You are on page 1of 29

111Equation Chapter 1 Section 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


KHOA CÔNG NGHỆ
BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ
------------

BÁO CÁO
ĐỒ ÁN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
MSMH: CN569

NHÓM 15
Đề tài :
Tính toán & thiết kế động cơ GA14DS
Công suất Ne = 56 kW (75 HP)
Số vòng quay ne = 6000 rpm, dùng cho ô tô con

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NHÓM SV THỰC HIỆN:


Ths.Nguyễn Nhựt Duy Lâm Lý Luận – MSSV: B1803279
Nguyễn Nhựt Hào – MSSV: B1803243
Ngành: Cơ Khí Giao thông K44

Tháng 05/2021
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC.......................................................................................................................... 1
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................... 1

CHƯƠNG I :..................................................................................................................... 1
PHÂN TÍCH KẾT CẤU ĐỘNG CƠ THAM KHẢO.....................................................1
1.1 THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA ĐỘNG CƠ THAM KHẢO....................................1
1.2.1 Nhóm piston:.....................................................................................................1
1.2.2. Nhóm thanh truyền :........................................................................................1
1.2.3. Nhóm trục khuỷu :............................................................................................1
1.2.4. Cơ cấu phân phối khí :.....................................................................................1
1.3. CÁC HỆ THỐNG TRÊN ĐỘNG CƠ...................................................................1
1.3.1 Hệ thống bôi trơn :...........................................................................................1
1.3.2 Hệ thống làm mát :...........................................................................................1
1.3.3 Hệ thống cung cấp nhiên liệu sử dụng bộ chế hòa khí......................................1
1.3.4 Quá trình đốt cháy nhiên liệu............................................................................1
1.4 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ XĂNG 4 KỲ.................................1
1.4.1 Kỳ một- kỳ nạp:.................................................................................................1
1.4.2 Kỳ hai- kỳ nén:..................................................................................................1
1.4.3 Kỳ ba- kỳ cháy và giãn nở:...............................................................................1
1.4.4 Kỳ bốn- kỳ thải:.................................................................................................1

CHƯƠNG II...................................................................................................................... 1
TÍNH TOÁN CHU TRÌNH VÀ XÂY DỰNG ĐỒ THỊ..................................................1
2.1 XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ BAN ĐẦU.............................................................1
2.2 TÍNH TOÁN XÂY DỰNG ĐỒ THỊ CÔNG...........................................................1

CHƯƠNG III :.................................................................................................................. 1


CHƯƠNG V :....................................................................................................................1
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................................1
5.1. KẾT LUẬN :.......................................................................................................1
5.2. KIẾN NGHỊ :......................................................................................................1

LỜI CẢM ƠN :................................................................................................................. 1


TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................1

LỜI NÓI ĐẦU


Đồ án môn học động cơ đốt trong là một khâu quan trọng trong khối kiến
thức của ngành cơ khí ô tô, là một kỹ sư thiết kế phải biết và có khả năng thiết
kế. Hơn nữa, đất nước ta là một đất nước đang phát triển rất cần phát triển các
ngành công nghiệp mà trong đó công nghiệp ô tô giữ một vai trò hết sức quan
trọng. Trong khi đó, bộ phận quan trọng nhất của một chiếc ô tô là cái sinh ra
nguồn động lực cho ô tô – chính là động cơ ô tô. Vậy thiết kế động cơ là khâu
hết sức quan trọng để có thể phát triển ngành công nghiệp ô tô.
Sau ba năm học ngành cơ khí ô tô, chúng em đã được trang bị nhiều kiến
thức về các môn học cơ sở như Nguyên lý máy, Sức bền vật liệu, Vật liệu học
và Nhiệt động lực học cũng như nhiều môn học chuyên ngành khác, Đồ án Thiết
kế Động cơ chính là cơ hội cho chúng em tổng hợp và áp dụng những kiến thức
mình đã học.
Trong quá trình thực hiện đồ án em gặp rất nhiều khó khăn trong phương
pháp thiết kế và tính toán cũng như việc hoàn thành các bản vẽ của mình, nhờ sự
hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Nhựt Duy cùng sự góp ý của các bạn đã
giúp em hoàn thành đồ án này.
Sau một thời gian làm việc với nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ từ tất cả
mọi người, em đã hoàn thành Đồ án thiết kế động cơ đốt trong này. Nay em xin
gửi lời cảm ơn chân thành tới giáo viên hướng dẫn Thầy Nguyễn Nhựt Duy,
các thầy trong bộ môn Cơ khí giao thông cùng các bạn trong lớp cơ khí giao
thông K44.
Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng trong quá trình thực hiện khó tránh
khỏi thiếu sót, rất mong được sự góp ý chân thành từ phía các thầy và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn.

