You are on page 1of 16

THÔNG TIN VỀ HỌC PHẦN

Tên học phần: NGUYÊN LÝ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG


Mã học phần: DOT0110
Giảng viên: Ths Nguyễn Văn Đại
Email: dai.nv@vlu.edu.vn
ĐT: 0386775579
Zalo: 0386775579

1
Chương 1: CHU TRÌNH NHIỆT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
(TIẾP)
1.4.2 Quá trình nén
1.4.2.1 Diễn biến quá trình nén
1.4.2.2 Giới thiệu các thông số của quá trình nén
1.4.2.3. Trao đổi nhiệt trong quá trình nén
1.4.2.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình nén
1.4.2.5 Chọn tỷ số nén cho động cơ
1.4.2 Quá trình nén
1.4.2.1 Diễn biến quá trình nén
Mục đích của việc nén:
- Mở rộng phạm vi nhiệt độ của quá trình làm việc (cháy và giãn nở).
- Đảm bảo cho sản vật cháy được giãn nở sinh công triệt để hơn.
- Tạo điều kiện thận lợi nhất cho hòa khí bốc cháy.
Qua đó giúp cho quá trình:
Hóa năng của nhiên liệu => nhiệt năng => công có
ích được thực hiện tốt nhất (tăng hiệu suất của chu
trình).
- Tùy theo đặc điểm cháy của nhiên liệu mà ĐC có tỷ
số nén và thông số của môi chất cuối quá trình nén
Pc, Tc sẽ khác nhau.
- Ở quá trình nén thực tế, môi chất công tác và thành xilanh luôn luôn trao
đổi nhiệt qua lại với nhau nên diễn biến quá trình nén của chu trình thực tế
phức tạp hơn.
- Đầu quá trình nén nhiệt độ môi chất Ta thấp hơn nhiệt độ trung bình của
thành xi lanh nên chúng truyền nhiệt cho môi chất, thể hiện ở đoạn a-2 dốc
hơn nén đoạn nhiệt của chu trình lý tưởng đoạn a-1.
- Nếu xem quá trình nén thực tế là một quá
trình nén đa biến (có kể đến sự trao đổi nhiệt
với thành xi lanh), với chỉ số nén đa biến n1’
(đường màu hồng) thì phương trình đặc trưng
của quá trình nén sẽ là: P. = conts
- Giá trị n1’ ở đầu quá trình nén lớn nhất vì môi
chất đầu quá trình vừa chịu nén vừa nhận nhiệt.
(Đồ thị P-V phân tích các đường cong đặc trưng trạng thái quá trình nén)
- Càng lên gần ĐCT (sang trái) môi chất càng ít nhận nhiệt của thành xi lanh
(gần với quá trình đoạn nhiệt)
- Tại điểm k1 là chỉ số đoạn nhiệt, nhiệt độ môi chất bằng nhiệt độ trung bình
của vách xilanh và có thể xem điểm đó là nén đoạn nhiệt, n1’ = k1
- Nhánh bên phải của K1 (đường màu hồng) môi chất truyền nhiệt cho vách
xilanh => làm cho đường nén thực tế 3-c ít dốc hơn so với đường nén đoạn
nhiệt 3-4 và chỉ số nén n1’ nhỏ dần.
=> Như vậy quá trình nén thực tế của động cơ
là một quá trình đa biến với chỉ số đa biến n1’
giảm dần rừ đầu đến cuối quá trình.
- Để đơn giản hóa việc tính toán, người ta dùng
chỉ số nén đa biến trung bình n1 thay cho các
giá trị tức thời của n1’. Với n1 = 1,34 - 1,39
1.4.2.2 Giới thiệu các thông số của quá trình nén
a. Áp suất cuối quá trình nén Pc
Áp suất cuối quá trình nén Pc được xác định theo phương trình của quá trình
nén đa biến: . = . => Pc = Pa.( = . Với:
Pa – Là áp suất tại điểm a (đầu quá trình nén)
Va – Là thể tích toàn bộ xi lanh
(Thể tích môi chất trước khi nén)
Pc – Áp suất cuối quá trình nén
Vc – Là thể tích buồng cháy
(thể tích môi chất sau khi nén)
n1 – Là chỉ số nén đa biến trung bình
(n1 = 1,34 - 1,39)
ε – Là tỷ số nén
b. Nhiệt độ cuối quá trình nén Tc:
Nhiệt độ cuối quá trình nén Tc được xác định nhờ các phương trình trạng
thái: Pa .Va = 8314.ma .Ta
Pc .Vc = 8314.mc .Tc
Trong đó:
- ma và mc là lượng môi chất (kmol) ở đầu và cuối quá trình nén
- Hằng số khí R = 8.314 (m3.Pa.mol-1.K-1)
- Vì ma và mc tính bằng Kmol nên R=8314
- Ta và Tc là nhiệt độ đầu và cuối quá trình nén
- Pa và Pc là áp suất đầu và cuối quá trình nén
- Va và Vc là thể tíchđầu và cuối quá trình nén
Chia hai vế của phương trình trạng thái cho nhau ta được:
. => Tc = Ta. . = Ta.-1 = Ta. -1
vì: =
1.4.2.3. Trao đổi nhiệt trong quá trình nén
Vì lượng công của quá trình nén dL được xác định theo biểu thức sau
dL = P.dV
Tích phân từ đầu đến cuối quá trình nén sẽ tính được công nén Lac:
Lac =
=> Vậy lượng công cần thiết của quá trình nén từ a đến c là phần diện tích
được gạch chéo trên hình.
- Trong quá trình nén đa biến ta có:
Px. = Pa. = Pc. => Px =
+ Với Px và Vx là áp suất và thể tích tại vị
trí nào đó của piston khi nén.
- Biểu thức tính lượng nhiệt trao đổi với
thành xi lanh (Xem giáo trình)
1.4.2.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình nén
- Chỉ số nén đa biến trung bình n1 (sự trao đổi nhiệt giữa môi chất và thành
xi lanh) là thông số ảnh hưởng nhiều nhất đến quá trình nén:
+ Nếu môi chất được cấp nhiệt nhiều hơn so với tản nhiệt: n1 > k1
+ Nếu cấp nhiệt và nhả nhiệt bằng nhau thì n1 = k1
+ Nếu môi chất nhả nhiệt: n1 < k1
=> Có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng
đến n1 như tốc độ động cơ, phụ tải,
kích thước xilanh, nhiệt độ động cơ,...
a. Tốc độ động cơ
Khi tăng tốc độ ĐC (tăng số chu trình trong 1 giây) sẽ làm tăng nhiệt độ của
các chi tiết trong xilanh, giảm rò khí và thời gian tiếp xúc giữa môi chất mới
và thành xilanh. Kết quả trên làm cho môi chất tản nhiệt ít hơn, khiến n 1 tiến
sát tới k1 (đoạn nhiệt). Như vậy tăng tốc độ động cơ sẽ làm tăng n1.

