You are on page 1of 14

Câu 1.

Hoàn thành các phương trình hóa học sau và chỉ rõ vai trò (chất oxi hóa hay chất khử)
của halogen trong từng phản ứng:
(1) Cu + Cl2 →
(6) Br2 + KOH
(2) Al + Br2 →
(7) Cl2 + Ca(OH)2 →
(3) Na + I2 →
(8) Cl2 + KBr →
(4) Fe + Cl2 →
(9) Br2 + NaI →
(5) H2 + Cl2 →
(10) F2 + H2O →
Câu 2. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

Câu 3. [CD - SGK] Trong công nghiệp, dung dịch sodium chloride được đem điện phân để có
phản ứng theo phương trình hóa học sau
NaCl(aq) + H2O(1)→ A(aq) + X(g) + Y(g) (*)
Từ phản ứng giữa Y với dung dịch A sẽ sản xuất được hỗn hợp tẩy rửa phổ biến .
Từ phản ứng kết hợp giữa X và Y sẽ sản xuất được hydrogen chloride.
(a) Hãy cho biết công thức hóa học của A, X, Y.
♦ BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 16. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
(a)

(b) MnO2 Cl2 FeCl3 NaCl Cl2 CuCl2 AgCl


Câu 17. Viết phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại Na tác dụng với Br2, đun nóng.
(b) Cho F2 tác dụng với nước
(c) Cho Cl2 tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng.
(d) Cho H2 tác dụng với I2, xúc tác, đun nóng.
(e) Cho Cl2 tác dụng với dung dịch NaI.
Câu 18. [KNTT - SGK] Khí Cl2 phản ứng với dung dịch sodium hydroxide nóng tạo thành
sodium chloride, sodium chlorate và nước. Lập phương trình hóa học của phản ứng trên theo
phương pháp thăng bằng electron, chỉ rõ chất oxi hóa, chất khử.
Câu 19. [CD - SGK] Giả sử có thí nghiệm sau: Nhỏ nhanh vài giọt bromine màu nâu đỏ vào ống
nghiệm chứa nước, đậy kín, lắc đều. Trong dung dịch bromine có những chất nào? Vì sao?
Câu 20. [CD - SBT] Nhúng giấy quỳ vào dung dịch nước chlorine thì thấy giấy quỳ chuyển sang
màu đỏ. Nhưng ngay sau đó, màu đỏ trên giấy quỳ sẽ biến mất. Hãy giải thích hiện tượng này.
Câu 21. Khi trộn bột nhôm (aluminium) với bột iodine rồi nhỏ thêm vài giọt nước thì xuất hiện
phản ứng, kèm theo khói màu tím bốc lên. Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng và cho
biết vai trò của nước trong phản ứng trên.
Câu 22. Dùng chlorine để khử trùng nước sinh hoạt là một phương pháp rẻ tiền và được áp dụng
phổ biến. Tuy nhiên, lượng chlorine dư nhiều sẽ gây nguy hiểm cho con người và môi trường
nên cần phải thường xuyên kiểm tra nồng độ chlorine dư trong nước. Cách đơn giản để kiểm tra
lượng chlorine dư là dùng potassium iodine và hồ tinh bột. Hãy nêu hiện tượng và viết phương
trình hóa học của phản ứng xảy ra trong quá trình kiểm tra này.
Câu 23. [CD - SBT] Ở các đô thị, khi thay nước cho các bể nuôi cá cảnh, người ta không cho
trực tiếp nước sinh hoạt (nước máy) vào bể cá. Nước này phải được chứa trong xô, thau, chậu
khoảng một ngày rồi mới được cho vào bồn nuôi cá. Hãy giải thích cách làm trên.
Câu 24. Thí nghiệm của các halogen với bông sắt cũng thể hiện tương quan về tính oxi hoá giữa
các halogen.
Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3

Nguồn: https://www.aplustopper.com/
Các hiện tượng thí nghiệm không thứ tự như sau:
(a) Bông sắt cháy sáng tạo thành khói màu nâu.
(b) Bông sắt cháy vừa phải tạo thành làn khói màu nâu.
(c) Bông sắt cháy sáng mờ và từ từ, có ít chất rắn màu nâu tạo thành.
Các em hãy cho biết hiện tượng ứng với từng thí nghiệm ở trên. Viết các phương trình hoá học
xảy ra ở mỗi thí nghiệm?
Câu 25. [CD - SGK] Khi cho khí fluorine vào dung dịch sodium chloride thì fluorine phản ứng
với nước mà không phản ứng với sodium chloride. Vậy, hãy dự đoán giá trị biến thiên enthalpy
chuẩn của phản ứng nào dưới đây có thể âm hơn so với phản ứng còn lại.
F₂(aq) + H₂O(l) →2HF(aq) + 1/2 O2 (g)
F₂(aq) + 2NaCl(aq) → 2NaF (aq) + Cl₂(g)
Câu 26. [CD - SBT] Người ta thường tách bromine trong rong biển bằng quá trình sục khí
chlorine vào dung dịch chiết chứa ion bromide. Phương trình hoá học của phản ứng có thể được
mô tả dạng thu gọn như sau:
2Br¯(aq) + Cl₂(aq) → 2Cl(aq) + Br₂(aq)
Cho các số liệu enthalpy tạo thành chuẩn ∆ fH0298 (kJ mol-1) trong bảng dưới đây:
Br - (aq) Cl - (aq) Br2(aq) Cl2(aq)
-121,55 -167,16 -2,16 -17,30
(a) Tính biến thiên enthalpy chuẩn phản ứng trên.
(b) Phản ứng trên có thuận lợi về năng lượng không?
Câu 27. [KNTT - SBT] Trong phòng thí nghiệm, khí chlorine được điều chế, làm khô và thu
vào bình theo sơ đồ dưới đây.
Hãy đề xuất một dung dịch để sử dụng cho từng mục đích sau:
(a) Cho vào bình làm khô để làm khô khí Cl2.
(b) Tẩm vào bông đậy bình thu khí để hạn chế khí Cl2 bay ra.
Giải thích và viết phương trình hóa học minh họa (nếu có)

