You are on page 1of 4

• Các hợp chất phi hydrocacbon: Thường gặp nhất là những hợp chất của lưu huỳnh, nitơ,

oxy, các chất nhựa, asphanten và kim loại. Nói chung các hợp chất phi hydrocacbon đều
có hại cho dầu mỏ trong quá trình chưng cất nên chúng cần được loại bỏ.

1.2.2.Các đặc tính quan trọng của dầu thô


1.2.2.1Tỷ trọng
Tỷ trọng là khối lượng của dầu so với khối lượng của nước ở cùng một nhiệt độ
và thể tích. Tỷ trọng của dầu thô dao động trong khoảng rộng tùy thuộc vào từng loại
dầu, thông thường nó có giá trị từ 0,8 đến 0,99. Tỷ trọng của dầu là một tính chất vô cùng
quan trọng trong việc đánh giá chất lượng của dầu thô và giá của nó trên thị trường thế
giới.
1.2.2.2.Độ nhớt của dầu và sản phẩm dầu
Độ nhớt đặc trưng cho tính lưu biến của dầu cũng như ma sát nội tại của dầu. Do
vậy, độ nhớt cho phép đánh giá khả năng bơm vận chuyển và chế biến dầu, đánh giá khả
năng bôi trơn, tạo sương mù khi bơm vào động cơ, lò đốt.
Độ nhớt phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng, độ nhớt giảm. có 2 loại độ
nhớt:
• Độ nhớt động học (St hay cSt)
• Độ nhớt quy ước (độ nhớt biểu kiến) còn gọi là độ nhớt Engler
1.2.2.3.Nhiệt độ sôi trung bình
Nhiệt độ sôi trung bình của dầu thô và các phân đoạn dầu có quan hệ với các tính
chất vật lý khác nhau như tỷ trọng, độ nhớt, hàm nhiệt và trọng lượng phân tử của dầu.
Do vậy nó là một thông số quan trọng được sử dụng trong đánh giá và tính toán công
nghệ chế biến dầu. Từ đường cong chưng cất ta dễ dàng xác định được nhiệt độ sôi trung
bình thể tích hay trọng lượng bằng các đồ thị chuyển đổi, ta có thể xác định được nhiệt độ
sôi trung bình mol,nhiệt độ sôi trung bình.
1.2.2.4. Hệ số đặc trưng K
Được sử dụng để phân loại dầu thô, tính toán thiết kế hay lựa chọn công nghệ chế
biến thích hợp, K có quan hệ với tỷ trọng , trọng lượng phân tử và cả trị số octan hay
xetan của các sản phẩm dầu, K được tính theo công thức sau :
7
K=
Trong đó :
Ts :là nhiệt độ sôi trung bình tính theo độ Rankine (˚R)

d :là tỷ khối của dầu ở 60 so với nước ở 60


K : là hệ số đặc trưng watson
Dầu thô Việt nam thuộc họ dầu parafinic trong số các mỏ dầu đang khai thác hiện
nay ở Việt nam, thông qua các nghiên cứu về dầu mỏ Bạch Hổ và Ðại Hùng ta có thể rút
ra những tính chất đặc trưng quan trọng :
• Dầu thô Việt nam thuộc loại nhẹ vừa phải, có tỷ trọng nằm trong giới hạn 0,830 – 0,850.
Đặc tính này quyết định tổng hiệu suất sản phẩm trắng (xăng, diesel, kerosen) trong dầu
thô cao hay thấp. Dầu càng nhẹ tổng hiệu suất càng cao và dầu đó càng có giá trị. Đối với
dầu thô Việt nam, tổng hiệu suất sản phẩm trắng từ 50%-60% khối lượng dầu thô.
• Dầu thô Việt Nam, là loại dầu sạch, chứa ít các độc tố, rất ít lưu huỳnh, nitơ, kim loại

nặng. Mỏ Bạch Hổ chứa 0.03% -0,05% lưu huỳnh, dầu thô Đại Hùng chứa 0,08%.
Những loại dầu thô ít lưu huỳnh như vậy trên thế giới rất hiếm.
1.2.2.5. Thành phần phân đoạn
Trong dầu thô có nhiều phân đoạn khác nhau, dựa vào tên chế biến sản phẩm dầu
thô được chia thành các phân đoạn như sau :
• Phân đoạn khí: bao gồm các hydrocacbon từ C1 đến C4.
• Phân đoạn xăng: gồm các hợp chất có nhiệt độ sôi vào khoảng từ 30˚C tới 180˚C.
• Phân đoạn kerosen: gồm các hợp chất có khoảng nhiệt độ sôi từ 180˚C tới 250˚C.
• Phân đoạn gasoil: gồm các hợp chất có nhiệt độ sôi từ 250˚C tới 350˚C.
• Cặn chưng cất áp suất thường hay còn gọi là mazut có nhiệt độ sôi trên 350˚C.
• Phân đoạn dầu nhờn (hay là gasoil nặng ): gồm các hợp chất có nhiệt độ sôi từ 350˚C tới
500˚C.
• Phân đoạn gurdon, bitum có nhiệt độ sôi trên 500˚C.

1.3.Các sản phẩm của quá trình chưng cất


Khi tiến hành chưng cất dầu mỏ chúng ta nhận được nhiều phân đoạn và sản phẩn
dầu. chúng được phân biệt với nhau bởi giới hạn nhiệt độ sôi (hay khoảng nhiệt độ

8
chưng), bởi thành phần hydrocacbon, độ nhớt, nhiệt độ chớp cháy, nhiệt độ đông đặc, bởi
nhiều tính chất có liên quan đến việc sử dụng chúng.

