You are on page 1of 8

THIẾT KẾ CÁC HỆ THỐNG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG 1-1

Chương 1. Cơ sở thiết kế động cơ đốt trong

1.1.Phương pháp thiết kế động cơ đốt trong


Động cơ đốt trong thường được thiết kế theo hai phương án sau:

1.1.1.Thiết kế động cơ hoàn toàn mới


Trong quá trình phát triển của động cơ đốt trong, do áp dụng những thành tựu khoa
học mới cũng như do yêu cầu sử dụng như tăng công suất, tăng tính kinh tế, giảm ô nhiễm
môi trường, vv... đã buộc các nhà nghiên cứu động cơ đưa ra các phương pháp thiết kế mới
để thay thế động cơ đã lạc hậu. Ví dụ các thành tựu về nghiên cứu quá trình hình thành khí
hỗn hợp của động cơ điêden với các dạng buồng cháy Ômêga, Man, vv... đã giảm suất tiêu
thụ nhiên liệu đến mức 125 g/ml.h. Hoặc các thành tựu của động cơ phun xăng trên đường
nạp và đặc biệt là động cơ phun xăng trực tiếp (GDI) của hãng Mitsubishi đã áp dụng nhiều
thành tựu khoa học về điện tử, về vật liệu về công nghệ hoàn toàn mới. Nhiều khái niệm
cổ điển đã không còn thích hợp.
Tuy nhiên thiết kế động cơ đốt trong theo phương pháp hoàn toàn mới đòi hỏi rất
nhiều công sức và tốn kém và phải sử dụng các phần mềm chuyên dụng.

1.1.2.Thiết kế cải tiến động cơ hiện có


Phương án thiết kế này hiện là phương án chủ yếu của các hãng sản xuất động cơ.
Hằng năm động cơ kiểu nào cũng đều có thay đổi chút ít về hình dáng, về tính năng tốc độ,
về cơ cấu, hệ thống vv... Mục đích nhằm cải thiện tính năng sử dụng và kinh tế hoàn thiện
kết cấu. Đây cũng là phương án chủ yếu khi nghiên cứu thiết kế thay thế phụ tùng của các
loại động cơ.
Dưới đây chỉ trình bày những khái niệm cơ bản về phương án thiết kế cải tiến.

1.2.Trình tự thiết kế cải tiến


Khi thiết kế cải tiến một động cơ hoặc một cụm chi tiết, hoặc hệ thống chức năng
để phù hợp với hoàn cảnh sử dụng, người ta thường phải xác định phương án theo trình tự
sau:

1.2.1.Xác định điều kiện kỹ thuật


Các điều kiện kỹ thuật của phương án thiết kế cải tiến thường bao gồm:
a) Công dụng của động cơ: Điều kiện này thường liên quan rất lớn đến loại hình và
tính năng của động cơ. Ví dụ: động cơ tàu thuỷ có tinh năng công suất lớn, tốc độ thấp;
động cơ phát điện phải có số vòng quay cố định; động cơ xe máy phải gọn nhẹ, làm mát
bằng gió;...
b) Công suất của động cơ: Có thể thay đổi theo nhu cầu sử dụng.
c) Tính năng tốc độ: Tốc độ cao hay thấp, có điều tốc hay không, phương pháp
khống chế tốc độ vv...

Trần Thanh Hải Tùng , Bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí Giao thông, ĐHBK Đà Nẵng
1- 2 Chương 1 * Cơ sở thiết kế động cơ đốt trong

d) Chủng loại nhiên liệu: xăng hay Diesel, gas hay các loại nhiên liệu tái tạo khác
như Ethanol, BioDiesel…., dùng chế hoà khí hay phun xăng... Mỗi loại nhiên liệu sẽ có
các phương án kết cấu hệ thống nhiên liệu khác nhau.

1.2.2.Xác định trạng thái làm việc để tính nghiệm bền


Trong quá trình tính toán sức bền của các chi tiết máy của động cơ đốt trong, sự lựa
chọn trạng thái làm việc của động cơ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trị số của lực khí thể, lực
quán tính, mômen tác dụng, trạng thái dao động và cả ứng suất nhiệt của chi tiết máy. Như
đã biết các lực tác dụng và mômen biến thiên theo góc quay và trạng thái phụ tải và tình
hình chịu lực của các chi tiết máy cũng rất phức tạp. Để đơn giản hoá quá trình tính toán
nghiệm bền, ta thường dùng khá nhiều giả thiết như đơn giản hoá hình dạng kết cấu của
chi tiết máyđể gần sát với các bài tính của sức bền vật liệu; coi lực tác dụng đều trên chi
tiết; phân doạn trục khuỷu để tính nghiệm bền theo bài toán tĩnh định của một dầm, coi
đỉnh pittông là một đĩa tròn có độ dày đồng đều vv... Từ đó áp dụng các công thức tính ứng
suất đã quen thuộc trong sức bền vật liệu.
Thông thường người ta chọn ba trạng thái làm việc sau đây để tính toán:
1. Trạng thái chịu mômen xoắn lớn nhất.
2. Trạng thái tốc độ lớn nhất.
3. Trạng thái công suất lớn nhất.
Như trong lý thuyết động cơ đốt trong đã chỉ rõ: Trường hợp thứ nhất là trường hợp
trong xilanh động cơ có áp suất khí cháy lớn nhất, còn lực quán tính thì nhỏ. Trường hợp
thứ hai là trường hợp có lực quán tính lớn nhất ứng với tốc độ cực đại do bộ điều tốc khống
chế. Trường hợp thứ ba có công suất lớn nhất, lực quán tính, ứng suất nhiệt ... đều lớn nên
cũng thường dùng để tính nghiệm bền các chi tiết máy của động cơ đốt trong. Ngoài ra khi
tính toán với tải trọng động người ta cũng tính hệ số an toàn của các chi tiết như lý thuyết
ứng suất giới hạn mỏi của sức bền vật liệu.