❖ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


1. Mức độ nhận biết
Câu 1. [CTST - SBT] Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen là
A. ns2np2. B. ns2np3. C. ns2 np5. D. ns2np6.
Câu 2. [CTS - SBT] Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, halogen thuộc nhóm
A. IA. B. IIA. C. VIIA. D. VIIIA.
Câu 3. (M.15): Nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc nhóm halogen?
A. Chlorine. B. Oxygen. C. Nitrogen. D. Carbon.
Câu 4. [KNTT-SBT] Số electron lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử nguyên tố nhóm halogen là
A. 5. B. 6. C. 7. D. 4.
Câu 5. [CTST - SBT] Halogen tồn tại ở thể lỏng ở điều kiện thường là
A. fluorine. B. bromine. C. Iodine. D. chlorine.
Câu 6. [CTST - SBT] Đơn chất halogen tồn tại ở thể khí, màu vàng lục là
A. chlorine. B. Iodine. C. bromine. D. fluorine.
Câu 7. [KNTT-SBT] Ở điều kiện thường, halogen tồn tại ở thể rắn, có màu đen tím là
A. Flo. B. Chlorine. C. Iot. D. Brom.
Câu 8. Khi nung nóng, iodine rắn chuyển ngay thành hơi, không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng
này được gọi là
A. Sự thăng hoa. B. Sự bay hơi. C. Sự phân hủy. D. Sự ngưng
tụ.
Câu 9. [KNTT-SBT] Khi đun nóng, đơn chất thăng hoa chuyển từ thể rắn sang thể hơi màu tím

A. F2. B. I2. C. Cl2. D. Br2.
Câu 10. [KNTT-SBT] Trong dãy halogen, nguyên tử có độ âm điện nhỏ nhất là
A. fluorine. B. chlorine. C. iodine. D. bromine.
Câu 11. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố có độ âm điện lớn nhất là
A. Chlorine. B. Sodium (natri). C. Iodine. D. Fluorine.
Câu 12. [CTST - SBT] Liên kết trong phân tử đơn chất halogen là
A. liên kết van der Waals. B. liên kết cộng hóa trị.
C. liên kết ion. D. liên kết cho nhận.
Câu 13. Trong hợp chất, nguyên tố fluorine chỉ thể hiện số oxi hóa là
A. 0. B. +1. C. -1. D. +3.
Câu 14. [KNTT-SBT] Số oxi hóa cao nhất mà nguyên tử chlorine thể hiện được trong các hợp
chất là
A. -1. B. +1. C. +7. D. +5.
Câu 15. Trong hợp chất chlorine có các số oxi hóa nào sau đây?
A. -2, 0, +4, +6. B. -1, 0, +1, +3, +5, +7.
C. -1, +1, +3, +5, +7. D. -1, 0, +1, +2, +3, +5, +7.
Câu 16. [KNTT-SBT] Tính chất hóa học đặc trưng của các đơn chất halogen là
A.Tính khử. B. Tính oxi hóa C. Tính acid D. Tính base.
Câu 17. [KNTT-SBT] Trong nhóm halogen, đơn chất có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. F2. B. I2. C. Cl2. D. Br2.
Câu 18. [CTST - SBT] Nguyên tố có tính oxi hoá yếu nhất thuộc nhóm VIIA là
A. chlorine. B. Iodine. C. bromine. D. fluorine.
Câu 19. Phản ứng giữa hydrogen và chất nào sau đây thuận nghịch?
A. Fluorine. B. Chlorine. C. Iodine. D. Bromine.
Câu 20. Sản phẩm tạo thành khi cho iron (sắt) tác dụng với khí chlorine là
A. FeCl2. B. AlCl3. C. FeCl3. D. CuCl2.
Câu 21. Chlorine chỉ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào sau đây?
A. O2. B. H2O. C. Fe. D. NaOH.

Câu 22. Trong phản ứng: Cl2 + H2O HCl + HClO. Chlorine thể hiện tính chất nào sau
đây?
A. Tính oxi hóa. B. Tính khử.
C. Tính acid. D. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
Câu 23. Trong dung dịch nước chlorine có chứa các chất nào sau đây?
A. HCl, HClO, Cl2. B. Cl2 và H2O.
C. HCl và Cl2. D. HCl, HClO, Cl2 và H2O.
Câu 24. Sục Cl2 vừa đủ vào dung dịch NaOH loãng, ở nhiệt độ thường thu được dịch X. Trong
X chứa chất tan nào sau đây?
A. NaCl. B. NaClO. C. NaCl, NaClO. D. NaCl,
NaClO3
Câu 25. Cho phản ứng: Cl2+ 2 NaBr → 2 NaCl + Br2. Trong phản ứng trên chlorine
A. chỉ bị oxi hóa. B. chỉ bị khử.
C. vừa bị oxi, vừa bị khử. D. không bị oxi hóa, không bị khử.
Câu 26. Cho phản ứng: SO2 + Cl2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4. Trong phản ứng trên, chlorine là
chất
A. oxi hóa. B. khử.
C. vừa oxi hóa, vừa khử. D. Không oxi hóa khử
Câu 27. Chlorine không phản ứng với chất nào sau đây?
A. NaOH. B. NaCl. C. Ca(OH)2. D. NaBr.
Câu 28. [KNTT-SBT] Chỉ thị nào sau đây thường dùng để nhận biết dung dịch I2?
A. Phenolphtalein. B. Hồ tinh bột.
C. Quỳ tím.. D. Nước vôi trong.
Câu 29. [KNTT-SBT] Trong tự nhiên, nguyên tố fluorine tồn tại phổ biến nhất ở dạng hợp chất

