You are on page 1of 35

Máy Điện 2- Chƣơng 3 Bộ môn KTĐ

CHƢƠNG 3: MÁY ĐIỆN ĐỒNG BỘ

3.1 Khái quát chung và phân loại máy điện đồng bộ.
Máy điện đồng bộ là loại máy điện xoay chiều mà tốc độ quay rotor bằng tốc độ
từ trƣờng quay (n1) trong máy.
Hầu hết nguồn điện chính của lƣới điện quốc gia đều đƣợc máy phát điện đồng
bộ phát ra. Trong đó, động cơ sơ cấp là các tuabin hơi, tuabin khí hoặc tuabin nƣớc, …
Điện áp của máy phát thƣờng từ 13 kV đến 28kV, công suất có thể đến 1000 MVA. Hệ
thống điện năng bao gồm một số nhà máy điện liên kết thành lƣới điện và làm việc song
song. Ơ các lƣới điện công suất nhỏ, máy phát điện đồng bộ đƣợc kéo bởi động cơ
diezen, có thể làm việc đơn lẻ hoặc hai ba máy làm việc song song.
Máy điện đồng bộ có tính thuận nghịch, nghĩa là nó có thể làm việc nhƣ động
cơ: nhận điện năng từ lƣới để biến thành cơ năng. Động cơ điện đồng bộ đƣợc sử dụng
trong truyền động điện công suất lớn,…
Một chế độ làm việc quan trọng khác của máy là chế độ máy bù động bộ, lúc đó
nó là một động cơ đồng bộ không tải để cung cấp hoặc tiêu thụ công suất phản kháng,
nhằm mục đích cải thiện hệ số công suất của lƣới điện.

3.2 Cấu tạo, nguyên lý làm việc máy điện đồng bộ.
3.2.1 Stator:
Stator của máy điện đồng bộ giống nhƣ stator của máy điện không đồng bộ, gồm
có lõi thép và dây quấn. Lõi thép làm bằng vật liệu sắt từ tốt, nghĩa là có từ trở nhỏ và
điện trở suất lớn. Loại vận tốc chậm có chiều dài dọc trục ngắn, loại vận tốc nhanh chiều
dài dọc trục lớn gấp đƣờng kính nhiều lần. Ngoài ra trong stator còn có hệ thống làm
mát. Stator of a 3-
phase, 500
MVA, 0.95
power factor,
15 kV, 60 Hz,
200 r/min
generator.
Internal
diameter: 9250
mm; effective
axial length of
ion stacking:
2350mm; 378
slots.

Hình 3.1 Stator của Máy phát điện đồng bộ 3 pha

Version 1 – HCMC 9/2018 Trang 79


Máy Điện 2- Chƣơng 3 Bộ môn KTĐ

3.2.2 Rotor:

Hình 3.2 Rotor của Máy phát điện đồng bộ

Là một nam châm điện gồm lõi thép và dây quấn kích từ dùng để tạo ra rừ trƣờng cho
máy, nguồn kích thích vào dây quấn kích thích là nguồn điện một chiều. Đối với máy
nhỏ rotor là nam châm vĩnh cửu.
Rotor máy điện đồng bộ có hai kiểu là rotor cực lồi và rotor cực ẩn.
3.2.2.1 Rotor cực lồi:
Dạng của mặt cực đƣợc thiết kế sao cho khe không khí không đều, mục đích để từ
cảm trong khe không khí có phân bố hình sin và do đó sức điện động cũng có hình sin.
Dây quấn trên các cực từ, hai đầu của nó đƣợc nối với hai vành trƣợt, qua hai chổi than
tới nguồn điện một chiều.
Loại rotor cực lồi đƣợc dùng trong máy đồng bộ có tốc độ quay thấp, (đƣợc kéo
bởi tuabin vận tốc chậm nhƣ tuabin thủy điện)

Version 1 – HCMC 9/2018 Trang 80


Máy Điện 2- Chƣơng 3 Bộ môn KTĐ

Hình 3.3 Máy điện đồng bộ cực từ lồi - bốn cực

36 pole – rotor is being lowered into the stator. The 2400A dc exciting
current is supplied by a 330 V, electronic rectifier

Hình 3.4 Rotor máy điện đồng bộ 36 cực

Version 1 – HCMC 9/2018 Trang 81


Máy Điện 2- Chƣơng 3 Bộ môn KTĐ

Hình 3.5 Rotor máy điện đồng bộ cực từ lồi


3.2.2.2 Rotor cực n:
Khe không khí đều, lõi thép là một khối thép hình trụ, mặt ngoài phay thành
rãnh để đặt dây quấn kích thích, rotor cực ẩn có độ bền cơ khí cao, dây quấn kích thích
vững chắc. Vì vậy thƣờng đƣợc sử dụng ở những máy điện đồng bộ có tốc độ từ
1500v/phút trở lên, công suất lớn (1000 – 1500 MVA)
Hai đầu của dây quấn kích từ đƣợc nối với hai vành trƣợt đặt ở hai đầu trục
thông qua hai chổi than để nối với dòng kích từ 1 chiều.

Hình 3.6 Máy điện đồng bộ cực từ ẩn - bốn cực

Version 1 – HCMC 9/2018 Trang 82


Máy Điện 2- Chƣơng 3 Bộ môn KTĐ

Rotor with its 4 pole dc winding, the dc exciting current of 11.2 kA is supplied by a
600 V dc brushless exciter bolted to the end of the main shaft.
Hình 3.7 Máy điện đồng bộ cực từ ẩn
3.2.3 Bộ kích từ: (nguồn kích thích)
Nguồn cung cấp dòng điện một chiều cho dây quấn kích thích (dòng một chiều
dùng để tạo ra từ thông không đổi theo thời gian). Bộ nguồn kích thích có các dạng sau:

3.2.3.1 Máy phát 1 chiều:


Đa số là máy phát điện một chiều kích thích song song, có công suất khoảng
0,32% công suất máy điện đồng bộ, máy phát này đƣợc gắn ở đầu trục của máy đồng
bộ.

Hình 3.8 Sơ đồ nguyên lý nguồn kích từ là mát phát điện DC

Version 1 – HCMC 9/2018 Trang 83


Máy Điện 2- Chƣơng 3 Bộ môn KTĐ

Hình 3.9 Nguồn kích từ là máy phát điện một chiều.

3.2.3.2 Bộ kích từ dùng chỉnh lưu:


Điện áp 3 pha của máy phát đồng bộ (ban đầu đƣợc sinh ra do từ dƣ) đƣợc
chỉnh lƣu thành một chiều, xong đƣa đến dây dây quấn kích từ qua hệ thống chổi than,
vành trƣợt.
Một số ít các máy điện công suất nhỏ thì phần quay lại đóng vai trò phần ứng,
phần tĩnh đóng vai trò phần cảm.