1.2.3.Thiết kế phác thảo


Thiết kế phác thảo các bộ phận hoặc các chi tiết cải tiến là một bước thiết kế hết sức
quan trọng. Người thiết kế cần có đầy đủ số liệu của động cơ trong suốt quá trình sử dụng,
các số liệu về độ an toàn, độ tin cậy, tuổi thọ của bộ phận hoặc chi tiết máy cần cải tiến.
Thiết kế phác thảo bao giờ cũng tiến hành dựa trên cơ sở của thiết kế cũ, nhằm loại
bỏ nhược điểm của hình dạng, kích thước bất hợp lý, nhằm nâng cao tính năng kỹ thuật
của động cơ.
Ngày nay các phương tiện máy tính đã giúp các nhà thiết kế nhanh chóng tìm ra
phương án thiết kế tối ưu.

1.2.4.Thiết kế kỹ thuật
Sau khi đã định dạng khi thiết kế phác thảo, người thiết kế căn cứ vào đây để tiến
hành thiết kế kỹ thuật các bộ phận hoặc các cơ cấu cải tiến. Trong toàn bộ quá trình thiết
kế, khâu thiết kế kỹ thuật là một khâu chiếm nhiều thời gian nhất. Nhiệm vụ của khâu thiết
kế kỹ thuật là xây dựng toàn bộ hồ sơ thiết kế từ bản vẽ kỹ thuật, phương pháp tạo phôi,
vật liệu, kỹ thuật gia công, điều kiện kỹ thuật, dung sai lắp ghép, nhiệt luyện, cân bằng, ...

Trần Thanh Hải Tùng , Bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí Giao thông, ĐHBK Đà Nẵng
THIẾT KẾ CÁC HỆ THỐNG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG 1-3

Ngoài ra còn phân nhóm, định mã số trước khi chuyển qua giai đoạn chế tạo thử
nghiệm.
Trong quá trình thử nghiệm động cơ đốt trong, người thiết kế phải theo dõi thu thập
đầy đủ các số liệu thử nghiệm: Trạng thái công suất, trạng thái nhiệt, suất tiêu thụ nhiên
liệu, nồng độ ô nhiễm môi trường, tiếng ồn, rung động, độ tin cậy và tuổi thọ.
Tuỳ theo đối tượng nghiên cứu cải tiến mà thời gian thí nghiệm dài hay ngắn, phức
tạp hay giản đơn, hàng loạt hay đơn chiếc...

1.2.5.Thiết kế công nghệ


Căn cứ vào kết quả thử nghiệm đã thành công, các nhà thiết kế sẽ hợp tác với các
chuyên gia công nghệ để thiết kế dây chuyền sản xuất đưa phương án thiết kế thành sản
phẩm sử dụng trong thị trường.
Trong trường hợp khảo nghiệm không thành công, chưa đạt được các chỉ tiêu kinh
tế kỹ thuật cao, toàn bộ công việc sẽ được tiến hành lại từ đầu.

1.3.Vật liệu thường dùng chế tạo động cơ


Tùy theo loại chi tiết, vật liệu chế tạo động cơ thường sử dụng gang, thép hợp kim,
hợp kim nhôm, hợp kim đồng và kim loại gốm.

1.4.Phương pháp thiết kế bố trí chung


1.4.1.Chọn thông số kết cấu và kích thước
- Chọn kiểu bố trí xi lanh và số xi lanh.

Trần Thanh Hải Tùng , Bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí Giao thông, ĐHBK Đà Nẵng
1- 4 Chương 1 * Cơ sở thiết kế động cơ đốt trong

Hình 1-1 Các phương án bố trí xi lanh


a) Bố trí thẳng hàng; b) Bố trí chữ V; c) Bố trí chữ H; d) Bố trí hình sao

Hình 1-2. Động cơ bố trí chữ V và hình sao

Hình 1-3 Động cơ bố trí chữ H (động cơ Boxer)


