chịu hoặc khoản nợ mà phát sinh trong quá trình
doanh nghiệp mua sản phẩm.

083
04 Khoa kinh doanh • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

<Quản lý vận hành >


01. Đường trung bình tuyến tính di động (Weight moving average)
Trong việc phân tích chuỗi thời gian truy tìm vị trí xe đã mở rộng khái niệm đường bình quân di động, là
thuật toán dự đoán vị trí bằng cách thêm giá trị gia tăng vào giá trị bình quân đạt được gần nhất.

02. Lưu đồ (process Chart)


Là phương pháp biểu hiện bằng sơ đồ việc phân loại theo tính chất của chuỗi công việc theo trình tự
công việc hoặc công đoạn chế tạo.

03. Cân bằng chuyền (line balancing)


Là công việc quyết định hợp lý công đoạn chế tạo bằng cách sắp xếp sao cho cân bằng các công
đoạn sản xuất tạo nên chuyền (line).

04. Mã vạch (barcode)


Với mục đích để cho máy móc có thể đọc được số hoặc ký tự đặc biệt Barcode là loại mã có thể
được giải mã quang học, được biểu hiện bằng những vạch thẳng đứng có độ dày khác nhau .

05. Quản lý sản xuất (production management)


Là chuỗi chính sách nhằm phát huy năng lục sản xuất cao nhất và năng suất hóa hoạt động sản xuất
của doanh nghiệp.

06. Năng lực sản xuất (Production capacity)


Là thành tích sản xuất cao nhất mà có thể sản xuất được khi doanh nghiệp vận hành bình thường
trong điều kiện sẵn có (thiết bị, nhân công, hiệu suất sản xuất ,...)

07. Dây chuyền sản xuất (production line)


Là dòng chảy có hệ thống từ công đoạn sản xuất phụ tùng, nguyên liệu cho đến khi lắp ráp hoàn thiện
sản phẩm.

08. Mức sản xuất (production rate)


Là tỷ suất sản lượng thực so với tổng sản lượng có thể sản xuất khi vận hành hoàn toàn tất cả máy
móc với thiết bị cố định.

09. Dự báo mức cầu (demand forecasting)


Là công việc dự đoán nhu cầu của tương lai thông qua việc tổng hợp kết quả điều tra dự báo mỗi loại
như điều tra thị trường dựa trên nền tảng phân tích nhu cầu.

10. Tồn kho an toàn (safety stock)


Là số lượng tồn kho được lên kế hoạch duy trì nhằm phòng tránh việc mất cân bằng cung cầu thông
thường.

11. Công đoạn liên tục (continuous processes)


Là phương thức thiết bị vừa bỏ nguyên liệu vào đồng thời vừa lấy ra giống như phương pháp lắp ráp
của thiết bị.

12. Sản xuất liên tục (continuous production)


Là phương thức được sử dụng khi sản xuất số lượng lớn cùng một loại hàng hóa.

13. Hệ thống sản xuất linh hoạt (flexible manufacturing system: FMS)
Là dây chuyền sản xuất đa dạng có tính linh động có thể xử lý nhiều chủng loại sản phẩm mà không
làm giảm năng suất.

084
http://www.donga.ac.kr

14. Thời gian rỗi (idle time)


Là khoảng thời gian không làm việc hoặc hệ thống máy tính có khả năng sử dụng được.

15. Bảng kê nguyên vật liệu (bill of materials: BOM)


Là danh sách về phụ phẩm mà cấu thành nên sản phẩm.

16. Kế hoạch yêu cầu nguyên vật liệu (material requirement planning: MRP)
Là hệ thống vừa tính toán để quản lý tồn kho có hiệu quả vừa là quản lý lịch trình bằng cách tính

04
ngược thời gian và số lượng cần thiết của phụ tùng, sản phẩm công đoạn, linh kiện, nguyên phụ liệu
và lập kế hoạch huy động mỗi loại phụ liệu cần cho quá trình sản xuất trên nền tảng công đoạn và số
lượng sản phẩm cần sản xuất.

Khoa kinh doanh


17. Sản xuất tức thời (just in time: JIT)
Quản lý sản phẩm để sử dụng hết nguyên liệu đầu vào, không để tồn kho.

18. Biểu đồ Pareto (Pareto Analysis)


Là phương pháp thu thập thông tin và số liệu của issue có thể trở thành vấn đề và tập trung theo từng
nhóm để tìm ra vấn đề quan trọng.

19. Heuristics
Là phương pháp phỏng đoán được sử dụng nhanh chóng trong tình huống không đủ thông tin hoặc
thời gian để đưa ra quyết định hợp lý, hoặc tình huống không nhất thiết phải cần đưa ra phán đoán
hợp lý hoặc có hệ thống.

20. Thời gian huy động (lead time)


Là thời gian đáp ứng cần thiết thông thường tính từ khi nhận đặt hàng sản phẩm cho đến khi giao
hàng hoàn tất.

085
05
Khoa du lịch
Khoa du lịch

Giới thiệu khoa Du lịch là một ngành học thúc đẩy những người tài năng có đam mê và
thách thức tham gia vào ngành công nghiệp như đại lý du lịch, hãng hàng
không, khách sạn, resort, casino và hội nghị ở trong nước. Chương trình
giảng dạy của khoa du lịch quốc tế (quản trị du lịch) được hình thành bởi
những môn học chuyên ngành tự chọn, chuyên ngành bắt buộc và môn
học căn bản liên quan đến ngành quản trị đang dẫn dắt nhiều doanh
nghiệp du lịch. Trong những môn chuyên ngành bắt buộc và chuyên ngành
tự chọn có nhiều môn được thiết kể bằng ngoại ngữ, với mục đích đào tạo
ra những chuyên gia du lịch xứng tầm thời đại toàn cầu hóa.

Mục tiêu giáo dục - Tham cứu phương pháp quản lý và lý luận du lịch quốc tế với đối tượng
là doanh nghiệp du lịch và giải trí.
- Quản lý hiệu quả công nghiệp du lịch và phát triển bảo vệ tài nguyên du lịch.
- Nghiên cứu phương pháp duy trì khách du lịch nước ngoài và giải trí lành
m ạnh của người dân, đồng thời nuôi dưỡng nhân lực chuyên môn cần
thiết cho ngành công nghiệp du lịch.

Văn phòng khoa Địa chỉ : 225 Gudeok-ro, Seo-gu, Busan (Bumindong-2 ga)
Phòng BB-0604, Tầng 6, tòa nhà Kinh Doanh - khu phòng học
tổng hợp, cơ sở Bumin, trường Đại Học Đông A.
Điện thoại : 051- 200 -7490
Từ ngữ nhập môn
01. Du lịch
con người với dự định quay trở về, rời khỏi cuộc sống thường ngày đi du lịch với mục đích quan sát,
tìm hiểu về văn hóa, phong tục, chế độ ở những khu vực khác hoặc nước khác, mở rộng tầm hiểu
biết và cảm nhận và du ngoạn về cảnh thiên nhiên.

02. Nhu cầu du lịch


Động lực tâm lý cần thiết để gây ra hành vi du lịch.

03. Động cơ du lịch


Năng lượng tâm lý chuyển đổi nhu cầu du lịch thành hành động

04. Động cơ vật lý/tính thân thể của du lịch


Thư giãn về thể chất/tinh thần, tăng cường sức khỏe, tham gia các sự kiện thể thao…

05. Động cơ du lịch văn hóa


Tham sự sự kiện quốc tế, quan tâm về nghệ thuật, quan tâm về di tích lịch sử, tò mò về những địa
điểm mới lạ.

06. Động cơ du lịch


Đến thăm người thân hoặc giao lưu với một người mới, trải nghiệm mới và khác biệt, thoát khỏi môi
trường xã hội của bản thân.

07. Động cơ vị trí du lịch


Tìm kiếm giáo dục, học tập, kinh doanh, mục đích chuyên nghiệp, theo đuổi các hoạt động sở thích,
tự tăng trưởng.

08. Đối tượng du lịch


Đối tượng đáp ứng đầy đủ hoặc gây thay đổi đa dạng nhu cầu của khách du lịch hay còn gọi là khách
thể du lịch… Đối tượng du lịch bao gồm các tài nguyên du lịch tạo ra các hoạt động du lịch và các cơ
sở du lịch hỗ trợ các hoạt động du lịch.

09. Phương tiện du lịch


Bao gồm các nhân viên liên quan như phương tiện vận chuyển, cơ sở lưu trú/nghỉ ngơi, đại lý du lịch
và hướng dẫn viên du lịch liên kết nhu cầu du lịch với đối tượng du lịch.

10. Leisure
Giải trí nhìn từ quan điểm của thời gian đề cập đến thời gian rảnh rỗi trừ thời gian sinh hoạt(công việc,
học tập, v.v.) và thời gian thiết yếu (giấc ngủ, bữa ăn) Về mặt hoạt động là khái niệm phổ quát du lịch
và giờ giải trí như tên gọi chung hoạt động của thời gian rãnh.

11. Chức năng của giải trí


Có 3 chức năng là nghỉ ngơi, giải tỏa tâm trạng, phát triển bản thân. Du lịch như một hoạt động giải trí
thỏa mãn cả ba chức năng giải trí, và mức độ sử dụng là rất cao.

12. Khách du lịch (tourists)


Người tiêu thụ du lịch mà với dự định sẽ quay lại cuộc sống sinh hoạt thường ngày, đã rời đi và ở lại
nhằm nhu cầu niềm vui về thể xác và tinh thần, được gọi là chủ thể du lịch.

13. Hiệu quả tích cực của du lịch


Hiệu quả kinh tế đóng góp vào cải thiện cán cân kinh tế quốc tế, đóng góp vào thu nhập quốc dân,
doanh thu thuế và tăng trưởng việc làm; hiệu quả xã hội của ngoại giao dân sự và tình hữu nghị quốc
tế. Hiệu quả văn hóa bảo vệ và bảo tồn di tích lịch sử; hiệu quả bảo vệ và cải thiện môi trường.

088
http://www.donga.ac.kr

14. Social tourism


khái niệm tiếp cận tài nguyên phúc lợi và du lịch mà nhằm tăng cường sức khỏe và tình cảm công
chúng, khuyến khích người thu nhập thấp tận hưởng du lịch nội địa và thông qua các chính sách phúc
lợi xã hội như hỗ trợ đặc biệt, mở rộng các cơ sở công cộng và hệ thống nghỉ phép có lương.

15. Mass tourism


Là hình thức du lịch quy mô lớn mà đại chúng có thể tham gia với bối cảnh như phương thức giao
thông phát triển, tăng thời gian rảnh theo đó rút ngắn thời gian lao động, thay đổi nhận thức về du lịch,
tăng thu nhập, phát triển giao dịch online ...vv

16. Công nghiệp du lịch

05
Là tên gọi chung cho ngành dịch vụ nhắm mục tiêu du lịch như một công việc vì hòa bình và phúc
lợi của nhân loại, nhằm mục đích tạo ra nhu cầu du lịch và đa dạng hóa các tác động của du lịch
thông qua các hoạt động kinh doanh phù hợp cho các hoạt động du lịch khác nhau. Kinh doanh du
lịch được thực hiện bởi chính phủ và các tổ chức công cộng được gọi là du lịch hành chính, và kinh

Khoa du lịch
doanh du lịch của doanh nghiệp tư nhân được gọi là quản trị du lịch.

17. Công nhiệp du lịch thứ nhất (người cung cấp trực tiếp)
Bao gồm tất cả phương tiện giao thông, hãng hàng không, tiệm bán lẻ, nhà hàng, công ty du lịch,
khách sạn như công nhiệp du lịch mà cung cấp trực tiếp dịch vụ hoặc hàng hóa cho khách du lịch

18. Công nhiệp du lịch thứ hai (dịch vụ bổ sung)


Dịch vụ du lịch cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho doanh nghiệp du lịch chính, bao gồm dịch vụ
thực phẩm theo hợp đồng, giặt ủi, nhà cung cấp thực phẩm, nhà bán buôn du lịch và công ty xuất
bản du lịch.

19. Tài nguyên du lịch


Nó đề cập đến các đối tượng du lịch có mục đích, thúc đẩy mong muốn du lịch hoặc động cơ du lịch
tạo thành khách du lịch; Mang tính kinh tế có thể thu hút khách du lịch và tăng thu nhập từ du lịch.

20. Phân loại tài nguyên du lịch


Nó có thể được phân loại thành tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch văn hóa, tài nguyên du
lịch xã hội, tài nguyên du lịch công nghiệp và tài nguyên du lịch giải trí.

21. Tài nguyên du lịch tự nhiên


Núi, đại dương, suối nước nóng, miền đông đất nước, sông hồ, rừng v.v.

22. Tài nguyên du lịch văn hóa


- Tài nguyên du lịch văn hóa: Du lịch văn hóa di sản, Tài sản văn hóa, di tích lịch sử, cung điện cũ, đền
thờ, bảo tàng, mộ chôn cất, tài liệu dân gian, v.v.
- Du lịch nghệ thuật: Bảo tàng nghệ thuật, trung tâm văn hóa, phòng triển lãm, lễ hội văn hóa nghệ
thuật, sự kiện, biểu diễn, v.v.

23. Tài nguyên du lịch xã hội


Lịch sử, văn hóa dân gian, phong tục, quốc tịch và dân tộc, lối sống, v.v.

24. Tài nguyên du lịch công nghiệp


Nông trại, vườn cây, trang trại, thủy sản, cơ sở nhà máy, cửa hàng bách hóa, chợ truyền thống, vv

25. Tài nguyên du lịch giải trí


Công viên giải trí, sòng bạc, khu nghỉ dưỡng, khu nghỉ dưỡng trượt tuyết, sân golf.

089
05 Khoa du lịch•Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

26. Di sản văn hóa


Một di sản quốc gia, dân tộc hoặc quốc tế được hình thành nhân tạo hoặc tự nhiên có giá trị lớn về
lịch sử, nghệ thuật, học thuật hoặc cảnh quan.

27. Đặc khu du lịch


Để thúc đẩy thu hút khách du lịch nước ngoài, nới lỏng hoặc bải bỏ áp dụng về pháp luật liên quan
đến hoạt động du lịch, là khu vực được chỉ định dựa trên luật xúc tiến du lịch tùy theo mức cần thiết
tập trung hỗ trợ vào điều kiện du lịch.

28. Khu vực bảo tồn hệ sinh thái


Các khu vực duy trì tính nguyên sơ của sinh thái tự nhiên, khu vực giàu đa dạng sinh học, khu vực địa
hình / địa chất đặc biệt hoặc khu vực có hệ động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng.

29. Nghề du lịch


Là nghề cung cấp sự tiện lợi du lịch như hướng dẫn về du lịch, đại lý ký kết hợp đồng hoặc hợp tác
để sử dụng các cơ sở mà người kinh doanh cơ sở như cơ sở lưu trú, cơ sở vận chuyển.

30. Phân loại du lịch dựa trên phương hướng du lịch


-Tour trong nước (domestic tour): người dân đi du lịch trong nước
-Tour du lịch nước ngoài (outbound tour): người dân du lịch nước ngoài
-Tour du lịch của người nước ngoài (inbound tour): du lịch trong nước của người nước ngoài

31. Du lịch liên hợp (combined tourism)


Nó đề cập đến loại hình du lịch tham gia vào một chuyến đi từ một chuyến đi không dành cho du lịch,
giải trí, thể thao, chẳng hạn như các chuyến đi công tác, kinh doanh, thăm nhà, viếng thăm và làm việc
nhà. Ở châu Âu và Bắc Mỹ, người ta thường đưa các loại hình này vào du lịch.

32. Du lịch văn hóa (cultural tourism)


Đây là một loại hoạt động du lịch dựa trên động lực văn hóa, bao gồm học tập, đánh giá nghệ thuật,
lễ hội và các sự kiện văn hóa, tham quan các di tích, nghiên cứu nghệ thuật, văn hóa dân gian, thiên
nhiên và du lịch hành hương.

33. Dark tourism


Không giống như du lịch nói chung để nghỉ dưỡng và tham quan, đây là hình thức du lịch để đạt sự
phản ánh và bài học từ các thảm họa và tai nạn. Có thể lấy ví dụ tiêu biểu như tham quan ground zero
nơi xảy ra cuộc tấn công 11.9 ở Newyork Mỹ, trại tập trung Auschwitz ở Ba Lan, vụ thảm sát Do Thái,
Cánh đồng giết chóc ở Campuchia, nơi hàng triệu người đã bị giết, Hiroshima và Nagasaki ở Nhật Bản
nơi bị thả bom nguyên tử.

34. Ethnic tourism


Một loại hoạt động du lịch lấy hứng khởi đưa đến bầu không khí lạ từ những khác biệt văn hóa như lối
sống, nghệ thuật, kiến trúc, trang phục, thủ công mỹ nghệ của những người dân bản địa.

35. Experience tourism


Là một loại hình du lịch nhằm mục đích trải nghiệm hoặc thử nghiệm. Khi du lịch được phổ biến, người
ta thường thấy một sự thay đổi lớn từ việc “tham quan” sang “tham quan trước khi tham gia”.

36. Green tourism


Du lịch nông thôn cho phép mọi người cảm nhận đượcsự yên bình và bình yên của thiên nhiên và văn
hóa nông thôn bao gồm những dịch vụ lưu trú tại nông thôn, tiếp xúc với người dân, trải nghiệm văn
hóa và trải nghiệm nông nghiệp.

090
http://www.donga.ac.kr

37. Soft tourism


Là hình thức du lịch phát triển không chỉ nhấn mạnh lợi ích kinh tế của du lịch mà còn để hiểu biết lẫn
nhau giữa người dân địa phương và khách du lịch, tôn trọng của truyền thống văn hóa địa phương và
bảo tồn môi trường sống.

38. Fair tourism


Là du lịch mà người du lịch quan tâm và tôn trọng cuộc sống của cư dân địa phương và thể hiện các
hành vi và thái độ có trách nhiệm đối với khu vực du lịch, hiểu và tôn trọng môi trường, lịch sử và văn
hóa địa phương và lợi ích của du lịch được trả lại cho địa phương.

39. Fam tour

05
Là nói tắt của từ Familiarization Tour, đề cập đến một loại tour du lịch khảo sát mà các hãng hàng
không, công ty lữ hành, chính quyền địa phương và các nhà cung cấp mời các công ty lữ hành, nhà
truyền thông và những người có liên quan để quảng bá sản phẩm du lịch của mình hoặc các điểm du
lịch đặc biệt.

Khoa du lịch
40. Visa
Một công văn từ quốc gia bạn muốn đi du lịch để “cho phép bạn nhập cảnh”

41. Nghiệp vụ truy lùng


Là nghiệp vụ tạo ra một sản phẩm du lịch bằng cách ký kết hợp đồng cá nhân để đảm bảo từng yếu
tố cần thiết cho chuyến đi.

42. Chi phí sàn


Bao gồm những chi phí phát sinh khi đến điểm du lịch như phí chỗ ở, phí bữa ăn, phí tham quan, phí
vận chuyển trên mặt đất, phí hướng dẫn, phí đón và trả tại sân bay.

43. Nghề lưu trú


Cung cấp cho công chúng các dịch vụ con người và vật chất liên quan đến giấc ngủ và thức ăn, là
ngành có thể vận hành các cơ sở cho phép lưu trú tại điểm đến.

44. Commercial hotel


Là khách sạn dịch vụ chủ yếu được khách hàng sử dụng cho mục đích thương mại và công cộng.

45. Convention hotel


Một khách sạn quy mô lớn cho tổ chức hội nghị, có hội trường hội nghị và bãi đậu xe.

46. Resort hotel


Là khách sạn được xây dựng trong một khu nghỉ mát như điểm tham quan, ngư trường / bãi biển, bờ
biển, núi, v.v. hoặc khu nghỉ dưỡng suối nước nóng mà có những cơ sở để khách nghỉ có thể nghỉ
dưỡng tâm hồn.

47. Apartment hotel


Nó là một loại khách sạn dân cư (residential hotel), là loại khách sạn chủ yếu dành cho người cao tuổi
nghỉ hưu lưu trú dài hạn.

48. Casino hotel


Khách sạn này được thiết kế cho khách hàng casino và thu hút khách hàng với sự sang trọng, tiện
nghi và giá cả phải chăng.

49. Transient hotel


Là khách sạn vận hành cho khách trọ ngắn hạn chủ yếu ở lại 1 ~ 2 ngày.

091
05 Khoa du lịch•Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

50. Residential hotel


Khách sạn chủ yếu dành cho khách lưu trú hơn một tuần, với dịch vụ giúp việc (maid) theo phong cách
khách sạn và nhà hàng với dịch vụ ăn uống tối thiểu và bãi đậu xe.

51. Permanent hotel


Khách sạn với có sở phục vụ tối thiểu thức ăn và đồ uống cho khách dài hạn theo kiểu căn hộ.

52. GM: (General Manager)


Là người điều hành cao nhất của khách sạn chịu trách nhiệm quán ký, kiểm soát và chỉ huy toàn bộ
hoạt động kinh doanh khách sạn.

53. Bộ phận phòng khách của khách sạn


Đây là bộ phận bán các sản phẩm quan trọng nhất của khách sạn, chủ yếu là bán và đặt phòng, dọn
phòng, và dịch vụ tại cửa.

54. Bộ phận nấu ăn của khách sạn


Đây là một bộ phận bán thực phẩm và đồ uống cho khách hàng. Nó bao gồm các nhà hàng, đồ uống,
nấu ăn và tiệc.

55. Bộ phận thiết bị phụ trợ


Trong khách sạn bộ phận này thuộc phòng tập thể dục, sòng bạc và các tiện nghi giải trí / vui chơi giải
trí ngoài phòng khách và nhà hàng.

56. Bộ phận quản lý khách sạn


Nó quản lý tài chính và quản lý kế toán như lương nhân viên và kế toán khách sạn một cách hiệu quả,
và chịu trách nhiệm quản lý môi trường, an toàn và phòng cháy chữa cháy.

57. Ngành vận tải du lịch


Ngành kinh doanh nâng cao khả năng tiếp cận các điểm tham quan và mang đặc trưng của tài nguyên
du lịch và tạo ra lợi ích kinh tế, xã hội và văn hóa bằng cách cung cấp các phương tiện và dịch vụ vận
chuyển với các đặc điểm của tài nguyên du lịch.

58. Ngành thiết bị phục vụ khách du lịch


Đối với khách du lịch, cần phải cung cấp các cơ sở phù hợp cho giải trí như thực phẩm, thể thao, giải
trí, văn hóa, nghệ thuật.

59. Khu dã ngoại (thông thường)


Là nơi được trang bị một không gian cho các thiết bị cắm trại và các cơ sở phù hợp cho cắm trại cho
khách du lịch sử dụng.

60. Khu dã ngoại xe ô tô


Có một chỗ đậu xe hơi và một không gian cho thiết bị cắm trại bên cạnh cùng với những thiết bị phù
hợp cho nấu ăn dành cho khách du lịch có xe hơi sử dụng.

61. Công nghiệp du thuyền du lịch (thông thường)


Người được cấp phép kinh doanh vận tải hành khách trên biển theo「Luật hàng hải」hoặc được cấp
phép hoặc thông báo về việc kinh doanh du thuyền theo「Đạo luật kinh doanh du thuyền và phà」thì
mới được phép phục vụ khách du lịch.

62. Cruise
Người được cấp phép kinh doanh vận tải hành khách hoặc kinh doanh vận tải hành khách hàng hải
kết hợp theo ‘Luật Hàng hải’ được phép sử dụng các tàu được trang bị các phương tiện thuận tiện
như phương tiện lưu trú và phương tiện giải trí trong tàu để phục vụ khách du lịch.

092
http://www.donga.ac.kr

63. Công viên chủ đề (theme park)


Một công viên giải trí nhằm sáng tạo ra một không gian đặc biệt dựa trên một chủ đề cụ thể, và các cơ
sở và hoạt động được thống nhất và độc quyền dựa trên chủ đề đó.