A. CaF2. B. HF. C. NaF. D. Na3AlF6.
Câu 30. Trong thiên nhiên, chlorine chủ yếu tồn tại dưới dạng
A. đơn chất Cl2. B. muối NaCl có trong nước biển.
C. khoáng vật carnalite (KCl.MgCl2.6H2O). D. khoáng vật sylvinite (KCl.NaCl).
Câu 31. [KNTT-SBT] Muối nào có nhiều nhất trong nước biển với nồng độ khoảng 3%
A. NaCl. B. NaF. C. CaCl2. D. NaBr.
Câu 32. [KNTT-SBT] Halogen nào sau đây được dùng để khử trùng nước sinh hoạt?
A. F2. B. I2. C. Cl2. D. Br2.
Câu 33. [KNTT-SBT] Trong cơ thể người, nguyên tố iodine tập trung ở tuyến nào dưới đây?
A. Tuyến giáp trạng. B. Tuyến tụy.
C. Tuyến yên.. D. Tuyến thượng thận.
Câu 34. [CTST - SBT] Halogen nào được dùng trong sản xuất nhựa Teflon?
A. Chlorine. B. Iodine. C. Fluorine. D. Bromine.
Câu 35. [CTST - SBT] Nguyên tố halogen được dùng trong sản xuất nhựa PVC là
A. chlorine. B. bromine. C.phosphorus. D. carbon.
Câu 36. [CTST - SBT] Halogen được điều chế bằng cách điện phân có màng ngăn dung dịch
muối ăn là
A. fluorine. B. chlorine. C. bromine. D. Iodine.
Câu 37. [CTST - SBT] Nguyên tố halogen dùng làm gia vị, cần thiết cho tuyến giáp và phòng
ngừa khuyết tật trí tuệ là
A. chlorine. B. iodine. C. bromine. D. fluorine.
Câu 38. [KNTT-SBT] Hít thở không khí có chứa khí nào sau đây vượt ngưỡng 30μg/m 3 không
khí (QCVN 06:2009/BTNMT) sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây viêm đường hô hấp, co thắt phế quản, khó
thở?
A. Cl2. B. F2. C. N2. D. O3.
2. Mức độ thông hiểu
Câu 39. Số oxi hóa của chlorine trong các chất Cl2, NaCl, NaClO lần lượt là
A. 0, +1, –1. B. 0, –1, +1. C. –1, –1, +1. D. –1, –1, –1.
Câu 40. Số oxi hóa của chlorine trong các hợp chất HCl, NaClO và KClO3 lần lượt là
A. +1, +1, +5. B. –1, +1, +7. C. +1, -1, +7. D. –1, +1, +5.
Câu 41. Số oxi hóa của bromine trong các hợp chất HBr, HBrO, KBrO3, BrF3 lần lượt là:
A. -1, +1, +1, +3. B. -1, +1, +2, +3. C. -1, +1, +5, +3. D. +1, +1, +5,
+3.
Câu 42. [KNTT-SBT] Trong nhóm halogen, từ fluorine đến iodine, bán kính nguyên tử biến đổi
như thế nào?
A. Giảm dần. B. Không đổi. C. Tăng dần. D. Tuần hoàn.
Câu 43. Theo chiều từ F → Cl → Br →I, giá trị độ âm điện của các nguyên tố
A. không đổi. B. tăng dần.
C. giảm dần. D. không có quy luật chung.
Câu 44. [KNTT-SBT] Trong nhóm halogen, nguyên tử nguyên tố thể hiện khuynh hướng nhận
1 electron yếu nhất là
A. fluorine. B. chlorine. C. iodine. D. bromine.
Câu 45. [KNTT-SBT] Trong nhóm halogen, từ fluorine đến iodine, nhiệt độ nóng chảy biến đổi
như thế nào?
A. Giảm dần. B. Không đổi. C. Tăng dần. D. Tuần hoàn
Câu 46. Theo chiều tăng điện tích hạt nhân thì khả năng oxi hóa của các đơn chất halogen
A. tăng dần. B. giảm dần.
C. không thay đổi. D. vừa tăng, vừa giảm.
Câu 47. [KNTT-SBT] Halogen phản ứng mãnh liệt với hydrogen ngay cả trong bóng tối là
A. F2. B. I2. C. Cl2. D. Br2.
Câu 48. [KNTT-SBT] Khi tác dụng với các kim loại, các nguyên tử halogen thể hiện xu hướng
nào sau đây?
A. Nhận 1 electron. B. Nhường 7 electron. C. Nhường 1 electron.. D. Góp chung
1 electron.
Câu 49. [CTST - SBT] Halogen nào tạo liên kết ion bền nhất với sodium?
A. Chlorine. B. Bromine. C. Iodine. D. Fluorine.
Câu 50. Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hoá, không có tính khử?
A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2.
Câu 51. [KNTT-SBT] Quá trình sản xuất khí chlorine trong công nghiệp hiện nay dựa trên phản
ứng nào sau đây?
A. MnO2 + 4HCl MnCl2+ Cl2 + H2O.
B. 2NaCl + 2H2O H2 + 2NaOH + Cl2
C. Cl2 + 2NaBr 2NaC + Br2
D. 2NaOH + Cl2 NaCl + NaClO + H2O
Câu 52. [CTST - SBT] Ứng dụng nào sau đây không phải của Cl2 ?
A. Xử lí nước bể bơi.
B. Sát trùng vết thương trong y tế.
C. Sản xuất nhựa PVC.
D. Sản xuất bột tẩy trắng.
Câu 53. [CTST - SBT] Đặc điểm của halogen là
A. nguyên tử chỉ nhận thêm 1 electron trong các phản ứng hoá học.
B. tạo liên kết cộng hoá trị với hydrogen.
C. nguyên tố có số oxi hoá -1 trong tất cả hợp chất.
D. nguyên tử có 5 electron hoá trị.
Câu 54. [CTST - SBT] Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong tự nhiên không tồn tại đơn chất halogen.
B. Tính oxi hoá của đơn chất halogen giảm dần từ F2 đến I2.
C. Khí chlorine ẩm và nước chlorine đều có tính tẩy màu.
D. Fluorine có tính oxi hoá mạnh hơn chlorine, oxi hoá Cl- trong dung dịch NaCl thành Cl2
Câu 55. [CD - SBT] Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nguyên tử các nguyên tố
nhóm VIIA?
A. Có 7 electron hoá trị.
B. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử thì độ âm điện giảm.
C. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử thì khả năng hút cặp electron liên kết
giảm.
D. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử thì bán kính nguyên tử giảm.
Câu 56. [CD - SBT] Nguyên nhân dẫn tới nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất
halogen tăng từ fluorine đến iodine là do từ fluorine đến iodine,
A. khối lượng phân tử và tương tác van der Waals đều tăng.
B. tính phi kim giảm và tương tác van der Waals tăng.
C. khối lượng phân tử tăng và tương tác van der Waals giảm.
D. độ âm điện và tương tác van der Waals đều giảm.
Câu 57. [CD - SBT] Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đơn chất nhóm VIA?
A. Tính chất đặc trưng là tính oxi hoá.
B. Màu sắc đậm dần từ fluorine đến iodine.
C. Từ fluorine đến bromine rồi iodine, trạng thái của các đơn chất chuyển từ khí đến lỏng rồi
rắn.
