You are on page 1of 10

CLB TOÁN HỌC MUÔN MÀU CÁC HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ

Môn: Toán 8C4


Ngày học: 02/07/2021
HOTLINE: 0973 872 184 Thời gian buổi học: 180 phút

Mục tiêu bài học


Nhớ được và biết vận dụng các hằng đẳng thức để giải các bài toán từ cơ bản đến nâng cao.

(1) (a + b)2 = a2 + 2ab + b2 .

(2) (a − b)2 = a2 − 2ab + b2 .

(3) a2 − b2 = (a − b)(a + b).

(4) (a + b)3 = a3 + 3a2 b + 3ab2 + b3 = a3 + b3 + 3ab(a + b).

(5) (a − b)3 = a3 − 3a2 b + 3ab2 − b3 = a3 − b3 − 3ab(a − b).

(6) a3 + b3 = (a + b)(a2 − ab + b2 ).

(7) a3 − b3 = (a − b)(a2 + ab + b2 ).

(8) (a + b + c)2 = a2 + b2 + c2 + 2ab + 2bc + 2ca.

(9) (a + b + c)3 = a3 + b3 + c3 + 3(a + b)(b + c)(c + a).

(10) a3 + b3 + c3 − 3abc = (a + b + c)(a2 + b2 + c2 − ab − bc − ca).

Chứng minh. Ta có

(a + b)2 = (a + b)(a + b) = a(a + b) + b(a + b) = a2 + ab + ba + b2 = a2 + 2ab + b2 .

(a − b)2 = (a − b)(a − b) = a(a − b) − b(a − b) = a2 − ab − ba + b2 = a2 − 2ab + b2 .

(a + b)(a2 − ab + b2 ) = a(a2 − ab + b2 ) + b(a2 − ab + b2 ) = a3 − a2 b + ab2 + ba2 − b2 a + b3 = a3 + b3 .


Bài tập trên lớp
642 − 362 4392 − 3612
Bài 1. Tính giá trị các biểu thức A = và B = .
1622 − 622 5392 − 4612

Bài 2. Chứng minh rằng các số 899, 9991, 1027 đều là hợp số.

Bài 3. Chứng minh rằng hiệu sau đây là một số gồm toàn các chữ số giống nhau

88892 − 11122 .

Bài 4. Cho các số thực a, b thỏa mãn a + b = 1 và ab = −1. Tính giá trị của a2 + b2 , a3 + b3 ,
a4 + b4 , a5 + b5 , a6 + b6 .

Bài 5. Cho các số thực a, b, c thỏa mãn a + b + c = 0 và ab + bc + ca = 0. Chứng minh rằng


a = b = c = 0.

Bài 6.

a) Cho các số thực a, b thỏa mãn a2 + b2 = 2ab. Chứng minh rằng a = b.

b) Cho các số thực a, b, c thỏa mãn a2 + b2 + c2 = ab + bc + ca. Chứng minh rằng a = b = c.

Bài 7. Cho các số thực a, b, c thỏa mãn a + b + c = 3 và a2 + b2 + c2 = 3. Chứng minh rằng


a = b = c = 1.

Bài 8. Tìm tất cả các số thực a, b, c thỏa mãn a + b + c = 3 và a2 + b2 + c2 + ab + bc + ca = 6.

Bài 9. Chứng minh các hằng đẳng thức

a) 2(a2 + b2 ) = (a + b)2 + (a − b)2 .

b) (a + b + c)2 + a2 + b2 + c2 = (a + b)2 + (b + c)2 + (c + a)2 .

c) (a + b)4 = a4 + 4a3 b + 6a2 b2 + 4ab3 + b4 .

d) (a + b + c)3 = a3 + b3 + c3 + 3(a + b)(b + c)(c + a).

e) a3 + b3 + c3 − 3abc = (a + b + c)(a2 + b2 + c2 − ab − bc − ca).

Bài 10. Tìm tất cả các số thực a, b thỏa mãn

a) a + b = a2 + b2 = 2.

b) a + b = a3 + b3 = 2.

c) a2 + b2 = a3 + b3 = a4 + b4 .
642 − 362 4392 − 3612
Bài 1. Tính giá trị các biểu thức A = và B = .
1622 − 622 5392 − 4612

Lời giải. Ta có

642 − 362 (64 − 36)(64 + 36) 28 · 100 28 1


A= 2 2
= = = = .
162 − 62 (162 − 62)(162 + 62) 100 · 224 224 8

4392 − 3612 (439 − 361)(439 + 361) 78 · 800 800 4


B= = = = = .
5392 − 4612 (539 − 461)(539 + 461) 78 · 1000 1000 5

Bài 2. Chứng minh rằng các số 899, 9991, 1027 đều là hợp số.