Cần thơ , Ngày tháng 05 năm


2021
Sinh viên thực hiện
Lâm Lý Luận
Nguyễn Nhựt Hào

CHƯƠNG I :
PHÂN TÍCH KẾT CẤU ĐỘNG CƠ THAM KHẢO
1.1 THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA ĐỘNG CƠ THAM KHẢO.
Đô ̣ng cơ GA14DS là động cơ sử dụng nhiên liệu xăng, đô ̣ng cơ 4 kỳ bố trí 4
xilanh thẳng hàng kiểu I, thứ tự làm viê ̣c 1-3-4-2. Sử dụng hệ thống phân phối khí loại
DOHC, trục cam lắp trên nắp máy, 16 xupap bố trí hai dãy thẳng hàng, trục cam được
dẫn đô ̣ng bằng xích.
Động cơ có công suất 75 (HP), số vòng quay 6000 (rpm), đường kính xi
lanh 73,6 (mm) và hành trình piston là 81,8 (mm). Hệ thống nhiên liệu sử dụng bộ chế
hòa khí áp, hê ̣ thống bôi trơn cưỡng bức cácte ướt, hê ̣ thống làm mát cưỡng bức, sử
dụng môi chất lỏng.

Bảng 1.1 Các thông số kỹ thuật động cơ tham khảo


Động cơ GA14DS
Số xy lanh và cách bố trí 4-xi lanh và kiểu I
Hệ thống phân phối khí 16 valve, DOHC
Đường kính x hành trình [mm] 73,6 x 81,8
Tỷ số nén 9,5:1
Hệ thống nhiên liệu Fuel system with carburettor
Công suất cực đại/số vòng quay[kW/rpm] 56/6000
Thứ tự làm viê ̣c 1–3–4–2
Nhiên liê ̣u Xăng
Hệ thống nạp Không tăng áp
Hệ thống bôi trơn Cưỡng bức, các te ướt

Hệ thống làm mát Cưỡng bức, sử dụng môi chất lỏng


Hình1.1 Mô tả hệ thống phát lực động cơ tham khảo

Hình1.2 Động cơ ứng dụng trên xe Nissan Sunny B13 1990-1994

1.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỘNG CƠ THAM KHẢO .

1.2.1 Nhóm piston:


- Piston là một chi tiết quan trọng của động cơ đốt trong. Trong quá trình làm
việc của động cơ, piston chịu lực rất lớn, nhiệt độ rất cao và ma sát mài mòn lớn, lực
tác dụng và nhiệt độ cao do khí thể và lực quán tính sinh ra gây nên ứng suất cơ học và
ứng suất nhiệt trong piston, còn mài mòn là do thiếu dầu bôi trơn mặt ma sát của
piston với xilanh khi chịu lực.
- Piston được làm bằng hợp kim nhôm. Phần đầu piston được vát côn để tăng
hiệu quả quá trình đốt cháy nhiên liệu.
- Đường kính piston: 81,8 (mm).
- Piston gồm 2 xéc măng khí và một xéc măng dầu. Xéc măng áp lực thấp được
sử dụng dể giảm ma sát, nâng cao tính kinh tế nhiên liệu và chất lượng dầu bôi trơn
được nâng cao.
- Chân piston có dạng vành đai để tăng độ cứng vững. Để điều chỉnh trọng
lượng piston người ta thường cắt bỏ một phần kim loại ở phần chân piston nhưng vẫn
đảm bảo được độ cững vững cần thiết cho piston.
- Cấu tạo piston :
 Đỉnh piston là phần trên cùng của pit-tông cùng với xylanh và quy-lát
tạo thành buồng cháy, có vát ở 4 van để giảm thể tích buồng cháy nâng
cao tỉ số nén
 Đầu pit-tông bao gồm đỉnh pit-tông và vùng đai lắp 2 xecmăng dầu và 1
xecmăng khí, làm nhiệm vụ bao kín.
 Thân pit-tông là phần phía dưới rãnh xecmăng dầu cuối cùng ở đầu pit-
tông, làm nhiệm vụ dẫn hướng pit-tông .

