You are on page 1of 148

Điều kiện học Đại học tại Đức được cập nhật dành cho Học sinh có

Bằng Tốt nghiệp


Trung học Phổ thông Việt Nam và Sinh viên chưa Tốt nghiệp Đại học Việt Nam từ
kỳ mùa đông năm 2023-2024:
1. Bằng Tốt nghiệp Trung học Phổ thông cùng với Kết quả thi Kỳ thi Tốt nghiệp THPT
cho phép Học sinh được chuyển vào Dự bị Đại học dựa vào tổ hợp tự chọn đã thi, khi
thỏa mãn các điều kiện sau:
– Trong Kỳ thi Tốt nghiệp THPT phải thi các môn thi độc lập: Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ
cùng với một tổ hợp tự chọn “tổ hợp Khoa học Xã hội” hoặc “tổ hợp Khoa học Tự nhiên” bao
gồm ba môn thi và
– Trung bình của sáu môn thi đó phải đạt ≥ 6,5 điểm và không môn thi nào < 4,0 điểm.
2. Bằng Tốt nghiệp Trung học Phổ thông cùng với việc hoàn thành thành công một năm
học Đại học cho phép Sinh viên được chuyển vào Dự bị Đại học trong cùng Ngành
hoặc nhóm Ngành liên quan đã học Đại học tại Việt Nam, khi:
– Không thỏa mãn những điều kiện được nêu tại mục (1.) và
– một năm Đại học đó được đào tạo theo một chương trình hệ chính quy của Việt Nam.
3. Bằng Tốt nghiệp Trung học Phổ thông cùng với việc hoàn thành thành công hai năm
học Đại học cho phép Sinh viên được chuyển thẳng vào năm thứ nhất một Trường
Đại học tại Đức trong cùng Ngành hoặc nhóm Ngành liên quan đã học Đại học tại
Việt Nam, khi:
– Hai năm Đại học đó được đào tạo theo một chương trình hệ chính quy của Việt Nam.
4. Bằng Tốt nghiệp Trung học Phổ thông cùng với việc hoàn thành thành công hai năm
học Đại học cho phép Sinh viên được chuyển vào Dự bị Đại học, khi:
– Muốn học một Ngành thuộc nhóm Ngành khác với Ngành đã học Đại học tại Việt Nam và
– Hai năm Đại học đó được đào tạo theo một chương trình hệ chính quy của Việt Nam.
5. Bằng Tốt nghiệp Trung học Phổ thông cùng với Chứng chỉ DSD I hoặc DSD II cho
phép Học sinh được chuyển vào Dự bị Đại học cho mọi Ngành, khi thỏa mãn các điều
kiện sau:
– Trong Kỳ thi Tốt nghiệp THPT phải thi các môn thi độc lập: Ngữ Văn, Toán và Ngoại ngữ
cùng với một tổ hợp tự chọn “tổ hợp Khoa học Xã hội” hay “tổ hợp Khoa học Tự nhiên” bao
gồm ba môn thi và
– Trung bình của sáu môn thi đó phải đạt ≥ 6,5 điểm và không môn nào < 4,0 điểm và
– Có Chứng chỉ DSD I hoặc DSD II được cấp bởi KMK và
– Có xác nhận của Điều phối viên DSD.
Để đáp ứng điều kiện học Đại học tại Đức, Học sinh, Sinh viên thuộc mục (1.) đến
mục (4.) sẽ cần phải nộp Chứng nhận hoặc Chứng chỉ APS của Bộ phận Kiểm tra Học vấn
thuộc Đại sứ quán Đức Hà Nội.
NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT KHI ĐI DU HỌC ĐỨC
Đi du học không phải là một chặng đường dễ dàng. Với những bạn có ý định đi du học Đức thì
điều cần thiết nhất cho các bạn lúc này là thông tin về du học Đức. Hiểu được vấn đề này, trung
tâm Du học toàn cầu PT SUN đã liệt kê những điều cần biết khi du học Đức mà bạn nên tham
khảo.
Đi du học Đức bạn cần biết những gì?

Tìm hiểu về nước Đức


Mỗi quốc gia đều có những nét đặc trưng riêng, một nền văn hóa riêng biệt, không quốc gia nào
giống quốc gia nào. Vì vậy sẽ có những sự khác biệt về con người, lối sống, địa hình và văn hóa
bản địa. Nhất là khi Đức là một quốc gia thuộc châu Âu, rất khác biệt so với Việt Nam châu Á
của chúng ta. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về đất nước và con người Đức trước khi  du học
sang Đức để có thể hòa nhập được với cuộc sống phương Tây. 
Hơn nữa, bạn cũng nên tìm hiểu những địa danh nổi tiếng và các khu vui chơi, vì Đức được
mệnh danh là “Trái tim của châu Âu”, đi du học nhưng bạn cũng cần phải vi vu đây đó để biết
thêm về các quốc gia châu Âu. Và Đức sẽ không làm bạn thất vọng với những danh lam thắng
cảnh nổi tiếng và các công trình kiến trúc đi vào lịch sử.

Hệ thống giáo dục Đức và chọn ngành học cho bạn


Tiếp đến, hãy nói về hệ thống giáo dục của Đức. Đức có hơn 380 trường Đại học đặt tại 175
thành phố, trong đó bao gồm các trường đại học tổng hợp, kỹ thuật tổng hợp và chuyên ngành.
Hằng năm, có hơn 2 triệu sinh viên theo học 15.000 chương trình đại học và sau đại học ở Đức.
Khi sang Đức du học, bạn có rất nhiều sự lựa chọn về ngành học cũng như ngôi trường mà mình
sẽ nộp hồ sơ. Ở Đức có hai hệ thống trường là trường công và trường tư. Trường công sẽ có
mức học phí rẻ hơn nhiều so với các trường tư thục, có thể sinh viên sẽ phải chi khoảng 20000
€/năm học.
Về ngành học
Sinh viên du học Đức nên chọn ngành nào phù hợp với năng lực bản thân và điều kiện tài chính
của gia đình, không nên chọn những ngành “HOT” theo trào lưu vì chỉ khi học đúng ngành, bạn
mới có thể phát huy hết khả năng của mình. Sau khi tìm hiểu về ngành học thì bạn cần phải
nghiên cứu về các trường đại học Đức đào tạo ngành này. Nền giáo dục Đức được chia thành ba
loại hình đại học: Đại học, Đại học Khoa học Ứng dụng và Đại học Nghệ thuật, Âm nhạc và
Điện ảnh.
Trong quá trình tìm hiểu về các ngành học, bạn có thể đọc thêm các hướng dẫn về nội dung
ngành học cũng như chia sẻ của thầy cô giáo, tiến sĩ, giáo sư trong ngành tại Đức để có những
hiểu biết sâu sắc hơn. Tham khảo ý kiến từ những cựu sinh viên cũng sẽ giúp bạn dễ hình dung
về cơ hội việc làm sau khi ra trường.
Chuẩn bị hồ sơ đi du học Đức
Một việc quan trọng không kém là chuẩn bị hồ sơ du học Đức
Bạn có thể lên mạng tìm hiểu về những hồ sơ cần thiết để có một vé đi du học Đức. Hãy chuẩn
bị hồ sơ thật kỹ để tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Có một lưu ý là mỗi trường khác nhau sẽ có
những yêu cầu về hồ sơ khác nhau, du học sinh nên lên website của trường mà mình có ý định
học để tìm hiểu về yêu cầu riêng của các trường.

Lên kế hoạch tài chính cho việc du học Đức


Chuẩn bị tài chính đi du học là vấn đề đau đầu với gia đình và bản thân du học sinh. Để có thể
chuẩn bị đầy đủ nhất, hãy xác định được các điều kiện phía trên như bạn sẽ chọn trường nào,
muốn học ngành nào để xác định được mức học phí phải đóng. Lựa chọn thành phố để sinh
sống khi du học tại Đức sẽ giúp bạn tiết kiệm kha khá chi phí sinh hoạt, bởi giữa các thành phố
của Đức có sự khác nhau về chi phí.

Xin visa du học Đức


Phần lớn các sinh viên quốc tế không thuộc khối EU, EEA hoặc Thụy Sĩ đều cần visa để được
học tập tại Đức. Quy trình này đòi hỏi phải có đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu. Trong những tình
huống xấu nhất, bạn có thể sẽ buộc phải rời khỏi Đức trước khi hoàn thành khóa học và điều
này thật vô cùng đáng tiếc với tất cả những nỗ lực, đầu tư của bản thân. Chính vì vậy, bạn cần
quan tâm đặc biệt đến quá trình xin visa và thực hiện đúng và đầy đủ các thủ tục liên quan để
được cư trú hợp pháp.

Lựa chọn chỗ ở khi sang Đức du học


Nếu bạn có mong muốn du học Đức thì bạn nên chuẩn bị tinh thần là phải “tự thân vận động”
trong việc lên kế hoạch tìm kiếm nhà ở. Không giống như những quốc gia du học như Vương
quốc Anh, Úc hoặc Mỹ, các trường đại học ở Đức sẽ không giúp bạn tìm kiếm chỗ ở. Một số
Hội Sinh viên vẫn có chương trình giúp bạn tìm nơi cư trú nhưng trong hầu hết trường hợp bạn
vẫn phải tự mình tìm kiếm.

Bạn có thể tham khảo các loại nhà ở sau đây:


– Các khu nhà trọ cho sinh viên
Giá trung bình mỗi phòng: khoảng 240 Euro (khoảng 5-6 triệu) một tháng.
– Ở chung nhà
Giá trung bình một phòng: khoảng 280 Euro (khoảng 6-7 triệu) một tháng.
– Ở nhà riêng
Giá trung bình: 300 Euro – 500 Euro (khoảng 7-12 triệu) một tháng. 

Hướng nghiệp
Với kinh nghiệm học tập tại nước ngoài, bạn đã có cơ hội học hỏi và nâng cao những kỹ năng
mà các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm, trong đó có cả kỹ năng ngôn ngữ và kỹ năng mềm. Trong
trường hợp bạn có mong muốn ở lại Đức để làm việc, hãy thử tìm xem những công việc nào mà
sinh viên quốc tế đã lựa chọn nhiều nhất và lắng nghe lời khuyên xin việc làm của họ.
Qua những điều quan trọng mà chúng tôi vừa cung cấp, chắc hẳn sẽ giúp ích rất nhiều cho
những bạn có dự định đi du học tại Đức. Hãy tìm hiểu thêm nhiều thông tin hơn nữa để có thể
chuẩn bị tốt nhất cho hành trình du học của bạn.
SỰ KHÁC NHAU GIỮA DU HỌC ĐẠI HỌC VÀ DU HỌC NGHỀ TẠI ĐỨC

Nội dung chính


 Đặc điểm hệ thống giáo dục tại Đức
 Du học đại học và du học nghề tại Đức khác nhau thế nào?
o Ưu nhược điểm của du học đại học tại Đức
o Ưu nhược điểm của du học nghề tại Đức

Đặc điểm hệ thống giáo dục tại Đức


Hệ thống giáo dục ở Đức khác với ở Việt Nam. Học sinh ở Đức sau khi học hết tiểu học sẽ
được phân loại vào các trường theo năng lực và lựa chọn của từng em cùng gia đình với các hệ:
Hauptschule, Realschule, Gymnasium và Gesamtschule. 
Đến bậc giáo dục đại học ở Đức cũng chia thành 3 cấp: Trường nghề (Berufsschule) => Trường
nghề chuyên nghiệp/ Cao đẳng (Berufsschule/Hochschule)  => Đại Học (Hochschule/Uni)
tương đương với 3 cấp trung cấp – cao đẳng – đại học ở Việt Nam.
Hệ thống đại học ở Đức rất đa dạng với gần 400 trường đại học ở 175 thành phố được chia
thành: Đại học tổng hợp, đại học khoa học và ứng dụng, đại học về nghệ thuật, âm nhạc và điện
ảnh… Hệ đại học ở Đức thu hút rất nhiều sinh viên ở châu Âu và cả thế giới vì hầu hết các
trường công lập ở Đức đều miễn học phí, có thu phí cũng rất thấp. 
Trong khi đó, hệ thống học nghề ở Đức cũng phong phú và đa dạng không kém với nhiều ngành
nghề khác nhau như: điều dưỡng, cơ khí, nhà hàng khách sạn, đầu bếp, làm cầu đường, lái tàu…
Mỗi ngành nghề lại được chia ra thành các chuyên ngành khác nhau. Ví dụ ngành điều dưỡng
có điều dưỡng trong các viện dưỡng lão, điều dưỡng trong các bệnh viện và điều dưỡng chăm
sóc người già tại nhà. Với ngành nhà hàng khách sạn, bạn có thể học chuyên về mảng đầu bếp,
mảng phục vụ…
Điểm đặc biệt là bằng tốt nghiệp trường nghề của Đức thì tương đương với bằng cao đẳng tại
Việt Nam. 

Du học đại học và du học nghề tại Đức khác nhau thế nào?
Ưu nhược điểm của du học đại học tại Đức
Ưu điểm:
 Bằng Đại học tại Đức được đánh giá cao trên toàn thế giới.
 Học phí thấp, hoặc miễn phí hoàn toàn.
 Có thể dễ dàng đi làm thêm trong quá trình học.
 Cơ hội làm việc tại các công ty danh tiếng và định cư tại CHLB Đức.
Hạn chế: 
 Cần phải chứng minh tài chính khi xin visa du học Đại học Đức.
 Chương trình Đại học tại Đức được thiết kế dành học sinh phổ thông người Đức loại giỏi, vì thế
chắc chắn sẽ rất khó và áp lực cao. Theo thống kê các ngành, nếu 100 sinh viên đăng ký học thì
khi tốt nghiệp sẽ còn khoảng 45-60 sinh viên.
 Bạn có thể vừa học vừa làm thêm để trang trải chi phí, thế nhưng vừa học vừa làm sẽ khiến bạn
không đủ sức khỏe và trở nên lơ là, không theo kịp chương trình trên lớp.
 Theo ước tính, chỉ có khoảng 40% sinh viên Việt Nam du học Đại học Đức có thể tốt nghiệp
đúng hạn, hầu hết đạt loại trung bình và khá, rất ít người đạt loại giỏi.
 Sau khi tốt nghiệp, khả năng bạn có thể xin được việc là khá thấp. Bạn phải thật sự xuất sắc hơn
người bản xứ hoặc phải đi sang những tỉnh lẻ thì mới tìm được việc làm.
Ngoài ra cạnh tranh việc làm sau khi du học đại học cũng cao hơn du học nghề rất nhiều. Trong
khi đó, cơ hội định cư sau khi học đại học lại thấp hơn học nghề. Đó là lý do nhiều sinh viên
Việt Nam sau khi học đại học ở Đức muốn ở lại Đức sinh sống thì phải quay về Việt Nam để
chuẩn bị điều kiện đi học nghề hoặc xuất khẩu lao động mới có thể ở lại.

Khi nào nên du học đại học tại Đức:


 Gia đình bạn đủ “rủng rỉnh” để bạn có thể sang Đức chỉ để học mà không cần bận tâm về kinh
tế (không phải đi làm thêm).
 Bạn tự tin mình nhanh tiếp thu và có thể chịu được áp lực trong bài vở, thi cử.
 Bạn có khả năng tư duy nhạy bén để có thể nắm bắt vấn đề.
 Bạn thích đọc sách và sẵn sàng bỏ ra vài giờ mỗi ngày để đọc và làm bài tập.

Ưu nhược điểm của du học nghề tại Đức


Ưu điểm: 
 Miễn 100% trong suốt quá trình học.
 Không cần chứng minh tài chính.
 Được phép làm thêm để trang trải cuộc sống, sinh hoạt.
 Bằng cấp có giá trị tại các nước châu Âu.
 Sau khi tốt nghiệp 100% có việc làm ngay với mức thu nhập cao.
 Có cơ hội định cư tại Đức lâu dài và cơ hội nhập quốc tịch Đức.
 Cho phép bão lãnh cả gia đình sang định cư.
 Có thể tiếp tục học lên lấy bằng Cử nhân.
Hạn chế: 
 Ngành nghề học không đa dạng bằng học đại học
 Phải có trình độ B2 tiếng Đức. Dĩ nhiên, trình độ B2 là yếu tố tối thiểu để bạn có thể sớm hòa
nhập được với môi trường bên Đức.

Khi nào nên du học nghề tại Đức:


 Bạn chưa đủ điều kiện để chứng minh tài chính đi du học.
 Bạn có học lực chỉ ở mức trung bình hoặc nhỉnh hơn một chút.
 Bạn thích vừa học vừa thực hành hơn là tập trung quá nhiều vào lý thuyết.
 Bạn muốn đi làm thêm mà không ảnh hưởng đến việc học.
 Bạn muốn sau khi tốt nghiệp sẽ có việc làm ngay với lương cao.
 Bạn muốn ở lại định cư và bão lãnh cả nhà sang Đức.

Trên đây là một số thông tin về sự khác nhau giữa du học đại học với du học nghề tại Đức. Hy
vọng các bạn học sinh sinh viên đã có câu trả lời cho mình để phù hợp với bản thân và gia đình.
Chúc các bạn thành công với lựa chọn của mình nhé!
KINH NGHIỆM DU HỌC ĐỨC TỪ CỰU DU HỌC SINH

Hành trình du học có muôn vàn thuận lợi nhưng cũng không ít những khó khăn. Do vậy
để có thể vượt qua các du học sinh cần phải có những bí quyết riêng. Dưới đây là những
Kinh Nghiệm Du Học Đức được đúc kết từ những cựu du học sinh. Cùng tìm hiểu để
trang bị cho mình sự chủ động và tự tin nhất khi đến với vùng đất màu mỡ này nhé.
Nội dung chính
 Kinh nghiệm du học Đức: Chọn trường phù hợp
 Học tốt tiếng Đức
 Chỉ học tại Đức mới có cơ hội ở lại làm việc tại Đức
 Nên học ở những thành phố nhỏ ở Đức
 Tìm hiểu kỹ về phương pháp học tại Đức
 Tìm hiểu bí quyết vượt qua các kỳ thi
o Đối với kỳ thi tiếng Anh
o Đối với kỳ thi tiếng Đức
o Đối với kỳ thi Dự bị Đại học
 Hãy dành những thời gian rảnh cho việc làm thêm
 Hãy kết bạn với sinh viên người Đức
 Nói không với trộm cắp nhé
 Nên trải nghiệm những khu du lịch tại châu Âu

Kinh nghiệm du học Đức: Chọn trường phù hợp


Đầu tiên các bạn cần xác định đâu là điểm đến để các bạn thực hiện giấc mơ chinh phục tri thức
của mình. Nếu các bạn chọn du học Đức thì lý do chính là gì, do các bạn yêu thích nước Đức,
yêu thích nền khoa học hiện đại, hay yêu thích nền giáo dục chuyên nghiệp tại nơi đây,… Dù là
lý do gì thì các bạn cũng cần phải xác định ngay từ đầu. Điều này giúp các bạn lựa chọn được
nơi sinh sống và học tập phù hợp với sở thích của mình. Từ đó giúp cuộc sống nơi đất khách
quê người trở nên dễ dàng hơn.

Chọn trường phù hợp với năng lực bản thân giúp du học thành công hơn
Sau khi đã chọn được điểm đến, các bạn chọn ngôi trường mà mình sẽ học tập. Xác định rõ mục
đích học tập là gì? ngành học là gì? sau  tốt nghiệp sẽ xin việc làm tại Đức hay trở về Việt
Nam? ngành học đó có dễ xin việc không? mức lương mang lại có cao không?… Khi trả lời
được những câu hỏi đó, các bạn sẽ chọn được ngành học phù hợp cũng như môi trường phù hợp
với mục đích của mình?
Để có thể tốt nghiệp được đại học các bạn phải trải qua muôn vàn khó khăn. Do đó bản thân cần
phải có những cố gắng và nỗ lực nhất định. Do vậy việc chọn lựa được trường học phù hợp sẽ
giúp cân bằng được với sở thích của bản thân. Từ đó gia tăng khả năng tốt nghiệp.

Học tốt tiếng Đức


Để có thể du học Đức thành công thì tiếng Đức đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Nó vừa
giúp các bạn có đủ điều kiện để có thể đi du học, vừa có thể giúp giao tiếp một cách dễ dàng
nên tạo thuận lợi trong học tập và sinh sống tại Đức. Vì vậy Kinh Nghiệm Du Học Đức là hãy
học thật tốt Tiếng Đức nhé.
Điều kiện cơ bản về tiếng Đức là chứng chỉ ở trình độ B1. Nhưng các bạn không nên nghĩ rằng
chỉ cần học để đạt được trình độ này là đủ.  Hãy cố gắng học hơn nữa nếu có thể nhé. Khả năng
giao tiếp tiếng Đức tốt sẽ tạo nên rất nhiều cơ hội trong tương lai.

Chỉ học tại Đức mới có cơ hội ở lại làm việc tại Đức
Điều này có vẻ hơi bất ngờ đối với các bạn nhưng đây là sự thật. Bởi Đức sẽ không tuyển dụng
lao động chỉ có bằng ở Việt Nam. Nên nếu muốn làm việc tại Đức thì các bạn nên du học Đại
học hoặc du học nghề ở Đức nhé. Khi đó cơ hội có việc làm sẽ cao hơn.

ên học ở những thành phố nhỏ ở Đức


Như chúng ta đã biết chi phí cho ăn uống, sinh hoạt ở những khu trung tâm, những thành phố
lớn sẽ cao hơn là thành phố nhỏ. Chính vì vậy, lựa chọn các thành phố nhỏ để học tập và sinh
sống sẽ giúp các bạn tiết kiệm được một khoản chi phí cho sinh hoạt.

Tìm hiểu kỹ về phương pháp học tại Đức


Các bạn sinh viên người Đức luôn có sự chủ động trong việc học tập chứ không thụ động như
một phần lớn các bạn sinh viên ở Việt Nam. Do vậy trước khi sang Đức du học các bạn cần tìm
hiểu kỹ về phương pháp học tập của các bạn sinh viên Đức nhé. Điều này giúp các bạn dễ dàng
bắt kịp khi nhập học.
Một Kinh Nghiệm Du Học Đức giúp các bạn có khả năng học tập cực tốt đó là làm quen với các
bạn sinh viên Đức và các giáo sư, giảng viên. Họ sẽ mang lại rất nhiều lợi ích trong học tập
cũng như cuộc sống cho các bạn đấy.

Tìm hiểu bí quyết vượt qua các kỳ thi


Các kỳ thi tại Đức diễn ra hết sức cam go nên gây những áp lực vô cùng lớn cho các bạn sinh
viên Việt Nam. Nếu không nắm được bí quyết học tập sẽ khiến các bạn cảm thấy bị stress, tâm
trạng nặng nề và chán nản trong học tập. Do đó hãy tìm hiểu xem các bạn sinh viên Đức vượt
qua các kỳ thi này như thế nào? Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho bản thân mình.
Đối với kỳ thi tiếng Anh
Đây là một kỳ thi đơn giản có thể dễ dàng vượt qua nếu biết cách phân bổ thời gian hợp lý trong
ôn tập. Không nên mải mê tập trung vào riêng một kỳ thi nào cả, mà hãy sắp xếp lịch ôn tập
khoa học nhé.

