You are on page 1of 42

GIỚI THIỆU CÁC DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ

DÙNG TRONG BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA XE DU LỊCH

WELCOME TO HYUNDAI
Dụng cụ và thiết bị 2

Các biển cảnh báo, chỉ dẫn và biển cấm


Biển Biển
Ý nghĩa Ý nghĩa Biển Cấm Ý nghĩa
Cảnh báo Cảnh báo

Cấm ngọn
Điện thể cao Nguy cơ nổ
lửa trần

Cảnh báo
Không hút
Dễ bắt lửa phải cẩn
thuốc
thận

Đường dành
cho xe Dễ ăn mòn Không đi lại
nâng hàng

Không dùng
Độc hại nước để dập
lửa
Dụng cụ và thiết bị 3

Các biển cảnh báo, chỉ dẫn và biển cấm


Biển Biển Biển
Ý nghĩa Ý nghĩa Ý nghĩa
Chỉ dẫn Nhắc nhở Nhắc nhở

Lối Cấp cứu Luôn đeo


thoát hiểm cại chỗ bịt tai

Cửa Luôn đeo Luôn đeo


thoát hiểm găng tay kính bảo hộ

Cửa Luôn đeo Luôn đeo


thoát hiểm dày bảo hộ dày bảo hộ

Biển Cảnh báo: Chỉ thị những khu vực nguy hiểm.
Biển Cấm: Cấm một số hành động nào đó.
Biển Chỉ dẫn: Chỉ dẫn lối thoát hiểm hoặc cấp cứu khi có sự cố.
Biển Nhắc nhở: Nhắc nhở các biện pháp để cải thiện điều kiện an toàn
Dụng cụ và thiết bị 4

Bảo vệ môi trường


Nước / Năng lượng

Vật tư Xưởng Nhiên Thu hồi Thu hồi Thu hồi


Độc hại Dịch vụ liệu ga điều hòa Ắc quy hỏng Các chất lỏng

Chất thải Rác thải


nguy hiểm

Nước thải
Thu hồi Xử lý Bảo vê
dầu máy tái sử dụng môi trường

Xưởng Dịch vụ là nơi sử dụng nhiều năng lượng, nhiên liệu và các loại vật tư độc hai và đổng thời cũng
thải ra nhiều chất độc hại cho môi trường. Các chất thải nguy hiểm như bình ắc quy hỏng, các loại lọc,
các loại dầu máy … Rác thải chứa nhiều dầu mỡ. Nước thải chứa nhiều kim loại nặng. Do vậy, đối với
các chất thải nguy hiểm phải được thu hồi, bảo quản và xử lý theo đúng quy định về Bảo vệ môi trường
của Nhà nước. Nước thải phải có thiết bị tách dầu mở, tách kim loại nặng trước khi thải ra môi trường.
Dụng cụ và thiết bị 5

Các loại dụng cụ thông dụng


Dụng cụ và thiết bị 6

Các loại dụng cụ thông dụng

Dụng cụ là các loại dụng cụ cơ khí hoặc máy móc đơn giản. Dụng cụ cầm tay được thiết kế để làm một
hoặc một số công việc nhất định nào đó mà chỉ dùng năng lượng (lực) từ người sử dụng chứ không
dùng một loại mô tơ nào khác. Để bảo dưỡng và sửa chữa xe phải dùng rất nhiều loại dụng cụ với hình
dáng và kích thước khác nhau. Ngoài các dụng cụ thông dụng trên, đối với từng loại xe lại sử dụng một
số dụng cụ đặc biệt gọi là SST. Dụng cụ đặc biệt được thiết kế để rút ngắn thời gian thao tác, đảm bảo
an toàn cho người sử dụng và đảm bảo không gây hư hại cho các chi tiết. Hãy tra sổ Hướng dẫn sửa
chữa để biết cụ thể của từng loại dụng cụ đặc biệt.
Dụng cụ và thiết bị 7

Các máy chuẩn đoán


Đối với các xe của Hyundai đều được trang bị các thiết bị chuẩn đoán chuyên dùng. Trước đây là thiết
bị Hi-Scan, hiện nay là các thiết bị GDS và G-Scan. Khi sử dụng các thiết bị này có thể chuẩn đoán và
tìm được lỗi từ rất nhiều các mô đun điều khiển trọng xe như ECM, TCM, PCM, BCM, SRSCM, ABSCM
… Đối với các xưởng dịch vụ của Hyundai bắt buộc phải trang bị các loại máy này mới có thể đáp ứng
được yêu cầu công việc.

