You are on page 1of 26

1.

Luật hành chính là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam
– Đúng vì nó có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh riêng.
2. Luật hành chính chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh giữa các cơ quan hành chính
với nhau
Sai – vì đối tượng điều chỉnh của luật hành chính bao gồm các cơ quan hành chính nhà nước các
tổ chức chính trị xã hội đoàn thể và quần chúng nhân dân
3. Phương pháp điều chỉnh của ngành Luật Hành chính là phương pháp mệnh lệnh Đơn Phương
Đúng – vì phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh Đơn Phương

4. Luật hành chính và luật hình sự không có liên quan gì nhau


Sai – vì có nhiều mối quan hệ đan xen với nhau với ví dụ: buôn lậu ở cấp độ nhỏ thì vi phạm
hành chính, còn với số lượng lớn nhiều lần hoặc tái phạm thì bị vi phạm hình sự.
5. Tập quán có thể được sử dụng để giải quyết trong quan hệ pháp luật hành chính
Sai – vì chỉ có quy phạm pháp luật mới là nguồn của pháp luật hành chính

6. Hệ thống hóa lực hành chính bắt buộc phải thực hiện công tác pháp điển Hóa
Sai – vì có tới hai phương pháp là tập hợp hóa và pháp triển Hóa

7. Trong nguyên tắc tập trung dân chủ yếu tố tập trung bao giờ cũng được đề cao hơn yếu tố dân
chủ
Sai – tập trung dân chủ phải sống hạnh phúc với nhau tập trung phải kết hợp trên nền tảng của
dân chủ

8. Nguyên tắc tập trung dân chủ cho thấy sự lãnh đạo tập trung toàn diện tuyệt đối của cấp trên
và sự chủ động sáng tạo không giới hạn cấp dưới
Sai – sáng tạo trong khuôn khổ của pháp luật

9. Đảng lãnh đạo các cơ quan hành chính nhà nước thông qua việc ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật Nhà nước
Sai – Đảng lãnh đạo nhà nước thông qua các chủ trương đường lối chính sách

10. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo được hiểu là phải tuyệt đối hóa vai trò lãnh đạo của Đảng
Sai – nhà nước quản lý dựa trên cơ sở của pháp luật còn Đảng đưa ra chủ trương và đường lối

11. Tất cả các cơ quan hành chính nhà nước đều hoạt động theo nguyên tắc 2 chiều trực thuộc 
Sai – nguyên tắc này chỉ áp dụng ở cấp địa phương cấp Trung ương không thực hiện theo
nguyên tắc nào

12. Nhân dân chỉ có thể tham gia quản lý hành chính nhà nước bằng cách gián tiếp bầu ra người
đại diện cho mình để họ quản lý nhà nước
Sai – Nhân Dân cũng có thể trực tiếp quản lý nhà nước bằng cách thực hiện quyền khiếu nại tố
cáo.
13. Khi có quan hệ pháp luật hoàn chỉnh đồng bộ thì sẽ có pháp chế xã hội chủ nghĩa
Sai – có pháp luật hoàn chỉnh chỉ là điều kiện cần thiết điều kiện đủ là phải có ý thức chấp hành
pháp luật của các thành viên trong xã hội

14. Chủ động sáng tạo của hoạt động hành chính là không giới hạn có
Sai – vì các cơ quan nhà nước chỉ có quyền chủ động sáng tạo theo khuôn khổ của các quy định
pháp luật

15. Công an tỉnh có quyền thực hiện mọt hình thức quản lý nhà nước.
Sai – quý công an tỉnh không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật

16. Phương pháp cưỡng chế là phương pháp duy nhất thể hiện sự đặc trưng của hoạt động hành
chính nhà nước
Sai – quản lý nhà nước có 7 phương pháp

17. Trong trường hợp đối tượng quản lý tự giác thực hiện các nghĩa vụ của mình nhà nước không
cần các phương pháp quản lý
Sai – vẫn còn phương pháp kiểm tra phương pháp kinh tế

18. Hình thức ban hành văn bản áp dụng pháp luật chỉ được thực hiện bởi các cơ quan hành
chính nhà nước
Sai – các cơ quan Tư pháp lập pháp điều ban hành
19. Phương pháp cưỡng chế tác dụng khi các phương pháp quản lý khác tỏ ra không hiệu quả cao
Sai – vì phương pháp cưỡng chế áp dụng kể cả khi đối tượng không có hành vi vi phạm pháp
luật nhằm vào mục đích ngăn ngừa và bảo vệ.

20. Bắc kỳ hình thức hoạt động hành chính nào cũng mang tính pháp lý
Sai – còn có nhiều hình thức không mang tính pháp lý như hợp tuần, tháng, hợp quy chế dân chủ
21. Mọi quyết định hành chính đều có đối tượng áp dụng cụ thể cá biệt
Sai – quyết định hành chính chia làm 3 loại trong đó chỉ có quyết định cá biệt mới có đối tượng
áp dụng cụ thể và cá biệt

22. Mọi quyết định hành chính đều là đối tượng khởi kiện tại tòa án hành chính
SAI – quyết định hành chính gồm 3 loại chỉ đạo quy phạm cá biệt và chỉ có quyết định cá biệt nó
bị khởi kiện tại tòa án

23. Không phải các quyết định hành chính đều được ban hành theo một trình tự thủ tục như nhau
Đúng – các quyết định hành chính thể hiện bằng nhiều cách khác nhau nên có những trình tự thủ
tục khác nhau

24. Một quyết định hành chính chỉ phát sinh nhiều lần Khi đồng thời đảm bảo tính hợp pháp và
tính hợp lý
SAI – quyết định hành chính đảm bảo tính hợp pháp Nếu có xung đột về tính hợp pháp và hợp lý
thì tính hợp pháp được ưu tiên thực hiện

25. Một quyết định hành chính đảm bảo tính hợp lý chỉ cần nói được ban hành đúng thẩm quyền
SAI – tính hợp lý phải được bảo đảm đúng thẩm quyền và hài hòa giữa các nhóm lợi ích đảm
bảo tính toàn diện ngôn ngữ và văn phong

26. Nghị quyết của chính phủ là quyết định hành chính quy phạm
SAI – nghị quyết của chính phủ là quyết định hành chính chủ đạo

27. Nghị quyết của chính phủ luôn luôn được ban hành để hướng dẫn các văn bản luật chuyên
ngành
SAI – nghị quyết chính phủ có 2 loại loại hướng dẫn luật gọi là thứ phát và lợi tiên phát ban hành
những quy định trực tiếp các mối quan hệ xã hội khi chưa có luật điều chỉnh

28. Mọi quyết định xử vi phạm hành chính là quyết định quy phạm
SAI – Đây là quyết định cá biệt

29. Mọi cơ quan nhà nước đều có quyền ban hành quyết định hành chính.
SAI – chỉ có các cơ quan hành chính và các cơ quan khác được ủy quyền mới được ban hành các
cơ quan khác phải được trao quyền quản lý hành chính mới được ban hanh

30. Quyết định hành chính bắt buộc phải thể hiện bằng văn bản
SAI – quyết định hành chính được thể hiện dưới dạng tín hiệu còi hiệu HV hành chính

31. Quyết định hành chính là quyết định pháp luật


Đúng – quyết định pháp luật gồm cả quyết định lập pháp hành pháp và tư pháp

32. Quyết định pháp luật là quyết định hành chính


SAI – quyết định pháp luật bao gồm cả quyết định lập pháp hành pháp và tư pháp

33. Quyết định hành chính bắt buộc phải chứa đựng quy tắc xử sự chung
SAI – chỉ có quyết định quy phạm mới chứa đựng quy tắc xử sự chung

34. Tất cả các quyết định hành chính đều phải được đăng công báo
SAI – chỉ có quyết định quy phạm của các cơ quan trung ương ban hành mới đăng công báo

35. Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước mới là chủ thể thực hiện thủ tục hành chính
SAI – các cơ quan nhà nước khác, tổ chức xã hội cá nhân cũng có thể trở thành chủ thể thực hiện
TTHC trong trường hợp được trao Quyền
36. Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính và chủ thể tham gia thủ tục hành chính có mối quan hệ
bình đẳng nhau
SAI – đây là quan hệ bất bình đẳng về chủ thể tham gia thủ tục hành chính có quyền đơn phương
ban hành quy định hành chính bắt buộc chủ thể tham gia phải thực hiện

37. Cơ quan hành chính nhà nước không bao giờ là chủ thể tham gia thủ tục hành chính hiện
SAI – cơ quan hành chính nhà nước trong mối quan hệ có công quyền cũng có thể trở thành Chủ
thể tham gia thủ tục hành chính

38. Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước mới có quyền yêu cầu hình thành nên quan hệ pháp luật
thủ tục hành chính
SAI – vì quan hệ pháp luật thủ tục hành chính có thể hình thành do đề nghị hợp pháp của bất kỳ
chủ thể nào

39. Sự kiện pháp lý là sự kiện thực tế phát sinh do sự mong muốn của các chủ thể trong thủ tục
hành chính
SAI – sự kiện pháp luật gồm hai loại ý chí và phi lý trí và chỉ có sự kiện gì mới là sự mong muốn
của các chủ thể

40. Khi có sự kiện pháp lý thì sẽ có quan hệ pháp luật thủ tục hành chính
SAI – quan hệ pháp luật thủ tục hành chính chỉ xuất hiện khi thỏa mãn 3 điều kiện quy phạm
pháp luật sự kiện pháp Lý năng lực pháp luật và năng lực hành vi nếu thiếu một trong ba thì quan
hệ pháp luật tố tụng hành chính không hình thành
41. Quyết định HC do CQHCNN ban hành có thể áp dụng ở nước ngoài.
ĐÚNG. Vì QĐHC quy phạm của Chính phủ,Thủ tướng chính phủ ban hành có thể được áp dụng
ở nước ngoài. VD: Áp dụng hôn nhân giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài thì CDVN
fải đến cơ quan ngoại giao (Đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của VN để lthực hiện các thủ tục
pháp lý cần thiết khi kết hôn).
42. Chủ thể có thẩm quyền xử phạt HC thì đồng thời có thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết
định xử phạt. 
SAI – vì chỉ những chủ thể có thẩm quyền do pháp luật quy định mới được cưỡng chế thi hành
QĐXP VPHC còn thẩm quyền xử phạt được PL quy định gồm nhiều chủ thể. VD chiến sĩ
CAND, công chứcngành thuế, thanh tra viên chuyên ngành … khi thi hành công vụ có thẩm
quyền xử phạt VPHC nhưng họ không có thẩm quyền cưỡng chế thi hành QĐXP đó.
43. Quan hệ giữa CQHCNN và cá nhân luôn là QHPL HC. 
SAI – Vì có những QHPL khác như quan hệ dân sự; quan hệ tố tụng trong giải quyết vụ án HC,
VD: UBND tỉnh A tham gia vụ án HC với tư cách là người bị kiện.
44. Trang vật phương tiện sử dụng vào vi phạm HC luôn bị tịch thu để xung vào công quĩ nhà
nước. 
SAI – Vì theo quy định của PL thì không tịch thu để sung vào công quỹ NN các tang vật phương
tiện như hàng giả, hàng kém chất lượng, tang vật không đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định
của pháp luật Việt Nam mà phải tiêu huỷ chúng. Đồng thời PL cũng quy định không tịch thu
tang vật, phương tiện thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân tổ chức khác bị chủ thể VPHC
sử dụng hoặc chếm đoạt trái phép. Đ126 LXLVPHC.
45. Khi hết thời hiệu xử phạt HC, người có thẩm quyền không được áp dụng bất kỳ biện pháp
cưỡng chế HC nào. 
SAI – Vì theo quy định của pháp luật nếu hết thời hiệu XPHC thì người có thẩm quyền có thể áp
dụng các biện pháp cưỡng chế khắc phục hậu quả do VPHC gây ra như tiêu huỷ vật phẩm gây
hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi cây trồng hoặc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép D65
LXLVPHC.
 
1. Cán bộ, công chức chỉ phải thực hiện theo những qui định của pháp luật về cán bộ côg
chức khi đang còn là cán bộ công chức.
Sai

Tại khoản 2 Điều 19 Luật cán bộ công chức có quy định: “2. Cán bộ, công chức làm việc ở
ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có
quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước
đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên
doanh với nước ngoài.” Do vậy khẳng định trên là sai.
2. Tổ chức xã hội nghề nghiệp là tổ chức gồm những người cùng nghề nghiệp và giúp đỡ
nhau hoạt động của hội.
Sai
Vì:
Tổ chức xã hội nghề nghiệp là loại hình tổ chức xã hội do nhà nước sáng kiến thành lập được
hình thành theo quy định của Nhà nước. Muốn trở thành thành viên của tổ chức xã hội nghề
nghiệp phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện do Nhà nước quy định. Hoạt động nghề nghiệp của
các tổ chức xã hội này đặt dưới sự quản lí của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 1 Số tổ chức
xã hội nghề nghiệp như : Trung tâm trọng tài, đoàn luật sư,…
Trong câu khẳng định trên đã nói: tổ chức xã hội nghề nghiệp “là” tổ chức gồm… Do đó sai rồi,
vì định nghĩa giáo trình đã nêu rõ cái quan trọng là phải do nhà nước sáng kiến thành lập. Ở đây
câu khẳng định trên chắc như đinh đóng cột là câu định nghĩa rồi. Đãng lẽ nó nên nói : Trong tổ
chức xã hội nghề nghiệp thì bao gồm:… Mới là đúng.
3. Không phải mọi trường hợp kỉ luật vi phạm hành chính đều phải thành lập hội đồng kỉ
luật.
Đúng

Theo khoản 2 điều 17 NĐ 34/ 2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỉ luật đối với công chức quy
định: “2. Các trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật:
a) Công chức có hành vi vi phạm pháp luật bị phạt tù mà không được hưởng án treo;
4. b) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị xem xét xử lý kỷ luật khi đã có kết luận về
hành vi vi phạm pháp luật của cấp ủy, tổ chức Đảng theo quy định phân cấp quản lý cán
bộ, công chức của Ban Chấp hành Trung ương.”
Biện pháp xử lí hành chính khác chỉ áp dụng khi có vi phạm hành chính xảy ra.
Sai
Vì: Các biện pháp xử lí hành chính khác không phải chỉ áp dụng khi có vi phạm hành chính xảy
ra. Tại khoản Điều 24 Pháp lệnh xử lý vphc đã quy định thì áp dụng biện pháp xử lí hành chính
khác đối với: “A) Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội
phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự”.
Vậy ở đây đã quá rõ là có trường hợp do vi phạm hình sự chứ không phải vi phạm hành chính.
Nên khẳng định trên rõ ràng sai.
9. Công chức đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự được xin thôi việc
Sai
Vì:
Thôi việc được hiểu là sự chấm dứt việc làm tại môt vị trí nào đó. Tại Điều 59 Luật cán bộ công
chức đã chỉ rõ những trường hợp công chức được hưởng chế độ thôi việc. Trong đó khoản 3
Điều 59 quy định rõ “Không giải quyết thôi việc đối với công chức đang trong thời gian xem xét
kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.”. Vậy đối với những công chức đang bị truy cứu tnhs
thì sẽ không được xin thôi việc.
10. Hành vi pháp lí hành chính hợp pháp không phải là sự kiện pháp lí hành chính làm phát
sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính
Sai

