You are on page 1of 9

CHỦ ĐỀ 7: NGUYÊN TỐ NHÓM VIIA

Bài 17: NGUYÊN TỐ VÀ ĐƠN CHẤT HALOGEN


❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1. Hãy trả lời các câu hỏi sau:
(a) Xác định số oxi hóa của F, Cl trong các chất sau: NaF, F2, HF, KCl, HCl, HClO, NaClO, KClO3.
(b) Cho các nguyên tố: Cl, Br, I, F. Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều tăng dần độ âm điện và bán
kính nguyên tử.
(c) Nhận xét về sự biến đổi màu sắc, trạng thái và tính oxi hóa của các đơn chất F2, Cl2, Br2, I2.
(d) So sánh nhiệt độ sôi và nhiệt
Câu 2. [CD - SGK] Astatine là nguyên tố phóng xạ, được xếp dưới nguyên tố iodine trong nhóm VIIA.
Thực tế, các nhà khoa học chỉ thu được đồng vị biến của astatine từ quá trình nghiên cứu về phóng xạ,
đồng thời nó chỉ tồn tại khoảng 8 giờ .
Dựa vào xu hướng biển đổi một số tính chất của nhóm halogen, hãy dự đoán:
(a) Tính oxi hoá của nguyên tử astatine mạnh hơn hay yếu hơn so với nguyên tử iodine?
(b) Đơn chất astatine có màu đậm hơn hay nhạt hơn so với đơn chất iodine?
Câu 3. [CTST - SBT]Tại sao đơn chất halogen ít tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ
không phân cực như hexane (C6H14), carbon tetracholoride ( CCl4)?
Câu 4. Hoàn thành các phương trình hóa học sau và chỉ rõ vai trò (chất oxi hóa hay chất khử) của halogen
trong từng phản ứng:
(1) Cu + Cl2 → (6) Br2 + KOH ⎯⎯⎯ 700 C

(2) Al + Br2 → (7) Cl2 + Ca(OH)2 →
(3) Na + I2 → (8) Cl2 + KBr →
(4) Fe + Cl2 → (9) Br2 + NaI →
(5) H2 + Cl2 → (10) F2 + H2O →
Câu 5. [CD - SGK] Trong công nghiệp, dung dịch sodium chloride được đem điện phân để có phản
ứng theo phương trình hóa học sau: NaCl(aq) + H2O(1)→ A(aq) + X(g) + Y(g) (*)
Từ phản ứng giữa Y với dung dịch A sẽ sản xuất được hỗn hợp tẩy rửa phổ biến .
Từ phản ứng kết hợp giữa X và Y sẽ sản xuất được hydrogen chloride.
(a) Hãy cho biết công thức hóa học của A, X, Y.
(b) Hoàn thành phương trình hóa học (*).
Câu 6. [CD - SBT] Từ bảng giá trị năng lượng liên kết (kJ mol-l) dưới đây:
F-F H-H O2 H-F O-H
159 436 498 565 464
Hãy cho biết:
(a) Liên kết nào bền nhất, liên kết nào kém bền nhất?
(b) Giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của hai phản ứng sau là bao nhiêu?
F2(g) + H2(g) → 2HF(g) (1)
O2(g) + 2H2(g) → 2H2O(g) (2)
(c) Trong hai phản ứng (1) và (2), phản ứng nào toả nhiệt nhiều hơn?
Câu 7. [CD - SBT] Để bảo đảm vệ sinh, nước ở các hồ bơi thường xuyên được xử lí bằng hoá chất.
Hãy tìm hiểu và cho biết:
(a) Các hoá chất nào thường được sử dụng để xử lí vi khuẩn có trong nước hồ bơi?