Hi-Scan GDS G-Scan


Dụng cụ và thiết bị 8

Sử dụng đúng dụng cụ cho từng công việc cụ thể


Việc sử dụng đúng dụng cụ cho từng công việc cụ thể là rất quan trọng. Do vậy phải luôn chọn đúng
chủng loại và kích thước dụng cụ. Việc chọn sai dụng cụ có thể dẫn đến mất an toàn cho người sử
dụng, làm hỏng dụng cụ, làm hỏng xe, mất nhiều thời gian. Dụng cụ có dấu hiệu bị hỏng cần phải được
thay mới ngay. Không để dụng cụ trong túi quần hoặc túi áo, nó có thể làm mất an toàn

Không đúng Không đúng Đúng Không đúng Đúng

Dụng cụ hỏng cần thay ngay Không để dụng cụ trong túi áo


Dụng cụ và thiết bị 9

Cờ lê cân lực
Cờ lê cân lực bao gồm một tay lắc bánh cóc và một thiết bị được tích hợp vào để đo lực xiết (mô mem)
tác động lên bu lông hoặc đai ốc được xiết. Trong rất nhiều trường hợp cần phải xiết đủ lực cho bu lông
hoặc đai ốc, nếu lực xiết thiếu sẽ không đủ để giữ chi tiết, nếu lực xiết thừa có thể làm hỏng chi tiết hoặc
khiến cho các chi tiết động không chuyển động được. Thường có hai loại cờ lê cân lực. Loại đồng hồ:
trên cờ lê có một kim chỉ và một thước chia để chỉ ra gần đúng lực xiết. Loại đặt trước: Có thể đặt trước
lực xiết, sau đó, khi xiết đủ lực nó sẽ phát ra một âm thanh báo hiệu đã đạt được lực xiết đã đặt. Cờ lê
cân lực là một thiết bị chính xác do vậy yêu cầu sử dụng, cân chỉnh, bảo quản và bảo dưỡng đúng theo
yêu cầu của nhà sản xuất. Không sử dụng cờ lê cân lực để tháo. Khi xiết, tốc độ phải chậm và đều,
không dừng nửa chừng, không kéo với một hành trình quá ngắn

Loại đặt trước Loại đồng hồ


Dụng cụ và thiết bị 10

Máy ép thủy lực Đồng hồ


Áp suất
Máy ép thủy lực được sử dụng để lắp và tháo vòng bi, bạc lót …
Khi sử dụng máy ép thủy lực cần lưu ý:
Luôn điều chỉnh vị trí bàn ép thích hợp và đủ tầm của cần ép tùy
thuộc vào kích thước của chi tiết. Luôn đỡ bàn ép bằng chốt khóa.
Khi vận hành máy ép cần quan sát hoạt động của bơm thủy lực
và đồng hồ áp suất.
Tra cứu thêm sách Hướng dẫn sửa chữa để biết cần phải dùng
thêm các dụng cụ đặc biệt gì.

Bơm
Chốt khóa
thủy lực
Dụng cụ và thiết bị 11

Mũi ta rô và bàn ren


Mũi ta rô được dùng để tạo ren trong. Thường có 3 loại mũi ta rô, một loại có ren đến tận mặt đầu (H1)
có thể ta rô đền tận đáy lỗ; một loại có đường ren dừng trước mặt đầu một chút (H2) và loại có đường
ren cách xa mặt đầu (H3), với loại này sẽ giúp dễ và giảm áp lực cắt ở các đường ren đầu tiên. Để sử
dụng được ta rô, các lỗ phải được khoan với đường kính nhỏ hơn đường kính ren danh nghĩa. Để ta rô
được dễ dàng đầu tiên sử dụng ta rô H3, sau đó đến H2 và cuối cùng đến H1.
Bàn ren dùng để tạo ren ngoài. Để ren được, phôi phải được chế tạo có đường kính nhỏ hơn đường
kính ren danh nghĩa một chút và phần đầu được vát góc để dễ tạo các bước ren đầu tiên. Các bàn ren
thường có các vít điều chỉnh để mở rộng hoặc thu hẹp đường kính so với đường kính danh nghĩa một
chút để phù hợp với loại vật liệu, nhà sản xuất và độ sắc của bàn ren.

H3

H2

H1
Bàn ren
Dụng cụ và thiết bị 12

Phương pháp ta rô
Không giống như quá trình khoan, ta rô và ren không tự động đưa phoi ra ngoài. Không thể ta rô hoặc
ren liên tục từ đầu cho đến cuối với một chuyển động quay, vì làm như vậy nó tạo ra một phoi dài làm
kẹt mũi khoan và cò thể dẫn đến gãy ta rô hoặc phôi. Do vậy, khi ren hoặc ta rô, cứ mỗi khi quay ½ đến
2/3 vòng tiến thì quay khoản ¼ vòng lùi để thoát phoi. Định kỳ phải quay ngược và rút hẳn mũi ta rô ra
để làm sạch phoi, nhất là cho các lỗ tịt. Trong quá trình ren và ta rô, hãy tra thêm dầu vào vị trí gia công
để bôi trơn.
Quay 1/22/3
vòng tiến