a) Sự thay đổi của Pc và n1 của b) Biến thiên của n1 theo n của


động cơ diesel theo tốc độ n. động cơ xăng ở ba vị trí bướm ga
Sự thay đổi của Pc và n1 theo số vòng quay.
1 – mở hoàn toàn bướm ga; 2 – mở 40%; 3– mở 20%
b. Phụ tải của động cơ: Khi tăng tải sẽ làm tăng trạng thái nhiệt và nhiệt độ
trung bình của thành xilanh, làm tăng nhiệt lượng truyền cho môi chất ở đầu
quá trình nén và giảm tản nhiệt từ môi chất ở cuối quá trình nén.
=> Kết quả sẽ làm tăng n1
- Ở động cơ Diesel, ảnh hưởng của tải tới n1 rất nhỏ.
- Với động cơ xăng, ở tốc độ lớn, tải thay đổi ít ảnh hưởng đến n 1; ở tốc độ
thấp, tải thay đổi gây ảnh hưởng lớn đến n1

Ảnh hưởng của phụ tải ở Ảnh hưởng của góc mở bướm ga
động cơ Diesel đến sự thay đổi n1 của động cơ xăng đến n1.
c. Tình trạng kỹ thuật:
- Nếu piston – xilanh mòn nhiều sẽ làm tăng lọt khí, gây mất nhiệt và làm
giảm n1
- Trường hợp có muội than bám trong buồng đốt hoặc giảm hiệu quả tản
nhiệt làm mát sẽ làm tăng n1.
- Nếu tăng tỷ số nén sẽ làm tăng Pc và Tc => làm tăng sự truyền nhiệt cho
xilanh và làm giảm n1.
- Các biện pháp làm giảm nhiệt độ trung bình của xilanh như: Tăng tốc độ
tuần hoàn của nước làm mát, làm mát đỉnh piston, ... đều làm giảm n1.
d. Kích thước xilanh (đường kính của xilanh D và hành trình của piston S):
- Tỷ số tỷ lệ thuận với (trong đó: Flm là diện tích làm mát, Vh và thể tích
công tác của xilanh), do đó tăng D sẽ làm cho môi chất khó tản nhiệt hơn,
qua đó làm tăng n1.

- Khi Vh = const, trong trường hợp >1

+ Nếu giảm tỷ số sẽ làm giảm => sẽ làm tăng n1

+ Nếu tăng tỷ số sẽ làm tăng => sẽ làm giảm n1


1.4.2.5 Chọn tỷ số nén cho động cơ:
 Khi tăng tỷ số nén sẽ làm tăng công suất và hiệu suất của chu trình.
 Khi nâng cao tỷ số nén, động cơ có thể làm việc với hoà khí nhạt hơn giúp
hiệu suất ĐC cao hơn.
 Khi tỷ số nén của động cơ xăng tăng cao, tốc độ cháy gia tăng nhưng
nhiệt độ và áp suất cuối quá trình nén cao, làm tăng khuynh hướng tự bốc
cháy của hòa khí => Dễ tạo ra hiện tượng kích nổ.
 Tỷ số nén của động cơ xăng lệ thuộc vào cấu tạo của buồng cháy và chất
lượng xăng sử dụng (chỉ số octan) (giải thích ở bài Nhiên liệu dùng cho động
cơ đốt trong).
 Động cơ Diesel nhỏ, dùng hợp kim nhẹ thường có tỷ số nén lớn. Động cơ
lớn, piston và xilanh thường làm bằng gang, thường làm việc ở chế độ tải lớn
nên tỷ số nén thường nhỏ hơn.
Tỷ số nén tham khảo của một vài loại động cơ ô tô.
- Động cơ xăng: 6÷12
- Động cơ Diesel, buồng cháy thống nhất: 13÷16
- Động cơ Diesel, buồng cháy ngăn cách: 17÷20
Động cơ Diesel tàu thuỷ và tĩnh tại:
- Động cơ có tốc độ thấp: 13÷14
- Động cơ có tốc độ trung bình: 14÷15
- Động cơ cao tốc: 14÷18
- Động cơ cao tốc, tăng áp: 12÷13
1.4.3 Quá trình cháy
1.4.3.1. Quá trình cháy của động cơ đánh lửa cưỡng bức
a. Diễn biến quá trình cháy

You might also like