You are on page 1of 1

2.9 Con đẻ thuộc hàng thừa kế thứ mấy của người để lại di sản?

Nêu cơ sở pháp lý khi


trả lời.

Theo điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng,
cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết” thì con đẻ thuộc hàng
thừa kế thứ nhất của người để lại di sản.

2.10 Đoạn nào của bản án cho thấy bà Tiến là con đẻ của cụ Thát?

Đoạn trong bản án cho thấy bà Tiến là con đẻ của cụ Thát là: “Bà Tiến còn xuất trình lý
lịch và giấy khai sinh chính do Ủy ban nhân dân phường Xuân la cấp ghi bà Tiến có bố
là Nguyễn Tất Thát, mẹ là Phạm Thị Thứ.”

2.11 Suy nghĩ của anh/chị về giải pháp trên của Tòa án liên quan đến bà Tiến.

Theo nhóm em, giải pháp trên của Tòa án liên quan đến bà Tiến là hợp lý. Vì Bà Tiến
được bà Khiết kê khai trong bản sơ yếu lý lịch Đảng viên, có giấy khai sinh, được họ
hàng, hàng xóm xác nhận, như vậy là đủ căn cứ chứng minh bà Tiến là con cụ Thát và
được hưởng thừa kế theo pháp luật. Việc xác định và công nhận này của Tòa án đã đảm
bảo được quyền lợi về thừa kế di sản của bà.

2.12 Có hệ thống pháp luật nước ngoài nào xác định con dâu, con rể là người thừa kế
của cha mẹ chồng, cha mẹ vợ không? Nếu có, nêu hệ thống pháp luật mà anh/chị
biết.

Đã có hệ thống pháp luật nước ngoài xác định con dâu, con rể là người thừa kế của cha
mẹ chồng, cha mẹ vợ. Cụ thể là theo pháp luật Trung Quốc thì con dâu, con rể vẫn có thể
là người thừa kế của cha mẹ chồng, cha mẹ vợ nếu sau khi người vợ hoặc người chồng
của người đó qua đời mà người đó chăm sóc cho cha mẹ chồng, cha mẹ vợ của mình mà
không tái hôn thì sau khi cha mẹ chồng, cha mẹ vợ của người đó chết thì họ vẫn được
hưởng thừa kế vì có công phụng dưỡng, chăm sóc. Đây là một Điều luật tiến bộ chúng ta
nên học hỏi.

Trong hệ thống pháp luật nước Pháp, Ba Lan.

You might also like