You are on page 1of 4

SỞ GD & ĐT TỈNH ĐĂK NÔNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023

TRƯỜNG THPT N’TRANG LƠNG MÔN: HÓA HỌC 11


ĐỀ DỰ ĐOÁN Thời gian làm bài: 50 phút;
(28 trắc nghiệm + 4 tự luận)

I. TRẮC NGHIỆM: 7 điểm.

Chương 1: SỰ ĐIỆN LI
(Số câu 3: 2NB +1TH )
Câu 1. Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li yếu?
A. H2S, H2SO3, H2SO4. B. H2CO3, H3PO4, Ba(OH)2.
C. H2S, CH3COOH, HClO. D. H2SO3, HClO, Al2(SO4)3.
Câu 2. Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây không phải là phản ứng trao đổi ion?
A. K3PO4 (dd) và AgNO3 (dd). B. CaCO3 (rắn) và HNO3 (dd).
C. HCl (dd) và NaOH (dd). D. Fe (rắn) và H2SO4 (dd).
2-
Câu 3. Trong dung dịch, ion CO3 cùng tồn tại với các ion
A. NH4+, Na+, K+. B. Fe3+, H+, Ba2+. C. Fe2+, Zn2+, Al3+ . D. Cu2+, Mg2+, Al3+.

Chương 2: NITƠ- PHOTPHO


(1) NITƠ VÀ HỢP CHẤT (Số câu 3: 2NB+ 1TH)
Câu 4:Tính chất hóa học của NH3 là
A. tính bazơ mạnh, tính khử. B. tính bazơ yếu, tính oxi hóa.
C. tính khử mạnh, tính bazơ yếu. D. tính bazơ mạnh, tính oxi hóa.
Câu 5. Nhóm các kim loại đều không phản ứng được với HNO3?
A. Al, Fe. B. Au, Pt. C. Al, Au. D. Fe, Pt.
Câu 6. Khi bị nhiệt phân dãy muối nitrat nào sau đây cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và
oxi?
A. Cu(NO3)2, AgNO3, NaNO3. B. KNO3, Hg(NO3)2, LiNO3.
C. Pb(NO3)2, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2. D. Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3.
(2) PHÔTPHO (Số câu 2: 1NB+ 1TH)
Câu 7. So với photpho đỏ thì photpho trắng có hoạt tính hoá học
A. bằng. B. yếu hơn.
C. mạnh hơn. D. không so sánh được.
Câu 8. Phản ứng xảy ra đầu tiên khi quẹt que diêm vào vỏ bao diêm là
A. 4P + 3O2  2P2O3. B. 4P + 5O2  2P2O5.
C. 6P + 5KClO3  3P2O5 + 5KCl. D. 2P + 3S  P2S3.
(3) AXIT PHOOTPHORIC- MUỐI PHÔTPHAT (gồm 4 câu: 2NB + 2TH)
Câu 9. Dung dịch axit photphoric có chứa các ion (giả sử nước không điện li):
A. H+, PO43-. B. H+, H2PO4-, PO43-.
C. H+, HPO42-, PO43-. D. H+, H2PO4-, HPO42-, PO43-.
Câu 10. Muối nào sau đây tan tốt trong nước?
A. Ca3(PO4)2. B. CaHPO4. C. Ca(H2PO4)2. D. AlPO4.
Câu 11. Nhận định nào sau đây là sai khi phát biểu về axit phôtphoric?
A. Ở điều kiện thường axit photphoric là chất lỏng, trong suốt, không màu.
B. Axit photphoric tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào.
C. Axit photphoric là axit trung bình, phân li theo 3 nấc.
D. Không thể nhận biết H3PO4 bằng dung dịch AgNO3.
Câu 12. Axit H3PO4 và HNO3 cùng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây?
A. CuCl2, KOH, NH3, Na2CO3. B. KOH, NaHCO3, NH3, ZnO.
C. MgO, BaSO4, NH3, Ca(OH)2. D. NaOH, KCl, NaHCO3, H2S.
(4) PHÂN BÓN HÓA HỌC (gồm 3 câu : 2NB + 1TH)
Câu 13: Muốn tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây người ta dùng
A. phân đạm. B. phân kali. C. phân lân. D. phân vi lượng.
Câu 14. Thành phần chính của phân đạm urê là
A. (NH2)2CO. B. Ca(H2PO4)2. C. KCl. D. K2SO4.
Câu 15. Không nên bón phân đạm cùng với vôi vì ở trong nước
A. phân đạm làm kết tủa vôi.
B. phân đạm phản ứng với vôi tạo khí NH3 làm mất tác dụng của đạm.
C. phân đạm phản ứng với vôi và toả nhiệt làm cây trồng bị chết vì nóng.
D. cây trồng không thể hấp thụ được đạm khi có mặt của vôi.
Chương 3: CACBON- SILIC

(5) CACBBON VÀ HỢP CHẤT ( gồm 5 câu: 3TH+ 2NB)