64. Phân loại công viên chủ đề (theme park)


Công viên chủ đề giải trí - Đây là một công viên giải trí với chủ đề thể thao và vui chơi. Đó là Disneyland,
Lotte World, Everland và Caribbean Bay of America.
Công viên chủ đề dân tộc - Một công viên chủ đề tái hiện lại nguyên mẫu thủ công mỹ nghệ, kiến trúc,
môi trường của một khu vực và một thời đạivới chủ đề tài nguyên du lịch
văn hóa và dân tộc. Ví dụ như Huis Ten Bosch của Nhật và làng dân tộc
của Hàn.

05
Công viên chủ đề nghệ thuật - Công viên chủ đề với chủ đề nghệ thuật như âm nhạc, nghệ thuật,
phim ảnh, v.v. như Công viên Gaudí của Tây Ban Nha, studio toàn cầu
của Hoa Kỳ, studio ảnh tổng hợp Seoul của Hàn Quốc.
Công viên chủ đề sinh vật - Đây là một công viên cho thấy chi tiết về sinh thái nguyên thủy bằng cách

Khoa du lịch
tái tạo môi trường theo chủ đề động vật, chim, sinh vật biển và côn trùng.
Như Công viên chim Jurong của Singapore, Discovery Cove của American,
và nhiều vườn thú và thủy cung khác.

65. Doanh nghiệp nhà hàng


Doanh nghiệp sản xuất và cung cấp thực phẩm như một loại hàng hóa, như cung cấp bữa ăn, cung
cấp dịch vụ cho con người, tạo không khí và cung cấp sự tiện ích liên quan đến bữa ăn

66. Ngành du lịch mua sắm


Kinh doanh du lịch bán một số điểm hạn chế xung quanh các điểm tham quan

67. Casino
Đây là một doanh nghiệp có các cơ sở kinh doanh chuyên biệt và sử dụng các thiết bị cụ thể như súc
sắc, bài tây và máy đánh bạc và dựa theo kết quả của sự may mắn, để thu lợi nhuận từ thiệt hại của
những người tham gia khác.

68. Đại diện tiêu biểu là hình thức bàn game casino.
Baccarat - Một trò chơi trong đó nếu tổng số lượng thẻ của player và banker gần bằng 9 thì thắng.
Blackjack - Một trò chơi trong đó tổng điểm cao nhất trong các thẻ được thắng mà tổng số các thẻ
không được vượt quá 21. Quân Át được tính là 1 hoặc 11, và thẻ hình được tính là 10.
Tai-sa - Nếu một số được đặt cược hoặc kết hợp các số khớp với ba con xúc xắc trong một cái lắc
(hộp đựng xúc xắc), thì được thanh toán một khoản dựa trên tỷ lệ tiền đặt cược
Big wheel - Một trò chơi trong đó khi bánh xe dừng lại và khách dự đoán đúng vị trí dải da trên bánh
xe dừng lại sẽ thắng. Trên Bánh xe cho thấy tỷ lệ chi trả, và giải thưởng có thể được trả
cao nhất là gấp40 lần.

69. Thiết bị vườn


Cung cấp cơ sở hữu cơ và thiết bị hữu cơ cung cấp cho khách du lịch

70. Hội nghị quốc tế (convention)


Nó đề cập đến một loạt các cuộc họp và sự kiện nơi những người cụ thể gặp nhau tại một thời gian
và địa điểm cụ thể để trao đổi ý kiến và thông tin. Là trạm trao đổi về con người, kiến thức, thông tin
và hàng hóa nên còn tổ chức các hội triễn lãm, sự kiện.

71. Ngành cơ sở hội nghị quốc tế


Thành lập và vận hành các cơ sở có khả năng tổ chức các hội nghị quốc tế tạo ra nhu cầu du lịch quy
mô lớn.

093
05 Khoa du lịch•Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

72. Ngành kế hoạch hội nghị quốc tế


Nhiệm vụ lập kế hoạch, chuẩn bị và tiến hành các cuộc họp quốc tế.

73. (convention & visitors bureau)


Một tổ chức được thành lập bởi chính phủ hoặc chính quyền địa phương với mục đích cung cấp
thông tin, tư vấn, quảng bá hoặc hỗ trợ thông tin về thu hút và điều hành các hội nghị quốc tế.

74. Marketing du lịch


Các hoạt động chiến lược cho các tổ chức du lịch để tìm các công cụ tiếp thị khác nhau để đáp ứng
nhu cầu du lịch đạt mục tiêu của tổ chức du lịch.

75. Nhu cầu du lịch


Nó đề cập đến các trường hợp mà các mong muốn du lịch khác nhau được đi kèm với sức mua.
Theo nghĩa rộng, nó không chỉ bao gồm nhu cầu du lịch hiện tại mà còn bao gồm nhu cầu tiềm năng.

76. Thành phố du lịch


Nó đề cập đến tập hợp khách du lịch thực sự có nhu cầu du lịch, và theo nghĩa rộng bao gồm tất cả
các thành phố / không gian được thành lập bởi người mua và người bán.

77. Dịch vụ và sản phẩm du lịch


Một sản phẩm hoặc dịch vụ du lịch có nghĩa là một hỗn hợp tổng thể của việc di chuyển đến và đi từ
một địa điểm du lịch và lưu trú lại điểm tham quan đó. Nói cách khác, nó có thể được hiểu là một khái
niệm về giỏ thị trường. Nội dung của giỏ thị trường có nghĩa là các dịch vụ du lịch như chỗ ở, hoạt
động mua sắm, hoạt động tham quan và bữa ăn. Bản thân giỏ thị trường là một điểm thu hút khách
du lịch, là môi trường khí tượng, địa lý và văn hóa.

78. Tính vô hình của dịch vụ du lịch (intangibility)


Dịch vụ du lịch là việc mua những điều tưởng tượng vô hình, ảo tượng không có giá trị (giấc mơ).

79. Tính đồng thời của dịch vụ du lịch (simultaneity)


Dịch vụ du lịch có tính đồng thời được tạo ra bởi mối tương quan mà người sản xuất và người tiêu
dùng đồng thời tồn tại trong cùng một không gian.

80. Tính mất đi của dịch vụ du lịch (perishability)


Ghế sân vận động, phòng khách sạn, chỗ ngồi trên máy bay hoặc tàu lửav.v., sẽ biến mất mà không
có giá trị nếu chúng không được bán vào ngày hôm đó.

81. Tính mùa vụ của dịch vụ du lịch (seasonality)


Dịch vụ du lịch có sự biến động theo mùa theo nhu cầu, tùy thuộc vào mùa, ngày trong tuần và thời
gian trong ngày.

82. Phân khúc thị trường (market segmentation)


Để chọn thị trường mục tiêu, dựa trên tiêu chuẩn là đặc điểm của biến số nhân khẩu toàn bộ thị
trường được chia thành các thị trường con với dự kiến sẽ cho thấy phản ứng giống nhau với chiên
lược marketing mix.

83. Thị trường mục tiêu (target market)


Là thị trường được xác định là có tiềm năng nhu cầu cao nhất về hàng hóa và dịch vụ của công ty và
được xác định để tập trung phát triển trong số các thị trường con.

84. Định vị du lịch (positioning)


Là việc phân biệt sản phẩm và dịch vụ du lịch được cung cấp bởi doanh nghiệp du lịch với các đối thủ
cạnh tranh và đặt chúng trong tâm trí của khách du lịch.

094
http://www.donga.ac.kr

85. Du lịch quốc tế


Các hoạt động đến thăm nước ngoài với mục đích quan sát, đánh giá và thưởng thức các nền văn
hóa, thể chế, phong tục và cảnh quan nước ngoài vượt ra khỏi ngôn ngữ, phong tục, tôn giáo, biên
giới và chủng tộc.

86. Chính sách du lịch


Nó có nghĩa là một chính sách quy định phạm vi, phương hướng phối hợp và thúc đẩy toàn diện quản
trị du lịch để quảng bá du lịch trong nước. Nó thường được phân loại thành chính sách du lịch trong
nước và chính sách du lịch quốc tế.

87. Hành chính du lịch

05
Mang nội dung và phương pháp cụ thể hóa chính sách du lịch, trong chức năng của hành chính du lịch
bao gồm thúc đẩy và hạn chế du lịch, xúc tiến , chỉ đạo, giám sát, tuần tra hoạt động kinh doanh du lịch.

88. Phát triển du lịch bền vững

Khoa du lịch
Đảm bảo tính bền vững của tài nguyên du lịch thông qua phát triển phù hợp trong việc xem xét bảo vệ
và bảo tồn môi trường, thông qua các hoạt động và phát triển du lịch cung cấp cho khách du lịch trải
nghiệm chất lượng du lịch trong tương lai và cung cấp lợi ích kinh tế cho cư dân địa phương.

89. Nguyên tắc thông thường phát triển bền vững của UNEP
Mưu cầu bảo vệ môi trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống, xác
định giá trị tài sản môi trường và nghiên cứu về năng lực sử dụng, phản ứng và nhận thức về vai trò
của các quốc gia đối với vấn đề môi trường toàn cầu, mưu cầu sự cân bằng giữa thế hệ này và thế hệ
tiếp, trang bị về máy móc và luật pháp cần thiết để phát triển bền vững.

90. Tuyên bố Rio (Rio Earth Charter)


Là tuyên bố về các nguyên tắc cơ bản về phát triển và môi trường vào tháng 6 năm 1992, tại Hội nghị
thượng đỉnh Trái đất được tổ chức tại Rio de Janeiro, Brazil, với khẩu hiệu “Trái đất lành mạnh và thịnh
vượng cho tương lai”.

91. Du lịch đề án (alternative tourism)


Nó là một du lịch đề án cho du lịch mass - du lịch đại chúng. Là tên gọi hcung cho hình thức du lịch
giảm thiểu tác động bất lợi của du lịch đại chúng, và mang lại hiệu quả kinh tế của du lịch cho khu vực,
và cũng có thể làm hài lòng khách du lịch. Hình thức này thường được sử dụng. Còn được thể hiện
dưới hình thức du lịch xanh (green), du lịch nông thôn (rural), du lịch sinh thái (eco) và du lịch mềm (soft).

92. Du lịch sinh thái (ecotourism)


Nó đề cập đến một hình thức du lịch kết hợp quan sát tự nhiên và trải nghiệm văn hóa với mục đích
bảo vệ hệ sinh thái của khu vực, bao gồm phương thức sinh hoạt, di sản văn hóa và môi trường tự
nhiên

93. Vùng đàm lầy


Một khu vực trong đó nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn vĩnh viễn hoặc tạm thời che phủ bề mặt
của nó. Có vùng đất ngập nước nội địa và vùng đất ngập nước ven biển.

94. Hiệp ước Ramsar


Đây là một hiệp ước quốc tế nhằm bảo tồn các vùng đất ngập nước với hệ sinh thái đa dạng và sử
dụng chúng một cách thông minh. Tên chính thức là “một hiệp ước về vùng đất ngập nước có giá trị
quốc tế, đặc biệt là môi trường sống của các loài chim nước.” Các thành viên của hiệp ước có nghĩa
vụ đăng ký ít nhất một vùng đất ngập nước trong danh sách các vùng đất ngập nước quan trọng quốc
tế, tiến hành đánh giá tác động môi trường, chuẩn bị kiểm kê đất ngập nước, thiết lập các khu bảo tồn
thiên nhiên, đào tạo các nhà quản lý vùng đất ngập nước, hợp tác về các điều khoản của hiệp ước với
các nước đồng tham gia.

095
Từ vựng chuyên ngành
01. Act of God clause
Nói về điều khoản hợp đồng mà giữa 2 bên sẽ không chịu trách nhiệm ở điều khoản vi phạm hợp
đồng bởi những yếu tố phát sinh có tính bất khả kháng như bão, lốc xoáy hoặc các yếu tố bất khả
kháng khác như chiến tranh.

02. Advertised tour


Nó được tổ chức bởi một công ty du lịch, và nó đề cập đến một tour du lịch cho một nhóm khách hàng
chung bằng cách lên kế hoạch sơ bộ cho một chuyến đi, một điều kiện du lịch và chi phí đi lại theo kế hoạch.

03. Affinity group


(Sơ đồ nhóm) Một nhóm thuê máy bay để chuyên chở các thành viên của đoàn thể với mục đích ngoài
mục đích du lịch.

04. Air fare (Chi phí hàng không)


Hãng hàng không, hành khách và hành lí xách tay của hành khách từ điểm khởi hành đến điểm đến
được gọi là vận chuyển hang không và phí vận chuyển mà hành khách đó phải chi trả được gọi là “giá
vé máy bay”

05. Airport hotel (Khách sạn sân bay)


Khách sạn có địa điểm gần sân bay hoặc là có kết nối trực tiếp với sân bay. Đối với những hành khách
có chuyến bay có trạm dừng (stopover) thì rất là phổ biến do có cự li ngắn gần với sân bay.

06. Amenity (Độ thỏa mãn)


Nghĩa la “cung cấp dịch vụ bổ sung” bên cạnh dịch vụ cơ bản cho khách hang gọi là amenity của
khách sạn với những tên hang được cung cấp đến khách hang hoặc bố trí phòng nghỉ vì sự tiện nghi
và vui vẻ cho khách hang mà không có 1 chi phí them nào khác bằng một mắc xích dịch vụ.

07. Attrition
Giảm số lượng phòng nghỉ được cung cấp cho 1 cuộc họp.

08. Auto-camp
Nói về chuyến du lịch được trang bị tiện nghi cho nó để có thể qua đêm bằng xe hơi hay xe kéo, hoặc
lều thay vì sử dụng nhà trọ hoặc khách sạn.

09. B&B
Viết tắt của Bedand Break fast nghĩa là bao gồm đặt phòng trước ở Liên hiệp Anh hoặc Châu Âu..vv
gồm có bữa ăn sáng kiểu lục địa.

10. Back packer


Đây là một thuật ngữ bắt đầu được sử dụng ở Úc để mô tả một du khách xách balô vào khoảng năm
1980. Bởi vì họ đi du lịch trong một thời gian dài nên là không thể không quan tâm về mặt kinh tế.

11. Boarding house


Thường được gọi là nhà trọ /ký túc xá. Có nghĩa là chỗ ở dành cho khách du lịch, cũng có nghĩa là nội
dung của các cơ sở và dịch vụ đơn giản hơns o với khách sạn, và về mặt đó thì nó gần với “nhà trọ”,
hay sắc thái của việc cư trú dài hạn ở nhà trọ.

12. Break-out session


Nghĩa là việc cùng nhau thảo luận của một quy mô nhỏ để tiến hành công việc đặc biệt sau khi nhận
thông tin hay giáo dục tương tự tại cuộc họp chung.

13. Budget hotel


Chỗ ở là một khách sạn giá rẻ đuợc phát triển nhắm đến tầng lớp cao cấp và có lợi về mặt ăn uống

096
http://www.donga.ac.kr

và tham quan. Nó rẻ hơn 20~50% so với giá phòng khách sạn thông thường và nhấn mạnh các chức
năng dịch vụ cơ bản (chỗ ở, bữa ăn, điện thoại, phòng tắm, TV) và không cung cấp dịch vụ cao cấp.
Đặc biệt đây là một phong cách rất phát triển ở Mỹ.

14. Business casual


Nó có nghĩa là trang phục giản dị và không chính thức hơn so với bộ đồ kinh doanh truyền thống như
bộ vest, cà vạt và áo sơmi.

15. Buzz session


Nó có nghĩa là một cuộc họp không chính thức được cấu tạo với ít người. Nó cũng có thể được tổ
chức nhiều lần trong một phiên như một tập đoàn để tham khảo toàn bộ vấn đề, trong đó các thủ tục

05
tố tụng của phiên họp toàn thể bị gián đoạn và được chia thành nhiều tiểu ban. Mỗi tiểu ban sẽ chỉ
định một chủ tịch để thảo luận về các vấn đề được nêu ra và mỗi chủ tịch sẽ làm thủ tục báo cáo cho
toàn thể về ý kiến của tiểu ban đó.

Khoa du lịch
16. Cabotage
Đó là một hợp đồng thương mại trong một quốc gia. Theo quy định, các hang hàng không nước ngoài
không được phép vận chuyển các chuyến bay nội địa của các quốc gia khác. Ví dụ, có thể thấy từ việc tàu,
sân bay nước ngoài bị cấm hoạt động thương mại trên tuyến nội địa giữa Busan và Seoul ở Hàn Quốc.

17. Cancellation clause


Có nghĩa là một điều khoản phạt được quy định trong hợp đồng áp dụng khi một trong hai bên vi
phạm vào điều khoản của hợp đồng.

18. Carrier package


Một sản phẩm du lịch được lên kế hoạch bởi công ty du lịch của hệ thống công ty vận tải. Các đại lý
du lịch lên kế hoạch quảng cáo các sản phẩm du lịch dựa trên các hãng hàng không hoặc cơ sở lưu
trú, công ty hàng không hay các công ty du lịch dựa trên các công ty đường sắt có thể mua chỗ ngồi
thuận lợi vì họ có phương tiện vận chuyển vào thời điểm này.

19. Catering
Nói về dịch vụ thực phẩm và đồ uống tại bữa tiệc khi công tác.

20. Commercial rate


Đây là mức chiết khấu giữa khách sạn và công ty giao dịch thường xuyên. Tùy thuộc vào mức thỏa
thuận hợp đồng với một công ty về chế độ giá, tỷ lệ chiết khấu 10% ~ 30% tùy theo thỏa thuận với
công ty nước ngoài hoặc khách sạn do một công ty lớn quản lý áp dụng hệ thống này cho các công ty
liên kết hoặc công ty con.

21. Comp
Đây là một phòng miễn phí, chỉ cung cấp phòng trống không cung cấp đồ ăn & thức uống được viết
tắt là “Complimentary on Room”.

22. Concierge
Đây là một thuật ngữ đề cập đến một nghề nghiệp khách sạn mà người quản lí xử lý toàn bộ các vấn
đề tư vấn và quản lý khác nhau. Nó thường được đặt tại bàn hoặc quầy trong sảnh, và chịu trách
nhiệm về thông tin phòng của khách hàng, tư vấn và sắp xếp dịch vụ cho khách lưu trú trong phòng.
Nội dung của công việc rất đa dạng, từ các loại tư vấn khác nhau đến đưa đón, chọn nhà hát và
hướng dẫn tham quan, vì vậy cần có kiến thức và kinh nghiệm sâu rộng.

23. Conference
Đây là một thuật ngữ gần giống như hội nghị (convention). Thông thường so với convention thường có
nhiều hội thảo luận hơn trong tiến trình diễn ra hội nghị và đưa ra nhiều cơ hội cho người tham gia các

097
05 Khoa du lịch•Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

tham dự hội thảo luận. Hơn nữa convention thường được sử dụng cho các hội nghị công nghiệp bao
gồm chủ đề của đa số, ngược lại Conference chủ yếu được sử dụng cho các cuộc hội nghị để nghiên
cứu về chủ đề đặc biệt hay tiếp nhận kiến thức mới về các lĩnh vực như khoa học, công nghệ kĩ thuật
và văn học. convention thực hiện hội nghị hàng năm và những sự kiện có quy mô lớn như vậy, và các
hội nghị có quy mô nhỏ được thể hiện bởi Conference.

24. Congress
Một thuật ngữ có cùng ý nghĩa như convention, thường được sử dụng ở khu vực Châu Âu và chủ yếu
mang quy mô của cuộc họp quốc tế. Các hội nghị và đại hội được tổ chức trong các chương trình khác
nhau như hội nghị, sự kiện xã hội và sự kiện tham quan, với sự tham gia của hàng ngàn người trên quy
mô lớn. Nó được tổ chức hàng năm và được tổ chức bởi một tổ chức quốc tế cố định trong dài hạn.

25. Continental breakfast


Đó là một bữa ăn sáng đơn giản tự phục vụ bao gồm nước trái cây, cà phê, trà, mì ống, bánh mì, roll
và nhiều thứ khác.

26. Cutoff date


Nó có nghĩa là thời hạn để xác định số lượng phòng hoặc vé máy bay trong một chuyến đi theo nhóm.

27. Departure tax


Thuế được đánh khi xuất cảnh và được thu tại sân bay. Ở một số quốc gia số tiền phải trả có sự
chênh lệch đối với một số trường hợp thời gian lưu trú ít hơn 24 giờ và trường hợp thời gian lưu trú
kéo dài hơn vài tháng.

28. Double booking


Là thuật ngữ đặt chỗ thường được sử dụng khi một hành khách thực hiện đặt chỗ trùng lặp hai hoặc
nhiều lần cho một chuyến đi trên cùng một tuyến hoặc một khách đặt hai hoặc nhiều phòng ở cùng
một khách sạn. còn được gọi là "duplicated reservation”.

29. Dude ranch (du lịch trải nghiệm mục trang)


Đây là một tour du lịch chủ đề trang trại chăn nuôi để giúp cho khách du lịch có một kì nghỉ vui vẻ bằng
chương trình trực tiếp trải nghiệm cưỡi ngựa và cũng như làm việc ở nông trại.

30. Due Out


Đây là thuật ngữ thể hiện trạng thái phòng phòng trống sau thời gian trả phòng (check out) trong ngày
hôm đó.

31. E/D Card (Embarkation/Disembarkation) (thẻ xuất nhập cảnh)


Là thẻ được tạo bởi du khách đến hoặc rời khỏi đất nước đó, cần phải khai số hộ chiếu, điểm đến, số
chuyến bay và những thứ tương tự. Ở Anh và Pháp, bạn cần có thẻ nhập cảnh, nhưng bạn lại không
cần thẻ xuất cảnh. Ở Thụy Sĩ và Ý, bạn không cần phải nộp bất kì thẻ gì dù là nhập cảnh hay xuất cảnh.

32. Eurotel
Là một từ viết tắt của từ Europe hotel, nó là một chuỗi kinh doanh khai thác biệt thự nghỉ dưỡng. Bạn
có thể mua phòng, đồ nội thất, đồ đạc, v.v… của khách sạn và cho người khác thuê trong khi bạn
không sử dụng chúng. Đây cũng là một hệ thống khách sạn cho phép chủ sở hữu của các khách sạn
khác trong cùng chuỗi Eurotel sử dụng chúng với chi phí thấp hơn so với người dùng thông thường
không tham gia. Người đã mua Eurotel phải trả một khoản phí quản lý cố định theo kích thước của
phòng. Nếu bạn sử dụng các dịch vụ phụ trợ như nhà hàng, bạn sẽ được giảm giá.

33. Extended stay


Bắt đầu đầu tiên ở Mỹ, là hình thức khách sạn mới cung cấp các tiện nghi và dịch vụ cho khách lưu trú
dài hạn. đối với khách nghỉ dài hạn, không chỉ có cấu trúc phòng khách và thiết bị phụ trợ mà còn phải

098
http://www.donga.ac.kr

quan tâm đến những khía cạnh mềm như dịch vụ mua sắm.

34. Family hotel (khách sạn hộ gia đình)


Đây là một chỗ ở kiểu gia đình giá cả phải chăng với tiện nghi nhà bếp chung, tiện nghi tự phục vụ
theo kiểu gia đình và thiết bị tập thể dục trong nhà và ngoài trời.

35. FET (Foreign Escorted Tour)


Có thể nói đó là một nguyên mẫu của du lịch nước ngoài, đề cập đến việc du lịch nước ngoài với một
người hướng dẫn. Khách du lịch không quen đi du lịch nước ngoài vì trong hoàn cảnh mù mờ trong bản
địa và không thể nói tiếng địa phương một cách tự do cần cần thiết có người hướng dẫn cùng đồng hành.

05
36. FFP (frequent flyer program) (chương trình tích điểm dặm bay)
Đây là một chương trình thành viên của hang hàng không cung cấp vé miễn phí và nâng cấp miễn phí
dịch vụ dựa trên hiệu suất tích lũy của dặm bay.

Khoa du lịch
37. FIT (Foreign Independent tour)
Có thể xem là một hình thức du lịch cá nhân dưới hình thức du lịch tự túc một cách tự do mà không
có sự hướng dẫn của hướng dẫn viên hoặc người dẫn đoàn.

38. Flat rate


Giá của phòng vốn dĩ thay đổi theo cấp bậc, nhưng Flat rate nghĩa là bán phòng bằng cách áp dụng
một giá thống nhất. Nó được sử dụng khi bán một số lượng lớn phòng cho một công ty du lịch hoặc
một nhóm du lịch.