Version 1 – HCMC 9/2018 Trang 84


Máy Điện 2- Chƣơng 3 Bộ môn KTĐ

2
1 3

F1

U4 U3 4
7
F2 U1 U2
U6 U5
Z1 Z2 K1 K2

8
F2R
R1 9
5
6
Hình 3.10 Nguồn kích từ từ bộ chỉnh lưu.

3.2.3 Nguyên lý làm việc:


Khi động cơ sơ cấp quay, kéo rotor máy phát đồng bộ và máy phát một chiều quay
theo tới tốc độ định mức, máy phát kích thích thành lập đƣợc điện áp và cung cấp dòng
điện một chiều vào dây quấn phần cảm máy đồng bộ, phần cảm trở thành nam châm
điện Do rotor (phần cảm) quay nên từ trƣờng phần cảm cắt các thanh dẫn dây quấn phần
ứng (stator) làm cảm ứng trong dây quấn sức điện động hình sin. Nếu phần cảm máy
phát có p đôi cực từ, tốc độ quay rotor là n thì tần số sức điện động cảm ứng là:
pn
f= (3.1)
60
trị số hiệu dụng sức điện động cản ứng trong mỗi pha dây quấn phần ứng là:
E0 = 4,44.f.kdq.N1.0. (3.2)
Trong đó: N1: số vòng dây 1 pha stator
Kdq: hệ số dây quấn stator
0: từ thông dƣới mỗi cực từ rotor.
Dây quấn 3 pha stator có trục lệch nhau trong không gian một góc 1200 điện,
cho nên sức điện động các pha lệch nhau 1 góc 1200.
eA = E 0 2 sint
eB = E0 2 sin(t – 1200)
eC = E0 2 sin(t – 2400)
các sức điện động này có thể ghép hình Y hoặc .
Khi phần ứng cung cấp điện cho tải, dòng điện 3 pha chạy trong dây quấn phần
ứng sẽ sinh ra từ trƣờng quay với tốc độ:

Version 1 – HCMC 9/2018 Trang 85


Máy Điện 2- Chƣơng 3 Bộ môn KTĐ

60 f
n1 =
p
Ta thấy tốc độ từ trƣờng quay n1 bằng tốc độ quay rotor n  gọi là máy phát
điện đồng bộ.

3.3 Phản ứng phần ứng.


Khi máy điện đồng bộ chạy không tải chỉ có dòng kích từ chạy qua dây quấn
rotor, không có dòng chạy qua dây quấn stator, trong máy chỉ có từ thông chính (0 )
do phần cảm gây ra, từ thông này cắt dây quấn stator cảm ứng ra sức điện động E chậm
pha so với từ thông 0 góc 900 .
Khi máy mang tải, dòng điện tải qua dây quấn phần ứng gây nên từ trƣờng gọi
là từ trƣờng phần ứng (ƣ) và tƣơng tự từ trƣờng thứ cấp máy biến áp và máy điện
không đồng bộ. Tuy vậy, từ trƣờng thứ cấp của 2 loại máy trên làm thay đổi từ trƣờng
trong máy. Ngƣợc lại, từ trƣờng phần ứng máy điện đồng bộ không làm biến thiên dòng
điện 1 chiều vào dây quấn phần cảm (rotor), do đó nó sẽ có tác dụng làm thay đổi về trị số
và sự phân bố từ trƣờng trong máy. Tác dụng của từ trƣờng phần ứng lên từ trƣờng chính (từ
trƣờng phần cảm) gọi là phản ứng phần ứng.
Trong máy điện đồng bộ phản ứng phần ứng phụ thuộc vào tính chất của tải
E0
3.3.1 Tải thuần trở: I ƣ
Khi tải thuần trở, sức điện động E và dòng tải I
cùng pha. Dòng điện I sinh ra từ thông phần ứng và cùng 0
pha với dòng điện. Từ trƣờng phần ứng theo hƣớng
ngang trục, làm méo từ trƣờng cực từ, gọi là phản ứng
phần ứng ngang trục, từ thông tổng hợp bị giảm chút ít 1) tải trở
khiến sức điện động cũng giảm theo.
E0
3.3.2 Tải cảm (L):
Sức điện động E vƣợt trƣớc dòng điện I một góc
+90 . Dòng điện I sinh ra từ trƣờng phần ứng ƣ cùng
0
0 I
phƣơng nhƣng ngƣợc chiều với 0, từ thông tổng hợp
giảm và sức điện động giảm theo. Phản ứng phần ứng là ƣ
dọc trục khử từ.
2) tải cảm
3.3.3 Tải dung (C):
Sức điện động chậm pha sau dòng điện một góc
90 . Dòng điện I sinh ra từ trƣờng phần ứng ƣ cùng
0 E0
phƣơng cùng chiều với 0, từ trƣờng tổng hợp tăng và
sức điện động tăng theo. Phản ứng phần ứng là dọc trục
trợ từ. 0 I
ƣ
Hình 3.11 Phản ứng phần ứng tương ứng tính chất tải
3) tải dung

Version 1 – HCMC 9/2018 Trang 86


Máy Điện 2- Chƣơng 3 Bộ môn KTĐ

3.3.4 Tải hỗn hợp:



Tải R, L (0 <  < ) : phản ứng phần ứng ngang trục khử từ.
2

Tải R, C (0 <  < ) : phản ứng phần ứng ngang trục trợ từ.
2
Đây là trƣờng hợp thƣờng gặp trong thực tế và trong máy có cả hai phản ứng
dọc và ngang. Hậu quả cuối cùng tuỳ thuộc giá trị và dấu của góc hệ số công suất  của
tải.
Các tải trong thực tế hầu hết mang tính cảm kháng, do đó phản ứng phần ứng
thƣờng có tác dụng khử từ, làm từ trƣờng trong máy giảm, gây ra sụt áp trên cực máy
phát.

3.4 Quan hệ điện từ trong máy điện đồng bộ

3.4.1 Phương trình cân bằng điện áp máy phát điện.


3.4.1.1 Cực n:
Gọi U: điện áp hai đầu cực của máy phát.

U = E0 - I(rƣ + jxđb ) (3.3)


3.4.1.2 Cực lồi:
U = E0 – jIdxd – jIqxq – Irƣ (3.4)

3.4.2 Quá trình biến đổi năng lượng của máy điện đồng bộ.

3.4.2.1 Máy phát:


P1

Pcơ

Pf
Pđt
Pt

PCu
P2
PFe

Hình 3.12 Quá trình biến đổi năng lượng Máy phát điện đồng bộ

Version 1 – HCMC 9/2018 Trang 87


Máy Điện 2- Chƣơng 3 Bộ môn KTĐ

+ Công suất cơ do máy phát nhận từ động cơ sơ cấp:


P1 = M
+ Tổn hao cơ (Pcơ): do ma sát, quạt gió, không phụ thuộc tải vì vận tốc không đổi.
+ Tổn hao phụ (Pf): do dòng xoáy trong dây dẫn phần ứng & do tổn hao lõi vì từ trƣờng
bị xoắn dạng.
+ Tổn hao kích từ Pt ( dây quấn kích từ).
P t = U t It = I t 2 rt . (3.5)
+ Tổn hao dây đồng trong dây quấn phần ứng:
Pcu = mI2rƣ m: số pha. (3.6)

+ PFe : tổn hao sắt từ do dòng xoáy & từ trễ trong mạch từ.
P2  P  P   P 
=> %  .100   1 .100  1  .100 (3.7)
P1  P1   P1 

P = Pcơ + Pf + Pt + Pcu + PFe

3.4.2.2 Động cơ:


