You are on page 1of 2

BÀI TẬP THÁNG

ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ:


Câu 1: Những quan hệ nào thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự?
Theo điều 1 BLDS 2015 quy định:
“Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân,
pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các
quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu
trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).”
Từ quy định trên, thì quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của
pháp luật dân sự.
+ Quan hệ tài sản: là quan hệ giữa các chủ thể gắn liền với tài sản. Quan hệ tài sản bao
giờ cũng gắn với một tài sản nhất định được thể hiện dưới dạng này hay dạng khác (theo
điều 105 BLDS 2015).
Các quan hệ tài sản chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự bao gồm:
 Quan hệ về quyền đối với tài sản;
 Quan hệ về thừa kế;
 Quan hệ hợp đồng và nghĩa vụ ngoài hợp đồng.
+ Quan hệ nhân thân: là quan hệ giữa người với người về một giá trị nhân thân là quyền
nhân thân phải được pháp luật thừa nhận như một quyền tuyệt đối của một cá nhân, tổ
chức.
Quan hệ nhân thân bao gồm:
 Quan hệ nhân thân gắn với tài sản;
 Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản.

Câu 2: Quan hệ giữa A và B trên có thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS 2005 và
BLDS 2015 không? Vì sao?
Quan hệ giữa A và B trên thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS 2005 và BLDS 2015 vì
theo điều 116 BLDS 2015 quy định “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý
đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” thì giao dịch
dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý mà hai bên cùng nhau xác lập một quan hệ dân
sự nào đó. Vì vậy, quan hệ giữa A và B trên thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS. Tuy
nhiên, A lại đe dọa để ép B xác lập một giao dịch dân sự (điều 127 BLDS 2015) nên giao
dịch dân sự này cần được can thiệp bởi pháp luật dân sự.

You might also like