Sự kiện pháp lí hành chính là những sự kiện thực tế mà việc xuất hiện, thay đổi hay chấm dứt
chúng được pháp luật hành chính gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hoặc làm chấm dứt các
quan hệ pháp luật hành chính.
Những hành vi pháp lí hành chính hợp pháp có thể là sự kiện pháp lí hành chính làm phát sinh,
thay đổi, chấm dứt quan hệ pl hành chính. Ta có thể thấy ví dụ như: Việc nhận con nuôi (hành vi
hợp pháp khi tuân thủ luật nuôi con nuôi do CP ban hành) thì sẽ làm phát sinh quan hệ pháp luật
cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và đứa trẻ được nhận nuôi..
Các cậu có thể lấy ví dụ về việc công dân thực hiện quyền khiếu nại tố cáo thì an toàn hơn vì

giáo trình có ghi   còn cái ví dụ trên là tớ liên miên lan man tìn đâu ra ấy nên ko dám khẳng
định đúng nhé. Ai thấy hợp lí thì dùng
11. Mọi tổ chức xã hội đều có điều lệ
Đúng
Vì: Tổ chức xã hôi là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam có chung
mục đích tập hợp, hoạt động theo pháp luật và theo điều lệ không vì lợi nhuận nhằm đáp ứng
những lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
   Ngay khái niệm đã nêu rõ tổ chức xã hội hoạt động theo pháp luật và theo điều lệ. Do đó khẳng
định trên là đúng (Theo tớ là vậy vì các bạn có thể giải thích là giáo trình đã định nghĩa thế, ở
đây lại có câu : “Hoạt động theo luật và theo điều lệ”, chữ và ở đây tức là phải có cả 2 rồi)
Có quan điểm bảo là có những tổ chức tự quản không có điều lệ. Tớ thấy cái này sao mà nghi
nghi do tớ không thấy giáo trình ghi mà cũng chẳng biết ở đâu ghi cái đó tìm nên tớ làm theo
giáo trình bạn nào có ý định chắc chắn thì tìm xem :D.
12. Mọi cơ quan hành chính đều tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phụ thuộc hai chiều
Sai
Vì:
Nguyên tắc phụ thuộc 2 chiều được hiểu là sự phụ thuộc ở cả hai mặt tổ chức và hoạt động của
cơ quan hành chính nhà nước được pháp luật quy định một cách cụ thể. Nguyên tắc phụ thuộc 2
chiều đều được thực hiện bởi các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nhằm đảm bảo sự
thống nhất giữa lợi ích chung của cả nước và lợi ích của địa phương giữa lợi ích ngành với lợi
ích vùng lãnh thổ.
Điều này không đúng với tất cả các cơ quan hành chính nhà nước. Ta có thể lấy ví dụ như đối
với cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương như giữa các bộ và Chính Phủ. Ở đây các bộ
ngang nhau không phụ thuộc nhau về mặt tổ chức, do các bộ được thành lập hoặc bãi bỏ bởi đề
nghị của thủ tướng cp lên quốc hội (Điều 20 luật tổ chức cp). Và các bộ chỉ có quyền kiến nghị
với những quy định trái pháp luật của các bộ khác, nếu các bộ đó không nhất trí thì phải trình lên
thủ tướng quyết định (Điều 25 luật tổ chức cp 2001).
Rõ ràng ta thấy ví dụ trên đã thể hiện rằng không có mối phụ thuộc 2 chiều. Do đó ta có thể
khẳng định khẳng định trên là sai vì chỉ cần 1 trường hợp sai là cả khẳng định trên sai
(Nếu bạn nào nói là các cơ quan hc nn ở trung ương ko hđ theo nguyên tắc 2 chiều thì tớ ko dám
đảm bảo do giáo trình k khẳng định thế nên đừng phán bừa. Dẫu biết giáo trình nhiều khi sai
nhưng ta vẫn phải làm theo biết sao đc :v vì chẳng biết rõ mà.)

21. Luật viên chức được thành lập theo thủ tục hành chính.
Sai
Vì:
Thủ tục là… Thủ tục hành chính là… (Đã ghi trong đây ở 1 câu nào đó rồi nên không thể ghi lại
vì lười tìm để copy @@)
Luật viên chức do Quốc hội ban hành theo thủ tục lập pháp.
22. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật hành chính như nhau.
Sai

Năng lực pháp luật hành chính của cá nhân là khả năng cá nhân được hưởng những quyền và
phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lí hành chính nhất định do Nhà nước quy định. Có một số
trường hợp năng lực pháp luật hành chính của 1 số cá nhân bị Nhà nước hạn chế. Ví dụ:
Người phạm tội có thể bị tòa án áp dụng hình phạt bộ sung: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công vệc nhất định (khoản 2 Điều 28 BLHS năm 1999– Trích giáo trình luật hành
chính trang 70)
23. Các chủ thể có thẩm quyền phạt hành chính thì đều có thể áp dụng các biện pháp xử lý
hành chính khác.
Sai.
V ì:
Mọi người giở chương thẩm quyền xử phạt hành chính và chương các biện pháp xử lý hành
chính khác ra lấy căn cứ pháp lý rồi lấy ví dụ anh chiến sĩ cảnh sát có thẩm quyền xử phạt nhưng
không có thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác ấy. (Thường là anh chiến sĩ
công an vì anh này chức bé, các bạn chắc chắn thì nhìn kĩ xem điều luật ấy nhé không nhầm tờ
không chịu trách nhiệm)
24. Tất cả mọi trường hợp bị phạt tiền đều được nộp tiền phạt nhiều lần.
Sai

Điều 79 Luật xử lý vi phạm hành chính đã quy định khi có đầy đủ các điều kiện được nêu thì
mới. nộp phạt tiền nhiều lần

25. Công chức không phải chịu trách nhiệm khi thi hành quyết định hành chính mà đã báo
cáo với cấp có thẩm quyền về tính trái pháp luật của quyết định.
Đúng
Vì:
Theo như khoản 5 điều 9 Luật cán bộ công chức đã quy định rõ vấn đề này.
26. Luật cán bộ công chức là quyết định hành chính.
Sai:
Vì quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật, nó là kết quả của sự thể hiện ý
chí quyền lực của nhà nước thông qua những hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành
pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành theo một trình tự dưới những
hình thức nhất định theo quy định của pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt
ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng những quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời
sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lí hcnn.
Một trong những đặc điểm của quyết định hành chính đó là tính dưới luật. Quyết định hành
chính do các chủ thể có thẩm quyền trong hệ thống hành chính nhà nước ban hành là những văn
bản dưới luật nhằm thi hành luật.
Do đó khẳng định trên chắc chắn sai.
27. Các cá nhân được nhà nước trao quyền tham gia quản lí hành chính nhà nước không được
thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước mang tính hợp pháp.
Sai
Vì: @@ Không được thực hiện hđ quản lí nn mang tính hợp pháp là sao @@ đã trao quyền tham
gia rồi phải làm hợp pháp chứ @@ câu này lạ nên chắc chẳng ai hỏi vì hơi dị.