D. Khả năng phản ứng với nước tăng từ fluorine đến iodine.
Câu 58. [CD - SBT] Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tính chất và phản ứng của đơn chất
nhóm VIA?
A. Tính oxi hoá giảm dần từ fluorine đến iodine.
B. Phản ứng với nhiều kim loại, tạo thành hợp chất ion. Phản ứng với một số phi kim, tạo
thành hợp chất cộng hoá trị.
C. Khi phản ứng với đơn chất hydrogen, các đơn chất nhóm VIIA thể hiện tính khử.
D. Khi phản ứng với đơn chất hydrogen, mức độ phản ứng giảm dần từ fluorine đến iodine.
Câu 59. [CD - SBT] Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phản ứng của đơn chất halogen với
hydrogen?
A. Các phản ứng đều phát nhiệt mạnh và kèm hiện tượng nổ.
B. Phản ứng giữa fluorine với hydrogen diễn ra mãnh liệt nhất.
C. Điều kiện và mức độ phản ứng phù hợp với xu hướng giảm dần tính oxi hoá từ fluorine
đến iodine.
D. Do hợp chất hydrogen iodide sinh ra kém bền (giá trị năng lượng liên kết nhỏ) nên phản
ứng giữa iodine với hydrogen là phản ứng hai chiều.
Câu 60. [CD - SBT] Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về phản ứng của đơn chất nhóm
VIIA với nước?
A. Các đơn chất nhóm VIIA vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử; mức độ phản
ứng giảm dần từ fluorine đến iodine.
B. Fluorine phản ứng rất mạnh với nước tạo dung dịch có tính oxi hoá mạnh, có thể dùng để
sát khuẩn.
C. Phản ứng của bromine hoặc chlorine với nước đều là phản ứng thuận nghịch.
D. Iodine tan rất nhiều và phản ứng mạnh với nước.
Câu 61. [CD - SBT] Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về phản ứng của đơn chất
nhóm VIIA với dung dịch muối halide?
A. Bromine phản ứng dễ dàng với dung dịch sodium fluoride để tạo ra đơn chất fluorine.
B. Khi cho vào dung dịch sodium chloride, fluorine sẽ ưu tiên phản ứng với nước.
C. Có thể sục khí chlorine vào dung dịch chứa potassium iodide để thu được iodine.
D. Iodine khó tan trong dung dịch sodium chloride.
Câu 62. [CD - SBT] Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về một số ứng dụng của đơn
chât chlorine?
A. Khí chlorine có thể được dùng để tạo môi trường sát khuẩn cho nguồn nước cấp.
B. Khí chlorine phản ứng với dung dịch sodium hydroxide tạo dung dịch nước Javel dùng để
sát khuẩn trong công nghiệp và trong gia đình.
C. Khí chlorine được sử dụng để sản xuất hydrogen chloride, từ đó tạo hydrochloric acid.
D. Do có độc tính, khí chlorine được sử dụng để trừ sâu trong nông nghiệp.
Câu 63. [CD - SBT] Iodine là chất rắn, ít tan trong nước, nhưng lại tan khá dễ dàng trong dung
dịch potassium iodide là do phản ứng sau: I2(s) + KI(aq) KI2(aq)
Vai trò của KI trong phản ứng trên là gì?
A. Chất oxi hoá.
B. Chất khử.
C. Vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử.
D. Không phải chất oxi hoá cũng không phải chất khử.
Câu 64. [CD - SBT] Calcium chloride hypochlorite (CaOC12) thường được sử dụng làm chất
khử trùng bể bơi do có tính oxi hoá mạnh tương tự nước Javel. Tìm hiểu về công thức cấu tạo
của CaOCl2, từ đó, biết được số oxi hoá của nguyên tử chlorine trong hợp chất trên là
A. + 1 và −1. B. -1. C. 0 và −1. D. 0.
Câu 65. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong tất cả các hợp chất, fluorine chỉ có số oxi hóa -1.
B. Trong tất cả các hợp chất, các halogen chỉ có số oxi hóa -1.
C. Tính oxi hóa của các halogen giảm dần từ fluorine đến iodine.
D. Trong hợp chất với hydrogen và kim loại, các halogen luôn thể hiện số oxi hóa -1.
Câu 66. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của các nguyên tố halogen (F, Cl, Br,
I)?
A. Nguyên tử chỉ có khả năng thu thêm 1 electron.
B. Tạo ra hợp chất liên kết cộng hóa trị có cực với hydrogen.
C. Có số oxi hóa –1 trong mọi hợp chất.
D. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron.
Câu 67. Câu nào sau đây không đúng?
A. Các halogen là những phi kim mạnh nhất trong mỗi chu kỳ.
B. Các halogen đều có số oxi hóa là -1; 0; +1; +3; +5; +7.
C. Các halogen đều có 7 electron lớp ngoài cùng thuộc phân lớp s và p.
D. Tính oxygen hoá của các halogen giảm dần từ fluorine đến iodine.
Câu 68. Khi mở vòi nước máy, nếu chú ý một chút sẽ phát hiện mùi lạ. Đó là do nước máy còn
lưu giữ vết tích của thuốc sát trùng. Đó chính là chlorine và người ta giải thích khả năng diệt
khuẩn là do
A. chlorine độc nên có tính sát trùng.
B. chlorine có tính oxi hóa mạnh.
C. chlorine tác dụng với nước tạo ra HClO chất này có tính oxi hóa mạnh.
D. một nguyên nhân khác.
Câu 69. Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe FeCl3 Fe(OH)3 (mỗi mũi tên ứng với một
phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là:
A. NaCl, Cu(OH)2. B. HCl, NaOH. C. Cl2, NaOH. D. HCl,
Al(OH)3.
Câu 70. (A.07): Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế chlorine bằng cách
A. điện phân nóng chảy NaCl.
B. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.
C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
D. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl.
Câu 71. Phương pháp điều chế khí chlorine trong công nghiệp là
A. cho HCl tác dụng với chất oxi hóa mạnh.
B. điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn xốp.
C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp.
D. Điện phân nóng chảy NaCl.
Câu 72. Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế chlorine trong phòng thí nghiệm ?
®pnc
A. 2NaCl 
 2Na + Cl2
®pdd
 