Hình 1.2 Mô tả cấu tạo piston động cơ tham khảo

1.2.2. Nhóm thanh truyền :


- Thanh truyền là chi tiết nối piston với trục khuỷu có tác dụng truyền lực tác
dụng trên piston xuống trục khuỷu, làm quay trục khuỷu.
-Khi động cơ làm việc thanh truyền chịu tác dụng của các lực sau: Lực khí thể
trong xi lanh, lực quán tính chuyển động tịnh tiến của nhóm piston, lực quán tính của
thanh truyền.
- Đô ̣ng cơ sử dụng dạng thanh truyền đơn được làm bằng thép hợp kim dễ
dàng cho viê ̣c chế tạo, đầu to thanh truyền có dạng phân đôi nên cần có bu lông gắn
giữa nắp đầu to với thân. Mă ̣t phân cách ở giữa nắp và thân có gờ để chống lực cắt bu
lông.
- Tiết diện thanh truyền của động cơ có dạng chữ I.
-Đầu nhỏ thanh truyền có dạng hình trụ rỗng và được lắp tự do với chốt piston.
-Đầu to thanh truyền được cắt thành hai nửa, phần trên nối liền trục với thân,
phần dưới là nắp đầu to thanh truyền và lắp với nhau bằng bu lông thanh truyền. Mặt
phẳng lắp ghép vuông góc với đường tâm trục thân thanh truyền.
-Bu lông thanh truyền là loại bu lông chỉ chịu lực kéo, có mặt gia công đạt độ
chính xác cao để định vị.
- Đầu to của thanh truyền không có lỗ vung dầu vì piston và xilanh được bôi
trơn cưỡng bức bởi các đường dầu bôi trơn trên hệ thống.

Hình 1.3 Mô tả cấu tạo thanh truyền động cơ tham khảo

1.2.3. Nhóm trục khuỷu :


- Trục khuỷu là trục khuỷu đủ cổ, gồm 5 cổ trục, 4 khuỷu trục. Bên trong có các
đường dầu bôi trơn cổ trục, khuỷu trục được lắp trên ổ trục được sử dụng bạc lót đêm
giảm mài mòn. Cổ trục và khuỷu trục được gia công với đô ̣ bền cao.
- Tương tự bạc lót thanh truyền, mă ̣t trong bạc lót cổ trục cung được thiết kế các
rãnh vi mô nhằm gom dầu bôi trơn để tang lượng dầu đi bôi trơn và giảm rung đô ̣ng
cho đô ̣ng cơ, mă ̣t trong các bạc lót phía trên có rãnh dầu bôi trơn.
- Đầu trục khuỷu có lắp puly đĩa xích dẫn động 2 trục cam, và bánh răng lược
máy phát, quạt, bơm dầu, bơm nước làm mát.
- Đuôi trục khuỷu có 6 lỗ để lắp bánh đà.
- Cấu tạo trục khuỷu bao gồm 6 phần: đầu trục khuỷu, chốt khuỷu, cổ khuỷu,
má khuỷu, đối trọng và đuôi trục khuỷu.
+ Chốt khuỷu được gắn chặt vào đầu to thanh truyền. Nhiệm vụ của nó là nhận
toàn bộ lực từ thanh truyền.
+ Cổ khuỷu có dạng hình trụ, nó là trục quay chính của trục khuỷu.
+ Má khuỷu là phần liên kết giữa cổ khuỷu và chốt khuỷu. Lực từ chốt khuỷu
sẽ được truyền và cổ khuỷu nhờ chi tiết này.
+ Đuôi trục khuỷu là đầu cuối và được gắn với bánh đà trong động cơ.

Hình 1.4 Mô tả cấu tạo trục khuỷu động cơ tham khảo

1.2.4. Cơ cấu phân phối khí :


- Cơ cấu phân phối khí dùng để thực hiện quá trình thay đổi khí. Thải sạch khí
thải khỏi xilanh và nạp đầy khí hổn hợp hoặc không khí mới vào xilanh để động cơ
làm việc liên tục. Để đảm bảo công suất cực đại của động cơ, cần phải hút càng nhiều
hỗn hợp không khí - nhiên liệu vào xilanh và thải ra càng nhiều khí cháy càng tốt. Vì
thế, hỗn hợp không khí - nhiên liệu và quán tính khí cháy được tính đến trong quá
trình thiết kế tăng tối đa thời gian mở xupap.
- Cơ cấu bao gồm: trục cam, giàn cò mổ, xupap nạp, xupáp thải, lò xo xupap,
chén chận, móng ngựa. Không có con đội, đũa đẩy.
- Cơ cấu phân phối khí kiểu DOHC nên sẽ có 16 xupap gồm 8 xupap nạp và 8
xupap thải bố trí riêng lẽ nằm song song nhau, được bố trí trên nắp máy.
- Trục cam được dẫn động bởi trục khuỷu thông qua bộ truyền xích.