28. Tất cả các văn bản pháp luật đều là nguồn của luật hành chính.
Sai
Vì:
Nguồn của luật hành chính là các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành theo thủ tục và dưới những hình thức nhất định, có nội dung là các quy phạm
pháp luật hành chính, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các đối tượng liên quan và được đảm
bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước
Nguồn của luật hành chính phải là các văn bản qppl có chứa đựng 1 phần hoặc chứa đựng qppl
hành chính mới là nguồn của luật hành chính do đó khẳng định trên sai.
33. Công chức vi phạm kỉ luật bị xét xử theo luật tố tụng hình sự đồng thời phải chịu xử lý kỉ
luật (Không rõ câu hỏi này nên không tổng hợp câu trả lời:v)
34. Tất cả các chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính đều có quyền sử dụng các biện pháp
ngăn chặn hành vi phạm hành chính
Sai
Làm tương tự câu bên trên ấy, nhớ xem kĩ luật nhé đừng cứ phán bừa anh chiến sĩ không chết
oan thì khổ.
35. 14 là độ tuổi nhỏ nhất có năng lực hành vi hành chính
Sai
Vì 14 chỉ là độ tuổi nhỏ nhất có năng lực hành vi hành chính trong quan hệ pháp luật hành chính
về xử phạt hành chính; còn trong quan hệ pháp luật hành chính khác thì độ tuổi có năng lực hành
vi hành chính có thể là ít hơn 14. Ví dụ như trong quan hệ pháp luật hành chính về áp dụng biện
pháp đưa vào trường giáo dưỡng thì công dân chỉ cần đủ 12 tuổi đã được coi là có năng lực hành
vi hành chính bị áp dụng biện pháp này.
36. Luật Cán bộ công chức vừa là luật hành chính vừa là quyết định hành chính
Sai
Vì đặc điểm của quyết định hành chính là tính dưới luật. Luật cán bộ công chức không thể là
quyết định hành chính
37. 1 người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật có vừa bị xử lí trách nhiệm kỉ luật vừa xử lí
trách nhiệm hình sự (Câu này tớ ko hiểu nên tớ không tổng hợp)
38. Tổ chức xã hội không được hoạt động vì lợi nhuận
Đúng.
Vì: Định nghĩa tổ chức xã hội (bên trên câu 11). Ở đây liên quan tới lợi nhuận nên mọi người để
ý chữ “vì” nhé. Giống kiểu: Mục đích học tập của anh là gì – Vì muốn 1 tương lai không thi lại,
mục đích kiếm tiền của anh là gì – Vì muốn tiêu thoải mái. :v Nên chữ vì ở đây gắn với mục đích
do tớ nghĩ nó liên quan tới lợi ích và những cái thúc đẩy con người làm. Nên nói “vì lợi nhuận” –
tức là hđ với mục đích lợi nhuận rồi. Do đó khẳng định trên đúng vì nó nói “không đc hđ vì lợi
nhuận”.
39. Cán bộ công chức trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm đc phép xin thôi việc
Câu này trùng rồi !

40. Các quan hệ mà có một bên chủ thể là cơ quan hành chính thì đều là quan hệ pháp luật
hành chính
Sai.

Quan hệ pháp luật hành chính là những quan hệ pháp luật phát sinh trong hoạt động quản lí hành
chính nhà nước. Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước và bên còn lại có thể là các quan hệ
như quan hệ dân sự, quan hệ lao động… Ví dụ như việc các cơ quan hành chính nhà nước mua
sắm trang thiết bị phục vụ công việc của cơ quan đó chẳng hạn với người công dân. Thì đó là
quan hệ dân sự – quan hệ dựa trên sự thỏa thuận, bình đẳng.
41. Thủ tục hành chính đc thực hiện trong mọi hoạt động của cơ quan nhà nước.
Thủ tục là cách thức tiến hàn một công việc với nội dung, trình tự nhất định, theo quy định của
nhà nước. Thủ tục được quy định bởi các hoạt động quản lí do đó có 3 loại thủ tục. Thủ tục lập
pháp, thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp
Thủ tục lập pháp là thủ tục làm hiến pháp và làm luật do các chủ thể sử dụng quyền lập pháp tiến
hành
Thủ tục tư pháp là thủ tục giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, kinh tế do
các chủ thể sử dụng quyền tư pháp tiến hành
Thủ tục hành chính là cách thức tổ chức thực hiên hoạt động quản lí hành chính nhà nước được
quy định trong các quy phạm pháp luật hành chính bao gồm trình tự, nội dung, mục đích, cách
thức tiến hành các hoạt động cụ thể trong quá trình giải quyết các công việc của quản lí hành
chính nhà nước.
Vì vậy khẳng định trên là sai do không phải thủ tục hành chính được thực hiện trong mọi hoạt
động của cơ quan nhà nước. Có những hoạt động được các cơ quan nhà nước thực hiện nhưng
thuộc về phạm vi của thủ tục lập pháp hoặc thủ tục tư pháp.
42. Hết thời hạn 1 năm khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì người bị xử
phạt sẽ không phải thực hiện quyết định này nữa.
Sa
Vì:
Điều 69 Pháp lệnh xử lí vi phạm hc 2002 đã nói rõ có 1 số trường hợp …. Đọc để rõ hơn
43. Văn phòng chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước
Đúng
Vì.
Văn phòng chính phủ là 1 trong 4 cơ quan ngang bộ. Trong hệ thống cơ quan hành chính: Ở cấp
trung ương bao gồm chính phủ các bộ và cơ quan ngang bộ (18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ).
Ngoài lề nếu muốn tìm hiểu thêm: Ở địa phương là các Ủy ban nhân dân và 1 số cơ quan hành
chính theo ngành tại địa phương bao gồm các cơ quan chuyên môn của UBND và cơ quan đại
diện của bộ ở địa phương. 
Các cơ quan đại diện của các Bộ tại địa phương bao gồm các cục và chi cục. Chẳng hạn như
Tổng cục Thống kê có các đại diện tại các tỉnh là cục thống kê tỉnh, tại các huyện là chi cục
thống kê.

44. Ban thanh tra nhân dân là đơn vị cơ sở trực thuộc cơ quan hành chính
Sai
Vì:
Ban thanh tra nhân dân thuộc tổ chức tự quản vì vậy không phải cơ sở trực thuộc cơ quan hành
chính.
45. Trong mọi trường hợp không xử phạt tiền ở mức cao nhất đối với người chưa thành niên
phạm tội
Đúng
Vì:

Áp dụng khoản 3 Điều 134 Luật xử lý VPHC.

46. Quan hệ pháp luật hành chính không hình thành giữa hai cá nhân công dân
SaiVì:
Quan hệ pháp luật hành chính có thể hình thành khi 1 bên sử dụng quyền lực nhà nước. Ở đây cá
nhân công dân có thể là đối tượng được nhà nước trao quyền quản lí hành chính nhà nước trong
1 số trường hợp cụ thể. Vì vậy khẳng định trên là sai do vẫn có thể giưa 2 cá nhân công dân đó
có 1 bên sử dụng quyền lực nhà nước trong trường hợp cụ thể đối với công dân còn lại kia để
thực hiện việc quản lí hcnn trong trường hợp cụ thể được nhà nước giao phó. (Ví dụ trường hợp
cơ trưởng của máy bay khi máy bay đã rời sân bay)
47. Khi một cá nhân hoặc tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền có thể áp dụng
2 hình phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền
Đúng.Vì
Trong trường hợp người đó vi phạm hành chính nhưng thực hiện nhiều vi phạm hành chính thì sẽ
có thể bị áp dụng 2 hình phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền.
Ví dụ: một người điều khiển xe mô tô vừa điều khiển xe không đúng làn đường quy định, không
đội mũ bảo hiểm trên đường có quy định phải đội mũ bảo hiểm, và điều khiển xe chạy dàn hàng
ngang từ ba xe trở lên. Người này cùng một lúc thực hiện ba hành vi vi phạm. Đối với hành vi
thứ nhất bị phạt cảnh cáo, hành vi thứ hai bị phạt tiền 150.000 đồng và hành vi thứ ba bị phạt
tiền 90.000 đồng, thì mức phạt chung sẽ là 240.000 đồng.
48. Công dân thực hiện nghĩa vụ trong quản lí hành chính nhà nước là sự kiện pháp lý
Sai