Đối với kỳ thi tiếng Đức


Chương trình này có khối lượng kiến thức rất lớn nên khiến các bạn cảm thấy đau đầu. Vì vậy
hãy học tập ngay từ đầu chứ không nên để đến khi kỳ thi diễn ra mới lao vào học tập. Điều này
sẽ khiến các bạn căng thẳng dẫn đến kết quả thi không cao chút nào.

Đối với kỳ thi Dự bị Đại học


Kỳ thi này cũng là một trong những nỗi ám ảnh của các bạn sinh viên. Bởi nếu thi trượt sẽ phải
quay trở về nước. Do vậy hãy đặt ra mục tiêu cần phải vượt qua để có thể trụ lại được nước Đức
yêu quý.

Bản thân mỗi du học sinh cần cố gắng để vượt qua các kỳ thi cam go tại Đức
Thời gian để các bạn chuẩn bị cho kỳ thi này là 2 năm, do vậy hãy chú tâm vào việc học.
Một Kinh Nghiệm Du Học Đức  xương máu của các bạn đi trước đó là tìm cho mình một
phương pháp học hiệu quả nhất.

Hãy dành những thời gian rảnh cho việc làm thêm
Vào những ngày nghỉ, ngày lễ Tết của người Đức, các bạn có thể đăng ký đi làm thêm để kiếm
thêm thu nhập. Điều này giúp trang trải cho một phần chi phí sinh hoạt, ăn uống tại quốc gia
Đức.
Hãy chọn những công việc phù hợp liên quan đến ngành học của mình để giúp các bạn tích lũy
được thêm nhiều kinh nghiệm thực tế cho bản thân.

Hãy kết bạn với sinh viên người Đức


Các bạn hãy làm quen và kết bạn với sinh viên người Đức nhé. Điều này giúp các bạn thêm
hiểu hơn về văn hóa người Đức. Đồng thời trau dồi thêm kỹ năng giao tiếp về tiếng Đức cho
bản thân.

Làm bạn với sinh viên Đức mang lại nhiều thuận lợi hơn trong học tập
Làm bạn với sinh viên người Đức các bạn sẽ học hỏi thêm được rất nhiều những kỹ năng từ học
tập đến cuộc sống. Từ đó giúp các bạn có những trải nghiệm đầy thú vị tại nơi đất khách quê
người.

Nói không với trộm cắp nhé


Dù các bạn đang rơi vào trong hoàn cảnh như thế nào thì cũng nên nói không với trộm cắp nhé.
Bởi hành vi này được coi là rất xấu xa và có thể khiến bạn bị phạt tiền rất nặng. Thậm chí có thể
bị trục xuất về Việt Nam. Như vậy chẳng phải phí bao công sức mà các bạn đã gây dựng bấy
lâu nay hay sao.

Nên trải nghiệm những khu du lịch tại châu Âu


Du học tại Đức sẽ giúp các bạn được trải nghiệm miễn phí những nét văn hóa, truyền thống của
Đức. Do vậy đừng bỏ lỡ nhé.
Hệ thống giao thông đi lại giữa Đức và các nước Liên minh châu Âu rất thuận tiện. Các bạn có
thể sắp xếp thời gian để trải nghiệm danh lam thắng cảnh tại Châu Âu. Những điều này sẽ mang
lại cho các bạn những kỷ niệm không quên tại Đức.  Điều mà các bạn sinh viên ở Việt Nam
không bao giờ có được.
Trên đây là những Kinh Nghiệm Du Học Đức được đúc kết lại từ các bạn sinh viên đi trước. Hy
vọng đã giúp ích cho các bạn, giúp các bạn có sự chủ động hơn trong hành trình du học của
mình
CHỌN TRƯỜNG THEO NGÀNH CHO DU HỌC ĐỨC
Chia sẻ: Facebook Google Twitter

Hệ thống giáo dục đại học ở Đức, một trong số ít người hiểu được lợi ích khi du học Đức và
học tập tại đây. Đức cho phép ngày càng nhiều sinh viên nước ngoài có thể truy cập vào các tổ
chức và gần như miễn phí. Cho đến nay, có hơn 2 triệu sinh viên trên toàn thế giới đang nghiên
cứu ở đất nước này và nhờ vào khả năng tiếp cận này. Giáo dục tại Đức cao , hơn nữa lại còn rất
đa dạng. Theo một bài viết của DW ở Tây Ban Nha, chúng tôi phát hiện ra rằng có hơn 400
trường đại học, trong đó cung cấp cơ hội cho sinh viên tùy thuộc vào ngành học của sự lựa chọn
của họ.
Có hàng trăm trường đại học ở Đức với một mức độ học tập cao, mặc dù điều quan trọng cần
lưu ý là ở đây bị chi phối bởi hệ thống đại học công lập. Nói chung tất cả các trường đại học có
trình độ cao và cung cấp cho sinh viên những công cụ cần thiết để thực hiện một sự nghiệp
thành công. Tuy nhiên, có một số trường đại học nổi trội trong khu vực nhất định của nghiên
cứu. Đây chủ yếu là do truyền thống của các trường đại học đã đi theo thời gian, hoặc bởi vì nó
có giảng viên xuất sắc và thậm chí eminences trong những vùng đó.
Bây giờ bạn đã có cái nhìn chung về tình hình của hệ thống giáo dục đại học ở Đức, chúng tôi
sẽ giới thiệu cho bạn biết những năm trường đại học tốt nhất để du học tại Đức cho từng lĩnh
vực nghiên cứu. DAAD sử dụng một công cụ để chọn lọc ra  nó đó là những gì chúng tôi thấy:

I/ Sự nghiệp hành chính


1. Nền kinh tế
Tại sao kinh tế học lại được chọn nghiên cứu ở Đức? Kiểm tra thực tế này: Đức là cường quốc
công nghiệp và kinh tế thứ ba trên toàn thế giới. Mà không quên đó là trụ cột của Liên minh
châu Âu. Trong kịch bản này, nghiên cứu kinh tế ở đất nước này cho phép sinh viên quốc tế du
học Đức phát triển trong một môi trường học tập xuất sắc được nhấn mạnh về vấn đề của nền
kinh tế và sự nhấn mạnh của nhà nước về khoa học và nghiên cứu được thực hiện.
-Uni Bayreuth
-Uni Mannheim
-Uni Augsburg
-Uni Bamberg
-Uni Düsseldorf

2. Quản lý
Sự thành công của nền kinh tế ở Đức phần lớn là do ngoại thương. Điều gì làm cho các nhà đầu
tư nước ngoài đánh giá cao những điều kiện tuyệt vời của cơ sở hạ tầng, hậu cần, nghiên cứu và
phát triển. Trong bối cảnh này, các trường đại học Đức tìm kiếm sinh viên của họ làm việc
trong hợp tác chặt chẽ với các công ty lớn nhất trên thế giới.
Trong lĩnh vực quản lý họ giải quyết các lĩnh vực khác nhau như: Marketing, Nhân sự, Tài
chính, sản xuất và quản trị kinh doanh. Mặc dù cũng có những lĩnh vực cụ thể hơn, đó là kinh
doanh, quản lý quốc tế, trong số nhiều lựa chọn khác. Làm thế nào không muốn đi du học tại
Đức với tất cả những cơ hội hấp dẫn như vậy? ... Trường đại học trong khu vực hàng đầu:
-Uni Bayreuth
-EBS Universität
-Katholische Universität WFI / Ingolstadt
-Trường phái Frankfurt
-Châu Âu-uni Frankfurt O.

II/ Kỹ thuật và khoa học


1. Kỹ thuật
Đức có một truyền thống lâu đời trong khoa học, nghiên cứu và phát triển. Chỉ cần cho một bài
đánh giá của một số nhà phát minh và nhà khoa học vĩ đại: Johannes Gutenberg phát minh ra
máy in, Heinrich Hertz đã chứng minh sự tồn tại của sóng điện từ, Albert Einstein đã phát triển
lý thuyết tương đối, và thậm chí cả các định dạng nhạc MP3 nổi tiếng được tạo ra bởi một nhóm
các nhà nghiên cứu Đức tại Hiệp hội Fraunhofer. Với tất cả những ví dụ thực tế vừa nêu ra bạn
không thể không muốn nghiên cứu kỹ thuật ở đất nước này! Và ở Đức nó có các trường đại học
xuất sắc trong lĩnh vực này, và thậm chí tốt hơn, họ có đặc sản tại các chi nhánh và các cách
tiếp cận kiến thức này nhất định. Ở đây chúng ta rời khỏi bảng xếp hạng của 5 trường đại học
hàng đầu để chọn cho việc nghiên cứu kỹ thuật khi du học Đức :
1.1- Kỹ thuật môi trường 
-Uni Bochum
-TU Darmstadt
-Uni Kassel
-TU München
-RWTH Aachen
1.2- Kỹ thuật điện tử 
-TU Dresden
-Uni Hannover
-TU Ilmenau
-Uni BW München
-Uni Paderbon
1.3- Công trình dân dụng 
-TU Braunschweig
-TU Dresden
-Uni BW München
-RWTH Aachen
-TU Berlin
1.4- Kỹ thuật công nghiệp 
-RWTH Aachen
-Uni Augsburg
-Uni Bazreuth
-TU Clausthal
-Uni Duisburg-Essen 
1.5- Kỹ thuật hóa học 
-TU Dortmund
-Institut für Technologie KIT Karlsruher
-ERL. Uni-Nuremberg / Erlangen
-TU Kaiserslautern
-Uni Paderborn
1.6- Cơ khí chế tạo 
-TU Darmstadt
-TU Bergakademie Freiberg
-TU Ilmenau
-Institut für Technologie KIT Karlsruher
-RWTH Aachen
 1.7- Kỹ thuật không gian 
-Uni BW München
-Uni Heidelberg
-Julius-Maximilians-Universität Würzburg
-Universität Stuttgart
-TU Berlin

2. Khoa học máy tính


Truyền thông đã thay đổi nhờ vào những tiến bộ trong công nghệ và sự ra đời của Internet. Đức
tìm cách nghiên cứu Khoa học Máy tính là cả lý thuyết và thực tiễn, Do đó sinh viên du học
Đức có thể đáp ứng với những thay đổi nhanh chóng bị bởi khoa học này. Đây là những trường
đại học tốt nhất cho bạn để nghiên cứu Khoa học máy tính:
-RWTH Aachen
-Uni Augsburg
-Jacobs Univ. Bremen
-TU Darmstadt
-Uni Heidelberg
3. Địa lý
Đức cung cấp một cái nhìn tổng quan rất rộng khoa học có liên quan. Tất cả những ai muốn đào
tạo ở Đức trong các lĩnh vực như Sinh học, Hóa học, Vật lý, Địa lý, Toán, Địa chất hoặc Thiên
văn học, có được cơ hội tuyệt vời, như trường đại học Đức thường có mạng lưới hợp tác và
nghiên cứu quốc gia và quốc tế. 
-Uni Bonn
-Katholische Universität / Eichstätt
-Uni Frankfurt aM
-Uni Gießen
-Uni Göttingen

4. Kiến trúc 
Đức có hệ thống đào tạo kiến trúc sư qua ba bậc là cử nhân – thạc sĩ – tiến sĩ sau tốt nghiệp tú
tài. Các học viên tốt nghiệp sẽ nhận bằng được Nhà nước cũng như quốc tế công nhận. Trong
đó, cụ thể từng bậc như sau:
 - Bậc cử nhân: kéo dài 3 năm, với các bài học gồm phương pháp làm việc và khối kiến thức đại
cương.
- Bậc thạc sĩ: chương trình đào tạo kéo dài trong 2 năm và cung cấp các kiến thức về công cụ
cũng như phương pháp làm việc khi phụ trách các dự án đô thị hoặc kiến trúc.
- Bậc tiến sĩ: sau khi hoàn thành cấp bậc này thì sẽ được cấp chứng chỉ kiến trúc HMONP –
chứng chỉ duy nhất tại nước Đức giúp kiến trúc sư xin giấy phép xây dựng đồng thời gia nhập
Đoàn kiến trúc sư của nước này.
Du học Đức ngành kiến trúc bạn sẽ có cơ hội được đào tạo từ tổng quát cho tới một lĩnh vực
cụ thể với nội dung thay đổi thường xuyên để phù hợp với sự phát triển trên thế giới. Đồng thời
bạn còn sẽ được rèn luyện các kỹ năng chiến lược cũng như kỹ thuật làm việc. Sau khi tốt
nghiệp, sinh viên còn cần tích lũy kinh nghiệm trong một vài năm thì mới có tên chính thức
trong hiệp hội kiến trúc sư quốc gia. 
Đại học kiến trúc Berlin, đại học tổng hợp Bauhaus Weimar và đại học kiến trúc Dessau là 3
trường đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực kiến trúc hàng đầu tại Đức.
Nếu muốn du học Đức ngành kiến trúc thì bạn có thể tham khảo một số trường đại học khác sau
đây:
- Đại học kỹ thuật Darmstadt
- Đại học kỹ thuật Muenchen
- Đại học kỹ thuật Dresden
- Đại học tổng hợp Leibniz Hannover
- Đại học ứng dụng chuyên ngành Aachen
- Đại học ứng dụng chuyên ngành Augsburg
- Đại học ứng dụng chuyên ngành Bremen
- Đại học ứng dụng chuyên ngành Coburg
- Đại học ứng dụng chuyên ngành Hamburg

 
5. Khoa học xã hội, Con người và Khoa học ngôn ngữ
Bề dày lịch sử của nước Đức có rất nhiều những nhà thơ, nhà tư tưởng, nhà sử học, nhà triết học
và xã hội học nổi tiếng thế giới. Họ đã có những đóng góp to lớn đến xã hội loài người. Ở Đức
có hơn 4500 chương trình khác nhau của xã hội và nhân văn tại Đức.
Sau đây là những trường đại học tương ứng với những ngành học cụ thể:
 
5.1- Khoa học xã hội:
+ Đại học tự do Berlin (FUB)
+ Đại học kỹ thuật Berlin (TUB)
+ Đại học Stuttgart
 5.2- Tâm lý học:
+ Johannes Gutenberg University Mainz
+ BAU International Berlin - University of Applied Sciences
+ University of Freiburg
+ Ludwig Maximilian University of Munich
+ Jacobs University Bremen
+ Touro College Berlin
+ Ruhr-University of Bochum
+ Leibniz University of Hannover
+ Ulm University
5.3- Luật:
+ Đại học công nghệ Berlin
+ Đại học Gottingen
+ Đại học Friedrich – Alexander – Nuremberg
+ Đại học Cologne
+ Đại học Goethe Frankfurt
+ Đại học Bielefeld
 
6. Thông tin và truyền thông 
 Đào tạo truyền thông tại Đức cũng là một thế mạnh và có không ít trường đại học đào tạo lĩnh
vực này với đa dạng các môn học như khoa học nhận thức, khoa học thông tin, phương tiện
truyền thông giao tiếp, …
 Chúng tôi xin tổng hợp những trường đào tạo thông tin và truyền thông tại Đức:
- Đại học ứng dụng Mainz
- Đại học truyền thông Stuttgart
- Đại học Mannheim
- Đại học khoa học ứng dụng Jena
- Đại học Bochum
- Đại học tổng hợp Bauhaus Weimar
- Đại học Furtwangen
- Đại học kỹ thuật Ilmenau
- Đại học kỹ thuật Berlin
 
7. Y học và khoa học Y tế 
 Emil von Behring, Robert Koch, Paul Ehrlich và Harald zur Hausen là một số trong 15 giải
thưởng Nobel của người Đức về Y học trong thế kỷ trước. Những thành tựu về trình độ khoa
học không chỉ nhờ sự khéo léo của các nhà nghiên cứu, mà còn cho thấy trình độ chuyên môn
cao của các trường đại học Y tại Đức, nơi sinh viên du học ngành y và các nhà nghiên cứu có
trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và nền khoa học tuyệt vời để học tập và nghiên cứu.
Dưới đây là những ngôi trường đào tạo ngành y tốt nhất tại Đức:
- Đại học Heidelberg 
- Đại học Humboldt 
- Đại học LMU Muenchen
- Đại học Rwth Aachen
- Đại học Lübeck
- Đại học Mϋnster
- Đại học Würzburg
- Đại học Tϋbingen
- Đại học Freiburg
- Đại học Leipzig 
 
8. Nghệ thuật và âm nhạc 
8.1 - Thiết kế:
Nếu bạn ước mơ theo đuổi sự nghiệp thiết kế thời trang, Đức chính là nơi mà bạn nên đến du
học về ngành thiết kế. Phần lớn các nhà thiết kế thời trang nổi tiếng Châu Âu đều được đào tạo
tại Đức. Các trường đào tạo xuất sắc về lĩnh vực này gồm có: 
+ Trường đại học Bauhaus-Weimar
+ Học viện Nghệ thuật và Thiết kế Quốc Gia Stuttgart
+ Đại học Kỹ thuật, thiết kế và kinh doanh Pforzheim
 8.2- Về mảng nghệ thuật:
Học viện Nghệ thuật và Thiết kế Quốc Gia Stuttgart là ngôi trường mà những du học sinh theo
đuổi ngành nghệ thuật nên lựa chọn để theo học. Học viện Nghệ thuật và Thiết kế Quốc Gia
Stuttgart được thành lập năm 1761, là ngôi trường truyền thống học thuật lâu đời với sự xuất sắc
trong các lĩnh vực nghệ thuật và thiết kế.
 
8.3- Âm nhạc:
Đức là nơi sản sinh ra nhiều nhà soạn nhạc thiên tài như Johann Sebastian Bach, Ludwig Van
Beethoven. Đức cũng là nơi sản sinh ra những chỉ huy dàn nhạc tài ba nổi tiếng thế giới. 
Dưới đây là các trường đại học nổi bật về âm nhạc cho sinh viên du học ngành âm nhạc tham
khảo: 
+ Đại học ở Freiburg
+ Đại học tổng hợp Mannheim
+ Đại học Leipzig
 
Bạn mất và được những gì nếu du học Đức?

Đức nằm trong top 3 những nước được các sinh viên quốc tế yêu thích và chọn làm điểm đến du
học nhiều nhất. Theo học tại các trường đại học Đức có đến hơn 12% sinh viên từ khắp nơi trên
thế giới. Du học Đức hiện nay là xu hướng nhiều bạn trẻ lựa chọn với mục đích thay đổi tương
lai, cuộc sống hiện tại đến một môi trường sống mới, thử thách mới và tương lai tốt đẹp hơn.
Bạn sẽ nhận được những gì?
Những gì bạn đánh mất
Hơn nữa ở Đức bạn sẽ được học những đức tính tốt đẹp của người Đức như: tính kiên trì, kiên
nhẫn trong bất cứ công việc nào. Tuy nhiên, khi chọn học tập tại đây bạn sẽ phải đánh mất một
số thứ trong cuộc sống. Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê những thứ bạn sẽ được và mất khi du học
tại Đức.

Bạn sẽ nhận được những gì?


– Thái độ nghiêm túc và có trách nhiệm: nhiều du học sinh trước khi sang Đức có thể chưa
nghiêm túc hay không có trách nhiệm với những việc mình làm nhưng sau thời gian ở Đức bạn
sẽ bị tác động bởi con người và môi trường sống của Đức bắt buộc bạn phải trở nên lịch sự,
chính chắn và làm việc cẩn thận chi tiết, nếu không bạn sẽ bị loại ngay hoặc sẽ bị cô lập tại
Đức.
– Sự tự tin: khi du học tại Đức bạn sẽ gặp và sẽ được giao tiếp với nhiều du học sinh khác trên
thế giới, việc đó sẽ giúp bạn trao dồi trong giao tiếp và trở nên tự tin trong giao tiếp hay bất cứ
việc gì khác.
– Vấn đề ngôn ngữ: sang Đức thì việc phải biết ngôn ngữ Đức trở nên vô cùng quan trọng, nếu
bạn ko biết tiếng Đức thì sẽ không làm được việc gì đừng nói đến học đại học tại Đức. Và với
môi trường xung quanh thì toàn bộ sử dụng tiếng Đức cũng sẽ giúp bạn thành thạo tiếng Đức
nhanh hơn đó.
– Kiến thức: Đức là một đất nước có nền kinh tế phát triển, khoa học kỹ thuật ở mức hàng đầu
thế giới. Ngay việc sử dụng máy móc để áp dụng vào công việc hay việc học ở trường cũng
giúp bạn tiếp xúc khá nhiều về các loại máy móc, nếu như bạn chọn học ngành công nghệ và kỹ
thuật thì càng tuyệt vời khi được tiếp xúc và học hỏi nhiều kiến thức tiên tiến hơn ở đây.
– Được tôn trọng: Đây là một lợi thế của các bạn du học sinh Đức, sau khi hoàn thành các khóa
học thì bạn sẽ có thể xin làm tại Đức hoặc về nước làm trong các doanh nghiệp Đức tại Việt
Nam với mức lương cao, bằng cấp ở Đức của bạn sẽ được cả thế giới công nhận, được họ hàng
và hàng xóm ngưỡng mộ.
- Mức sống tại Đức: Với nền kinh tế đứng thứ 4 thế giới, nước Đức có lẽ có mức sống cao,
nhưng chưa phải là cao nhất như những nước Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy. Mua
sắm ở Đức thì giá cả thuộc hạng bình thường, không rẻ như Ý, Tây Ban Nha và cũng không đắt
đỏ như Thụy Sĩ. Tuy nhiên, nếu chọn Đức du học và bạn khéo cân đối giữa đầu ra và đầu vào
thì bạn hoàn toàn có thể sống đầy đủ ở Đức trong quãng thời gian sinh viên. Bởi vì Đức có
những chế độ tốt nhất dành cho du học sinh quốc tế tại đây.
- Môi trường học tập hấp dẫn: Tại Đức, bạn có cơ hội học ở những trường đại học có chất lượng
đào tạo thuộc top những nước hàng đầu thế giới. Bằng tốt nghiệp ở các trường này được công
nhận trên toàn châu Âu và thế giới. Bạn có thể chọn học trong 12.500 ngành học khác nhau tại
trên 380 trường đại học trải đều trên khắp nước Đức.
Tại 109 trường đại học tư thục tại đây, việc giảng dạy chủ yếu thông qua vào việc cung cấp cho
sinh viên những kiến thức về mặt lý thuyết. Sự nghiên cứu và giảng dạy được liên kết chặt chẽ
với nhau. Các trường đại học cung cấp rất nhiều khóa học với chuyên ngành khác nhau bao gồm
cả luật, nhân văn, nghiên cứu khoa học, kinh tế, quản trị kinh doanh và y học.
- Miễn học phí hoặc phải đóng với mức thấp nhất: Một điều đặc biệt nữa là ngay cả khi tài
chính của gia đình bạn không dư dả, bạn không có khả năng chi trả cho các khoản học phí và
sinh hoạt phí cao như ở Mỹ, Anh, Úc... thì bạn vẫn có có khả năng đi du học ở Đức. Bởi hầu hết
trường đại học tại đây không thu học phí. Việc miễn học phí đại học ở Đức nằm trong tiêu chí
đảm bảo cơ hội giáo dục bình đẳng cho người dân.
- Tiền thuê nhà: Đây cũng chính là khoản chiếm phần lớn trong chi phí hàng tháng của sinh
viên. Mức phí này ở các thành phố của Đức cũng rất khác nhau. Mỗi tháng, sinh viên phải trả từ
210 – 360 Euro tùy thuộc vào khu vực trường mà bạn theo học. Ở một vài thành phố lớn như
Köln, München, Hamburg, Düsseldorf và Frankfurt am Main tiền thuê nhà sẽ đắt đỏ hơn. Nếu
bạn muốn tiết kiệm tiền, tốt nhất bạn nên ở ký túc xá (Studentenwohnheim) hoặc thuê chung
với bạn bè 1 căn hộ. Mỗi người 1 phòng và dùng chung phòng khách, phòng ăn,…
(Wohngemeinschaft). Đầu tiên, bạn nên lên kế hoạch về tiền đặt cọc cho căn phòng hoặc căn hộ
của mình. Số tiền đặt cọc cũng rất khác nhau. Thông thường, bạn phải đặt cọc cho chủ nhà
khoảng hơn 100 Euro.
Ngoài ra, khi bạn là sinh viên, bạn cũng nhận được rất nhiều sự ưu đãi. Khi tới các nhà hát, viện
bảo tàng, bể bơi hay nơi công cộng khác, bạn sẽ được giảm giá khi xuất trình thẻ sinh viên của
mình.
- Làm thêm để trang trải cuộc sống: Trong khi ở Singapore cấm sinh viên đi làm thêm hoặc ở
Mỹ chỉ cho phép sinh viên đi làm các công việc trong nội bộ của nhà trường, thì ở Đức, sinh
viên được phép đi làm thêm ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào, miễn là không ảnh hưởng đến việc
học tập ở trường. Đức khuyến khích sinh viên đi làm thêm vào cuối tuần hoặc vào các kỳ nghỉ.
Trong một năm, sinh viên được phép làm thêm 120 ngày, tương đương khoảng 5.700 đến 6.700
Euro một năm. Với thu nhập này, sinh viên đã có thể tự trang trải chi phí sinh hoạt của mình
hoặc chỉ cần phải xin tiền sinh hoạt phí của bố mẹ ở mức thấp nhất so với các quốc gia khác ở
châu Âu và châu Mỹ. 
- Cơ hội du lịch Đức và châu Âu không biên giới: Khi các bạn có giấy phép lưu trú dài hạn cho
sinh viên, bạn có thể đi du lịch tại 27 nước trong khối Liên minh châu Âu mà không cần xin
visa nhập cảnh và có thể tiêu chung một đồng tiền Euro ở tất cả quốc gia trong khối EU. Các
bạn có thể thỏa sức khám phá nền văn minh châu Âu mà không cần tốn nhiều tiền vì luôn có
các vé máy bay giảm giá (khoảng 100 Euro cho 700 km) và các khách sạn vừa phải cho sinh
viên thuê (20 Euro một tối).

