You are on page 1of 8

4/21/2023

Chuyên đề 3
KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH HỒ SƠ CỦA LUẬT SƯ
(Môn học Kỹ năng thực hành pháp luật)

2 Nội dung
- Nội dung 1: Kỹ năng nghiên cứu và phân tích hồ sơ vụ án hình sự
- Nội dung 2: Kỹ năng nghiên cứu và phân tích hồ sơ vụ án dân sự

PHẦN I
KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH HỒ SƠ ÁN HÌNH SỰ

4 Mục tiêu
- Trang bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản của Luật sư về cách thức, phương
pháp nghiên cứu và phân tích hồ sơ vụ án hình sự.
- Hỗ trợ cho sinh viên có thể thực hành được kỹ năng cơ bản của Luật sư trong
việc nghiên cứu và phân tích các loại tài liệu trong hồ sơ vụ án hình sự một cách
chính xác, bảo đảm tính hiệu quả để phục vụ cho các hoạt động khác.

5 1. Khái niệm về hồ sơ vụ án hình sự


1.1. Khái niệm:
Hồ sơ vụ án hình sự là tổng hợp các văn bản, tài liệu được các cơ quan tiến hành tố
tụng thu thập hoặc lập ra trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình
sự, được sắp xếp theo một trình tự nhất định, phục vụ cho việc giải quyết vụ án và lưu
trữ lâu dài.

6 1. Khái niệm về hồ sơ vụ án hình sự


2.2. Đặc điểm:
• Do cơ quan tiến hành tố tụng lập ra hoặc thu thập bằng các biện pháp do pháp luật
quy định.
• Hồ sơ được hình thành từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự (khởi động) và
được củng cố qua các giai đoạn tố tụng.
Chú ý: Một số hoạt động tố tụng trước khi khởi tố vụ án hình sự.

1
4/21/2023

7 1. Khái niệm về hồ sơ vụ án hình sự


2.3. Nội dung
1) Các văn bản về khởi tố vụ án, khởi tố bị can;
2) Các văn bản về thủ tục trong việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn
chặn;
3) Các tài liệu về kết quả điều tra không thuộc lời khai của những người tham gia tố
tụng;
4) Biên bản ghi lời khai của người tham gia tố tụng;
5) Tài liệu về nhân thân bị can;
6) Tài liệu về nhân thân người bị hại;
7)

8 1. Khái niệm về hồ sơ vụ án hình sự


2.3. Nội dung
7) Các tài liệu về đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra;
8) Tài liệu kết thúc điều tra;
9) Tài liệu về truy tố;
10) Tài liệu trong giai đoạn xét xử;
11) Các tài liệu của Toà án cấp trên khi huỷ án điều tra lại hoặc xét xử lại (nếu có).

9 2. Kỹ năng nghiên cứu và phân tích HSVAHS


• Nghiên cứu hồ sơ vụ án: Là hoạt động của Luật sư đọc các tài liệu, chứng cứ, sử dụng
các phương pháp phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp nhằm đánh giá các tài liệu,
chứng cứ để xác định sự thật khách quan vụ án nhằm bảo vệ cho thân chủ của mình.
• Phân tích hồ sơ vụ án: Là việc làm của các Luật sư trong việc đánh giá, xác định vấn
đề cần quan tâm, lựa chọn những tình tiết có ý nghĩa quan trọng để tập trung vào
bản chất của vấn đề, từ đó nhìn nhận ra hướng giải quyết có lợi nhất cho thân chủ
của mình.
10 2. Kỹ năng nghiên cứu, phân tích hồ sơ VAHS
• Nguyên tắc:
• Tôn trọng trật tự hồ sơ đã được sắp xếp (bởi cơ quan tiến hành tố tụng).
• Nắm vững thủ tục tố tụng quá trình hình thành hồ sơ.