39. Front clerk


Đó là tên chung của nhân viên phụ trách tiếp khách tại quầy lễ tân. Đảm nhiệm các nhiệm vụ khác
nhau liên quan đến việc check-in chỗ ở, hướng dẫn thủ tục nhận phòng, tiếp nhận và quản lý đặt
phòng, xử lý tình huống hỏi về khách trọ, dịch vụ hướng dẫn, quản lý thư đến cho khách, quản lý chìa
khóa phòng.

40. Full package type


Đó là kế hoạch để sắp xếp chất liệu du lịch cần thiết không thể thiếu. cùng với việc hoàn tất việc chuẩn
bị như tham quan, ăn uống, chỗ ở, phương tiện giao thông khứ hồi, đồng thời cũng có nhiều trường
hợp toàn bộ lịch trình phụ thuộc vào người hướng dẫn và phi hành đoàn.

41. Goshow
Chỉ trạng thái hi vọng của một người chưa đặt trước chỗ ngồi trên máy bay, họ có thể đến sân bay và
nếu có ghế trống họ mong muốn được sử dụng ghế đó. Nó trái ngược với Noshow, trong các chuyến
bay quốc tế trường hợp này là vô cùng hiếm hoi nhưng lại thường xuyên xảy ra trong các chuyến bay
nội địa mà có nhiều chuyến bay.

42. Happy hour


Tại các cửa hàng thực phẩm và đồ uống của khách sạn (phòng chờ, cocktail bar hoặc quán rượu),
đây là một trong những sản phẩm promotion của khách sạn, cung cấp đồ uống và đồ ăn nhẹ giá rẻ
hoặc miễn phí, vào thời gian không đông khách trong ngày (thường từ 4 giờ chiều đến 6 giờ chiều).

43. Health tourism (du lịch sức khỏe)


Vốn dĩ đây là hình thức di chuyển vì mục đích sức khỏe hoặc hồi phục sau bệnh, sau đó nó được bổ
sung và nắm giữ vị trí như một hình thức du lịch. Trong những năm gần đây, du lịch sức khỏe đã được
mở rộng như một hiện tượng xã hội bằng cách bao gồm các yếu tố thể thao và sức khỏe.

44. Heritage tourism


Nó không chỉ là một di sản văn hóa với một di sản lịch sử mà còn là một tour du lịch di sản nhân loại

099
05 Khoa du lịch•Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

bao gồm cả di sản thiên nhiên. Với đối tượng là Di sản Thế giới của UNESCO, di tích quốc gia, bảo vật
quốc gia, và di tích lịch sử của các thành phố khác nhau.

45. Host committee


Trong ủy ban chuẩn bị cho các hội nghị quốc tế của nước chủ nhà, có nhiệm vụ như hướng dẫn tham
quan, sự kiện đối ngoại các bên, giao thông vận chuyển, đặt phòng, sắp xếp nhân viên liên quan (phiên
dịch đồng thời, v.v.), toàn bộ thiết bị, phòng triễn lãm và phòng hội nghị.

46. House guest


Chỉ người sử dụng các tiện nghi hoặc dịch vụ của khách sạn miễn phí.

47. Hub airport


Nó như cấu trúc trục bánh xe có trong tên gọi, là mạng lưới hàng không được triển khai các đường
bay phân nhánh ra như tuyến đường từ một sân bay trung tâm đến những thành phố khác, sân bay
trung tâm còn được gọi là "sân bay cơ sở".

48. Idle time


Đây là thời điểm kinh doanh không hiệu quả do số lượng hành khách giảm. Đặc biệt trong ngành thực
phẩm và đồ uống, chỉ đến múi giờ giữa các bữa ăn. Tại thời điểm này, cần phải cải thiện hiệu suất dử
dụng không gian bằng cách không hoạt động hoặc chuyển sang sử dụng khác.

49. Independent hotel


Đây là một khách sạn kinh doanh độc lập có hoạt động độc lập mà không trực thuộc chuỗi. Gần đây,
có xu hướng cạnh tranh với các chuỗi khách sạn và sử dụng các lợi thế của chuỗi trong khi có sự độc
lập trong quản lý như thiết lập hệ thống đặt phòng và tham gia liên danh liên kết.

50. International exhibition (hội chợ quốc tế)


Đây là một thị trường du lịch rộng lớn được tổ chức hơn 1.500 lần mỗi năm trên toàn thế giới. Trong
hội chợ, có rất nhiều khách đến với công chúng, nhưng hầu hết khách tham quan là giám đốc điều
hành kinh doanh, kỹ sư, nhân viên mua hàng và nhân viên bán hàng. Hội chợ quốc tế này là một cơ
hội tuyệt vời để thúc đẩy doanh số xuất khẩu và thúc đẩy tiếp thị quốc tế.

51. International Tourist Year (Năm du lịch quốc tế)


Với khẩu hiệu "Du lịch, Hộ chiếu đến Hòa bình", Liên Hợp Quốc đã chỉ định năm 1967 là năm du lịch
quốc tế, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia về du lịch quốc tế, thúc đẩy du lịch quốc tế và quảng bá
du lịch quốc tế.

52. Island hopping


Đây là một loại hình du lịch có tính du ngoạn cao ghé thăm nhiều đảo trong khu vực biển đảo.

53. IT (Inclusive Tour)


Đề cập đến cước vận chuyển hàng không có thể được sử dụng bởi các đại lý du lịch để lập kế hoạch,
thúc đẩy du lịch toàn diện bao gồm du lịch hàng không, du lịch mặt đất, khách sạn và du lịch.

54. Keynote speaker


Chỉ người phát biểu trước những người tham gia về các chủ đề chính và những điều cơ bản của cuộc
họp.

55. Ladies program


Đây là một chương trình dành cho những người phụ nữ là bạn đồng hành của những người tham gia
các hội nghị quốc tế. Vào thời điểm này, không nên chuẩn bị một lịch trình bận rộn bị hạn chế bởi thời
gian và nên chọn thời gian không ảnh hưởng đến các sự kiện buổi tối. Sẽ có một buổi cắm hoa, trình
diễn thời trang, mua sắm, tham quan thành phố, trình diễn thời trang, thuyết trình, v.v.

100
http://www.donga.ac.kr

56. Land operator


Nó đề cập đến một nhà thầu nhận được hoa hồng từ một đại lý du lịch để sắp xếp một trạm mặt đất ở
nước ngoài, và cũng được gọi là người sắp xếp trên mặt đất. Trong trường hợp của một đại lý du lịch
lớn, văn phòng chi nhánh ở nước ngoài trở thành một nhà điều hành đất đai chịu trách nhiệm về chức
năng hoạt động tại địa phương của bộ phận mặt đất.

57. Late arrival


Khi một khách hàng đặt phòng khách sạn nhưng đến khách sạn sau thời gian đặt phòng, thì cần phải
thông báo trước cho khách sạn về sự chậm trễ, nếu không việc đặt phòng sẽ tự động bị hủy.

58. Model culture

05
Nó đề cập đến một nền văn hóa dân gian hoặc văn hóa lịch sử được phục hồi / tái hiện để tham quan,
hoặc một công viên chủ đề nơi mọi người có thể trải nghiệm / tìm hiểu về chúng. Trung tâm văn hóa
Polynesia của Hawaii và Làng dân tộc của Hàn Quốc nơi có thể trải nghiệm văn hóa dân tộc, đồn điền
Plymouth (thuộc địa sớm) nơi trải nghiệm theo lịch sử và Disneyland nơi trải nghiệm văn hóa truyền thông.

Khoa du lịch
59. Moving tourism
Thuật ngữ dùng để chỉ quá trình thay đổi hình thức hoạt động và hình thái du lịch theo sự thay đổi của
phương tiện giao thông. Với sự gia tăng của việc tham quan bằng xe buýt, được gọi là "du lịch tuyến
đường" vì khách du lịch có thể đi lại thoải mái trong xe trong khi ngắm nhìn ra ngoài cửa sổ. còn được
gọi là “du lịch ga đến ga” khi di chuyển từ ga này đến ga khác bằng tàu hỏa. Khi việc sử dụng ô tô
cá nhân tăng lên, mức độ tự do di chuyển cũng tăng lên đáng kể và nó được gọi là "du lịch bông" vì
khách có thể tạm thời rời khỏi tuyến đường và dừng lại và nghỉ ngơi và đi bộ xung quanh.

60. Normal fare


Nó đề cập đến giá vé bình thường là giá vé tiêu chuẩn của hãng hàng không quốc tế. Có ba loại hạng
nhất, hạng trung và hạng phổ thông, và đó là tỷ lệ được xác định bởi hội nghị giá vé của IATA (Hiệp hội
Vận tải Hàng không Quốc tế) và được công nhận của chính phủ của các nước liên quan. Tự do xuống
giữa chặng, thay đổi số lần chuyển, thay đổi hướng bay. Thuật ngữ ngược lại được gọi là excursion
fare (vé giảm giá đặc biệt) có thể bị hạn chế về điều kiện áp dụng nhưng tiết kiệm hơn.

61. Noshow
Nói đến hành khách đặt chỗ và mua vé máy bay nhưng không sử dụng ghế đã mua mà không thông
báo trước. ngoại trừ trường hợp Misconnection (đến muộn hoặc chưa đến). Và ngay cả khi khách đặt
phòng khách sạn nhưng không sử dụng phòng mà không liên lạc trước cũng được gọi là Noshow.

62. Occupancy ratio


Đó là tỷ lệ số lượng phòng được bán trong số phòng mà khách sạn có, còn được gọi là 'occupancy
rate' hoặc 'occupancy percentage'.

63. Off the beaten type travel


Đó là một chuyến đi địa danh chưa được khám phá như chuyến thăm những khu vực “ngoài những
con đường đã bị đi qua” như Nam Cực, leo núi Himalaya, tour du lịch hẻo lánh của Úc, tour rừng nhiệt
đới, tour du lịch Silk Road.

64. Optional tour


Đó là một tour du lịch không được bao gồm trong lịch trình du lịch và trực tiếp đăng ký tại hiện trường.
optional tour được thiết kế theo option trong menu tham quan, không phải là tour cố định nên là thể
loại được nhấn mạnh trong những tour cho thời gian tự do nhiều.

65. Over booking


Khách sạn nhận nhiều đặt phòng hơn so với số phòng có sẵn để bán và nhận đặt trước trong trường
hợp đặt phòng bị hủy và khách hàng không xuất hiện mà không có bất kỳ liên hệ nào (no +show).

101
05 Khoa du lịch•Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

66. Paging service


Nó đề cập đến một dịch vụ tìm và gửi tin nhắn cho khách hàng trong khách sạn theo yêu cầu của
khách hàng trong khách sạn hoặc khách hàng bên ngoài khách sạn.

67. Pax
Ban đầu, nó có nghĩa là bằng hữu, bạn bè, nhưng trong khách sạn thường có nghĩa là số người ở
trong khách sạn.

68. PCO (Professional Congress Organizer)


Do chuyên môn và sự đa dạng của ngành công nghiệp hội nghị quốc tế đã dẫn đến sự xuất hiện và
phát triển của các công ty dịch vụ chuyên nghiệp. Ở các quốc gia thường xuyên tổ chức các hội nghị
quốc tế, các nhà cung cấp dịch vụ này cũng chịu trách nhiệm cho các hoạt động quảng bá, bằng cách
ủy quyền và thực hiện từ nhà tổ chức, nó đang tiết kiệm thời gian và tiền bạc và tạo ra tiến trình hội
nghị hiệu quả.

69. Pension
Đây là một nhà nghỉ điển hình ở châu Âu. Nó giống như một nhà khách ở các nước nói tiếng Anh.
Nó thường được quản lý và sở hữu, và chỉ cung cấp chỗ ở, thức ăn và đồ uống cho khách. Pension
không sang trọng so với khách sạn, nhưng nó có một bầu không khí giản dị và dịch vụ đặc trưng.

70. Rentable ratio


Tỷ lệ phần trăm (%) là tỷ lệ diện tích của phần doanh thu được chiếm bởi phòng khách hoặc thiết bị đồ
uống so với diện tích sàn. Tỷ lệ này càng cao, việc sử dụng các phương tiện bán hàng càng hiệu quả.
Nhìn chung, các khách sạn sang trọng đa chức năng có tỷ lệ thấp hơn, và khách sạn kinh doanh giá
thấp hơn có tỷ lệ cao hơn.

71. Residential hotel


Chỉ khách sạn cư trú khách sạn định trú (ở lại cố định). Nó nằm trong một quận trung tâm thành phố
thuận tiện cho việc sinh hoạt. Giá rẻ, thông thường thanh toán mỗi tuần. Dịch vụ dọn phòng được
phục vụ hàng ngày, nhưng ga trải giường được đổi mỗi tuần một lần.

72. Resort
Trong số các điểm du lịch, những nơi có khả năng quay lại hoặc lưu trú cao được gọi là khu nghỉ mát.
Do đó, điều quan trọng là khu nghỉ mát phải tạo thành một không gian dễ chịu hàng ngày.

73. Room occupancy


Giống như công suất phòng, là tỷ lệ của số phòng thực tế được bán cho số phòng có sẵn để bán. Và
được sử dụng như một chỉ số cho biết trạng thái hoạt động của phòng khách.

74. Shoulder season


Khoảng thời gian giữa mùa cao điểm và mùa thấp điểm trong ngành du lịch rẻ hơn giá ngay trước
hoặc sau mùa cao điểm nhưng vẫn cao hơn giá bình thường.

75. SIT (Special Interest Tour)


Nó đề cập đến một tour du lịch để đáp ứng các sở thích cụ thể như tham quan với mục đích đặc biệt
khác với tham quan tại chỗ đơn giản. SIT đã được thiết kế như một sự khác biệt cho các sản phẩm
được tiêu chuẩn hóa trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch không hài lòng với các
tour du lịch trọn gói hiện có.

76. Skeleton type


Giống như từ 'bộ xương', chỉ có các vé máy bay và khách sạn được đặt trước. Các bữa ăn và các
hoạt động tham quan cụ thể không được tính vào. Nên còn được gọi là air & hotel type. Là sản phẩm
du lịch phù hợp với những người đã đi du lịch nhiều vì có nhiều thời gian tự do.

102
http://www.donga.ac.kr

77. Space block


Khách sạn dành trước một số phòng nhất định cho các nhà môi giới đặt phòng như các công ty lữ
hành. Hơn nữa gọi là space block để chỉ phòng khách mà nằm giữa giữ phòng và cấp phòng. Đối với
các phòng này, khi có yêu cầu đặt phòng của khách, nó có thể được bán theo phán quyết độc lập của
đại lý mà không cần phải hỏi khách sạn.

78. Special ticket


Nó đề cập đến một vé máy bay áp dụng một giá vé đặc biệt khác với vé bình thường. Giá đặc biệt
bao gồm giá vé giảm giá không khuyến mại, được đặt theo các tiêu chuẩn và điều kiện nhất định của
người dùng, chẳng hạn như giá vé khuyến mại theo độ tuổi, được thiết lập để tạo nhu cầu và mở rộng
bán hàng. Thứ hai là giá vé IT (inclusive tour) điển hình được sử dụng để tham quan, và các điều kiện

05
giá bán thấp nhất được cố định cho điểm đến, mùa, thời gian du lịch, thể loại tour du lịch.

79. Staggered holidays


Kỳ nghỉ tập trung vào những dịp đặc biệt như kỳ nghỉ hè. Do đó, để giảm bớt ùn tắc, đến lúc dành thời

Khoa du lịch
gian cho kỳ nghỉ và cân bằng việc sử dụng thời gian kỳ nghỉ. Ở Đức, kỳ nghỉ hè của trường đang dần
bị trì hoãn mỗi tuần và sự vội vã được thư giãn. Ở Pháp, nhóm quản lý hướng dẫn mỗi công ty phân
phối kỳ nghỉ hè.

80. Supporting tourism


Đó không chỉ là một chuyến đi kiến tập nghèo đói, suy thoái môi trường và suy thoái của các di tích
lịch sử, mà còn là du lịch nhằm cải thiện và bảo tồn chúng. Nhiều tour du lịch do NGO tài trợ còn được
gọi là du lịch tình nguyện.

81. Sustainable tourism


Nó đề cập đến các hình thức du lịch dựa trên khái niệm phát triển bền vững. Là khái niệm cho rằng phát
triển du lịch bền vững có thể được thực hiện trong tương lai bằng cách bảo vệ môi trường bằng cách
công nhận môi trường và phát triển du lịch là phụ thuộc lẫn nhau chứ không phải xung đột với nhau.

82. T/C (Tour Conductor)


Nó đề cập đến một hướng dẫn viên du lịch hướng dẫn khi họ đi du lịch nước ngoài. Khi họ đến nước
đích, họ chuyển giao các công việc liên quan đến thông tin du lịch cho hướng dẫn viên địa phương.

83. Technical visit


Nó đề cập đến việc đến thăm nước ngoài hoặc các khu vực khác với mục đích kiểm tra các hệ thống
công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, hoặc các cơ sở công nghiệp hiện đại. Trong những năm gần đây, mục
đích của nó đã được mở rộng sang nhiều lĩnh vực như thời trang, chăm sóc y tế và giáo dục.

84. Theme park


Nó đề cập đến một công viên giải trí bao gồm các cơ sở với mục đích giải trí, vui chơi và vui chơi dựa
trên một chủ đề thống nhất. Giải trí và vui chơi đã bắt đầu được sử dụng để phân biệt với các công
viên giải trí cảm giác mạnh. Everland, Lotte World và Seoul Land là một trong những công viên giải trí
tiêu biểu tại Hàn Quốc.

85. Through check-in


Trong trường hợp đổi 2 chặng bay hoặc hơn, thẻ lên máy bay chung sẽ được cấp, bao gồm cả sân
bay tại điểm khởi hành đầu tiên đến phần chuyển và đăng ký đến điểm đến cuối cùng. Do đó, hành
khách có thể đơn giản hóa các thủ tục check-in của họ và các hãng hàng không có thể rút ngắn thời
gian vận chuyển và giảm chi phí trên không.

86. TIC (Tourist Information Center)


Thông thường, là một tên tiếng Anh có nghĩa là "Trung tâm thông tin du lịch" nhưng trong nước "Trung
tâm hướng dẫn tổng hợp lữ hành " do Tổ chức du lịch Hàn Quốc vận hành được gọi là "TIC".

103
05 Khoa du lịch•Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

87. Tour operator


Nó đề cập đến một nhà thầu sắp xếp các chuyến đi (chuẩn bị) cho một số lượng khách du lịch không
xác định. Cũng có những công ty kết hợp các nhà bán lẻ và bán buôn, những người không chỉ bán
sản phẩm mà còn sản xuất chúng. Thể chế thương mại bán buôn và bán lẻ, gọi một nhà điều hành
tour để chỉ đến doanh nghiệp chuyên môn ở Âu Mỹ.

88. Tourist hotel


Có các cơ sở như khách du lịch xe hơi, khách sạn thanh niên, khách sạn du lịch nước, chung cư nghỉ
mát, vv, cung cấp các tiện nghi cần thiết cho chỗ ở của khách du lịch và cung cấp thực phẩm.

89. Tourist organization


Đó là một tổ chức có khả năng khiến mọi người cư xử như một khách du lịch. Có chính phủ và các tổ
chức hành chính và các tổ chức tư nhân.

90. Unit products


Nó là một hàng hóa giao dịch giữa các cơ quan du lịch. Các thành phần chính của du lịch, như máy
bay, khách sạn, tham quan thành phố, chuyển nhượng, v.v., đã được cung cấp, để công ty du lịch
mua nó sẽ sắp xếp các bữa ăn bổ sung và các chuyến đi tùy chọn để đáp ứng nhu cầu của khách
hàng và hoàn thành sản phẩm. Đối với các công ty du lịch vừa và nhỏ có đầu vào yếu, nó cũng đóng
vai trò bổ sung cho việc lập kế hoạch lập kế hoạch sản phẩm.

91. Unit rate system


Là một chính sách giá phòng khách sạn tại Hàn Quốc, giá không được xác định bởi số lượng khách
mỗi phòng, nhưng mức giá tương tự được tính cho khách hàng bất kể một hoặc hai khách ở trong
một phòng.

92. UNWTO
Tổ chức Du lịch Thế giới là một tổ chức quốc tế đóng vai trò trung tâm trong lĩnh vực du lịch, duy trì
mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc và Liên Hợp Quốc và các
cơ quan chuyên môn khác. Đây là một tổ chức chính phủ của thế giới (ví dụ ở Hàn Quốc là Bộ Văn
hóa và Du lịch) và cơ quan du lịch (Tổ chức Du lịch Hàn Quốc) đã trở thành một thành viên liên kết.
Đây là một tổ chức chi phối chính phủ của mỗi quốc gia nhằm điều phối các chính sách du lịch của
mỗi quốc gia, trao đổi thông tin và quảng bá du lịch thế giới.

93. Voucher
Nó được phát hành bởi một công ty du lịch và một hãng hàng không trong khái niệm bảo lãnh và giấy
chứng nhận mà khách hàng của khách sạn trả thay vì một khoản phí tại khách sạn. Nói cách khác, đây
là một hình thức lưu hành để phát hành hóa đơn khách sạn bằng cách trả trước cho các chi phí như
tham quan theo nhóm, ăn ở, thực phẩm và đồ uống. Voucher này là một trong những phương thức
thúc đẩy doanh số bán hàng của khách sạn cùng lúc với việc mua các hình thức giảm giá.

94. Wanderlust, Sunlust/Moonlust


Loại hành vi du lịch ở con người có thể được phân loại thành loại Wanderlust và Sunlust dựa trên tình
hình du lịch ở châu Âu. Từ lust có nghĩa là "tìm kiếm" và trước đây có nghĩa là "hình thức với mục đích
mở rộng kiến thức và kinh nghiệm”, Và sau này có nghĩa là "một chế độ tạm thời di chuyển đến một
nơi thích hợp để tìm kiếm sự thanh thản và thoải mái".

95. Washington Convention


Đó là một hiệp ước nhằm bảo tồn và bảo vệ động vật hoang dã đang bị đe dọa bằng cách điều tiết
thương mại quốc tế. Tên chính thức là "Hiệp ước về buôn bán động vật hoang dã và các loài thực vật
hoang dã quốc tế", bao gồm lông, gạc và ngà voi.

104
http://www.donga.ac.kr

96. Wholesaler
Nó đề cập đến nhà điều hành tour du lịch chỉ thực hiện việc lập kế hoạch, tổng hợp và bán cho nhà
bán lẻ. Do đó, để mở rộng doanh số bán sản phẩm theo kế hoạch, nhà bán lẻ rất quan trọng các biện
pháp khuyến khích thúc đẩy bán hàng và cải thiện doanh số tạo khác biệt với các công ty khác bằng
cách sắp xếp sản phẩm, giá cả và tờ rơi.

97. Working holiday


Khi nhập cảnh vào một quốc gia vì mục đích du lịch, không thể tiến hành các hoạt động vì mục đích
thù lao như việc như đi làm. Đây là chế độ cho phép làm việc với những điều kiện cụ thể nhằm phụ trợ
chi phí du lịch cho thanh thiếu niên (bao gồm sinh viên).

05
98. World heritage (di sản thế giới)
Vào tháng 3 năm 1960, UNESCO đã phát động một chiến dịch toàn cầu để bảo vệ và bảo tồn các tài
sản và di tích văn hóa có giá trị trên khắp thế giới, bắt đầu bằng một chiến dịch giải cứu "Cung điện
Abu Simbel" của Ai Cập, nơi được xây dựng dưới đập Aswan. Là một phần của chiến dịch này, Đại

Khoa du lịch
hội đồng UNESCO lần thứ 17, được tổ chức tại Paris năm 1972, đã nhất trí thông qua "Hiệp ước bảo
vệ di sản văn hóa và tự nhiên thế giới". Mục đích của hiệp ước này là thúc đẩy hợp tác quốc tế giữa
các dân tộc trên thế giới nhằm bảo vệ tài sản văn hóa và thiên nhiên, là những giá trị phổ quát và di
sản chung quý giá của con người, khỏi sự hủy diệt và để lại cho các thế hệ tương lai.