Những gì bạn đánh mất


- Quá nhiều trường đại học - cao đẳng trên khắp cả nước: Bạn sẽ đau đầu khi có quá nhiều cơ
hội lựa chọn trường học và ngành học cho mình. Chất lượng đào tạo cũng như bằng cấp của
Đức lại được khắp nơi trên thế giới công nhận. Đã thế sau khi tốt nghiệp đại học bạn lại được
phép gia hạn lưu trú một năm rưỡi để tìm việc làm. Nước Đức đang khan hiếm nguồn nhân lực
nên khả năng bạn xin được việc là rất cao, nhất là những ngành kỹ thuật. Một khi đã tìm được
việc làm đúng ngành nghề đào tạo thì thu nhập của bạn lại đủ mức để Sở ngoại kiều cho bạn
quyền cư trú dài hạn. Và như thế, “hành trình chống lại sự cám dỗ” bắt đầu. Bạn sẽ dễ có nguy
cơ trở thành “Việt kiều” bất đắc dĩ và không còn muốn về nước cống hiến cho sự nghiệp xây
dựng Tổ quốc. Như vậy sẽ thiệt thòi cho Tổ quốc biết bao. Rồi bố mẹ bạn cũng sẽ buồn vì phải
xa bạn. Sẽ tốt và đơn giản hơn rất nhiều nếu bạn tốt nghiệp đại học ở một nước mà bằng cấp
chẳng nơi nào dưới ánh mặt trời này công nhận có phải là bạn đã không phải đau đầu đấu tranh
về hay ở, chẳng phải loay hoay trong đầu với mỹ từ “về nước để cống hiến”.
– Tuổi trẻ: Tuổi thanh xuân đẹp nhất của bạn sẽ trôi qua trên đất nước Đức, lúc đó bạn chỉ chú
trọng vào việc học và tấp nập làm thêm để trang trải chi phí việc học hành, bạn sẽ bỏ qua các
buổi hợp mặt của bạn bè trên đất mẹ, sau này bạn sẽ trở nên già dặn chín chắn hơn so với đồng
lứa tuổi.
- Tiếng Đức: Sang Đức du học mặc dù bạn có thể đăng kí học bằng tiếng Anh nhưng để có thể
hội nhập và có cơ hội việc làm sau này kiểu gì bạn cũng phải học ngôn ngữ nơi này, một thứ
tiếng khó nhằn. Người sắp học nghe người mới học dọa thế. Người từ nhiều nước khác đến Đức
du học, nay đã thành đạt ở Đức cũng nói thế. Thế nhưng, nếu bạn có “nhỡ” bắt tay vào học
tiếng Đức thì xác suất cao là bạn dễ bị thứ tiếng ấy mê hoặc bởi sự phong phú và chặt chẽ của
nó. Đã thế, trong khi tiếng Đức với bạn chỉ là tiếng... mẹ kế thì với khoảng hơn 120 triệu người
dân trên thế giới nó lại là tiếng mẹ đẻ, là một trong 10 ngôn ngữ được nói nhiều nhất trên thế
giới, còn trong 7 nước châu Âu nó là ngôn ngữ chính thức của nhà nước và khu vực (tiếng Đức:
18% tiếng Anh: 13%, tiếng Italy: 13%, tiếng Pháp: 12%, tiếng Tây Ban nha: 9%, tiếng Ba Lan:
9%, tiếng Nga: 1%).
Tiếng Đức là ngoại ngữ quan trọng thứ hai ở châu Âu, chỉ riêng trong Liên minh châu Âu đã có
63 triệu người sử dụng cái thứ tiếng khó nhằn đó là ngoại ngữ. Và càng ngày lại càng có nhiều
người hì hục lao vào cái thứ tiếng đó. Như thế, ngoài tiếng Anh (đã quá nhiều người biết), bạn
lại “bị”/”phải” biết thêm một thứ tiếng nữa, tức bỗng dưng trước mặt bạn lại mở toang thêm
một cánh cửa đưa bạn đến với một thế giới mới vô cùng hấp dẫn, dễ làm bạn mê hoặc. Nước
Đức chẳng phải được mệnh danh là cái nôi của triết học, âm nhạc và văn chương đó sao (chẳng
phải ngẫu nhiên mà trong Bách khoa toàn thư Encyclopedia Americana dành riêng cho 14 trang
Văn học Đức, 13 trang văn học Pháp, 8 trang cho Tây Ban Nha và 6 trang cho văn học Nhật).
Nước Đức còn được mệnh danh là “quốc gia của học vấn”. Khoa học công nghệ luôn là thế
mạnh của quốc gia này. Và thật đáng tiếc là tiếng Đức lại là ngôn ngữ quan trọng thứ 2 trong
lĩnh vực công nghệ thông tin.
– Cô độc: Người Đức cũng có cái xấu của riêng họ, họ thích độc lập và làm việc một mình,
những công việc nào họ tự làm được thì họ sẽ tự mình làm và không nhờ người khác hoặc làm
cùng người khác, có nhiều lúc bạn sẽ thấy mình cô độc trên đất nước này.
– Xa gia đình: Bạn sẽ phải tự chăm sóc bản thân mình tại một đất nước xa lạ, không có người
thân ở bên cạnh nhưng điều đó giúp bạn trở nên mạnh mẽ hơn.
– Mai mọt bản xứ: Bạn sẽ bị mai mọt bản xứ vì phải tiếp xúc với nền văn hóa mới, bạn sẽ dần
quên đi văn hóa, cách sống của người Việt, điều này bạn sẽ thấy rõ ràng hơn khi đi du học Đức
trở về Việt Nam.

Mặc dù bạn sẽ đánh mất một vài thứ trong con đường đi du học. Dĩ nhiên trên con đường học
tập và sự nghiệp của bản thân thì được và mất đã là một chuyện hiển nhiên không thể thiếu.
Nhưng theo chúng tôi thì lựa chọn du học Đức là một quyết định đúng đắn, đây cũng là một thử
thách lớn nhưng đó cũng là một cơ hội tương lai rộng mở cho bạn, có thể nắm bắt được hay
không là do chính bản thân bạn.
Khó khăn và lợi ích – Du học Đại Học tại Đức?
Trong những năm gần đây có rất nhiều học sinh Việt Nam định hướng và tìm hiểu du học Đại
Học tại Đức. Quan tâm nhất vẫn là khó khăn cũng như lợi ích khi các bạn chọn du học Đại Học
tại Đức. Học, có lẽ là con đường đến sự thành công đúng nhất trong cuộc sống, là khoảng thời
gian tuyệt vời để bản thân chúng ta tích lũy kiến thức, nuôi dưỡng những tinh túy của cuộc sống
này.
Nếu xét về từ “Học” được sử dụng trong đào tạo học thuật, thì tiếng gốc Latin là “studere”, có
nghĩa là “phấn đấu, làm việc chăm chỉ”. Nhưng để học và đạt đến nền tảng kiến thức sâu rộng,
hội nhập hơn, chúng ta hay hướng ngoại để tiếp thu kiến thức ấy. Và du học Đại Học tại Đức là
con đường tuyệt vời mang đến cho bạn những quả ngọt.
Đức là quốc gia số 1 với nền giáo dục miễn phí và tiên tiến bậc nhất châu Âu – rất xứng đáng để
bạn đầu tư cho du học Đại Học tại Đức. Du học Đại Học tại Đức thật sự là con đường có nhiều
cơ hội và thách thức đến mỗi cá nhân. Vậy những lợi thế của việc du học Đại học tại Đức là gì?
Bất lợi của nó ra sao? Dưới đây là tóm tắt những lợi ích và khó khăn của việc du học Đại Học
tại Đức để các bạn tham khảo.

1. Lợi ích
Tự do trong lựa chọn khóa học
Đó là một lợi thế vô cùng lớn, điều đó giúp bạn có được sự tự do để lựa chọn và ứng phó mạnh
mẽ đối với từng môn học, từng chương trình học. Sự tự do còn thể hiện ở chỗ bạn có thể nghỉ
“xả hơi” nếu bạn thấy thật sự mệt mỏi và cần nghỉ ngơi. Đó là sự linh hoạt. Không những thế,
nếu bạn là người thích nghiên cứu và tò mò về kiến thức khoa học, bạn sẽ đều được hướng dẫn
và khuyến khích tự do nghiên cứu.
Với hỗ trợ đặc biệt của đội ngũ giảng viên, kiến thức sách vở, cơ sở vật chất bạn sẽ được nhận
sự hỗ trợ đặc biệt để bạn có thể thiết lập mục tiêu học tập cho riêng bạn, cho lĩnh vực mà bạn
quan tâm. Bạn ít chịu sự ràng buộc và không bị áp mình vào một kế hoạch đào tạo cố định như
trong trường dạy nghề. Cũng chính sự tự do này, sẽ là điểm đặc biệt lớn với nhiều người.
Nhưng nếu bạn không chắc chắn con đường sự nghiệp nào bạn muốn đi sau này thì sao? Du học
Đại học tại Đức có phải là nơi để bạn để bắt đầu học không?

Khả năng định hướng


Tùy thuộc vào đối tượng, công việc sau này của bạn chưa được xác định rõ ràng. Điều này áp
dụng trên tất cả cho các môn học trong khoa học xã hội và nhân văn. Mặc dù học tập cho một số
ngành nghề nhất định là điều kiện tiên quyết không thể thiếu – bất kỳ ai muốn trở thành giáo
viên, bác sĩ hoặc luật sư sẽ không thể tránh được việc đào tạo học thuật – tuy nhiên, trong nhiều
công việc khác, hồ sơ công việc không gắn với một chủ đề cụ thể.
Ngoài kiến thức chuyên môn, bạn sẽ được dạy một kiến thức tổng quát và cái gọi là kỹ năng
mềm trong quá trình học. Nhờ thực tập và công việc bán thời gian, mà bạn sẽ có đủ thời gian
trong quá trình học, bạn có thể có được những công việc khác nhau và bạn sẽ có được kinh
nghiệm ban đầu. Vì vậy, bạn có được bí quyết cần thiết để chuẩn bị cho các nhiệm vụ khác
nhau. Học tập là một điểm cộng cho ứng dụng của bạn, đặc biệt là trong các phương tiện truyền
thông (PR, báo chí) và trong các lĩnh vực chuyên môn sáng tạo.

Đầu tư và cho sự nghiệp


Khi bạn đầu tư cho việc học chính là bạn đang chuẩn bị cho các tình huống khác nhau trong học
tập và làm việc. Chính việc học cũng là cách tiến gần hơn những cơ hội thăng tiến trong lĩnh
vực công việc sau này – Điểm quan trọng cho những người muốn nấc thang nghề nghiệp của
mình luôn mở rộng. Tỷ lệ thất nghiệp của giữa các học giả Đại học cũng thấp hơn so với sinh
viên tốt nghiệp nhưng chỉ học nghề.
Lợi thế của học viên học Đại học thể hiện nhiều nhất sau khi ra trường, sinh viên tốt nghiệp cử
nhân và thạc sĩ thường nhận được mức lương khởi điểm cao hơn thực tập sinh. Sẽ cao hơn nếu
bằng cấp có giá trị cao, vị trí công việc cạnh tranh, môi trường làm việc và ngành trọng tâm của
xã hội.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng – giảm giá cho sinh viên
Một điểm nhỏ nữa nếu bạn tham gia chương trình Du học Đại Học tại Đức nên biết là sinh viên
sẽ thường được giảm giá và vẫn được đối xử tôn trọng như thường. Với ID sinh viên của mình,
bạn sẽ được ưu đãi trong các rạp chiếu phim hoặc gia hạn đăng ký thuê bao, bạn được sử dụng
vé sinh viên để sử dụng phương tiện giao thông công cộng tự do.

2. Khó khăn
Chi phí học tập
Trước hết tỉ giá đồng Euro so với VNĐ khá là cao, một điểm ảnh hưởng khá lớn đến quyết định
du học Đại Học tại Đức của học viên. Các chi phí học tập, sinh hoạt bạn sẽ phải đối mặt trong
quá trình học tập là khá lớn. Không giống như bạn bè của bạn kiếm được tiền trong quá trình
đào tạo của họ, bạn phải trả tiền trước cho sự phát triển công cuộc học tập của mình.
Ngoài các khoản học phí mà các trường đại học Đức thu mỗi học kỳ, bạn cũng phải trả tiền thuê
nhà, điện thoại, thực phẩm, bảo hiểm và học liệu. Nếu bạn quan tâm đến du học Đại Học tại
Đức, bạn phải chi một khoản khá lớn.
Hàng năm, có nhiều sinh viên bỏ học và dĩ nhiên, tất cả không chỉ đều màu hồng. Mỗi năm
một số lượng lớn sinh viên phải kết thúc việc học sớm. Có nhiều lý do chẳng hạng: bệnh tật,
vấn đề gia đình, thi trượt, điều kiện học tập không thuận lợi, vấn đề tài chính, không có động
lực, áp lực quá lớn,…

Kỳ vọng quá cao, không đạt được kỳ vọng về thành tích học tập
Gánh nặng của sinh viên Đức đã tăng lên rõ rệt kể từ Bologna. Điều này chủ yếu là do mong
muốn hoàn toàn tuân thủ thời gian học tập tiêu chuẩn. Một số trong đó hiện đang được đào tạo
rất nhiều, cũng cho bạn ít tự do hơn để thực hiện các lợi ích của riêng bạn.
Bạn cũng nên lưu ý rằng không phải mọi chương trình cấp bằng đều đảm bảo việc làm trực tiếp
sau khi tốt nghiệp. Trong số những điều khác, điều này là do mức độ yêu cầu cao hơn đối với
các học giả: nhà tuyển dụng đã mong đợi một số kiến thức nhất định từ sinh viên tốt nghiệp mà
bạn có thể hoặc không thể mang theo bên mình. Do đó, nhiều người trẻ phải tìm kiếm việc làm
một thời gian dài sau khi họ tốt nghiệp. Điều này có thể rất căng thẳng, đặc biệt nếu bạn đang
phải trả chi phí hoạt động như thuê căn hộ của riêng bạn.

3. Nếu so sánh với Du học Mỹ, điều gì khiến bạn nên lựa chọn du học Đại Học tại Đức?
Đức là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới năm 2018 (số liệu do Ngân hàng thế giới cung cấp), cũng
là một quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất châu Âu với 3% (tính đến tháng 5/2019). Trong
đó, tỷ lệ người không có việc làm tại các thành phố lớn như Munich hay Berlin thấp hơn rất
nhiều bởi các công ty, doanh nghiệp đặt tại đây luôn tạo ra vô số cơ hội việc làm.
Không những vậy, kết hợp với chi phí sinh hoạt phải chăng và phúc lợi xã hội cao đã giúp Đức
trở thành mục tiêu làm việc cho nhiều sinh viên quốc tế đang học tập tại đây. Trên trang
Studying in Germany cung cấp thông tin cần thiết cho bạn về chương trình du học Đại Học tại
Đức và tất cả các thông tin về việc tìm kiếm một công việc tốt tại Đức sau khi tốt nghiệp.
Theo kinh nghiệm du học Đại Học tại Đức của các bạn sinh viên quốc tế, thông thường các bạn
sẽ mất trung bình 853 euro cho các chi phí như nhà ở, ăn uống, đi lại… Tính ra, một năm tổng
chi phí sinh hoạt tại Đức sẽ dao động từ 8,000 – 11,000 EURO. Khi so sánh với một số nước
Mỹ hay Châu Âu thì chi phí cho cuộc sống du học Đại Học tại Đức được đánh giá là khá hợp
lý, phù hợp với nhiều đối tượng học sinh sinh viên trên khắp thế giới.
Các trường đại học công lập tại Đức được Chính phủ hỗ trợ nên miễn hoàn toàn học phí cho
sinh viên hoặc chỉ thu một phần tượng trưng. Một số chương trình thạc sĩ đặc biệt có thể sẽ thu
phí nhưng không quá cao vẫn khá hợp lý đối với sinh viên Việt Nam. Mức phí dự kiến là 1.500
Euro mỗi học kì, sinh viên theo học chương trình tiến sĩ và nhập học trước kì này sẽ vẫn được
hưởng ưu đãi học phí bằng 0.
Cùng với đó, các bạn sẽ chi khoảng 800 Euro cho mọi khoản từ thức ăn, sách, điện thoại, nhà ở,
quần áo, giải trí, bảo hiểm y tế…đây là mức chi phí trung bình của Liên minh Châu Âu. Con số
này sẽ thay đổi tùy theo địa điểm cụ thể, chẳng hạn nếu sinh viên sống tại Munich thì chi phí
cần có sẽ cao hơn Leipzig.
Theo đó, các thành phố lớn như Berlin, Munich, Stuttgart, Frankfurt hay Dusseldorf thì du học
theo chương trình du học Đại Học tại Đức thường sẽ tốn khoảng 800 – 950 Euro/tháng cho việc
sinh sống. Trong khi sinh viên học tại Olderburg, Siegen hoặc Duisburg chỉ tốn khoảng 500 –
650 Euro/tháng. Điểm đến học tập đắt đỏ nhất là Tarnow: 950 – 1.050 Euro/tháng) và rẻ nhất là
Wolfsburg (350 – 450 Euro/tháng).
Cùng với đó, bạn xem chi phí tại nước Mỹ – nơi đắc đỏ nhất thể giới ra sao.
Theo dữ liệu cung cấp bởi College Board, học phí trung bình của sinh viên du học Mỹ tự túc tại
các trường công lập là $24,930/năm, tương đương 74% mức học phí trung bình của trường tư là
$33,480/năm. Có thể thấy, các trường công lập có mức học phí “mềm” hơn rất nhiều. Nếu bạn
có ngân sách hạn hẹp, việc theo học ở các trường công lập có thể là một lựa chọn thông minh,
trong đó phổ biến nhất là các trường cao đẳng cộng đồng (Community College).

Tại Đức, chất lượng đào tạo là như nhau giữa các trường ĐH, và ở Mỹ mức độ phân cấp trường
khá lớn. Do đó không phải là trường nào cũng hoàn toàn tốt. Nếu vì chi phí đắc đỏ quá mà chọn
1 trường ĐH không có chất lượng tốt tại Mỹ để học là một quyết định hơi chưa đủ sáng suốt. Sự
thật, không phải tất cả các trường đại học tại Mỹ đều được xếp hạng trong bảng xếp hạng của
Hoa Kỳ. Đối với bảng xếp hạng mới nhất, 148 trường cao đẳng được liệt kê là “không được xếp
hạng” trong bốn loại trường.
Các trường không được xếp hạng vì họ thiếu kiểm định khu vực, ít hơn 200 sinh viên theo học,
họ không sử dụng SAT hoặc ACT trong các quyết định tuyển sinh hoặc họ không nhận được đủ
phản hồi trong khảo sát đánh giá ngang hàng của Hoa Kỳ. Vì vậy, nếu bạn quan tâm đến du học
Mỹ và quyết định chọn trường học để mà không nằm danh sách xếp hạng sẽ không hữu ích cho
bạn.
Vậy nên có thể nói, du học Đại Học tại Đức là cơ hội mới để sở hữu tấm thẻ định cư Châu Âu
với chi phí rẻ. Điều kiện thuận lợi để bản thân bạn vươn tới mục tiêu lớn, đầu tư đúng với hiệu
quả vô cùng lớn cho tương lai. Du học Đại học tại Đức thật sự là điểm đến dành cho bạn. Nếu
như bạn lo lắng mình không đảm bảo vượt qua hết những khó khăn trong đoạn đường du học
Đại học tại Đức, bạn muốn nhanh chóng bước ra ngoài cuộc sống làm việc nhanh hơn, trải
nghiệm nhanh hơn, du học nghề tại Đức cũng là lựa chọn đáng cân nhắc.
Studienkolleg - Nó là gì?