Lời giải. Ta có

899 = 900 − 1 = 302 − 12 = (30 − 1)(30 + 1) = 29 · 31.

9991 = 10000 − 9 = 1002 − 32 = (100 − 3)(100 + 3) = 97 · 103.

1027 = 1000 + 27 = 103 + 33 = (10 + 3)(102 − 10 · 3 + 32 ) = 13 · 79.

Vậy các số 899, 9991, 1027 đều là hợp số.

Bài 3. Chứng minh rằng hiệu sau đây là một số gồm toàn các chữ số giống nhau

88892 − 11122 .

Lời giải. Ta có

88892 − 11122 = (8889 − 1112)(8889 + 1112) = 7777 · 10001


= 7777(10000 + 1) = 77770000 + 7777 = 77777777.

Ta có điều phải chứng minh.


Bài 4. Cho các số thực a, b thỏa mãn a + b = 1 và ab = −1. Tính giá trị của a2 + b2 , a3 + b3 ,
a4 + b 4 , a 5 + b 5 , a 6 + b 6 .

Lời giải. Ta có

• (a + b)2 = a2 + 2ab + b2 ⇒ a2 + b2 = (a + b)2 − 2ab = 12 − 2 · (−1) = 3.

• a3 + b3 = (a + b)(a2 − ab + b2 ) = 1 · (3 − (−1)) = 4.

• a4 + b4 = a4 + 2a2 b2 + b4 − 2a2 b2 = (a2 + b2 )2 − 2(ab)2 = 32 − 2 · (−1)2 = 7.

• (a2 + b2 )(a3 + b3 ) = a5 + b5 + a3 b2 + a2 b3 = a5 + b5 + a2 b2 (a + b)

⇒ a5 + b5 = (a2 + b2 )(a3 + b3 ) − (ab)2 (a + b) = 3 · 4 − (−1)2 · 1 = 11.

• a6 + b6 = a6 + 2a3 b3 + b6 − 2a3 b3 = (a3 + b3 )2 − 2(ab)3 = 42 − 2 · (−1)3 = 18.

Bài 5. Cho các số thực a, b, c thỏa mãn a + b + c = 0 và ab + bc + ca = 0. Chứng minh rằng


a = b = c = 0.

Lời giải. Ta có (a + b + c)2 = a2 + b2 + c2 + 2(ab + bc + ca), suy ra 02 = a2 + b2 + c2 + 2 · 0, tức là

a2 + b2 + c2 = 0. (1)

Mặt khác a2 ≥ 0, b2 ≥ 0, c2 ≥ 0 nên từ (1) ta có a2 = 0, b2 = 0, c2 = 0, tức là a = b = c = 0. Ta


có điều phải chứng minh.

Bài 6.

a) Cho các số thực a, b thỏa mãn a2 + b2 = 2ab. Chứng minh rằng a = b.

b) Cho các số thực a, b, c thỏa mãn a2 + b2 + c2 = ab + bc + ca. Chứng minh rằng a = b = c.


Lời giải.

a) Cho các số thực a, b thỏa mãn a2 + b2 = 2ab. Chứng minh rằng a = b.

Ta có
a2 + b2 = 2ab ⇔ a2 − 2ab + b2 = 0
⇔ (a − b)2 = 0 ⇔ a − b = 0 ⇔ a = b.
Ta có điều phải chứng minh.

b) Cho các số thực a, b, c thỏa mãn a2 + b2 + c2 = ab + bc + ca. Chứng minh rằng a = b = c.

Ta có

a2 + b2 + c2 = ab + bc + ca
⇔ 2(a2 + b2 + c2 ) = 2(ab + bc + ca)
⇔ 2a2 + 2b2 + 2c2 − 2ab − 2bc − 2ca = 0
⇔ (a2 − 2ab + b2 ) + (b2 − 2bc + c2 ) + (c2 − 2ca + a2 ) = 0
⇔ (a − b)2 + (b − c)2 + (c − a)2 = 0. (1)

Mặt khác (a − b)2 ≥ 0, (b − c)2 ≥ 0, (c − a)2 ≥ 0 nên từ (1) ta có

(a − b)2 = 0, (b − c)2 = 0, (c − a)2 = 0

⇔ a − b = 0, b − c = 0, c − a = 0
⇔ a = b = c.
Ta có điều phải chứng minh.

Bài 7. Cho các số thực a, b, c thỏa mãn a + b + c = 3 và a2 + b2 + c2 = 3. Chứng minh rằng


a = b = c = 1.

