You are on page 1of 3

GV: Phạm Thị Kim Anh – K66K - HNUE

Bài tập 1. Cân bằng phương trình hóa học


a) Fe2O3 + H2 → Fe + H2O
b) CO2 + NaOH → Na2CO3 + H2O
c) Zn + HCl → ZnCl2 + H2
d) Al + O2 → Al2O3
e) NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4
f) Al2O3 + NaOH → NaAlO2 + H2O
g) Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O
h) H3PO4 + Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2 + H2O
i) BaCl2 + AgNO3 → AgCl + Ba(NO3)2

Bài tập 2. Phân loại các oxit sau và gọi tên chúng
SO2, K2O, MgO, P2O5, N2O3, CaO, Fe2O3, CO2 , Na2O , SO3

Phân loại
CTHH Tên gọi
Oxit axit Oxit bazơ
GV: Phạm Thị Kim Anh – K66K - HNUE

Bài tập 3. Hoàn thành bảng:

Thành phần CTHH Phân loại Tên gọi

N (V) và oxi

Sắt (III) và oxi

Magie và oxi

Nhôm và oxi

Lưu huỳnh (VI) và oxi

Natri và oxi

Photpho (III) và oxi

Đồng (II) và oxi

Lưu huỳnh (IV) và oxi

Bài tập 4. Chọn CTHH thích hợp đặt vào những chỗ có dấu chấm hỏi và cân bằng các
phương trình hóa học sau:
1) CaO + H2O → ?
2) P + ? → P2O5
3) Na + H2O → ? + H2
4) Ba + H2O → ? + H2
5) ? → K2MnO4 + MnO2 + O2
6) ? + H2 → Fe + H2O
7) CH4 + O2 → ? + H2O
8) KClO3 → KCl + ?
Bài tập 5. Dẫn khí H2 (dktc) qua ống nghiệm chứa 16g CuO. Sau pư kết thúc, hãy tính:
a) Khối lượng kim loại thu được.
b) Thể tích khí Hiđro ở đktc tham gia phản ứng trên.
GV: Phạm Thị Kim Anh – K66K - HNUE

Bài tập 6 Đốt cháy hoàn toàn 13 gam Zn trong oxi thu được ZnO.
a) Lập PTHH.
b) Tính khối lượng ZnO thu được?
c) Tính khối lượng oxi đã dùng?
Bài tập 7: Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít CH4. Tính thể tích oxi cần dùng và thể tích khí CO 2 tạo
thành (đktc).
Bài tập 8: Biết rằng 2,3 gam một kim loại Natri tác dụng vừa đủ với khí clo (ở đktc) theo sơ
đồ p/ư:
2Na+ Cl2 → 2NaCl
a) Xác định tên kim loại R
b) Tính khối lượng hợp chất tạo thành
Bài tập 9: Hòa tan hoàn toàn 6,75 gam kim loại nhôm trong dung dịch axit clohidric HCl dư.
Phản ứng hóa học giữa nhôm và axit clohidric HCl được biểu diễn theo sơ đồ sau:
Al + HCl → AlCl3 + H2
a) Hãy lập phương trình hóa học của phản ứng.
b) Tính thể tích(ở đktc) của khí H2 sinh ra.
c) Tính khối lượng axit HCl đã tham gia phản ứng.
d) Tính khối lượng muối AlCl3 được tạo thành.
Bài tập 10: Khi cho miếng nhôm tan hết vào dung dịch HCl có chứa 0,2 mol thì sinh ra 1,12
lít khí hidro (đktc).
a. Tính khối lượng miếng nhôm đã phản ứng
b. Axit clohidric còn dư hay không? Nếu còn dư thì khối lượng dư là bao nhiêu?
Bài tập 11: Đốt cháy hoàn toàn m gam Photpho trong không khí thu được hợp chất
điphotpho pentaoxit P2O5. Tính khối lượng của photpho cần dùng để phản ứng đủ với 2,24 lít
khí O2 (đktc)

You might also like