Quay ¼
vòng lùi

Dầu bôi trơn


Dụng cụ và thiết bị 13

Cầu nâng, kích cá sấu, chân đỡ cố định


Cầu nâng được sử dụng để kiểm tra gầm xe, thay dầu, tháo lắp động cơ, hộp số. Cầu nâng có thể có
loại 2 cột hoặc 4 cột. Điểm đặt bàn đỡ cầu nâng cần xác định rõ trước khi nâng xe.
Kích cá sấu thường được dùng để tháo lắp lốp, hộp số, hộp vi sai. Để nâng hoặc hạ sử dụng cần bơm.
Chân đỡ cố định dùng để đỡ xe trong trường hợp xe được nâng lên khi sử dụng kích cá sấu để kiểm
tra hoặc sửa chữa dưới gầm xe. Khi sử dụng chân đỡ cố định hãy dùng bốn chân cho một xe. Điều
chỉnh độ cao của chân đỡ sao cho xe được đỡ một cách cân bằng.

Kích cá sấu Chân đỡ cố định Cầu nâng hai cột


Dụng cụ và thiết bị 14

Các loại dụng cụ khác

Dụng cụ kiểm tra Dụng cụ kiểm tra Dụng cụ kiểm tra


áp suất buồng đốt độ kín buồng đốt độ kín nắp máy

Kiểm tra dung dịch Máy xúc rửa


ắc quy vòi phun
Dụng cụ và thiết bị 15

Bu lông và đai ốc
Bu lông là một chi tiết kẹp chặt sử dụng ren, bu lông thường lắp xuyên qua vật được kẹp chặt và được
giữ tại vị trí bằng đai ốc hoặc bằng lỗ ren bên trong một vật khác. Bu lông là một cơ cấu kẹp chặt được
sử dụng rất thông dụng cho cả mối ghép tạm thời và mối ghép lâu dài.
Đai ốc là một chi tiết kẹp chặt với lỗ ren trong. Đai ốc được phân chia thành nhiều loại khác nhau tùy
thuộc vào hình dáng. Đai ốc thường được sử dụng với bu lông tạo thành một cơ cấu kẹp chặt.
Bu lông và đai ốc thường được phân loại theo cường độ kéo.

Bu lông Bu lông Bu lông Đai ốc Đai ốc Đai ốc


lỗ thông lỗ tịt cấy thường xẻ rãnh hoa

Đai ốc Đai ốc Đai ốc Đai ốc Đai ốc Đai ốc


mũ vuông tự hãm ren dôi tự hãm kép
Dụng cụ và thiết bị 16

Vít
Vít là một chi tiết hình trụ có rãnh nghiêng hoặc ren nghiêng bên ngoài. Nó thường được dùng để kẹp
chặt hoặc dùng trong cơ cấu biến chuyển động quay thành chuyển động thẳng. Vít dùng để kẹp chặt gồm
có phần thân có ren hình trụ hoặc côn và phần đầu. Phần thân có ren nghiêng chạy quanh. Ren có thể
được làm đủ cứng để có chức năng như một mũi ta rô (vít tự cắt ren). Căn cứ vào kiểu ren vít còn được
chia làm hai loại ren phải và ren trái. Đầu vít được thiết kế với rất nhiều hình dạng khác nhau căn cứ vào
mốt ghép và dụng cụ

Đầu Đầu Đầu Đầu Đầu Đầu Đầu Đầu


đai ốc lục giác hoa thị + tròn phẳng trụ ovan
Dụng cụ và thiết bị 17

Ký hiệu kích thước của bu lông và đai ốc


Đường kính danh nghĩa của bu lông, đai ốc và vít được tính bằng mm và tiêu chuẩn hóa theo ISO, kí hiệu
bằng chữ M. Ví dụ M6 thì có nghĩa là đường kính danh nghĩa 6mm.
Bước ren thay đổi theo đường kính danh nghĩa nhưng cũng không theo một quy luật cụ thể nào, ví du M3
có bước ren 0.5mm, M4 là 0.7mm, M6 là 1mm …

Bu lông Đai ốc
M 10 x 1.25
Bước ren
Đường kính danh nghĩa
B Ren hệ mét

B 600
B

D D

Bước ren (P)

Bu lông (ren ngoài) Đai ốc (ren trong)


Dụng cụ và thiết bị 18

Lực xiết (cân lực) của bu lông và đai ốc


Trên xe, rất nhiều mối lắp dùng bu lông, một số trong số đó yêu cầu phải xiết đủ mô men theo tiêu chuẩn.
Đơn vị lực xiết tính theo N.m hoặc lb. Các hình minh họa sau đây mô tả cách tính lực xiết.

