You are on page 1of 3

(Tất cả bài tập Tính theo PTHH này đều có sẵn phương trình

nhưng chưa cân bằng , Emil phải tự cân bằng để tính toán nhé.)

Dạng 1: Phản ứng hoàn toàn

Bài 1: Cho khối lượng của Fe là 5,6 g phản ứng với dung dịch HCl.
Tính khối lượng của FeCl2. Biết phương trình phản ứng là:
Fe + HCl → FeCl2 + H2

Bài 2: Cho 1,28g Cu vào dung dịch H2SO4 (đ,n) thu được bao
nhiêu l khí SO2 ?
PTPU: Cu + H2SO4 ---> CuSO4 + SO2 + H2O

Bài 3: Đốt cháy 16,8 g Fe trong khí Oxi vừa đủ thì thu được
Fe2O3. Cho toàn bộ lượng Fe2O3 tạo thành sau phản ứng này tác
dụng với m (g) H2SO4.
a. Tìm thể tích khí Oxi để đốt cháy lượng sắt trên
b. Tìm m
PTPU: Fe + O2 ---> Fe2O3
Fe2O3 + H2SO4 ---> Fe2(SO4)3 + H2O

Bài 4: Đốt cháy 12 tấn Cacbon cần bao nhiêu m3 không khí. Biết
rằng khí Oxi chiếm 20% không khí (tính V khí ở đkc)

Bài 5***: Cây xanh quang hợp theo phương trình:


6nCO2 + 5nH2O ---------> (C6H10O5)n + 6nO2 (Phương trình đã được
cân bằng) .
Tính khối lượng tinh bột thu được nếu biết lượng nước tiêu thụ là
5 tấn

Dạng 2: Phản ứng có chất dư

Bài 1: Cho 2,4 g Mg tác dụng với 8,96 lít khí clo (đktc). Hỏi sau
phản ứng chất nào còn dư? PTPU: Mg +Cl2 ---> MgCl2

Bài 2: Đốt cháy 6,4 g lưu huỳnh bằng 11,2 lít khí O2 (đktc) thu
được sản phẩm là SO2. Tính thể tích của các khí thu được sau
phản ứng hóa học trên ở đktc
Bài 3: Cho V lít khí Oxi ở đktc tác dụng với 16,8 g sắt. Sau phản
ứng thu được 16 g sắt (III) oxit (Fe2O3)
a. Chứng minh rằng: Oxi phản ứng hết, sắt còn dư
b. Tính V và khối lượng sắt còn dư
Bài 4: Cho 5,4 g nhôm tác dụng hết với m g HCl. Hỗn hợp thu
được sau phản ứng hòa tan được tiếp với m’ g Fe và thu được
2,479 lít khí H2 ở đkc. Tìm m và m’
PTPU: Al + HCl ---> AlCl3 + H2
Fe + HCl ---> FeCl2 +H2
Bài 5: Cho 10, 8 lít khí Cl ở đktc tác dụng với m (g) Cu. Sau phản
ứng thu được 63,9 g chất rắn.
a. Chất nào phản ứng hết? Chất nào còn dư?
b. Tính m và phần trăm khối lượng các chất sau phản ứng
PTPU: Cu + Cl2 ---> CuCl2
(CuCl2 cũng là chất rắn nha :3)

Dạng 3: Bài tập hiệu suất phản ứng


Bài 1: Người ta nung 4,9 gam KClO3 có xúc tác thu được 2,5
gam KCl và một lượng khí oxi.
a. Viết phương trình hóa học xảy ra.
b. Tính hiệu suất của phản ứng
Bài 2: Nung nóng kali nitrat KNO3, chất này bị phân hủy tạo thành
kali nitrit KNO2 và O2. Tính khối lượng KNO3 cần dùng để điều
chế được 2,4 gam O2. Biết hiệu suất phản ứng đạt 85%.
Câu 3: Một cơ sở sản xuất vôi tiến hành nung 4 tấn đá vôi
(CaCO3) thì thu được 1,68 tấn vôi sống(CaO) và một lượng khí
CO2. Tính hiệu suất của quá trình nung vôi
Bài 4: Đốt 16 lit CO trong bình đựng 6 lit O2 . Sau phản ứng thu
được 18 lit hỗn hợp khí. Tính Hpư.
PTPU: CO + O2 ---> CO2
Bài 5: Để thu lại Fe từ quặng siderit FeCO3, người ta cần làm cần
2 quá trình:
B1: Nung quặng FeCO3 thành FeO và CO2. Hiệu suất của bước
này là 70%
B2: Khử oxit FeO với CO thu được Fe và CO2. Hiệu suất của
bước này là 60%
Từ 3,48 kg quặng FeCO3 ta thu được bao nhiêu kg Fe ?

(Trình bày cho chắc nhé)

You might also like