You are on page 1of 2

LUYỆN TẬP OXI

Bài 1: Viết PTHH đốt cháy các chất sau: Mg, Al, H2, C4H10, CxHy, CnH2n+2, H2S, FeS2, C2H6O,
CxHyOz.
Bài 2: Nung 94,8 gam muối kali pemanganat một thời gian thu được 86,8 gam chất rắn và khí G.
a) Cho biết khí G là khí gì? Viết PTHH của phản ứng.
b) Tính khối lượng và thể tích khí G (đktc).
c) Tính hiệu suất của phản ứng trên (hay tính % khối lượng KMnO 4 đã phản ứng so với lượng
KMnO4 ban đầu).
d) Lượng khí G trên phản ứng vừa đủ với 39 gam kim loại T (chưa biết) có hóa trị I. Em hãy xác
định T và tính khối lượng sản phẩm tạo thành.
Bài 3: Để đốt cháy hoàn toàn 58,5 gam kim loại R (có hóa trị n) cần dùng 75% lượng oxi sinh ra
khi phân hủy 49 gam KClO3. Hãy xác định kim loại R?
Bài 4: Hoàn thành phương trình phản ứng:
1. Cu2S + ........ → CuO + SO2 2. Fe3O4 + ......... → Al2O3 + Fe
3. Al + Cl2 → .............. 4. Fe + AgNO3 → ........... + Ag
5. KOH + FeCl2 → ........... + KCl 6. FeO + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Bài 5: Hỗn hợp khí X gồm: NO 2, CH4 và khí Y (là đơn chất chưa biết). Tỉ khối của X đối với
hiđro là 15. Trong hỗn hợp X, CH4 chiếm 16% về khối lượng. Khí Y chiếm 50% về thể tích. Tổng
số phân tử trong hỗn hợp X là 6.1023 phân tử.
a/ Tìm CTHH của khí Y. Cho biết Y là khí nào?
b/ Tính khối lượng KMnO4 cần dùng để điều chế được lượng khí Y có trong hỗn hợp trên.
Bài 6: Dẫn 13,44 lít hỗn hợp khí X gồm CO 2 và O2 (đktc) vào nước vôi trong dư (Ca(OH) 2) thu
được 40 gam CaCO3. Biết chỉ có CO2 phản ứng với nước vôi trong, tạo thành CaCO3 và nước.
a/ Tính % thể tích từng khí trong X.
b/ Tính tỉ khối của X đối với không khí.
c/ Cần trộn thêm vào lượng X trên bao nhiêu gam N 2 để thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối đối với
hiđro là 18,5?
Bài 7: Một bạn học sinh trộn 24,5 gam kali clorat với 1,5 gam mangan đioxit, được hỗn hợp rắn
A rồi cho vào ống nghiệm và nung A để điều chế oxi. Sau khi kết thúc thí nghiệm, trong ống
nghiệm còn lại chất rắn B, để nguội rồi cân B thấy khối lượng là 20,24 gam.
a/ Viết phương trình hóa học của phản ứng.
b/ Tính hiệu suất của phản ứng điều chế oxi.
Bài 8: Hỗn hợp X có thể tích 8,96 lít (đktc) gồm hiđro và metan CH 4, có tỉ khối đối với hiđro là
5,9.
a/ Tính số mol từng khí trong hỗn hợp.
b/ Đốt hỗn hợp X với 15,68 lít khí oxi (đktc).
- Lượng khí oxi có đủ để đốt cháy hết hỗn hợp X không?
- Sau phản ứng, làm lạnh các sản phẩm để hơi nước ngưng tụ hết, thu được hỗn hợp khí Y. Xác
định % thể tích của các khí trong Y.
Bài 9: Quặng pirit sắt có thành phần chính là FeS2. Ta có phản ứng đốt cháy quặng pirit sắt:
FeS2 + O2  Fe2O3 + SO2
a/ Viết PTHH.
b/ Đốt 100 gam một mẫu quặng pirit sắt (có chứa a% tạp chất không cháy), trong V lít khí O 2 (dư)
(đktc) thu được m gam chất rắn (gồm Fe2O3 và tạp chất) và có 35,84 lít khí SO2 (đktc) sinh ra.
- Tính khối lượng FeS2 có trong mẫu quặng trên, từ đó tìm a.
- Tìm m.
- Tính % thể tích từng khí trong hỗn hợp thu được.
Bài 10: Trong quá trình quang hợp, cấy cối trên mỗi hecta đất trong một ngày hấp thụ khoảng
100 kg khí cacbonic và sau khi đồng hóa cây cối nhả ra khí oxi. Hãy tính khối lượng khí oxi do
cây cối trên 5 hecta đất trồng sinh ra mỗi ngày. Biết rằng số mol khí oxi cây sinh ra bằng số mol
khí cacbonic hấp thụ.
Bài 11: Nung nóng 64 gam hỗn hợp X gồm KMnO 4 và KClO3, sau phản ứng thu được V lít khí
O2 (đktc).
a/ Viết PTHH.
b/ Tìm V biết trong X, % khối lượng của kali là 27,42%.
c/ Lượng khí oxi trên phản ứng vừa đủ với 15,3 gam kim loại M (có hóa trị n). Tìm M và khối
lượng sản phẩm tạo thành.

You might also like