You are on page 1of 2

Bài tập tình huống liên quan đến “Bảo vệ quyền sở hữu”

1. Phạm vi hành vi xâm hại quyền sở hữu


A cho B thuê mảnh đất thuộc quyền sử dụng đất của mình, B xây dựng xế
hộp Karaoke và kinh doanh. Việc kinh doanh Karaoke của B rất ồn ào và
ảnh hưởng đến giấc ngủ của A, A cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Vậy A có thể
dựa trên quyền sở hữu của mình để yêu cầu B ngừng kinh doanh từ 0h-4h
sáng hay không ?
2. Quyền yêu cầu dựa trên quyền sở hữu và quyền yêu cầu dựa trên
trái quyền
A cho B thuê ngôi nhà 2 năm, hết thời hạn thuê nhà hợp đồng không được
ra hạn thêm. Và B (hoặc trường hợp người thừa kế của B là C)vẫn tiếp tục
sống trên ngôi nhà đó, thời gian trôi qua 10 năm A không yêu cầu B giao
trả ngôi nhà. Sau đó vào một ngày, A yêu cầu B hoặc C trao trả ngôi nhà
cho mình. B hoặc C áp dụng thời hiệu chấm dứt nghĩa vụ phát sinh từ hợp
đồng thuê nhà để từ chối yêu cầu của A (Điều 429). A có thể dựa trên
quyền sở hữu yêu cầu B hoàn trả nhà cho mình hay không?
3. Giới hạn của quyền yêu cầu
A kinh doanh suối nước nóng. Anh ta mắc ống nước để lấy nước từ đầu
nguồn về, và đoạn đường ống này đi qua các bất động sản thuộc quyền sử
dụng của các chủ thể khác và hầu hết A đều được trao quyền cho phép mắc
đường ống đi qua. Tuy nhiên, có một đoạn duy nhất đi qua nhà B thì A
chưa được sự đồng ý của B. Biết được điều này C mua lại mảnh đất của B
và yêu cầu A phải tháo bỏ đoạn đường ống qua nhà C vì đây là hành vi xâm
phạm quyền sử dụng đất của C. Tuy nhiên việc thay đổi đường đi ống dẫn
nước rất tốn kém có khi dẫn đến việc phá sản và gây thiệt hại kinh tế lớn. A
mong muốn mua lại mảnh đất của C. C ép A phải mua tất cả số đất xung
quanh với giá 200 triệu. Nhưng mảnh đất này là mảnh đất xấu địa hình
nghiêng nên giá trị thực tế của nó chỉ khoảng 2 triệu nên A từ chối mua. C
dựa trên quyền sử dụng đất khởi kiện yêu cầu A ngừng hành vi xâm phạm.
Yêu cầu của C có được toà chấp nhận không ? Nếu là thẩm phán, anh (chị)
giải quyết như thế nào ?

You might also like