Lời giải. Ta có

(a + b + c)2 = a2 + b2 + c2 + 2(ab + bc + ca)


⇒ 32 = 3 + 2(ab + bc + ca)
⇒ 6 = 2(ab + bc + ca)
⇒ 3 = ab + bc + ca
⇒ a2 + b2 + c2 = ab + bc + ca.

Theo Bài 6b, ta có a = b = c. Mà a + b + c = 3 nên a = b = c = 1. Ta có điều phải chứng minh.

Cách 2. Ta có
(a − 1)2 + (b − 1)2 + (c − 1)2 = a2 − 2a + 1 + b2 − 2b + 1 + c2 − 2c + 1
= a2 + b2 + c2 − 2(a + b + c) + 3 = 3 − 2 · 3 + 3 = 0. (1)

Mặt khác (a − 1)2 ≥ 0, (b − 1)2 ≥ 0, (c − 1)2 ≥ 0 nên từ (1) ta có

(a − 1)2 = 0, (b − 1)2 = 0, (c − 1)2 = 0

⇔ a − 1 = 0, b − 1 = 0, c − 1 = 0
⇔ a = b = c = 1.

Bài 8. Tìm tất cả các số thực a, b, c thỏa mãn a + b + c = 3 và a2 + b2 + c2 + ab + bc + ca = 6.

Lời giải. Ta có
(a + b + c)2 = a2 + b2 + c2 + 2(ab + bc + ca)
⇒ 32 = a2 + b2 + c2 + ab + bc + ca + ab + bc + ca
⇒ 9 = 6 + ab + bc + ca
⇒ ab + bc + ca = 3
⇒ a2 + b 2 + c 2 = 3
⇒ a2 + b2 + c2 = ab + bc + ca.

Theo Bài 6b, ta có a = b = c. Mà a + b + c = 3 nên a = b = c = 1.

Bài 9. Chứng minh các hằng đẳng thức

a) 2(a2 + b2 ) = (a + b)2 + (a − b)2 .

b) (a + b + c)2 + a2 + b2 + c2 = (a + b)2 + (b + c)2 + (c + a)2 .

c) (a + b)4 = a4 + 4a3 b + 6a2 b2 + 4ab3 + b4 .


d) (a + b + c)3 = a3 + b3 + c3 + 3(a + b)(b + c)(c + a).

e) a3 + b3 + c3 − 3abc = (a + b + c)(a2 + b2 + c2 − ab − bc − ca).

Lời giải.

a) 2(a2 + b2 ) = (a + b)2 + (a − b)2 .

Ta có
(a + b)2 + (a − b)2 = a2 + 2ab + b2 + a2 − 2ab + b2 = 2(a2 + b2 ).
Suy ra điều phải chứng minh.

b) (a + b + c)2 + a2 + b2 + c2 = (a + b)2 + (b + c)2 + (c + a)2 .

Ta có
(a + b)2 + (b + c)2 + (c + a)2 = a2 + 2ab + b2 + b2 + 2bc + c2 + c2 + 2ca + a2
= a2 + b2 + c2 + 2(ab + bc + ca) + a2 + b2 + c2
= (a + b + c)2 + a2 + b2 + c2 .

Suy ra điều phải chứng minh.

c) (a + b)4 = a4 + 4a3 b + 6a2 b2 + 4ab3 + b4 .

Ta có
(a + b)4 = [(a + b)2 ]2
= (a2 + b2 + 2ab)2
= (a2 + b2 )2 + 2 · (a2 + b2 ) · 2ab + (2ab)2
= a4 + 2a2 b2 + b4 + 4a3 b + 4ab3 + 4a2 b2
= a4 + 4a3 b + 6a2 b2 + 4ab3 + b4 .
Suy ra điều phải chứng minh.

d) (a + b + c)3 = a3 + b3 + c3 + 3(a + b)(b + c)(c + a).


Ta có
(a + b + c)3 = [(a + b) + c]3
= (a + b)3 + 3(a + b)c(a + b + c) + c3
= a3 + b3 + 3ab(a + b) + 3(a + b)c(a + b + c) + c3
= a3 + b3 + c3 + 3(a + b)[ab + c(a + b + c)]
= a3 + b3 + c3 + 3(a + b)[ab + ca + c(b + c)]
= a3 + b3 + c3 + 3(a + b)(b + c)(c + a)
Suy ra điều phải chứng minh.

e) a3 + b3 + c3 − 3abc = (a + b + c)(a2 + b2 + c2 − ab − bc − ca).