Hình 1.5 Mô tả cơ cấu phân phối khí động cơ tham khảo

Trục cam:
- Sử dụng trục cam đôi được gắn trên nắp máy, dẫn động bởi trục
khuỷu thông qua bộ truyền xích. Được chế tạo từ thép hợp kim. Các
mặt ma sát của trục cam (mặt làm việc của cam, của cổ trục…) đều
thấm than và tôi cứng.
Hình 1.6 Mô tả cấu tạo trục cam động cơ tham khảo
Xuppat:
- Gồm tất cả 16 xupap, 8 nạp, 8 thải. Được dẫn động bởi cam thông qua cò mổ
hoặc vấu cam, mà không dung đến đũa đẩy. Cả xupap nạp và xả đều có đỉnh nấm
xupap dạng bằng.
-Xupap có nhiệm vụ đóng mở các đường nạp, xả , đường kính nấm xupap nạp
lớn hơn xupap xả. Xupap nạp làm bằng thép crom, xupap xả làm bằng thép chịu nhiệt.
Mặt làm việc của xupap được vát 45o. Thân xupáp có kết cấu nhỏ gọn có tác dụng
giảm ma sát của khí nạp và khí xả khi đi vào xilanh động cơ và giúp giảm khối lượng
xu páp.
- Khe hở xupap trong động cơ oto rất quan trọng vì mỗi bộ phận của động cơ
đều bị giãn nở vì nhiệt. Cho nên giữa cam và con đội xupap thải đều phải có khe hở
nhiệt.
+ Khe hở nhiệt của xupap nạp là từ 0,21mm đến 0,49mm.
+ Khe hở nhiệt của xupap xả là từ 0,3mm đến 0,58mm.

Hình 1.7 Mô tả cấu tạo xuppat động


cơ tham khảo

-Lò xo xupap là lò xo
đơn, dùng để hồi vị xupap khi
làm việc. Đảm bảo cho
xupap luôn luôn đóng. Được
làm bằng thép hợp kim đặc biệt có độ dàn hồi cao. Biên độ lò xo khác nhau đảm bảo
không bị cổng hưởng dao động gây hư hỏng cho các chi tiết.

Hình 1.8 Mô tả lò xo xuppat động cơ tham khảo


1.3. CÁC HỆ THỐNG TRÊN ĐỘNG CƠ.

1.3.1 Hệ thống bôi trơn :


- Hệ thống bôi trơn kiểu cưỡng bức dùng để đưa dầu bôi trơn và làm mát các bề
mặt ma sát của các chi tiết chuyển động của động cơ. Hệ thống bôi trơn gồm có: bơm
dầu, bầu lọc dầu, cácte dầu, các đường ống... Bơm dầu động cơ là bơm rotor được dẫn
động trực tiếp bởi trục khuỷu khi động cơ khởi động.
- Đặc biệt hệ thống bôi trơ được trang bị 2 bơm dầu, một bơm cơ khí kiểu bánh
răng ăn khớp ngoài bơm dầu từ cacte vào hệ thống đường ống bôi trơn và một bơm ly
tâm được dẩn động từ trục khuỷu để tăng áp suất cho dầu bôi trơn và đủ áp suất để
phun vào các hệ thông như piston xylanh, hệ thống phân phối khí… bôi trơn theo kiểu
cưỡng bức.
Hình 1.9 Sơ đồ hệ thống bôi trơn
 Nguyên lý hoạt động:
- Dầu nhờn chứa trong cácte được bơm dầu hút qua lưới lọc dầu, sau đó dầu đi
qua lọc dầu, khi đi qua lọc dầu, dầu được lọc sạch các tạp chất, tiếp theo đó dầu nhờn
được đẩy vào đường dầu chính và các đường dầu phụ để bôi trơn cổ trục khuỷu, chốt
khuỷu, thanh truyền. Để bôi trơn piston – xylanh và cơ cấu phân phối khí thì động cơ
GA14DS sử dụng các vòi phun để bôi trơn cưỡng bức. Sau đó dầu nhờn được trở về
cácte và thực hiện chu trình tiếp theo.
- Nhờ bôi trơn cưỡng bức bằng kin phun nên piston được làm mát tốt nhưng
phải tốn nhiều năng lượng hơn để bơn dầu.

1.3.2 Hệ thống làm mát :


- Hệ thống làm mát có vai trò giữ các chi tiết trong động cơ ở nhiệt độ ổn định,
thích hợp với mọi điều kiện làm việc của động cơ. Động cơ có hệ thống làm mát bằng
nước kiểu kín, tuần hoàn theo áp suất cưỡng bức. Trong đó bơm nước tạo áp lực đẩy
nước lưu thông vòng quanh động cơ. Hệ thống bao gồm: áo nước xi lanh, nắp máy, két
nước, bơm nước, van hằng nhiệt, quạt gió và các đường ống dẫn nước.
Hình 1.10 Sơ đồ hệ thống làm mát

 Nguyên lí làm việc:


- Nước được tuần hoàn nhờ bơm nước, qua các ống phân phối vào khoang
chứa của các cylinder. Sau khi làm mát cylinder, nước lên làm mát nắp cylinder sau đó
đi đến van hằng nhiệt, ở đây:
+ Nếu nhiệt độ nước làm mát nhỏ hơn nhiệt độ quy định, van hằng nhiệt đóng,
nước làm mát sẽ đi về trước bơm tiếp tục làm mát động cơ.
+ Nếu nhiệt độ nước làm mát bằng nhiệt độ quy định, van hằng nhiệt mở một
phần cho một phần nước làm mát vào két nước để làm mát, phần nước làm mát còn lại
sẽ tiếp tục làm mát động cơ.
+ Nếu nhiệt độ nước làm mát lớn hơn nhiệt độ quy định, van hằng nhiệt mở
hoàn toàn, nước làm mát đi vào két nước làm mát sau đó tiếp tục làm mát động cơ.