Trường cao đẳng dự bị chuẩn bị cho các ứng viên theo học tại một Unicủa Đức.  Nếu bạn đã
nhận được giấy chứng nhận nghỉ học ở nước sở tại cho phép bạn theo học ở đó nhưng không
được công nhận là trình độ đầu vào giáo dục ĐH (HZB) ở Đức, thì bạn phải theo học một
trường cao đẳng dự bị trước khi bắt đầu học. Điều này là cần thiết vì hệ thống trường học, nội
dung khóa học hoặc thời gian đi học ở nước bạn rất khác so với ở Đức nên việc học dự bị trong
Unidự bị là bắt buộc để học thành công.
Nội dung chính xác của khóa học và các quy định chính thức khác nhau ở một số chi tiết từ cao
đẳng dự bị đến cao đẳng dự bị, từcông lập liên bang đếncông lập liên bang. Các cổng internet
của Unidự bị tương ứng mà bạn sẽ theo học cung cấp thông tin chi tiết hơn về các lớp học, đầu
vào và kỳ thi cuối kỳ (Feststellungsprüfung, FSP).
Nhưng về cơ bản, các trường cao đẳng dự bị có ý tưởng giảng dạy giống hệt nhau, các yêu cầu
có thể so sánh được và các mục tiêu chung. Rốt cuộc, sau khi vượt qua bài kiểm tra đánh giá,
bạn có thể học ở bất kỳ đâu trên nước Đức. Hồ sơ năng lực của trường cao đẳng dự bị thông báo
cho các ứng viên, giảng viên, chuyên gia trong ngành giáo dục hoặc công chúng quan tâm nói
chung về chủ trương và hình ảnh bản thân về giáo dục và giảng dạy tại trường cao đẳng dự
bị:

Hồ sơ năng lực của các trường cao đẳng dự bị


1.1 Hình ảnh bản thân của các trường cao đẳng dự bị trong bối cảnh định hướng
năng lực
Các trường cao đẳng dự bị là một tổ chức dành cho các ứng viên quốc tế. Ngoài việc truyền đạt
kiến thức chuyên khoa có cơ sở, các bài học còn đặc biệt thúc đẩy việc đạt được các kỹ năng
tổng quát, ngôn ngữ và chuyên môn là nền tảng để nghiên cứu chuyên khoa thành công. Những
kỹ năng này hướng đến các yêu cầu của bằng ĐH ở Đức để đảm bảo khả năng học tập bền
vững.

a) Các kỹ năng chung cho một khóa học


Các sinh viên mở rộng các kỹ năng xã hội và đa văn hóa của họ thông qua tương tác trong một
môi trường giảng dạy và học tập theo định hướng quốc tế. Họ tôn trọng nhau theo những ý
tưởng tôn giáo, chính trị và văn hóa khác nhau, bất kể nguồn gốc, dân tộc, giới tính, khuynh
hướng tình dục, tuổi tác hay khuyết tật, theo ý nghĩa của trật tự cơ bản dân chủ tự do.
Bạn sẽ phát triển một cách tiếp cận tự tin đối với văn hóa dạy và học tại các UniĐức và đặc biệt,
có được những phẩm chất quan trọng như khả năng làm việc theo nhóm, quản lý thời gian, học
tập và làm việc tự tổ chức, độc lập.

b) Kỹ năng ngôn ngữ cho một khóa học chuyên khoa


Việc giảng dạy tại các trường cao đẳng dự bị thúc đẩy việc đạt được các kỹ năng ngôn ngữ
chung, kỹ thuật và học thuật lên đến cấp độ C1 của Khung Tham chiếu Chung Châu Âu.
Học sinh mở rộng kỹ năng giao tiếp thông qua việc tham gia tích cực vào tất cả các môn học và
học tập và làm việc cùng nhau trong các lớp học lấy người học làm trung tâm; Các em cải thiện
khả năng diễn đạt bằng văn bản bằng cách sử dụng các cơ hội viết theo chủ đề cụ thể. Việc củng
cố các cấu trúc ngôn ngữ và phát triển vốn từ vựng chuyên môn đầy đủ là cơ sở để tiếp thu ngôn
ngữ học thuật sau này:
 Đọc - Học sinh hiểu các văn bản khoa học và theo định hướng khoa học và xử lý chúng.
 Lắng nghe - Học sinh hiểu và xử lý thông tin được trình bày bằng miệng trong cả bối cảnh
chung và bối cảnh khoa học như bài giảng, bài giảng, thảo luận chuyên môn, tranh luận.
 Viết - Học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản về văn bản khoa học. Họ viết các văn bản có
cấu trúc logic và mạch lạc, đồng thời có thể trình bày và thảo luận các vấn đề phức tạp.
 Nói - Học sinh giao tiếp tự tin trong các bối cảnh học thuật điển hình như thảo luận, giấy tờ,
thuyết trình.

c) Kỹ năng chuyên môn


Học sinh nắm vững nội dung và phương pháp liên quan để nhập học thành công vào một khóa
học chuyên khoa. Bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan về các chủ đề kỹ thuật có liên quan và
nghiên cứu sâu hơn về các chủ đề và câu hỏi kỹ thuật riêng lẻ. Bạn có một kho tàng cơ bản về
các phương pháp làm việc khoa học phổ biến và tự tin áp dụng chúng, chẳng hạn như phân tích
và giải thích các sự kiện, số liệu thống kê và văn bản cũng như thử nghiệm.
Khi giải quyết vấn đề một cách độc lập, họ nắm vững các lĩnh vực yêu cầu khác nhau:
1. Xử lý kiến thức một cách tự tin và liên quan đến chức năng, ví dụ: B. để hệ thống hóa, cấu trúc,
phân cấp nội dung, đặt mức độ ưu tiên và phân biệt giữa quan trọng và không quan trọng (các
toán tử như tên, mô tả, phác thảo ...)
2. Ứng dụng kiến thức và kỹ năng, ví dụ: B. để xử lý và giải quyết các công việc dựa trên các định
luật, vật liệu hoặc đánh giá các thí nghiệm (các phép toán như tính toán, phân tích, giải thích ...)
3. Chuyển sang các vấn đề mới và phản ánh về các phương pháp đã sử dụng và kiến thức thu
được, ví dụ: B. để rút ra kết luận hợp lý và phán đoán (các toán tử như chứng minh, diễn giải,
bình luận ...)

1.2 Giảng dạy tại các trường cao đẳng dự bị


Tiếng Đức là ngôn ngữ làm việc trong tất cả các môn học tại trường dự bị ĐH. Để có một khóa
học thành công, sinh viên quốc tế cần phải thông thạo ngôn ngữ khoa học và giáo dục có liên
quan. Các khóa học tại trường cao đẳng dự bị đặc biệt thúc đẩy việc đạt được những kỹ năng
này, những kỹ năng cần thiết để bắt đầu lấy bằng cấp. Vì vậy, dạy học theo chủ đề luôn là dạy
học ngoại ngữ. Ngoài năng lực chuyên môn và năng lực giáo khoa môn học, điều kiện tiên
quyết để giảng dạy môn học thành công là sự sẵn sàng và trách nhiệm của giáo viên ở tất cả các
môn học để giải quyết các câu hỏi về giáo khoa ngoại ngữ và kỹ thuật và thúc đẩy việc sử dụng
ngôn ngữ nói và viết một cách nhạy cảm về ngôn ngữ. .

Định hướng năng lực tại trường dự bị ĐH


Giảng dạy tại trường cao đẳng dự bị thúc đẩy việc thu nhận các kỹ năng. Trọng tâm là các kỹ
năng kỹ thuật và liên ngành như áp dụng kiến thức thu được và khả năng giải quyết độc lập các
vấn đề của môn học cụ thể trên cơ sở các phương pháp phù hợp trong các bối cảnh thay đổi.
Do đó, các bài học có tính đến các nguyên tắc định hướng năng lực như giải quyết vấn đề và
tính bền vững, tham chiếu đến cuộc sống và sự rõ ràng, học tập gương mẫu và tính độc lập, định
hướng hành động và sản phẩm cũng như phản ánh về quá trình học tập.
Kỹ năng và nội dung phụ thuộc lẫn nhau. Do đó, là cơ sở để đạt được các kỹ năng, trường cao
đẳng dự bị truyền đạt một bộ kiến thức cơ bản về chuyên môn thiết yếu cũng như tuyển chọn
các nội dung có liên quan. Năng lực có được chủ yếu bằng cách làm việc và giải quyết các công
việc. Do đó, trọng tâm là văn hóa nhiệm vụ được hỗ trợ bởi người điều hành với các nhiệm vụ
học tập, thực hành và kiểm tra. Tất cả các lĩnh vực yêu cầu đều được tính đến trong các cuộc
khảo sát hiệu suất và trong bài kiểm tra đánh giá.
Bài kiểm tra đánh giá dựa trên hồ sơ năng lực của các trường cao đẳng dự bị (cấp 1), hồ sơ năng
lực của các môn học tương ứng (cấp độ 2) và chương trình môn học nội bộ (cấp độ 3) và yêu
cầu của nó dựa trên trình độ đầu vào ĐH. bằng cấp tại Đức.

1.3 Giáo viên và học sinh với tư cách là các tác nhân trong quá trình dạy và học theo
định hướng năng lực
Giảng viên tại trường dự bị ĐH
Giảng viên tại trường dự bị ĐH cam kết tạo ra một môi trường học tập và làm việc đa văn hóa
và liên văn hóa cùng với sinh viên. Bạn có năng lực đa văn hóa ở mức độ cao và sẵn sàng phát
triển khả năng này hơn nữa trong việc giao tiếp với sinh viên và trong quá trình đào tạo thêm.
Là những giảng viên chuyên nghiệp, họ cũng có năng lực chuyên môn vững vàng và chủ quyền
sư phạm trong giáo dục người lớn với tầm nhìn ra trường ĐH. Họ dạy, kiểm soát và thúc đẩy
việc đạt được độc lập các kỹ năng trong tất cả các môn học. Về phương pháp luận và giáo khoa,
các giáo viên có tính đến các yêu cầu đặc biệt nảy sinh ở giao diện giữa giáo dục trước đây của
sinh viên và trường ĐH.
Theo quan điểm của sự không đồng nhất rõ rệt của học sinh về nền tảng văn hóa của họ và
truyền thống giáo dục tương ứng của các quốc gia xuất xứ, các giáo viên có trách nhiệm đặc
biệt trong việc hỗ trợ cá nhân của người học bằng cách phân biệt các bài học.
Do đó, việc chuyển giao kiến thức thông qua hướng dẫn và khả năng xây dựng độc lập là những
yếu tố cơ bản không kém đối với việc giảng dạy tại Unidự bị.

Sinh viên tại trường dự bị ĐH


Các sinh viên quốc tế tại trường cao đẳng dự bị luôn sẵn sàng đón nhận mọi trải nghiệm và
thách thức mà việc học tập tại Đức phải đối mặt. Họ phát triển hoặc mở rộng năng lực liên văn
hóa của mình, tức là khả năng và sự sẵn sàng hành động cởi mở và mang tính xây dựng trong
một môi trường học tập đa văn hóa. Họ học hỏi lẫn nhau, và sẵn sàng bao dung hoặc, nếu cần,
chịu đựng những gì kỳ lạ và mâu thuẫn.
Thông qua sự tận tâm, siêng năng và một thái độ làm việc phù hợp, những sinh viên phù hợp
với mục tiêu học tập của họ sẽ kiểm soát đáng kể sự thành công trong học tập của họ. Do đó, họ
chịu trách nhiệm cá nhân trong việc nâng cao năng lực và thu nhận kiến thức. Vì vậy, các em
tham gia thường xuyên và tích cực vào các bài học và chuẩn bị cho chúng, v.d. về bài tập về nhà
một cách độc lập trước và sau. Bạn sẽ phát triển các kỹ năng cá nhân, xã hội và giao tiếp như tự
tổ chức, làm việc nhóm và trình bày kết quả. Trên lớp, học sinh không chỉ tiếp thu, mà còn tạo
ra sản phẩm trên cơ sở các kỹ năng và kiến thức đã tiếp thu, giúp hình thành các lớp học và
cuộc sống tại trường dự bị ĐH.

Hồ sơ năng lực của các môn học


  Hồ sơ năng lực của các trường cao đẳng dự bị
  Hồ sơ năng lực Sinh học Hồ sơ
  năng lực quản trị kinh doanh (BWL)
  Hồ sơ năng lực Hóa học Hồ sơ
  năng lực Tiếng Đức như một ngoại ngữ (DaF)
  Hồ sơ năng lực địa lý
  Hồ sơ năng lực Hồ
  Hồ sơ năng lực khoa học máy tính
  Hồ sơ năng lực văn học
  Hồ sơ năng lực toán học
  Hồ sơ năng lực vật lý
  Hồ sơ năng lực khoa học xã hội và chính trị
  Hồ sơ năng lực kinh tế Hồ
  Hồ sơ năng lực Tiếng Anh

 
Quy trình nộp đơn

Ai được phép tham dự một Studienkolleg?


Việc bạn có thể được nhận vào học tại một trường cao đẳng dự bị của Đức hay không phụ thuộc
vào nền tảng giáo dục của bạn. Để theo học ĐH dự bị, bạn phải có bằng cấp đầu vào giáo dục
ĐH (HZB) tại quốc gia của bạn; một số quốc gia yêu cầu thêm thời gian học.  Bạn có thể tìm
thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu của Hội nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục (KMK) trên trang
web http://anabin.kmk.org/anabin.html  .
Các bước sau đây nhằm minh họa cách thức hoạt động của con đường đến một Uniở Đức:
Con đường đến trường cao đẳng / ĐH ở Đức cho các ứng viên đến từ các nước không thuộc
Liên minh Châu Âu
 Bước 1 : Kiểm tra xem bằng tốt nghiệp của bạn có cho phép bạn học tập tại Đức hay không.
Nếu bạn có thể học với bằng tốt nghiệp ở nước sở tại, thì bạn cũng có thể học ở Đức.
Bước 2 : Kiểm tra xem bạn có thể học trực tiếp tại Đức hay không hay bạn phải học ĐH dự
bị.
Cơ sở dữ liệu http://anabin.kmk.org/anabin.html cung cấp thông tin về cách đánh giá bằng cấp tại
nhà của bạn. Đánh giá này quyết định xem trước tiên bạn phải hoàn thành khóa học chuyên khoa
một năm tại một trường cao đẳng dự bị hay liệu bạn có thể nộp đơn trực tiếp vào một Unihay
không.
Bước 3 : Hỏi Unidự bị mà bạn đã chọn để biết thông tin về các tài liệu nộp đơn cần thiết.
Các trường cao đẳng dự bị có thủ tục và thời hạn nhập học rất khác nhau, vì vậy cần phải hỏi trực
tiếp trường cao đẳng dự bị hoặc các trường cao đẳng dự bị mà bạn chọn hoặc truy cập trang web.
Bước 4 : Kiểm tra xem bạn có thể nộp đơn trực tiếp vào Unidự bị mà bạn đã chọn hay thông
qua uni-help ( www.uni-assist.de ).
Sinh viên có thể nộp đơn trực tiếp vào một số trường cao đẳng dự bị, trong khi những trường khác
phải sử dụng uni-help.
Bước 5 : Nộp hồ sơ xin visa du học tại Đại sứ quán Đức tại nước sở tại.
Bước 6 : Chuẩn bị cho kỳ thi đầu vào.
Kỳ thi đầu vào của các trường cao đẳng dự bị riêng lẻ rất khác nhau; một số trường cao đẳng có
bài kiểm tra tiếng Đức và toán, những trường khác chỉ có bài kiểm tra tiếng Đức. Thông tin về
điều này và các bài kiểm tra mẫu có thể được tìm thấy trên trang web của các trường cao đẳng dự
bị riêng lẻ.
Bước 7 : Làm bài kiểm tra đầu vào.
Ở một số quốc gia, các trường cao đẳng dự bị tiến hành các kỳ thi tuyển sinh tại chỗ, thông tin về
điều này có thể được tìm thấy trên các trang web. Tuy nhiên, thông thường, bạn phải đến Unidự bị
ở Đức để làm bài kiểm tra đầu vào.
Nếu bạn đã vượt qua bài kiểm tra đầu vào, bây giờ bạn sẽ được nhận vào một khóa học chuyên
khoa kéo dài một năm tại trường cao đẳng dự bị có liên quan. Bằng cách vượt qua khóa học
này, bạn đã chuẩn bị tốt cho các yêu cầu của việc học tập tại Đức và sau đó bạn có thể đăng ký
vào một trường cao đẳng / ĐH kỹ thuật.

Kiến thức về tiếng Đức


Khi đăng ký vào một trường cao đẳng dự bị, bạn phải chứng minh rằng bạn có ít nhất trình độ
B1 của Khung tham chiếu Châu Âu về tiếng Đức. Vui lòng tìm hiểu về các yêu cầu ngôn ngữ
chính xác tại Unidự bị mà bạn chọn.
Làm thế nào để áp dụng?
Các thủ tục nộp đơn khác nhau từ ĐH dự bị đến ĐH dự bị. Bạn có thể nộp đơn trực tiếp cho
một số trường cao đẳng, nhưng không thể nộp đơn cho những trường khác. Để biết thông tin về
thủ tục nộp đơn, vui lòng liên hệ trực tiếp với trường cao đẳng dự bị nơi bạn muốn theo học
( chi tiết liên hệ của các trường cao đẳng dự bị  ).
Bài kiểm tra đầu vào
Vì các trường cao đẳng dự bị có nhiều người nộp đơn hơn các nơi, những chỗ còn trống thường
được phân bổ thông qua một bảng xếp hạng. Tùy thuộc vào Unidự bị, thường có một bài kiểm
tra đầu vào bằng tiếng Đức và toán học. Việc bạn có được một suất hay không phụ thuộc vào
thành tích của bạn trong bài kiểm tra đầu vào. Nhiều trường cao đẳng dự bị xuất bản các ví dụ
về bài kiểm tra đầu vào trên trang web của họ. Bạn càng chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra đầu vào,
thì cơ hội nhận được một suất vào Unicủa bạn càng cao!
Thời gian và thời gian hoàn thành chuyến thăm ĐH
Chuyến thăm đến Unithường kéo dài một năm và được chia thành hai học kỳ. Trong trường hợp
có thành tích xuất sắc, chuyến thăm quan Unicó thể được rút ngắn xuống còn một học kỳ. Nếu
thành tích không đủ, nó thường có thể được lặp lại một lần mỗi học kỳ. Chuyến thăm đến
Unithường kết thúc sau một năm với một bài kiểm tra cuối cùng được gọi là bài kiểm tra đánh
giá (FSP).
Tại sao tôi nên học ĐH dự bị ở Đức?
Chuyến thăm Uni kéo dài một năm. Có lẽ bạn đang tự hỏi: đó không phải là một sự lãng phí
thời gian sao? Tôi có thể học tốt hơn trực tiếp!

Câu trả lời của chúng tôi là: Không! Các nghiên cứu khoa học cho thấy sinh viên tốt
nghiệp ĐH dự bị học tốt hơn và nhanh hơn sinh viên quốc tế không theo học ĐH dự
bị. Triển vọng hoàn thành thành công việc học của bạn sẽ lớn hơn nhiều sau khi theo học
ĐH dự bị. Cao đẳng dự bị làm tăng đáng kể cơ hội học tập thành công tại Đức của
bạn. Hãy nắm lấy cơ hội của bạn!

Danh sách các trường cao đẳng dự bị ĐH trên toàn quốc

các
Bang Tên trường ĐH Thành phố Loại trường khóa Trang chủ / Liên hệ
học
www.isz.uni-heidelberg.de/
(M, T,
Khóa học dự bị tại d_kurse_sk.html
Heidelberg Uni/công lập W, G,
ĐH Heidelberg studienkolleg-info@isz.uni-
S)
heidelberg.de
1. Baden-
Studienkolleg của
Württemberg www.stk.kit.edu
KIT (Viện Công Karlsruhe Uni/công lập (T)
info@stk.kit.edu
nghệ Karlsruher)
Khóa học dự bị tại
Konstanz FH / công lập (T, W) studienkolleg-konstanz
HTWG Konstanz
Studienkolleg tại các studienkolleg-münchen.de
(M, T,
Unicủa Bang Bavaria Munich Uni/công lập leitung@studienkolleg.mhn.d
W, G)
tự do (ở Munich) e
2.Bavaria Khóa học dự bị tại http://www.studienkolleg-
các Unikhoa học ứng (TI, coburg.de/studienkolleg@hs-
Coburg FH / công lập
dụng ở Bang Bavaria WW) coburg.de
Tự do (ở Coburg) _
(T, TI,
Khóa học dự bị tại www.studienkolleg.tu-
Berlin Uni/công lập WW,
ĐH Kỹ thuật Berlin berlin.de
W)
3.Berlin
(T, M, www.fu-berlin.de/
Khóa học dự bị tại
Berlin Uni/công lập W, G, studienkolleg
ĐH Tự do Berlin
S) studienkolleg@fu-berlin.de
4.BrandenburgKhông có ĐH dự bị - - - -
5.Bremen Không có ĐH dự bị - - - -
www.studienkolleg-
(M, T,
hamburg.de
W, G)
Studienkolleg studienkolleg@bsb.hamburg.
6.Hamburg Hamburg Uni/công lập * khóa
Hamburg de
học
(* với các địa điểm bổ sung
đặc biệt
cho người tị nạn)
www.isz.uni-frankfurt.de
Khóa học dự bị tại Frankfurt am Uni + FH / (M, T,
studienkolleg@em.uni-
ĐH Goethe Main công lập W, G)
frankfurt.de
Khóa học dự bị tại Uni + FH / (T, G, www.stk.tu-darmstadt.de
Darmstadt
TU Darmstadt công lập DSH) kolleg@stk.tu-darmstadt.de
www.uni-kassel.de/
7.Hessen Khóa học dự bị tại Uni + FH /
Kassel (T, W) einrichtung/studienkolleg
ĐH Kassel công lập
studkoll@uni-kassel.de
www.uni-marburg.de/
Studienkolleg
Uni + FH / (M, T, studienkolleg
Mittelhessen tại ĐH Marburg
công lập W, G) studienkolleg@uni-
Marburg
marburg.de
www.hs-wismar.de/
8.Mecklenbur
Khóa học dự bị tại (TI, W, international/aus-dem-
g-Western Wismar FH / công lập
ĐH Wismar WW) ausland/studienkolleg/
Pomerania
andrea.feldt@hs-wismar.de
9.Nieder- www.stk.uni-hannover.de
Khóa học dự bị tại (G, M,
Sachsen/ Hanover Uni/công lập sekretaries@stk.uni-
ĐH Hanover T, W)
Lower Saxony hannover.de
www.studienkolleg-
Studienkolleg của được sự chấp
bochum.de
Ökumenisches Bochum thuận của (T)
info@studienkolleg-
Studienwerk eV Nhà nước
10.Nordrhine- bochum.de
Westphalia www.studienkolleg-
được sự chấp
Studienkolleg (T, W, mettingen.de
Mettingen thuận của
Mettingen G, M) studienkolleg@comeniuskoll
Nhà nước
eg.de
11.Rhineland- Khóa học dự bị tại Mainz Uni/công lập (M, T, www.uni-mainz.de/
ĐH Johannes W, G, studienkolleg
Gutenberg S) studienkolleg@uni-mainz.de
Cao đẳng dự bị quốc
Palatinate (TI / T, www.hs-kl.de/
tế tại ĐH Khoa học Kaiserslauter FH / Uni /
WW / internationales-studienkolleg
Ứng dụng n công lập
W) studienkolleg@hs-kl.de
Kaiserslautern
12.Saarland Không có ĐH dự bị - - - -
Tư nhân/
Cao đẳng dự bị
được sự chấp (M, T, www.tudias.de
TUDIAS TU Dresden
thuận của W) andrea.struetzel@tudias.de
Dresden
NN
Tư nhân/ (T, TI, www.studiencolleg-
Studienkolleg được sự chấp W, glauchau.de
Glauchau
13.Sachsen Glauchau thuận của WW, sbg@studienkolleg-
NN DSH) glauchau.de
(M, T,
Cao đẳng dự bị ĐH www.uni-leipzig.de/stksachs
Leipzig Uni/công lập W, G,
Leipzig ở Sachsen stksachs@rz.uni-leipzig.de
S)
ĐH Zittau / Cao đẳng (TI, www.studienkolleg.hszg.de
Zittau FH / công lập
dự bị Görlitz WW) studienkolleg@hszg.de
www.studienkolleg.uni-
(M, T,
Khóa học dự bị tại halle.de
W, G,
ĐH Martin Luther Sảnh Uni/công lập international.students@uni-
S,
Halle-Wittenberg halle.de  info@studienkolleg.
14.Sachsen- DSH)
uni-halle.de
Anhalt
Cao đẳng dự bị của
                        (T, W, www.hs-anhalt.de/
bang ở Sachsen- Uni + FH /
 Koethen / G, studienkolleg
Anhalt tại ĐH Khoa công lập
Dessau DSH) sekretaries.stk@hs-anhalt.de
học Ứng dụng Anhalt
Khóa học dự bị tại (TI,
15.Schleswig- www.stk.fh-kiel.de
ĐH Khoa học Ứng Keel FH / công lập SW,
Holstein studienkolleg@fh-kiel.de
dụng Kiel WW)
www.hs-nordhausen.de/
(M, T,
Cao đẳng dự bị công Uni + FH / international/staates-
16.Thuringen Nordhausen W, G,
lập công lập studienkolleg/
SW)
ines.guenther@hs-
nordhausen.de

Uni = trường ĐH FH = Uni khoa học ứng dụng

Có những loại trường cao đẳng dự bị nào?