Có những hành vi thực hiện nghĩa vụ ko phải là sự kiện pháp lí (sự kiện pháp lí bao gồm sự biến
và hành vi, sự phát sinh, chấm dứt của chúng làm cơ sở phát sinh, chấm dứt 1 quan hệ PL nào
đó). Có những hành vi thực hiện nghĩa vụ trong quản lí HCNN nhưng ko làm phát sinh QHPL, ví
dụ: đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy…
49. Các biện pháp cưỡng chế hành chính chỉ áp dụng cho vi phạm hành chính.
Sai
Vì: Cưỡng chế nhà nước xã hội chủ nghĩa là cưỡng chế của đa số đối với thiểu số và được áp
dụng trong giới hạn do pl quy định 1 cách chặt chẽ. Đó là bạo lực dựa trên cơ sở pháp luật, vừa
đảm bảo việc tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, kỉ luật nhà nước đồng thời đảm bảo quyền lợi
chính đáng của công dân, cơ quan, tổ chức có liên quan. Có 4 loại cưỡng chế nn bao gồm:
Cưỡng chế hình sự, dân sự, kỉ luật, hành chính
Cưỡng chế hành chính là biện pháp cưỡng chế nhà nước do các cơ quan và người có thẩm quyền
quyết định áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm hành chính hoặc đối với một
số cá nhân, tổ chức nhất định với mục đích ngăn chặn hay phòng ngừa vì lí do an ninh quốc
phòng hoặc lợi ích quốc gia.
Vậy có 1 số trường hợp cưỡng chế hành chính áp dụng cho một số cá nhân, tổ chức nhất định với
mục đích ngăn chặn hay phòng ngừa vì lí do an ninh quốc phòng hoặc lợi ích quốc gia. Ví dụ
như: Tạm giữngười, trưng dụng, trưng mua
50. Bộ trưởng là công chức
Sai
Vì:
Điều 4 Luật cán bộ công chức có quy định rõ:
”1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh
theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội
ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước. 
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức
danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở
trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà
không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan,
đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và
trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công
lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ
máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ
lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”
Bộ trưởng là cán bộ, vì bộ trưởng theo quy định của luật tổ chức chính phủ thì: ” Thủ tướng trình
Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và từ chức đối với Phó
Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, Chủ
tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, chấp thuận việc từ chức đối với Phó Thủ tướng, Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.” (Ở ngay mấy điều đầu của luật tổ chức CP ấy tớ quên
điều bn rồi làm vội quá)
Bộ trưởng làm việc theo nhiệm kì, trong biên chế và hưởng lương theo ngân sách nhà nước (Ko
thấy luật đâu ra quy định đoạn biên chế, hưởng lương nhưng cứ phán bừa theo định nghĩa cán bộ
đi vì chắc chắn là cán bộ mà). Do đó bộ trưởng là cán bộ chứ không phải công chức. Nên khẳng
định trên sai

51. Mọi hành vi trái pháp luật hành chính đều là vi phạm pháp luật hành chính
Sai
Vì vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm
phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp
luật phải bị xử phạt hành chính. Để xác định 1 hành vi có phải vi phạm hành chính không cần
xác định các dấu hiệu pháp lí của các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật này. Các yếu tố đó
được quy định trong văn bản pháp luật quy định về vi phạm hành chính. Chủ yếu vi phạm hành
chính đc cấu thành bởi 4 yếu tố: Mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan, và khách thể.
Có những hành vi trái pháp luật hành chính nhưng ở mức độ khác nhau có thể là vi phạm khác,
như hành vi buôn lậu ở mức độ khác nhau thì có thể là vi phạm hình sự hoặc vi phạm hành
chính. Nên có thể khẳng định rằng nhận định trên là sai

52. Áp dụng pháp luật là nghĩa vụ của tất cả công dân Việt Nam
SAI

Áp dụng pl là họat động của cqnn có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức xh được nhà nước trao
quyền vận dụng những qui phạm pháp luật thích hợp nhằm xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý
của các cá nhân hay tổ chức trong trường hợp cụ thể đưa ra áp dụng.
Do vậy khẳng định này sai
53. Các nghị quyết của Chính phủ đều không phải là các quyết định hành chính quy phạm
Đúng
Vì các nghị quyết của Chính phủ là các quyết định chủ đạo. Còn các nghị định của CP là quyết
định quy phạm. (Giáo trình ghi thế, quan điểm của bạn @Mai Anh là nghị quyết của CP có thể là
quyết định quy phạm thì phải, nhưng tớ ko rõ nên làm theo giáo trình vì giáo trình chỉ đề cập thế
nên tớ làm vậy :D)
53. Thủ tục lập biên bản là thủ tục bắt buộc trong xử phạt vi phạm hành chính
Sai.Vì Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính đã quy định rõ việc xử phat hành chính
không lập biên bản. Do đó thủ tục lập biên bản không phải là thủ tục bắt buộc trong xử
phạt vi phạm hành chính. Điều này đảm bảo cho sự thuận tiện của việc xử phạt vi phạm
hành chính.