1kg trọng
lượng tương
đương với
1kg.f (kilô gam
Tay đòn 1m
lực) hoặc 9.8N

10kg
0.1m 10kg Tay đòn 0.2m hoặc 98N
hoặc 98N
Với 10kg lực tác dụng và
Với 10kg lực tác dụng và
tay đòn 0.2m thì lực xiết là
tay đòn 0.1m thì lực xiết là
2kg.m hoặc 196N.m
1kg.m hoặc 98N.m
Dụng cụ và thiết bị 19

Lực xiết (cân lực) của bu lông và đai ốc


Bu lông và đai ốc được chia thành rất nhiều cấp bậc khác nhau tùy theo sức bền kéo. Bu lông và đai ốc
trên xe Hyundai được phân loại theo tiêu chuẩn JIS. Để tìm lực xiết, hãy xem số được dập nổi trên đầu
bu lông và tra ra lực xiết. Với các bu lông không có chữ dập nổi cần tra sổ Hướng dẫn sửa chữa để biết
được chính xác lực xiết.
Ký Bước Cỡ cờ lê Lực xiết N.m (Nm.cm, lb.ft)
hiệu ren
Số 4 Số 7

M5 0.8 8 3 ~ 4 (30 ~ 40, 2.2 ~ 2.9) 5 ~ 6 (50 ~ 60, 3.6 ~ 4.3)


M6 1.0 10 5 ~ 6 (50 ~ 60, 3.6 ~ 4.3) 9 ~ 11 (90 ~ 110, 6.5 ~ 8.0)
M8 1.25 12 12 ~ 15 (120 ~ 150, 9 ~ 11) 30 ~ 50 (300 ~ 500, 22 ~ 36)
M10 1.25 14 25 ~ 30 (250 ~ 300, 18 ~ 22) 60 ~ 80 (600 ~ 800, 43 ~ 58)
M12 1.25 17 35 ~ 45 (350 ~ 450, 25 ~ 33) 120 ~ 140 (1,200 ~ 1,400, 85 ~ 100)
M14 1.5 22 75 ~ 85 (750 ~ 850, 54 ~ 61) 120 ~ 140 (1,200 ~ 1,400, 85 ~ 100)
M16 1.5 24 110 ~ 130 (1,100 ~ 1,300, 80 ~ 94) 180 ~ 210 (1,800 ~ 2,100, 130 ~ 150)
M18 1.5 27 160 ~ 180 (1,600 ~ 1,800, 116 ~ 130) 260 ~ 300 (2,600 ~ 3,000, 190 ~ 215)
M20 1.5 220 ~ 250 (2,200 ~ 2,500, 160 ~ 180) 360 ~ 420 (3,600 ~ 4,200, 260 ~ 300)
M22 1.5 290 ~ 330 (2,900 ~ 3,300, 210 ~ 240) 480 ~ 550 (4,800 ~ 5,500, 350 ~ 400)
M24 1.5 360 ~ 420 (3,600 ~ 4,200, 260 ~ 300) 610 ~ 700 (6,100 ~ 7,000, 440 ~ 505)
Dụng cụ và thiết bị 20

Cách lấy bu lông gãy ra ngoài


Trong khi xiết bu lông, nếu lực xiết quá lớn có thể làm gãy bu lông, một nửa bu lông nằm lại trong lỗ. Khi
đó hãy thử một trong các phương pháp sau đây để lấy phần bu lông gãy ra ngoài:

Với các bu lông đường kính Khoan một lỗ vào phần Cũng có thể dùng một bu

lớn hoặc gãy khi lực xiết thân bu lông gãy sau đó lông khác để lấy ra. Khi đó

nhỏ thì có thể dùng mũi đột dùng dụng cu lấy bu lông phải khoan và ta rô một lỗ

để lấy phần gãy ra. gãy để lấy phần gãy ra bên trong phần gẫy. Ren
của bu lông phải ngược ới
ren của phần bu lông gãy

Dụng cụ lấy bu lông gãy


Dụng cụ và thiết bị 21

Đệm, chốt và then


Đệm: được sử dụng để đỡ lực xiết từ bu lông, để bảo vệ bề mặt tiếp xúc giữa bu lông, đai ốc và chi tiết.
Đệm cũng được dùng đúng với ý nghĩa là đệm, có thể là lò xo hoặc thiết bị giúp cho bu lông hoặc đai ốc
không tự nới lỏng trong khi làm việc.
Chốt: được sử dụng trong trục, hộp số, vi sai… để chống quay hoặc chống trượt
Then: là chi tiết trung gian để truyền lực giữa trục với may ơ và ngược lại