CĐ 7.Bài 17. Nguyên tố và đơn chất halogen


(b) Nhờ đâu mà các hoá chất ấy giúp xử lí vi khuẩn có trong nước hồ bơi?
❖ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Mức độ nhận biết
Câu 1. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, halogen thuộc nhóm
A. IA. B. IIA. C. VIIA. D. VIIIA.
Câu 2. [KNTT-SBT] Số electron lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử nguyên tố nhóm halogen là
A. 5. B. 6. C. 7. D. 4.
Câu 3. [CTST - SBT] Halogen tồn tại ở thể lỏng ở điều kiện thường là
A. fluorine. B. bromine. C. iodine. D. chlorine.
Câu 4. Khi nung nóng, iodine rắn chuyển ngay thành hơi, không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng này
được gọi là
A. Sự thăng hoa. B. Sự bay hơi. C. Sự phân hủy. D. Sự ngưng tụ.
Câu 5. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố có độ âm điện lớn nhất là
A. Chlorine. B. Sodium (natri). C. Iodine. D. Fluorine.
Câu 6. [CTST - SBT] Liên kết trong phân tử đơn chất halogen là
A. liên kết van der Waals. B. liên kết cộng hóa trị.
C. liên kết ion. D. liên kết cho nhận.
Câu 7. Trong hợp chất, nguyên tố fluorine chỉ thể hiện số oxi hóa là
A. 0. B. +1. C. -1. D. +3.
Câu 8. [KNTT-SBT] Tính chất hóa học đặc trưng của các đơn chất halogen là
A.Tính khử. B. Tính oxi hóa C. Tính acid D. Tính base.
Câu 9. Phản ứng giữa hydrogen và chất nào sau đây thuận nghịch?
A. Fluorine. B. Chlorine. C. Iodine. D. Bromine.
Câu 10. Sục Cl2 vừa đủ vào dung dịch NaOH loãng, ở nhiệt độ thường thu được dịch X. Trong X chứa
chất tan nào sau đây?
A. NaCl. B. NaClO. C. NaCl, NaClO. D. NaCl, NaClO3
Câu 11. Cho phản ứng: Cl2+ 2 NaBr → 2 NaCl + Br2. Trong phản ứng trên chlorine
A. chỉ bị oxi hóa. B. chỉ bị khử.
C. vừa bị oxi, vừa bị khử. D. không bị oxi hóa, không bị khử.
Câu 12. [KNTT-SBT] Chỉ thị nào sau đây thường dùng để nhận biết dung dịch I2?
A. Phenolphtalein. B. Hồ tinh bột.
C. Quỳ tím.. D. Nước vôi trong.
Câu 13. [KNTT-SBT] Trong cơ thể người, nguyên tố iodine tập trung ở tuyến nào dưới đây?
A. Tuyến giáp trạng. B. Tuyến tụy.
C. Tuyến yên.. D. Tuyến thượng thận.
Câu 14. [CTST - SBT] Halogen nào được dùng trong sản xuất nhựa Teflon?
A. Chlorine. B. Iodine. C. Fluorine. D. Bromine.
2. Mức độ thông hiểu
Câu 15. Số oxi hóa của bromine trong các hợp chất HBr, HBrO, KBrO3, BrF3 lần lượt là:
A. -1, +1, +1, +3. B. -1, +1, +2, +3. C. -1, +1, +5, +3. D. +1, +1, +5, +3.
Câu 16. Theo chiều từ F → Cl → Br →I, giá trị độ âm điện của các nguyên tố
A. không đổi. B. tăng dần.
C. giảm dần. D. không có quy luật chung.
Câu 17. [KNTT-SBT] Trong nhóm halogen, từ fluorine đến iodine, nhiệt độ nóng chảy biến đổi như thế
nào?
A. Giảm dần. B. Không đổi. C. Tăng dần. D. Tuần hoàn
CĐ 7.Bài 17. Nguyên tố và đơn chất halogen
Câu 18. [KNTT-SBT] Halogen phản ứng mãnh liệt với hydrogen ngay cả trong bóng tối là
A. F2. B. I2. C. Cl2. D. Br2.
Câu 19. [CTST - SBT] Ứng dụng nào sau đây không phải của Cl2 ?
A. Xử lí nước bể bơi.
B. Sát trùng vết thương trong y tế.