B. 2NaCl + 2H2O m.n H2 + 2NaOH + Cl2
o
t
C. MnO2 + 4HClđặc   MnCl2 + Cl2 + 2H2O
D. F2 + 2NaCl  2NaF + Cl2
Câu 73. Cho phương trình hóa học: KMnO4 + HCl  KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O. Hệ số cần bằng
của các chất lần lượt là:
A. 2, 12, 2, 2, 3, 6. B. 2, 14, 2, 2, 4, 7. C. 2, 8, 2, 2, 1, 4. D. 2, 16, 2, 2, 5, 8
Câu 74. Để điều chế chlorine trong công nghiệp ta phải dùng bình điện phân có màng ngăn cách
hai điện cực với mục đích
A. Tránh Cl2 tiếp xúc với dung dịch NaOH. B. Thu được dung dịch nước Giaven.
Dạng 1: Bài toán thực tế
❖ VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1. [KNTT-SGK] Một nhà máy nước sử dụng 5 mg Cl2 để khử trùng 1 lít nước sinh hoạt.
Tính khối lượng Cl2 nhà máy cần dùng để khử trùng 80000 m3 nước sinh hoạt.
Câu 2. [KNTT - SGK] Nước muối sinh lí thường chia làm hai loại: loại dùng để tiêm truyền
tĩnh mạch và loại dùng để nhỏ mắt, nhỏ mũi, súc miệng, rửa vết thương
(a) Loại nào cần vô trùng tuyệt đối và phải dùng theo chỉ định của bác sĩ?
(b) Để pha 1 lít nước muối sinh lí NaCl 0,9% dùng làm nước súc miệng thì cần bao nhiêu gam
muối ăn?
Câu 3. [CTST - SGK] “Natri chlorinerid 0,9%” là nước muối sinh lí chứa sodium chloride
(NaCl), nồng độ 0,9% tương đương các dịch trong cơ thể người như máu, nước mắt, … thường
được sử dụng để súc miệng, sát khuẩn, … Em hãy trình bày cách pha chế 500 mL nước muối
sinh lí.
Câu 4. [CTST - SBT] Các hợp chất hypochlorite hay Chlorine ( NaClO, Ca(Chlorine)2) là các
hoá chất có tính oxi hoá rất mạnh, có khả năng sát trùng, sát khuẩn, làm sạch nguồn nước (
Chlorine được nhắc đến là tên thương mại, không phải là đơn chất Cl2) Chlorine ở nồng độ xác
định có khả năng tiêu diệt một số mầm bệnh như:
Mầm bệnh Thời gian tiêu diệt
E.coli 0157:H7 ( gây tiêu chảy ra máu, suy thận) < 1 phút
Hepatllis A virus ( gây bệnh viêm gan siêu vi A) 16 phút
Kí sinh trùng Giardia ( gây tiêu chảy, đau bụng và và sụt cân) 45 phút
Chlorile cần dùng là tổng lượng chlorile cần thiết để tiêu diệt mầm bệnh và oxi hoá các chất khử
trong nước như iron, manganese, hydrogen sulfide và lượng chlorine tự do còn lại sau khoảng
thời gian nhất định. Một nhà máy xử lí nước muốn làm sạch 1 lít nước thì lượng chlorile cần
dùng trong một ngày là 11 mg để duy trì lượng chlorine tự do từ 0,1 đến 0,2 mg/l tại vòi sử
dụng. Một ngày, nhà máy phải cung cấp 3000 m 3 nước xử lí, thì lượng chlorine cần dùng là bao
nhiêu?
Câu 5. [CTST - SBT] “Muối i-ốt” có thành phần chính là sodium chloride (NaCl) có bổ sung
một lượng nhỏ potassium iodide (KI) nhằm bổ sung nguyên tố vi lượng iodine cho cơ thể, nhằm
ngăn bệnh bướu cổ, phòng ngừa khuyết tật trí tuệ và phát triển, … Trong 100 g muối i-ốt có chứa
hàm lượng ion iodide dao động từ 2 200 μg – 2 500 μg; lượng iodide cần thiết cho một thiếu
niên hay trưởng thành từ 66 μg – 110 μg/ngày. Trung bình, một thiếu niên hay trưởng thành cần
bao nhiêu g muối i-ốt trong một ngày?
Câu 6. [CTST - SGK] Chloramine B (C6H5ClNNaO2S) là chất thường được sử dụng để sát
khuẩn trên các bề mặt. vật dụng hoặc dùng để khử trùng, sát khuẩn, xử lí nước sinh hoạt. Ở nồng
độ cao, chloramine B có tác dụng diệt nấm mốc, vi khuẩn, virus gây bệnh cho người. Chloramine
B có dạng viên nén ( mỗi viên có khối lượng 0,3- 2,0 gam) và dạng bột. Chloramine B 25%
( 250 mg chlorine hoạt tính trong một viên nén như hình bên) được dùng phổ biến, vì tiện dụng
khi pha chế và bảo quản.