ĐH và cao đẳng kỹ thuật 


Có hai loại trường cao đẳng dự bị: trường cao đẳng ĐH và trường cao đẳng ĐH.  Bất cứ ai đã
theo học thành công một trường cao đẳng ĐH sau đó có thể học lên một Unihoặc cao đẳng kỹ
thuật. Bất cứ ai đã tham gia một khóa học Fachhochschule thường không thể theo học tại một
trường ĐH, nhưng họ có thể tham gia một Fachhochschule. Sinh viên tốt nghiệp có thể đăng ký
vào các Uniở bất cứ đâu trên nước Đức.

Cao đẳng dự bị nhà nước và tư thục


Ngoài sự khác biệt giữa Univà trường cao đẳng kỹ thuật, cũng có thể phân biệt giữa các trường
cao đẳng dự bị tư nhân và nhà nước. Các trường cao đẳng dự bị của bang thường cung cấp chỗ
học miễn phí - ngoài học phí - và bằng cấp của họ được công nhận trên toàn nước Đức. Các
trường cao đẳng dự bị tư thục thường tính phí theo học tại trường cao đẳng và điều quan trọng
là phải tìm hiểu xem trường cao đẳng dự bị tư thục đã chọn có cung cấp bằng cấp được nhà
nước công nhận hay không.

Có những khóa học cốt lõi nào?   


Các Uni cung cấp các khóa học cốt lõi sau đây để chuẩn bị cho việc lấy bằng:
Khóa học M: dành cho các khóa học y tế, sinh học và dược phẩm
Khóa học T: dành cho các khóa học toán học, khoa học hoặc kỹ thuật
Khóa học W: dành cho các khóa học kinh doanh và khoa học xã hội
Khóa học G: dành cho các khóa học nhân văn hoặc nghiên cứu tiếng Đức
Khóa học S: dành cho nghiên cứu ngôn ngữ

Các trường cao đẳng Fachhochschule cung cấp các khóa học chuyên môn sau để chuẩn bị cho
một khóa học:
Khóa học TI: dành cho các khóa học kỹ thuật và kỹ thuật
Khóa học WW: dành cho các khóa học kinh tế
Khóa học GD: dành cho các khóa học sáng tạo và nghệ thuật
Khóa học SW: dành cho các khóa học khoa học xã hội và khoa học xã hội

Những điều cần biết về điều kiện học dự bị ĐH tại Đức

1. Dự bị ĐH là gì? Điều kiện học dự bị ĐH tại Đức là gì?


Dự bị ĐH hay còn gọi là Studienkolleg, là một khoá học kéo dài từ 6 tháng tới 1 năm (thông
thường là 1 năm) dành cho các sinh viên nước ngoài không thuộc khối Liên minh Châu Âu
(EU) muốn sang học ĐH tại Đức.
Đối với các sinh viên Việt Nam, điều kiện học dự bị ĐH tại Đức chỉ bắt buộc với các bạn sinh
viên đã thi đỗ ĐH tuy nhiên chưa nhập học (tức là chưa học một kì học nào ở ĐH Việt Nam)
hoặc với các bạn đã nhập học ở Việt Nam tuy nhiên chưa học quá 4 kì ở ĐH.
Tại sao cần phải học dự bị ĐH đối với sinh viên nước ngoài? Sở dĩ sinh viên nước ngoài cần
học dự bị ĐH trước khi chính thức bước vào cuộc sống sinh viên tại Đức vì hệ thống giáo
dục của nước họ khác với nước Đức. Tại Đức, thời gian học từ tiểu học tới phổ thông của học
sinh kéo dài 13 năm, nhiều hơn hẳn so với thời gian học của học sinh Việt Nam là 1 năm.
Chính vì vậy, khoá học dự bị ĐH là bắt buộc đối với các bạn sinh viên Việt Nam vừa thi đỗ
ĐH  hoặc đã học ĐH nhưng chưa quá 2 năm để cân bằng với thời gian học của học sinh tại Đức.
Bằng tốt nghiệp dự bị ĐH cũng tương đương như là bằng tốt nghiệp THPT của học sinh Đức
(gọi là Abitur).

2. Các khối ngành của dự bị ĐH


Để đủ điều kiện học dự bị ĐH tại Đức, học sinh nước ngoài cần phải tham gia một khoá thi đầu
vào đáp ứng đủ điểm sàn thông qua của trường đó. Kì thi đầu vào của dự bị ĐH được gọi là
Aufnahmeprüfung, sẽ được chia theo các khối ngành tương ứng với ngành đăng kí học của sinh
viên ở nước sở tại. Có 5 khối ngành lớn của dự bị ĐH tại Đức mà các bạn sinh du học sinh cần
phải lưu ý, đó là:
Khối M (M-kurs): tương ứng các ngành liên quan tới y, dược, hoá, sinh.
Khối W (W-kurs): tương ứng với các ngành liên quan tới kinh tế, quản trị kinh doanh.
Khối T (T-kurs): tương ứng với các ngành liên quan tới công nghệ thông tin, tin học, kĩ thuật.
Khối G (G-kurs): tương ứng với các ngành xã hội, không bao gồm các ngành ngôn ngữ và dịch
thuật phiên dịch, trừ Ngôn ngữ Đức.
Khối S (S-kurs): tương ứng với các ngành ngôn ngữ, dịch thuật và phiên dịch.
Sở dĩ hai khối ngành G-kurs và S-kurs khá giống nhau vì cùng liên quan tới các ngành xã hội
nên có một số trường dự bị ĐH sẽ gộp chung thành một nhóm ngành S/G-kurs. Tuy nhiên, phần
lớn các trường dự bị ĐH tại Đức sẽ trách riêng S-kurs và G-kurs ra.
Về kì thi đầu vào của từng khối ngành, các khối M,W,T ngoài bài thi tiếng Đức bắt buộc còn
phải thi thêm bài thi Toán. Có một số trường sẽ yêu cầu thi thêm bài thi chuyên ngành, tuy
nhiên hầu như là rất ít trường yêu cầu việc này. Còn đối với khối S và G chỉ phải thi bài thi
tiếng Đức tuy nhiên điểm chuẩn sẽ được lấy cao hơn so với các khối còn lại.
Các bạn cũng có thể phải thi thêm chuyên ngành nếu trường yêu cầu. Kì thi đầu vào chỉ là yêu
cầu bắt buộc với các trường dự bị ĐH công của Đức. Đối với các trường dự bị ĐH tư, thi đầu
vào là không bắt buộc tuy nhiên quá trình học kéo dài hai kì (1 năm) tại trường tư các bạn sẽ
phải trả phí là 1500-3000 euro/kì, không dược miễn phí như các trường dự bị ĐH công lập.
Xem thêm: Hệ thống giáo dục Đức

3. Học dự bị, bạn sẽ phải học những gì?


Quá trình học dự bị ĐH thực chất là một khoảng thời gian để bạn chuẩn bị cho việc học ĐH
bằng cách học những môn đặc trưng của khối ngành bạn chọn, bởi vì khi vào học ĐH bạn cũng
chỉ được học những ngành cùng khối giống với Studienkolleg mà thôi. Thông thường, với mỗi
khối ngành, học sinh phải học 4-5 môn học khác nhau theo yêu cầu từng tường, đó là:
Đối với khối M, các bạn phải học Deutsch, Mathematik, Physik, Chemie, Biologie.
Đối với khối T, các bạn phải học Deutsch, Mathematik, Physik, Chemie, IT.
Đối với khối W, các bạn phải học Deutsch, Soziologie, Mathematik, Volkswissenschaft,
Geografie.
Đối với khối S và G, các bạn phải học Deutsch, Geschichte, Literatur, Englisch,
Sprachwissenschaft/Soziologie/Schlüsselqualifikation.
Kì thi đầu ra của dự bị ĐH được gọi là Feststellungsprüfung (FSP). Bằng việc thi đỗ đầu ra và
cầm bằng FSP tương đương với bằng Abitur của học sinh Đức như đã nói ở trên, các bạn đã có
được chứng nhận đủ điều kiện xét tuyển vào các Unitoàn nước Đức.
Tuỳ thuộc vào số điểm FSP bạn đạt được, bạn nên cân nhắc chọn những ngành học ở ĐH mà
vừa sức với điểm số và khả năng của mình. Đối với những bạn tốt nghiệp Studienkolleg từ 1 tới
2,5 (sehr gut – gut) có thể lựa chọn giữa các ngành Zulassungsfrei (không có điểm giới hạn đầu
vào) và NC/Zulassungsbeschränkung (có điểm giới hạn đầu vào).
Còn đối với các bạn tốt nghiệp dự bị ĐH điểm từ 2,5 tới 4 (befriedigend – ausreichend) các bạn
nên chọn các ngành Zulassungsfrei sẽ chắc chắn đỗ hơn.

4. Học dự bị nên hay không nên, góc nhìn của cá nhân và tác giả
Nhiều bạn sinh viên Việt Nam có mong muốn du học ĐH chắc chắn đều đang phân vân giữa
việc nên học dự bị ĐH hay không nên học dự bị ĐH. Chia sẻ dưới đây của mình, một người đã
từng sinh sống và học tập tại Đức sẽ giúp các bạn phần nào về quyết định lựa chọn học dự bị
hay không học dự bị này.
Đối với những bạn phân vân và có chiều hướng nghiêng về ý kiến không muốn học dự bị ĐH
tại Đức vì các bạn đều không muốn tốn một khoảng thời gian 1 năm khá lâu cho việc học dự bị
này mà muốn trực tiếp trở thành một sinh viên ngay.
Tuy nhiên, khoá học dự bị ĐH thực chất là một khoá học chuẩn bị hành trang về ngôn ngữ và
kiến thức cho các bạn sinh viên nước ngoài, để các bạn đủ tự tin bước vào môi trường giáo dục
ĐH nổi tiếng là khó nhất châu Âu.
Ở Studienkolleg, các bạn sẽ được trau dồi thêm phản xạ nghe nói, kĩ năng đọc viết tiếng Đức,
được giảng dạy căn bản một số kiến thức về các môn chuyên ngành mà điều đó các bạn không
được học tại môi trường Việt Nam.
Cách thuyết trình ở Đức như thế nào các bạn cũng sẽ được học trong môi trường dự bị ĐH.
Tóm lại, dự bị ĐH là khoá học chống sốc về ngôn ngữ, văn hoá và chuyên ngành cho các bạn
sinh viên nước ngoài vì các bạn vừa phải học tiếng, vừa phải làm quen với môi trường đa văn
hoá và các từ ngữ chuyên ngành, những điều mà các bạn nếu không học trước thì khi vào ĐH sẽ
chắc chắn sẽ không hoà nhập được.
Môi Uniở nước ngoài, đặc biệt là Đức, không hề đơn giản như môi trường Việt Nam vì bạn sẽ
phải học cùng người Đức bản địa rất nhiều, phải thành lập nhóm làm bài tập, phải thuyết trình
rất nhiều, phải nghe giảng từ giáo viên Đức với tốc độ giảng như hai người Đức gốc nói chuyện
với nhau.
Bạn có đảm bảo rằng không cần chuẩn bị gì mà vào thẳng ĐH ở Đức, bạn có thể nghe giảng tốt
và hiểu tới 90% và đọc hiểu tài liệu hoc, thuyết trình tốt để người nghe hiểu bạn nói gì không?
Nếu bạn không thể chắc chắn với những điều này, vậy thì các bạn nên tham gia một khoá học
dự bị trước khi vào học ĐH ở Đức.
Mặc dù sau khoá học các bạn cũng chưa thể xuất sắc ngay được như thế kia đâu, nhưng ít nhất
các bạn đã được học một khoá chuẩn bị cho các bạn việc đương đầu với khó khăn ở môi
Uninhư thế nào rồi.
Một điều kiện học dự bị ĐH tại Đức là các bạn nên cố gắng học thật tốt ngay từ đầu và cố gắng
thi đầu ra đạt điểm thật cao. Điểm số này sẽ ảnh hưởng tới việc các bạn nộp đơn vào học ĐH tại
Đức. Có rất nhiều ngành yêu cầu điểm đầu vào cao (các ngành liên quan tới Y, Dược của khối
M thường yêu cầu điểm đầu vào là 1,5-1,7).
Nếu điểm tốt nghiệp của bạn cao, bạn sẽ được thoải mái hơn trong việc lựa chọn ngành mình
muốn học. Còn nếu điểm tốt nghiệp của bạn thấp, bạn sẽ chỉ có thể chắc chắn đỗ ĐH với các
ngành không yêu cầu điểm đầu vào mà thôi. Và theo cá nhân mình, các ngành học lấy điểm đầu
vào cao thường dễ để tốt nghiệp hơn các ngành học không lấy điểm đầu vào.
Chương trình học của các ngành NC không quá nặng trong khi chương trình học của các ngành
Zulassungsfrei thường rất khó, tỉ lệ tốt nghiệp rất thấp hoặc sẽ mất khoảng thời gian rất lâu để
tốt nghiệp ĐH.

5. Điều kiện học dự bị ĐH tại Đức


5.1 Kiểm tra xem bằng tốt nghiệp THPT của bạn có được công nhận hay không?
Không phải bạn nào học cấp 3 ở Việt Nam cũng có bằng tốt nghiệp THPT của Việt Nam. Một
số bạn học trường quốc tế nên được cấp bằng quốc tế. Vậy nên bạn phải kiểm tra xem, bạn có
bắt buộc phải học dự bị ĐH hay không. Để kiểm tra thì bạn có thể: Liên hệ với trường bạn
muốn nộp hồ sơ Tra trên cơ sở dữ liệu của anabin
5.2 Kiểm tra xem bạn cần nộp những hồ sơ nào
Mỗi trường sẽ có yêu cầu khác nhau về điều này, bạn có thể liên hệ với trường để được hướng
dẫn kỹ hơn. Tuy nhiên, dưới đây là một số hồ sơ thường bạn phải chuẩn bị:
Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (có ghi rõ môn thi và điểm thi)
Bằng tốt nghiệp THPT
Giấy báo đậu ĐH
Bảng điểm ĐH (nếu có)
Chứng chỉ tiếng Đức
Sơ yếu lý lịch
Thư bày tỏ nguyện vọng
Bản sao hộ chiếu
Chứng chỉ APS
Chứng chỉ TestAS
Sau khi đã biết mình cần chuẩn bị những giấy tờ gì, bạn phải tiến hình dịch chúng ra
tiếng Anh hoặc tiếng Đức.
5.3 Nộp hồ sơ xin nhập học dự bị ĐH ở Đức
Thông thường bạn sẽ không nộp hồ sơ trực tiếp cho trường dự bị ĐH, mà nộp cho Unitrong
cùng bang. Thời gian nhận hồ sơ và gửi kết quả của các Unicó thể khác nhau tùy thuộc vào thời
gian nhập học của từng trường, để chắc chắn hơn, bạn có thể xem thêm ở trên trang web của
trường.
Thời gian nộp hồ sơ của các trường cũng không hoàn toàn giống nhau, thông thường:
Kỳ đông: giữa tháng 7 hoặc cuối tháng 4
Kỳ hè: giữa tháng 1 hoặc cuối tháng 10
5.4 Nộp hồ sơ xin visa
Hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
Hộ chiếu
Ảnh hộ chiếu (x2)
Đơn xin thị thực (x2) - Tải đơn tại: www.vietnam.diplo.de
Bản gốc và 2 bản sao của:
Chứng minh mục đích sang Đức: Giấy báo nhập học của một trường ĐH, Giấy báo tham dự kỳ
thi đầu vào của một trường dự bị ĐH, …
APS
Lý lịch theo trình tự thời gian
Motivation Letter: trình bày động cơ với dự định du học
Chứng minh trình độ ngoại ngữ
Chứng minh khả năng tài chính
Chứng nhận có bảo hiểm y tế cho khoảng thời hạn của thị thực (Xuất trình chứng nhận này sau
khi phòng thị thực thông báo thị thực có thể được cấp)
5.5 Thi đầu vào (Aufnahmeprüfung)
Lịch thi: trong giấy gọi nhập học của Unithường có ghi rõ thời gian bạn phải tham gia kỳ thi
đầu vào. Thường thì Aufnahmeprüfung sẽ diễn ra vào khoảng tháng 8, tháng 9
Theo DAAD thì các trường sau có tổ chức thi đầu vào ở Việt Nam:
Trường Dự bị ĐH Hamburg
Trường Dự bị ĐH Darmstadt
Thông tin chi tiết bạn có thể xem thêm : www.daad-vietnam.vn
Môn thi: tiếng Đức là môn bắt buộc với các ngành học, ngoài ra có thể có thêm môn toán cho
các khối M,T,W. Ở một số trường có thể có thêm môn tiếng Anh.
Để chuẩn bị cho kỳ thi này bạn nên làm đề mẫu (Mustertest) của các trường, kể cả trường bạn
không thi để biết thêm từ vựng cũng như làm quen thêm các dạng bài tập có thể xuất hiện trong
bài thi. Trình độ tiếng Đức bạn cần đạt được để đảm bảo bạn có thể hoàn thành bài thi với kết
quả tốt là B1/B2
5.6 Thi đầu ra (Feststellungsprüfung)
Sau khi hoàn thành chương trình dự bị ĐH, bạn sẽ phải tham gia kỳ thi đầu ra
(Feststellungsprüfung) và kết quả của cuộc thi này sẽ quyết định phần nào việc bạn có vào được
Uniyêu thích hay không. Thông thường thì chỉ thi những gì bạn đã học trong chương trình dự bị
ĐH, nên bạn chỉ cần chú ý lúc học, ôn thi sớm và đừng học tủ thì chắc chắn bạn sẽ có thể vượt
qua kỳ thi này với kết quả như ý.

6. Kết luận
Trên đây là một số thông tin hữu ích về hệ thống dự bị ĐH (Studienkolleg) của Đức và chia sẻ
cá nhân của mình về điều kiện học dự bị ĐH tại Đức. Mong rằng đó sẽ là những chia sẻ hữu ích
dành cho các bạn học viên đang có ý định muốn du học Đức bậc ĐH. Chúc các bạn thành công!
Trường Dự bị Đại học

Một Học sinh Tốt nghiệp Trung học Phổ thông Việt Nam, trước khi được chấp nhận vào học tại
một Unitại Đức, về nguyên tắc, phải vượt qua kỳ “Thi đánh giá chất lượng tương đương”
(Feststellungsprüfung – FSP).
Về trình độ Văn hóa, chỉ những người đã Tốt nghiệp Trung học Phổ thông Việt Nam, đã trúng
tuyển vào hệ Chính quy tại một UniViệt Nam được tham gia Feststellungsprüfung.
Tuy nhiện ở VN, những học sinh lớp 12 học chuyên Đức đã hoặc sẽ có chứng chỉ tiếng Đức
tối thiểu là DSD1 do ZFA cấp trước ngày nhập học dự bị sẽ được tham gia kỳ thi dự bị ĐH
Đức PSP ngay ở VN - thường được tổ chức từ cuối tháng 3 đến tháng 4 của năm học lớp 12.
Các Trường Dự bị Đại học tại Đức (Studienkolleg) có các Chương trình chuẩn bị cho kỳ
thi Feststellungsprüfung này. Kỳ Feststellungsprüfung cho một Uni(Universität, Technische
Universität) có khác so với kỳ Feststellungsprüfung cho một UniKhoa học Ứng dụng
(Fachhochschule):

1. Kỳ Feststellungsprüfung cho một UniKhoa học Ứng dụng (Hochschule,


Fachhochschule)
Tân Sinh viên có thể chuẩn bị trước cho kỳ thi này tại một Trường Dự bị ĐH ( Studienkolleg)
cho các UniKhoa học Ứng dụng thông thường trong hai Học kỳ.
Tại đây các khóa dạy trọng tâm theo nguyện vọng học sau này của tân Sinh viên.
 Khóa DÜ: Chuẩn bị cho ngành Đức ngữ
 Khóa GD: Chuẩn bị cho các Ngành Nghệ thuật
 Khóa SW: Chuẩn bị cho các Ngành Khoa học Xã hội
 Khóa TI: Chuẩn bị cho các Ngành Khoa học Kỹ thuật
 Khóa WW: Chuẩn bị cho các Ngành Khoa học Kinh tế
Các môn học và môn thi trong Studienkolleg là:
Khóa DÜ:
 Đức ngữ,
 Ngoại Ngữ thứ hai (Anh ngữ hoặc Pháp ngữ),
 Ngoại Ngữ thứ ba (Anh ngữ hoặc Pháp ngữ hoặc tiếng Tây Ban Nha),
 Công nghệ Thông tin và Tin học.
Khóa GD:
 Đức ngữ,
 Toán,
 Thiết kế, Tạo mẫu,
 Vật lý,
 CAD.
Khóa SW:
 Đức ngữ,
 Toán,
 các môn Khoa học Xã hội (Giáo dục học/Tâm lý học, Xã hội học, Luật),
 Công nghệ Thông tin và Tin học,
 Anh ngữ.
Khóa TI:
 Đức ngữ,
 Toán,
 các môn Khoa học Tự nhiên,
 Vẽ Kỹ thuật (kể cả CAD) hoặc Tin học.
Khóa WW:
 Đức ngữ,
 Toán,
 Kinh tế Quốc dân, Kinh tế Quản trị,
 Công nghệ Thông tin và Tin học, Anh ngữ.
Bên cạnh các môn học trên, thường có thêm những môn học khác, liên quan đến Ngành học.
Feststellungsprüfung chỉ có thể thi lại duy nhất một lần tại cùng một Trường Dự bị ĐH và sớm
nhất sáu tháng sau khi thi kỳ đầu tiên.
Để được nhận vào học tại Trường Dự bị ĐH, các tân Sinh viên phải chứng minh qua một kỳ thi
đầu vào là có đủ khả năng theo học Chương trình bằng tiếng Đức dạy tại đây. Kỳ thi này có thể
được thi lại một lần, tại một số Trường Dự bị ĐH là hai lần. Để chuẩn bị cho kỳ thi thứ hai, một
vài Trường Dự bị ĐH có những khóa chuẩn bị cấp tốc.
Trong khoảng thời gian theo học tại Trường Dự bị ĐH, các Học viên được xem như là Sinh
viên chính qui của UniKhoa học Ứng dụng mà Trường Dự bị ĐH này trực thuộc.