C. Sản xuất nhựa PVC.
D. Sản xuất bột tẩy trắng.
Câu 20. [CTST - SBT] Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong tự nhiên không tồn tại đơn chất halogen.
B. Tính oxi hoá của đơn chất halogen giảm dần từ F2 đến I2.
C. Khí chlorine ẩm và nước chlorine đều có tính tẩy màu.
D. Fluorine có tính oxi hoá mạnh hơn chlorine, oxi hoá Cl- trong dung dịch NaCl thành Cl2
Câu 21. [CD - SBT] Nguyên nhân dẫn tới nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen
tăng từ fluorine đến iodine là do từ fluorine đến iodine,
A. khối lượng phân tử và tương tác van der Waals đều tăng.
B. tính phi kim giảm và tương tác van der Waals tăng.
C. khối lượng phân tử tăng và tương tác van der Waals giảm.
D. độ âm điện và tương tác van der Waals đều giảm.
Câu 22. [CD - SBT] Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tính chất và phản ứng của đơn chất nhóm
VIA?
A. Tính oxi hoá giảm dần từ fluorine đến iodine.
B. Phản ứng với nhiều kim loại, tạo thành hợp chất ion. Phản ứng với một số phi kim, tạo thành hợp
chất cộng hoá trị.
C. Khi phản ứng với đơn chất hydrogen, các đơn chất nhóm VIIA thể hiện tính khử.
D. Khi phản ứng với đơn chất hydrogen, mức độ phản ứng giảm dần từ fluorine đến iodine.
Câu 23. [CD - SBT] Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về một số ứng dụng của đơn chât
chlorine?
A. Khí chlorine có thể được dùng để tạo môi trường sát khuẩn cho nguồn nước cấp.
B. Khí chlorine phản ứng với dung dịch sodium hydroxide tạo dung dịch nước Javel dùng để sát khuẩn
trong công nghiệp và trong gia đình.
C. Khí chlorine được sử dụng để sản xuất hydrogen chloride, từ đó tạo hydrochloric acid.
D. Do có độc tính, khí chlorine được sử dụng để trừ sâu trong nông nghiệp.
Câu 24. Khi mở vòi nước máy, nếu chú ý một chút sẽ phát hiện mùi lạ. Đó là do nước máy còn lưu giữ
vết tích của thuốc sát trùng. Đó chính là chlorine và người ta giải thích khả năng diệt khuẩn là do
A. chlorine độc nên có tính sát trùng.
B. chlorine có tính oxi hóa mạnh.
C. chlorine tác dụng với nước tạo ra HClO chất này có tính oxi hóa mạnh.
D. một nguyên nhân khác.
+X +Y
Câu 25. Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe ⎯⎯→ FeCl3 ⎯⎯→ Fe(OH)3 (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng).
Hai chất X, Y lần lượt là:
A. NaCl, Cu(OH)2. B. HCl, NaOH. C. Cl2, NaOH. D. HCl, Al(OH)3.
Câu 26. Để điều chế chlorine trong công nghiệp ta phải dùng bình điện phân có màng ngăn cách hai điện
cực với mục đích
A. Tránh Cl2 tiếp xúc với dung dịch NaOH. B. Thu được dung dịch nước Giaven.
C. Bảo vệ các điện cực không bị ăn mòn. D. Cả A, B và C đều đúng.
3. Mức độ vận dụng – vận dụng cao
CĐ 7.Bài 17. Nguyên tố và đơn chất halogen
Câu 27. Cho dãy các chất sau: dung dịch NaOH, KF, NaBr, H2O, Ca, Fe, Cu. Khí chlorine tác dụng trực
tiếp với bao nhiêu chất trong dãy trên?
A. 7. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 28. Người ta thu khí X sau khi điều chế như hình vẽ bên dưới đây:

Trong các khí: N2, Cl2, SO2, NO2, số chất thoả mãn là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 29. Cho các phản ứng sau:
(1) A + HCl → MnCl2 + B↑ + H2O (2) B + C → nước Javel
(3) C + HCl → D + H2O (4) D + H2O → C + B↑+ E↑
Chất Khí E là chất nào sau đây?
A. O2. B. H2. C. Cl2O. D. Cl2.
Câu 30. Cho sơ đồ biến hoá sau: Cl2 → A → B → C → A → Cl2. Trong đó A, B, C đều là những chất
rắn, B và C đều là hợp chất của Na. A, B, C trong chuỗi biến hoá có thể là các chất nào dưới đây ?
A. NaCl, NaBr, Na2CO3 B. NaBr, NaOH, Na2CO3
C. NaCl, Na2CO3, NaOH D. NaCl, NaOH, Na2CO3

CĐ 7.Bài 17. Nguyên tố và đơn chất halogen


Bài 18. HYDROGEN HALIDE VÀ MUỐI HALIDE

❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN


Câu 1. Hoàn thành bảng sau bằng cách điền tên gọi hoặc công thức tương ứng:
Công thức Tên gọi Công thức Tên gọi
Hydrogen bromide Potassium iodide
HF Silver bromide
HCl AgF
HI Sodium hypochlorite
NaCl Potassium chlorate
Câu 2. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau:
(a) Cho Zn phản ứng với dung dịch HBr.
(b) Cho CuO phản ứng với dung dịch HCl.
(c) Cho Fe(OH)3 phản ứng với dung dịch HCl.
(d) Cho Na2CO3 phản ứng với dung dịch HCl.
(e) Cho dung dịch AgNO3 phản ứng với dung dịch NaBr.
(g) Cho SiO2 phản ứng với dung dịch HF.
Câu 3. Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau:
(a) H2SO4, KOH, NaCl, Ca(OH)2.
(b) HCl, KOH, NaI, NaCl, NaNO3.
c) NaCl, NaBr, KI, HCl, HNO3, KOH.
Câu 4. [CTST - SBT] Cho bảng thông tin sau:
Đặc điểm HF HCl HBr HI
Năng lượng liên kết (kJ/mol) 565 427 363 295
o
Độ dài liên kết ( A ) 0,92 1,27 1,41 1,61
Hằng số điện li acid (Ka) (*) 7.10-4 1.107 1.109 1.1010
(*)
Đại lượng đo độ mạnh của một acid trong dung dịch
(a) Sắp xếp theo thứ tự giảm dần tính acid của các hydrohalic acid.
(b) Dựa vào bảng thông tin, giải thích thứ tự tính acid của các hydrohalic acid.
Câu 5. [KNTT - SBT] Có hai ống nghiệm, mỗi ống chứa 2 ml dung dịch muối của sodium. Cho vài giọt
dung dịch AgNO3 vào ống thứ nhất, thu được kết tủa màu vàng nhạt. Nhỏ vài giọt nước Cl2 vào ống thứ
hai, lắc nhẹ, thêm 1 ml benzene và lắc đều, thấy benzene từ không màu chuyển sang màu da cam. Xác
định công thức cùa muôi sodium và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
Câu 6. [CTST - SBT] Dung dịch HBr và HI đậm đặc không màu, thường được đựng trong lọ thủy tinh
sẫm màu, sau một thời gian sử dụng, dưới ảnh hưởng của không khí, dung dịch HBr có màu vàng cam,
dung dịch HI có màu vàng đậm. Giải thích sự thay đổi màu sắc của 2 dung dịch acid trên.
❖ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Mức độ nhận biết
Câu 1. Số oxi hóa của halogen trong hợp chất HX là
A. +1. B. -1. C. 0. D. +2.
Câu 2. Khí hydrogen iodide có công thức hóa học là
A. HBr. B. HCl. C. HF. D. HI.