P1: công suất đầu vào; P1

PCu
P1 = 3 UdIdcos
Pđt
PFe
P2: công suất cơ đầu ra
Pt
P2 = M PCơ
P2 Pf

Hình 3.13 Quá trình biến đổi năng lượng Động cơ điện đồng bộ

3.5 Máy phát điện đồng bộ làm việc ở tải đối xứng, không đối xứng
3.5.1 Máy phát điện đồng bộ làm việc ở tải đối xứng
3.5.1.1 Đặc tính không tải: E0 = f(It), I = 0:

60 f
n1  n1 = const
p

Version 1 – HCMC 9/2018 Trang 88


Máy Điện 2- Chƣơng 3 Bộ môn KTĐ

TẢI 3 PHA
It (A) 0 Ito
E0(V) 0 E0 = U 0 CD

E0

W W
E0 = f(It)

V V

V
0 It A A A
B
Phần ứng
(Stator)

A O C

+ A
Phần cảm
Nguồn kích từ 1 chiều (Rotor)
It
-

Hình 13.14 Mạch thí nghiệm lập đặc tính máy phát điện đồng bộ.

Khi máy phát điện đồng bộ chạy không tải, nếu ta tăng dần dòng điện kích thích I t, sđđ
E0 sẽ tăng theo.Nếu ta giữ không đổi tốc độ quay rotor thì E0 tỷ lệ với 0. Do đó
đƣờng E0 = f(It) có dạng tƣơng tự đƣờng 0 = f(It), tức là dạng của đƣờng cong từ hóa
vật liệu sắt từ chế tạo lõi thép.
3.5.1.2 Đặc tính ngoài: U = f(I) ; It = const ; cos = const ; n = const.
Là đồ thị của điện áp tải U theo dòng tải I khi dòng điện kích thích, tốc độ quay, cos
không đổi. Sự thay đổi biến áp phụ thuộc nhiều vào góc  và là một hệ quả của phản
ứng phần ứng.
U
I (A) 0 Iđm
cos sớm ( < 0) (tải C trợ từ)
E0(V) U0 tải R Uđm I vƣợt trƣớc áp
tải L
tảiC cos = 1 ( = 0) (tải R)

cos trễ ( > 0) (tải L khử từ dọc)


I chậm sau áp
 Tải dung: điện áp  I
 Tải cảm: điện áp 
Hình 3.15 Đặc tính ngoài

Version 1 – HCMC 9/2018 Trang 89


Máy Điện 2- Chƣơng 3 Bộ môn KTĐ

3.5.1.3 Đặc tính điều chỉnh: It = f(I) U = const cos = const f = const
Đặc tính điều chỉnh cho biết phải điều chỉnh dòng kích từ nhƣ thế nào để bù đƣợc
điện áp rơi trên cuộn dây phần ứng và phản ứng phần ứng (giữ cho U không đổi)
khi n và cos không đổi.
It
I (A) 0 Iđm
It(A) It0 tải R Uđm cos trễ
tải L cos =1
tảiC It0
cos sớm

0 Iđm
I

Hình 3.16 Đặc tính điều chỉnh

Khi tải tăng (I) muốn duy trì điện áp trên cực máy phát không đổi, ta phải tăng
hoặc giảm E0 bằng cách tăng hoặc giảm It (tùy tính chất của tải).

3.5.1.4 Độ biến thiên điện áp đầu cực của máy phát khi làm việc định mức so với khi
không tải:

E  U ñm
U%=  100% (3.8)
U ñm

Version 1 – HCMC 9/2018 Trang 90


Máy Điện 2- Chƣơng 3 Bộ môn KTĐ

Hình 3.17 Ổn định điện áp tự động của các loại máy phát

3.5.2 Máy phát điện đồng bộ làm việc ở tải không đối xứng
Trong khi cung cấp điện có thể xảy ra trƣờng hợp tải của các pha không bằng
nhau,… và nhƣ vậy máy phát điện đồng bộ sẽ làm việc với tải không đối xứng, trong
máy điện đồng bộ sẽ sinh ra một số hiện tƣợng bất lợi nhƣ điện áp không đối xứng, các
sóng điều hòa sđđ và dòng điện bậc cao xuất hiện làm tổn hao tăng lên, rotor máy nóng
và máy rung,…
Các tham số của máy phát điện khi làm việc ở tải không đối xứng:
Tổng trở thứ tự thuận: Z1 = r1 + jx1:
Dòng điện thứ tự thuận sinh ra trong máy điện đồng bộ 3 pha sức từ động quay
có sóng cơ bản quay đồng bộ với rotor giống nhƣ trƣờng hợp làm việc ở tải đối xứng.
Tổng trở thứ tự ngược: Z2 = r2 + jx2.

Version 1 – HCMC 9/2018 Trang 91


Máy Điện 2- Chƣơng 3 Bộ môn KTĐ

Hệ thống dòng điện thứ tự ngƣợc sinh ra sức từ động quay ngƣợc chiều quay
rotor với tốc độ đồng bộ.
Tổng trở thứ tự không: Z0 = r0 + jx0.
Ảnh hưởng của tải không đối xứng đối với máy phát điện đồng bộ:
Khi làm việc với tải không đối xứng, trong máy phát điện chỉ có các dòng điện
thứ tự thuận và ngƣợc còn dòng điện thứ tự không có trị số rất nhỏ hoặc không tồn tại
vì dây quấn phần ứng thƣờng nối hình sao có điểm trung tính nối đất hoặc không nối
đất.
Điện áp không đối xứng:
Khi làm việc ở tải không đối xứng, dòng điện thứ tự sẽ gây nên những điện áp
rơi I2Z2, hậu quả là điện áp ở đầu máy phát điện sẽ không đối xứng, nghĩa là trị số sẽ
không khác nhau và góc lệch pha với nhau khác 1200. Tình trạng đó ảnh hƣởng xấu đến
hộ dùng điện không đồng bộ và động cơ điện đồng bộ.
Nếu trong máy có đặt dây quấn cản hoặc rotor và cực từ bằng thép nguyên khối
thì Z2 có trị số nhỏ nên điện áp không đối xứng ít hơn (do dòng điện cảm ứng trong dây
quấn cản và thép rotor nguyên khối tƣơng đối lớn sẽ sinh ra từ thông làm giảm bớt từ
trƣờng quay ngƣợc khiến cho Z 2 nhỏ hơn, kết quả là điện áp đƣợc cải thiện).
Tổn hao và rotor nóng:
Khi tải không đối xứng, từ trƣờng ngƣợc sinh ra dòng điện ở rotor gây thêm tổn
hao ở rotor, rotor bị nóng hơn và hiệu suất của máy giảm.
Hiện tượng máy rung:
Do tác dụng giữa từ trƣờng của cực từ với từ trƣờng quay ngƣợc của stator
cũng nhƣ từ trƣờng quay thuận stator với từ trƣờng do dòng điện cảm ứng rotor sinh ra
(dòng điện náy do từ trƣờng ngƣợc sinh ra)  tạo ra moment quay có dấu thay đổi và có
lực đập mạnh  rung mạnh và ồn.
Kết luận: Các hiện tƣợng điện áp mất đối xứng, rotor phát nóng dữ dội và máy
rung càng nghiêm trọng nếu mức độ không đối xứng của tải càng nhiều. Để hạn chế các
hiện tƣợng trên, thƣờng cho phép máy phát điện làm việc lâu dài với tải không đối xứng
nếu dòng điện các pha không vƣợt quá định mức và sự chênh lệch dòng điện giữa cá pha
không quá 10% dòng định mức đối với máy phát điện tuabin hơi và 20% đối với máy
phát điện tuabin nƣớc.