Phương án bố trí động cơ quyết định rất lớn đến kết cấu các bộ phận hệ thống của
động cơ. Số lượng xi lanh mỗi động cơ liên quan đến công suất động cơ cần đạt được.
- Chọn tỷ số S/D và tỷ số .
Việc lựa chọn đường kính xylanh D và hành trình piston S là quá trình lựa chọn theo
tỷ số S/D theo kinh nghiệm:
Đối với ô tô có động cơ diesel thì S/D = 0,9÷1,2
Nếu: D/S > 1 có lợi về hiệu suất cháy do tốc độ lan tràn màng lửa
D/S < 1 có lợi về bố trí các xupap nạp thải, hệ số nạp lớn

Trần Thanh Hải Tùng , Bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí Giao thông, ĐHBK Đà Nẵng
THIẾT KẾ CÁC HỆ THỐNG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG 1-5

D/S = 1 dạng động cơ hình vuông về thân máy


Chọn hành trình piston S, đường kính xylanh D là quá trình tính toán phân tích tối
ưu của nhiều người, nhiều công đoạn và thông kê các giá trị tối ưu từ đó lựa chọn theo các
tiêu chí công suất có ích Ne, suất tiêu hao nhiên liệu có ích g e.
Số vòng quay ảnh hưởng rõ rệt tới công suất có ích Ne của động cơ. Tăng số vòng
quay n trong quá trình thiết kế là xu hướng chung tăng công suất Ne. Tuy nhiên cũng bị
giới hạn bởi vì số tăng số vòng quay làm giảm hệ số nạp đầy của xylanh và tăng lực quán
tính của các chi tiết chuyển động. Đối với động cơ diesel số vòng quay n thường từ (2000
÷ 3000) v/p.
Đối với động cơ diesel tỷ số nén  = (15 ÷ 21)
- Chọn kiểu làm mát.

Hình 1-4 Phương án làm mát bằng chất lỏng


- Chọn phương án bôi trơn.
Căn cứ đặc điểm và công suất, phạm vi hoạt động của động cơ để lựa hconj phương
án làm mát phù hợp.

Trần Thanh Hải Tùng , Bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí Giao thông, ĐHBK Đà Nẵng
1- 6 Chương 1 * Cơ sở thiết kế động cơ đốt trong

Hình 1-5. Phương án bôi trơn cưỡng bức cacte ướt


- Chọn loại nhiên liệu và phương án cung cấp nhiên liệu.
Tùy theo việc sử dụng nhiên liệu mà có các phương án cung cấp nhiên liệu khác
nhau. Động cơ đánh lửa cưỡng bức có thể dùng nhiên liệu xăng, nhiên liệu Ethanol, hay
gas. Động cơ nén cháy (thường gọi động cơ Diesel) có thể dùng nhiên liệu diesel hay nhiên
liệu biodiesel.
- Chọn hệ thống đánh lửa (động cơ xăng).
Hiên nay hầu hết các động cơ đánh lửa cưỡng bức đều dùng hệ thống đánh lửa điều
khiển điện tử có thể trực tiếp hoặc loại có dây cao áp vì ưu điểm nội trội của chất lượng tia
lửa và kiểm soát thời điểm đánh lửa chính xác thay vì dùng hệ thống đánh lửa thường.
- Chọn phương án khởi động.
Động cơ tĩnh tại thường dùng hệ thống khởi động khí nén hoặc điện áp cao lớn hơn
24V.
Động cơ thủy thường dùng hệ thống khởi động khí nén.
Các động cơ trên phương tiện vận tải thường sử dụng hệ thống khởi động bằng điện
với điện áp là 12-24V.

1.4.2.Thiết kế mặt cắt ngang


Mặt cắt ngang quyết định chiều rộng động cơ, phụ thuộc phương án bố trí xi lanh,
cơ cấu phối khí, đường nạp và đường thải, phương án bôi trơn, làm mát, xuất phát từ đường
kính xi lanh để bố trí áo nước và các hệ thống khác.

Trần Thanh Hải Tùng , Bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí Giao thông, ĐHBK Đà Nẵng
THIẾT KẾ CÁC HỆ THỐNG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG 1-7

Hình 1-6. Mặt cắt ngang động cơ

1.4.3.Thiết kế mặt cắt dọc

Hình 1-7. Mặt cắt dọc động cơ

Trần Thanh Hải Tùng , Bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí Giao thông, ĐHBK Đà Nẵng
1- 8 Chương 1 * Cơ sở thiết kế động cơ đốt trong

Mặt cắt dọc quyết định chiều dài động cơ, phụ thuộc vào kích thước xi lanh, phương
án làm mát và phương án dẫn động các cơ cấu khác.

Hình 1-8. Mặt cắt dọc động cơ

1.5. Nội dung ôn tập


Tìm trên internet các sơ đồ phương án bố trí động cơ, cơ cấu phối khí, hệ thống
nhiên liệu, hệ thống làm mát, bôi trơn, đánh lửa. Tìm hiểu các sơ đồ đó và cho nhận xét?
Tìm hiểu thông số kỹ thuật một số mẫu động cơ, cho nhận xét về các loại thông số
cần thể hiện.

Trần Thanh Hải Tùng , Bộ môn Cơ khí Động lực, Khoa Cơ khí Giao thông, ĐHBK Đà Nẵng

You might also like