CĐ 7.Bài 17. Nguyên tố và đơn chất halogen


Câu 3. Khí hydrogen chloride có công thức hóa học là
A. HCl. B. HClO2. C. KCl. D. NaClO.
Câu 4. [CTST - SBT] Hydrogen halide có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. HI. B. HCl. C. HBr. D. HF.
Câu 5. [CTST - SBT] Hydrohalic acid có tính acid mạnh nhất là
A. HI. B. HCl. C. HBr. D. HF.
Câu 6. [CTST - SBT] Hydrohalic acid có tính ăn mòn thủy tinh là
A. HI. B. HCl. C. HBr. D. HF.
Câu 7. [KNTT - SBT] Trong điều kiện không có không khí, đinh sắt tác dụng với dung dịch HCl thu
được các sản phẩm là:
A. FeCl3 và H2. B. FeCl2 va Cl2. C. FeCl3 và Cl2. D. FeCl2 và H2.
Câu 8. Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl?
A. Al. B. KMnO4. C. Cu(OH)2. D. Cu.
Câu 9. Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl là
A. Cu, Fe, Al. B. Fe, Mg, Al. C. Cu, Pb, Ag. D. Fe, Au, Cr.
Câu 10. [KNTT - SBT] KBr thể hiện tính khử khi đun nóng với dung dịch nào sau đây?
A. AgNO3 B. H2SO4 đặc. C. HCl. D. H2SO4 loãng.
Câu 11. Dung dịch nào sau đây không phản ứng với dung dịch AgNO3?
A. NaCl. B. NaF. C. CaCl2. D. NaBr.
Câu 12. [CTST - SBT] Dung dịch dùng để nhận biết các ion halide là
A. Quỳ tím. B. AgNO3. C. NaOH. D. HCl.
Câu 13. Thuốc thử để nhận biết dung dịch KI là
A. quì tím. B. chlorine và hồ tinh bột.
C. hồ tinh bột. D. dung dịch HCl.
Câu 14. Sẽ quan sát được hiện tượng gì khi ta thêm dần dần nước chlorine vào dung dịch KI có chứa sẵn
một ít hồ tinh bột?
A. không có hiện tượng gì. B. Có hơi màu tím bay lên.
C. Dung dịch chuyển sang màu vàng. D. Dung dịch có màu xanh đặc trưng.
Câu 15. Trong phòng thí nghiệm người ta thường điều chế khí HCl bằng cách
A. chlorine hoá các hợp chất hữu cơ. B. cho chlorine tác dụng với hydrogen.
C. đun nóng dung dịch HCl đặc. D. cho NaCl rắn tác dụng với H2SO4 đặc.
Câu 16. [KNTT - SBT] Hydrohalic acid thường được dùng để đánh sạch bề mặt kim loại trước khi sơn,
hàn, mạ điện là:
A. HBr. B. HF. C. HI. D. HCl.
Câu 17. [KNTT - SBT] Hydrohalic acid được dùng làm nguyên liệu để sản xuất hợp chất chống dính
teflon là:
A. HF. B. HCl. C. HBr. D. HI.
2. Mức độ thông hiểu
Câu 18. [KNTT - SBT] Trong dãy hydrogen halide, từ HF đến HI, độ phân cực của liên kết biến đối
như thế nào?
A. Tuần hoàn. B. Tăng dần. C. Giảm dần. D. Không đổi.
Câu 19. [CTST - SBT] Ion halide được sắp xếp theo chiều giảm dần tính khử:
A. F-, Cl-, Br-, I-. B. I-, Br-, Cl-, F-. C. F-, Br-, Cl-, I-. D. I-, Br-, F-, Cl-.

CĐ 7.Bài 17. Nguyên tố và đơn chất halogen


Câu 20. [KNTT - SBT] Trong dãy hydrohalic acid, từ HF đến HI, tính acid tăng dần do nguyên nhân
chinh là:
A. tương tác van der Waals tăng dần. B. độ phân cực liên kết giảm dần.
C. phân từ khối tăng dần. D. độ bền liên kết giảm dần.
Câu 21. Dãy acid nào sau đây sắp xếp đúng theo thứ tự giảm dần tính acid?
A. HCl > HBr > HI > HF. B. HCl > HBr > HF > HI.
C. HI > HBr > HCl > HF. D. HF > HCl > HBr > HI.
Câu 22. [KNTT - SBT] Dung dịch HF có khả năng ăn mòn thuỷ tinh là do xảy ra phản ứng hoá học nào
sau đây?
A. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O. B. NaOH + HF → NaF + H2O.
C. H2 + F2 → 2HF. D. 2F2 +2H2O → 4HF + O2.
Câu 23. Phản ứng nào sau đây HCl thể hiện tính oxi hóa?
A. CuO + 2HCl ⟶ CuCl2 + H2O. B. Fe + 2HCl ⟶ FeCl2 + H2.
C. Fe(OH)2 + 2HCl ⟶ FeCl2 + H2O. D. KClO3 + 6HCl ⟶ KCl + 3Cl2 + 3H2O.
Câu 24. Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl
được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M có
thể là
A. Al. B. Zn. C. Cu. D. Fe.
Câu 25. Trong phòng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu theo hình vẽ bên. Phản ứng nào sau đây
không áp dụng được với cách thu khí này?

A. NaCl(r) + H2SO4(đặc) ⎯⎯ → HCl(k) + NaHSO4.


0
t
B. CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2.
C. 2KClO3 ⎯⎯ → 2KCl + 3O2.
t0
D. Fe + HCl → FeCl2 + H2↑
Câu 27. Quan sát mô hình thí nghiệm thực hành dưới đây với các dung dịch loãng cùng nồng độ:

Hãy cho biết hiện tượng xảy ra trong từng ống nghiệm

CĐ 7.Bài 17. Nguyên tố và đơn chất halogen


A. ống 1 không thấy hiện tượng gì, ống 2 cho kết tủa trắng, ống 3 cho kết tủa vàng nhạt, ống 4 cho
kết tủa vàng.
B. ống 1,2 cho kết tủa trắng, ống 3 cho kết tủa vàng nhạt, ống 4 cho kết tủa vàng.
C. ống 1, 2 cho kết tủa trắng, ống 3, 4 cho kết tủa vàng.
D. ống 1 không thấy hiện tượng gì, ống 2 cho kết tủa trắng xanh, ống 3, 4 cho kết tủa vàng nhạt.
Câu 28. [CD - SBT]Ở cùng điều kiện áp suất, hydrogen fluoride (HF) có nhiệt độ cao vượt trội so với
các hydrogen halide còn lại do
A. Fluorine có nguyên tử khối nhỏ.
B. Năng lượng liên kết H – F bền vững làm cho HF khó bay hơi hơn.
C.Các nhóm phân tử HF được tạo thành dó có liên kết hydrogen giữa các phân tử.
D. Fluorine là phi kim mạnh nhất.
Câu 29. (C.11): Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong các hợp chất, ngoài số oxi hoá -1, fluorine và chlorine còn có các số oxi hoá +1, +3, +5, +7.
B. Muối AgI không tan trong nước, muối AgF tan trong nước.
C. Fluorine có tính oxi hóa mạnh hơn chlorine.
D. Dung dịch HF hòa tan được SiO2.
Câu 30. (A.11): Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Bán kính nguyên tử của chlorine lớn hơn bán kính nguyên tử của fluorine.
B. Độ âm điện của bromine lớn hơn độ âm điện của iodine.
C. Tính khử của ion Br− lớn hơn tính khử của ion Cl−.
D. Tính acid của HF mạnh hơn tính acid của HCl.
3. Mức độ vận dụng – vận dụng cao
Câu 31. Có các hóa chất sau đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn: KCl, MgCl2, FeCl2, FeCl3, AlCl3,
NH4Cl, (NH4)2SO4. Thuốc thử có thể dùng để nhận biết các hóa chất trên là
A. NaOH. B. Ba(OH)2. C. Ba(NO3)2. D. AgNO3.
Câu 32. (B.09): Cho các phản ứng sau:
(a) 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O.
(b) HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2 + H2O.
(c) 2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O.
(d) 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2.
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 33. (B.13): Cho các phát biểu sau:
(a) Trong các phản ứng hóa học, fluorine chỉ thể hiện tính oxi hóa.
(b) Hydrofluoric acid là acid yếu.
(c) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng.
(d) Trong hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5 và +7.
(e) Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo thứ tự: F−, Cl−, Br−, I−.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 34. [CD - SBT] Cho các phát biểu:
(a) Khi cho potassium bromide rắn phản ứng với sulfuric acid đặc thu được khí hydrogen bromide.
(b) Hydrofluoric acid không nguy hiểm vì nó là một acid yếu.

CĐ 7.Bài 17. Nguyên tố và đơn chất halogen


(c) Trong phản ứng điều chế nước Javel bằng chlorine và sodium hydroxide, chlorine vừa đóng vai
trò chất oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khử.
(d) Fluorine có số oxi hóa bằng -1 trong các hợp chất.
(e) Tất cả các muối halide của bạc (AgF, AgCl, AgBr, AgI) đều là những chất không tan trong nước
ở nhiệt độ thường.
(g) Ở cùng điều kiện áp suất, hydrogen fluoride (HF) có nhiệt độ sôi cao nhất trong các hydrogen
halide là do liên kết H – F bền nhất trong các liên kết H – X.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 35. Cho các phát biểu sau về bromine và hợp chất:
(a) Bromine là chất lỏng màu nâu đỏ, dễ bay hơi.
(b) Br2 có thể phản ứng với dung dịch NaCl tạo muối NaBr
(c) Bromine tác dụng với hồ tinh bột tạo hợp chất màu xanh.
(d) Nguyên liệu chính để điều chế bromine là nước biển.
(e) Muối AgBr là chất kết tủa màu trắng.
(g) Hydrobromic acid HBr có tính khử mạnh và tính acid mạnh hơn so với HCl.
 250 C
(h) Có thể điều chế HBr bằng phản ứng: NaBr (s) + H2SO4 đặc ⎯⎯⎯→
0
NaHSO4 + HBr
Số phát biểu không đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

CĐ 7.Bài 17. Nguyên tố và đơn chất halogen

You might also like