2. Kỳ Feststellungsprüfung cho một UniTổng hợp (Universität, Technische


Universität)
Tân Sinh viên có thể chuẩn bị trước cho kỳ thi này tại một Trường Dự bị ĐH ( Studienkolleg)
cho các UniTổng hợp thông thường trong hai Học kỳ. Tại đây các khóa dạy trọng tâm theo
nguyện vọng học sau này của tân Sinh viên.
Kỳ thi bao gồm phần Lý thuyết và phần Vấn đáp.
Đối với tất cả các tân Sinh viên, môn Đức ngữ là môn thi bắt buộc. Học viên có Chứng chỉ
“Zentrale Oberstufenprüfung” (ZOP), “Kleines Deutsches Sprachdiplom” (KDS), “Großes
Deutsches Sprachdiplom” (GDS) của Viện Goethe, bằng “TestDaF-4″ hay đã đậu kỳ thi
“Deutsche Sprachprüfung für den Hochschulzugang ausländischer Studienbewerber” (DSH-2)
hoặc DSD2 thì được miễn thi môn Đức ngữ.
Các môn thi Lý thuyết bao gồm môn Đức ngữ và hai môn trọng tâm khác.
Các môn thi Vấn đáp có thể bao gồm tất cả các môn trọng tâm đã được học. Tùy theo qui định
của từng trường công lập mà kỳ Feststellungsprüfung có thể được tiến hành khác nhau.
Tại các Trường Dự bị ĐH có các khóa học trọng tâm cho các Ngành học ĐH sau này như sau:
 Khóa G: Chuẩn bị cho các Ngành Nhân văn học, Xã hội học, Mỹ thuật, Nhạc và Ngành
Đức ngữ
 Khóa M: Chuẩn bị cho các Ngành Y học và Sinh học
 Khóa S: Chuẩn bị cho các Ngành Ngôn ngữ (ngoại trừ ngành Đức ngữ)
 Khóa T: Chuẩn bị cho các Ngành Khoa học Kỹ thuật, Toán học và Khoa học Tự nhiên
(ngoại trừ các Ngành Sinh học)
 Khóa W: Chuẩn bị cho các ngành Kinh tế học và Khoa học Xã hội
Các môn thi Lý Thuyết là:
Khóa G:
 Đức ngữ,
 Văn học Đức hoặc Anh ngữ,
 Xã hội học/Địa lý.
Khóa M:
 Đức ngữ,
 Sinh vật và/hoặc Hóa học,
 Vật lý hoặc Toán.
Khóa S:
 Đức ngữ,
 Một ngoại ngữ thứ hai,
 Lịch sử hoặc Xã hội học/Địa lý hoặc Văn học Đức.
Khóa T:
 Đức ngữ,
 Toán (kể cả Tin học),
 Vật lý hay Hóa học.
Khóa W:
 Đức ngữ,
 Toán,
 Kinh tế Quốc dân,
 Kinh tế Quản trị.
Feststellungsprüfung chỉ có thể thi lại duy nhất một lần tại cùng một Trường Dự bị ĐH và sớm
nhất sáu tháng sau khi thi kỳ đầu tiên.
Những tân Sinh viên muốn học tại Trường Dự bị ĐH thường cần đăng ký thông qua các Unisau
này muốn học. Điều đó có nghĩa là những tân Sinh viên này phải nộp đơn xin học Dự bị ĐH tại
Unisau này muốn theo học.
Để được nhận vào học tại Trường Dự bị ĐH, các tân Sinh viên phải chứng minh qua một kỳ thi
đầu vào là có đủ khả năng theo học Chương trình bằng tiếng Đức dạy tại đây. Kỳ thi này có thể
được thi lại một lần, tại một số Trường Dự bị ĐH là hai lần. Để chuẩn bị cho kỳ thi thứ hai, một
vài Trường Dự bị ĐH có những khóa chuẩn bị cấp tốc. Có những Trường Dự bị ĐH còn kết hợp
kỳ thi đầu vào với những môn khác như Toán chẳn hạn.
Trong khoảng thời gian theo học tại Trường Dự bị ĐH, các Học viên được xem như là Sinh
viên chính qui của UniTổng hợp mà Trường Dự bị ĐH này trực thuộc.
Các Trường Dự bị ĐH Đức hiện có tổ chức thi tuyển rộng rãi tại Việt Nam

Trường Dự bị ĐH Darmstadt (Studienkolleg der TU Darmstadt):


 Thi đầu vào tại Hà Nội vào khoảng cuối tháng sáu. Nhập học tại Darmstadt vào đầu tháng chín
cùng năm.
 Thi đầu vào tại Hà Nội vào khoảng giữa tháng một. Nhập học tại Darmstadt vào đầu tháng ba
cùng năm.

Trường Dự bị ĐH Hamburg (Studienkolleg Hamburg)


yêu cầu Chứng chỉ B2 tiếng Đức khi nộp đơn xin thi:
 Thi đầu vào tại Hà Nội vào khoảng cuối tháng năm. Nhập học tại Hamburg vào đầu tháng tám
cùng năm.
 Thi đầu vào tại Hà Nội vào khoảng cuối tháng 11. Nhập học tại Hamburg vào đầu tháng một
sang năm.

Trường Dự bị ĐH Kassel (Studienkolleg der Universität Kassel):


 Thi tuyển tại Hà Nội vào khoảng cuối tháng sáu. Nhập học tại Kassel vào cuối tháng chín cùng
năm.

Trường Dự bị ĐH Nordhausen (Staatliches Studienkolleg Nordhausen):


 Thi tuyển tại Hà Nội vào khoảng cuối tháng sáu. Nhập học tại Nordhausen vào đầu tháng mười
cùng năm.
Các kỳ thi tuyển sắp tới của các Trường Dự bị ĐH Đức tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh
(01.2023)

Trường Dự bị ĐH Darmstadt:
 yêu cầu phải có Giấy mời thi tuyển vào Dự bị ĐH của UniTổng hợp Kỹ thuật Darmstadt, của
UniKhoa học Ứng dụng Darmstadt, của UniKhoa học Ứng dụng RheinMain, của UniKhoa học
Ứng dụng Geisenheim hay của UniTin lành Darmstadt
 đăng ký thi với VPĐD DAAD Hà Nội theo E-Mail STK-DA@daadvn.org đến ngày 05.10.2022
(khi đăng ký thi với VPĐD DAAD Hà Nội chưa cần có Giấy mời thi tuyển vào Trường Dự bị
ĐH Darmstadt)
 Trường Dự bị ĐH Darmstadt sẽ thu lệ phí thi tại Việt Nam thông qua một đơn vị thứ ba được
Trường ủy nhiệm. Sau khi đăng ký chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể qua E-Mail
 Trường Dự bị ĐH Darmstadt tổ chức tuyển G-Kurs và T-Kurs và có thể giới hạn chỉ tiêu đăng
ký thi tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh
 sẽ thi vào giữa tháng 01.2023 tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh

Trường Dự bị ĐH Hamburg:
dự kiến kỳ này (tháng 05.2022) Trường Dự bị ĐH Hamburg tiếp tục KHÔNG tổ chức kỳ thi
tuyển tại Hà Nội. Tất cả các thông tin liên quan xin liên hệ trực tiếp với Trường Dự bị
ĐH Hamburg.

Trường Dự bị ĐH Mainz:
vào ngày 23.11.2016 Trường Dự bị ĐH Mainz tổ chức kỳ thi tuyển đại trà cuối cùng tại Việt
Nam.

Trường Dự bị ĐH Nordhausen:
vào ngày 15.07.2019 (trước Đại dịch) Trường Dự bị ĐH Nordhausen tổ chức kỳ thi tuyển đại
trà cuối cùng tại Việt Nam.
Đăng ký dự thi tại Việt Nam:

Có thể đăng ký thi nhiều Trường tại Việt Nam, nhưng mỗi Trường muốn thi cần đăng ký riêng.
Khi đăng ký, cần cung cấp các thông tin sau và tự động cập nhật cho chúng tôi khi có thay đổi:
1. Đăng ký thi vào Trường Dự bị ĐH nào (ví dụ: Trường Dự bị ĐH ABC)
2. Họ, tên đầy đủ
3. Giới tính
4. Ngày, tháng, năm sinh
5. Hai số điện thoại liên lạc độc lập với nhau (số thứ hai nên là số nhà hay của Cha, Mẹ).
6. Đã có Giấy mời thi vào Trường Dự bị ĐH ABC chưa? Nếu chưa có, đã tiến hành xin Giấy mời
thi vào Trường Dự bị ĐH ABC chưa? Nếu chưa tiến hành, dự định lúc nào sẽ tiến hành xin
Giấy mời thi vào Trường Dự bị ĐH ABC?
7. Muốn tham gia thi tại Hà Nội hay tại Tp. Hồ Chí Minh? Kỳ thi tại Tp. Hồ Chí Minh chỉ được tổ
chức khi có ít nhất 8 thí sinh tham gia.
8. Muốn thi khối (Kurs) nào?
9. Có Chứng chỉ tiếng Đức chưa? Ai cấp Chứng chỉ (Goethe-Institut, ÖSD, telc, DSD…)? Chứng
chỉ gì? Điểm cụ thể của từng kỹ năng? Nếu chưa có Chứng chỉ tiếng Đức: Dự kiến lúc nào sẽ có
Chứng chỉ?
10. Tốt nghiệp THPT năm nào, học tại Trường THPT nào? Tỉnh, Thành phố nào?
11. Thi kỳ thi Tốt nghiệp THPT/THPT Quốc gia năm nào? Điểm thi cụ thể của từng bài thi độc lập,
từng môn thi trong tổ hợp thi Tốt nghiệp THPT/THPT Quốc gia.
12. Thi ĐH/xét tuyển ĐH năm nào, trúng tuyển Uninào, Ngành nào? Kết quả cụ thể, nếu có.
13. Có Chứng nhận APS chưa? Nếu chưa có Chứng nhận APS: Dự kiến lúc nào sẽ có?
14. Có kết quả TestAS chưa? Chuyên Ngành nào? Standard Score của Core Test và Standard
Score của Module (Standardwert của Kerntest và Standardwert của Modul), được ghi trên trang
1. Nếu chưa có TestAS: Dự kiến lúc nào sẽ có kết quả?

Lưu ý: Khi đăng ký, không kèm theo bất kỳ tệp (file) nào, nếu chưa có yêu cầu cụ thể!
Chúng tôi sẽ xác nhận đăng ký bằng E-Mail sau trễ nhất 48 tiếng đồng hồ nếu thông tin đăng ký
đầy đủ.
Các Chương trình tương tự Dự bị ĐH riêng tại các UniCông lập Đức:
1. Chương trình VSi MINT của UniTổng hợp Bang Saar
 Yêu cầu: Chứng nhận APS; tiếng Đức càng nhiều, càng tốt.
 Đối tượng: Sinh viên muốn học các Ngành MINT (Mathematik, Informatik, Naturwissenschaft
und Technik – STEM: Science, Technology, Engineering and Mathematics) tại UniTổng hợp
Bang Saar (Universität des Saarlandes).
 Chương trình: Học tiếng Đức (2 Học kỳ nếu tiếng Đức < B2; 1 Học kỳ nếu tiếng Đức ≥ B2)
song song với môn Toán và môn Vật lý. Sau đó
 “Học thử” (2 Học kỳ): Học Toán và một vài môn chọn lọc của Chương trình ĐH và có thể được
tích lũy các tín chỉ này.
 Thuận lợi: Có thể tham gia khi tiếng Đức còn ít.
 Bất lợi: Không có FSP, chỉ dành cho các Ngành MINT, chỉ có giá trị cho UniTổng hợp
Bang Saar.
Thông tin thêm: Vorbereitungsstudium international MINT

2. Chương trình FOKuS của UniTổng hợp Ulm


 Yêu cầu: Chứng nhận APS; đã học ít nhất bốn Học kỳ ĐH tại Việt Nam; tiếng Đức ≥ B1.
 Đối tượng: Sinh viên muốn học các Ngành MINT (Mathematik, Informatik, Naturwissenschaft
und Technik – STEM: Science, Technology, Engineering and Mathematics) và Kinh tế.
 Chương trình: Học tiếng Đức và các môn phục vụ cho các Ngành MINT và Kinh tế trong một
Học kỳ. Sau đó thi DSH.
 Thuận lợi: Nhanh. Phù hợp cho Sinh viên có “direkten Hochschulzugang” và nếu có ít nhất
TestDaF 3-3-3-3 thì được miễn thi tuyển đầu vào. Sau khi kết thúc thành công có thể nộp Đơn
xin nhập học tại bất kỳ UniĐức khác.
 Bất lợi: Phải tham gia thi tuyển đầu vào (nếu không có TestDaF-3), đã phải học 2 năm ĐH tại
Việt Nam.
Thông tin thêm: Vorbereitungssemester für internationale Studieninteressierte

3. Chương trình Viadrina Intensive Track của UniTổng hợp Frankfurt (Oder)
 Yêu cầu: Chứng nhận APS; tiếng Đức ≥ B1.
 Đối tượng: Sinh viên muốn học các Ngành ĐH khác nhau tại UniKhoa học Ứng dụng Fulda.
 Chương trình: Học tiếng Đức và các môn liên quan đến Ngành Kinh tế. Sau đó thi DSH.
 Thuận lợi: Phù hợp cho Sinh viên vừa thi Tốt nghiệp THPT.
 Bất lợi: Hoàn thành thành công Chương trình sẽ được đảm bảo một suất học trong Ngành Kinh
tế tại UniTổng hợp Frankfurt (Oder); Chương trình có giá trị cho các Unitrong
Bang Brandenburg.
Thông tin thêm: Viadrina Intensive Track
4. Chương trình Pre-College của UniKhoa học Ứng dụng Fulda
 Yêu cầu: Chứng nhận APS; tiếng Đức ≥ B1.
 Đối tượng: Sinh viên muốn học các Ngành ĐH hay Cao học khác nhau tại UniKhoa học Ứng
dụng Fulda.
 Chương trình: Học tiếng Đức và các môn liên quan đến Ngành học.
 Thuận lợi: Phù hợp cho Sinh viên vừa thi Tốt nghiệp THPT.
 Bất lợi: Không có FSP, chỉ có giá trị cho UniKhoa học Ứng dụng Fulda.
 Học phí: 1.950 EUR cho toàn Chương trình.
Thông tin thêm: Pre-College Fulda

5. Chương trình Pre-Study của UniKhoa học Ứng dụng Fulda


 Yêu cầu: Chứng nhận APS; hoàn thành thành công ít nhất 2 năm ĐH hay Tốt nghiệp ĐH tại
Việt Nam; tiếng Đức ≥ 0 (chưa cần biết tiếng Đức), tiếng Anh ≥ B1 (tùy Ngành).
 Đối tượng: Sinh viên muốn học các Ngành ĐH hay Cao học khác nhau tại UniKhoa học Ứng
dụng Fulda.
 Chương trình: Học tiếng Đức và các môn liên quan đến Ngành học.
 Thuận lợi: Phù hợp cho nhiều đối tượng.
 Bất lợi: Học phí: 500 EUR – 970 EUR tùy theo Chương trình.
Thông tin thêm: Pre-Study Fulda

6. Chương trình Erfolgreicher Studieneinstieg für internationale Studierende


(ESiSt) của UniTổng hợp Kỹ thuật Cottbus-Senftenberg (BTU)
 Yêu cầu: Chứng nhận APS; tiếng Đức ≥ B2.
 Đối tượng: Sinh viên muốn học các Ngành KHKT, KHTN, Tin học, hay Toán học tại một
Unithuộc Bang Brandenburg.
 Chương trình: Học tiếng Đức và các môn liên quan đến Ngành học.
 Thuận lợi: Phù hợp cho Sinh viên vừa thi Tốt nghiệp THPT.
 Bất lợi:
 Học phí: Không tốn học phí.
Thông tin thêm: ESiSt

7. Chương trình Brücke zum Studium của UniTổng hợp Kỹ thuật Cottbus-
Senftenberg (BTU)
 Yêu cầu: Chứng nhận APS; hoàn thành thành công ít nhất 2 năm ĐH hay Tốt nghiệp ĐH tại
Việt Nam; tiếng Đức ≥ B1.
 Đối tượng: Sinh viên muốn học các Ngành ĐH hay Cao học khác nhau tại UniTổng hợp Kỹ
thuật Cottbus-Senftenberg (BTU) nhưng chưa đủ trình độ tiếng Đức.
 Chương trình: Học tiếng Đức và các môn liên quan đến Ngành học.
 Thuận lợi: Phù hợp cho nhiều đối tượng.
 Bất lợi:
 Học phí: Không tốn học phí.
Thông tin thêm: Brücke zum Studium
Chi phí

Chi phí học ĐH là bao nhiêu?


Theo học tại một trường cao đẳng dự bị của công lập thường được miễn phí, nhưng một học kỳ
phải trả một khoản phí cho mỗi học kỳ, khoảng từ 100 đến 400 euro, tùy thuộc vào trường
ĐH. Bạn cũng phải có bảo hiểm y tế và tự mua sách và các tài liệu học tập khác.
Cuộc sống ở Đức rất đắt đỏ. Đối với tiền thuê nhà, quần áo, thực phẩm, vv bạn cần khoảng 700
euro mỗi tháng. Theo quy định, bạn không được phép đi làm trong thời gian học tại trường dự
bị ĐH, nhưng tốt nhất bạn có thể kiếm thêm một chút trong những ngày nghỉ, không đủ
sống! Những người tham gia Studienkolleg thường không nhận được học bổng. Bạn nên đảm
bảo về tài chính cho thời gian ở Đức.

Câu hỏi thường gặp

Tôi có thể theo học bất kỳ trường cao đẳng dự bị nào trong học kỳ đầu tiên và sau
đó chuyển sang một trường cao đẳng dự bị khác trong học kỳ thứ hai không?
Theo quy định, không thể chuyển từ trường cao đẳng dự bị này sang trường cao đẳng khác. Ban
quản lý của hai trường cao đẳng dự bị liên quan quyết định về các trường hợp ngoại lệ.

Tôi có phải học ở nơi tôi đã làm bài kiểm tra đánh giá không?
Không, với một bài kiểm tra đánh giá, bạn có thể đăng ký vào bất kỳ Uni hoặc cao đẳng kỹ
thuật / cao đẳng nào ở Đức. Ở bang North Rhine-Westphalia có các bài kiểm tra đánh giá chỉ có
giá trị ở bang này.
Chi phí sinh hoạt ở Đức hàng tháng cho du học sinh

Chi phí sinh hoạt các thành phố ở Đức tuỳ vào từng bang khác nhau mà chi phí sinh hoạt hàng
tháng sẽ có sự chênh lệch. Ví dụ nếu bạn chọn sống tại các thành phố lớn như Hamburg,
Düsseldorf, Köln, Frankfurt, München thì chi phí cho nhà ở sẽ cao hơn so với các thành phố
vừa và nhỏ. Nhà ở tại các bang Tây Đức cũng có phần cao hơn so với các thành phố ở Đông
Đức. Tuy nhiên, ở các thành phố lớn mức lương của bạn được nhận khi học nghề hay sau khi
Tốt nghiệp dĩ nhiên cũng cao hơn. Ngoài ra cơ hội tìm việc làm thêm ở các thành phố lớn cũng
dễ dàng hơn.
Mặc dù dù bạn học ở bang nào thì bạn cũng sẽ có những khoản chi bắt buộc như sau:
- Sinh hoạt phí ở Đức (tiền thuê nhà, ăn uống, quần áo, sách vở, điện thoại,…)
- Tiền học phí
- Chi phí tàu xe (đối với các bạn học nghề sẽ được mua vé xe theo kì học với giá ưu đãi)
- Bảo hiểm y tế
Theo yêu cầu của Đại sứ quán Đức tại Việt Nam cũng như Sở Ngoại kiều tại Đức, Du học sinh
cần chứng minh khả năng tài chính cho thời gian lưu trú, hiện nay tối thiểu là 853 EUR/ tháng.
Trung bình một sinh viên nước ngoài du học tại Đức sẽ chi khoảng 850 EUR một tháng
(theo study-in.de). Tuy nhiên, thực tế các bạn sinh viên Việt Nam sang Đức du học chỉ chi tiêu
trung bình khoảng 500 – 700 EUR/ tháng.

Chi phí sinh hoạt 1 tháng ở Đức


Tốn kém nhất chính là tiền thuê nhà, dao động từ 250 – 400 EUR/ tháng. Ở những thành phố
lớn và đắt đỏ thì tiền thuê nhà có thể cao hơn. Các bạn học viên có thể thuê kí túc xá hoặc ở
dạng nhiều bạn thuê chung một căn nhà lớn nhiều phòng và share với nhau (WG-
Wohngemeinschaft)
Xem thêm: Hướng dẫn tìm nhà tại Đức cho du học sinh.
Nếu mới sang các bạn có thể đăng ký ở kí túc xá sinh viên của trường (Studienwohnheim).
Thông thường Kí túc xá của trường được trợ giá, trung bình mỗi tháng số tiền các bạn phải trả
khoảng 260euro, bao gồm điện, nước, tiền internet và hàng tuần sẽ có người tới dọn dẹp vệ sinh
cho kí túc xá của bạn.