11 2. Kỹ năng nghiên cứu, phân tích hồ sơ VAHS


• Yêu cầu trong nghiên cứu HSVAHS:
• Đảm bảo tính toàn diện
• Đảm bảo tính đầy đủ
• Có phương pháp nghiên cứu
• Theo mục đích nghiên cứu
12

2
4/21/2023

• Theo mục đích nghiên cứu


12 3. Phương pháp nghiên cứu, phân tích HSVAHS
• Nghiên cứu tổng thể, đánh giá, phân tích: Xem xét một cách khái quát về hệ thống,
hình thức, cách sắp xếp phân loại, đánh giá, phân tích.
• Cách sắp xếp hồ sơ thường theo theo trật tự sau:
• Tập hồ sơ về thủ tục tố tụng chung của vụ án
• Tập hồ sơ về thủ tục tố tụng của từng cá nhân bị can
• Tập lời khai của bị can, người làm chứng, người liên quan
• Tập biên bản xác minh, biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi,
các chứng từ, tài liệu, vật chứng, kê biên tài sản
• Các tài liệu liên quan đến trưng cầu và kết quả giám định
• Tập văn bản điều chỉnh các vấn đề liên quan đến vụ án
• Các tài liệu liên quan đến nhân thân, đơn khiếu nai và các văn bản giải quyết trong
quá trình điều tra


13 3. Phương pháp nghiên cứu, phân tích HSVAHS


• Nghiên cứu và phân tích tổng thể:
➢Lưu ý:
➢Xem trước danh mục tài liệu hồ sơ
➢Xem cách đánh bút lục
➢Cách ghi chú trong quá trình nghiên cứu hồ sơ

14 3. Phương pháp nghiên cứu HSVAHS


• Nghiên cứu hồ sơ theo trình tự tố tụng:
• Ưu điểm: Bảo đảm tính khách quan của người nghiên cứu.
• Hạn chế: Mất rất nhiều thời gian.
• Nghiên cứu hồ sơ không theo trình tự tố tụng:
• Ưu điểm: Tiết kiệm được thời gian.
• Hạn chế: Dễ bị ảnh hưởng bởi các kết luận trong hồ sơ nên có thể không đảm bảo
tính khách quan.

15 3. Phương pháp nghiên cứu HSVAHS


• Nghiên cứu về tố tụng trước:
• Thủ tục khởi tố VAHS, khởi tố bị can;
• Thủ tục bắt, tạm giữ, tạm giam…;
• Thủ tục thu thập chứng cứ;
• Thủ tục hỏi cung bị can, người làm chứng, người bị hại…

16 4. Kỹ năng nghiên cứu, phân tích một số tài liệu trong HSVAHS
• Kết luận điều tra
• Cáo trạng

3
4/21/2023

16
• Kết luận điều tra
• Cáo trạng
• Lời khai
• Các biên bản: giám định, khám nghiệm hiện trường….
• Vấn đề nhân thân của bị can, bị cáo
• Kết luận giám định
17
4.1 Kỹ năng nghiên cứu, phân tích bản kết luận điều tra

• Mục đích:
• Hiểu rõ về diễn biến của tội phạm từ các chứng cứ do CQĐT thu thập được.
• Kỹ năng:
• Lưu ý các vấn đề tố tụng trong giai đoạn điều tra;
• Xác định quan điểm của cơ quan điều tra đề nghị xử lý vụ án.

18 4.1 Kỹ năng nghiên cứu, phân tích bản cáo trạng


• Mục đích: Hiểu được nội dung vụ án, nắm diễn biến hành vi phạm tội, quan điểm buộc
tội và chứng cứ buộc tội của Viện kiểm sát.
• Kỹ năng: Đọc kỹ, phân tích và lưu ý các vấn đề sau:
• Thời gian, địa điểm phạm tội.
• Tóm tắt mô tả của cáo trạng về hành vi phạm tội.
• Những chứng cứ chính mà VKS dùng để buộc tội (Ví dụ: lời khai bị hại, người làm
chứng v.v…).
• Nội dung truy tố.
• Bị can có nhận tội không?

19 4.3 Kỹ năng nghiên cứu, phân tích các lời khai


4.3.1 Lời khai của người bị tạm giữ, bị can:
• Mục đích:
Tìm hiểu động cơ, mục đích, các hành vi khách quan của tội phạm; sự ăn năn, hối
cải của bị can, các lý lẽ, chứng cứ mà bị can đưa ra để bào chữa cho mình (nếu bị
can nhận tội)
• Kỹ năng:
Hành vi nào bị can khai nhận như cáo trạng; Hành vi nào có nêu trong cáo trạng
nhưng không có trong hỏi cung; Hành vi bị can không nhận như cáo trạng, lý do
không nhận; Hành vi bị can nhận nhưng sau lại không nhận.

20 Kỹ năng nghiên cứu, phân tích lời khai của người bị tạm giữ, bị can (tt)
• Kiểm tra diễn biến tâm lý, hoàn cảnh khách quan diễn ra trong lúc hỏi cung.
• Kiểm tra thủ tục tố tụng: Cơ quan điều tra có giải thích quyền và nghĩa vụ trước hỏi
cung không? Những chỗ bị tẩy xoá? Có chữ ký bị can xác nhận không?...