3.6 Máy phát điện đồng bộ làm việc song song.

Trong mỗi nhà máy điện, các máy phát điện thƣờng làm việc song song và cùng
đấu lên một lƣới điện chung. Điều đó làm cho việc vận hành các máy phát đƣợc kinh tế
vì có thể tận dụng đƣợc công suất của chúng. Hơn nữa, việc cung cấp điện cho phụ tải
cũng sẽ đƣợc đảm bảo liên tục.

Version 1 – HCMC 9/2018 Trang 92


Máy Điện 2- Chƣơng 3 Bộ môn KTĐ

Hòa đồng bộ các máy phát:


 Điều kiện hòa đồng bộ:
Tần số của máy phát phải bằng tần số lƣới điện, nghĩa là máy phải đƣợc quay đúng
vận tốc đồng bộ fG = fL
Sức điện động của máy phát phải bằng điện áp của hệ thống lƣới điện: máy phải
đƣợc kích từ sao cho EG = UL.
Thứ tự pha của các sức điện động () của máy phát phải cùng thứ tự pha của lƣới ()
Sức điện động của máy phát vàđiện áp của lƣới phải trùng pha nhau, nghĩa là góc
pha giữa E & U
 phải bằng 0.
Khi các điều kiện trên đƣợc thỏa, điện áp 2 đầu máy cắt bằng 0, ta đóng máy cắt để
hòa.
A1
Lƣới
điện B1
C1

Hz V a
Máy
cắt
1 2 3
b

B2
A2 C2

G~

Hình 3.18 Hoà đồng bộ MÁY PHÁT bằng phương pháp đèn tối

UA1
EA2

UL
UB1

 EG
EC2
EB2

UC1
Hình 3.19

Version 1 – HCMC 9/2018 Trang 93


Máy Điện 2- Chƣơng 3 Bộ môn KTĐ

 Hòa đồng bộ chính xác:


 Ánh sáng đèn:
Gọi: UA1, UB2, UC1: điện áp pha của lƣới.
EA1, EB2, EC1 : sđđ pha của máy phát.
Ta có : U
 ñ1  U
 A1  E
 A2

U
 ñ2  U
 B1  E
 B2

U
 ñ3  U
 C1  E
 C2

UA1 EA2
UA1 EA2

 Uph

UB1

EC2  UC1 EB2
EB2 UB1
EC2
UC1

Hình 3.20

Đầu tiên quay máy phát đồng bộ lên tới tốc độ đồng bộ và điều chỉnh kích thích
để tăng dần điện áp máy phát. Ta có thể kiểm tra trị số của sđđ và tần số máy phát bằng
V và Hz (đóng cầu dao sang a, sang b). sau đó theo dõi sự sáng tối của các đèn để điều
chỉnh tần số và thứ tự pha.
Khi điện áp lƣới và máy phát chƣa trùng pha thì vetor điện áp đặt lên các đèn có
độ lớn đúng bằng khoảng cách giữa 2 đầu mút các vecrơ biểu diễn điện áp lƣới và máy
phát, các đèn sẽ sáng. Khi điện áp lƣới và máy phát trùng pha thì điện áp đặt lên các đèn
bằng 0, đèn tối. Nếu tần số máy phát và lƣới không bằng nhau thí các vetơ điện áp lƣới
và máy phát sẽ quay với các tốc độ góc khác nhau, góc  sẽ thay đổi từ 01800, điện áp
đặt lên các đèn sẽ thay đổi từ 0 đến 2 lần điện áp pha (0  Uđ  2Uph) và 3 ngọn đèn sẽ
cùng sáng, tối. Nếu fL  fG nhiều thì các đèn chớp, tắt càng nhanh. Ta điều chỉnh tần số
của máy phát sao cho xảy ra càng chậm càng tốt cho đến khi cả 3 đều tắt hẳn trong
khoảng từ (35) giây, sau đó đóng máy cắt vào lƣới điện.
Chọn đèn:  = 001800  0  Uđ  2Uph => chọn đèn = 2Uph.
Khi mắc dây theo sơ đồ nối tối má ánh sáng lại là ánh sáng quay khi ta điều
chỉnh fG để đạt 4 yêu cầu trên thì sẽ có 1 đèn tối & 2 đèn sáng nhƣ nhau, trƣờng hợp này
cần phải tráo đổi 2 trong 3 pha của máy phát.

Version 1 – HCMC 9/2018 Trang 94


Máy Điện 2- Chƣơng 3 Bộ môn KTĐ

3.7 Động cơ đồng bộ.


3.7.1 So sánh với động cơ không đồng bộ:
Động cơ không đồng bộ:
Cấu tạo đơn giản, làm việc chắc chắn, bảo trì dễ dàng, giá thành hạ, thay đổi tốc
độ bằng nhiều phƣơng pháp.
Moment động cơ không đồng bộ thay đổi nhiều khi điện áp thay đổi (tỉ lệ U2),
hiệu suất thấp hơn động cơ đồng bộ.
Động cơ đồng bộ:
Động cơ điện đồng bộ do đƣợc kích thích bằng dòng điện một chiều nên có thể
làm việc với cos = 1 và không cần lấy công suất phản kháng từ lƣới điện, kết quả là hệ
số công suất của lƣới điện đƣợc nâng cao, làm giảm đƣợc điện áp rơi & tổn hao công
suất trên đƣờng dây.
Động cơ đồng bộ ít chịu ảnh hƣởng đối với sƣ thay đổi điện áp của lƣới điện (moment tỉ
P UE 0 2n 2f
lệ với U: M ñt  ñt  m sin với    ).
 x ñb 60 p
 Khi áp lƣới bị sụt, khả năng giữ tải của động cơ điện đồng bộ lớn hơn, nếu tăng kích
thích, động cơ đồng bộ có thể làm việc an toàn và cải thiện đƣợc điều kiện làm việc của
cả lƣới điện.
Hiệu suất cao hơn động cơ không đồng bộ.
Cấu tạo phức tạp, giá thành cao (do có máy kích từ), mở máy phức tạp hơn &
việc thay đổi tốc độ chỉ có thể thực hiện bằng cách thay đổi tần số nguồn điện.
3.7.2 Mở máy động cơ điện đồng bộ:
3.7.2.1 Mở máy theo phương pháp không đồng bộ:
Để có thể tự mở máy đƣợc, các động cơ đồng bộ đều có cấu tạo thêm một dây
quấn gọi là dây quấn mở máy. Dây quấn mở máy gồm các thanh dẫn đặt trên mặt các
cực từ rotor cực lồi, hai đầu nối với hai vòng ngắn mạch.(tƣơng tự nhƣ rotor lồng sóc
máy điện không đồng bộ).
Quá trình mở máy gồm hai giai đoạn:
Giai đoạn mở máy không đồng đồng bộ: dây quấn stator (phần ứng) đóng vào lƣới điện
xoay chiều 3 pha, dây quấn kích thích nối với điện trở r m lớn gấp 1012 lầnđiện trở bản
thân dây quấn kích từ. Tốc độ động cơ tăng đến gần tốc độ đồng bộ n1 của từ trƣờng
quay. Động cơ đƣợc mở máy nhƣ một động cơ không đồng bộ lồng sóc.
Khi quay rotor đã quay đến n  n1  tiến hành giai đoạn 2: đóng cầu dao 4
sang phía b để nối cuộn dây kích thích với nguồn 1 chiều. Rotor động cơ sẽ đƣợc kéo
vào tốc độ đồng bộ.