Chi phí ngoài tiền thuê nhà:


Chi phí giặt đồ: tùy tường kí túc xá, các bạn sẽ được phát thẻ giặt đồ và phải nạp tiền vào thẻ thì
mới sử dụng được máy giặt ở kí túc xá. Mỗi lần giặt trung bình khoẳng 1,5euro.
Tiền ăn:  thông thường tiền ăn giao động từ 100 đến 150euro 1 tháng. Nếu bạn ăn được đồ ăn
của Đức, các bạn có thể ăn trưa ở căn tin (Mensa) của trường. Thông thường các bạn du học
sinh Việt Nam thường chuẩn bị đồ ăn sáng ở nhà, ăn trưa tại Mensa và ăn tối ở thư viện. Vì lịch
học ở trường thường khá dày nên thường sẽ không có nhiều thời gian để nấu ăn, nên ăn ở
trường là cách tiếp kiệm và hợp lý.
Nhu yếu phẩm sinh hoạt như đồ vệ sinh, quần áo, sách vở . Thông thường sinh viên sẽ được
hưởng nhiều ưu đãi về giá, Bằng cách đưa thẻ sinh viên của bạn tại quầy bán vé, bạn sẽ được
giảm giá vé vào cửa nhà hát, bảo tàng, công viên, hồ bơi hoặc các điểm vui chơi văn hóa khác.
Nếu bạn không phải là con nghiện mua sắm thì trung bình các bạn sẽ dành khoảng 50euro 1
tháng. cho các nhu yếu phẩm sinh hoạt.
Tiền Học phí
Tại Đức các chương trình học từ học nghề, đại học đến thạc sỹ đều được MIỄN  HỌC PHÍ.
Riêng từ học kì mùa đông 2018, Hệ đại học ở bang Baden-Württemberg đã bắt đầu thu 1500
Euro/kì. Bên cạnh đó, các bang Nordrhein-Westfallen và Schleswig-Holstein dự kiến cũng sẽ
bắt đầu thu học phí từ năm 2022.
Phí đóng góp mỗi học kỳ
Tất cả sinh viên học Đại học, Cao đẳng ở Đức đều phải đóng một khoản tiền cố định gọi là  phí
học kì (Semesterbeitrag), trung bình khoảng 250 EUR/học kì.  Trong đó bao gồm 100 EUR cho
Sozialbeiträge (ví dụ tiền cho căn tin, kí túc xá, CLB thể thao trong trường) và 25 – 160 EUR
cho vé xe (Semesterticket). Với vé tàu này các bạn sinh viên có thể sử dụng tất cả phương tiện
công cộng trong thành phố và bang mà bạn đang học (trừ tàu nhanh IC và ICE) để du lịch thỏa
thích với chi phí 0 đồng. Ngoài ra, ở một số bang bạn sẽ phải đóng thêm phí hành chính
(Verwaltungsgebühr) là 50 -70EUR/ học kì.
Ví dụ phí học kỳ đại học Frankfurt

Vé tàu của RMV 216,30 EUR

Vé tàu mở rộng để dùng được NVV 5,72 EUR

VGWS 0,72 EUR

AStA-Semesterticket 1,10 EUR

Đóng góp cho các hoạt động xã hội – 


Sozial-/Kulturticket 1,55 EUR

Đóng góp cho xe đạp của trường – Campus-Bike 1,50 EUR


Quỹ AStA-Härtefonds 0,60 EUR

Hội sinh viên – Studierendenschaft 10,90 EUR

Đóng góp Studentenwerk 81,50 EUR

Đóng góp quản lý của trường 50,00 EUR

Tổng: 369,89 EUR
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế tại Đức là phí bắt buộc đối với mọi công dân. Để được cấp visa du học Đức bạn
cũng phải chứng minh mình đã mua bảo hiểm y tế cho toàn bộ thời gian học tại Đức. Bạn có thể
chọn bảo hiểm công hoặc tư. Thường thì một số bạn sinh viên Việt Nam chọn bảo hiểm tư như
Mawista hay Care concept vì rẻ (35 EUR/tháng). Bảo hiểm công như TK hay AOK thì đắt hơn,
khoảng 80 – 90 EUR/tháng.
Xem thêm bài viết về: Hệ thống bảo hiểm y tế ở Đức.

Bảng thu chi chi tiết chi phí sinh hoạt ở Đức đối với du học sinh

STT CP ST
1. Tiền thuê nhà 300 EUR
2. Tiền ăn uống 120 EUR
3. Bảo hiểm y tế 80 EUR
4. Điện thoại, Internet, Radio 30 EUR
5. Mua sắm, giải trí 70 EUR
6. Sách vở, dụng cụ học tập 20 EUR
7. Đi lại bằng phương tiện công cộng 80 EUR
8. Chi phí phát sinh(*) 50 EUR
9. Học phí 1 tháng 0 EUR
10. Tổng cộng 750 EUR

Tổng: 750 Eur làm tròn tỉ giá Euro 25 ngàn đồng / Euro thì 1 tháng chi phí sinh hoạt 1 tháng ở
Đức đối với du học sinh sống một mình là 18,75 triệu/ tháng.

Cách tiết kiệm chi phí khi du học Đức như thế nào?
 Không phải ai du học ở Đức cũng có đủ khả năng tài chính cho phí sinh hoạt 750 EUR/ tháng.
Chính vì thế bạn phải học cách tiết kiệm. Rất nhiều sinh viên Việt Nam đang du học tại Đức chỉ
phải trả tầm 500 – 550 EUR/tháng, thấp hơn nhiều so với số tiền 735 EUR/tháng phải chứng
minh trước đó. Vậy họ đã chi tiêu và tiết kiệm như thế nào?
Tiền thuê nhà:
Để tiết kiệm chi phí nhà ở, các bạn có thể chọn nhà xa trung tâm một chút nhưng có tuyến tàu
công cộng trực tiếp đến trường. Hoặc các bạn có thể ở dạng nhà ghép (Wohngemeinschaft) với
các bạn sinh viên khác. Ở ghép có nghĩa là 3 hay 4 bạn thuê chung một căn hộ lớn, sử dụng
chung bếp, nhà vệ sinh và mỗi người có một phòng ngủ riêng.
Tiền ăn uống:
Thay vì ăn ở nhà ăn của trường (Mensa) từ 2-3 EUR cho một bữa ăn, bạn có thể tự nấu hằng
ngày hoặc kẹp bánh mì thịt nguội mang tới trường, như vậy trung bình tiền ăn uống chỉ 100
EUR/ tháng.
Tiền điện thoại và internet.
Các bạn không nhất thiết phải kí hợp đồng điện thoại để lấy máy mới và có internet cao. Hiện
tại ở Đức, đa số quán ăn, trường học đều có wifi miễn phí. Các bạn có thể tiết kiệm một khoản
tương đối nếu biết hạn chế ở đây.
Lưu ý: nếu bạn so sánh chi phí du học Đức so với học đại học ở Việt Nam thì sẽ thấy học đại
học ở Việt Nam chưa chắc đã tiết kiệm hơn so với du học Đức. Xem bài viết phân tích tại đây

Giá cả tham khảo một số mặt hàng hay dùng tại Đức.
 Cà chua 5,12Euro/kg
 Đào 1,99 Euro/kg
 Sữa: 0,9 Euro/ lít
 Dưa chuột: 0,49 Euro/ quả
 Chuối: 1,89 Euro/ kg
 Nho: 4,98 Euro/ kg
 Táo: 2,5 Euro/ kg
 Trứng: 1,99 Euro/ Vỉ 10 trứng
 Thịt lơn lạc vai: 9,90 Euro/ kg
 Thịt lợn 3 chỉ:  9,90 Euro/ kg
 1 ly cafe tại cửa hàng: 2,5 Euro
 1 cốc bia becker tại quán: 3 Euro

Chi phí sinh hoạt ở Đức dành cho du học sinh có đắt đỏ hay không?

Chi phí sinh hoạt ở Đức đã luôn là mối quan tâm lớn với các nhà đầu tư định cư cũng như du
học sinh.

Tổng quan về chi phí sinh hoạt ở Đức


Chi phí sinh hoạt ở Đức khá phải chăng so với các quốc gia châu Âu khác. Trung bình, tại thời
điểm hiện tại (8/2022), bạn sẽ cần khoảng 861 EUR để trang trải chi phí hàng tháng.
Giá thực phẩm, thuê nhà, quần áo, giải trí và các loại hóa đơn khác ngang với mặt bằng chung
EU. Tiền thuê nhà chiếm phần lớn nhất trong tổng chi phí sinh hoạt ở Đức.
Nếu bạn có dự định định cư tại Đức, bài viết này sẽ bổ sung cho bạn mọi kiến thức cần biết về
chi phí sinh hoạt tại đây.

Hiểu rõ hơn về chi phí sinh hoạt ở Đức dành cho du học sinh

Học phí đại học


Đa số đại học công lập tại Đức đều miễn phí hoàn toàn học phí. Sinh viên chỉ cần đóng góp một
khoản phí nhỏ cho trường. Đây là một khoản tiền cố định chi trả cho các dịch vụ của trường như
xe bus đi lại, quản lý hành chính, cơ sở vật chất thể thao, phòng ăn…
Điều này giúp các du học sinh cởi bỏ một gánh nặng tài chính đáng kể. Chính vì điều này, Đức
là một đất nước rất dễ sống với các du học sinh. Tuy nhiên, nếu bạn có thể tối ưu chi phí sinh
hoạt tốt, bạn sẽ có thêm một khoản tiết kiệm lớn cho các mục đích khác.

Lựa chọn chỗ ở hợp lý


Đây là một góc của tam giác chi tiêu gồm nhà ở – ăn uống – đi lại. Nếu làm tốt trong việc xử lý
3 vấn đề này, bạn đã hoàn thành được tới 80% việc tối ưu chi phí sinh hoạt tại Đức.
Nhìn chung thì vùng phía Nam, nơi tập trung các thành phố công nghiệp lớn là nơi có mức sống
đắt đỏ nhất tại Đức. Munich và Stuttgart là ví dụ tiêu biểu: chi phí sinh hoạt tại đây thuộc nhóm
đắt đỏ nhất châu Âu.
Ví dụ, giá thuê một căn hộ 1 phòng ngủ tại Stuttgart lên tới 846 EUR/tháng, trong khi đó tại
Bremen, giá thuê 1 căn tương tự chỉ khoảng 560 EUR. Có thể thấy, giá thuê nhà tại Bremen
thấp hơn tới 30% so với Stuttgart.
Thủ đô Berlin lại không quá đắt đỏ so với các thủ đô khác tại châu Âu. Một thành phố lớn khác
là Leipzig lại có chi phí sinh hoạt phải chăng nhất trên lãnh thổ Đức.
Giá thuê nhà ở Leipzig thấp hơn Stuttgart khoảng 40%, giá thuê nhà Dusseldorf thấp hơn
Stuttgart khoảng 20%. Trong khi đó, thành phố lớn nhất miền Bắc Đức – Hamburg có chi phí
khá tương tự với Stuttgart.

Bảng so sánh giá thực phẩm

STT Loại chi phí (EUR) Munich Berlin Hamburg Frankfurt


1. Tiền thuê nhà 1,094.30 795.90 838.94 868.91
2. Bánh mì trắng (500g) 1.43 1.27 1.27 1.29
3. Một bữa đi nhà hàng 12.25 8.00 10 12
4. Sữa (1 lít) 0.84 0.79 0.71 0.77
5. Trứng (1 tá) 1.71 1.77 1.78 1.61
6. Gạo trắng (1 kg) 2.14 1.79 2.15 1.97
7. Cà chua (1 kg) 2.82 2.62 2.61 2.64
8. Khoai tây (1 kg) 1.00 1.32 1.04 1.29
9. Bia (0.5 lít) 3.80 3.50 4.00 4.00
10. Taxi (1 km) 1.90 2.00 2.00 2.00

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, miền Nam Đức là nơi có chi phí sinh hoạt cao nhất, rồi lần
lượt tới Tây Đức, Bắc Đức và Đông Đức.

So sánh chi phí giữa các thành phố


Frankfurt Nhỏ (Frankfurt an der Oder) là một thành phố nhỏ thuộc Brandenburg, giáp Ba Lan.
Dân số tại đây chưa đến 60.000 người, và chi phí sinh hoạt tại đây cực kỳ phải chăng. Bạn thậm
chí có thể tìm được những căn hộ một phòng ngủ tại trung tâm thành phố với giá chỉ 250
EUR/tháng.
*Lưu ý: Frankfurt an der Oder khác với Frankfurt am Main (Frankfurt Lớn). Frankfurt am Main
có dân số khoảng 758.000 người và là một trong những thành phố giàu có nhất châu Âu.
Chúng ta sẽ so sánh Frankfurt (Oder) với Darmstadt – một trong những thành phố đắt đỏ nhất
tại Đức. Giá thuê nhà ở Darmstadt ngang ngửa Stuttgart và đối với đa số du học sinh, chi phí
sinh hoạt ở đây rất khó có thể kham nổi.
So sánh chi phí giữa hai thành phố như sau:
– Giá thuê nhà tại Darmstadt trung bình cao hơn Frankfurt (Oder) khoảng 35%.
– Giá thực phẩm tại Darmstadt trung bình cao hơn Frankfurt (Oder) khoảng 32%.
– Giá nhà hàng tại Darmstadt trung bình cao hơn Frankfurt (Oder) khoảng 32%.
Giá thuê nhà trung bình tại Đức
Tiền thuê nhà tại Đức là phần chi phí lớn nhất trong tổng chi phí sinh hoạt. Đa số các thành phố
mang danh “đắt đỏ” như Munich, Stuttgart hay Frankfurt am Main phần lớn là vì giá thuê nhà
tại đây đắt hơn nơi khác nhiều.
Như ở mọi nơi khác trên thế giới, giá nhà tại Đức thông thường càng đắt khi càng vào sâu trong
khu trung tâm. Du học sinh thường chọn cách thuê nhà ở khu xa trung tâm hơn và tìm người
thuê chung để giảm chi phí.

Bảng giá thuê nhà tại các thành phố Đức như sau:

STT Thành phố Giá thuê/tháng STT Thành phố Giá thuê/tháng
1. Aachen 534.65 € 11 Dusseldorf 672.22€
2. Augsburg 613.57€ 12 Frankfurt 868.91€
3. Berlin 795.90€ 13 Hamburg 838.94 €
4. Bochum 406.67€ 14 Hannover 591€
5. Bonn 653.75€ 15 Ingolstadt 708.33€
6. Bremen 560.00€ 16 Leipzig 490.80€
7. Cologne 727.14€ 17 Mainz 668.00€
8. Dortmund 460.00€ 18 Munich 1,094.30€
9. Dresden 533.33€ 19 Paderborn 512.50€
10. Essen 451.83€ 20 Stuttgart 846.43€

Qua đó ta thấy, việc lựa chọn chỗ ở sẽ giúp các du học sinh tiết kiệm được đáng kể chi tiêu
hàng tháng.

Giá thực phẩm/đồ ăn ở Đức ra sao?


Để sống tiết kiệm, các du học sinh bắt buộc phải biết tự nấu ăn. Chi phí ăn nhà hàng tương đối
đắt. Một bữa ăn cho 2 người tại một nhà hàng cỡ trung bình tại Đức tốn khoảng 45 EUR.
Chính vì vậy để tiết kiệm chi phí, du học sinh chỉ nên thỉnh thoảng mới ra ngoài ăn. Tuy nhiên,
vẫn còn các lựa chọn khác, đặc biệt là căng tin trường đại học – nơi có đồ ăn ngon mà giá lại
phải chăng.
Căng tin trường đại học thường sẽ sử dụng MensaCard để thanh toán, mỗi bữa thường có giá
thấp hơn 5 EUR.
Việc tập tành nấu nướng đơn giản sẽ rất có ích cho bạn. Đây không chỉ là một kĩ năng cần thiết
với người trưởng thành, nó còn giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều tiền.

Giá cả của một số nguyên liệu nấu ăn cơ bản tại Đức như sau:

STT Loại thức ăn Giá (EUR)


1. Bánh mì trắng (500g) 1.24
2. Sữa (1 lít) 0.71
3. Trứng (1 tá) 1.64
4. Gạo trắng (1 kg) 2.03
5. Khoai tây (1 kg) 1.06
6. Hành tây (1 kg) 1.09
7. Cà chua (1 kg) 2.62
8. Thịt gà (1 kg) 7.53
9. Thịt bò (1 kg) 11.65
10. Táo (1 kg) 2.22
11. Chuối (1 kg) 1.58
12. Cam (1 kg) 2.29

Chi phí đi lại ở Đức


Như đã nói ở trên, trong khoản phí bạn nộp cho trường đại học mỗi kỳ đã bao gồm chi phí xe
bus tới trường. Đây là một khoản tiết kiệm rất hữu ích.
Hiện tại, vé một chiều của các phương tiện giao thông công cộng là 2 EUR/vé. Bạn có thể mua
vé tháng với giá khoảng 70 EUR.
Cước taxi bắt đầu tính từ khoảng 3.50 EUR, và mỗi km giao động từ 1.50 – 2.50 EUR. Giá
xăng giao động từ khoảng 1.25 – 1.49 EUR/lít.
Một phương án hợp lý khác là xe đạp. Đây là phương tiện hữu ích cho các quãng di chuyển
ngắn trong thành phố, đặc biệt là trong giờ cao điểm đông đúc.

Hóa đơn tiền điện, nước…


Bên cạnh tiền thuê nhà, bạn còn phải chi trả các hóa đơn tiền điện, nước… Giá cả như sau:
– 29.42 cents/1 kWh
– Trung bình đối với một căn hộ 85 mét vuông, bạn sẽ cần chi trả khoảng 215 EUR/tháng cho
các tiện ích này.
Đương nhiên, du học sinh có thể chia sẻ chi phí này với bạn cùng phòng.

Vậy, tổng chi phí sinh hoạt ở Đức mỗi tháng là bao nhiêu?
Với các khoản phí đã nêu như trên, chi phí sinh hoạt ở Đức một tháng rơi vào khoảng:
– 800 EUR với một người trưởng thành độc thân (chưa tính tiền thuê nhà)
– 2.800 EUR với một gia đình 4 người (chưa tính tiền thuê nhà)
Bạn có thể tiết kiệm được một phần đáng kể bằng cách lựa chọn hợp lý
Giá trong các siêu thị ở Đức.
TT LOẠI HÀNG HÓA GIÁ VNĐ GIÁ EUR GIÁ USD
1 Sữa (thường xuyên), (1 lít) 23,000 VND 0.91 EUR 0.94 USD
(17,000-30,000) (0.69-1.20) (0.71-1.20)
2 Đi lang thang bánh mì trắng tươi 41,000 VND 1.60 EUR 1.70 USD
(500g) (20,000-89,000)  (0.80-3.50)  (0.82-3.60)
3 Trứng (thường xuyên) (12) 60,000 VND 2.40 EUR 2.40 USD
(36,000-91,000)  (1.40-3.60) (1.50-3.70)
4 Pho mát địa phương (1kg) 305,000 VND 12 EUR 12 USD
(153,000-510,000) (6.00-20) (6.20-21)
5 Nước (chai 1,5 lít) 13,000 VND 0.52 EUR 0.53 USD
 (4,800-25,000)  (0.19-1.00)  (0.19-1.00)
6 Chai rượu vang (Mid-Range) 127,000 VND 5.00 EUR 5.10 USD
(76,000-204,000)  (3.00-8.00)  (3.10-8.20)
7 Trong nước bia (chai cách 0.5 lít) 14,000 VND 0.57 EUR 0.58 USD
 (13,000-25,000)  (0.53-1.00)  (0.54-1.00)
8 Nhập khẩu bia (chai 0,33 lít) 34,000 VND 1.40 EUR 1.40 USD
 (22,000-51,000) (0.90-2.00) (0.92-2.10)
9 Gói thuốc lá (Marlboro) 178,000 VND 7.00 EUR 7.20 USD
 (163,000-204,000)  (6.40-8.00)  (6.60-8.20)
10 Ức gà (không da và không xương) - 180,000 VND 7.10 EUR 7.30 USD
(1kg)  (102,000-260,000)  (4.00-10)  (4.10-10)
11 Táo (1kg) 61,000 VND 2.40 EUR 2.50 USD
 (25,000-81,000)  (1.00-3.20)  (1.00-3.30)
12 Cam (1kg) 53,000 VND 2.10 EUR 2.10 USD
(30,000-102,000)  (1.20-4.00)  (1.20-4.10)
13 Khoai tây (1kg) 38,000 VND 1.50 EUR 1.50 USD
 (12,000-76,000)  (0.50-3.00)  (0.51-3.10)
14 Rau diếp (1 đầu) 30,000 VND 1.20 EUR 1.20 USD
 (17,000-51,000) (0.70-2.00)  (0.72-2.10)
15 Gạo (màu trắng) (1kg) 49,000 VND 1.90 EUR 2.00 USD
 (25,000-76,000)  (1.00-3.00) (1.00-3.10)
16 Cà chua (1kg) 24,000 VND 0.96 EUR 0.98 USD
 (20,000-76,000)  (0.79-3.00)  (0.81-3.10)
17 Chuối (1kg) 41,000 VND 1.60 EUR 1.70 USD
 (28,000-63,000)  (1.10-2.50)  (1.10-2.60)
18 Hành tây (1kg) 22,000 VND 0.89 EUR 0.91 USD
 (22,000-25,000)  (0.89-0.99) (0.91-1.00)
19 Thịt bò tròn (1kg) (hoặc tương 350,000 VND 14 EUR 14 USD
đương chân trở lại thịt đỏ) (153,000-637,000)  (6.00-25)  (6.20-26)
20 Lê (1kg) 73,000 VND 2.90 EUR 3.00 USD
 (30,000-97,000)  (1.20-3.80) (1.20-3.90)
21 Dưa chuột (1kg) 13,000 VND 0.53 EUR 0.54 USD
 (11,000-42,000) (0.43-1.70)  (0.45-1.70)
22 Nước Perrier (chai nhỏ 0,33l) 45,000 VND 1.80 EUR 1.80 USD
 (16,000-86,000)  (0.64-3.40)  (0.66-3.50)
23 Xúc xích (1kg) 384,000 VND 15 EUR 15 USD
 (217,000-554,000)  (8.50-22)  (8.70-22)
24 Phô mai cottage (1kg) 146,000 VND 5.80 EUR 5.90 USD
 (73,000-244,000)  (2.90-9.60) (3.00-9.90)
25 Whisky 408,000 VND 16 EUR 16 USD
26 Rum 377,000 VND 15 EUR 15 USD
27 Rượu vodka 318,000 VND 13 EUR 13 USD
28 Gin 347,000 VND 14 EUR 14 USD
Giá tại Đức. Dữ liệu lịch sử năm qua
Nhiên liệu trung bình giá ở Đức là 1.80 lần lớn hơn so với giá trung bình tại Việt Nam (nhiên
liệu giá Đức cho 1 lít = 0.264 gallon)