99. Yellow card


Là một giấy chứng nhận rằng bạn đã được tiêm phòng dịch bệnh kiểm dịch theo tiêu chí của WHO.
Bởi vì giấy màu vàng được sử dụng ở mỗi quốc gia, nên nó thường được gọi là 'yellow card'.

100. Ngành công nghiệp Du lịch


Nó thường được sử dụng kết hợp với ngành du lịch thông thường. Trong khi ngành du lịch hướng
đến lợi nhuận doanh nghiệp, kinh doanh du lịch đang hướng tới đạt được hiệu quả kinh doanh công
cộng thông qua các hoạt động của ngành du lịch dựa trên chính sách và quản trị. Về vấn đề này,
ngành du lịch trong nước nhằm mục đích hồi sinh nền kinh tế quốc gia (mua lại ngoại tệ), và việc
kinh doanh du lịch do chính quyền địa phương thực hiện là nhằm mục đích hồi sinh nền kinh tế địa
phương.

101. Tác dụng của hòa bình du lịch


Du lịch hiện đại có chức năng trực tiếp hình thành sự hiểu biết lẫn nhau của mọi người thông qua trao
đổi công chúng. Đó là "hiệu ứng hòa bình" của du lịch thu hút sự chung sống hòa bình, trao đổi và
hiểu biết lẫn nhau, và việc kích hoạt nó là điều kiện của du lịch hiện đại mà không có tranh chấp giữa
đất nước và quốc gia và du lịch an toàn được đảm bảo.

102. Phong trào một khu một đặc sản


Đó là một phong trào tái thiết làng thông qua việc khám phá các đặc sản địa phương. Đó là ý tưởng
để 'hồi sinh khu vực bằng cách thúc đẩy các sản phẩm có thể bán được bằng cách sử dụng các
nguồn lực địa phương.' Một phong trào đấu giá một làng như vậy đã mở rộng phạm vi của cơ cấu
kinh tế nông thôn, vốn chỉ phụ thuộc vào ngành công nghiệp chính, cho ngành công nghiệp du lịch và
dịch vụ.

105
06
Khoa thương mại
quốc tế
Khoa thương mại quốc tế

Giới thiệu khoa Giới thiệu chuyên ngành


Để đáp ứng nhu cầu toàn cầu hóa và thông tin hóa, Khoa thương mại
nghiên cứu hiện tượng chuyển động quốc tế của giao dịch hàng hóa (bao
gồm dịch vụ, công nghệ và tài nguyên) được thực hiện trên phạm vi quốc
tế, cũng như các phong tục và pháp lý khác nhau trong giao dịch thương
mại quốc tế.

Nếu đi cụ thể hơn về hương trình giảng dạy thì được phát triển mở rộng
như kinh doanh thông thương quốc tế, nghiệp vụ thương mại và kinh tế
thế giới, vv, mỗi lĩnh vực được thiết kế để sinh viên có thể đồng thời thực
tập lý thuyết và thực vụ. Trước hết, bởi vì bắt nhịp với hiện thực thế giới
đang dần trở thành một thị trường thống nhất, nên có khả năng cao coa
nghề nghiệp tiếp xúc với những người đến từ nhiều quốc gia, nên việc bạn
có yêu thích về ngôn ngữ là một lợi thế tốt, sinh viên học đều những bài
giảng liên quan đến ngôn ngữ mà được giảng dạy trong trường lấy trọng
tâm là những môn học liên quan đến thực vụ thương mại, computer, tiếng
nước ngoài cần thiết cho năng lực phát triển năng lực nghiệp vụ, và đang
tiến hành giáo dục cần thiết thông qua việc chọn lựa tụ do.

Văn phòng khoa Địa chỉ : 225 Gudeok-ro, Seo-gu, Busan (Bumindong-2 ga)
Tầng 6, tòa nhà Kinh Doanh - khu phòng học tổng hợp, cơ sở
Bumin, trường Đại Học Đông A.
Điện thoại : 051- 200 -7436~7
Từ ngữ nhập môn
01. Kinh tế vĩ mô (Macroeconomics)
Là một lĩnh vực của kinh tế học nghiên cứu tổng thể về hiện trạng kinh tế quốc dân liên quan đến toàn
nền kinh tế như vòng tuần hoàn kinh tế, tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp, lạm phát.

02. Vòng tuần hoàn kinh tế (Business cycle)


Là sự lặp lại của hiện tượng chỉ số của hoạt động kinh tế như thu nhập quốc dân, tổng sản lượng,
người lao động lên xuống một cách không chắc chắn và không tuân theo quy luật.

03. Kinh tế học (Economics)


Là môn học nghiên cứu như thế nào để cửa hàng, doanh nghiệp, chính phủ và một xã hội quản lý
nguồn tài nguyên khan hiếm cho hiệu quả. Là môn học nghiên cứu những vấn đề kinh tế như: Sản
xuất cái gì? (What to produce?), làm thế nào để sản xuất? (How to produce?), sản xuất cho ai?(For
whom to produce?)

04. Thị trường cạnh tranh (Competitive market)


Là thị trường mà được cấu thành bởi nhiều nhà cung cấp và người tiêu dùng giao dịch cùng một loại
sản phẩm giống nhau, có thể tham gia và thoát khỏi thị trường, và tất cả mọi người tiếp nhận giá đã
được quyết định trên thị trường.

05. Độc quyền nhóm (Oligopoly)


Là thị trường mà tồn tại tính tương hỗ giữa các doanh nghiệp với nhau trong thị trường tồn tại số ít
những nhà cung cấp mà bán những sản phẩm tương tự nhau, và quyết định kinh doanh của một
doanh nghiệp đặc thù ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh của những doanh nghiệp khác

06. Tổng sản phẩm quốc nội (Gross domestic product: GDP)
Là chỉ số đo lường thu nhập quốc dân và mang ý nghĩa là giá trị thị trường của tổng sản phẩm và dịch
vụ cuối cùng được sản xuất trong một thời gian nhất định (một năm) trong một quốc gia.

07. Cân bằng (Equilibrium)


Là trạng thái mà mối quan hệ lợi ích của chủ thể kinh tế bán và chủ thể kinh tế mua bằng nhau, với
trạng thái đạt được giá thị trường mà làm đồng nhất lượng tiêu thụ và lượng sản xuất.

08. Chi phí cơ hội (Opportunity cost)


Mang nghĩa là tất cả những thứ phải từ bỏ vì một lựa chọn nào đó, và “chi phí mang tính kinh tế” mang
nghĩa chỉ chi phí cơ hội. Là việc cộng chi phí được chi tiêu rõ ràng trên thực tế và chi phí ngầm mà cho
dù không được chi tiêu cũng được xem như là chi phí.

09. Doanh nghiệp độc quyền (Monopoly)


Mang nghĩa chỉ nhà cung cấp duy nhất của loại sản phẩm không có sản phẩm thay thế trực tiếp. Phát
sinh như độc quyền tự nhiên dựa trên việc sở hữu độc quyền yếu tố sản xuất, hoặc đặc quyền của
chính phủ hoặc có bản quyền hoặc dựa trên quy mô của nền kinh tế.

10. Kinh tế vi mô (Microeconomics)


Là một lĩnh vực của kinh tế học mà phân tích người tiêu dùng cá biệt và doanh nghiệp đưa ra quyết
định kinh tế như thế nào và họ trong thị trường có những tác động tương quan gì với nhau.

11. Năng suất (Productivity)


Mang nghĩa chỉ số lượng của dịch vụ hoặc hàng hóa mà có thể làm ra được khi đưa vào một đơn vị
lao động (một người hoặc một giờ), và là yếu tố quyết định tiêu chuẩn sinh sống của một quốc gia.

12. Hiệu suất suy giảm (Diminishing returns)


Là hiện tượng theo lượng tăng nguyên liệu sản xuất đầu vào, lượng tăng của sản lượng đầu ra giảm so
với lượng tăng thêm của đầu vào. (Tăng lượng đầu vào nhưng số lượng đầu ra không tăng tương ứng).

108
http://www.donga.ac.kr

13. Chỉ số vật giá (Consumer price index)


Sử dụng khi tính lạm phát, bằng chỉ số mà người tiêu dùng tiêu biểu thể hiện chi phí tổng thể của dịch
vụ hoặc hàng hóa mà họ mua.

14. Sự thất bại của thị trường (Market failure)


Những trường hợp thị trường buông thả để thực hiện chứ năng một cách tự do và không thể phân
phối tài nguyên một cách hiệu quả từ đó xuất hiện trường hợp tồn tại những thế lực chi phối thị
trường và hiệu quả bên ngoài (tác ngoại tính).

15. Song đề tù nhân (Prisoners' dilemma)


Là tình huống game cho thấy tại sao việc duy trì mối quan hệ hợp tác lại khó khăn, mặc dù 2 tù nhân
có thể hợp tác với nhau và đạt được kết quả hợp lý.

16. Độc quyền tự nhiên (Natural monopoly)

06
Là trường hợp mà so với những nhà sản xuất sở hữu toàn bộ thị trường, một doanh nghiệp nào đó
với điều kiện thị trường có thể sản xuất/ cung cấp với chi phí thấp hơn dẫn đến chi phí bình quân
trường kỳ giảm trong khi sản lượng tăng.

Khoa thương mại quốc tế


17. Phạm vi tác động của thuế (Tax incidence)
Là hiện tượng chính phủ không quan tâm tới ai là người trả thuế, mà thuế được tính theo độ lớn của
(đàn hồi giá cả) biến động giá cả giữa những người tham gia vào thị trường (người cung cấp và người
tiêu dùng).

18. Độ co giãn (Elasticity)


Là chỉ số xuất hiện mức độ phản ứng theo sựu biến đổi của biến số quyết định, là (Lượng) cầu và
(lượng) cung. Đo lường khi biến số quyết định thay đổi 1% thì lượng cung hoặc lượng cầu sẽ thay đổi
bao nhiêu %.

19. Tính cân bằng (Equality)


Mang ý nghĩa phân phối bình đẳng những lợi ích của sự phát triển kinh tế cho những người tạo thành
xã hội. Là việc liên quan đến phương pháp phân chia sản phẩm sản xuất được.

20. Tính hiệu suất (Efficiency)


Mang nghĩa đạt được hiệu quả cao nhất bằng nguồn tài nguyên khan hiếm, là việc liên quan đến
phương pháp tạo là sản lượng lớn từ nguồn tại nguyên được cho.

21. Giá trần (Price ceiling)


Là chế độ mà chính phủ trong tiêu chuẩn thấp hơn giá thị trường đã đặt ra giá trị cao nhất trên luật
pháp cho giá cả và cho phép giao dịch bằng giá cả đã bị hạn chế. Lấy ví dụ như việc chuyển nhượng
chung cư, trong trường hợp này vì phát sinh hiện tượng thiếu hàng hóa nên có thể hình thành nên chợ
buôn bán ngầm, tăng chi phí giao dịch ngoài như “xếp hàng”.

22. Phân biệt giá cả (Price discrimination)


Chiến lược giá mà doanh nghiệp chọn trong thị trường độc quyền và độc quyền nhóm, bằng hành vi
bán cùng một loại sản phẩm với giá khác nhau tùy theo người mua.

23. Giá sàn (Price floor)


Là chế độ mà chính phủ trong tiêu chuẩn cao hơn giá thị trường đã đặt ra giá trị thấp nhất trên luật
pháp cho giá cả và cho phép giao dịch bằng giá cả đã bị hạn chế. Lấy ví dụ về mức lương tối thiểu,
nếu phát sinh nguồn cung quá độ thì trong trường hợp thị trường lao động sẽ phát sinh tình trạng thất
nghiệp phi tự phát.

109
06 Khoa thương mại quốc tế • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

24. Lợi nhuận kinh tế (Economic profit)


Là khoảng tiền mà lấy tổng thu nhập trừ tất cả chi phí cơ hội bao gồm chi phí thực tiễn và chi phí
ngầm, là khái niệm khác với chi phí kế toán (tổng thu nhập - chi phí thực tiễn).

25. Nghiệp vụ thị trường mở (Open market operation)


Với chính sách lưu thông tiền tệ tiêu biểu mà gây ảnh hưởng trực tiếp đến lượng tiền, lưu thông thông
qua việc ngân hàng trung ương mua và bán trái phiếu cho người dân. Trong trường hợp mua trái
phiếu thì lượng tiền lưu thông tăng và trường hợp bán thì lượng tiền lưu thông giảm.

26. Quy luật cung (Law of supply)


Là quy luật mà khi những điều kiện khác không thay đổi (cố định) nếu giá cả của một loại hàng hóa nào
đó tăng lên (hoặc giảm xuống) thì lượng cung của hàng hóa đó cũng tăng (hoặc giảm).

27. Bi kịch của mảnh đất công (Tradegy of the commons)


Là truyện ngụ ngôn nói về trường hợp mảnh đất công có tính cạnh tranh về tiêu dùng hoặc không có
tính tách biệt, vì bị sử dụng thái quá một cách bừa bãi nên rút cục đã trở nên khô cằn.

28. Cân bằng Nash (Nash equilibrium)


Là hình thái cân bằng được tạo bởi người tham gia trò chơi lấy tiền đề dựa trên những chiến lược của
đối thủ được cho và lựa chọn chiến lược tốt nhất cho tình huống ấy.

29. Thị trường quỹ vốn vay (Market for loanable funds)
Trong thị trường quỹ vốn vay, lãi suất thực tế quyết định dựa trên lý luận của học phái cổ điển với thị
trường mà những người định tiết kiệm cung cấp tiền vốn cho những người định vay mượn để chuẩn
bị tài nguyên đầu tư.

30. Hiệu ứng thay thế (Substitution effect)


Là thay đổi của lựa chọn tiêu dùng chỉ để duy trì đều đặn mức hài lòng của người tiêu dùng mà bị ảnh
hưởng theo sự biến đổi của giá cả đối thủ.

31. Rủi ro đạo đức (Moral Hazard)


Xuất hiện khi thông tin được phân bổ không đồng đều, là hành vi mà chủ thể kinh tế có nhiều thông tin
hơn có những hành vi không đáng mong đợi hoặc gian lận với chủ thể kinh tế có ít thông tin hơn.

32. Kẻ đi xe không trả tiền (Free rider)


Chỉ những người mặc dù thấy rõ lợi ích của việc tiêu dùng hàng hóa nào đó nhưng lại không trả tiền.

33. Hiệu ứng lấn át (Crowding out effect)


Là hiện tượng mà nếu tăng lãi suất bằng chính sách tài chính mở rộng (tăng chi tiêu chính phủ, giảm
thuế) thì đầu tư cá nhân giảm và làm triệt tiêu bộ phận hoặc toàn bộ sự gia tăng của tổng nhu cầu.

34. Hiệu ứng thu nhập (Income effect)


Là sự thay đổi của lựa chọn tiêu dùng bị gây ra theo sự thay đổi của tiêu chuẩn hài lòng của người tiêu
dùng chỉ để duy trì một cách ổn định giá bán của đối thủ.

35. Quy luật cầu (law of demand)


Là quy luật mà khi những điều kiện khác không thay đổi (cố định) nếu giá cả của một loại hàng hóa nào
đó tăng lên (hoặc giảm xuống) thì lượng cầu của hàng hóa đó cũng tăng (hoặc giảm).

36. Hiệu ứng số nhân (Multiplier effect)


Là lý luận kinh tế học của Keynes mà cho rằng nếu chính sách tài chính mở rộng làm thu nhập tăng lên
thì việc thu nhập tăng đi kèm với tiêu dùng tăng và làm cho tăng tổng nhu cầu.

110
http://www.donga.ac.kr

37. Lãi suất thực tế (Real interest rate)


Mang nghĩa chỉ lãi suất được điều chỉnh dựa trên tính toán lạm phát, lấy lãi suất danh nghĩa trừ cho tỷ
lệ tăng vật giá (dự đoán).

38. Đường cong Philips (Phillips Curve)


Là đường cong cho thấy mối quan hệ mâu thuẫn ngắn hạn giữa tỷ lệ thất nghiệp và đường lạm phát,
và mang ý nghĩa trong dài hạn khi vật giá tăng thì tỷ lệ thất nghiệp giảm (tăng tuyển dụng) là điều không
thể xảy ra đồng thời.

39. Tỷ lệ thay thế cận biên (Marginal rate of substitution: MRS)


Là tỷ lệ hai hàng hóa mà được trao đổi khi vừa thay thế một loại hàng hóa bằng một loại hàng hóa
khác vừa duy trì mức hài lòng của người tiêu dùng (trên cùng một đường bàng quan).

40. Kỳ vọng hợp lý (Rational expectation)

06
Là lý luận mà chủ thể kinh tế sử dụng tất cả thông tin có thể sử dụng được báo gồm cả chính sách
của chính phủ để dự báo tương lai

Khoa thương mại quốc tế

111
Từ vựng chuyên ngành
01. Lợi ích thương mai (Gains From Trade)
Là nguyên lý quan trọng nhất của lý luận thương mại cho rằng thông qua thương mại nhận lợi ích từ
việc buôn bán cả 2 nước (hai bên) đều có lợi.

02. Kinh tế quy mô nội bộ (Internal economics of scale, Increasing return)


Với sự hình thành của kinh tế quy mô trong nội bộ doanh nghiệp, thị trường kinh doanh được mở rộng
bằng kinh tế quy mô được hình thành bởi chi phí cố định bình quân giảm theo sự tăng của lượng sản
suất trong một doanh nghiệp. Đây là sự hình thành của kinh tế quy mô nội bộ.

03. Kinh tế quy mô ngoại sinh (External economies of scale)


Từ kết quả của việc tập hợp lại một chỗ, những doanh nghiệp trong cùng một ngành công nghiệp thụ
hưởng lợi ích một cách trực tiếp nhờ vào việc chia sẻ bí quyết, mua những phụ tùng dùng chung, dễ
dàng tuyển nhân viên từ đó có thể làm giảm chi phí bình quân và gia tăng sản lượng. Dựa vào thương
mại bởi kinh tế quy mô mà phát sinh, trên nền tảng sự tập trung mang tính quốc tế của ngành công
nghiệp, kinh tế quy mô ngoại sinh được phát sinh.

04. Tính kinh tế nhờ kết khối (agglomeration economies)


Mang nghĩa chỉ hiệu quả ngoại sinh mà xuất hiện bởi sự tập trung vào một khu vực của những doanh
nghiệp và công nghiệp liên quan. Là hiệu quả tập trung vào hiệu quả chùm (cluster).

05. Chuỗi giá trị toàn cầu (Global Value Chain)


Chuỗi giá trị toàn cầu mang nghĩa là hoạt động của doanh nghiệp trên toàn phạm vi như thiết kế dịch
vụ và sản phẩm, sản xuất, lưu thông, sử dụng, tiêu hủy, ... dựa trên sự phát triển của thông tấn và vận
chuyển được toàn cầu hóa.

06. Đường bàng quan (Indifference Curve)


Là đường cong kết nối những điểm kết hợp của hai hàng hóa mà làm thỏa mãn khách hàng như
nhau.

07. Đường giới hạn khả năng sản xuất (Production Possibilities Curve)
Là đường cong liên kết các điểm liên hợp của hai sản phẩm mà có thể sản xuất tối đa khi đưa lượng
yếu tố sản xuất nhất định vào sản xuất sản phẩm.

08. Độ phụ thuộc thương mại (Degree of Dependence Upon Foreign Trade): Là chỉ số thể hiện nền
kinh tế của một nước lệ thuộc ở mức nào vào thương mại, thể hiện tỷ lệ của lượng thương mại so với
GDP.

09. Cường độ của thương mại (Intensity of Trade)


Là chỉ số thể hiện nền thương mại của một nước duy trì mối quan hệ thân thiết ở mức độ nào với nước
giao thương hoặc thế giới thương mại trong một thời gian nhất định. Thông thường được sử dụng chủ
yếu với trọng tâm là xuất khẩu, nên conf được gọi là cường độ xuất khẩu (intensity of export).

10. Phân công (lao động) quốc tế (International Division of Labor)


Mỗi quốc gia với những phân công mang tính xã hội, tính công nghiệp, tính kỹ thuật mà được tạo
thành trong nước, ưu tiên phát triển và sản xuất dịch vụ hoặc sản phẩm phù hợp với nước mình, trao
đổi thông qua thương mại quốc tế và sáng tạo ra lợi ích của thương mại.

11. Thuyết lợi thế tuyệt đối (Absolute advantage theory)


Là lý luận mà cho rằng: một quốc gia sau khi sản xuất tập trung vào sản phẩm có chi phí sản xuất
hoàn toàn được đo bởi chi phí lao động, thấp hơn so với quốc gia khác, và thông qua giao thương
với nước khác về sản phẩm có chi phí sản xuất tuyệt đối khác thấp hơn so với nước này có thể nhận
được toàn bộ lợi ích thương mại của 2 nước.

112
http://www.donga.ac.kr

12. Thuyết lợi thế so sánh (Comparative advantage theory)


Là lý luận cho rằng một quốc gia cho cho dù là có đang gặp phải lợi thế tuyệt đối hay không về hàng
hóa so với các quốc gia khác đi chăng nữa, bằng cách chuyên môn hóa ngành công nghiệp tương đối
có hiệu quả cao thì cả 2 quốc gia đều sinh lợi từ thương mại.

13. Định lý Heckscher-Ohlin (Heckscher-Ohlin theorem)


Bằng định lý nói rằng nước giàu nguồn lao động thì xuất khẩu sản phẩm chuyên sâu về lao động ra
nước ngoài, nước giàu vốn thì xuất khẩu sản phẩm chuyên sâu về vốn ra nước ngoài, đã đưa ra một
mô hình lý luận thương mại có thể xem xét về phương diện phân bổ thu nhập từ giữa nguồn vốn và
lao động.

14. Nghịch thuyết Leontief (Leontief paradox)


Leontief thông qua số liệu thương mại và biểu quan hệ ngành công nghiệp của Mỹ trong quá trình
kiểm chứng “lý luận yếu tố ban cho” trên thực tế đã ra kết quả ngược lại với nội dung lý luận của

06
Heckscher-Ohlin, nên được gọi là Nghịch thuyết Leontief.

15. Định lý cân bằng yếu tố giá cả (Factor Price Equalization Theorem)
Là định lý cho rằng, sau khi mở của thương mại thì bởi vì giá cả của sản phẩm trở nên giống nhau như

Khoa thương mại quốc tế


một, nên thu nhập thực tế của nhà tư bản, người lao động của quốc gia tham gia thương mại sẽ trở
nên giống nhau.

16. Định lý của StolperㆍSamuelson


StolperㆍSamuelson chắc chắn rằng trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn được hình thành bởi 2 sản
phẩm và 2 yếu tố, trong mỗi yếu tố sản xuất trong nước nếu giá của sản phẩm một bên tăng lên thì giá
cả của yếu tố sản xuất được sử dụng tập trung để sản xuất sản phẩm đó tăng lên, mặt khác giá của
các yếu tố khác giảm xuống. Và được gọi là Định lý của StolperㆍSamuelson. Nhờ có định lý này mà
có thể biết được thương mại quốc tế ảnh hưởng như thế nào đến phân bổ thu nhập.

17. Lý thuyết chênh lệch công nghệ (Technology Gap Theory)


Là lý luận thương mại mang tính động thái mà xem xét sự biến hóa của hoàn cảnh và dòng chảy thời
gian bằng lý luận thương mại cho rằng dựa trên mô phỏng kỹ thuật bị thay đổi và theo đó nhà sản xuất
và patten thương mại cũng thay đổi.

18. Lý thuyết vòng đời của sản phẩm (Product Cycle Theory)
Là lý luận thương mại mang tính động thái vừa trải qua giai đoạn tiêu chuẩn hóa và giai đoạn trưởng
thành cùng với thời gian (trôi qua) để ra mắt sản phẩm mới, vừa tạo nối kết và thay đổi của khuôn mẫu
thương mại và giải thích nội dung biến đổi quan trọng xuất hiện trên phương diện cung cấp và tiêu
dùng.