Version 1 – HCMC 9/2018 Trang 95


Máy Điện 2- Chƣơng 3 Bộ môn KTĐ

S
T

(1)

BATN
(3)

(2)

Rm
4 a

Hình 3.21 Mở máy động cơ đồng bộ

Trong giai đoạn mở máy không đồng bộ, dây quấn kích thích không đƣợc để hở
mạch mà phải nối qua điện trở rm vì từ trƣờng quay phấn ứng có thể cảm ứng trong dây
quấn kích thích sức điện động lớn, nếu để hở mạch sẽ nguy hiểm cho cách điện của dây
quấn.
Để giảm dòng điện khi mở máy động cơ, ngƣời ta thƣờng dùng máy tự biến áp
để hạ điện áp đặt vào dây quấn phần ứng khi mới mở máy.
3.7.2.2 Mở máy theo phương pháp hoà đồng bộ:
Khi động cơ đồng bộ quay không tải, nó cũng tiêu thụ 1 ít công suất để bù vào
các tổn hao. Công suất này rất nhỏ nên thành phần Icos rất nhỏ. Nếu động cơ làm việc
thừa kích từ với I khá lớn thì I sớm gần 900 so với U , nghĩa là động cơ gần giống tụ
điện & đƣợc dùng để nâng cao hệ số công suất của lƣới điện. Trong các nhà máy sử
dụng nhiều động cơ không đồng bộ, chúng sẽ tiêu thụ công suất phản kháng. Khi đấu
song song 1 động cơ đồng bộ làm việc không tải & quá kích từ, nó sẽ phát ra công suất
phản kháng & đem lại các điều lợi nhƣ sau:
Điện áp không bị sụt nhiều.
Tăng đƣợc khả năng cung cấp của máy biến áp & đƣờng dây.
Giảm đƣợc giá điện.

Version 1 – HCMC 9/2018 Trang 96


Máy Điện 2- Chƣơng 3 Bộ môn KTĐ

Động cơ đồng bộ làm việc nhƣ trên gọi là máy bù đồng bộ. Máy bù đồng bộ thƣờng có
cấu tạo theo kiểu cực lồi.

Hình 3.22 Dây quấn mở máy của rotor động cơ đồng bộ

3.8 Động cơ bước:


3.8.1 Khái niệm chung:
Các hệ thống điều khiển rời rạc thực hiện đƣợc trong thực tế nhờ loại động cơ
đặc biệt gọi là động cơ bƣớc.

Động cơ bƣớc là loại động cơ xoay chiều với rôto có khả năng xoay những góc
nhất định và cố định rôto vào những vị trí cần thiết ứng với các xung điện áp đặt vào
cuộn dây điều khiển. Góc bƣớc có thể thay đổi từ nhỏ hơn 1o đến lớn hơn 15o .

3.8.2 Nguyên lý làm việc:

Version 1 – HCMC 9/2018 Trang 97


Máy Điện 2- Chƣơng 3 Bộ môn KTĐ

Đa số động cơ bƣớc là loại động cơ đồng bộ một pha hoặc nhiều pha. Rôto của
động cơ bƣớc có thể đƣợc kích thích (nam châm vĩnh cửu) hoặc không đƣợc kích thích
(rôto loại sắt từ).

F F

F F1 F1
1 1 F2 1
m m m
2 2 2 F2

3 3 3

F3

4 4 4

HìnhHình
3.23 Nguyên lý
Nguyên
5.2: lýcủa
củađộng cơ cơ
động bước m pha
bước m pha

Hình 3.23 là động cơ bƣớc m pha, rôto hai cực, nam châm vĩnh cửu. Xung điện áp
cung cấp cho các cuộn dây stato có thể là xung một cực (Hình 3.24) hoặc xung hai cực
khi không nối dây N (Hình 3.25).

t
0

Hình XungXung
3.24
Hình 5.3: điện
điện áp một cựcáp một
cung cấp cực cung
cho cuộn cấp cho cuộn dây stator
dây stato

Version 1 – HCMC 9/2018 Trang 98


Máy Điện 2- Chƣơng 3 Bộ môn KTĐ

t
0

Hình 3.25 Xung điện áp hai cực cung cấp cho cuộn dây stator
Hình 54: Xung điện áp hai cực cung cấp cho cuộn dây stato

Khi cung cấp bằng xung một cực điện áp biến đổi từ 0 đến +U, còn khi cung
cấp bằng xung hai cực điện áp biến đổi từ -U đến +U.

Chuyển mạch điện tử sẽ cung cấp điện áp điều khiển cho các cuộn dây stato
theo từng cuộn riêng lẻ hoặc theo từng nhóm cuộn dây để xác định trị số và chiều sức
từ động tổng F của động cơ. Do đó, các vị trí cân bằng của rôto trong không gian hoàn
toàn phụ thuộc vào phƣơng pháp cung cấp điện cho các cuộn dây.

Trong thực tế, ngƣời ta thƣờng cấp điện cho hai (hay một số chẵn cuộn dây)
hoặc ba (hay một số lẻ cuộn dây) để sức từ động tổng, từ thông, moment đạt đƣợc giá
trị nhất định. Khi đó rôto sẽ có vị trí cân bằng ổn định trùng với sức từ động tổng F.

Nếu động cơ bƣớc đƣợc điều khiển đối xứng, chỉ cấp điện cho một số chẵn
(hoặc một số lẻ cuộn dây), và gọi m là số pha , rôto của dộng cơ bƣớc sẽ có m vị trí
2
cân bằng và góc xê dịch giữa hai vị trí liên tiếp là .
m

Nếu động cơ bƣớc đƣợc điều khiển không đối xứng, cấp điện cho một số chẵn,
rồi một số lẻ cuộn dây, thì số vị trí cân bằng của rôto sẽ là 2m và góc xê dịch giữa hai

vị trí liên tiếp là .
m

Nhƣ vậy số bƣớc của rôto trong một vòng sẽ là:


N b  m.k1 .k 2 . p (3.9)

Trong đó:
 p: số đôi cực của rôto.
 k1  1 : trƣờng hợp điều khiển đối xứng.
 k1  2 : trƣờng hợp điều khiển không đối xứng.
 k 2  1 : trƣờng hợp điều khiển bằng xung điện áp một cực.
 k 2  2 : trƣờng hợp điều khiển bằng xung điện áp hai cực.
Và góc quay mỗi bƣớc của rôto trong không gian sẽ là:
360 o
 (3.10)
Nb
3.8.3 Cấu tạo của động cơ bước:
Version 1 – HCMC 9/2018 Trang 99
Máy Điện 2- Chƣơng 3 Bộ môn KTĐ