1.3.3 Hệ thống cung cấp nhiên liệu sử dụng bộ chế hòa khí.
Động cơ có hệ thống nhiên liệu sử dụng bộ chế hòa khí. Hệ thống phun nhiên
liệu bao gồm: thùng xăng, bơm chuyển, bình lọc xăng, bộ chế hòa khí, bình lọc không
khí, ống dẫn xăng.
Hình 1.11 Sơ đồ hệ thống phun nhiên liệu

1.3.4 Quá trình đốt cháy nhiên liệu.


Hình 1.12 Sơ đồ hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí

 Nguyên lý làm việc: Khi động cơ làm việc, xăng từ thùng xăng được
bơm hút qua bình lọc để lọc tạp chất và đi bộ chế hòa khí. Trong kỳ nạp
của động cơ, không khí đi từ ngoài vào qua họng khuếch tán bị thu hẹp,
tại đây do áp suất chân không xăng được hút xăng từ buồng phao thống
qua giclo ra họng khuếch tán hòa trộn với không khí tạo thành hòa khí.
Sau đó, theo ống hút, qua xupap nạp vào trong cylinder. Sản phẩm cháy
sau khi giản nở sẽ sinh công trong cylinder được xả ra ngoài qua ống thải
và ống giảm thanh
- Ở động cơ xăng, hỗn hợp cháy được đưa vào động cơ để thực hiện hành trình
nén và được kích nổ nhờ bu-gi đánh lửa tạo quá trình cháy, giãn nở và sinh công. Do
đặc điểm như vậy nên động cơ xăng có thêm hệ thống đánh lửa. Trung bình 1 lít xăng
cháy hoàn toàn cho khoảng 8.140 calo. Suất tiêu hao nhiên liệu của động cơ xăng là
260-380g/kWh.

1.4 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ XĂNG 4 KỲ.

1.4.1 Kỳ một- kỳ nạp:


- Piston còn nằm ở ĐCT. Khi trục khuỷu quay, thanh truyền làm chuyển dịch piston
từ ĐCT đến ĐCD, xupap nạp mở, xupap thải đóng. Cùng với sự tăng tốc của piston và
áp suất trong cylinder giảm so với áp suất trong đường ống nạp tạo nên quá trình nạp
(hút) hòa khí ở bộ chế hòa khí thông qua đường ống nạp vào cylinder. Áp suất môi
chất đối với động cơ bằng với áp suất khí quyển. Trong quá trình nạp, xupap mở
thường mở sớm trước khi piston lên ĐTC để đảm bào lượng hòa khí đi vào cylinder
nhiều hơn.
1.4.2 Kỳ hai- kỳ nén:
- Piston chuyển dịch từ ĐCD đến ĐCT, các xupap nạp và xupap thải đều đóng kín
hoàn toàn, môi chất bên trong cylinder bị nén lại. Đầu kỳ nén, piston từ ĐCD đến ĐCT
làm thể tích cylinder giảm do đó áp suất và nhiệt độ trong xilanh tăng. Giá trị của áp
suất cuối quá trình nén, phụ thuộc vào tỷ số, độ kín của buồng đốt, mức độ tản nhiệt
của thành vách xilanh. Việc tự bốc cháy của hỗn hợp khí phải cần một thời gian nhất
định, mặc dù rất ngắn. Muốn sử dụng tốt nhiệt lượng do nhiên liêu cháy sinh ra thì
điểm bắt đầu và điểm kết thúc quá trình cháy phải ở lân cận ĐCT. Do đó, việc phun
nhiên liệu vào xilanh động cơ đều được thực hiện trước khi piston đến ĐCT.

1.4.3 Kỳ ba- kỳ cháy và giãn nở:


-Trong quá trình này, xupap nạp và xupap thải đều đóng. Đầu kỳ cháy và giãn
nở, hỗn hợp không khí và nhiên liệu được tạo ra ở cuối quá trình nén được bốc cháy
nhanh. Do đó khi piston đến ĐCT có một nhiệt lượng lớn được toả ra, làm nhiệt độ và
áp suất môi chất tăng mạnh. Dưới tác dụng đẩy của lực do áp suất môi chất tạo ra,
piston tiếp tục đẩy xuống thực hiện quá trình giãn nở của môi chất trong cylinder.
Trong quá trình giãn nở môi chất đẩy pittông đi xuống ĐCD thông qua thanh truyền
làm cho trục khuỷu quay và sinh công, do đó kỳ cháy và giãn nở được gọi là hành
trình công tác (sinh công).