Đệm phẳng Đệm vênh Đệm răng Đệm răng Đệm khóa
khóa ngoài khóa trong

Chốt chẻ Chốt côn Chốt trụ Chốt rỗng

Then vuông Then bán nguyệt


Then dẹt
Dụng cụ và thiết bị 22

Bánh răng
Bánh răng được thiết kế để truyền công suất từ bánh răng đến một chi tiến có răng khác (bánh răng hoặc
thanh răng). Hình dạng của răng được thiết kế sao cho giảm mòn, ồn, rung động và hiệu suất truyền lực
cao nhất trong quá trình hoạt động. Thông thường có hai bánh răng với kích thước khác nhau ghép thành
một cặp cho phép mô men tại bánh răng chủ động tăng lên khi truyền sang bánh răng bị động ở tốc độ
thấp và giảm xuống khi truyền sang bánh răng bị động ở tốc độ cao. Nguyên lý này được sử dụng nhiêu
trong hộp số và hộp vi sai của ô tô.

Bánh răng trụ răng thẳng là Bánh răng trụ răng nghiêng Bánh răng trụ răng xoắn
loại bánh răng thông dụng được sử dụng để giảm ồn dùng để truyền lực giữa hai
nhất. Giá thành rẻ nhưng có trục vuông góc với nhau
tiếng ồn lớn khi hoạt động
Dụng cụ và thiết bị 23

Bánh răng

Bánh răng côn Bánh răng côn Thanh răng bánh răng
răng thẳng Răng xoắn

Bánh vít trục vít Bánh răng vòng răng Bánh răng hipôit
Dụng cụ và thiết bị 24

Ổ đỡ
Ổ đỡ được thiết kế để giảm ma sát trong các cơ cấu máy. Ổ đỡ được chia làm nhiều loại tùy thuộc theo
hình dạng, và nguyên lý hoạt động.
Tải trọng ổ đỡ chia làm hai nhóm chủ yếu là tải trọng hướng kính và tải trọng dọc trục. Tùy vào mục đích
sử dụng mà một ổ có thể chỉ chịu tải hướng kính, chỉ chịu tải dọc trục hoặc chịu cả hai.
Tải trọng Tải trọng
dọc trục hướng kính
Tải trọng
hướng kính

Tải trọng
dọc trục

Trong các ổ đỡ của máy Trong ổ đỡ của ghế xoay Trong ổ đỡ của may ơ bánh
phát, bơm nước của động trong các quán bar chủ yếu xe chịu cả tải trọng hướng
cơ chủ yếu chịu tải trọng chịu tải trọng dọc trục kính và tải trọng dọc trục
hướng kính
Dụng cụ và thiết bị 25

Ổ đỡ
Ổ đỡ được chia làm nhiều loại khác nhau, trong ô tô, dùng chủ yếu các loại sau:
Vòng bi cầu: có thể chịu được cả tải trọng hướng kính và tải trọng dọc trục, được sử dụng khi tải trọng
tương đối nhỏ. Trong vòng bi cầu tiếp xúc giữa các bề mặt trượt là tiếp xúc điểm nên ma sát thấp nhưng
tải trọng cũng thấp theo.
Vòng bị trụ: dùng cho trường hợp tải trọng lớn và chủ yếu là tải trọng hướng kính. Tiếp xúc giữa các beè
mặt là tiếp xúc đường nên chịu được tải trọng lớn hơn
Vòng bi kim: tương tự như vòng bi trụ nhưng được lắp ở các vị trí có không gian hạn chế.
Vòng bi trụ chịu lực chiều trục: các bi trụ được đặt nghiêng để chịu lực chiều trục.
Vòng bi trụ côn: có thể sử dụng trong trường hợp tải trọng hướng kính và chiều trục lớn thường được lắp
vào may ơ bánh xe tựa lưng vào nhau để chịu lực chiều trục theo cả hai hướng.

Vòng bi cầu Vòng bi trụ Vòng bi trụ côn Vòng bi kim


Dụng cụ và thiết bị 26

Thước cặp
Thước cặp được sử dụng để đo chiều dài giữa hai bề mặt đối xứng nhau. Thước cặp có thể đo cả được
đường kính trong, đường kính ngoài và chiều sâu của lỗ. 0

0.9mm (Chỉ số phụ)

KQ: 5.0mm

Chỉ số chính Chỉ số chính


0 1mm 5 10 15
Chỉ số phụ
1

KQ: 5.1mm

0 5 10 15

KQ: 5.5mm

0 5 10 15
Dụng cụ và thiết bị 27

Thước cặp
Khi sử dụng thước cặp cần chú ý:
Bề mặt được đo và bề mặt thước cặp cần làm sạch trước khi đo
Thường xuyên kiểm tra các bề mặt đo của thước cặp xem có dấu hiệu mòn
Sử dụng phần mỏng của mỏ kẹp khi đo các bề mặt hẹp. Thông thường đo ở giữa mỏ kẹp