21 4.3 Kỹ năng nghiên cứu, phân tích các lời khai


4.3.2 Lời khai của bị hại:
• Mục đích

4
4/21/2023

21
4.3.2 Lời khai của bị hại:
• Mục đích
Tìm hiểu diễn biến, nguyên nhân phạm tội, xác định yêu cầu của bị hại đối với việc
giải quyết vụ án và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
• Kỹ năng
➢Xem xét hoàn cảnh khách quan khi tội phạm xảy ra.
➢ Mối quan hệ giữa bị hại và bị can.

22 4.3 Kỹ năng nghiên cứu, phân tích các lời khai


4.3.3 Lời khai người làm chứng:
• Mục đích:
Làm rõ thêm các tình tiết khách quan của vụ án
• Kỹ năng:
• Xác định những điều kiện chủ quan và khách quan của việc tiếp nhận tin tức.
• Lời khai này là trực tiếp hay do nghe kể lại.
• Quan hệ giữa người làm chứng với bị can, bị hại.

23 4.4 Kỹ năng nghiên cứu, phân tích các biên bản khác
• Biên bản đối chất
➢Hoàn cảnh khách quan khi diễn ra sự việc cần đối chất;
➢So sánh với lời khai trước đó của họ;
• Biên bản khám xét, khám nghiệm hiện trường, thu thập chứng cứ, biên bản thực
nghiệm điều tra …
➢Chú ý các thủ tục tố tụng.

24 4.5 Kỹ năng nghiên cứu, phân tích giấy tờ về lý lịch của bị can, bị cáo
• Mục đích:
Xác định các yếu tố nhân thân chi phối việc định tội, lượng hình
• Kỹ năng:
• Ghi lại những đặc điểm nhân thân có lợi cho bị cáo (hoàn cảnh gia đình, điều kiện
sống, quá trình công tác, cống hiến…)
• Ghi lại những đặc điểm nhân thân bất lợi cho bị cáo như bị cáo (tiền án, tiền sự,
điều kiện hoàn ảnh sống)
25 4.6 Kỹ năng nghiêu cứu, phân tích kết luận giám định
• Mục đích:
Làm rõ thêm các tính tiết khách quan của vụ án
• Kỹ năng:
• Kiểm tra các điều kiện để đưa ra kết luận giám định có được bảo đảm hay không
• Các phương pháp được áp dụng để thực hiện giám định có cơ sở khoa học hay
không.
• So sánh kết luận giám định với các chứng cứ khác
➢Đề xuất Tòa án yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại.

26

5
4/21/2023

➢Đề xuất Tòa án yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại.

26 BÀI TẬP
Nghiên cứu, phân tích một hồ sơ vụ án hình sự do giảng viên cung cấp, tập các kỹ
năng:
• Nghiên cứu, phân tích tổng thể
• Nghiên cứu, phân tích vấn đề tố tụng
• Nghiên cứu, phân tích một số nội dung cụ thể
• Đưa ra phương án bào chữa cho thân chủ

27

28 Mục tiêu
- Trang bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản của Luật sư về cách thức, phương
pháp nghiên cứu và phân tích hồ sơ vụ án dân sự.
- Hỗ trợ cho sinh viên có thể thực hành được kỹ năng cơ bản của Luật sư trong
việc nghiên cứu và phân tích các loại tài liệu trong hồ sơ vụ án dân sự một cách
chính xác, bảo đảm tính hiệu quả để phục vụ cho các hoạt động khác.

29 Nguyên tắc chứng minh và thời điểm tham gia


• Nguyên tắc chứng minh thuộc về các đương sự
• Luật sư có thể tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá
trình tố tụng dân sự

30 I. KỸ NĂNG CHUNG
1. Nghiên cứu, đánh giá toàn diện hồ sơ
• Đọc lướt toàn bộ hồ sơ.
• Ghi chép các sự kiện chính theo trình tự thời gian, hoặc theo nội dung vụ việc
hoặc theo sự kiện.
• Sắp xếp và nghiên cứu các chứng cứ.
➢ Suy nghĩ về giải pháp giải quyết vụ án theo hướng có lợi cho khách hàng.