55. Chủ thể có thẩm quyền xử lý vị phạm hành chính luôn luôn có thẩm quyền thực hiện hình
thức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt 
Sai.Vì Có 1 số trường hợp không thỏa mãn khẳng định trên ví như trường hợp của chiến sĩ cảnh
sát giao thông có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại luật xử lý vi phạm
hành chính nhưng không có thẩm quyền áp thực hiện hình thức cưỡng chế thi hành quyết đinh
xử phạt, thẩm quyền này thuộc về người có thẩm quyền khác quy định tại điều 87 Luật xử lý vi
phạm hành chính
56. Tất cả các quy phạm dưới luật là quyết định Hành chính
Sai.Vì:Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật, nó là kết quả của sự thể hiện
ý chí quyền lực của nhà nước thông qua những hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền
hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành theo 1 trình tự dưới những
hình thức nhất định theo quy định của pháp luật nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp , đặt
ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng quy tắc đó giải quyết một công việc xã hội cụ thể trong đời
sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước
Vây đối với những quyết định mà không có chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính thì không
phải là quyết định hành chính mà là một dạng khác của quyết định pháp luật.
59. Cán bộ và công chức vi phạm hành chính như nhau thì chịu trách nhiệm kỉ luật như nhau
Sai.Vì Cán bộ và công chức có những hình thức kỉ luật khác nhau thể mực hiện mức kỉ luật khác
nhau (Điều 78, 79 Luật cán bộ công chức), hình thức kỉ luật cao nhất của cán bộ và công chức là
khác nhau, nên do đó không thể vi phạm như nhau mà chịu trách nhiệm kỉ luật như nhau.
61. Mọi quyết định hành chính đều được ban hành theo thủ tục hành chính
Đúng. Vì:Quyết định hành chính là….Giáo trình
Mỗi dạng quyêt định pháp luật thì có 1 trình tự, thủ tục ban hành riêng, trong đó quyết định lập
pháp đc tiến hành theo thủ tục lập pháp, quyết định tư pháp thì đc tiến hành theo thủ tục tố tụng
và quyết định hành chính thì ban hành theo thủ tục hành chính
62. Tất cả các chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính đều có thể áp dụng hình thức phạt
tiền
Đúng. Vì: Tra luật chương thẩm quyền xử phạt hành chính,   theo tớ tra thủ công thì thấy
ông nào cũng có quyền phạt tiền. Nhưng thấy bạn @MaiAnh bảo là bộ trưởng công an hay bộ
trưởng cảnh sát gì ấy ko nhớ rõ tên trong pháp lệnh xử lý vp hc ko có thể áp dụng ht phạt tiền. 
63. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xử phạt hành chính theo thủ tục hành chính
Đúng. Vì Khi xử phạt hành chính tức là chủ tọa phiên tòa đã đang tiến hành hoạt động hành
chính chứ không phải tiến hành hoạt động tư pháp. Trong mỗi hoạt động quản lí diễn ra trong
lĩnh vực nào thì được thực hiện theo thủ tục pháp luật được quy định trong lĩnh vực đó. Ví
dụ: Trong phiên tòa có người gây rối trật tự phiên tòa thì thẩm phán có thẩm quyền xử phạt hành
chính theo thủ tục hành chính chứ không phải theo thủ tục tố tụng.
64. Mọi văn bản là nguồn của Luật Hành chính đều đc ban hành theo thủ tục hành chính
Sai. Vì Nguồn của luật hành chính là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hàn theo thủ tục và dưới những hình thức nhất định, có nội dung là các quy
phạm pháp luật hành chính, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các đối tượng có liên quan và
được đảm bảo bằng cưỡng chế nhà nước.
Ta có thể kể đến trường hợp như Luật tổ chức CP, Luật tổ chức QH,… Những luật đó do Quốc
hội ban hành theo thủ tục lập pháp mà không phải theo thủ tục hành chính. Nhưng trong đó có
chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính nên chúng đc coi là 1 trong những nguồn của luật
hành chính.
65. Các cơ quan nhà nước đều có quyền tham gia quản lí hành chính nhà nước.
Đúng
Vì hoạt động quản lí hành chính nhà nước rất đa dạng do đó không chỉ các cơ quan hành chính
nhà nước có quyền tham gia quan lí hành chính nhà nước (do có chức năng quản lí hành chính
nhà nước) mà còn bao gồm cả các cơ quan nhà nước như quốc hội, viện kiểm sát, tòa án… Họ
thực hiện hoạt động quan lí hành chính nhà nước như việc điều chỉnh công tác nội bộ, khen
thưởng,…
66. Trong mọi trường hợp thẩm phán không được tư vấn về pháp luật cho cá nhân và tổ chức
Sai.Vì Tư vấn pháp luật được hiểu là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn cá nhân, tổ chức trong
nước và nước ngoài xử sự đúng pháp luật; cung cấp dịch vụ pháp lý giúp cho các cá nhân, tổ
chức thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Ở đây thì người thực hiện tư vấn pháp luật có thể là luật sư hoặc tư vấn viên pháp luật hoặc cộng
tác viên tư vấn pháp luật. Tại điều 16 Nghị định 65/2003 của CP đã quy định rõ:
Điều 16. Cộng tác viên tư vấn pháp luật
”1. Cộng tác viên tư vấn pháp luật phải có đủ điều kiện quy định tại các điểm a, c, d khoản 1
Điều 13 của Nghị định này. Người không có bằng cử nhân luật, nhưng đã có thời gian trực tiếp
làm công tác pháp luật từ 10 năm trở lên có thể là cộng tác viên tư vấn pháp luật.
Cán bộ, công chức có thể làm cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm tư vấn pháp luật
trong trường hợp việc làm cộng tác viên đó không trái với pháp luật về cán bộ, công chức…..”
67. Mọi văn bản quy phạm pháp luật hành chính đều do cơ quan hành chính nhà nước ban
hành
Sai. Vì:Thông thường các văn bản quy phạm pháp luật hành chính được ban hành bởi 1 cơ quan
nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên có những ăn bản do nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền
hoặc 1 số cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội
phối hợp ban hành.
68. Tất cả các chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính đều có quyền sử dụng các biện pháp
ngăn chặn hành vi phạm hành chính
Sai. Vì:Biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính bao gồm:….(Luật xử lý vp hc)
Không phải tất cả các chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính đều có quyền sử dụng các biện
pháp ngăn chặn vi phạm hành chính. Ví dụ như: chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành công
vụ; chiến sĩ bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nhưng không có
quyền tạm giữ người (Chương II thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn… những
ng` có thẩm quyền trong đó ko có những ng` như ví dụ đưa ra).
73. Trong mọi trường hợp, việc truy cứu trách nhiệm hành chính không cần xét đến thực tế là
hậu quả đã xảy ra hay chưa?
Sai. Vì : Hậu quả là thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra cho khách thể được bảo vệ. Trong
hành chính thì là trật tự quản lí hc nn. Ở vi phạm hành chính thì không nhất thiết rằng dấu hiệu
hậu quả là bắt buộc ví dụ như hành vi quay đầu xe tại nơi có biển cấm ở đây không có hậu quả.
Còn hành vi khác như trong giáo trình có nêu ấy đánh rơi đồ ra gây thiệt hại gì gì đó thì mới bị
phạt đó mới là cái cần có hậu quả mới là vi phạm hành chính. Mà việc truy cứu TNHC khi có vi
phạm hành chính xảy ra, vi phạm hành chính là cơ sở của việc truy cứu TNHC.
74. Thanh tra chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước
Đúng.Vì:Nó là 1 trong 4 cơ quan ngang bộ
75. Khiếu nại tố cáo là biện pháp đảm bảo pháp chế
Đúng.Vì  Pháp chế là một chế độ và trật tự pháp luật trong đó tất cả các cơ quan Nhà nước, các
tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm
chỉnh, triệt để và chính xác. Khi tham gia vào hoạt động khiếu nại tố cáo công dân đã thực hiện
quyền và nghĩa vụ nhà nước trao cho. Do đó khiếu nại tố cáo là biện pháp đảm bảo pháp chế
76. Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương có tính chất quan hệ phụ thuộc hai chiều
Sai..Vì Áp dụng câu bên trên đã trả lời ấy

