You are on page 1of 5

BÀI TOÁN TÍNH THEO PTHH

Bài 1
Kẽm tác dụng với axit sunfuric theo sơ đồ sau: 
          Zn     +       H2SO4         ®      ZnSO4        +       H2
Có 13 g kẽm tham gia phản ứng. Tính:
a) Khối lượng axit tham gia phản ứng.
b) Khối lượng muối ZnSO4 tạo thành.
c) Thể tích khí hidro thu được sau phản ứng (đktc).
Bài 2
Người ta nung canxi cacbonat (CaCO3) ở nhiệt độ cao, thu được canxi oxit
(CaO) và 5,6 lít khí cacbonic (CO2).
a) Viết PTHH.
b) Tính khối lượng CaCO3 tham gia phản ứng.
c) Tính khối lượng CaO thu được sau phản ứng.
Bài 3
Trong phòng thí nghiệm, để điều chế khí oxi, người ta nung nóng 73,5 g muối
KClO3 ở nhiệt độ cao, thu được muối KCl và khí oxi.
a) Viết PTHH.
b) Tính khối lượng muối KCl.
c) Tính thể tích khí oxi sinh ra (đktc).
Bài 4
Đốt cháy 13,5 g Al trong bình chứa khí oxi thu được Al2O3.
a) Viết PTHH.
b) Tính khối lượng Al2O3 thu được sau phản ứng.
c) Tính thể tích khí oxi tham gia phản ứng (đktc).
Bài 5
Cho cây đinh sắt vào dung dịch axit clohidric HCl, sau phản ứng thu được muối
FeCl2 và 8,96 lít khí hidro (đktc).
a) Viết PTHH.
b) Tính khối lượng sắt tham gia phản ứng.
c) Tính khối lượng muối FeCl2 tạo thành sau phản ứng.
Bài 7
Đốt cháy hoàn toàn 17,92 lít khí metan CH4 trong không khí, thu được khí
CO2 và hơi nước.
a) Viết phương trình phản ứng.
b) Tính khối lượng H2O  tạo thành.
c) Tính thể tích khí CO2 thu được sau phản ứng.
d) Tính thể tích không khí cần thiết, biết rằng oxi chiếm 1/5 thể tích không khí.
Các khí đo cùng đktc.
Bài 8
Đốt cháy hoàn toàn than củi (cacbon) trong không khí thu được khí cacbon
đioxit CO2.
a) Viết PTHH.
b) Biết khối lượng cacbon (C) tham gia phản ứng là 6g. Hãy tính:
          + Thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc.
          +Thể tích không khí cần dùng ở đktc, biết khí oxi chiếm 1/5 thể tích
không khí. 
Bài 9
Trộn 5,6 g bột sắt với bột lưu huỳnh có dư, nung hỗn hợp để phản ứng xảy ra
hoàn toàn người ta thu được sản phẩm là sắt sunfua FeS .
a) Viết PTHH.
b) Tính khối lượng FeS thu được sau phản ứng và khối lượng bột lưu huỳnh đã
tham gia phản ứng.
Bài 10
Nung quặng pyrit sắt FeS2 trong không khí sinh ra Fe2O3 và SO2 
Nếu nung hoàn toàn 12 g FeS2 (hiệu suất phản ứng 100%), tính:
a) Khối lượng Fe2O3 thu được sau phản ứng.
b) Thể tích khí SO2 sinh ra ở đktc.
c) Thể tích không khí ở đktc cần để phản ứng xảy ra hoàn toàn biết oxi chiếm
1/5 thể tích không khí.
Bài 11
Cho 1,3 g kẽm kim loại vào dung dịch axit clohidric HCl dư, sau khi phản ứng
hoàn toàn người ta thu được kẽm clorua ZnCl2 và khí hidro (H2).
a) Viết PTHH.
b) Tính khối lượng ZnCl2 và thể tích khí hidro (đktc) thu được sau khi kẽm phản
ứng hết.
c) Tính số mol axit HCl đã tham gia phản ứng.
Bài 12
Nung nóng mẩu kim loại sắt có khối lượng 2,8 g trong bình đựng khí clo, sau
khi sắt phản ứng hoàn toàn thì thu được sản phẩm sắt (III) clorua FeCl3.
a) Viết PTHH.
b) Tính thể tích khí clo đã phản ứng ở đktc.
c) Tính khối lượng FeCl3 thu được sau phản ứng.

BÀI TOÁN LƯỢNG HẾT, DƯ

Bài 1
Sắt tác dụng với dung dịch CuSO4 theo phương trình:
          Fe     +       CuSO4        →      FeSO4        +       Cu
Nếu cho 11,2 g sắt vào 40 g CuSO4. Tính khối lượng Cu thu được sau phản ứng.
Bài 2
Cho sắt tác dụng với dd axit H2SO4 theo sơ đồ sau:
          Fe     +       H2SO4        →   FeSO4        +       H2
Có 22,4 g sắt tác dụng với 24,5 g H2SO4. Tính:
a) Thể tích khí H2 thu được ở đktc.
b) Khối lượng các chất còn lại sau phản ứng.
Bài 3
Người ta cho 26 g kẽm tác dụng với 49 g H2SO4, sau phản ứng thu được muối ZnSO4, khí hidro và chất
còn dư.
a) Viết phương trình phản ứng.
b) Tính thể tích (đktc) khí hidro sinh ra.
c) Tính khối lượng các chất còn lại sau phản ứng.
Bài 4
Theo sơ đồ:         CuO  +       HCl    →         CuCl2          +       H2O
Nếu cho 4 gam CuO tác dụng với 2,92 g HCl.
a) Cân bằng PTHH.
b) Tính khối lượng các chất còn lại sau phản ứng.