1.4.4 Kỳ bốn- kỳ thải:


- Trong quá trình này, xupap nạp đóng còn xupap thải mở. Động cơ thực hiện quá
trình xả sạch khí thải ra khỏi cylinder. Piston chuyển dịch từ ĐCD đến ĐCT đẩy khí
thải ra khỏi cylinder qua đường xupap thải vào đường ống thải. Trước khi kết thúc kỳ
cháy và giãn nở, xupap thải được mở sớm hơn một chút khi piston đến ĐCD, nhờ vậy
giảm được lực cản đối với piston trong quá trình thải khí đồng thời nhờ sự chênh lệch
áp suất lớn tạo nên sự thoát khí dễ dàng từ cylinder ra đường ống thải, do đó giảm
được công tiêu hao để đẩy khí thải ra khỏi cylinder và giảm được lượng khí còn sót lại
đồng thời tăng được lượng hòa khí vào cylinder.
-Kỳ thải kết thúc chu trình công tác, tiếp theo piston sẽ lặp lại kỳ nạp theo trình
tự chu trình công tác động cơ nói trên. Tóm lại, quá trình động cơ thực hiện hoàn thiện
bốn kỳ xem như là quá trình làm việc của động cơ xăng bốn kỳ nói chung.
CHƯƠNG II

TÍNH TOÁN CHU TRÌNH VÀ XÂY DỰNG ĐỒ THỊ


2.1 XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ BAN ĐẦU

2.1.1 Tốc độ trung bình của pit tông


S . n 80.6000
Cm= = = 16 (m/s).
30 30.1000

Trong đó: S là hành trình dịch chuyển của piston trong xilanh (m).
n là tốc độ quay của động cơ (vòng/phút)
Vì Cm > 9 (m/s). Suy ra động cơ trên là động cơ cao tốc.

2.1.2 Áp suất cuối kỳ nạp pa

Đối với động cơ cao tốc: pa = (0,9-0,96).pk = 0,9.0,2 = 0,18 (MN/m2).


Trong đó: pk là áp suất môi chất mới ở trước xupap nạp.
Đối với động cơ không tăng áp: pk = (0,14÷ 0,4) = 0,2 (MN/m2).
2.1.3 Áp suất cuối kì nén pc

Từ phương trình của quá trình nén đa biến:


pa .V na = pc . V nc
1 1

Vn 1
V n 1

Vc 1
V c
( )
n 1,35
pc = pa . na = pa . a = p a . ε =0,18.11,5 =4,866 (MN/m2)
1

Trong đó: + Va là thể tích toàn phần.


+ Vc là thể tích buồng cháy.
Va
+ ε= là tỷ số nén.
Vc
+ n1 = (1,32÷1,39) là tỷ số nén đa biến trung bình.

2.1.4 Áp suất cuối quá trình giãn nở pb


Từ phương trình của quá trình giãn nở đa biến:
p z . V nz = pb . V nb
2 2

V n p 2

pb= p z . z = nz
Vb ( ) δ 2

Trong đó: + pz là áp suất cực đại.


Vb ε
+ δ= = là hệ số giãn nở.
Vz ρ
Suy ra:
pz 6,195
pb= =0,4 55
ε n2
= 11,5 1,2 4 (MN/m2)
() ( )
ρ 1,4
+ Với  là tỷ số giãn nở sớm,  = (1,2 1,5)
+ n2 là tỷ số giãn nở đa biến trung bình, n2 = (1,23  1,25)
2.1.5 Thể tích công tác Vh:
π . D2 π . 752
V h=S . =80. =353429,1735 (mm3) ¿ 0,3534 (d m3 ¿ .
4 4
Trong đó: + S là hành trình của piston (mm).
+ D là đường kính xilanh (mm).

2.1.6 Thể tích buồng cháy Vc:


V a V h +V c
Ta có: ε = =
Vc Vc
ε . V c =V h +V c
Vh 0.3534 3
V c= = =0,0337 ( d m ) .
ε −1 11,5−1

2.1.7 Vận tốc quay của trục khuỷu 


π . n π .6000
ω= = =628,3185 (rad /s) .
30 30

2.1.8 Áp suất khí sót pr:


Đối với động cơ cao tốc: pr = (1,05÷1,1)pth = 1,05.0,2 = 0,21 (MN/m2)
Trong đó: pth là áp suất đường ống nạp, pth = (0,9-1.0) pk
= 1.0,2 = 0,2 (MN/m2)
Ta chọn pth = pk , pk là áp suất không khí bên ngoài động cơ pk = 1atm

2.2 TÍNH TOÁN XÂY DỰNG ĐỒ THỊ CÔNG

2.2.1 Các thông số xây dựng đồ thị


a) Các thông số cho trước:
+ Áp suất cực đại: pz = 6,195 (MN/m2).
+ Góc phun sớm: φ s = 10 (độ)
+ Góc phân phối khí: α1 = 10° , α2 = 38° , β1 = 28° , β2 = 12° .