Cách đo không đúng

Cách đo đúng
Dụng cụ và thiết bị 28

Ca líp
Ca líp là một thiết bị đo được sử dụng rộng rãi để đo chiều dầy của khối, đường kính trong, đường kính
ngoài của trục và chiều sâu của rãnh. Ca líp có độ chính xác cao, dễ đo và dễ đọc. Căn cứ vào vật được
đo mà ca líp được chia làm 3 loại
Ca líp đo ngoài: đo dây, cầu, trục trụ, chiều dày
Ca líp đo trong: đo lỗ hở
Ca lip đo chiều sâu: đo chiều sâu của lỗ, rãnh
Chỉ số phụ
Mặt tựa Trục

Khóa Vòng phụ


Vòng chính
Chỉ số chính
Dụng cụ và thiết bị 29

Ca líp
Trục được tiện ren chính xác có bước ren là 0.5mm, do vậy, khi trục quay được 1 vòng thì nó tịnh tiến
được 0.5mm. Chỉ số chính được chia thành từng 1mm với một gạch phụ chia 0.5 mm bên trên. Chỉ số
phụ được chia thành 50 phần bằng nhau với mỗi phần tương đương 0.01mm. Như vậy để đọc số được
đo ta chỉ cần đọc chỉ số chính (có để ý đến phền chia 0.5mm) và cộng với chỉ số phụ. Ngày nay, một số
ca líp còn thêm chỉ số phụ thứ 2 có vạch chia 0.002mm giúp đo có độ chính xác cao hơn. Khi đo ta vặn
ống chính cho trục vừa chạm vào chi tiết cần đo sau đó vặn ống phụ cho đến khi nghe thấy tiếng “cách”
nhỏ thì dừng lại.

Cách!
Cách!
Cách!

Cách đọc chỉ số đo Ban đầu vặn ống chính Sau đó vặn ống phụ
Dụng cụ và thiết bị 30

Đồng hồ so
Đồng hồ so là một thiết bị đo chính xác dùng để đo các khoảng cách nhỏ. Khoảng cách nhỏ có thể từ
1mm đến 50mm nhưng thông dụng nhất vẫn nằm trong khoảng 10mm. Độ chính xác có thể từ 0.01mm
đến 0.001mm tùy thuộc vào từng loại đồng hồ. Mặt đồng hồ được chia thành thước chia và kim dài để chỉ
khoảng cách. Bên trên mặt có một thước chia và kim ngắn hơn để chỉ số vòng quay của kim dài. Mũi dò
có thể chuyển động tiến lui dọc theo chiều được đo. Mặc đồng hồ có thể quay tròn để đặt đối diện với
người đo và kim chỉ có thể đặt về 0 tại bất cứ vị trí nào.

Kim dài

Kim ngắn
Đo độ đảo của bánh đà

Đầu dò

Đồng hồ so Đồng hồ so với bàn từ Đo chiều cao của cam


Dụng cụ và thiết bị 31

Đồng hồ đo đường kính xi lanh


Cách đọc đồng hồ này tương tự như đọc đồng hồ so. Khác biệt là phải cộng thêm chiều dài của thanh nối
và đệm. Cách đo:
1.Sử dụng thước cặp đo sơ bộ đường kính trong của xi lanh.
2.Chọn thanh nối và đệm phù hợp và lắp vào đồng hồ.
3.Đặt kích thước đồng hồ bằng với đường kính xi lanh danh nghĩa
4.Đặt đồng hồ về 0. Bộ đồng hồ đo ĐK xi lanh
5.Đo kích thước bên trong của xi lanh.
Đồng hồ

Thanh nối dài

Tay cầm

Đặt đồng hồ về 0 Cách đọc đồng hồ Cách đo đường kính trong


Đặt đồng hồ về 0
Dụng cụ và thiết bị 32

Thước lá
Thước lá là một dụng cụ đo chiều dầy thông dụng, thường dùng để đo khe hở giữa hai chi tiết. Thước lá
thường có một bộ các lá thép với chiều dầy khác nhau được lắp chung vào một bản lề. Chiều dầy của
từng lá được in trên bề mặt của thước. Một dụng cụ khác tương tự với thước lá nhưng các lá thép được
thay bằng một bộ các dây thép với các đường kính khác nhau dùng để đo khe hỏ của bugi.

Thước lá Điều chỉnh khe hở xu páp


Dụng cụ và thiết bị 33

Thước đo ren, thước nhựa


Thước đo ren dùng để đo bước ren của các loại trục vít hoặc thanh răng.
Thước nhựa thường dùng để đo khe hở của các loại bạc lót. Đầu tiên phải tháo bạc lót ra, sau đó đặt
thước nhựa lên trên ngõng trục và lắp bạc lại. Xiết bu lông đủ lực xiết theo tiêu chuẩn sau đó tháo ra.
Dùng thẻ đi kèm với thước nhựa để đo bề mặt rộng nhất của thước nhựa ta được chiều dày của khe hở
tương ứng.