BT tính toán theo PTHH CÓ GIẢI HỆ

1. Hòa tan hết 11 gam hỗn hợp Al và Fe trong dung dịch HCl dư thì thấy có
8,96 lít H2 (đktc) thoát ra. Tính khối lượng từng kim loại.
2. Cho 3,72 gam Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch HCl dư, thấy có 3,36 lít H2
(đktc) thoát ra. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
3. Hòa tan 7,8 gam hỗn hợp Al và Mg trong dung dịch HCl dư thì thấy có 0,8
gam khí H2 thoát ra. Tính % khối lượng mỗi kim loại
4. Cho 9,2 gam hỗn hợp CuO và Mg phản ứng với 0,3 mol HCl thì vừa đủ. Tính
khối lượng mỗi chất.
5. Cho 20 gam hỗn hợp X gồm Al, Cu, Mg phản ứng với HCl dư tạo ra 11,2 lít
H2 (đktc) và 9,8 gam chất rắn không phản ứng. Tính % khối lượng của mỗi kim
loại và tính khối lượng HCl đã phản ứng.
6. Cho 8 gam hỗn hợp Cu và Fe vào dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít H2
(đktc). Tính % khối lượng mỗi kim loại.
8. Hòa tan hoàn toàn 5,5 gam hỗn hợp Al và Fe vào dung dịch HCl dư thấy có
4,48 lít H2 (đktc). Tính % khối lượng mỗi kim loại.
9. Cho 12,1 gam hỗn hợp Zn và Fe tác dụng hết với lượng dư dung dịch H2SO4
loãng, thu được 4,48 lít H2 (đktc). Tính % số mol mỗi kim loại.
10. Hòa tan hoàn toàn 5,1 gam hỗn hợp Mg và Al bằng dung dịch HCl dư, thấy
thoát ra 5,6 lít H2 (đktc). Tính % khối lượng các kim loại.
11. Hòa tan hết 11,0 gam hỗn hợp Al và Fe trong dung dịch HCl dư thấy thoát
ra 8,96 lít H2 (đktc). Xác định % khối lượng mỗi kim loại.
12. Để hòa tan hết 16 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 cần vừa đủ 0,5 mol HCl. Tính
% khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
13. Cho 5,4 gam một kim loại hóa trị III tác dụng vừa đủ với 3,36 lít O2 (đktc).
Xác định tên kim loại.
14. Hòa tan 16 gam một oxit kim loại hóa trị III (M2O3) cần vừa đủ 0,3 mol
H2SO4. Xác định tên kim loại.
15. Cho 12,1 gam hỗn hợp gồm Fe và một kim loại hóa trị II tác dụng với dung
dịch H2SO4 loãng dư thì thu được 4,48 lít H2 (đktc). Xác định tên kim loại.

16. Để hòa tan hết 8 gam một oxit kim loại hóa trị II cần 7,3 gam HCl nguyên
chất. Xác định tên kim loại.
 MO + 2HCl --> MCl2 + H2O

17. Cho 2,8 gam một oxit kim loại háo trị II tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa
0,07 mol H2SO4. Xác định tên kim loại.
18. Cho 7,28 gam một kim loại hóa trị chưa biết tác dụng với dung dịch HCl dư
thì thu được 2,912 lít H2 (đktc). Xác định tên kim loại.
19. Cho 2016 lít O2 (đktc) tác dụng vừa đủ với 1080 gam đơn chất X (hóa trị
IV). Xác định tên nguyên tố X và tính thể tích khí tạo thành (đktc)
20. Cho 1,3 gam kim loại M tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 448 ml
khí H2 (đktc). Xác định tên kim loại M.
21. Cho 1,15 gam kim loại X tác dụng với 560 ml Cl2 (đktc) thì vừa đủ. Xác
định tên kim loại X.
22. Cho 10,2 gam một oxit kim loại tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thì cần
0,6 mol HCl. Xác định kim loại.
23. Hòa tan hết 8 gam một oxit kim loại cần 0,3 mol HCl Xác định tên kim loại.
24. Cho 11,3 gam hỗn hợp Mg và Zn tác dụng vừa đủ với 6,72 lít Cl2 (đktc).
Tính % khối lượng Mg.m?
28. M là một kim loại. Cho 1,56 gam M tác dụng hết với khí Cl2, thu được chất
rắn có khối lượng nhiều hơn so với kim loại lúc đầu là 3,195 gam. M là?
29. 7,1 gam khí X tác dụng vừa đủ với 4 gam Ca. Xác định khí X.
30. Cho 3,2 gam kim loại X tác dụng với O2 dư thì thu được 4 gam oxit. Xác
định X.

You might also like