3.8.3.1Động cơ bước nam châm vĩnh cửu:

Hình 3.26 Động cơ bước nam châm vĩnh cửu

Hình 3.26 là động cơ bƣớc nam châm vĩnh cửu, bốn pha, mỗi pha đƣợc quấn
trên hai cực của stato. Stato có 8 cực, rôto có 2 cực và rôto đƣợc giữ ở vị trí này khi
cấp dòng điện I1 vào pha 1.
Bƣớc răng stato và rôto:
2
S  (3.11)
NS

2
r  (3.12)
Nr
Trong đó:
  S : bƣớc răng stato.
  r : bƣớc răng rôto.
 N S : số răng stato.
 N r : số răng rôto.
Số bƣớc của rôto trong một vòng:
N b  m.N r (bƣớc/vòng)

Version 1 – HCMC 9/2018 Trang 100


Máy Điện 2- Chƣơng 3 Bộ môn KTĐ

Nếu tần số xung điều khiển là f và nếu động cơ dịch chuyển mỗi bƣớc một xung
thì tốc độ của động cơ:
f
n (vòng/giây) (3.13)
Nb

3.8.3.2 Động cơ bước từ trở biến đổi một tầng:

Hình 3.27 Động cơ bước từ trở biến đổi một tầng

Hình 3.27 là cấu tạo động cơ bƣớc từ trở biến đổi một tầng, ba pha, mỗi pha
đƣợc quấn trên bốn cực của stato. Stato và rôto đƣợc chế tạo bằng vật liệu từ.
Bƣớc răng stato và rôto:
2 2
S  r  (3.14)
NS Nr
Trong đó:

Version 1 – HCMC 9/2018 Trang 101


Máy Điện 2- Chƣơng 3 Bộ môn KTĐ

  S : bƣớc răng stato.


  r : bƣớc răng rôto.
 N S : số răng stato.
 N r : số răng rôto.
Số bƣớc của rôto trong một vòng:
N b  m.N r (bƣớc/vòng)

Nếu tần số xung điều khiển là f và nếu động cơ dịch chuyển mỗi bƣớc một xung thì
tốc độ của động cơ:
f
n (vòng/giây) (3.15)
Nb
3.8.3.3 Động cơ bước từ trở biến đổi nhiều tầng:
Dây quấn stato răng stato răng rôto

Tầng 1 Tầng 2 Tầng 3


Hình 5.7: Cấu tạo động cơ bước từ trở biến đổi ba tầng
Hình 3.28. Cấu tạo động cơ bước từ trở biến đổi ba tầng

Hình 3.28 là động cơ bƣớc từ trở biến đổi ba pha, ba tầng. Trong mỗi tầng số răng của
stato và rôto giống nhau. Răng của rôto có vị trí đặt giống nhau nhƣng răng của stato
đặt lệch nhau 1/3 bƣớc răng.

3.8.3.4 Động cơ bước hỗn hợp:

Version 1 – HCMC 9/2018 Trang 102


Máy Điện 2- Chƣơng 3 Bộ môn KTĐ

Dây quấn stato Răng rôto Răng stato

Nam châm vĩnh cửu

Hình 5.8: Cấu


3.29.
Hình Cấu tạo động
độngcơ
cơbước
bướchỗn
hỗnhợp
hợp

Hình 3.29 là cấu tạo của động cơ bƣớc hỗn hợp. Động cơ bƣớc hỗn hợp có đặc tính
của động cơ bƣớc nam châm vĩnh cửu và động cơ bƣớc từ trở biến đổi. Trong mỗi tầng
số răng của stato và của rôto khác nhau. Các tầng có cấu tạo giống nhau, răng của stato
của mỗi tầng đƣợc đặt thẳng hàng với nhau nhƣng răng của rôto đặt lệch nhau ½ bƣớc
răng rôto.

Hình 3.30. Động cơ bước

Version 1 – HCMC 9/2018 Trang 103


Máy Điện 2- Chƣơng 3 Bộ môn KTĐ

3.9 Máy phát tốc:


Trong các hệ thống tự động, máy phát tốc thực hiện các chức năng đo vận tốc
quay, theo dõi tốc độ quay. Máy phát tốc có thể là máy điện không đồng bộ, máy điện
đồng bộ, máy điện một chiều làm việc ở chế độ máy phát và biến đổi chuyển động
quay của trục thành điện áp.

Phƣơng trình đặc tuyến ra của máy phát tốc:


d
U F  K .n  K1 . (3.16)
dt

Trong đó:
 U F : điện áp ra của máy phát tốc.
 K, K1: các hệ số khuếch đại của máy phát tốc.
 n: vận tốc quay của rôto.
  : góc quay.
UF

UF=K.n

Hình 3.21.
Hình 5.9: Đặc
Đặc tuyến
tuyến ra máy
ra máy phát phát
tốc lýtốc
tưởng

Máy phát tốc phải có đặc tuyến ra tuyến tính, các hệ số khuếch đai phải lớn và
không thay đổi. Điện áp ra phải đối xứng U F (n)  U F (n) . Giá trị điện áp không khi
n=0 phải nhỏ.

Version 1 – HCMC 9/2018 Trang 104


Máy Điện 2- Chƣơng 3 Bộ môn KTĐ

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Cấu tạo của máy phát điện xoay chiều. Nêu đặc điểm về hình dáng và ứng dụng của
rotor cực từ lồi & rotor cực từ ẩn;
2. Tại sao các máy phát điện xoay chiều công suất lớn thƣờng đƣợc chế tạo với phần
ứng tĩnh và phần kích từ quay (ƣu điểm)? Tại sao dây quấn stator thƣờng đƣợc đấu
sao?
3. Các loại nguồn DC cấp cho cuộn dây kích từ của máy phát AC, vẽ sơ đồ nguyên lý.
4. Các sự khác biệt chính giữa máy phát điện cực từ ẩn và máy phát điện cực từ lồi.
5. Cho thông số và sơ đồ nguyên lý máy phát điện :

Version 1 – HCMC 9/2018 Trang 105


Máy Điện 2- Chƣơng 3 Bộ môn KTĐ

- Mô tả các bộ phận: 1,2,3,4,5,6,7,8,9?


- Thực hiện kết nối các đầu cọc U1 , U2,…, U6 cho mỗi điện áp và tần số sau:
230V; 50Hz
230V; 60Hz
115V; 50Hz
115V; 60Hz
6. Những thông tin gì đƣợc tìm thấy trên nhãn một máy phát điện xoay chiều?
7. Máy phát điện xoay chiều không chổi than: vẽ nguyên lý cấu tạo & giải thích
nguyên lý hoạt động
8. Giải thích nhãn máy sau:

9. Chú ý gì khi dừng máy phát điện?


10. Vẽ sơ đồ nguyên lý và trình bày từ trƣờng của một máy phát điện xoay chiều đƣợc
kích thích nhƣ thế nào?
11. Viết công thức tần số của một máy phát điện xoay chiều.
12. Một máy phát 3 pha quay với tốc độ 1200 r/min, sinh ra điện áp không tải 9kV,
60Hz. Điện áp trên đầu cực của máy phát nhƣ thế nào nếu đầu cực đƣợc nối với
các loại tải sau:
a) Tải trở
b) Tải cảm
c) Tải dung

Version 1 – HCMC 9/2018 Trang 106


Máy Điện 2- Chƣơng 3 Bộ môn KTĐ

13. A.V.R là gì? Giải thích nguyên lý hoạt động của A.V.R trong mạch sau:

14. Vẽ đặc tuyến tải của máy phát đổng bộ & độ thay đổi điện áp?
15. Vẽ mạch tƣơng đƣơng của máy phát đồng bộ và giải thích tất cả các thông số.