86. Mọi quan hệ pháp luật của công dân với cơ quan nhà nước đều là quan hệ pháp luật hành
chính
Sai. Vì: Quan hệ pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của quan hệ pháp luật, là kết quả
của sự tác động của quy phạm pháp luật hành chính theo phương pháp mệnh lệnh – đơn
phương tới các quan hệ của quản lí hành chính nhà nước.
Quan hệ pháp luật của công dân với cơ quan nhà nước có nhiều loại quan hệ pháp luật
khác nhau. Ví dụ như cơ quan nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý ( không có tính bắt buộc
lên đối tượng quản lí), cơ quan nhà nước bồi thường đất đai giải tỏa mặt bằng (mang tính
thỏa thuận và thuyết phục)
87. Quan hệ pháp luật giữa UBND với cá nhân công dân là quan hệ pháp luật hành chính
Sai. Vì Quan hệ pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của quan hệ pháp luật, là kết quả của sự
tác động của quy phạm pháp luật hành chính theo phương pháp mệnh lệnh – đơn phương tới các
quan hệ của quản lí hành chính nhà nước.
Các quan hệ đó có thể là các quan hệ pháp luật khác như dân sự, lao động… Ví dụ: Việc UBND
xây dựng lại trụ sở nên đã thuê nhân công xây dựng lại trụ sở. Ở đây là quan hệ pháp luật lao
động chứ không phải quan hệ pháp luật hành chính
88. Chính phủ có quyền ban hành nghị định, quyết trong quản lí hành chính nhà nước
Sai.Vì theo luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật Chính phủ chỉ ban hành nghị định chứ
không còn ban hành nghị quyết như các văn bản trước đây. Cần phải nói thêm rằng Chính phủ có
quyền ban hành nghị định trong quản lí hành chính nhà nước do chức năng của Chính phủ là
chức năng quản lí hành chính nhà nước (Cái cần phải nói thêm này là tớ chém ra đấy nhưng tớ
nghĩ đúng nên cho vào ai tin thì rảnh mà gặp câu đó thì trả lời)
89. Trách nhiệm hành chính chỉ được áp dụng khi có vi phạm hành chính
Đúng.Vì:Trách nhiệm pháp lí thường được hiểu là hậu quả pháp lí bất lợi mà nhà nước
buộc các tổ chức, cá nhân phải gánh chịu kho họ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Trách nhiệm hành chính là 1 hình thức của trách nhiệm pháp lí nhất định. Trách nhiệm hành
chính được đặt ra với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính. Vi phạm hành chính là cơ sở của
TNHC, vì vậy để tiến hành truy cứu TNHC đối với một tổ chức hoặc cá nhân cần phải xác định
tổ chức cá nhân đó có thực hiện vi phạm hành chính không?.
Do đó khẳng định trên đúng. TNHC chỉ được áp dụng khi có vi phạm hành chính. (Trong ô cmt
các bạn ấy cho rằng câu này sai, nhưng đọc giáo trình đoạn đặc điểm tớ thấy nó đúng nên cho
vào theo ý tớ. Mọi người đọc giáo trình xem câu này thế nào nhé :D)
90. Các hoạt động mang tính pháp lí khác là hình thức áp dụng pháp luật
Đúng Vì:Biểu hiện ra bên ngoài của các hoạt động quan lí trong những hành động cụ thể cùng
loại được gọi là hình thức của hoạt động quản lí. Hình thức quản lí hành chính nhà nước (với tư
cách là cách thức thể hiện nội dung của quản lí hành chính nhà nước trong hoàn cảnh quản lí cụ
thể) là hoạt động biểu hiện ra bên ngoài của chủ thể quản lí nhằm thực hiện tác động quản lí. 1
Trong số những hình thức của hoạt động quản lí là : thực hiện những hoạt động khác mang tính
chất pháp lí.
Những hoạt động khác manh tính chất pháp lí là hình thức áp dụng những quy phạm pháp luật
trong quản lí hành chính nhà nước mà không ban hành văn bản áp dụng pháp luật.
96. Mọi cá nhân có năng lực chủ thể tham gia quan hệ pháp luật HC có khả năng chịu trách
nhiệm hành chính
Sai.Vì có những ng trường hợp cá nhân có năng lực chủ thể trong QHPLHC nhưng lại chưa có
khả năng chịu TNHC. Ví dụ: Một em nhỏ 10 tuổi, có đầy đủ năng lực chủ thể để tham gia vào
QHPL trong lĩnh vực giáo dục (được đi học), y tế (được chăm sóc sức khỏe) nhưng ở lứa tuổi đó
thì không có năng lực TNHC vì khả năng nhận thức và điều khiển hành vi trong lĩnh vực này
chưa đủ -> chưa phải chịu TNHC .
97. Chủ thể quản lí và đối tượng quản lí có quyền được ra yêu cầu phát sinh quan hệ pháp
luật hành chính
Sai.Vì quan hệ pháp luật hc có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của chủ thể quản lí hay đối
tượng quản lí hcnn. Ở đây khẳng định trên nói rằng có quyền là không đúng. Vì ví dụ như: Việc
cá nhân tổ chức khiếu nại nhưng không phát sinh trách nhiệm tiếp nhận thì không làm phát sinh
quan hệ pháp luật hành chính. Khác hoàn toàn so với chữ “quyền” được hiểu là họ muốn là có
thể phát sinh quan hệ pl hành chính.
(Bĩnh tĩnh nhé câu này tớ trả lời theo ý kiến tớ chiếm 80% đấy nên sai thì kệ không chịu trách
nhiệm =)) Do tớ đọc được cái đoạn giáo trình ghi y như trên ấy nhưng họ không nói rõ việc
không tiếp nhận đó có làm phát sinh quan hệ pl hành chính không? Tớ không rõ chính xác lắm
nhưng theo quan điểm tớ là thế. Còn hình như cmt của các bạn kia là đúng thì phải.)
99. Chánh thanh tra nhân dân các cấp có quyền xử phạt vi phạm hành chính
Sai. Vì:Căn cứ vào khoản 2,4 điều 46 luật xlvphc thì chánh thanh tra sở và chánh thanh tra
bộ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hc
 

BÀI 1 – LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM – NGÀNH LUẬT VỀ QUẢN LÝ HÀNH
CHÍNH NHÀ NƯỚC
1. Đối tượng điều chỉnh của LHC chỉ là những quan hệ XH phát sinh trong quá trình cơ
quan HC thực hiện chức năng chấp hành, điều hành:
SAI => Vì đối tượng điều chỉnh của LHC còn là những quan hệ XH phát sinh trong quá trình
quản lý HC nội bộ của các cơ quan NN (Nhóm 2) và những quan hệ XH phát sinh trong quá
trình các cá nhân, tổ chức được trao quyền theo qui định PL (Nhóm 3).
2. Chấp hành và điều hành là đặc điểm của quản lý NN nói chung:
SAI => Chỉ đúng đối với quản lý HÀNH CHÍNH NN nói riêng.
3. LHC ViệtNam vừa sử dụng phương pháp mệnh lệnh vừa sử dụng phương pháp thỏa thuận:
SAI => LHC VN chỉ sử dụng phương pháp mệnh lệnh mà thôi.
4. LHC VN có điều chỉnh quan hệ quản lý nội bộ của các tổ chức CT – XH :
SAI => LHC VN không điều chỉnh. Quan hệ quản lý nội bộ của các tổ chức CT – XH được điều
chỉnh bởi điều lệ, qui chế hoạt động của tổ chức đó.
5. LHC VN không điều chỉnh quan hệ quản lý nội bộ của Tòa Aùn, VKS :
SAI => LHC VN điều chỉnh các quan hệ XH phát sinh trong quá trình quản lý HC nội bộ của tất
cả các cơ quan nhà nước, trong đó có Tòa Aùn, Vieän KS.
6. Quan hệ giữa Sở tư pháp tỉnh A và UBND quận B – tỉnh A về “hướng dẫn chuyên môn” là
đối tượng điều chỉnh của LHP :
ĐÚNG => Vì đây là quan hệ quản lý thuộc Nhóm 1, phát sinh giữa cơ quan HC có thẩm quyền
chuyên môn cấp trên với các cơ quan thẩm quyền chung cấp dưới trực tiếp. Ví dụ : Sở tư pháp
Tp.HCM hướng dẫn UBND các quận huyện trên địa bàn Tp.HCM về việc “thực hiện công
chứng – chứng thực văn bản khai nhận di sản thừa kế”.
7. LHC không điều chỉnh các quan hệ của các cơ quan chuyên môn cùng cấp :
SAI => Vì đây là quan hệ quản lý thuộc Nhóm 1, phát sinh giữa các cơ quan HC có thẩm quyền
chuyên môn cùng cấp. Ví dụ : Qui định học phí SV : Bộ GDÑT muốn qui định cụ thể mức học
phí SV phải có sự đồng yù của Bộ Tài Chính.
8. LHC VN không điều chỉnh quan hệ giữa cơ quan HC và người nước ngoài mà tất cả đều
do luật quốc tế điều chỉnh :
SAI => Người NN khi sinh sống và làm việc trên lãnh thổ VN phải chấp hành Luật pháp VN,
trong đó có LHC. LHC VN điều chỉnh các quan hệ quản lý thuộc Nhóm 1, phát sinh giữa cơ
quan HC và các cá nhân trong đó có cá nhân là người NN.
9. Chỉ có cơ quan HC-NN và CBCC trong cơ quan HC-NN thực hiện hoạt động quản lý HC-
NN:
SAI => Ngoài ra còn các cơ quan NN khác (không phải cơ quan HC) tham gia trong quản lý HC
nội bộ (Nhóm 2) và còn có một số tổ chức, cá nhân được trao quyền (Nhóm 3).
10. Bầu cử HÑND các cấp là quan hệ XH thuộc đối tượng điều chỉnh của LHC VN:
SAI => Bầu cử HÑND các cấp là đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến Pháp (Điều 7, Điều 118 =>
Ñ122) và luật tổ chức HÑND & UBND.