Bảng 2.1 Các thông số cho trước:


b) Các thông số cho chọn:
Bảng 2.2 Các thông số cho chọn:

2.2.2 Xây dựng đường cong nén


Gọi pnx và Vnx là áp suất và thể tích biến thiên theo quá trình nén của động cơ.
Vì quá trình nén là quá trình đa biến nên ta có:
pnx . ( V nx )n =const
1
(1.1)
pnx . ( V nx )n = pc . ( V c ) n
1 1
n1
V
( )
pnx = pc . c
V nx
V nx pc
Đặt i= , suy ra: pnx = n (1.2)
Vc i 1

2.2.3 Xây dựng đường cong giãn nở

Gọi pgnx và Vgnx là áp suất và thể tích biến thiên theo quá trình giãn nở của động cơ. Vì
quá trình giãn nở là quá trình đa biến nên ta có:
p gnx . ( V gnx )n =const
2
(1.3)
n n
Suy ra: p gnx . ( V gnx ) = p z .V z
2 2

n2
Vz
Hay: p gnx= p z . ( )
V gnx

Mà Vz = ρ .Vc = 1,4 . 0,0337 = 0,0471 (dm3)


pz pz pz
p gnx= = n2
= n2
1 V gnx V gnx
Nên
( ) ( )
Vz ( ) n2
Vz ρ. V c
V gnx

V gnx
Đặt i=
Vc

pz p z . ρn 2

p gnx= =
Ta được: i n i
2
n 2
(1
()ρ

2.2.4 Giá trị biểu diễn của các thông số trên đồ thị
a) Giá trị biểu diễn của thể tích buông cháy Vcbd (Vc biểu diễn)
Chọn Vcbd là số nguyên dương, sao cho dễ chia ô ly trên bản vẽ.
Ví dụ Vcbd = 10, 20, …(mm)
Ta chọn V cbd =20(mm)
V c 0,0337
Suy ra tỉ lệ xích thể tích μv = = =0,0017 (dm3/mm).
V cbd 20

b). Giá trị biểu diễn của thể tích công tác Vhbd (Vh biểu diễn)
V h 0,3534
V hbd = = =2 10 (mm)
μ v 0,0017
Lưu ý: Nếu Vhbd lớn, ta chia Vhbd thành  khoảng bằng nhau.

c). Giá trị biểu diễn của áp suất cực đại pzbd (pz biểu diễn)
Chọn pzbd là số nguyên dương, sao cho dễ chia ô ly trên bản vẽ.
Ví dụ: Chọn pzbd = 100, 200,… (mm).
Chọn pzbd = 200 (mm).

MN
Suy ra tỉ lệ xích μ p=
pz
p zbd
¿
6,195
200
=0,031
( )
m2
mm

Bảng 2.3 Chọn tỉ lệ xích:

d) Thiết lập bảng giá trị đồ thị công P-V:


Bảng 2.4 Số liệu đồ thị P-V:

2.2.5 Cách vẽ đồ thị công động cơ xăng 4 kì:


Sinh viên có thể vẽ đồ thị p_V theo 3 cách:
- Vẽ tay trên giấy kẽ ô ly A4
- Vẽ bằng cách sử dụng Chart trong Excel
- Vẽ bằng cách sử Autocad hỗ trợ (cách vẽ như vẽ bằng tay)
a) Vẽ trên giấy kẻ ô ly:
- Căn cứ vào các số liệu đã tính pa , pc , pz , pb , n1 , n2 , ε ta lập bảng tính đường
nén và đường giản nở theo biến thiên của dung tích công tác Vx =i.Vc (Vc: dung
tích buồng cháy).
Vh 3
V c= [d m ]
ε −1
- Ta có bảng tính các giá trị của quá trình nén và quá trình giản nở như sau:
n n n
(Xuất phát từ pnx . ( V nx ) =const ⇒ pnx . ( V nx ) = pc . ( V c ) với Vx =i.Vc thay vào rút ra)
1 1 1

- Sau khi ta chọn tỷ lệ xích µv và µp hợp lý để vẽ đồ thị công. Để trình bày đẹp
thường chọn chiều dài hoành độ tương ứng từ vc = (180÷220) mm trên giấy kẻ ly.
Chọn Vcbd = 20 mm thì v :
V c 0,0337 [ dm3 ]
μv = = =0.0017
V cbd 20 mm
- Tung độ thường chọn tương ứng với pz khoảng 250 mm trên giây kẻ ly.
Chọn Pzbd = 200 mm thì p :
MN
p
μ p= z =
6,195
p zbd 200
=0,0310
m2
mm [ ]
- Từ tỷ lệ xích trên ta tính được các giá trị biểu diễn (gtbd) của quá trình nén và quá
trình giản nở như :
* Bảng số liệu đồ thị p_V
- Sau khi vẽ đường nén và đường giản nở, vẽ tiếp đường biểu diễn đường nạp và
đường thải lý thuyết bằng hai đường thằng song song với trục hoành đi qua hai
điểm pa và pr.
- Lưu ý, cần xác định các điểm đặc biệt và đoạn khép kín đồ thị (file exe kèm).
Bảng 2.5 Các điểm đặc biệt và đoạn khép kín đồ thị p_V:

b) Vẽ đồ thị p_V bằng cách sử dụng Chart trong Excel:


Kết quả thu được vẽ đồ thị p_V bằng cách dùng Chart trong excel:
350.000

300.000

250.000

200.000
Đoạn nén
Cháy và giãn nở
Đoạn nạp
Đoạn cuối nén
150.000
Đoạn thải đến hút

100.000

50.000

0.000
0 50 100 150 200 250
CHƯƠNG III :
TÍNH TOÁN NGHIỆM BỀN TRỤC KHUỶU
CHƯƠNG V :

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


5.1. KẾT LUẬN :
Nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra ban đầu, trong 12 tuần thực hiện, với
những nổ lực hết mình và dưới sự hướng dẫn của thầy đến nay, đồ án của chúng em đã
thực hiện tương đối hoàn thành nội dung cần nghiên cứu. Những vấn đề đã giải quyết
được bao
Vậy Quá trình làm đồ án đã giúp chúng em củng cố thêm các kiến thức, cũng
như học hỏi được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu.

5.2. KIẾN NGHỊ :


Trong quá trình thực hiện đã nảy sinh nhiều vấn đề mà với phạm vi thời gian
hạn hẹp, hạn chế về kiến thức nên những vấn đề chưa được giải quyết trọn vẹn cả về
khía cạnh ứng dụng cũng như nội dung khoa học. Để tránh lãng phí và sai sót, nên giải
quyết một số vấn đề sau:
+ Tài liệu nghiên cứu còn thô sơ, nên việc hình dung ra nội dung ra kết cấu hộp
giảm tốc còn hạn chế.
+ Nên ứng dụng những phần mềm thiết kế để dễ dàng kiểm tra kết quả.
LỜI CẢM ƠN :
Trước tiên chúng em xin cảm ơn sâu sắc đến bạn bè và gia đình đã cổ vũ, động
viên, hỗ trợ về tinh thần cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt
đồ án này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy đã luôn quan tâm chỉ dạy, theo dõi, giúp
đỡ tận tình trong suốt khoảng thời gian em thực hiện đồ án.
Và hơn hết, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng đến quý thầy cô trường
Đại học Cần Thơ đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt những kiến thức quý báo cho chúng
em trong thời gian vừa qua để chúng em có đủ kiến thức, điều kiện để thực hiện đồ án
này. Đồng thời chúng em cũng rất biết ơn các cán bộ trực ở thư viện khoa công nghệ,
trung tâm học liệu, phòng máy... đã hỗ trợ giúp đỡ chúng em trong thời gian qua.
Đồng cảm ơn đến các tác giả trong các quyển sách báo, internet, anh chị đi
trước đã tìm tòi, nghiên cứu đúc kết kinh nghiệm làm tài liệu để em có thể tham khảo
trong quá trình thực hiện đồ án.
Sau cùng tôi xin cảm ơn các bạn nghành Cơ khí , khoa Công nghệ, trường Đại
học Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ, chia sẽ kiến thức cho tôi thực hiện đồ án này.

Cần Thơ, ngày tháng năm 202


Sinh viên thực hiện Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Lâm Lý Luận Nguyễn Nhựt Hào


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Trọng Hiệp, 1999. Thiết kế chi tiết máy. Nhà xuất bản giáo dục.
[2] Trịnh Chất & Lê Văn Uyển, 1998. Tính toán hệ thống dẫn động cơ khí Tập1. Nhà
xuất bản giáo dục.
[3] Trịnh Chất & Lê Văn Uyển, 1998. Tính toán hệ thống dẫn động cơ khí Tập2. Nhà
xuất bản giáo dục.
[4] Trần Thiên Phúc, 2011. Thiết kế công dụng chung. Nhà xuất bản đại học quốc gia
TP.HCM.
[5] Nguyễn Hữu Lộc, 1997. Bài giảng chi tiết máy. Nhà xuất bản đại học kỹ thuật
TP.HCM
[6] Hà Văn Vui , 2004. Sổ tay thiết kế cơ khí tập 1,2,3. Nhà xuất bản khoa học kỹ
thuật Hà Nội.
[7] Nguyễn Bá Dương…,1978. Tập bản vẽ chi tiết máy. Nhà xuất bản đại học và
trung học chuyên nghiệp Hà Nội.
[8] Nguyễn Văn Trí ,2015. Bài giảng Cơ sở thiết kế máy. Nhà xuất bản đại học Cần
thơ.
[9] Ninh Đức Tốn , 2005. Sổ tay Dung sai lắp ghép. Nhà xuất bản giáo dục.

You might also like