19. Thương mại nội ngành (Intra-industry trade)


Mang ý nghĩa chỉ sản phẩm trong một ngành công nghiệp được xuất và nhập khẩu đồng thời. Vì rất
khó để giải thích hiện tượng này bằng lý thuyết lợi thế so sánh cổ điển mà cần một lý thuyết thương
mại mới.

20. Đường cong Cung (Offer) (Offer Curve)


Là đường cong thể hiện biến đổi của lượng xuất nhập khẩu theo biến động của giá cả quốc tế (điều
kiện giao dịch).

21. Điều kiện giao dịch (thương mại) (Terms of Trade)


Là tỷ lệ trao đổi của sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu, là số đơn vị của sản phẩm nhập
khẩu được đổi với một đơn vị của sản phẩm xuất khẩu.

113
06 Khoa thương mại quốc tế • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

22. Định lý Rybczynski (Rybczynski Theorem)


Là lý luận cho rằng trong trường hợp biến động sản xuất của một quốc gia không gây bất kỳ ảnh
hưởng nào đến điều kiện (giao thương) thương mại. Nếu cung của yếu tố sản xuất đơn thuần tăng thì
ngành sản xuất mà cần yếu tố sản xuất bị gia tăng như yếu tố trọng tâm sẽ tăng tuyệt đối, ngược lại
ngành sản xuất mà tương đối ít sử dụng yếu tố sản xuất bị gia tăng thì sẽ giảm tuyệt đối.

23. Trợ cấp xuất khẩu (Export subsidies)


Là việc chi khoản tiền trợ cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp xuất khẩu hoặc doanh nghiệp tiềm năng
xuất khẩu nhằm thúc đẩy xuất khẩu của một quốc gia.

24. Cartel quốc tế (International Cartel)


Trong thị trường nội địa, cartel mang nghĩa chỉ tổ chức thị trường mà dựa trên thỏa thuận sản lượng
của những nhà sản xuất nhỏ lẻ và giá cả, nhằm loại trừ cạnh tranh tự do và duy trì lợi nhuận độc
quyền. Những tổ chức thị trường như thế này lan rộng ra trên mức độ quốc tế được gọi là thỏa thuận
quốc tế.

25. Tăng trưởng kinh tế (Economic Growth)


Là hiện tượng mà quy mô hoạt động kinh tế mở rộng dần theo thời gian. Quy mô hoạt động kinh tế
được đo lường bởi GDP thực tế.

26. Tiến bộ công nghệ (Technical Innovation)


Là thay đổi công nghệ mà có thể giúp tạo đầu ra bằng việc nhập ít yếu tố đầu vào hơn so với lượng
sản xuất nhất định. (Tiến bộ công nghệ) đạt được bởi sự tiến bộ của khoa học, phát triển nguồn tài
nguyên mới và sản phẩm mới, cải tiến phương pháp kinh doanh và phương pháp sản xuất.

27. Chủ nghĩa trọng thương (Mercantilism)


Là tư tưởng kinh tế làm nền cho chủ nghĩa đế quốc với chủ trương cho rằng phương pháp để trở nên
thịnh vượng của một quốc gia là xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu và chủ trương đo lường sự giàu có
của một quốc gia bằng lượng kim loại quý mà nước đó sở hữu và gọi thương mại là zero-sum game.

28. Thuyết bảo vệ nền công nghiệp non trẻ (Infant Industry Argument for Protection)
Là lý luận cho rằng chính sách bảo hộ thương mại trong thời gian hạn định cho nước kém phát triển
theo giai đoạn phát triển kinh tế là cần thiết. Là lý luận cho rằng việc quốc gia ban đầu hỗ trợ để những
doanh nghiệp non trẻ có thể bắt đầu hoạt động, sau khi (doanh nghiệp) đạt đến một mức phát triển
nào đó thì chuyển đổi thành thương mại tự do là một việc làm đúng đắn.

29. Tân chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch (Neo-protectionism)


Do thâm hụt cán cân thanh toán kinh niên quốc tế của Hoa Kỳ, khủng hoảng tiền tệ quốc tế không
ngừng, sụp đổ hệ thống Bretton Woods và các cú sốc dầu mở. Nhiều quốc gia đã có xu hướng thắt
chặt các quy định thương mại và ngoại tệ để chủ nghĩa hóa bảo hộ thương mại, đặc biệt là luật thương
mại tổng hợp được thông qua trong Đại hội đồng Thượng viện Hoa Kỳ năm 1988. Bằng những kết quả
này, trên mặt chủ nghĩa bảo hộ được thực hiện bởi các nước phát triển được phân biệt với chủ nghĩa
bảo hộ thương mại truyền thống nghĩa là chủ nghĩa bảo hộ của nước kém phát triển.

30. Thuế (Tariffs, Customs, Customs Duties)


Lãnh thổ hải quan được định nghĩa bởi pháp luật, tức là thuế đánh vào hàng hóa đi qua đường hải
quan.

31. Mức bảo hộ thực tế (Effective Rate of Protection)


Nó cho thấy giá trị gia tăng của ngành là bao nhiêu do việc áp thuế hải quan làm tăng giá trị gia tăng
trước thuế hải quan khi hải quan được áp dụng đối với hàng nhập khẩu để bảo vệ một số ngành công
nghiệp trong nước.

114
http://www.donga.ac.kr

32. Hiệp định thương mại tự do (FTA, Free trade agreement)


Các thỏa thuận có tác dụng tạo thuận lợi cho thương mại tự do với các thỏa thuận giữa các quốc gia
hứa sẽ loại bỏ các hàng rào thuế quan hoặc phi thuế quan giữa các đối tác thương mại hoặc giữa các
quốc gia.

33. Liên minh thuế quan (Customs Union)


Một thỏa thuận với hai hoặc nhiều lãnh thổ hải quan riêng biệt tạo thành một lãnh thổ hải quan duy
nhất để bãi bỏ tất cả các hải quan và các hạn chế thương mại khác đối với tất cả thương mại trong
khu vực và áp dụng cùng một phong tục và các quy tắc thương mại khác cho các lãnh thổ hải quan
ngoài khu vực đó.

34. Thị trường chung (Common Market)


Là giai đoạn của hiệp lực kinh tế khu vực trong liên minh thuế quan đã bãi bỏ biên giới kinh tế và đã
cho phép di chuyển tự do các yếu tố sản xuất như kỹ thuật, tư bản (ngân hàng, dịch vụ tài chính, đầu

06
tư trực tiếp ra nước ngoài), lao động (kiến thiết, xây dựng) giữa các nước thành viên, nhằm cùng đẩy
mạnh phát triển kinh tế, xã hội và mở rộng hoạt động thương mại giữa các quốc gia. Là giai đoạn hợp
nhất được phát triển dựa trên những ảnh hưởng đến chế độ và pháp luật trước đó chỉ được xem như
là lĩnh vực trong nước.

Khoa thương mại quốc tế


35. Liên minh kinh tế (Economic Union)
Là cộng đồng kinh tế thực hiện những chính sách chung về những mặt tài chính, tín dụng giữa các
nước thành viên nên được xem là hình thức hợp lực kinh tế phát triển hơn một bậc so với hình thức
thi trường chung. Là giai đoạn phát triển giai đoạn thống nhất đồng tiền chung và chính sách thuế
chung trong việc di chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ, yếu tố sản xuất và đồng thời cũng yêu cầu liên
hợp về mặt chính trị nhằm thống nhất những chính sách về kinh tế.

36. Thị trường đơn nhất (Single market)


Là giai đoạn cuối cùng của nền kinh tế hợp nhất mà giữa các nước thành viên đều thống nhất từ tiền
tệ lưu thông đến chính sách kinh tế và thành lập ngân hàng trung ương đơn nhất và nghị viện chung.

37. Hiệu ứng chệch hướng thương mại (Trade diversion effect)
Là hiệu ứng xảy ra khi do việc loại bỏ hàng rào thuế quan nên chi phí sản xuất của các nước trong khu
vực thấp hơn so với các nước ngoài khu vực, dẫn đến việc hàng hóa của các nước trong khu vực
được nhập khẩu nhiều hơn. Trong trường hợp của Hàn Quốc, sau khi hiệp định FTA Hàn - Chile có
hiệu lực thì mặt hàng rượu nho của Mỹ bị gạt ra và rượu nho của Chile đã chiếm vị trí thứ 2. Đây là ví
dụ điển hình cho hiệu ứng này.

38. Hiệu ứng tạo thương mại (Trade creation effect)


Là hiệu ứng mới được tạo ra sau đồng minh thuế quan, hiệp định tự do mậu dịch trong thương mại
vốn không tồn tại giữa các nước trong khu vực sau chiến tranh.

39. Giá trị gia tăng thương mại (Trade in value added)
Là khái niệm thương mại mới được đưa ra trên quan điểm chuỗi giá trị quốc tế bằng thương mại đo
lường căn nguyên của giá trị gia tăng được thêm vào khi sản xuất sản phẩm và dịch vụ chứ không
phải tổng giá trị được đo lường bởi xuất nhập khẩu.

40. Thương mại nội bộ doanh nghiệp (Intra frim trade)


Là hình thức thương mại mà phát sinh giao dịch giữa công ty mẹ của công ty đa quốc gia với công ty
con ở nước ngoài, hoặc giao dịch giữa các công ty con ở nước ngoài. Trên thế giới có hơn 30% giao
dịch là thương mại nội bộ doanh nghiệp.

41. Thương mại sản xuất hợp đồng (Contract manufacturing trade)
Là hình thức thương mại hình thành bởi hoạt động xuất khẩu của nước thứ 3 mà sở hữu hoặc nhập

115
06 Khoa thương mại quốc tế • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

khẩu thông qua đặt hàng sản xuất cho doanh nghiệp sản xuất có xưởng đặt tại nước khác. Là thương
mại chủ yếu được hình thành dựa trên mối quan hệ sản xuất và xuất hàng của doanh nghiệp sản xuất
theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp có thương hiệu.

42. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)


Mang ý nghĩa thể hiện người ngoại quốc là pháp nhân phi lợi nhuận hoặc cho vay khoản vay dài hạn
trên 5 năm đối với những doanh nghiệp người nước ngoài đầu tư như doanh nghiệp mẹ ở nước
ngoài hoặc sở hữu cổ phần nhất định hoặc cổ phiếu của doanh nghiệp đó với mục đích thành lập mối
quan hệ kinh tế lâu dài với doanh nghiệp mà được điều hành bởi nước sở tại hoặc doanh nghiệp có
người ngoại quốc là pháp nhân tại nước được đầu tư. Trong trường hợp của Hàn quốc được quy
định bởi luật xúc tiến đầu tư (người) nước ngoài.

43. Ngoại hối (Foreign Exchange)


Không chỉ mang nghĩa cụ thể với tư cách là cách thức thanh toán của nợ vay và huy động vốn giữa
quốc tế mà còn mang nghĩa là phương pháp thanh toán khoản nợ và huy động vốn.

44. Trị trường ngoại hối (Foreign Exchange Market)


Không những chỉ địa điểm cụ thể diễn ra hoạt động mua bán ngoại hối mà còn chỉ cơ chế giao dịch
ngoại hối tổng quát được hình thành một cách liên tục.

45. Tỷ giá hối đoái (Exchange Rate)


Chỉ lượng tiền tệ nước sở tại đổi với một đơn vị ngoại tệ.

46. Giao dịch hối đoái (Forward Exchange Transaction)


Đề cập đến một giao dịch trong đó ngoại hối được chấp nhận và thanh toán vào một ngày cụ thể
trong tương lai sau một khoảng thời gian xác định (thường là hai ngày) kể từ ngày hợp đồng.

47. Vị trí ngoại hối (Foreign exchange position)


Mang nghĩa về khoản dư của nợ thể hiện ngoại hối và tài sản thể hiện ngoại hối mà được sở hữu của
các bên tham gia giao dịch ngoại hối như nước sở tại, dealler ngoại hối, ngân hàng, khách hàng thông
thường trong một thời điểm nhất định.

48. Rủi ro hối đoái (Exchange Risk)


Rủi ro hối đoái mang nghĩa khi đánh giá giá trị tài sản ngoại tệ ròng bằng tiền tệ của nước sở tại, giá trị
đó có thể bị biến động do sự biến đổi tỷ lệ hối đoái mà không thể dự đoán trước được.

49. Cán cân thanh toán (Balance of Payment Table)


Là sổ ghi lại những giao dịch kinh tế với nước ngoài của một quốc gia, là bảng biểu sắp xếp một cách
có hệ thống tất cả những giao dịch mang tính kinh tế xảy ra giữa những người cư trú và những người
không cư trú tại quốc gia đó trong một thời gian nhất định.

50. Cán cân vãng lai (Balance of Current Account)


Có nghĩa chỉ sự khác biệt của thu nhập và chi tiêu cho các giao dịch sản phẩm, giao dịch, dịch vụ, giao
dịch thu nhập và giao dịch chuyển thu nhập.

51. Cân bằng chuyển giao vãng lai (Current Transfers Account Balance)
Nhằm chỉ độ chênh lệch lợi nhuận của giao dịch giao nhận miễn phí không lợi nhuận giữa những người
cư trú và những người không cư trú (trong nước). Những trường hợp ví dụ như tiền gửi cá nhân mà
kiều bào ở nước ngoài gửi cho người thân ở trong nước, tiền quyên góp hoặc hàng cứu trợ của những
tổ chức từ thiện nước ngoài hoặc đoàn thể tôn giáo, tiền quyên góp của các tổ chức quốc tế.

52. Tài chính quốc tế (International Finance)


Nghĩa chỉ hiện tượng hình thành khoản vay và huy động của vốn giữa những quốc gia có đầu tư

116
http://www.donga.ac.kr

chứng khoán, đầu tư trực tiếp nước ngoài, thương mại quốc tế.

53. Thị trường tiền tệ Euro (Euro money Market)


Là thị trường tiền tệ ngắn hạn mà hình thành các khoản nợ và tiền gửi Euro dưới 1 năm cho loại tiền tệ
Euro.

54. Trái phiếu (Bond)


Là chứng từ đảm bảo rằng người vay vốn sẽ trả lại số vốn đã mượn cho người cho vay. Là chứng từ
quyền lợi người cho vay có thể yêu cầu người vay vốn thanh toán khoản nợ.

55. Hối phiếu thương mại (Trading Bill)


Là chứng từ đảm bảo rằng sẽ thực hiện vệc thanh toán khoản chi phát sinh trong giao dịch thương
mại vào một ngày nhất định.

06
56. Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng (Negotiable Deposit Certificate, CD)
Là chứng từ tiền gửi mà ngân hàng có thể chuyển nhượng tiền gửi dài hạn cho bên thứ 3 như chứng
chỉ tiền gửi được phát hành cho người gửi tiền.

Khoa thương mại quốc tế


57. Hợp đồng mua lại (có điều kiện) (Repurchase Agreement, RP)
Nghĩa chỉ hợp đồng tài trợ vốn bằng cách mua trái phiếu với điều kiện là trái phiếu sẽ được mua lại
(bởi người phát hành).

58. Tín dụng người tiêu dùng


Nghĩa chỉ việc cho người tiêu dùng vay vốn, ví dụ thỏa đáng như tín dụng bán hàng, vay tiêu dùng, tín
dụng nhà ở.

59. Cho thuê (Lease)


Là hình thức của sản phẩm tín dụng mà người thuê thuê tài sản thiết bị hoặc tài sản mà không phải là
tiền mặt với điều kiện là trả một khoản tiền thuê định kỳ cho người cho thuê.

60. Tín dụng trả góp (Installment Payment)


Là phương pháp tín dụng hỗ trợ vốn cần thiết cho những sản phẩm khó khăn khi chi trả một lần như
nhà hoặc xe ô tô. Là sản phẩm tín dụng mà nhà tín dụng trả góp sẽ chi trả khoản vay mua một lần cho
người bán, và người mua sẽ trả góp từng phần cho nhà tín dụng trả góp.

61. Tài chính dự án (Project Financing)


Nghĩa chỉ hành vi tài chính mà cung cấp vốn cho nhà đầu tư quy mô lớn như vốn cơ sở hạ tầng như
cảng vịnh, đường xá, công nghiệp phát triển tài nguyên, công nhiệp kiến thiết hạ tầng.

62. Vốn đầu tư mạo hiểm (Venture Capital)


Nghĩa chỉ nhóm người đầu tư sau khi đầu tư cho những doanh nghiệp mạo hiểm khởi nghiệp hoặc
mở rộng hoạt động thành công, mong đợi về lợi nhuận đầu tư và tất nhiên thu hồi được vốn đầu tư.

63. Chi trả cổ tức bằng cổ phiếu (Stock Dividend)


Chỉ hình thức doanh nghiệp cổ phần không trả cổ tức bằng tiền mặt mà bằng cổ phần.

64. Tỷ giá hối đoái thực tiễn (real exchange rates)


Là tỷ giá hối đoái được điều chỉnh tỷ giá hối đoái danh nghĩa bởi chênh lệch vật giá hay lạm phát của
cả hai nước.

65. Swap (hoán đổi) ngoại hối (Foreign exchange swaps)


Là hợp đồng mua bán ngoại hối mà những người tham gia vào hoán đổi ngoại hối chi trả tiền won
theo tỷ lệ hoán đổi được định trước, sau khi mua đô la vào thì sau một khoảng thời gian nhất định thì

117
06 Khoa thương mại quốc tế • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

trả đô la và mua tiền won lại theo tỷ giá cố định khác.

66. Quyền chọn mua (call option)


Đó là một giao dịch mua hoặc bán quyền có thể mua một tài sản cơ bản (hàng hóa, tiền tệ, v.v.) với giá
thỏa thuận trong một ngày hoặc thời gian cụ thể.

67. Quyền chọn bán (put option)


Đó là một giao dịch mua hoặc bán quyền có thể bán một tài sản cơ bản (hàng hóa, tiền tệ, v.v.) với giá
thỏa thuận trong một ngày hoặc thời gian cụ thể.

68. Quy luật một giá (law of one price)


Nếu lưu vực tự nhiên được phép, chi phí vận chuyển là không đáng kể và cạnh tranh tự do cho thấy
giá của cùng một hàng hóa được bán ở các khu vực khác nhau trong cùng một loại tiền, giá của hai
hàng hóa là như nhau ở cả hai khu vực.

69. Kiếm lời chênh lệch giá (arbitrage)


Có nghĩa là đồng thời mua và bán hàng hóa hoặc tài sản để kiếm lợi nhuận bằng cách sử dụng chênh
lệch giá được hình thành ở các thị trường khác nhau.

70. Cân bằng sức mua tuyệt đối (absolute purchasing power parity)
Là giả thuyết cho rằng tỷ giá của tỷ giá hoán đổi giữa tiền tệ của 2 quốc gia bằng so với mức vật giá
của một quốc gia hoặc bằng với tỷ lệ mức vật giá của quốc gia khác.

71. Sự nâng giá (của đồng tiền) (appreciation)


Mang nghĩa là giá trị của đồng tiền nội tệ tăng lên so với giá trị tiền tệ của quốc gia khác, điều đó có
nghĩa là giá của ngoại tệ bằng đồng nội tệ giảm.

72. Tỷ giá hối đoái tăng (depreciation)


Mang nghĩa là giá trị của đồng tiền nội tệ giảm xuống so với giá trị tiền tệ của quốc gia khác, điều đó
có nghĩa là giá của ngoại tệ bằng đồng nội tệ tăng.

73. Chỉ số Big Mac (Big Mac Index)


Nó là chỉ tiêu cho thấy tiền tệ của nước sở tại được định giá quá cao hay bị định giá thấp. Là chỉ số do
điều tra giá của bánh mì kẹp thịt Big Mac ở Mỹ và trên thế giới => cho thấy tỷ lệ giá của Big Mac giữa
hai nước.

74. Cách tiếp cận tiền tệ với tỷ giá hối đoái (monetary approach to the exchange rate)
Là lý thuyết quyết định tỷ giá hối đoái rằng tỷ giá được xác định bởi các yếu tố tiền tệ của hai nước
trong dài hạn.

75. Mô hình tăng tỷ giá quá mức (overshooting model)


Là lý luận quyết định tỷ giá cho rằng trong ngắn hạn, xem xét độ cứng của giá, tỷ giá hối đoái sẽ tăng
vọt (overshoot) trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài, nó được hội tụ theo tỷ giá hối đoái cân bằng dài hạn,
được xác định bởi ngang giá sức mua.

76. Tỷ lệ khoản thặng dư (forward premium rate)


Nghĩa chỉ tỷ lệ khoản thặng dư mà là khoản chênh lệch giữa hối đoái hiện tại và hối đoái trả sau, được
tính toán bằng cách chia (hối đoái trả sau) cho hối đoái hiện tại.

77. Hiệu ứng Fisher quốc tế (international Fisher effect)


Là lý thuyết cho rằng chênh lệch lãi suất giữa hai nước bằng với tỷ giá hối đoái dự kiến giữa hai nước.

118
http://www.donga.ac.kr

78. Ngang giá lãi suất quốc tế (international interest rate parity)
Là lý luận cho rằng chênh lệch lãi suất giữa hai nước trở nên bằng với tỷ lệ khoản thặng dư.

79. Ngang giá hối đoái kỳ hạn (forward parity)


Là lý luận cho rằng tỷ giá hối đoái hiện tại bằng với giá trị dự đoán của tỷ giá hối đoái tương lai (dự
đoán không thiên vị, unbiased predictor).

80. Giá thực hiện (striking price)


Trong giao dịch option người mua option khi thực hiện quyền mua của mình thì giá được áp dụng
trong giao dịch option đó được người mua và bán option cam kết từ trước.

81. Ngang giá hối đoái kỳ hạn put - call (put-call-forward parity)
Việc mua hối đoái kỳ hạn giống như đồng thời mua call option và bán put option với giá bằng với tỷ giá
hối đoái hiện tại.

06
82. Hiệp định Plaza (Plaza agreement)
Vào tháng 9 năm 1985, các quốc gia được gọi là 'G-5' bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đức đã tập
trung tại khách sạn Plaza ở New York để giải quyết tỷ giá hối đoái giữa các nước lớn thông qua can

Khoa thương mại quốc tế


thiệp hợp tác vào thị trường ngoại hối và hợp tác chính sách kinh tế vĩ mô.

83. Chuyển dịch tỷ giá (exchange rate pass-through)


Mang nghĩa chỉ hiện tượng sự thay đổi của tỷ giá được phản ánh quan giá xuất khẩu và nhập khẩu.

84. Kinh doanh quốc tế (International Business or Global Business)


Mang nghĩa chỉ doanh nghiệp thực hiện những hoạt động kinh doanh mang tính quốc tế. Nếu xem
xét hoạt động kinh doanh mang tính quốc tế theo chức năng thì có thể tập trung vào việc marketing,
chế tạo, tài chính, nhân sự và tìm kiếm nguyên phụ liệu, v.v. Cần thiết có những chính sách kinh doanh
mang tính đa quốc gia theo sự hỗ trợ kỹ thuật, hùn vốn, vốn bỏ ra, và thiết lập của pháp nhân chi
nhánh.

85. Công ty đa quốc gia (Multinational Corporation)


Tất cả những doanh nghiệp đang có giám đốc chi nhánh tại trên 2 quốc gia trở lên thì đều có thể được
gọi là công ty đa quốc gia. Nhìn chung, các công ty đa quốc gia là các công ty bán và mua nguyên liệu
thô, kêu gọi vốn và sản xuất sản phẩm cho thị trường toàn cầu. Như vậy, một công ty đa quốc gia mở
rộng trọng điểm sản xuất và bán hàng ở nhiều quốc gia, nghĩa là có công ty con đầu tư trực tiếp vào
nhiều quốc gia và phát triển các hoạt động kinh doanh toàn diện trên phạm vi quốc tế.

86. Công ty xuyên quốc gia (TNCs: Transnational Corporations)


Nó được gọi là một doanh nghiệp không quốc tịch vì nó vượt qua ranh giới của quốc gia mà không
phân biệt giữa trong nước và nước ngoài. Các tập đoàn xuyên quốc gia có một chiến lược toàn cầu
cao để phân cấp việc ra quyết định cho các nước trong khu vực, đồng thời thực hiện sản xuất quan
trọng ở nhiều quốc gia.