Ta có
a3 + b3 + c3 − 3abc = (a + b)3 − 3ab(a + b) + c3 − 3abc
= (a + b)3 + c3 − [3ab(a + b) + 3abc]
= (a + b + c)[(a + b)2 − (a + b)c + c2 ] − 3ab(a + b + c)
= (a + b + c)[(a + b)2 − (a + b)c + c2 − 3ab]
= (a + b + c)(a2 + 2ab + b2 − ac − bc + c2 − 3ab)
= (a + b + c)(a2 + b2 + c2 − ab − bc − ca).
Suy ra điều phải chứng minh.

Bài 10. Tìm tất cả các số thực a, b thỏa mãn

a) a + b = a2 + b2 = 2.

b) a + b = a3 + b3 = 2.

c) a2 + b2 = a3 + b3 = a4 + b4 .

Lời giải.

a) a + b = a2 + b2 = 2.

Ta có a + b = 2 nên b = 2 − a. Mà a2 + b2 = 2 nên

a2 + (2 − a)2 = 2 ⇔ a2 + 4 − 4a + a2 = 2

⇔ 2a2 − 4a + 2 = 0 ⇔ 2(a2 − 2a + 1) = 0
⇔ 2(a − 1)2 = 0 ⇔ a − 1 = 0 ⇔ a = 1.
Từ đó b = 1. Vậy có duy nhất một cặp số (a, b) thỏa mãn là (1, 1).

Cách 2. Ta có
(a − b)2 = a2 + b2 − 2ab = 2(a2 + b2 ) − (a2 + b2 + 2ab) = 2(a2 + b2 ) − (a + b)2 = 2 · 2 − 22 = 0.
Do đó a = b. Mà a + b = 2 nên a = b = 1.

b) a + b = a3 + b3 = 2.

Ta có a + b = 2 nên b = 2 − a. Mà a3 + b3 = 2 nên
a3 + (2 − a)3 = 2 ⇔ a3 + 8 − 12a + 6a2 − a3 = 2
⇔ 6a2 − 12a + 6 = 0 ⇔ 6(a2 − 2a + 1) = 0
⇔ 6(a − 1)2 = 0 ⇔ a − 1 = 0 ⇔ a = 1.
Từ đó b = 1. Vậy có duy nhất một cặp số (a, b) thỏa mãn là (1, 1).

Cách 2. Ta có
(a + b)3 = a3 + b3 + 3ab(a + b)
⇒ 8 = 2 + 6ab ⇒ ab = 1
⇒ a(2 − a) = 1 ⇒ a2 − 2a + 1 = 0
⇒ (a − 1)2 = 0 ⇒ a − 1 = 0 ⇒ a = 1.
Từ đó b = 1.

c) a2 + b2 = a3 + b3 = a4 + b4 .

Ta có a2 + b2 = a3 + b3 = a4 + b4 nên
a4 + b4 + a2 + b2 = 2(a3 + b3 )
⇔ a4 − 2a3 + a2 + b4 − 2b3 + b2 = 0
⇔ (a2 − a)2 + (b2 − b)2 = 0. (1)

Mà (a2 − a)2 ≥ 0, (b2 − b)2 ≥ 0 nên từ (1) ta có (a2 − a)2 = 0 và (b2 − b)2 = 0. Do đó a2 − a = 0
và b2 − b = 0. Từ đó a(a − 1) = 0 và b(b − 1) = 0, ta được a = 0, hoặc a = 1 và b = 0, hoặc b = 1.

Vậy có bốn cặp số (a, b) thỏa mãn là (0, 0), (0, 1), (1, 0), (1, 1).
Bài tập về nhà
662 − 342 5312 − 1692
Bài 1. Tính giá trị các biểu thức A = và B = .
1522 − 482 6312 − 2692

Bài 2. Chứng minh rằng các số 621, 9951, 973 đều là hợp số.

Bài 3. Cho các số thực a, b thỏa mãn a + b = 2 và ab = −1. Tính giá trị của a2 + b2 , a3 + b3 ,
a4 + b4 , a5 + b5 , a6 + b6 .

Bài 4. Cho các số thực a, b, c thỏa mãn 3(a2 + b2 + c2 ) = (a + b + c)2 . Chứng minh rằng a = b = c.

Bài 5. Tìm tất cả các số thực a, b, c thỏa mãn a + b + c = 6 và a2 + b2 + c2 = 12.

Bài 6. Chứng minh các hằng đẳng thức

a) (a − b)4 = a4 − 4a3 b + 6a2 b2 − 4ab3 + b4 .

b) (a + b)4 + (a − b)4 = 2(a4 + 6a2 b2 + b4 ).

c) a4 + b4 + (a + b)4 = 2(a2 + ab + b2 )2 .

You might also like