16. Phƣơng pháp điều chỉnh điện áp của máy phát điện xoay chiều?

Version 1 – HCMC 9/2018 Trang 107


Máy Điện 2- Chƣơng 3 Bộ môn KTĐ

17. Xác định sức điện động hiệu dụng sinh ra trong mỗi pha của một máy phát đồng
bộ, biết các số liệu sau: f = 50Hz, số vòng mỗi pha N1 = 230 vòng ; từ thông cực
đại mỗi cực m = 0,04 wb. Xét 2 trƣờng hợp:
a. Dây quấn tập trung (kdq = 1)
b. Dây quấn phân bố với kdq = 0,925.
18. Trình bày phƣơng pháp khởi động động cơ đồng bộ.
19. Phản ứng phần ứng của máy phát điện xoay chiều.
20. Độ lớn của sức điện động đƣợc sinh ra trong máy phát điện xoay chiều phụ thuộc
vào yếu tố gì? Trong vận hành thực tế, yếu tố nào là có thể thay đổi đƣợc?
21. So sánh giữa động cơ đồng bộ và động cơ cảm ứng về: chi phí ở tốc độ thấp,
momen khởi động, hệ số công suất và hiệu suất.
22. Các phƣơng pháp giảm thời gian dừng động cơ đồng bộ lớn.
Sử dụng các phƣơng pháp hãm sau:
- Giữ đầy đủ kích từ DC cùng với ngắn mạch phần ứng
- Giữ đầy đủ kích từ DC cùng với phần ứng nối với điện trở ngoài
- p dụng hãm cơ khí
23. Các điều kiện phải đƣợc thỏa mãn trƣớc khi một máy phát đƣợc nối với hệ thống 3
pha? Cách thực hiện để đạt đƣợc các điều kiện này.
24. Tải kilowatt đƣợc chia theo tỉ lệ cần thiết giữa hai máy phát xoay chiều vận hành
song song nhƣ thế nào?
25. Một máy phát 3 pha quay với tốc độ 1200 r/min, sinh ra điện áp không tải 9kV,
60Hz, nếu giữ nguyên dòng điện kích từ, tính điện áp không tải và tần số khi tốc
độ là
a) 1000 r/min
b) 5 r/min
26. Cho sơ đồ nguyên lý máy phát điện xoay chiều sau:

Version 1 – HCMC 9/2018 Trang 108


Máy Điện 2- Chƣơng 3 Bộ môn KTĐ

- Tên các bộ phận bằng tiếng Việt: 1,2,3,4,5,6,7;


- Nguồn cấp cho cuộn 6 lấy từ đâu? Nguồng AC hay DC?
- Giải thích ngắn gọn nguyên lý hoạt động máy phát điện này.
27. Giải thích máy phát điện trong hình vẽ bên dƣới:

28. Trình bày đặc tuyến không tải của máy phát điện đồng bộ?
29. Độ thay đổi điện áp của máy phát đồng bộ?
30. Hệ số công suất của tải thay đổi sự ảnh hƣởng của phản ứng phần ứng nhƣ thế
nào?
31. Các yêu cầu cần thiết phải đƣợc thoả mãn trƣớc khi các máy phát đƣợc mắc làm
việc song song với nhau? Khi nói rằng hai máy phát đang đƣợc đồng bộ hóa với
nhau có nghĩa là gì?
32. Một máy phát đồng bộ ba pha sinh ra điện áp dây không tải là 13,2kV. Nếu một tải
có hệ số công suất 0,8 trễ đƣợc nối với máy, thì dòng kích từ phải tăng hay giảm
để giữ điện áp này không đổi
33. Phƣơng pháp hòa đồng bộ chính xác
34. Làm thế nào để kiểm tra thứ tự pha của một máy phát điện?
35. Làm thế nào để có thể điều chỉnh hệ số công suất của một máy phát xoay chiều
đang làm việc song song với các máy phát xoay chiều khác?
36. Kể tên các loại tổn thất của máy phát điện xoay chiều. Các loại tổn thất này nhƣ
nhau tại tất cả các hệ số công suất?
37. Ảnh hƣởng của tải không đối xứng
38. So sánh cấu tạo của một động cơ đồng bộ với một máy phát động bộ?
39. Mô tả nguyên tắc hoạt động của động cơ đồng bộ. Nguyên tắc hoạt động của động
cơ đồng bộ khác với động cơ cảm ứng nhƣ thế nào?
40. Cái gì quyết định tốc độ của động cơ đồng bộ? Tốc độ đƣợc thay đổi nhƣ thế nào?
41. Có thể đảo chiều quay của động cơ đồng bộ nhƣ thế nào?

Version 1 – HCMC 9/2018 Trang 109


Máy Điện 2- Chƣơng 3 Bộ môn KTĐ

42. Tại sao một động cơ đồng bộ không thể tự khởi động? Kể một vài cách khởi động
của chúng?
43. Phải chú ý gì đối với mạch từ của một động cơ đồng bộ trong thời gian khởi động?
44. Các loại bộ điều khiển gì đƣợc sử dụng để khởi động động cơ đồng bộ? Các dạng
bảo vệ động cơ gì thƣờng đƣợc cung cấp?
45. Giải thích sơ đồ bên dƣới:

46. Tốc độ động cơ đồng bộ có thay đổi khi tải thay đổi?
47. Ƣu điểm của động cơ đồng bộ so với động cơ không đồng bộ. Ứng dụng của động
cơ đồng bộ.
48. Động cơ đồng bộ điều chỉnh ngõ vào điện của nó với các thay đổi công suất cơ
ngõ ra nhƣ thế nào?
49. Cho từ trƣờng kích từ không đổi, ảnh hƣởng gì vào hệ số công suất của một tải
đang tăng?
50. Cho một công suất cơ đầu ra không đổi, hệ số công suất của động cơ đồng bộ vận
hành khi đó đƣợc thay đổi nhƣ thế nào?
51. So sánh phƣơng pháp điều chỉnh hệ số công suất của một động cơ đồng bộ với
phƣơng pháp điều chỉnh hệ số công suất của một máy phát điện đồng bộ vận hành
song song với các máy phát điện đồng bộ khác.
52. Tốc độ động cơ đồng bộ có thay đổi khi tải thay đổi?
53. Ƣu điểm của động cơ đồng bộ so với động cơ không đồng bộ. Ứng dụng?
54. Vẽ giản đồ vec tơ đơn giản của máy phát đồng bộ trong 3 trƣờng hợp: cosφ=1,
cosφ=0,8 trễ, cosφ=0,8 sớm
55. Tổn hao và hiệu suất của máy phát đồng bộ

