You are on page 1of 1

OXIT (1)

Câu 1: Cho các phản ứng sau:


1. CrO3 + 2KOH  K2CrO4 + H2O
2. Mn2O7 + H2O  2HMnO4
3. SrO + H2O  Sr(OH)2
4. Al2O3 + 3H2SO4  Al2(SO4)3 + 3H2O
5. Al2O3 + 2NaOH  NaAlO2 + H2O
Hãy cho biết các oxit CrO 3; Mn2O7; SrO; Al2O3 là oxit bazơ, oxit axit hay oxit lưỡng tính? Tại
sao?
Câu 2: Cho các oxit sau: natri oxit, đinitơ pentaoxit, nhôm oxit, cacbon oxit; oxit nào phản ứng
được với nước, với axit clohidric, với natri hiđroxit? Viết các PTHH xảy ra.
Câu 3: Viết các PTHH để hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau:
1. Ca CaCl2
(1) (3)

(2)
CaO
(4)

Ca(OH)2 CaCO3
Câu 4: Hãy trình bày cách phân biệt:
1. khí cacbonic và khí oxi. 4. cacbon đioxit và cacbon oxit.
2. bari oxit và magie oxit. 5. natri oxit và điphotpho pentaoxit
3. đồng (II) oxit và nhôm oxit.
Câu 5: Một chất được dùng để làm chất hút ẩm khi chất đó có khả năng hút nước mạnh và không
có phản ứng hóa học với chất cần làm khô. Thực tế, người ta có thể dùng CaO để làm chất hút
ẩm. Trong số các khí sau đây: O2, H2, CO2, SO2, CO, H2S; khí nào không được làm khô bởi CaO?
Giải thích bằng PTHH.
Câu 6: Để làm khô khí SO2 có lẫn hơi nước, có thể dùng chất nào trong các chất hút ẩm sau đây:
CaO (rắn); NaOH (rắn); CuSO4 khan; P2O5.
Câu 7: Cần hòa tan bao nhiêu gam SO3 vào cốc đựng 80 gam nước để thu được dung dịch 24,5%.
Câu 8: Cần hòa tan bao nhiêu gam CaO vào 150 gam nước để được dung dịch 5%.
Câu 9: Hòa tan 27 gam N2O5 vào 173 gam dung dịch KOH 28%.
1. Tính khối lượng muối tạo được.
2. Tính nồng độ % từng chất tan có trong dung dịch sau phản ứn
Câu 10: Hòa tan 8 gam MgO vào 100 gam dung dịch HNO 3 12,6%. Tính nồng độ % của dung
dịch thu được sau phản ứng.
Câu 11: Cho 2,32 gam Fe3O4 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 20%.
1. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 đã dùng
2. Tính nồng độ % của dung dịch thu được sau phản ứng.

You might also like