BÀI 2 – QUI PHẠM VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

1. Mọi văn bản QPPL đều là nguồn của LHC:


SAI => Chỉ văn bản QPPL có chứa các QPPL-HC mới là nguồn của LHC.
2. Mọi cơ quan HC-NN ở địa phương đều có quyền ban hành văn bản QPPL-HC:
SAI => Các sở, phòng chuyên môn không có thẩm quyền ban hành VB-QPPL-HC. Chỉ  có thể
trình UBND Tỉnh,huyện  ban hành – Ñ4 khoản 1- Nẹ171 và 172/2004.
3.Tranh chấp phát sinh trong quan hệ Pháp luật HC chỉ được giải quyết bằng thủ tục HC:
SAI => Để giải quyết tranh chấp phát sinh trong quan hệ PL-HC thì ngoài con đường thủ tục HC
còn có thủ tục tố tụng HC.
4. Quan hệ PL-HC không thể phát sinh giữa hai công dân:
ĐÚNG => Vì một bên của quan hệ PL-HC bắt buộc phải là chủ thể quản lý mang quyền lực NN.
5. Giữa chiến syõ CSGT đang thi hành công vụ và người dân tham gia giao thông luôn tồn
tại quan hệ PL-HC:
SAI => Vì còn thiếu sự kiện pháp lý HC. Muốn tồn tại quan hệ PL-HC thì phải có sự kiện pháp
lý HC.
6. Chỉ có sự kiện pháp lý HC đã đủ làm phát sinh quan hệ PL-HC:
SAI => Vẫn còn thiếu qui phạm PL-HC và chủ thể tham gia quan hệ PL-HC.
7. Toà chức CT-XH các cấp có quyền kết hợp với cơ quan NN ban hành văn bản liên tịch:
SAI => Chỉ có các tổ chức CT-XH cấp TW mới có quyền kết hợp với cơ quan NN để ban hành
VB l.tịch.
8. Chủ thể LHC là chủ thể của quan hệ PL-HC:
SAI => Chủ thể LHC chỉ trở thành chủ thể của quan hệ PL-HC khi tham gia vào một quan hệ PL
cụ thể.
9. Quyết định bổ nhiệm ông A làm Giám đốc Sở tư pháp Tỉnh B của Chủ tịch UBND Tỉnh B
là nguồn của Luật HC-VN:
SAI => Vì quyết định bổ nhiệm chỉ là văn bản cá biệt hay còn gọi là văn bản áp dụng.
10. QPPL-HC không phải chỉ do cơ quan HC-NN ban hành:
ĐÚNG => Vì còn có thể do Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch nước, Viện trưởng VKS ND tối
cao, Chánh ánTAND tối cao ban hành.

BÀI 3 – NGUYÊN TẮC – HÌNH THỨC – PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ HC-NN
1. Đảng chỉ lãnh đạo công tác quản lý HC bằng đường lối chính sách:
SAI => Còn bằng công tác cán bộ và công tác kiểm tra Đảng.
2. Phân cấp quản lý là biểu hiện của nguyên tắc Đảng lãnh đạo:
SAI => Phân cấp quản lý là biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ.
3. Các cơ quan HC-NN đều được tổ chức theo nguyên tắc “song trùng trực thuộc”:
SAI => Chỉ có các cơ quan HC-NN ở địa phương mới được tổ chức theo nguyên tắc này.
4. Chỉ cần một hệ thống PL tương đối hoàn thiện đã đủ để đảm bảo pháp chế trong quản lý
HC-NN:
SAI => Ngoài ra còn cần sự thuaân thủ chính xác và triệt để…
5. Mọi chủ thể quản lý HC-NN đều có quyền sử dụng hình thức ban hành văn bản QPPL-
HC:
SAI => Không phải mọi chủ thể quản lý HC-NN đều có quyền ban hành. Ví dụ :
6. Mọi chủ thể quản lý HC-NN đều có quyền sử dụng phương pháp cưỡng chế trong quản lý
HC-NN:
SAI => Chỉ những chủ thể có thẩm quyền theo qui định của PL mới…
7. Quốc hội ban hành luật là hoạt động quản lý HC-NN dưới hình thức ban hành VB-QPPL:
SAI => Đó không phải là quản lý HC-NN mà là công tác lập pháp.
8. Quản lý HC-NN chỉ sử dụng phương pháp HC:
SAI => Ngoài ra còn phương pháp thuyết phục, cưỡng chế và kinh tế.
9. Phương pháp HC và phương pháp kinh tế là 2 phương pháp hoàn toàn đối lập nhau:
SAI => Về mặt nội dung thì phương pháp HC là phương tiện của phương pháp kinh tế.
10. Vì nhằm xây dựng NN của dân, do dân và vì dân nên nhà nước ta không sử dụng phương
pháp cưỡng chế trong quản lý HC-NN:
SAI => Bất kỳ nhà nước nào cũng cần phải dùng đến phương pháp côôõng chế thông qua các
biện pháp bạo lực về vật chất hoặc tự do thân thể để buộc đối tượng quản lý phải chấp hành
QPPL-HC.

BÀI 4 – CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC


1. Chỉ có cơ quan HC-NN mới có đơn vị cơ sở trực thuộc:
SAI => Các cơ quan NN khác cũng có các đơn vì cơ sở trực thuộc nhưng không tạo thành hệ
thống.
2. Các cơ quan HC-NN đều hoạt động theo nguyên tắc “tập thể kết hợp thủ trưởng”:
SAI => Cơ quan Bộ, cơ quan ngang Bộ, các Sở, Phòng, hoạt động theo chế độ thủ trưởng.
3. Chính phủ là cơ quan chấp hành và hành chính cao nhất của Quốc Hội:
SAI => Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc Hội nhưng là cơ quan hành chính cao nhất
của nhà nước CHXHCN Việt Nam. Theo  Ñ109- HP1992 và Ñ1-Luật TCCP 2001 : CP là cq
chấp hành của QH, cq HCNN cao nhất của nước CHXHCNVN (kg phải của QH).
4. Cơ cấu tổ chức của chính phủ gồm : Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ:
SAI => Chỉ gồm Bộ, cơ quan ngang Bộ. Cơ quan thuộc chính phủ không nằm trong cơ cấu tổ
chức CP. Theo Ñ2-Luật TCCP .Cơ quan thuộc CP do CP thành lập riêng.
5. UBTVQH có quyền phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng CP về việc miễn nhiệm, cách chức
các Phó thủ tướng giữa 2 kỳ họp QH:
SAI => Chỉ QH mới có thẩm quyền này. (theo Ñ3-Luật TCCP.)
6. Ngoài chịu trách nhiệm trước QH, Chính phủ còn chịu trách nhiệm trước UBTVQH và
Chủ tịch nước:
SAI => CP chỉ chịu trách nhiệm duy nhất trước QH mà thôi. Đối với UBTVQH và Chủ tịch
nước, QH chỉ có nhiệm vụ báo cáo. (theo Ñ1 Luật TCCP)
7. CP có quyền điều chỉnh địa giới HC các cấp:
SAI => CP chỉ có quyền điều chỉnh địa giới HC dưới cấp tỉnh. (theo Ñ16 k1 Luật TCCP)
8. UBTVQH có quyền đình chỉ và bãi bỏ các văn bản của CP trái với HP, Luật:
SAI => Chỉ có quyền đình chỉ, sau đó yêu cầu QH bãi bỏ.
9. Thủ tướng CP có quyền đình chỉ và bãi bỏ văn bản của HÑND cấp Tỉnh nếu trái HP,
Luật:
SAI => Thủ tướng CP chỉ có quyền đình chỉ, sau đó yêu cầu UBTVQH bãi bỏ.

You might also like