Version 1 – HCMC 9/2018 Trang 110


Máy Điện 2- Chƣơng 3 Bộ môn KTĐ

56. Giải thích hình sau:

57. Một động cơ đồng bộ, nếu quá kích từ thì công suất cơ ngõ ra có tăng không?
58. Đặc tính điều chỉnh của máy phát điện đồng bộ là gì? Để giữ điện áp phát không
thay đổi ta phải điều chỉnh nhƣ thế nào?
59. Phản ứng phần ứng là gì? Phản ứng phần ứng của máy phát điện đồng bộ qua các
loại tải?
60. Khi nào một động cơ đồng bộ đƣợc nói là (a) quá kích từ; (b) dƣới kích từ?
61. Các động cơ đồng bộ đƣợc phân loại theo tốc độ nhƣ thế nào?
62. Các hệ số công suất định mức tiêu chuẩn của các động cơ đồng bộ là gì?
63. Phải chú ý gì trong việc vận hành một động cơ đồng bộ tại một hệ số công suất
sớm pha hơn hệ số công suất định mức của nó?
64. Dƣới điều kiện hoạt động gì mà mạch kích từ có khuynh hƣớng nóng lên không
bình thƣờng?
65. Kể một vài ứng dụng của động cơ đồng bộ.
66. Tại sao hệ số công suất thấp là không mong muốn?
67. Giải thích làm thế nào mà một động cơ đồng bộ có thể nâng cao hệ số công suất
của một tải với một hệ số công suất trễ pha thấp?
68. Bù đồng bộ là gì?
69. Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ bƣớc. Ứng dụng
70. Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ servo. Ứng dụng
71. Khớp nối điện từ?
72. Trình bày cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy phát tốc. Ứng dụng

Version 1 – HCMC 9/2018 Trang 111


Máy Điện 2- Chƣơng 3 Bộ môn KTĐ

BÀI TẬP
Bài 1 : Một máy phát điện đồng bộ ba pha cực ẩn công suất 1750 kVA; điện áp
2300V; bỏ qua điện trở phần ứng; điện kháng đồng bộ là 2.65 / pha; đấu sao; tải có
cos = 0,8 trễ. Tính :
1/ sức điện động pha của máy phát.
2/ phần trăm thay đổi điện áp.
Bài 2 : Một động cơ đồng bộ ba pha cực ẩn 1270V, đấu tam giác, có điện kháng đồng
bộ 2,6 / pha, điện trở phần ứng không đáng kể, bỏ qua các tổn hao, công suất vào là
820 kW, dòng kích từ đƣợc điều chỉnh sao cho sức điện động bằng 1617 V. Tính :
1/ Góc momen ( góc tạo bởi U và E )
2/ Dòng điện dây.
Bài 3 : Một máy phát điện đồng bộ ba pha cực ẩn công suất 500 kVA; điện áp 2400V;
bỏ qua điện trở phần ứng; điện kháng đồng bộ là 4 / pha; đấu sao; tải có cos =
0,866 trễ. Tính :
1/ sức điện động pha của máy phát.
2/ phần trăm thay đổi điện áp.
Bài 4 : Một máy phát điện đồng bộ ba pha cực ẩn công suất 1250 kVA; điện áp
4160V; 2p = 10; 50Hz; điện trở phần ứng là 0.126 / pha; điện kháng đồng bộ là 3
/ pha; đấu sao; tải có cos = 0.8 trễ. Tính :
1/ sức điện động pha của máy phát.
2/ phần trăm thay đổi điện áp.
Bài 5 : Một máy phát điện đồng bộ ba pha cực ẩn công suất 1750 kVA; điện áp
2300V; bỏ qua điện trở phần ứng; điện kháng đồng bộ là 2,65 / pha; đấu sao; tải có
cos = 0,8 trễ. Tính :
1/ sức điện động pha của máy phát.
2/ phần trăm thay đổi điện áp.
Bài 6: Một động cơ đồng bộ ba pha cực ẩn 1270V, đấu tam giác, có điện kháng đồng
bộ 2,6 / pha, điện trở phần ứng không đáng kể, bỏ qua các tổn hao, công suất vào là
820 kW, òng kích từ đƣợc điều chỉnh sao cho sức điện động bằng 1617 V. Tính :
1/ Góc momen ( góc tạo bởi U và E )
2/ Dòng điện dây.
Bài 7: Một máy phát điện đồng bộ ba pha cực ẩn công suất 40 kVA; điện áp 208V; bỏ
qua điện trở phần ứng; điện kháng đồng bộ là 0,45 / pha; đấu sao; tải có cos = 0,8
trễ. Tính :
1/ sức điện động pha của máy phát.
2/ phần trăm thay đổi điện áp.

Version 1 – HCMC 9/2018 Trang 112


Máy Điện 2- Chƣơng 3 Bộ môn KTĐ

Bài 8: Một máy phát điện đồng bộ ba pha cực ẩn công suất 1500 kVA; điện áp 2300V;
bỏ qua điện trở phần ứng; điện kháng đồng bộ là 1,95 / pha; đấu sao; tải có cos =
0,8 trễ. Tính :
1/ sức điện động pha của máy phát.
2/ phần trăm thay đổi điện áp.
Bài 9: Một máy phát điện đồng bộ ba pha cực ẩn công suất 500 kVA; điện áp 2400V;
bỏ qua điện trở phần ứng; điện kháng đồng bộ là 4 / pha; đấu sao; tải có cos =
0,866 trễ. Tính :
1/ sức điện động pha của máy phát.
2/ phần trăm thay đổi điện áp.
Bài 10: Một máy phát điện đồng bộ ba pha cực ẩn công suất 1250 kVA; điện áp
4160V; 2p = 10; 50Hz; điện trở phần ứng là 0,126 / pha; điện kháng đồng bộ là 3
/ pha; đấu sao; tải có cos = 0,8 trễ. Tính :
1/ sức điện động pha của máy phát.
2/ phần trăm thay đổi điện áp.
Bài 11: Máy phát đồng bộ cực từ ẩn ba pha Sđm = 20KVA, Uđm = 220V, cos = 0,85.
Điện trở ở đầu cực là không đáng kể, điện kháng đồng bộ là Xđb = 0,5 /pha. Nối Y,
điện áp kích từ là 110VDC, dịng kích từ l 10A, PFe = 700W, Pma st, quạt gió… = 600W.
Xác định:
1/ Sức điện động pha trên dây quấn phần ứng.
2/ Độ thay đổi điện áp %.
3/ Hiệu suất của máy phát ở chế độ định mức.
Bài 12: Máy phát điện đồng bộ ba pha, Sđm = 110MVA, cosđm = 0,8, Uđm = 66KV, 
= 90%, nối Y, f = 60Hz, nđm = 360v/ ph.
1/ Số cực của máy phát
2/ Công suất máy phát cấp cho tải.
3/ Tính dòng điện định mức của máy phát.
4/ Công suất cơ cần cung cấp cho máy phát.
5/ Moment cơ cần cung cấp cho máy phát.

Version 1 – HCMC 9/2018 Trang 113

You might also like