87. Môi trường kinh doanh quốc tế (Global Business Environment)


Là nói đến việc doanh nghiệp vượt ra khỏi thị trường nội địa và vươn ra thị trường quốc tế đồng thời
chỉ đến môi trường trong và ngoài doanh nghiệp gây ảnh hưởng đến kinh doanh. Phân tích môi trường
trong ngành thương mại chủ yếu mang nghĩa về phân tích môi trường bên ngoài và trong phương
pháp phân tích môi trường bên ngoài có thể kể đến phương pháp phân tích PEST (Political, Economic,
Social and Technological analysis).

88. Đạo đức kinh doanh (Business Ethics)


Là lĩnh vực liên quan đến những vấn đề đúng sai liên quan đến doanh nghiệp, là tiêu chuẩn để doanh
nghiệp giải quyết những vấn đề đạo đức phát sinh trong quá trình doanh nghiệp theo đuổi lợi nhuận.

119
06 Khoa thương mại quốc tế • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

Tức là lĩnh vực nghiên cứu xem những vấn đề đạo đức liên quan đến doanh nghiệp là gì và doanh
nghiệp phải giải quyết như thế nào. Đạo đức doanh nghiệp được áp dụng rộng trên phạm vi rộng như
thị trường, môi trường, marketing khách hàng, tuyển dụng, và tổ chức.

89. Chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế (Foreign Market Entry Modes)
Là chiến lược quyết định khi doanh nghiệp thâm nhập vào một thị trường quốc tế thì nên tiếp cận
bằng hình thức nào vào quốc gia đó. Thông thường tồn tại những hình thức như đầu tư trực tiếp, hợp
đồng, xuất khẩu. Xuất khẩu là hình thức thâm nhập đơn giản và có độ rủi ro thấp và mang tính ngắn
hạn, phương pháp thâm nhập theo hình thức hợp đồng là phương pháp điều hành doanh nghiệp
với doanh nghiệp nước ngoài dựa trên hợp đồng nên có tính dài hạn hơn hình thức xuất khẩu. Đầu
tư trực tiếp thì dựa trên lập trường của doanh nghiệp thì cùng với khả năng kiểm soát cao thì doanh
nghiệp phải đầu tư nhiều về nhân lực và vốn, vì vậy đây là phương pháp có độ rủi ro cao nhất. Khi
quyết định thâm nhập vào thị trường quốc tế cần phải xem xét đặc trưng của sản phẩm và thị trường
mà định đầu tư vào.

90. Chiến lược tiêu chuẩn hóa (Standardization Strategy)


Mang nghĩa chỉ chiến lược xem toàn thế giới như một thị trường đồng nhất và bán một loại sản phẩm
căn bản giống nhau cho toàn thế giới. Chiến lược tiêu chuẩn hóa thông qua kinh tế quy mô có thể
giảm chi phí bằng cách sử dụng chiến lược marketing đồng nhất và sản xuất số lượng lớn.

91. Chiến lược địa phương hóa (Localization Strategy)


Chỉ chiến lược mà doanh nghiệp nhận thức được sự khác biệt giữa các quốc gia hoặc các khu vực
nên thực hiện cá biệt hóa sản phẩm hoặc chiến dịch matketing cho phù hợp. Khi sử dụng chiến lược
tiêu chuẩn hóa những yếu tố phát sinh như khác biệt về văn hóa, hệ thống kinh doanh địa phương, khí
hậu, sở thích của khách hàng, v.v.v. có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp. Theo đó cần
chiến lược địa phương hóa để đánh giá phản ứng của thị trường.

92. Liên minh chiến lược (Strategic Alliance)


Là một chiến lược kinh doanh khi mà các doanh nghiệp nhỏ lẻ duy trì tính độc lập của mình dựa trên
lợi thế cạnh tranh của mình và đồng thời dựa trên sự hình thành mối quan hệ hiệp lực tương hỗ mang
tính chiến lược để mở rộng lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác. Khi này hợp tác mang nghĩa là
mối quan hệ hợp lực chia sẽ về tài sản tài nguyên, năng lực kinh doanh, kỹ thuật...

93. Văn hóa tổ chức (Organizational Culture)


Chỉ đến hệ thống giá trị tinh thần mà những người sáng tạo tổ chức phân tích và đối ứng với nhiều tình
huống khác nhau đúc kết được và được chia sẽ trong tổ chức. Thông thường bao gồm những quan
điểm của nhân viên trong tổ chức về vị thế của họ trong tổ chức và mục đích, mục tiêu của tổ chức,
hệ thống tầng lớp nhân viên và cấp trên, quan hệ giữa tổ chức và nhân viên.

94. Marketing toàn cầu (Global Marketing)


Chỉ đến những hoạt động marketing mà doanh nghiệp cá biệt thực hiện với đối tượng trên 2 quốc
gia trở lên trên thế giới nhằm đạt được mục đích của tổ chức. Khi toàn cầu hóa tăng tốc môi trường
kinh doanh và phạm vi kinh doanh của công ty mở rộng ra thị trường toàn cầu, đây là một chiến lược
marketing để thực hiện các hoạt động marketing hiện có ở cấp độ của các tập đoàn toàn cầu. Để
marketing toàn cầu, cần phân tích PES (yếu tố môi trường chính trị, kinh tế, văn hóa và pháp lý) của
mỗi quốc gia và xem xét đa dạng hóa quản lý, đa dạng hóa thị trường và phân tán rủi ro quản lý ở cấp
độ toàn cầu. Cũng cần phải chọn một thị trường mục tiêu thông qua phân khúc thị trường quốc tế và
tích hợp và điều chỉnh marketing mix để có thể thích ứng với đặc điểm của từng quốc gia.

95. Kinh doanh giao thoa văn hóa (Cross-cultural Management)


Là nói đến các hoạt động kinh doanh nhận biết và hiểu sự đa dạng văn hóa, từ khi bắt đầu nhận ra
rằng các xung đột do sự khác biệt văn hóa ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của các tập
đoàn toàn cầu. Lấy học giả đại diện là Geert Hofstede đã thực hiện một cuộc khảo sát về giá trị của

120
http://www.donga.ac.kr

người dân của hơn 50 quốc gia làm việc trong một tập đoàn đa quốc gia có tên IBM và kết quả phân
tích mang của các nhân viên của các quốc gia khác nhau cho thấy sự thật rằng cách giải quyết về một
vấn đề chung của tính thống kê về nội dung trả lời các nước khác nhau là khác nhau. Khái niệm “Chiều
văn hóa (cultural dimension)” được xây dựng trên nền tảng kết quả của nghiên cứu của ông ấy được
sử dụng rộng rãi như một công cụ lý luận tiêu biểu cho lĩnh vực kinh doanh giao thoa văn hóa.

96. Chiến lược kinh doanh quốc tế (Global Business Strategy)


Chỉ quyết định phân bổ tài nguyên kinh doanh khan hiếm trong thị trường toàn cầu và có thể tạo ra và
duy trì lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nói cách khác có thể xem nó như nỗ lực không ngừng
của doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh liên tục.

97. Chuỗi giá trị (Value Chain)


Là quá trình kết hợp tài nguyên như vốn, nhân công, nguyên vật liệu nhằm sản xuất ra sản phẩm hoặc
dịch vụ. Phân tích chuỗi giá trị là việc phân tích mỗi hoạt động trong phương diện giá trị (value) được

06
thêm vào sản phẩm hoặc dịch vụ cuối cùng. Trên điểm quan tâm đến giá trị của mỗi hoạt động mang
lại thì phân tích chuỗi giá trị quan tâm đến tính cạnh tranh của mỗi hoạt động riêng lẽ. Theo đó đây là
phân tích hữu dụng trong việc đưa ra quyết định quản trị như phân hóa hoặc thêm chuỗi giá trị mới (ví
dụ như tổng hợp theo hàng dọc).

Khoa thương mại quốc tế


98. Marketing hỗn hợp (Marketing Mix)
Mang nghĩa chỉ việc cấu tạo, điều chỉnh những phương pháp được sử dụng trong hoạt động
marketing sao cho đạt cân bằng tổng thể nhằm đạt mục tiêu marketing một cách hiệu quả. Khi đó yếu
tố nhà quản trị có thể kiểm soát là 4P, trong đó 4P là Product (sản phẩm), Price (giá cả), Promotion
(khuyến mãi), Place (nơi bán). Việc đưa ra quyết định quản trị kết hợp một cách hợp lý 4P được gọi là
marketing hỗn hợp.

99. FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment)
Chỉ việc đầu tư mà doanh nghiệp của một quốc gia với mục đích trực tiếp tham gia kinh doanh trên
quan điểm dài hạn, nắm được phân chia đầu tư mà có thể kiểm soát doanh nghiệp thông qua việc tiếp
nhận lại doanh nghiệp hiện có hoặc thành lập một doanh nghiệp mới ở quốc gia khác. Đầu tư trực tiếp
nước ngoài theo thị phần đầu tư được chia thành đầu tư đơn độc và đầu tư hợp tác, trong đó đầu tư
đơn độc thì tùy theo tốc độ thâm nhập thị trường được chia thành đầu tư mới và sát nhập mua lại.

100. Thuê ngoài (Outsourcing)


Nhằm cực đại hóa hiệu suất quản trị một phần quá trình nghiệp vụ của doanh nghiệp, doanh nghiệp xủ
lý bằng phương pháp ủy thác cho bên thứ 3. Khi này cụm từ Outsourcing quốc tế được sử dụng nếu
sản xuất bên ngoài được chuyển ra nước ngoài, gần đây phương pháp này được xem như là ví dụ
của cách tân kinh doanh mà nâng cao hiệu suất và giảm chi phí.

101. Phân phối vật chất (Physical Distribution)


Chỉ dòng chảy của hàng hóa từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Nhìn chung khái niệm lưu thông bao
gồm họat động đưa hàng hóa và dịch vụ từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng và tạo ra hiệu suất sử
dụng thời gian và địa điểm một cách hiệu quả. Ngược lại phân phối vật chất đưa ra định nghĩa là một
nơi tạo ra tiện ích về địa điểm và thời gian, không bao gồm các giao dịch thỏa mãn tiện ích sở hữu. Cụ
thể bao gồm cả quá trình vận chuyển, bốc dỡ, lưu trữ và đóng gói hàng hóa sản xuất và quy trình phân
phối vật liệu như xử lý phân phối và cơ sở hạ tầng giao thông. Ngoài ra, các khái niệm phân phối thông
tin như cơ sở hạ tầng truyền thông và mạng thông tin đều được bao gồm ở đây. Do đó, phân phối vật
chất đề cập đến các bộ phận liên quan đến các hoạt động công nghiệp trọng điểm quốc gia như cơ
sở hạ tầng giao thông, cơ sở hạ tầng truyền thông, và các chức năng thông tin mà các công ty có thể
quản lý theo tổng thể của mình như vận chuyển, lưu trữ, dỡ hàng, đóng gói, phân phối, xử lý.

102. Quản trị nguồn nhân lực (Human Resource Management)


Mang nghĩa là những nghiệp vụ liên quan đến phát triển, triển khai và đánh giá nguồn nhân lực dựa

121
06 Khoa thương mại quốc tế • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

trên dự đoán nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai để đạt được mục tiêu của tổ chức. Để đạt được
như vậy, các nhà quản lý cần có chiến lược để tuyển dụng, lựa chọn, đào tạo, phát triển, đánh giá và
khen thưởng nhân viên và xây dựng mối quan hệ tốt với họ.

103. Tính bền vững của doanh nghiệp (Corporate Sustainability)


Trên phương diện kinh tế học, chỉ đến các bên liên quan dài hạn tạo ra giá trị bằng cách nắm bắt các
rủi ro và cơ hội của các hoạt động quản lý từ các khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội. Là một yếu
tố quan trọng trong chiến lược kinh doanh bền vững của doanh nghiệp trong việc thu hút sự chú ý đến
những khái niệm rộng mang tính xã hội và môi trường hơn là chỉ có ý nghĩa đơn thuần về kinh tế.

104. Chiến lược chi phí thấp (low-cost leadership strategy)


Mang nghĩa chỉ chiến lược mà công ty hiện thực hóa quy mô kinh tế và có cấu trúc chi phí thấp nhất
so với các đối thủ khác trên thị trường. Thông qua chiến lược chi phí thấp, doanh nghiệp cùa dẫn đầu
thị trường vừa có thể ngăn ngừa sự thâm nhập thị trường của các đối thủ cạnh tranh, bằng cách tạo
chi phí đầu vào lớn, tức xây dựng rào cản gia nhập.

105. Chiến lược khác biệt hóa (differentiation strategy)


Là chiến lược mà doanh nghiệp thiết kế sản phẩm dự định bán trở nên độc đáo và duy nhất trong thị
trường hoặc trong ngành. Nhận thức của người tiêu dùng về sự độc đáo cho phép các công ty có thể
đặt giá cao hơn nhiều so với các sản phẩm cấp thấp và tăng lòng trung thành của khách hàng.

106. Năng lực cốt lõi (core competency)


Chỉ năng lực đặc biệt của doanh nghiệp mà đối thủ cạnh tranh tuy nhìn thấy được nhưng không thể
làm theo được. Tức là năng lực tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng lực cốt lõi có thể
giúp cho những doanh nghiệp quốc tế có được lợi thế cạnh tranh so với những đối thủ cạnh tranh
trên trường quốc tế, đồng thời thông qua lợi thế khác biệt giúp cho doanh nghiệp đặt giá bán cao
(prenium).

107. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility)
Mang nghĩa chỉ quyết định mang tính đạo đức, không gây hại hoặc đối xử bất hợp lý với các bên liên
quan khác, ít nhất là một hành động tự nguyện ngoài trách nhiệm pháp lý và tiếp tục thực hiện các
cam kết với các bên liên quan.

108. Leadership
Là năng lực dẫn dắt các thành viên theo một hướng nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức. Một
nơi có thể tạo ra một leadership xuất sắc là nơi có thể tạo ra phương pháp để mọi người có thể cống
hiến hết mình.

109. M&A(Merger and Acquisition)


Trong thuật ngữ sát nhập và mua lại (M & A), thì mua lại là việc vẫn giữ lại sự tồn tại và thực hiện các
quyền quản lý doanh nghiệp đó. Sát nhập có nghĩa là một công ty hấp thụ một công ty khác và trở
thành một doanh nghiệp.

110. Liên doanh (Joint Venture)


Là một cách tạo ra một doanh nghiệp tách biệt về mặt pháp lý với công ty mẹ và được thực hiện khi
cần có sự hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực như nghiên cứu và phát triển, sản xuất, tiếp thị và phân
phối.

111. Kinh tế quy mô (Economy of Scale)


Mang nghĩa chỉ hiện tượng chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị giảm khi số lượng sản xuất tăng. Lý do mà
kinh tế quy mô trở nên cần thiết là vì tính kinh tế của những cơ sở quy mô lớn có thể chuyên môn hóa
yếu tố sản xuất dựa trên việc phân chia lao động, giảm chi phí nguyên liệu hoặc vận chuyển khi thu
mua với số lượng lớn.

122
http://www.donga.ac.kr

112. Kinh tế theo phạm vi (Economy of scope)


Chỉ hiện tượng khi trong trường hợp một doanh nghiệp sản xuất ra hơn 2 sản phẩm, thì chi phí bình
quân thấp hơn so với doanh nghiệp khác sản xuất từng sản phẩm riêng rẽ. Có điểm mạnh là có thể
vừa sử dụng chung khâu sản xuất, bán hàng và nghiên cứu phát triển và trong trường hợp chỉ có
chủng loài sản phảm khác nhau thì có thể giảm chi phí và tăng hiệu quả. Hơn nữa trong trường hợp
doanh nghiệp đa dạng hóa, ví tiến vào ngành công nghiệp giống với ngành công nghiệp hiện đang làm
nên có thể đạt được hiệu quả tổng hợp.

113. Toàn cầu hóa (Globalization)


Đề cập đến xu hướng mở rộng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, văn hóa, chính trị và công nghệ giữa
các thể chế quốc gia và nền kinh tế. Trong khi quốc tế hóa nhấn mạnh khái niệm nước nhà, toàn cầu
hóa coi thế giới là một thị trường duy nhất và ranh giới giữa các quốc gia mờ nhạt đi và không có
những hoạt động kinh doanh phân biệt trong nước và ngoài nước.

06
114. Lợi thế cạnh tranh (Competitive Advantage)
Mang nghĩa chỉ những việc tăng lợi thế cạnh tranh vượt trội hơn so với đối thủ bằng cách đưa ra
những giá trị tốt nhất như cung cấp các dịch vụ phụ trợ cho sản phẩm giá cao, cải thiện các cơ sở
tiện lợi hoặc giảm chi phí so với các doanh nghiệp cạnh tranh khác.

Khoa thương mại quốc tế


115. Lý thuyết vòng đời sản phẩm quốc tế (International product life cycle theory)
Chỉ việc một doanh nghiệp nào đó bắt đầu bằng việc xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, sau đó bắt
đầu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo chu kỳ vòng đời của sản phẩm đó. Lý luận này đi theo con
đường vòng đời của sản phẩm ( sản phẩm mới, kỳ tăng trưởng của sản phẩm và sản phẩm được tiêu
chuẩn hóa) nhằm quyết định nơi sẽ phải sản xuất một sản phẩm.

116. Lợi thế của người dẫn đầu (first-mover advantage)


Là những lợi thế về chiến lược và kinh tế mà doanh nghiệp nhận được khi là doanh nghiệp đầu tiên
thâm nhập vào một ngành công nghiệp. Những doanh nghiệp có lợi thế dẫn đầu có thể tạo rào cản
thâm nhập cho các đối thủ cạnh tranh tiềm năng. Hơn nữa một quốc gia cũng tin rằng họ có thể chi
phối việc xuất khẩu một số sản phẩm nhất định bởi vì họ có một doanh nghiệp nước nhà đã giành
được lợi thế dẫn đầu.

117. Lý luận lợi thế cạnh tranh quốc gia (national competitive advantage)
Với chủ trương cho rằng năng lực cạnh tranh của một quốc gia trong một ngành công nghiệp nào đó
phụ thuộc vào năng lực có thể cải thiện và cách tân ngành công nghiệp đó được hay không, và được
Micheal Porter tạo ra nhằm giải thích tạo sao một quốc gia nào đó lại dẫn đầu trong sản xuất sản phẩm
đặc thù. Còn được gọi là mô hình kim cương của Porter, được cấu tạo bởi (1) điều kiện yếu tố quan
trọng, (2) điều kiện sở hữu, (3) ngành công nghiệp liên quan, (4) nhận thức về cạnh tranh, tổ chức,
chiến lược của doanh nghiệp.

118. Hội nhập theo chiều dọc (vertical integration)


Là việc các hoạt động kinh doanh được mở rộng sang các giai đoạn sản xuất khác nhau, bao gồm
các giai đoạn cung cấp yếu tố đầu vào (tích hợp ngược) hoặc giai đoạn hấp thụ sản phẩm sản xuất
(tích hợp chuyển tiếp). Đôi khi một công ty nếu có các hoặc năng lực hoặc nguồn lực tổng hợp như
hậu phương cung cấp các yếu tố đầu vào, thì có thể kiểm soát hiệu quả nguồn cung đầu vào toàn cầu
mà ngành công nghiệp đó cần. Hơn nữa, một doanh nghiệp mang sức chi phối thị trường đáng kể
nếu doanh nghiệp có thể tăng khả năng kiểm soát về sản phẩm sản xuất thoogn qua tích hợp từ nhiều
hướng.

119. Licensing
Là phương pháp thâm nhập thị trường thông qua hợp đồng, doanh nghiệp có tài sản vô hình
(Licenser) cấp cho doanh nghiệp khác (licensee) quyền sử dụng tài sản đó trong thời gian nhất định.
Thông qua Licensing doanh nghiệp thâm nhập (vào thị trường) thường sẽ được trả một phần doanh

123
06 Khoa thương mại quốc tế • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

thu được tạo ra bằng tài sản vô hình tương ứng. Hoặc có thể nhận chi trả một lần ngay khi được
chuyển giao cấp phép. Việc cấp phép được thực hiện chủ yếu cho các tài sản vô hình như bằng sáng
chế, bản quyền, công thức và thiết kế đặc biệt, nhãn hiệu hoặc tên thương hiệu.

120. Chính sách tuyển dụng nhân viên (Staffing Policy)


Nghĩa là bước cơ bản để có thể phân bố nhân viên vào văn phòng công ty. Trọng trách tuyển dụng
nhân sự sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều tùy theo mức độ mang tính quốc tế của doanh nghiệp. Để có thể tìm
kiếm nhiều nhân lực cho hoạt động kinh doanh quốc tế thì có 3 cách tiếp cận: chủ nghĩa tầm quốc gia
(ethnocentric), chủ nghĩa tầm nước hiện tại (polycentric), chủ nghĩa tầm thế giới (geocentric).

121. Cú sốc văn hóa(culture shock)


Nghĩa là những ảnh hưởng tâm lí của đa số những người sống ở nước ngoài gây nên bởi những
nguyên nhân như bệnh nhớ nhà, tính nhạy cảm, hỗn loạn, tha hóa, bệnh trầm cảm. Nó phát sinh bởi
stress văn hóa như sự ảnh hưởng trực tiếp năng lực bởi thiếu khả năng thích ứng với văn hóa ngoại
quốc nên nhiều trường hợp muốn trở về nước sớm. Phát sinh tổn thất bởi thất bại về sự du nhập của
văn hóa khác thì cần có sự quản lí với góc độ doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng tiêu cực đến thành quả
của doanh nghiệp.

122. Chi phí nước ngoài (Liability of Foreignness)


Nghĩa là sự bất lợi mà các doanh nghiệp nước ngoài gặp phải. Các công ty nước ngoài kém hơn các
công ty địa phương về sự hiểu biết về ngôn ngữ và văn hóa, và những điểm yếu trong mạng lưới phân
phối và quan hệ chính phủ của các nước địa phương là những yếu tố gây ra chi phí nước ngoài đại diện.

123. Phá giá (dumping)


Có nghĩa là một công ty xuất khẩu một sản phẩm với giá thấp hơn so với giao dịch bình thường ở thị
trường nội địa hoặc với giá thấp hơn chi phí sản xuất.

124. Hợp đồng thương mại quốc tế (International Contract of Sale)


Giữa 2 quốc gia, người bán đền bù cho sự chi trả về một sản phẩm nào đó bằng hợp đồng kí kết
chuyển nhượng quyền sở hữu của sản phẩm đó cho người mua. Hợp đồng được hình thành nếu yêu
cầu(offer) cùa người mua được người bán chấp nhận(acceptance). Khi hợp đồng được thành lập thì
người bán sẽ chịu trách nhiệm về nghĩa vụ gửi sản phẩm và người mua sẽ có trách nhiệm cho việc chi
trả số tiền cho sản phẩm ấy.

125. Đơn hàng(offer)


Phía đương sự khi nói về sự đồng ý của phía đối phương dựa vào nội dung được hình thành trong
bản hợp đồng thương mại có hiệu lực của pháp luật hay sự trình bày mang tính quyết định. Nếu quyết
định đồng ý thỏa mãn với đơn hàng như trên thì hợp đồng được hình thành. Về đơn hàng, một số
điều khoản phải được đề cập trong nội dung của bản hợp đồng, những điều khoản ấy nếu đã được
đề cập rõ ở tập quán dự trước thì không cần phải đề cập lại.

126. Lý do của đơn hàng (Invitation of offer)


Là sự biểu hiện ý định muốn đặt hàng với đối phương. Tuy nhiên, dù cho đối phương có đồng ý với
lý do của đơn hàng thì cũng không có nghĩa là đơn hàng ngay lập tức được thành lập, hợp đồng chỉ
được thành lập khi người đưa ra lý do của đơn hàng phải xác nhận lại lần nữa.