(a) Nồng độ chloramine B khi hoà tan vào nước đạt 0,001% có tác dụng sát khuẩn dùng trong xử
lí nước sinh hoạt. Cần dùng bao nhiêu viên nén chloramine B 25% ( loại viên 1 gam ) để xử lí
bình chứa 200 lít nước?
(b) Chloramine B nồng độ 2% dùng để phun xịt trên các bề mặt vật dụng nhằm sát khuẩn, virus
gây bệnh. Để pha chế dung dịch này, sử dụng Chloramine B 25% dạng bột, vậy cần bao nhiêu
gam bột chloramine B 25% pha với 1 lít nước để được dung dịch sát khuẩn 2%.
Câu 7. [CTST - SBT] Việt Nam là nước xuất khẩu thuỷ sản thứ 3 trên thế giới, sau Na Uy và
Trung Quốc ( Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, tháng 12/2022) xuất
khẩu tới hơn 170 nước trên thế giới, trong có thị trường lớn như Mỹ và Châu Âu, được xem là thị
trường khó tính, nên tiêu chuẩn chất lượng được kiểm soát chặt chẽ trước khi nhập nguyên liệu
và sau khi thành phẩm, đóng gói. Trong danh mục tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm có chỉ tiêu về
dư lượng chlorile không vượt quá 1mg/l ( chlorile sử dụng trong quá trình sơ chế nguyên liệu để
diệt vi sinh vật).
Phương pháp chuẩn độ iodine – thiosulfate được dùng để xác định dư lượng chlorile trong thực
phẩm theo phương trình:
Cl2+ 2 KI → 2 KCl + I2
I2 được nhận biết bằng hồ tinh bột I2 bị khử bởi dung dịch chuẩn sodiumthiosulfate theo phương
trình
I2+ 2 Na2S2O3 → 2 Nal + Na2 S4O6
Dựa vào thể tích dung dịch Na2S2O3 phản ứng, tính được dư lượng chlorile trong dung dịch
mẫu.
Tiến hành chuẩn độ 100 ml dung dịch dung dịch mẫu bằng dung dịch Na2S2O3 0,01M, thể tích
Na2S2O3 dùng hết 0,28 ml ( dụng cụ chứa dung dịch chuẩn Na2S2O3 là loại microburet 1ml, vạch
chia 0,01ml). Mẫu sản phẩm trên đủ tiêu chuẩn về dư lượng chlorile cho phép để xuất khẩu
không? Giải thích.