31 I. KỸ NĂNG CHUNG
2. Nghiên cứu, phân tích hồ sơ do nguyên đơn cung cấp:
• Nghiên cứu đơn khởi kiện.
• Nghiên cứu toàn bộ hồ sơ khởi kiện.
• Nghiên cứu các yêu cầu của nguyên đơn.
• Nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn cung cấp.
➢ Phát hiện những mâu thuẫn, thiếu sót, định hướng thu thập thêm chứng cứ để
bảo vệ khách hàng, đưa ra yêu cầu phản tố hoặc thay đổi yêu cầu phản tố (nếu
bảo vệ bị đơn).

32 I. KỸ NĂNG CHUNG
3. Nghiên cứu, phân tích hồ sơ do bị đơn cung cấp:
• Nghiên cứu đơn trình bày về khởi kiện.

6
4/21/2023

32
3. Nghiên cứu, phân tích hồ sơ do bị đơn cung cấp:
• Nghiên cứu đơn trình bày về khởi kiện.
• Nghiên cứu yêu cầu phản tố.
• Nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ do bị đơn cung cấp.
➢ Phát hiện những điểm mâu thuẫn, định hướng thu thập thêm chứng cứ để bảo vệ
khách hàng, đề xuất khách hàng thay đổi yêu cầu khởi kiện (nếu bảo vệ nguyên
đơn).

33 I. KỸ NĂNG CHUNG
4. Nghiên cứu, phân tích tập hồ sơ tố tụng của toà án:
• Nghiên cứu các văn bản tố tụng.
• Nghiên cứu các biên bản ghi lời khai.
• Các chứng cứ, tài liệu do tòa án thu thập.
• Các kết luận giám định, biên bản thẩm định tại chỗ, định giá…
➢ Lưu ý các thủ tục về tố tụng.

34 I. KỸ NĂNG CHUNG
5. Đánh giá chứng cứ sau khi nghiên cứu, phân tích hồ sơ:
• Xác định giá trị chứng minh của từng tài liệu, chứng cứ.
• Đánh giá một cách toàn diện những chứng cứ có lợi, bất lợi cho khách hàng của
mình.
➢Định hướng thu thập thêm chứng cứ: Yêu cầu khách hàng cung cấp them chứng
cứ, yêu cầu tòa án thu thập.

35 II. KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ HỒ SƠ VỤ ÁN CỤ THỂ


1. Hồ sơ tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với
đất
2. Hồ sơ tranh chấp về hợp đồng dân sự, thương mại
3. Hồ sơ tranh chấp về hợp đồng lao động
4. Hồ sơ tranh chấp về hôn nhân và gia đình
36 1. Hồ sơ tranh chấp QSDĐ, QSHNO và TSGLVĐ/tranh chấp về nghĩa vụ phát sinh
trong quá trình sử dụng, sở hữu
• Xác định vấn đề pháp lý:
• Tranh chấp ai là người có QSDĐ, QSHNO và TSGLVĐ
• Tranh chấp thừa kế QSDĐ, QSHNO và TSGLVĐ
• Tranh chia tài sản chung là QSDĐ, QSHNO và TSGLVĐ của vợ chồng khi ly hôn…
37 2. Hồ sơ vụ tranh chấp về hợp đồng dân sự, thương mại
• Xác định vấn đề pháp lý: Tranh chấp về giao kết hợp đồng? Tranh chấp về thực hiện
hợp đồng? Tranh chấp về chấm dứt hợp đồng?…
• Kỹ năng chung:
• Giá trị pháp lý của hợp đồng: Hợp đồng được ký kết có hiệu lực không? Có nội

7
37 4/21/2023

• Kỹ năng chung:
• Giá trị pháp lý của hợp đồng: Hợp đồng được ký kết có hiệu lực không? Có nội
dung nào vô hiệu không?
• Nội dung tranh chấp: Bên nào vi phạm? Vi phạm gì? Trách nhiệm pháp lý?
• Pháp luật áp dụng? Thủ tục giải quyết?

38 3. Hồ sơ tranh chấp về hợp đồng lao động


• Xác định vấn đề pháp lý:
• Tranh chấp về thực hiện hợp đồng: Tranh chấp về tiền lương? Tranh chấp về tiền
thưởng…?
• Tranh chấp về chấm dứt hợp đồng?
• Tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại?

39 4. Hồ sơ tranh chấp về hôn nhân và gia đình


• Xác định vấn đề pháp lý:
• Tranh chấp về quan hệ hôn nhân
• Tranh chấp về nuôi con chung và cấp dưỡng nuôi con
• Tranh chấp chia tài sản khi ly hôn

You might also like