127. Chấp nhận (Acceptance)


Chấp nhận là biểu thị sự đồng ý với đơn hàng cụ thể vì mục đích xác lập hợp đồng. Về phương thức
chấp nhận thì không có giới hạn, đôi khi cũng có đề cập đến sự vận chuyển hàng hóa cần đáp ứng
trong đơn hàng. Chấp nhận là khi đơn hàng không còn hiệu lực thì hợp đồng sẽ không được thành
lập. Khi thời gian chấp nhận được đưa ra nếu không đạt được thì theo quy tắc là không được. Nếu
không có thời gian xác định thì theo nguyên tắc giao dịch và chữ tín nếu kì hạn tương đối trôi qua thì
việc mà không được kí kết có thể giải thích được

124
http://www.donga.ac.kr

128. Incoterms(incoterms)
Incoterms (Incoterms, ICC rules for the use of domestic and international trade terms) là liên hiệp hội
thương mại quốc tế quyết định trong thương mại giữa các nước theo điều kiện thương mại mà đang
được sử dụng phổ biến thì được chia ra thành 11 nguyên tắc. Ttrong đó, có loại E ( chuyển hàng từ
nhà kho ), loại F( chưa chi trả phí vận chuyển ), loại C( chi trả phí vận chuyển), và loại D( giao hàng đến
địa điểm ). Nhờ có dịch vụ thương mại, trách nhiệm và giá cả đã phản ánh đưa ra 4 điểm phân kì giữa
người bán và người mua về thông lệ vận chuyển hàng hóa. Xuất bản lần đầu năm 1936 và hiện tại
đang sử dụng tái bản năm 2010.

129. Giao hàng từng phần (Partial Shipment)


Là sự phân chia và vận chuyển lượng hàng được kí kết ra làm 2 lần trở lên.

130. Thư tín dụng (Letter of Credit)


Thư tín dụng là chứng thư do Ngân hàng cấp để đảm bảo tín dụng theo yêu cầu của Khách hàng. Là

06
chứng thư đảm bảo chi trả có điều kiện mà nhằm thanh toán giao dịch thương mại một cách thuận
lợi, theo các điều khoản và điều kiện của Nhà nhập khẩu, nhà Xuất khẩu (người thụ hưởng) thế chấp
những chứng từ vận chuyển dưới điều kiện nhất định và trong thời gian cố định mà bị bó buộc trong
điều khoản (của nhà nhập khẩu), ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng đồng phát hành sẽ phát hành

Khoa thương mại quốc tế


hối phiếu thanh toán cho ngân hàng chỉ định như là người thụ hưởng. Nhà xuất khẩu xuất trình những
chứng từ thỏa mãn điều kiện được quy định trong thư tín dụng cho ngân hàng chiết khấu, bằng sự trao
đổi như vậy ngân hàng phát hành đảm bảo việc chi trả và chuyển giao hoặc thu mua tiền hàng hóa.

131. Thư tín dụng trả ngay (At Sight Letter of Credit)
Đó là thư tín dụng mà người thụ hưởng (nhà xuất khẩu) mà có quyền phát hành hóa đơn chứng từ do
Ngân hàng mở tín dụng phát hành phát hành hối phiếu, phải thanh toán cùng ngay lúc xuất trình hối
phiếu.

132. Thư tín dụng trả chậm (usance L/C )


Là thư tín dụng đảm bảo thanh toán tiền sau một khoảng thời gian nhất định kể từ khi xuất trình hối
phiếu. Trên lập trường của nhà nhập khẩu đây là loại thư tín dụng giao dịch ghi nợ mà ngân hàng mở
tín dụng hoặc nhà xuất khẩu cho gia hạn thanh toán nợ trong thời gian nhất định, loại hối phiếu được
phát hành theo thư tín dụng này còn được gọi là hối phiếu kỳ hạn hoặc usance bill. Là thư tín dụng với
điều kiện nhà nhập khẩu đảm đảo chi trả nợ hàng hóa trong thời gian đã được cam kết. Thời gian cam
kết được sử dụng phổ biến là 30 ngày, 60 ngày, 90 ngày, 120 ngày.

133. Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ
(Uniform Customs and Practice for Documentary Credits, UCP)
Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform Customs and Practice for Documentary
Credits, UCP) là những pháp quy (quy định về pháp luật) được phát hành và công bố bởi phòng
thương mại quốc tế. “UCP 600” được thi hành kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2007. Tên gọi “UCP 600”
vốn dĩ được mang tên là “ICC Publication no.600” (ấn phẩm số 600 của phòng thương mại quốc tế),
và khi được công bố thì đã được đặt tên là gắn thêm số “600” vào sau “UCP”.

134. Người (yêu cầu) mở L/C (Applicant)


Là người yêu cầu mở thư tín dụng tại ngân hàng giao dịch. Trong giao dịch thương mại thông thường
là trường hợp người mở L/C là người mua.

135. Người thụ hưởng (Beneficiary)


Mang nghĩa chỉ người thụ hưởng thư tín dụng trong giao dịch thương mại, chủ yếu chỉ nhà xuất khẩu.
Người thụ hưởng xuất trình những chứng từ thỏa mãn điều kiện của thư tín dụng cho ngân hàng và
có thể nhận được khoản tiền trên thư tín dụng sau khi thông qua thủ tục về chi trả, chuyển giao và
mua bán. Ngoài nhà nhập khẩu thì người mua, nhà vận chuyển, người phát hành hối phiếu, người tiếp
nhận nợ, người nhận tín dụng cũng thỏa đáng. Trong L/C chuyển nhượng (transferable L/C), L/C gốc

125
06 Khoa thương mại quốc tế • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

(hay Master L/C) được gọi là người thụ hưởng 1, người thừa hưởng nhận chuyển nhượng được gọi
là người thụ hưởng 2.

136. Ngân hàng phát hành (Issuing Bank)


Chỉ ngân hàng phát hành L/C theo điều khoản và yêu cầu của người yêu cầu mở L/C. Được gọi là
ngân hàng phát hành.

137. Hối phiếu (Bill of Exchange)


Trên giao dịch quốc tế, Hối phiếu (Bill of Exchange) là chứng khoán có giá bắt buộc mà Người cho vay
(nhà xuất khẩu) ủy thác cho người trả nợ (nhà nhập khẩu) chi trả vô điều kiện tại địa điểm và thời gian
nhất định cho người được chỉ định hoặc người nắm giữ (hối phiếu). Theo đó hối phiếu là loại chứng
khoán bắt buộc và dựa theo điều khoản ghi chú được chia thành điều khoản ghi chú bắt buộc và điều
khoản ghi chú tùy ý.
① Điều khoản ghi chú bắt buộc: là điều khoản ghi chú mà nếu thiếu cho dù chỉ là một điều khoản thì
hối phiếu không có hiệu lực về pháp luật hoặc không có hiệu lực ràng buộc. Bao gồm như: tiêu đề hối
phiếu, phần ủy thác chi trả vô điều kiện (Unconditional Order in Writing), người chi trả (Drawee), ngày
chi trả, nơi chi trả, ngày và nơi phát hành, chữ ký của người phát hành.
② Điều khoản ghi chú tùy ý: điều khoản ghi chú tùy ý là điều khoản ghi chú nhằm thể hiện rõ ràng một
nội dung hoặc tính chất của hối phiếu mà không gây ảnh hưởng đến hiệu lực của hối phiếu. Ví dụ như
số của hối phiếu, số hiệu hợp đồng hoặc mã L/C, đánh số trang phát hành của hối phiếu.

138. Phương pháp ủy nhiệm thanh toán


Phương thức ủy nhiệm thanh toán là phương thức giao dịch trong đó nhà xuất khẩu (chủ nợ) trước
tiên vận chuyển hàng hóa theo hợp đồng, sau đó yêu cầu nhà nhập khẩu (con nợ) thanh toán thông
qua ngân hàng ngoại hối ở nước xuất khẩu và thu tiền thanh toán xuất khẩu qua ngân hàng thu gom
tại nước nhập khẩu. Ví dụ đại diện tiêu biểu của hình thức này là nhờ thu DP- trả ngay (Document
against payment) - Thanh toán ngay khi nhận chứng từ. Nhờ thu DA- trả chậm (Document against
Acceptance) - Chấp nhận thanh toán khi nhận chứng từ. Theo phương thức giao dịch này thì ngân
hàng không chịu trách nhiệm thanh toán nên nếu như thanh toán bị trì hoãn hoặc từ chối thanh toán thì
ngân hàng sẽ thông báo cho bên xuất khẩu nhưng những vấn đề sau đó (thực hiện hợp đồng hay xử
lý claim) thì 2 bên đương sự mua bán phải tự giải quyết trực tiếp. Theo đó, phương thức thanh toán
này chỉ có thể sử dụng khi quan hệ của 2 bên mua bán có sự tín nhiệm sâu sắc tới bên còn lại.

139. Nhờ thu DP- trả ngay (Document against payment)


Là điều kiện mà ngân hàng nhận được hối phiếu thanh toán sẽ chuyển giao thanh toán và chi trả cho
hối phiếu dựa trên chứng từ vận chuyện cần thiết cho việc chuyển giao hàng hóa. Nhà nhập khẩu
không cần thiết phải mở L/C trước đó, mà có thể đồng thời chi trả gấp theo chứng từ vận chuyển
được gửi đến cùng với hàng hóa tại ngân hàng ngoại hối nước ngoài.

140. Nhờ thu DA- trả chậm (Document against Acceptance)


Chỉ việc người mua hoặc nhà nhập khẩu nếu được bàn giao hối phiếu thanh toán được nhà xuất khẩu
phát hành thì mới nhận chứng từ vận chuyển. Trong trường hợp người mua hoặc nhà nhập khẩu nhận
xuất trình hối phiếu thanh toán thông qua ngân hàng thì có thể nhận chuyển giao chứng từ vận chuyển
và chứng từ trao đổi hàng hóa và nhận hàng hóa mà không liên quan đến việc chi trả tiền hàng, và có
thể chi trả tiền hàng đó khi đáo hạn.

141. Ngân hàng nhờ thu (Remitting Bank)


Trong phương thức nhờ thu, ngân hàng mà gửi chứng từ vận chuyển (Vận đơn, chứng khoán bảo
hiểm, hóa đơn thương mại) và thư yêu cầu chi trả tiền hàng (hối phiếu) cho ngân hàng giao dịch nhà
nhập khẩu tại nước xuất khẩu thay cho nhà nhập khẩu, được gọi là ngân hàng nhờ thu (Remitting
Bank).

126
http://www.donga.ac.kr

142. Ngân hàng thu hộ (Collecting Bank)


Trong phương pháp nhờ thu, chỉ đến ngân hàng mà xuất trình chứng từ vận chuyển và hối phiếu cho
nhà nhập khẩu tại nước của nhà nhập khẩu, và nhận tiền thanh toán xuất khẩu.

143. Tuyến vận chuyển cố định (Liner Transportation)


Mang nghĩa chỉ một tuyến đường nhất định bao gồm hai hoặc nhiều cảng thường xuyên được vận
hành lặp đi lặp lại theo một lịch trình đã được công bố trước đó bất kể lượng hàng hóa tập hợp được.
Hàng hóa vận chuyển chủ yếu là sản phẩm thông thường như sản phẩm công nghiệp, bán thành
phẩm. Với đối tượng đa số là những chủ hàng thông thường, nên được vận chuyển dựa trên hợp
đồng vận chuyển hàng rời dựa trên một vận đơn (BL), giá cước vận chuyển hàng hóa được áp dụng
theo biểu giá (taiff) được công bố trước.

144. Tuyến không cố định (Tramper)


Chỉ loại tuyến tàu mà thường xuyên hướng đi bất cứ đâu theo yêu cầu của người sử dụng vận tải.

06
Khác với tuyến vận chuyển cố định vận chuyển hàng hóa trên một lịch trình cố định, hình thức này cập
cảng đến những nơi có thể tập hợp hàng hóa mà không bị giới hạn bởi bất kỳ cảng biển, tuyến đường
hoặc hàng hóa nào. Tuyến không cố định chủ yếu được sử dụng để vận chuyển hàng rời như dầu
thô, than, quặng sắt và lương thực. Vì tàu đi trên tuyến này thường hay lang bạt từ cảng này đến cảng

Khoa thương mại quốc tế


khác trên vùng biển quốc tế nên còn được gọi là tramper (kẻ lang thang).

145. Vận đơn (Bill of Lading)


Vận đơn (Bill of Lading): Khi tiếp nhận hàng hóa hoặc vận chuyển hàng theo yêu cầu của người vận
chuyển hoặc người thuê tàu, BL là chứng từ cam kết chuyển giao hàng vận chuyển mà chủ tàu sẽ
phát hành cho người thụ nhận chứng từ tại cảng bốc hàng. Là chứng từ đại diện cho hàng hóa trên
tàu nên là chứng từ lưu thông có giá trị mà có thể được mua bán dựa trên sự ủy nhiệm hoặc chuyển
giao. Việc sở hữu chứng từ này đồng nghĩa với việc sở hữu toàn bộ hàng hóa được xếp trên tàu.

146. Vận đơn bốc hàng lên tàu (On Board Bill of Lading)
Là vận đơn được phát hành sau khi toàn bộ hàng hóa được quy định trong hợp đồng vận chuyển
được đặt lên trên khoang tàu.

147. Vận đơn nhận hàng (Received Bill of Landing)


Là vận đơn chứng minh rằng hàng hóa đã được nhận hết để xếp lên tàu. Vì vậy không phải là chứng
minh cho việc hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc đã ở trên tàu.

148. Vận đơn hàng không (Air Way Bill)


Là chứng từ cơ bản nhất để vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, là chứng khoán cơ bản
giống như vận đơn (B/L) của vận chuyển hàng hải. Nó có chức năng là chứng từ xác nhận hợp đồng
vận chuyển hàng hóa giữa người gửi hàng và hãng hàng không, tờ khai thuế quan, hướng dẫn cho
hãng hàng không, hóa đơn giá vận chuyển và đơn nhận hàng. Còn được gọi là air consignment note,
tương tự như vận đơn (B/L) của vận chuyển hàng hải nhưng không có tính linh động như B/L. Tức
là vận đơn B/L là chứng từ có giá trị, ngược lại vận đơn hàng không chỉ là chứng từ nhận hàng, nên
cho dù sở hữu vận đơn hàng không thì cúng không thể yêu cầu chuyển giao hàng hóa được. Vận đơn
hàng không được cấp thành 12 bản, trong đó có 3 bản gốc. Bản gốc 1 được phát hành dành cho
người vận chuyển, bản gốc 2 dành cho người thụ nhận, bản gốc 3 dành cho người bốc dỡ hàng.
1) đa phương thức (Multimodal Transport): Vận tải đa phương thức là hình thức vận tải hàng hóa đến
điểm đích bằng 2 hoặc hơn 2 phương tiện vận tải khác nhau (tàu biển và tàu hỏa, máy bay và tàu
biển). Trong vận tải đa phương thức, điểm xuất phát và đích đến của vận chuyển đã được thay
đổi từ port to port (trước kia) thành door-to-door, depot-to-depot. Để đạt được mục đích của vận
chuyển, phương thức này có những đặc trưng làn rung chuyển là không thể tránh khỏi, 2
2) Vận đơn chở suốt (Through B/L): trong ngày được phát hành cho toàn bộ khu vực mà tiến hành
những hình thức vận chuyển trong ngày.
3) Để thuận tiện cho việc trung chuyển, hàng hóa được quy định thành từng đơn vị (unitized cargo).

127
06 Khoa thương mại quốc tế • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

149. Vận tải đa phương thức (Multimodal Transport)


Vận tải đa phương thức là hình thức vận tải hàng hóa đến điểm đích bằng 2 hoặc hơn 2 phương
tiện vận tải khác nhau (tàu biển và tàu hỏa, máy bay và tàu biển). Trong vận tải đa phương thức, điểm
xuất phát và đích đến của vận chuyển đã được thay đổi từ port to port (trước kia) thành door-to-door,
depot-to-depot. Để đạt được mục đích của vận chuyển, phương thức này có những đặc trưng là 1)
trung chuyển là không thể tránh khỏi, 2) Vận đơn chở suốt (Through B/L) trong ngày được phát hành
cho toàn bộ khu vực mà tiến hành những hình thức vận chuyển trong ngày. 3) để thuận tiện cho việc
trung chuyển, hàng hóa được quy định thành từng đơn vị (unitized cargo).

150. Công khai trách nhiệm (Duty of Disclosure hoặc Representation)


Là nghĩa vụ của người lập hợp đồng bảo hiểm là phải thông báo cho công ty bảo hiểm về những điểm
chính cần thiết để đo lường mức độ rủi ro khi đăng ký hợp đồng. Nội dung của thông báo là như danh
sách hàng hóa (bốc dỡ), số tiền bảo hiểm, lộ trình (hải lộ), mức độ bồi thường thiệt hại, tên của tàu
và ngày khởi hành, tuyến đường, nơi chi trả bảo hiểm và tiền tệ thanh toán, vv. Điều 17 của Đạo luật
Bảo hiểm Hàng hải của Vương quốc Anh quy định rằng "Hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hợp đồng
dựa trên thiện chí tối đa (utmost good faith) và nếu một bên không tuân thủ quy tắc thiện chí tối đa,
hợp đồng đó có thể bị hủy". Dựa trên nguyên tắc thiện chí này, Điều 18 và Điều 20 của luật này áp đặt
nghĩa vụ công khai đối với người được bảo hiểm.

151. Bảo đảm (Warranty)


Là lời hứa nhất định phải được giữ đối với người được bảo hiểm, đây là điều khoản cam kết cho một
việc đặc biệt nào đó sẽ xảy ra hoặc sẽ không xảy ra, hoặc là điều khoản cam kết thực hiện một điều
kiện nào đó, hoặc là điều khoản cam kết mà phủ nhận hay công nhận một sự thật đặc biệt nào đó.

152. Đảm bảo rõ rang


Đó là một loại tài sản thế chấp được thể hiện rõ ràng trong chính sách bảo hiểm.

153. Bảo đảm ngầm


Là một loại của đảm bảo mà không được ghi chép rõ trong chứng quyền bảo hiểm trên biển nhưng
là những điều khoản đảm bảo mà người nhận bảo hiểm đương nhiên phải tuân thủ như cam kết khả
năng đi biển (warranty of seaworthiness), đảm bảo hợp pháp (warranty of legality).

154. Giá trị bảo hiểm (Insured Value)


Giá trị bảo hiểm là giá trị dự kiến của lợi ích bảo hiểm nhận được, trong trường hợp của bảo hiểm
hàng hóa đó là giá trị tại thời điểm hàng hóa được chất lên tàu hoặc khi chất hàng hóa lên tàu. Vốn dĩ
lợi ích bảo hiểm nhận được phải được định giá bằng tiền mặt một cách hợp lý. Giá trị bảo hiểm của
bảo hiểm hàng hóa trên biển giữa người bào hiểm và người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm
có giá trị bảo hiểm theo pháp luật và giá trị bảo hiểm thỏa thuận.

155. Số tiền bảo hiểm (Insured Amount)


Số tiền bảo hiểm là hạn độ tối đa của khoản tiền mà người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường cho
thiệt hại về sự cố 1. Cho dù phát sinh những tổn hại về hàng hóa nhưng với tình trạng không thể sửa
chữa được hoặc không thể hồi phục lại nguyên trạng (không tổn hại) và trong trường hợp lại là nguyên
nhân của một sự cố gây thiệt hại khác thì số tiền trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm bị giới
hạn trong tổng số tiền bảo hiểm.

156. Bảo hiểm toàn phần


Chỉ trường hợp số tiền bảo hiểm bằng với giá trị bảo hiểm.

157. Bảo hiểm bộ phận


Là trường hợp số tiền bảo hiểm được quy định nhỏ hơn giá trị bảo hiểm đó.

128
http://www.donga.ac.kr

158. Nguy hiểm trên biển


Chỉ toàn bộ nguy hiểm có thể gặp hoặc chứa đựng trên vận tải biển. Theo Đạo luật Bảo hiểm Hàng hải
Anh (MIA), có quy định rằng là "rủi ro hàng hải là rủi ro liên quan đến hoặc đi kèm với hàng hải, tức là
nguy hiểm cố hữu trên biển (Perils of the Sea), hỏa hoạn, rủi ro chiến tranh, hải tặc, đạo tặc, cướp, bắt
giữ, bắt làm từ binh, cưỡng ép và bắt giữ nhà cầm quyền, vứt bỏ hàng hóa, lạm dụng và sơ suất của
phi hành đoàn và các nguy hiểm khác tương tự được quy định tại chính sách bảo hiểm.”

159. Học thuyết nguyên nhân trực tiếp (Principle of Causa Proxima)
Là nguyên tắc của bảo hiểm trên biển mà chỉ bồi thường cho những nguyên nhân trực tiếp gây ra
thiệt hại cho hàng hóa được bảo hiểm. Với châm ngôn phương Tây vốn có là “nhìn vào nguyên nhân
trực tiếp rồi mới xem đến nguyên nhân”, ở đây không mang nghĩa chỉ thời gian hay địa điểm gần nhất
mà có nghĩa chỉ đến cái có quan hệ gần nhất với nơi gây ra tổn hại. Nếu tổn hại phát sinh bởi nhiều
nguyên nhân liên tục thì việc xem xét có được bồi thường hay không là bất khả thi, vì vậy chỉ quyết
định có chịu trách nhiệm hay không về một nguyên nhân quan trọng nhất trong số đó, và sau khi thẩm

06
tra nguyên nhân trực tiếp thì những nguyên nhân còn lại không cần xem xét đến nữa.

160. Rủi ro được bảo hiểm (Risks Covered)


Là những rủi ro mà nhà bảo hiểm phải bồi thường những tổn hại phát sinh bởi rủi ro cho người được

Khoa thương mại quốc tế


bảo hiểm. Còn được gọi là “rủi ro được bảo hiểm”, trên mặt nhà bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường
thì còn được gọi là “sự cố bảo hiểm”. Rủi ro được bảo hiểm có những bảo hiểm đương nhiên được
bảo hiểm trong điều khoản bảo hiểm thông thường, và những rủi ro được bảo đảm bỏi những điều
kiện đặc biệt thông qua điều khoản đặc biệt.

161. Rủi ro miễn trách nhiệm (Excepted of Excluded Perils)


Việc nhà bảo hiểm được miễn trừ trách nhiệm bồi thường dựa trên điều kiện của điều khoản hoặc trên
luật pháp được gọi là rủi ro miễn trách nhiệm. Rủi ro miễn trách nhiệm còn được gọi là rủi ro miễn trừ
trách nhiệm tính tương đối như những rủi ro tổng đình công (Strikes), chiến tranh (war) mà được đảm
bảo dựa trên điều khoản đặc biệt, và những mặt thuộc an ninh trật tự không được bảo đảm bởi các
điều khoản đặc biệt được gọi là rủi ro miễn trừ trách nhiệm tuyệt đối.

162. Rủi ro phụ (Extraneous Risks)


Chỉ những rủi ro đặc biệt (Special Risks) mà không được quy định trong nguyên văn của chứng quyền
bảo hiểm trên biển. Bởi vì nếu xen thêm điều khoản đặc biệt thì được nhận chi trả phí bảo hiểm phụ
trợ và nều không thêm điều khoản thì không được nhận bồi thường nên người được bảo hiểm phải
gặt điều khoản thì người bảo hiểm mới thực hiện bảo đảm.

163. Điều kiện bảo hiểm hàng hóa (Institute Cargo CIause)
Với vai trò là điều kiện hợp đồng được áp dụng trong bảo hiểm hàng hóa trong bảo hiểm trên biển
được hiệp hội doanh nghiệp bảo hiểm London (ILU:Institute of London Underwriters) thông qua năm
1912 và được cải chính vào năm 1982. Những điều khoản trước năm 1982 được gọi là cựu điều
khoản và sau năm 1982 gọi là tân điều khoản. Tân điều khoản giản lược tên và ký hiệu bồi thường
toàn bộ rủi ro A/R, bồi thường bình quân W/A, bồi thường bình quân bộ phận (FPA) thành ICC(A),
ICC(B), ICC(C), và mang nội dung có tính tiêu chuẩn. ICC(B) và ICC(C) so với ICC(A) có nhiều rủi ro
không được tính vào nên tùy theo chủng loại hàng hóa cần phải giao kết rủi ro phụ bằng những điều
khoản đặc biệt. Rủi ro phụ gồm có như trộm cắp, phòng hỏa, không giao hàng (TPND), chùi sàn tàu
(WOB), mắc cạn, chìm xuống nước, hỏa hoạn, xung đột (SSBC), phải kê khai và chi trả phí bảo hiểm
phụ thì mới được nhận bảo đảm về tổn hại đối với những rủi ro này. Hàn Quốc thực hiện điều khoản
mới từ ngày 1 tháng 3 năm 1983.