❖ BÀI TẬP TỰ LUYỆN


Câu 8. Trong các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt thì khâu cuối cùng của việc xử lí nước là
khử trùng nước. Một trong những phương pháp khử trùng nước đang được dùng phổ biến ở nước
ta là dùng chlorine. Lượng chlorine được bơm vào nước trong bể tiếp xúc theo tỉ lệ 5 gam/m 3.
Nếu với dân số của một tỉnh là 3,5 triệu người, mỗi người dùng 200 lít nước/ngày, thì các nhà
máy cung cấp nước sinh hoạt cần dùng bao nhiêu kg chlorine mỗi ngày cho việc xử lí nước?
A. 4500. B. 3000. C. 3500. D. 4000.
Câu 9. [CTST - SBT] Rong biển, còn gọi là tảo bẹ, loài sinh vật sống dưới biển, được xem là
nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người. Rong biển khô cung cấp đường, chất
xơ, đạm, vitamin A, vitamin B2 và muối khoáng. Trong đó, thành phần được quan tâm hơn cả là
nguyên tố vi lượng iodine. Trung bình, trong 100 gam tảo bẹ khô có chứa khoảng 1 000 μg
iodine. Để sản xuất 1 tấn iodine thì cần bao nhiêu tấn tảo bẹ khô?
Câu 10. Tại nhà máy giấy Bãi Bằng có xưởng sản xuất xút - chlorine với công suất lớn nhất
trong cả nước. Xút được dùng cho việc nấu bột giấy, chlorine dùng cho việc tẩy trắng bột giấy.
Nước muối đi vào thùng điện phân có hàm lượng 316 g/lít. Dung dịch thu được sau điện phân có
chứa natri hiđroxit với hàm lượng 100 g/lít. Giả sử muối ăn là tinh khiết, thể tích dung dịch điện
phân không thay đổi. Hiệu suất chuyển hoá muối trong thùng điện phân gần nhất với giá trị nào
sau đây?
A. 46,5%. B. 47%. C. 60%. D. 55%.
Câu 11. Trong các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt thì khâu cuối cùng của việc xử lí nước là
khử trùng nước. Một trong các phương pháp khử trùng nước đang được dùng phổ biến ở nước ta
là dùng chlorine. Lượng chlorine được bơm vào nước trong bể tiếp xúc theo tỉ lệ 5 g/m 3. Nếu
với dân số Hà Nội là 3 triệu, mỗi người dùng 200L nước/ ngày, thì các nhà máy cung cấp nước
sinh hoạt cần dùng bao nhiêu kg chlorine mỗi ngày cho việc xử lí nước?
Câu 12. Potassium iodide (KI) trộn trong muối ăn để làm muối i-
ốt là một chất rất dễ bị oxi hóa thành I2 rồi bay hơi mất, nhất là
khi có nước hoặc các chất oxi hóa có trong muối hoặc khi ở nhiệt
độ cao. Theo nghiên cứu thì sau 3 tháng potassium iodide trong
muối ăn sẽ bị mất hoàn toàn. Để đề phòng điều đó, người ta hạn
chế lượng muối i-ốt không vượt quá 3,5% về khối lượng (theo
tiêu chuẩn của Liên Xô), cho thêm chất ổn định iodine như
Na2S2O3. Khi đó có thể giữa lượng KI trong muối i-ốt khoảng 6
tháng. Tính lượng nước tối đa trong 1 tấn muối i-ốt theo tiêu
chuấn của Liên Xô và nêu phương pháp bảo quản muối i-ốt, cách
dùng muối i-ốt khi nấu thức ăn nhằm hạn chế sự thất thoát i-ốt.
Câu 13. [CD - SBT]
(a) Trong công nghiệp, xút (sodium hydroxide) được sản xuất bằng
phương pháp điện phân dung dịch sodium chloride có màng ngăn
xốp. Bằng phương pháp này, người ta cũng thu được khí
chlorine (sơ đồ minh hoạ). Chất khí này được làm khô
(loại hơi nước) rồi hoá lỏng để làm nguyên liệu quan trọng
cho nhiều ngành công nghiệp chế biến và sản xuất hoá
chất. Theo em, chất nào sau đây phù hợp để làm khô khí
chlorine?
A. Sulfuric acid 98%.
B. Sodium hydroxide khan.
C. Calcium oxide khan.
D. Dung dịch sodium chloride bão hoà.
(b) Từ quá trình điện phân nêu trên, một lượng chlorine và hydrogen sinh ra được tận dụng để
sản xuất hydrochloric acid đặc thương phẩm (32%, D = 1,153 g mL -1ở 30 °C). Một nhà máy với
quy mô sản xuất 200 tấn xút mỗi ngày thì đồng thời sản xuất được bao nhiêu m 3 acid thương
phẩm trên. Biết rằng, tại nhà máy này, 60% khối lượng chlorine sinh ra được dùng tổng hợp
hydrochloric acid và hiệu suất của toàn bộ quá trình từ chlorine đến acid thương phẩm đạt 80%
về khối lượng.
Câu 14. [CTST - SBT] Ninh Thuận là tỉnh có 3 trong số 7 đồng muối lớn của cả nước là Cà Ná,
Tri Hải và Đầm Vua, sản lượng muối Ninh Thuận chiếm khoảng 50% sản lượng muối cả nước.
Nghề làm muối truyền thống có quy trình: cải tạo ô ruộng muối, dẫn nước biển vào, phơi nắng
để nước biển bốc hơi và thu hoạch muối. Sản lượng muối hằng năm đạt hơn 426 500 tấn (giai
đoạn 2021 – 2025), tăng trưởng 650 000 tấn (đến năm 2030) đảm bảo cho yếu cầu phát triển
công nghiệp, tạo việc làm cho lực lượng lao động địa phương (theo Thông tấn xã Việt Nam).
Nước biển từ biển và đại dương có độ mặn khoảng 3,5% (độ mặn không đồng nhất trên toàn cầu,
phần lớn từ 3,1 – 3,8%), với khối lượng riêng 1,02 – 1,03 g/mL, nghĩa là mỗi lít nước biển có
khoảng 36 g muối. Độ mặn được tính bằng tổng lượng (đơn vị gam) hòa tan của 11 ion chính
(chiếm 99,99%) là Na+, Ca2+, Mg2+, Fe3+, NH4+, Cl-, SO42-, HCO3-, CO32-, NO2-, NO3- có trong 1 kg
nước biển, trong đó ion Cl- (55,04%), Na+ (30,61%), SO42- (7,68%) và Mg2+ (3,69%).
(a) Để khai thác được sản lượng 426 500 tấn/ năm như hiện tại 650 000/năm (đến năm 2030) thì
thể tích nước biển cần dẫn vào ruộng muối là bao nhiêu?
(Tính toán nhằm cung cấp số liệu để tính diện tích ruộng muối, từ đó xây dựng quy trình sản
xuất để đạt năng suất cao hơn, … )
(b) Tính khối lượng ion chloride được khai thác từ nước biển hàng năm.