1.3.1.Phân đoạn khí hydrocacbon


Phân đoạn khí bao gồm các hydrocacbon từ C 1÷ C4 và một lượng ít C 5÷ C6. Khí
thu được chủ yếu là C3, C4. Tùy thuộc vào công nghệ chưng cất, mà phân đoạn C3, C4
thu được ở thể khí hay đã được nén hóa lỏng.
Phân đoạn này thường được sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình phân tách khí
để nhận các khí riêng biệt cho các quá trình chế biến tiếp thành những hóa chất cơ bản.

1.3.2.Phân đoạn xăng


Với khoảng nhiệt độ sôi dưới 1800C phân đoạn xăng bao gồm cac hydrocacbon từ
C5÷ C10, C11 đó là các parafin, naphten và aromatic.Tuy nhiên thành phần và số lượng
giữa thì khác nhau phụ thuộc vào nguồn gốc của dầu thô ban đầu.
Ngoài hydrocacbon, trong phân đoạn xăng còn có các hợp chất của lưu huỳnh,
nitơ, oxy,…
Xăng được sử dụng làm nhiên liệu cho các động cơ xăng. Ngoài ra, xăng còn được
dùng trong các ngành công nghiệp như sơn, cao su, keo dán, hương liệu, dược liệu,…
Đặc biệt, xăng sử dụng làm nguyên liệu tổng hợp hóa dầu hay còn còn gọi là phân
đoạn naphtha. Từ phân đoạn này người ta sản xuất được các hydrocacbon thơm khác như
benzen,tuloen,…

1.3.3.Phân đoạn kerosen


Phân đoạn này được gọi là dầu lửa, có nhiệt độ sôi từ 180 ÷ 250˚C, bao gồm các
hydrocacbon có số cacbon từ C11 ÷ C15,C16.
Thành phần chủ yếu là các n-parafin và rất ít iso-parafin. Các hydrocacbon
naphten và thơm, ngoài loại có cấu trúc một vòng và nhiều nhánh phụ, còn có mặt của
hợp chất hai hoặc ba vòng. Trong kerosen bắt đầu có sự hiện diện của hydrocacbon có
cấu trúc hỗn hợp giữa vòng thơm và vòng naphten như tetralin và đồng đẳng của nó. Các
hợp chất chứa lưu huỳnh, nitơ, oxy tăng dần.

9
Phân đoạn kerosen được sử dụng chủ yếu làm nhiên liệu cho đông cơ phản lực và
dầu hỏa dân dụng trong đó làm nhiên liệu cho phản lực là ứng dụng chính.

1.3.4.Phân đoạn gasoil nhẹ.


Phân đoạn gasoil nhẹ hay còn gọi là phân đoạn dầu diesel, có khoảng nhiệt độ sôi
từ 250 ÷ 350˚C và chứa các hydrocacbon có số cacbon từ C16 ÷ C21.
Trong phân đoạn này, phần lớn các n-parafin và iso-parafin, còn hydrocacbon
thơm rất ít. Ngoài naphten và thơm hai vòng là chủ yếu, những chất có ba vòng bắt đầu
tăng lên còn có các hợp chất với cấu trúc hỗn hợp (giữa naphten và thơm). Hàm lượng
lưu huỳnh, nitơ, oxy tăng nhanh.
Phân đoạn gasoil của dầu mỏ được sử dụng chủ yếu làm nhiên liệu cho động cơ
diesl, đây là một loại nhiên liệu động cơ hiện nay được sử dụng khá phổ biến trên thế
giới.

1.3.5.Phân đoạn gasoil nặng.


Với khoảng sôi từ 350 ÷ 500˚C, phân đoạn gasoil năng bao gồm các hydrocacbon
từ C21÷ C35, hoặc có thể lên tới C40.
Do có phân tử lượng lớn nên thành phần hóa học của phân đoạn này khá phức tạp,
bao gồm một ít các n-và iso-parafin, lượng naphten và thơm nhiều. Ở phân đọan gasoil
nặng, hàm lượng của lưu huỳnh, nitơ, oxy tăng mạnh, hơn 50% lượng lưu huỳnh có trong
dầu mỏ tập trung ở phân đoạn này, gồm các dạng như disunfua, thiophen, sunfua vòng,
….Các chất nitơ thường ở dạng đồng đẳng của piridin, pyrol và cacbazol. Các hợp chất
của oxy ở dạng các axít. Các kim loại nặng như V, Ni, Cu, Pb,…các chất nhựa, asphanten
cũng có mặt trong phân đoạn này.
Ứng dụng chủ yếu của phân đoạn gasoil nặng là sản xuất dầu nhờn. Ngoài ra, nó
còn được dùng để sản xuất các sản phẩm trắng, đây là tên gọi của ba loại nhiên liệu, đó
là: xăng, kerosen, diesel. Để làm tăng số lượng các nhiên liệu này, người ta tiến hành
phân hủy gasoil nặng bằng phương pháp cracking hoặc hydrocracking. Với cách này, có
thể biến các cấu tử nặng C 21+C40 thành xăng (C5+C11), kerosen (C11+C16), diesl (C16+C20).
Nhờ vậy mà nâng cao được hiệu quả sử dụng dầu mỏ.

10

You might also like