164. Chứng quyền bảo hiểm trên biển (Marine Insurance Policy)
Chứng quyền bảo hiểm trên biển là chứng từ thể hiện cụ thể nội dung của hợp đồng bảo hiểm như
cam kết về bồi thường thiệt hại cho người được bảo hiểm, giai đoạn kết thúc và thời kỳ của rủi ro, số
tiền bồi thường (số tiền bảo hiểm), giá trị bảo hiểm, rủi ro bảo đảm, hàng hóa được bảo hiểm, người

129
06 Khoa thương mại quốc tế • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

bảo hiểm (Underwriter : Insurer), người được bảo hiểm(Insured). Chứng quyền bảo hiểm là bằng
chứng của sự thành lập hợp đồng bảo hiểm và được công ty bảo hiểm phát hành theo yêu cầu của
người được bảo hiểm, mặc dù không phải là hợp đồng cũng không phải là chứng quyền có giá trị mà
chỉ là chứng quyền làm chứng nhưng thông thường được chuyển nhượng dựa trên chuyển giao và ủy
nhiệm.

165. Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate)


Là tài liệu chứng minh sự thật rằng đã tham gia bảo hiểm trong giao dịch thương mại. Chứng quyền
bảo hiểm được ban hành theo hợp đồng bảo hiểm toàn diện trong một thời gian nhất định như 6
tháng hoặc 1 năm và nhà xuất khẩu mỗi khi xuất khẩu đều phải phát hành, do đó có điểm mạnh là có
thể loại bỏ rắc rối khi ký kết hợp đồng bảo hiểm nhiều lần và giảm chi phí liên quan . Nó được công
nhận là một tài liệu bảo hiểm hợp lệ cùng với chính sách bảo hiểm theo quy tắc thống nhất của thư tín
dụng và nó được thụ lý tại ngân hàng

130
http://www.donga.ac.kr

06
Khoa thương mại quốc tế

131
07
Khoa âm nhạc
Khoa âm nhạc

Giới thiệu khoa Khoa âm nhạc thuộc khối đại học thể dục nghệ thuật của trường đại học
DongA được thành lập năm 1966, là khoa âm nhạc đầu tiên của thành phố
Busan và là khoa âm nhạc có bề dày lịch sử lâu đời nhất tại Busan. Cùng
với lịch sử lâu đời là chương trình giảng dạy vững chắc, mỗi năm khoa
đều tự hào về tỷ kệ cạnh tranh tuyển sinh cao nhất tại Busan. Và cùng với
những giảng viên, giáo sư ưu tú khoa đã và đang đào tạo hàng trăm sinh
viên chuyên ngành âm nhạc.

Văn phòng khoa Địa chỉ : 37, Nakdong-daero 550(obaegosip)be, Saha-gu, Busan, Korea (Hatan)
Tầng 1, tòa nhà 07, trường đại học thể dục nghệ thuật và thể
thao, cở sở Seunghak, trường Đại Học Dong A.
Điện thoại : 051- 200 -1758 / 1760
Từ ngữ nhập môn
01. Sử âm nhạc phương tây 15. Khóa Gaon
lịch sử của âm nhạc Classic là khóa nhạc có ở giữa khóa Sol và khóa Fa

02. Thời đại nghệ thuật Ba rốc 16. Hình


là lịch sử âm nhạc phương tây khoảng năm là nốt tròn thể hiện độ dài ngắn của âm, bao
1600 - 1750, với tác giả tiêu biểu là Bach và gồm có nốt tròn = 4 phách nốt trắng = 2
Handel phách nốt đen = 1 phách, nốt móc đơn = 1/2
phách. nốt móc kép = 1/4 phách
03. Thời đại cổ điển
từ năm 1750 đến khoảng năm 1820 Tác giả 17. Dấu lặng
tiêu biểu là Mozart, Beethoven trong âm nhạc, dấu lặng thể hiện độ dài của vị
trí không phát âm. gồm có: 4 phách, 2 phách,
04. Thời kỳ lãng mạn 1 phách, 1/2 phách, 1/4 phách
khoảng năm 1820 đến cuối thế kỷ 19 Có
Schubert, Chopin, Brahms. 18. Nhịp phách
là thứ tập hợp các số lượng nhịp nhất định và
05. Thời kỳ trường phái ấn tượng hình thành nên thời gian magn tính âm nhạc
đầu thế kỷ 20 Debussy, Label
19. Hòa âm
06. Thời đại chủ nghĩa dân tộc Nga là âm hợp xướng được tạo ra bởi hát đồng
đầu thế kỷ 20 Balakirev, Borodin, Mussorgsky, thời hai âm có độ cao khác nhau
Rimsky Korsakov, Kyu.
20. Phối hòa âm
07. Âm nhạc hiện đại là âm nghe hay khi hợp nhau
(có thể giải thích trên nhiều phương diện
nhưng) chủ yếu nói đến âm nhạc của thế kỷ 20 21. Âm nghịch (âm không hòa hợp)
là xướng âm không hợp với nhau
08. Gam trưởng
Do re mi fa sol la si do - Tức chỉ thang âm nửa 22. 3 hòa âm
cung như (Mi Pha) giữa âm 3 và âm 4, (si do) là hòa âm mà lấy một âm nào đó làm nền, rồi
giữa âm 7 và âm 8 hát chồng âm của bậc 3 hoặc bậc 5 lên

09. Âm giai thứ 23. Bản (phần) đề thị


Tức chỉ thang âm nửa cung như (si do) giữa là phần đưa ra chất liệu chính và chủ đề của
âm 2 và âm 3, (mi pha) giữa âm 5 và âm 6 một nhạc khúc

10. Trường âm 24. Bản (phần) phát triển


là từ chỉ sự khác biệt của độ cao âm giữa 2 âm là bộ phận phát triển tự do trên nhiều góc độ
suy nghĩ về ca khúc hoặc chủ yếu
11. Gam âm nguyên
khoảng cách của âm mà có 2 nửa cung 25. Bản (phần) tóm tắt
là phần thể hiện lại phần chủ đề phía trước
12. Nửa cung
trường âm phù hợp với nửa của gam âm 26. Bản (phần) concerto
nguyên làm âm nhạc cổ điển phương tây biểu diễn
độc tấu nhạc khí và ban nhạc
13. Khóa Sol
là khóa nhạc được đánh dấu chỗ cần cao âm 27. Nhạc thính phòng
(thăng âm) bản hòa tấu nhạc khí được trình diễn với số ít
người diễn
14. Khóa Fa
là khóa nhạc được đánh dấu chỗ cần thấp âm 28. Hòa tấu nhạc dây
(giáng âm) sự hòa tấu được hình thành bởi chỉ những

134
http://www.donga.ac.kr

nhạc cụ dây

29. Hòa tấu nhạc hơi


sự hòa tấu được biểu diễn bởi những nhạc cụ
hơi (khí)

30. Người chỉ huy


là người hướng dẫn điều hòa hòa tấu và hợp
xướng.

31. Nhạc trưởng


leader của đoàn thể biểu diễn âm nhạc

07
Khoa âm nhạc

135
Từ vựng chuyên ngành
<A> 18. agile (tính từ), agilmente (danh từ)
01. abandonne Nhanh nhẹn, lanh lợi.
Tự do, không giới hạn
19. agitato, agitatamente
02. a battuta Bị phấn khích bởi quá hưng phấn
Theo nhịp.
20. al fine
03. abbassamento, abb Cho đến hết
Từ từ yếu đi Từ từ chuyển thành giọng mềm hơn
21. alla marcia
04. a bene placito Bằng phong cách khúc hành quân
Nhịp độ tùy chỉnh
22. alla pollacca
05. a cappella Bằng phong cách Balan, phong cách
Ca khúc hợp xướng không nhạc đệm polonaise

06. a capriccio 23. allargando, allarg.


Nhịp độ tùy chỉnh Chậm dần lại, từ từ rộng dần ra (cũng có
nhiều trường hợp là lớn giọng dần lên)
07. accarezzevole
Trau chuốt, âu yếm 24. alla siciliana
Theo phong cách sicily
08. accelerando, accel
Vội vã, nhanh dần 25. alla turca
Phong cách Thổ Nhĩ Kỳ
09. acceso
Bùng cháy, cháy bỏng 26. alla zingarese
Phong cách Gypsi
10. adagio
Chậm rãi 27. allegramente
Một cách tươi sáng, vui tươi
11. ad libitum, ad lib
Tùy ý, nhịp điệu biểu diễn tự do 28. allegretto
Hơi nhanh, một cách có sinh khí Chậm hơn 1
12. affabile chút so với allegro
MộNản chí, mệt mỏi, ngột ngạt
29. allegro
13. affannato Một cách vui tươi, hoạt bát, nhanh
hết hơi, thở gấp.
30. allentando
14. affettuoso, con affetto Từ từ chậm lại
Tràn đầy cảm xúc, có cảm xúc tốt
31. altra volta
15. affrettando Lại 1 lần nữa
Gấp gáp, nhanh dần
32. alzamento
16. affrettato Bắt chéo tay trong chơi Piano Chồng 1 tay lên
Nhanh hơn nữa tay còn lại

17. agevole 33. amabile


Nhẹ nhà một cách sống động, một cách vui vẻ Một cách đáng yêu, một cách dễ thương

136
http://www.donga.ac.kr

34. a mezza voce 52. arioso


Giảm một nữa giọng xuống Như “hát”, một cách trữ tình

35. amorevole, con amore 53. arpeggio


Một cách đáng yêu, có chất “ngọt” Diễn tấu như cách chơi hạc cầm: chơi từ
dưới lên và kết thúc hoặc là tạo liên kết
36. ancora, ancora piu
Lại 1 lần, thêm một chút nữa 54. assai
rất
37. andante
Như kiểu đi bộ, yên lặng, hơi chậm 55. assez
Vừa đủ, dư dả
38. andantino andante
Nhanh hơn andantino andante một chút 56. a tempo
Bằng tốc độ vốn có, chơi theo nhịp
39. angoscioso
Mang đầy khổ não, đau khổ 57. attacca
(Ở phần cuối của khúc nhạc) không kết thúc

07
40. anima, con anima mà tiếp tục, trực tiếp liên kết
Một cách có “hồn”, có sinh khí
58. attacca subito

Khoa âm nhạc
41. animato Nối liền ngay sau đó
Như kiểu làm lung lay, có sinh khí
<B>
42. animoso 59. basso, b
Bằng cách sống động (Bass) âm trầm

43. a piacere 60. basso continuo


Người diễn tấu bắt nhịp theo ý mình, diễn tấu tự do Liên tục âm trầm

44. appassionato 61. ben legato


Một cách nhiệt tình, đam mê Nối tiếp phần sau khéo léo

45. appoggiando 62. bis


Có liên kết, gây kỳ vọng Lặp lại 2 lần

46. appoggiato 63. bocca chiusa, a bocca chiusa


Giữ nguyên kỳ vọng Kéo dài (giọng) Ngậm miệng mà hát, kiểu ngâm.

47. a punto d'arco 64. bowing


Bằng bộ phận cuối của cây vĩ (cây kéo đàn) Là phương pháp sử dụng cây vĩ nhằm
articulation (làm khớp) và tạo âm thanh cho
48. arcato nhạc cụ dây, gọi là “”
Sử dụng cây vĩ
65. bouche
49. ardente Bịt lại bằng cái giảm âm
Một cách cháy bỏng, một cách nhiệt liệt
66. bravura, con bravura
50. arditamente, ardito Một cách táo bạo, (đáng mặt thời đại)
Một cách mạnh bạo, can đảm
67. brillante
51. ardore, con ardore Một cách lộng lẫy, khéo léo, vô cùng thành thạo.
“Nhiệt tình”, “một cách nhiệt tình”

137
07 Khoa âm nhạc • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

68. brio, con brio 85. con fuoco


“Lửa”, “bốc lửa”, một cách oai hùng Nóng bỏng, một cách nhiệt huyết

69. buriando 86. con grazia


Một cách khôi hài Một cách tao nhã

<C> 87. con gusto


70. Cadenza, Cad. Theo đúng hình thức và tính cách của khúc
Cadenza, Phần diễn tấu ngẫu hứng nhạc

71. cadenazto 88. con moto


Một cách đúng nhịp Một cách đúng rythm “Có sự chuyển động”, nhanh

72. calando 89. con slancio


Một cách điềm đạm Nhịp điệu và cường độ Gấp, như kiểu đang lo lắng
dần dần yếu xuống (từ từ chậm rãi hơn và
mềm mỏng hơn) 90. con spirito
“có dùng sức”
73. calmando, calmanto
Làm cho trấn tĩnh, một cách tĩnh lặng 91. corda vuota
Mở dây (open strings)
74. cantabile
Về bài hát, một cách trầm bổng, êm tai 92. crescendo, cresc.
Dần mạnh dần
75. capriccioso, capricc.
Theo tâm trạng, tùy theo ý muốn 93. croisez
Bắt chéo 2 tay
76. carrezando, carezzevole
Một cách nhẹ nhàng như kiểu thì thào 94. cuivre
Bằng âm thanh “the thé” của nhạc cụ kèn
77. chiaramente đồng
Một cách minh bạch, rõ ràng
<D>
78. come prima, come sopra 95. da capo. D.C.
Cùng với đoạn đầu, cùng với phần trước Bắt đầu lại từ đầu Giống với da capo al fine

79. come sta 96. da capo al fine


Theo như bản ghi, không chải chuốt da capo al fine là bắt đầu từ đầu đến cuối 'fine'
나 fermata là chỉ lặp lại đoạn được đánh dấu thôi.
80. comodo
Một cách thoải mái, theo nhịp đúng 97. deciso (리듬적으로)
(Theo rythm) rõ ràng, rành mạch
81. con affetto
Vừa cảm nhận vừa thể hiện biểu cảm 98. decrescendo
Dần dần trở nên mềm mại
82. con calore
Cuốn theo cuồng nhiệt, nhiệt huyết 99. delicatamente
Một cách chi tiết, mềm mại, kiều diễm
83. concitato
Hưng phấn, phấn khích 100. delicatezza, con
Một cách nhẹ nhàng, kiều diễm, chi tiết
84. con delicatezza
Một cách tế nhị

138
http://www.donga.ac.kr

101. diluendo 118. espressivo, espr.


Cách như tắt lửa (giống với decrescendo) Dạt dào tình cảm

102. diminuendo, dimin., dim. 119. estinguendo


Dần dần trở nên mềm mại Vẻ như biến mất Trở nên cực kỳ mềm mại

103. distinto 120. estinto


Một cách minh bạch Nghĩa như biến mất, hầu như không lên tiếng

104. divisi, div. <F>


Là cách biểu diễn được chia thành 121. f -> forte

105. dolce 122. fastoso


Một cách ngọt ngào, mềm mại Một cách hoa lệ

106. dolcezza, con 123. fermata (=corona)


Một cách ngọt ngào Sử dụng thêm phần tự do dấu lặng, nốt nhạc,
dấu mắt ngỗng (Ký hiệu viết trên nốt nhạc

07
107. dolcissimo (giống con mắt) dùng để ngân dài.)
Rất ngọt ngào, rất mềm mại
124. fermezza, con

Khoa âm nhạc
108. dolente Một cách vững chắc
Một cách buồn, đau khổ
125. feroce
109. doloroso, con dolore Một cách mãnh liêt (thô kệch), hung bạo
Đầy đau khổ, bi thống
126. ff -> fortissimo.
110. doucement
Một cách mềm mại, nhẹ nhàng, lịch sử 127. ffz -> forzatissimo.

111. douloureux 128. fiacco


Một cách đau khổ Đau đớn Yếu, nghĩa như rệu rã

112. duramente 129. fiero, fieranemte


Một cách hao mòn, gốc gác Một cách táo bạo, quyết liệt, phô trương

<E> 130. fine, al fine


113. eclatant Kết thúc của khúc nhạc
Một cách diễm lệ, tỏa sáng
131. flebile
114. effettuoso Than thở
Một cách hiệu quả
132. forte, f
115. elargissant Mạnh mẽ, nhấn mạnh
Rộng hơn, chậm hơn
133. fortissimo, ff
116. empresse Mạnh mẽ hơn, nhấn mạnh hơn
Nhanh hơn, cấp tính hơn
134. fortefortissimo, fff
117. espressione Cự kỳ mạnh
Có cảm tình
135. fortepiano, fp
Mạnh sau đó trở nên mềm mại

139
07 Khoa âm nhạc • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

136. forza, con 153. grazioso


Dùng hết sức Thanh tao, tế nhị (yêu kiều)

137. forzando, forzato, fz <I>


Dùng hết sức, nhấn mạnh 154. impetuoso, con impeto
Một cách kịch liệt
138. forzatissino, ffz
Nhấn mạnh hơn nữa 155. imcalzando
Không quy định rõ ràng, tự do về tốc độ (độ
139. fuoco, con nhanh)
Có nhiệt huyết, bùng cháy
156. innocente
140. furioso Trong sáng, mộc mạc, tự nhiên
Phẫn nộ, hung hăng
157. inquieto
<G> một cách bất an, không có cảm giác an toàn
141. gaiment
Vui vẻ, phấn khởi <L>
158. lacrimoso
142. garbatom, con “Tràn đầy nước mắt”, đau khổ, bi thương
Thanh tao, đáng yêu
159. lamentabile, lamentoso
143. Generalpause, G.P. Một cách ta thán
Trong nhạc giao hưởng và nhạc thính phòng,
đây là trạng thái mọi nhạc cụ đều dừng 160. lancio, con
Tràn đầy sinh khí
144. gentile
Lịch thiệp, ôn hòa 161. larghetto -> largo
Nhanh hơn largo
145. gestopft
Là bịt phần loa phễu của kèn đồng bằng vật 162. largo
giảm âm Trải rộng ra, với tốc độ cực kỳ chậm

146. giocoso 163. legatissimo


Hài hước, trêu đùa. Nối âm triệt để -> legato.

147. gioioso 164. leggiadro


Một cách vui vẻ Một cách nhẹ nhàng, cao quý

148. giusto; tempo giusto 165. leggierezza, con


“Sự chính xác”, nhanh vừa phải, nhanh đúng mực Một cách thoải mái, nhạy bén

149. gradatamente 166. leggiero, leggieramente


Một cách dần dần (từ từ) Một cách nhẹ nhàng, mềm mại, sảng khoái

150. gradevole 167. lentement -> lento


Đi vào lòng người Chậm rãi, kéo dài ra

151. grandezza, con 168. libitum -> ad libitum.


Lớn, hùng tráng
169. licenza, con alcuna
152. grave Diễn tấu một cách hơi tự do
Trịnh trọng, chậm rãi, trang nghiêm

140
http://www.donga.ac.kr

170. lieto 187. meno forte


Vui vẻ, phấn khởi Không quá mạnh

171. lievo 188. meno mosso


Nhẹ nhàng, vui vẻ Không quá năng động

172. liscio 189. meno piano


Như kiểu trơn trượt, mềm mại Không mềm mại quá, (hát) lớn hơn một chút

173. loso 190. mente, alla


Trở về vị trí cũ, (sau khi di chuyển một quãng “Bắt đầu từ (cái)đầu”, một cách ngẫu hứng
8) trở lại vị trí ban đầu
191. messa di voce
174. loure (Một kỹ thuật quan trọng của bel canto, thế kỷ
Là một trong những phương pháp dùng cần 18), khi hát, cùng một âm, hát mạnh dần rồi
vĩ, hơi nhấn mạnh vào từng âm từng âm một sau đó trở nên mềm mại dần

175. lusingando 192. mesto

07
một cách đa tình Buồn và u uất

<M> 193. mezza voce, m.v.

Khoa âm nhạc
176. ma non tropo Bằng giọng ở khoảng trung, giọng không quá lớn
Không quá mức
194. mezzo, m.
177. maestoso Ở giữa
một cách trang nghiêm
195. mezzoforte, mf
178. main droite, m.d. Hơi mạnh hơi hơn mức giữa một chút
Bằng tay phải
196. mezzopiano, mp
179. main gauche, m.g. Hơi mềm mại hơn mức giữa một chút
Bằng tay trái
197. misura, alla
180. malinconico misura, alla - theo nhịp, senaz misura - nhịp tự do
Một cách u uất
198. misurato
181. mancando, manc. Nhịp được tính toán kỹ và theo nhịp một cách
Giảm xuống (dần mềm mại dần và chậm dần) nghiêm khắc

182. mano destra, m.d. 199. moderato, mood.


Bằng tay phải Nhanh với tốc độ thông thường

183. mano sinistra, m.s. 200. molto


Bằng tay trái Rất, cực kỳ

184. marziale 201. morbido


Năng động, mang tính chiến đấu Một cách mềm mại, nhẹ nhàng (nhạt)

185. medesimo tempo 202. morendo


Cùng một tốc độ Như trở nên biến mất dần, dần dần trở nên
chậm dần
186. meno
Ít hơn, không quá nhiều

141
07 Khoa âm nhạc • Sổ tay vựng chuyên ngành cho học sinh nước ngoài mới bắt đầu

203. mormorando 218. patetiso, pathetique


Như là thầm thì Một cách bi tráng, nhiệt huyết một cách đau khổ

204. mosso 219. Peda, Ped. P.


Năng động Là chỉ thị cho Piano diễn tấu Đạp lên bàn đạp
và liên tục phát ra âm thanh Việc thôi không
205. moto, con đạp lên bàn đạp được ký hiệu bởi dấu *
“Có sự chuyển động”, nhanh
220. perdendo, perdendosi
206. muta Như dần dần biến mất, dần dần mềm mại dần
“Trao đổi”, là chỉ thị thay đổi lên dây cho người
đẹm đàn hoặc nhạc cụ ống 221. pesante
Một cách nặng nhọc, uy nghi
<N>
207. non 222. piacere, a
Không làm ~ Tùy ý

208. non legato 223. piacevole


Là ký hiệu chỉ có Piano mới được phép Vừa lòng
chơi -> legato và -> staccato. articulation ở
giữa 224. piangendo
Một cách buồn bã, vừa khóc
209. non tanto
Không quá vượt trội

<O>
210. opus, op.
Tác phẩm

211. ossia
“Hơn nữa”, “liệu”, sự lựa chọn việc chơi một
trong nhiều phương án đệm Chủ yếu được
chuẩn bị những khúc nhạc đệm phổ biến (đa
số) để cho dễ đệm

<P>
212. P -> Pedal/
p -> piano

213. pacato
Một cách yên bình, yên lặng

214. parlando, parlante, parlato


Như kiểu đang nói chuyện, hát như nói

215. passionato, pass.


Một cách nhiệt huyết, cuồng nhiệt

216. passione, con


một cách nhiệt huyết

217. pastoso
Mềm mại, ngọt ngào

142
http://www.donga.ac.kr

07
Khoa âm nhạc

143
Sổ tay vựng chuyên ngành
cho học sinh nước ngoài
mới bắt đầu
Cơ sở Seuhak 37, Nakdong-daero 550(obaegosip)be, Saha-gu, Busan - 49315 (Hatan)
Cơ sở Gudok 32 Daesingongwon-ro, Dongdaesindong 3(sam)-ga, Seo-gu, Busan - 49201
(Dongdaemun dong 3 ga)
Cơ sở Bumin 225 Gudeok-ro, Seo-gu, Busan - 49236 (Bumindong-2 ga)
Homepage https://www.donga.ac.kr

Tập sách này được xuất bản với sự hỗ trợ của Bộ Giáo dục và
Hiệp hội giáo dục cải cách đại học.
Sổ tay vựng chuyên
ngành cho học sinh nước
ngoài mới bắt đầu

You might also like