DẠNG 2: KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI HALOGEN


LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
 Lý thuyết
KL + F2, Cl2, Br2 → Muối (hóa trị cao)
KL + I2 → Muối (hóa trị thấp)
 Phương pháp
- Tính theo phương trình
- BTKL: mkim loại + mphi kim = moxide/muối

- BTe: (hóa trị.nKL = )


 VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1. Tính m hoặc V trong các trường hợp sau:
(a) (Q.15): Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 6,5 gam FeCl3. Tính m.
(b) (C.14): Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl 2 dư. Sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Tính thể tích khí Cl2 (đkc) đã phản ứng.
(c) Cho 10,8 gam hỗn hợp ba kim loại Al, Fe và Cr phản ứng vừa đủ với V lít khí Cl 2 (ở đkc)
thu được 19,32 gam hỗn hợp ba muối chlorinerua. Tính V.
Câu 2. Tìm kim loại M trong các trường hợp sau:
(a) Cho 4,6 gam kim loại M (thuộc nhóm IA) tác dụng vừa đủ với 2,479 lít khí chlorine (ở
đkc).
(b) Cho 1,35 gam kim loại M (chưa rõ hóa trị) phản ứng vừa đủ với 12 gam bromine thu được
một muối bromineua. Xác định kim loại M.
Câu 3. [KNTT-SBT] Đốt cháy hoàn toàn 0,48 gam kim loại M ( hóa trị II) bằng khí chlorine,
thu được 1,332 gam muối chloride. Xác định kim loại M.
Câu 4. Cho một lượng halogen X2 tác dụng hết với kim loại kẽm thì thu được 13,6 gam muối.
Cũng lượng X2 đó đem tác dụng với kali thì thu được 14,9 gam muối. Xác định công thức của
X2.

 BÀI TẬP TỰ LUYỆN


Câu 5. Cho 18,4 gam hỗn hợp hai kim loại Cu và Fe phản ứng vừa đủ với V lít khí Cl 2 (ở đkc)
thu được 43,25 gam hỗn hợp hai muối chlorinerua. Xác định giá trị của V?
Câu 6. Cho 11,2 gam kim loại M (chưa rõ hóa trị) phản ứng vừa đủ với V lít khí F 2 (ở đkc) thu
được 22,6 gam muối fluoride. Tìm kim loại M.
Câu 7. Cho a gam đơn chất halogen X2 tác dụng hết với Cu tạo ra 20,25 gam muối. Cũng lượng
halogen đó tác dụng hết với Zn tạo ra 20,4 gam muối. Xác định công thức của X và giá trị a.
Câu 8. Để chuyển 11,2 gam Fe thành FeCl3 thì thể tích khí chlorine (đkc) cần dùng là
A. 9,916 lít. B. 3,7185 lít. C. 7,437 lít. D. 2,479 lít.
Câu 9. Cho 5,4 gam Al tác dụng hết với khí Cl2 (dư), thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 12,5. B. 25,0. C. 19,6. D. 26,7.
Câu 10. Cho 0,672 gam Fe phản ứng với 0,4958 lít Cl 2 (đkc) thu được m gam muối. Giá trị của
m là
A. 4,34 gam. B. 1,95 gam. C. 3,90 gam. D. 2,17 gam.
Câu 11. Hoà tan 6 gam kim loại X (hoá trị II) tác dụng vừa đủ 3,7185 lít khí Cl 2 (đkc). Kim loại
X là
A. Ca. B. Zn. C. Ba. D. Mg.
Câu 12. Cho khí Cl2 tác tác dụng vừa đủ với 0,3 mol kim loại M (chưa rõ hóa trị), thu được
40,05 gam muối. M là
A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Cu.
Câu 13. Cho 1,92 gam kim loại X (chưa rõ hóa trị) phản ứng vừa đủ với 1,9832 lít khí fluorine
(đkc) tạo ra một muối fluoride. Kim loại X là
A. Al. B. Mg. C. Zn. D. Fe.
Câu 14. Cho 3,7185 lít (đkc) halogen X2 tác dụng vừa đủ với Cu thu được 33,6 gam CuX 2. Tên
gọi của X2 là
A. iodine. B. chlorine. C. bromine. D. fluorine.
Câu 15. Oxi hoá m gam hỗn hợp X gồm Al, Mg và kim loại M (hóa trị II) có tỉ lệ số mol Al :
Mg : M = 1 : 2 : 1 cần 11,1555 lít Cl 2 (đkc) thu được 45,95 gam hỗn hợp Y gồm các muối
chlorinerua. Kim loại M là.
A. Ca B. Ba C. Zn D. Fe

You might also like