Thước đo ren Thước nhựa


Dụng cụ và thiết bị 34

Dây đấu tắt, đèn thử


Dây đấu tắt: rất hữu dụng để kiểm tra hệ thống điện. Nó dùng để kiểm tra hoạt động của mạch điện, tìm
kiếm và cách li các thiết bị bị lỗi (công tắc, rơ le… bằng cách đấu tắt qua thiết bị). Khi sử dụng dây đấu tắt
cần lưu ý:
Để tránh bị ngắn mạch phải sử dụng loại dây đấu tắt có cầu chì.
Không bao giờ được đấu tắt qua tải.
Đèn thử: dùng để kiểm tra nhanh chóng sự có mặt của dòng điện tại một vị trí nào đó, tuy nhiên nó
không cho biết chỉnh xác điện áp là bao nhiêu.

- +
Công tắc
Battery
Rơ le OK

Tải

Dây đấu tắt Đèn thử


Dụng cụ và thiết bị 35

Đồng hồ số vạn năng


Đồng hồ số vạn năng được sử dụng rất rộng rãi hiện nay. Với giá cả tương
đương với đồng hồ kim nhưng đồng hồ số có rất nhiều ưu điềm hơn đồng hồ
kim:
Dễ sử dụng: Với chức năng tự động thay đổi phạm vi đo tùy thuộc vào giá
trị được đo nó đặt biệt tiện dụng khi đo điện trở.
Chính xác: Được trang bị điện trở trong rất lớn (nhỏ nhất là 10 M) nên độ
chính xác của đồng hồ số cao hơn đồng hồ kim. Với một nguồn điện điều
khiển rất nhỏ được đưa ra từ các mô đun điều khiển (ECM, TCM…) hoặc
một điện áp rất thấp được tạo thành trong cảm biến ô xy bị ảnh hưởng rất
nhiều bởi tải bên trong đồng hồ. Nếu điện trở trong của đồng hồ thấp, dòng
điện qua tải lớn, độ sụt áp bên trong đồ hồ lớn khiến cho kết quả đo không
chính xác.
Bền: đa số các đồng hồ số chịu tác động va chạm tốt.
Pin sử dụng lâu dài: Có thể lên đến 200 giờ làm việc liên tục, có chức
năng tự tắt nguồn khi không sử dụng.
Min-Max: Lưu trong bộ nhớ điện áp hoặc dòng điện lớn nhất hoặc nhỏ
nhất trong một khoảng thời gian.
Analog Bar Graph: Các số hiển thị thường được cạp nhật sau mỗi 0.5s,
tuy nhiên, với các mô đun điều khiển, tín hiệu có thể thay đổi trong một thời
gian rất ngắn (100mili giây) nên không kịp hiển thị số. Với chức năng Analog
Bar Graph, đồng hồ số có thể chỉ ra sự thay đổi điện áp đến 50 lần trong 1s
Bởi vì hiện nay có rất nhiều loại đồng hồ số được bán trên thì trường, cần
đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để có thể sử dụng đúng và khai thác hết các
chức năng của nó.
Dụng cụ và thiết bị 37

Vôn kế

- +
Ắc quy

Kiểm tra điện áp rơi

Kiểm tra điện áp rơi: Được đo khi mạch đang hoạt động. Đây là biện pháp kiểm tra rất hữu hiệu đối với
các mạch có sự cố về điện trở mà có dòng điện lớn. Trong các loại mạch này chỉ cần có một điện trở
khoảng 1 hoặc nhỏ hơn cũng có ảnh hưởng lớn đến các tải còn lại. Mắc vôn kế song song với thiết bị
cần kiểm tra bằng cách cắm các cựa vào cốt từ phía đuôi giắc cắm, nếu mạch không có sự cố thì điện áp
rơi phải bằng điện áp ắc quy. Nếu vôn kế chỉ 0 thì có thể do điện trở bằng không (không có tải) hoặc
mạch hở (không có dòng điện)
Dụng cụ và thiết bị 38

Ôm kế

 - +
Ắc quy

Ôm kế dùng để đo điện trở giữa hai điểm. Khi đo điện trở thì mạch điện phải được tắt nguồn. Đa số các
loại đồng hồ số tốt có thể không việc gì khi vô tình nối vào nguồn điện, tuy nhiên các loại đồng hồ rẻ tiền
thì có thể bị ảnh hưởng. Khi đọc giá trị đo được cần chú ý đến đơn vị đo bên cạnh. Không sử dụng ôm kế
để kiểm tra các mô đun điều khiển (ECM, PCM, TCM, BCM…) vì kết quả đo thường không chính xác và
đôi khi lại gây hư hại cho chính các thiết bị này.
Dụng cụ và thiết bị 36