Câu 16. Các nguyên tử thuộc nhóm IVA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là
A. ns2np2. B. ns2np3. C. ns2np4. D. ns2np5.
Câu 17. Chất bột X màu đen, có khả năng hấp phụ các khí độc nên được dùng trong nhiều loại mặt nạ
phòng độc. Chất X là
A. đá vôi. B. lưu huỳnh. C. than hoạt tính. D. thạch cao.
Câu 18. ‘‘Hiệu ứng nhà kính” là hiện tượng Trái Đất ấm dần lên do các bức xạ có bước sóng dài trong
vùng hồng ngoại bị khí quyển giữ lại mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí nào dưới đây là nguyên
nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính?
A. O2. B. SO2. C. CO2. D. N2.
Câu 19. Cho luồng khí CO (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe 2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao.
Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:
A. Cu, Fe, Zn, MgO. B. Cu, Fe, ZnO, MgO.
C. Cu, Fe, Zn, Mg. D. Cu, FeO, ZnO, MgO.
Câu 20: Cacbon chỉ thể hiện tính khử trong phản ứng hóa học nào sau đây?
A. C + O2 CO2. B. C + 2H2 CH4.
C. 3C + 4Al Al4C3. D. 3C + CaO CaC2 + CO.
(6) SILIC- HỢP CHẤT (gồm 4 câu: 2NB+ 2TH)

Câu 21. Axit nào sau đây được dùng để khắc chữ lên thủy tinh:
A. HF. B. HCl. C. HBr. D. HI.
Câu 22. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. SiO2 là oxit axit.
B. Đốt cháy hoàn toàn CH4 bằng oxi, thu được CO2 và H2O.
C. Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư, dung dịch bị vẩn đục.
D. SiO2 tan tốt trong dung dịch HCl.
Câu 23: Silicagen (thành phần chính của chất hút ẩm ) được tạo thành từ chất nào sau đây:
A. H2SiO3. B. SiO2. C. Na2SiO3. D. Na2SiO3
Câu 24. Nhận định nào sau đây chưa đúng:
A. SiO2 là oxit axit.
B. Slic là nguyên tố phổ biến thứ hai trong vỏ trái đất ( sau oxi).
C. Thạch anh là một trong các dạng thù hình của Silic.
D. SiO2 tan tốt trong dung dịch HF.
Chương 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỮU CƠ
(6) ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỮU CƠ (Gồm 3 câu: 2NB+ 1TH)
Câu 25. Trong thành phần của hợp chất hữu cơ
A. luôn có C và H. B. luôn có C, thường có H và O.
C. luôn có C, H và O. D. luôn có C và O, thường có H.
Câu 26: Liên kết hóa học trong phân tử hợp chất hữu cơ chủ yếu là
A. liên kết ion. B. liên kết cộng hóa trị.
C. liên kết cho - nhận. D. liên kết hiđro.
Câu 27. Để phân tích định tính các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ, người ta thực hiện một thí
nghiệm được mô tả như hình vẽ:
Hợp chất hữu cơ và CuO Bông trộn CuSO4 khan

Dung dịch Ca(OH)2

Phát biểu nào sau đây đúng?


A. Thí nghiệm trên dùng để xác định clo có trong hợp chất hữu cơ.
B. Trong thí nghiệm trên có thể thay dung dịch Ca(OH)2 bằng dung dịch Ba(OH)2.
C. Bông trộn CuSO4 khan có tác dụng chính là ngăn hơi hợp chất hữu cơ thoát ra khỏi ống nghiệm.
D. Thí nghiệm trên dùng để xác định nitơ có trong hợp chất hữu cơ.

THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH


(7) THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH (Gồm 1 câu: 1TH)
Câu 28. Cho một mẫu đồng nhỏ vào ống nghiệm chứa sẵn dung dịch HNO3 đặc, quan sát được hiện
tượng nào sau đây:
A. Không có hiện nào xẩy ra.
B. Khí thoát ra có màu nâu đỏ, dung dịch chuyển dần sang màu xanh đặc trưng.
C. Khí không màu thoát ra chuyển sang màu nâu ngoài không khí, dung dịch chuyển dần sang màu
xanh
D. Khí thoát không màu, dung dịch tạo thành có màu xanh đặc trưng.
II. TỰ LUẬN: 3 điểm
Câu 29: Hoàn thành các PTPƯ sau cho biết tỉ lệ mol của các chất phản ứng tương ứng trên “→”:
(1) …..H3PO4 + …..NaOH
(2) …..H3PO4 + …..KOH
Câu 30: Hoàn thành chuỗi chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện, biết mỗi “→” ứng với một phương trình
phản ứng xẩy ra)
N2 NH3 NO NO2 HNO3 Cu(NO3)2 Cu(OH)2
Câu 31: Dung dịch E chứa các ion Mg2+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch E ra hai phần bằng nhau:
Cho phần một tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, được 0,58 gam kết tủa và 0,672 lít khí
(đktc). Phần hai tác dụng với dung dịch BaCl 2 dư, được 4,66 gam kết tủa. Tính khối lượng các chất tan
trong dung dịch E.
Câu 32: Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lít khí CO 2 (đktc) vào 1 lít dung dịch gồm NaOH 0,025M và
Ca(OH)2 0,0125M, thu được x gam kết tủa.
-Tính giá trị của x .
-Dung dịch thu được sau phản ứng thay đổi như thế nào so với trước khi phản ứng xẩy ra .

You might also like