Vôn kế
- +
Ắc quy

Kiểm tra mạch hở

Vôn kế là một chức năng được sử dụng nhiều nhất. Dùng vôn kế rất tiện lợi để kiểm tra sự có điện tại
một vị trí nào đó để xác định có bị hở mạch hay không. Sử dụng nguyên lý đấu nối tiếp của dòng điện để
xác định vị trí đang có điện trở cao một cách bất thường.
Kiểm tra hở mạch hoặc điện áp của cốt: Một cực âm tiếp mát, cực dương được cắm vào cốt cần kiểm
tra từ phía đuôi giắc cắm hoặc rút giắc cắm và tiếp xúc vào cốt đực. Không bao giờ được cắm vào cốt
cái. Với đồng hồ không có chức năng thay đổi phạm vi tự động hãy đặt phạm vi trong khoảng từ 0 đến
20V. Kiểm tra bằng cách này chỉ có thể kiểm tra xem cốt có được nối đến B+ hay không chứ không cho
biết điện trở của mạch.
Dụng cụ và thiết bị 39

Ampe kế
- + A
Ắc quy

Loại mắc nối tiếp Loại kẹp


Ampe kế ít được sử dụng nhưng trong nhiều trường hợp nó là công cụ rất hữu hiệu để kiểm tra những
mạch điện của các chi tiết khó tiếp cận như bơm nhiên liệu, kết quả đo có thể chỉ ra tình trạng của mạch.
Ampe kế được mắc nối tiếp với mạch và cho biết dòng điện chạy qua tải. Ampe kế thường dùng để kiểm
tra hệ thống nạp và hệ thống khởi động, kiểm tra nguyên nhân ắc quy bị hết điện khi xe đỗ qua đêm.
Có hai loại ampe kế. Loại mắc nối tiếp được trang bị cho tất cả các đồng hồ số, phạm vi đo thường dưới
10A, đa số các ampe kế có 2 thang đo là AMPS (A) và miliAMPS (mA). Ampe kế nối tiếp thường được sử
dụng để đo dòng dưới 1A.
Ampe kế loại cặp: Là một trang bị bổ xung và tùy chọn cho đồng hồ số, nó thường dùng để đo dòng điện
lớn hơn và thường để kiểm tra hệ thống nạp và khởi động.
Dụng cụ và thiết bị 40

Kiểm tra Diode

+ - - +

Trước đây thường sử dụng ôm kế để kiểm tra tình trạng của diode, tuy nhiên, với các đồng hồ số, điện
áp sử dụng để đo điện trở khoảng 0,2V không đủ để thông mạch diode nên không thể đo được. Với các
đồng hồ số hiện nay có thêm chức năng kiểm tra diode. Nguyên lý là để diode thông mạch là cần một
điện áp nào đó, đồng hồ sẽ đo điện áp rơi này để bào hiệu diode còn hoạt động hay không. Với diode
Silicon (thường dùng trên ô tô) điện áp này vào khoảng 0,5V.
Dụng cụ và thiết bị 41

Đồng hồ kim

Tỉ lê chia

Kim chỉ
Lò xo
Cuộn dây

Dây dương Dây âm

Đồng hồ kim được sử dụng để đo dòng điện, điện trở và điện áp. Thiết bị này thường được cấu tạo bới
một cuộn dây nằm trong từ trường của một nam châm vĩnh cửu. Cuộn dây này gắn vào một kim nhỏ để
chỉ giá trị đo. Một lò xo xoắn nhỏ đẩy kim chỉ về vị trí 0. Khi có dòng điện chạy trong cuộn dây, cuộn dây
sinh ra từ trường chống lại từ trường của nam châm vĩnh cửu, cuộn dây sẽ đẩy kim chỉ ngược chiều với
chiều đẩy của lò xo và sẽ chỉ ra giá trị được đo.
Từ khi có đồng hồ số, đồng hồ kim ít được sử dụng hơn
Dụng cụ và thiết bị 42

Dụng cụ chuyên dùng cho xe Hyundai


Đối với các đại lý được ủy quyền của Hyundai sẽ được khuyến khích hoặc bắt buộc phải trang bị một số
thiết bị chuẩn đoán chuyên dùng:
Battery/Charging system analyzer
HI-SCAN Pro.
GDS (Global Diagnosis System)
G-Scan
…..
Với các thiết bị này, khi các Trung tâm bảo hành của Hyundai được trang bị, HMV sẽ cử cán bộ kỹ thuật
đến đào tạo theo một chương trình riêng.

You might also like