TT LOẠI HÀNG HÓA GIÁ VNĐ GIÁ EUR GIÁ USD


1 Giá xăng dầu trong Đức là xung 54,000 VND 2.20 USD 2.10 EURO
quanh thành phố
2 Giá nhiên liệu diesel trong Đức là 48,000 VND 2.00 USD 1.90 EURO
xung quanh thành phố

Vé xe buýt, tàu điện ngầm, taxi


Giao thông vận tải trung bình giá ở Đức là 13.73 lần lớn hơn so với giá trung bình tại Việt Nam

TT LOẠI HÀNG HÓA GIÁ VNĐ GIÁ EUR GIÁ USD


1 Vận tải địa phương. Một chiều giá vé 85,000 VND 3.40 USD 3.40 EURO
trong Đức là xung quanh:
2 Vận tải địa phương. Hàng tháng qua 2,223,000 VND 89 USD 87 EURO
tại Đức là xung quanh:
3 Giá khởi điểm taxi ở Đức là xung 102,000 VND 4.10 USD 4.00 EURO
quanh:
4 Taxi-giá vé cho 1km ở Đức là xung 58,000 VND 2.30 USD 2.30 EURO
quanh:
5 Taxi-thời gian chờ đợi (1 giờ) trong 820,000 VND 33 USD 32 EURO
Đức là xung quanh:

Chi phí ăn ở nhà hàng


Giá trung bình của các bữa ăn tại nhà hàng trong Đức là 3.15 lần lớn hơn so với giá trung bình
tại Việt Nam

TT LOẠI HÀNG HÓA GIÁ VNĐ GIÁ EUR GIÁ USD


1 Nhà hàng ngân sách (giá cho 1 người) 273,000 VND 11 USD 11 EURO
trong Đức là xung quanh:
2 Nhà hàng tầm trung (bữa ăn cho 2 1,368,000 VND 55 USD 54 EURO
người) trong Đức là xung quanh:
3 Thức ăn nhanh combo trong Đức là xung 222,000 VND 9.00 USD 8.70 EURO
quanh:
4 Giá của một cheeseburger trong Đức là 68,000 VND 2.80 USD 2.70 EURO
xung quanh:
5 Giá của khoai tây chiên ở Đức là xung 64,000 VND 2.60 USD 2.50 EURO
quanh:
6 Giá cà phê cappuccino của Đức là xung 85,000 VND 3.40 USD 3.40 EURO
quanh:
7 Coca-Cola hay Pepsi (0,5 L) giá Đức là 71,000 VND 2.90 USD 2.80 EURO
xung quanh:

Giá đồ ăn
Trung bình thực phẩm giá trong Đức là 1.61 lần lớn hơn so với giá trung bình tại Việt Nam

TT LOẠI HÀNG HÓA GIÁ VNĐ GIÁ EUR GIÁ USD


1 Bia địa phương (cách 0.3 lít chai) giá 20,000 VND 0.83 USD 0.81 EURO
Đức là xung quanh:
2 Bia địa phương (0,5 lít chai) giá Đức là 27,000 VND 1.10 USD 1.10 EURO
xung quanh:
3 Giá nhập khẩu bia (chai 0,3 lít) Đức là 34,000 VND 1.40 USD 1.30 EURO
xung quanh:
4 Giá nhập khẩu bia (chai 0,5 lít) Đức là 102,000 VND 4.10 USD 4.00 EURO
xung quanh:
5 Giá bàn rượu trong Đức là xung quanh: 170,000 VND 6.90 USD 6.70 EURO
6 Giá của thuốc lá trong Đức là xung 170,000 VND 6.90 USD 6.70 EURO
quanh:
7 Cola/Pepsi (chai 0,33 lít) giá Đức là 68,000 VND 2.80 USD 2.70 EURO
xung quanh:
8 Perrier nước (chai 0,33 lít) giá Đức là 58,000 VND 2.30 USD 2.30 EURO
xung quanh:
9 Giá nước (chai 1,5 lít) trong Đức là xung 17,000 VND 0.69 USD 0.67 EURO
quanh:
10 Giá sữa (chai 1 lít) Đức là xung quanh: 23,000 VND 0.96 USD 0.94 EURO
11 Giá bánh mì (0,5 kg) trong Đức là xung 44,000 VND 1.80 USD 1.70 EURO
quanh:
12 Giá của trứng (10 miếng) trong Đức là 58,000 VND 2.30 USD 2.30 EURO
xung quanh:
13 Giá của pho mát (1kg) trong Đức là 283,000 VND 11 USD 11 EURO
xung quanh:
14 Pho mát Cottage giá tại Đức là xung 13,000 VND 0.55 USD 0.54 EURO
quanh:
15 Giá của một xúc xích (1kg) trong Đức là 509,000 VND 21 USD 20 EURO
xung quanh:
16 Giá của một con gà (1kg) trong Đức là 239,000 VND 9.60 USD 9.40 EURO
xung quanh:
17 Giá của táo (1kg) trong Đức là xung 71,000 VND 2.90 USD 2.80 EURO
quanh:
18 Giá của lê (1kg) trong Đức là xung 85,000 VND 3.40 USD 3.40 EURO
quanh:
19 Giá của một cam (1kg) trong Đức là 75,000 VND 3.00 USD 3.00 EURO
xung quanh:
20 Giá của khoai tây (1kg) trong Đức là 41,000 VND 1.70 USD 1.60 EURO
xung quanh:
21 Giá của một rau diếp Đức là xung 30,000 VND 1.20 USD 1.20 EURO
quanh:
22 Giá của gạo trắng (1kg) trong Đức là 54,000 VND 2.20 USD 2.10 EURO
xung quanh:
23 Giá cà chua (1Kg) trong Đức là xung 75,000 VND 3.00 USD 3.00 EURO
quanh:
24 Giá của một dưa chuột (1kg) trong Đức 41,000 VND 1.70 USD 1.60 EURO
là xung quanh:

Giá thuê mỗi tháng trong Đức.

TT LOẠI HÀNG HÓA GIÁ VNĐ GIÁ EUR GIÁ USD


1 Căn hộ (1 phòng ngủ) ở trung 22,654,000 VND 888 EUR 912 USD
tâm thành phố  (14,536,000-38,253,000)  (570-1,500) (585-1,500)
2 Căn hộ (1 phòng ngủ) bên ngoài 15,921,000 VND 624 EUR 641 USD
của Trung tâm  (10,200,000-25,874,000)  (400-1,000) (410-1,000)
3 Căn hộ (3 phòng ngủ) ở trung 41,036,000 VND 1,600 EUR 1,600 USD
tâm thành phố (28,052,000-63,756,000) (1,100-2,500)  (1,100-2,500)
4 Căn hộ (3 phòng ngủ) bên ngoài 30,417,000 VND 1,100 EUR 1,200 USD
của Trung tâm  (20,401,000-50,816,000)  (800-1,900)  (821-2,000)

Giá tiện ích (mỗi tháng) tại Đức.

TT LOẠI HÀNG HÓA GIÁ VNĐ GIÁ EUR GIÁ USD


1 Phí (điện, sưởi, nước, rác) cho một căn hộ 5,941,000 VND 233 EUR 239 USD
85m2  (3,825,000-9,634,000)  (150-378)  (154-388)
2 1 phút. thuế suất di động trả trước (không 2,500 VND 0.10 EUR 0.10 USD
giảm giá hoặc kế hoạch)  (2,200-2,800)  (0.09-0.11)  (0.09-0.11)
3 Internet (60 Mbps hoặc nhiều hơn, không 857,000 VND 34 EUR 34 USD
giới hạn dữ liệu, cáp/ADSL)  (637,000-1,274,000)  (25-50)  (26-51)

Giá của thể thao và giải trí tại Đức. Bao nhiêu chi phí vé điện ảnh trong Đức?

TT LOẠI HÀNG HÓA GIÁ VNĐ GIÁ EUR GIÁ USD


1 Câu lạc bộ thể dục, các khoản phí 762,000 VND 30 EUR 31 USD
hàng tháng cho 1 người lớn (507,000-1,275,000)  (20-50)  (20-51)
2 Cho thuê tòa án bóng (cách 1 giờ vào 523,000 VND 21 EUR 21 USD
cuối tuần)  (306,000-663,000)  (12-26)  (12-27)
3 Rạp chiếu phim, phát hành quốc tế, 1 306,000 VND 12 EUR 12 USD
chỗ ngồi  (216,000-408,000)  (8.50-16) (8.70-16)

Giá của quần áo và giày dép tại Đức.

TT LOẠI HÀNG HÓA GIÁ VNĐ GIÁ EUR GIÁ USD


1 1 quần Jean (Levis 501 hoặc 1,956,000 VND 77 EUR 79 USD
tương tự) (1,020,000-2,550,000)  (40-100) (41-103)
2 1 mùa hè ăn trong một chuỗi cửa 916,000 VND 36 EUR 37 USD
hàng (Zara, H&M,...) (510,000-1,530,000)  (20-60)  (21-62)
3 1 đôi giày chạy bộ Nike (Mid- 2,050,000 VND 80 EUR 83 USD
Range)  (1,275,000-3,060,000)  (50-120)  (51-123)
4 1 đôi giày nam da kinh doanh 2,692,000 VND 106 EUR 108 USD
(1,530,000-3,825,000)  (60-150)  (62-154)

Chăm sóc trẻ em giá ở Đức.

TT LOẠI HÀNG HÓA GIÁ VNĐ GIÁ EUR GIÁ USD


1 Mầm non (hoặc mẫu giáo), tư 8,239,000 VND 323 EUR 332 USD
nhân, hàng tháng cho 1 trẻ em  (3,825,000-18,361,000) (150-720)  (154-739)
2 Trường tiểu học quốc tế, hàng 310,014,000 VND 12,000 EUR 12,000 USD
năm cho 1 trẻ em  (153,014,000-510,048,000) (6,000-20,000)  (6,100-20,000)
Căn hộ giá ở Đức. Bao nhiêu một bằng phẳng trong Đức chi phí?

TT LOẠI HÀNG HÓA GIÁ VNĐ GIÁ EUR GIÁ USD


1 Giá một mét vuông cho một căn 176,488,000 VND 6,900 EUR 7,100 USD
hộ tại Trung tâm thành phố  (113,332,000-309,696,000) (4,400-12,000) (4,500-12,000)
2 Giá một mét vuông cho một căn 125,503,000 VND 4,900 EUR
hộ bên ngoài Trung tâm thành phố (76,507,000-229,521,000)  (3,000-9,000)

Giá thay đổi trong những năm trước trong Đức


Tôi thích có một bữa ăn nhẹ trong khi tham quan. Có giá hamburger và khoai tây chiên tăng lên
trong những năm gần đây trong Đức?
Giá của một burger với khoai tây chiên và Coca-Cola hoặc Pepsi trong một thanh thức ăn nhanh
đã thay đổi trong những năm gần đây:
2010: €6, 2011: €6, 2012: €6.5, 2013: €6.5, 2014: €7,
2015: €7, 2016: €7, 2017: €7, 2018: €7.3, 2019: €8,
2020: €8

Điều gì về giá rau Đức? Có phải họ cao hơn một vài năm trước đây?
Chúng ta có thể so sánh giá rau trong những năm trước trên ví dụ về cà chua:
2012: €2.3, 2013: €2.3, 2014: €2.3, 2015: €2.4, 2016: €2.3,
2017: €2.6, 2018: €2.4, 2019: €2.2, 2020: €2.6

Chúng tôi sẽ trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm sữa và sữa trong Đức so với những năm
trước?
Để ước tính sự tiến triển của giá sản phẩm sữa, nó là tốt nhất để xem xét như thế nào giá sữa đã
thay đổi:
2010: €0.71, 2011: €0.72, 2012: €0.7, 2013: €0.74, 2014: €0.8, 2015: €0.74, 2016:
€0.69, 2017: €0.79, 2018: €0.81
Tôi thích trái cây rất nhiều và tôi muốn biết nếu trái cây đã trở thành rẻ hơn trong Đức
trong những năm gần đây?
Những thay đổi trong giá trái cây có thể được nhìn thấy trên các ví dụ về giá táo:
2011: €1.9, 2012: €2, 2013: €2.2, 2014: €2.3, 2015: €2.1,
2016: €2, 2017: €2.2, 2018: €2.3, 2019: €2.3, 2020: €2.4

Là bài viết thể thao và quần áo đắt hơn trong Đức hơn trước? Làm thế nào về giá giày thể
thao?
Giá giày thể thao đã thay đổi gần đây:
2010: €68, 2011: €76, 2012: €87, 2013: €73, 2014: €86,
2015: €86, 2016: €84, 2017: €85, 2018: €82, 2019: €81,
2020: €82

Có giá thuê căn hộ tăng đáng kể trong Đức?


Giá thuê tại Trung tâm thành phố trong những năm gần đây đã được như sau:
2010: €1,000, 2011: €970, 2012: €1,200, 2013: €1,100,
2014: €1,200, 2015: €1,300, 2016: €1,300, 2017: €1,400,
2018: €1,500.
Hướng dẫn chi tiết cách tìm nhà tại Đức cho du học sinh

Nếu bạn có mong muốn du học Đức thì bạn nên chuẩn bị tinh thần là phải “tự thân vận động”
trong việc lên kế hoạch tìm kiếm nhà ở. Không giống như những địa điểm du học phổ biến
như Vương quốc Anh, Úc hoặc Mỹ, số kí túc xá cho sinh viên của các trường đại học ở
Đức hiện nay không đáp ứng đủ cho lượng du học sinh đông đảo tăng theo hằng năm. Bạn phải
chuẩn bị tư tưởng là có thể chờ 1-2 năm (tùy thành phố) để có thể may mắn nhận được một chỗ
nội trú của trường. Một vài Hội Sinh Viên có chương trình hỗ trợ giúp bạn tìm nơi trú ngụ
nhưng trong hầu hết trường hợp bạn vẫn phải tự mình nỗ lực tìm kiếm.
Nhưng bạn đừng quá lo lắng vì bài viết này sẽ cho bạn một số TIPP hướng dẫn tìm nhà tại Đức
để quá trình kiếm nhà ở tại Đức của bạn dễ dàng hơn.
Ba loại nhà ở phổ biến nhất dành cho sinh viên với giá thuê trung bình, những trang web tìm
nhà tốt nhất và một số mẹo quan trọng.
Du học sinh tại Đức thường lựa chọn 3 loại hình nhà phổ biến sau:
 Ký túc xá
 Share 1 căn hộ chung nhiều phòng
 Căn hộ mini khép kín

Hướng dẫn tìm nhà tại Đức tại các khu ký túc xá cho sinh viên
Giá trung bình mỗi phòng: khoảng 180-250 euro (khoảng ~5-6,5 triệu) một tháng
Hơn 40% sinh viên quốc tế chọn ở tại các kí túc xá dành cho sinh viên. Mỗi bạn sẽ có một
phòng riêng biệt phục vụ cho việc học và ngủ. Ngoài ra mỗi dãy hành lang tầm 10 phòng trọ sẽ
có khu vực bếp, phòng sinh hoạt chung và nhà tắm riêng. Ngoài việc các khu nhà trọ này có giá
cả phải chăng thì mô hình trên còn cho bạn cơ hội gặp gỡ và giao lưu với các bạn đồng trang
lứa. Thực tế là nhiều cựu du học sinh đã có những người bạn thân thiết khi chọn sống tại nhà trọ
sinh viên trong năm đầu đại học đấy. Giá thuê tại các khu nhà trọ này rất đa dạng tùy thuộc vào
thành phố bạn sống, kích thước của gian phòng, chất lượng và số lượng đồ nội thất bên trong.
Căn hộ nhiều phòng (Wohngemeinschaft)
Giá trung bình một phòng: khoảng 200-300 euro (khoảng 5,5-8 triệu) một tháng
Hơn 30% sinh viên, thường là những nhóm bạn muốn sống chung với nhau, chọn loại hình nhà
ở này. Một căn hộ lớn thường có 3-5 phòng. Mỗi bạn sẽ có một phòng ngủ riêng biệt và sử dụng
chung phòng khách, bếp và nhà vệ sinh. Bạn sẽ sống chung trong một nhà với các bạn sinh viên
khác bao gồm cả quốc tế lẫn địa phương. Số tiền thuê nhà hằng tháng sẽ được chia đều cho số
người cùng ở trong căn hộ này. Cuối tháng hoặc cuối năm, mỗi người trong nhà sẽ chia nhau
tiền sinh hoạt phí như tiền điện, nước, phí xem truyền hình, lò sưởi và internet.
Để có thể kiếm được loại nhà kiểu này, bạn cần theo dõi mục quảng cáo nhà ở của những
tờ báo địa phương, bảng thông tin tại trường hoặc các trang thuê nhà trên mạng vì các chủ nhà
thường dùng những nơi này để giới thiệu thông tin.
Ở căn hộ mini khép kín
Giá trung bình: 300 euro – 500 euro (khoảng 7-12 triệu) một tháng
Nếu bạn chỉ thích sống một mình thì đây là lựa chọn phù hợp nhất với bạn. Dĩ nhiên, đây cũng
là lựa chọn tốn kém nhất trong mọi loại hình nhà ở. Bạn sẽ sống 1 mình trong căn hộ khép kín 1
phòng ngủ thường kèm bếp hoặc không, 1 bồn tắm đứng và nhà vệ sinh. Đối với các căn hộ
này, bạn có thể tìm kiếm thông tin cho thuê nhà ở thông qua báo chí hoặc internet. Bản hợp
đồng là điều quan trọng nhất bạn cần lưu tâm khi chọn ở riêng.
Bạn phải chắc chắn rằng mình HIỂU tất cả mọi khoản được kê trong hợp đồng. Thông thường,
khi bạn thuê nguyên căn thì sẽ không có đồ nội thất đi kèm. Tuy nhiên cũng có một số chủ nhà
thiết kế các căn hộ mini khép kín chuyên cho sinh viên thuê dạng ở 1 người thì đã có bếp và
một số vật dụng tối thiểu như bàn, ghế, giường và tủ.

Hướng dẫn tìm nhà tại Đức – Mẹo nhỏ:


Lên kế hoạch tìm kiếm chỗ ở cho mình càng sớm càng tốt, nhất là khi bạn có dự định bắt đầu
nhập học. Hãy đi đọ giá trước. Nhà ở tại Đức thường có giá khá cao nên bạn hãy kiểm tra thông
tin giá cả nhà ở trên những trang web trước khi đưa ra lựa chọn cuối cùng. Khi bạn chọn ở
chung nhà với người khác hoặc ở nhà riêng, bạn hãy nhớ đọc bản hợp đồng thật kĩ, không hiểu
chỗ nào phải hỏi ngay, để biết rõ cái gì được đi kèm cái nào không. Cần tìm hiểu về bạn ở cùng
với mình để tránh phát sinh những điều không phù hợp sau này, gây ra khó xử cho cả 2.
Lưu ý rằng bạn sẽ phải tự trả sinh hoạt phí bao gồm tiền điện và internet nên bạn hãy cộng thêm
khoản này vào tiền thuê nhà để biết được mỗi tháng mình phải chi bao nhiêu. Nếu 2 bạn gái
thân và khá hợp nhau, mình có thể tiết kiệm chi phí bằng cách share 1 căn hộ khép kín vừa tiện
lợi, giá cả lại phải chăng.

Một số điểm quan trọng cần ghi nhớ:


Nhu cầu thuê phòng và tiền thuê nhà ở những thành phố phía Tây Đức cao hơn so với các thành
phố nằm ở phía Đông.
Nhu cầu thuê phòng cao nhất vào thời điểm bắt đầu kì nhập học mùa đông (tháng 10) hoặc mùa
hè (tháng 4) hằng năm. Nếu bạn không thể đặt phòng kịp trong thời gian này, hầu hết các
trường đại học sẽ giúp bạn tìm những chỗ trọ khẩn cấp. Các chỗ này thường chỉ đáp ứng các
nhu cầu sinh sống tối thiểu của bạn trong một thời gian ngắn. Hoặc bạn có thể vào các hội nhóm
sinh viên người Việt tại khu bạn sắp nhập học để hỏi xin ở nhờ trong thời gian ngắn hoặc có trả
chút phí. Sau khi dọn vào nhà ở theo luật tại Đức trong vòng 1-2 tuần bạn phải đăng ký tạm trú
tại Đức ở cơ quan Bürgeramt gần nhất.

Hướng dẫn chi tiết cách đăng ký tạm trú tại Đức kèm hình ảnh minh họa
Một trong những việc đầu tiên bạn cần làm khi trước khi đặt chân sang Đức đó chính là tìm chỗ
ở gần nơi học/làm việc của mình và đăng ký tạm trú tại Đức. Việc tìm nhà thường khá mất
nhiều thời gian, đặc biệt là rất khó khăn nếu bạn nào chọn ở những thành phố lớn đắt đỏ.  Đối
với các học viên của IECS thì các bạn sẽ được công ty bố trí sẵn nhà ở tại Đức với đầy đủ nội
thất cơ bản nên bạn chỉ cần xách vali vào là có thể ở được ngay.
Sau khi dọn vào nhà ở theo luật tại Đức trong vòng 1-2 tuần bạn phải đăng ký tạm trú tại Đức ở
cơ quan Bürgeramt gần nhất. Vì thế các bạn hãy tranh thủ đi đăng ký tạm trú tại Đức sớm nhất
nhé! Bài viết này sẽ hướng dẫn các bước thực hiện việc đăng ký cư trú tại Đức chi tiết – mứi
nhất năm 2020.
Bước 1: Tìm Văn phòng đăng ký tạm trú tại Đức nơi bạn sinh sống
Ngay khi bạn đã tìm được chỗ ở, bạn phải đăng ký với Văn phòng đăng ký tạm trú địa phương.
Đây là nơi bạn nhận được “xác nhận đăng ký” (Meldebestätigung). Với giấy xác nhận này, bạn
sẽ yên tâm học tập và sinh sống tại Đức, không lo bị cảnh sát/sở ngoại kiều hỏi thăm bất ngờ
nữa.
Bạn chỉ cần gõ từ khoá “Anmeldung + tên thành phố nơi bạn đang ở” ở google.com bạn sẽ
tìm thấy thông tin địa chỉ phòng đăng ký tạm trú gần nơi bạn ở nhất, ví dụ Anmeldung
Mannheim. Đối với các thành phố lớn sẽ có nhiều Phòng đăng ký tạm trú ở các địa chỉ khác
nhau. Đối với các tỉnh nhỏ thì thường chỉ có một nơi để đăng ký tạm trú.
Tại Phòng Đăng ký tạm trú (Bürgeramt), bạn phải điền vào mẫu đăng ký (Meldeschein) và đợi
xác nhận cư trú. Đó là một tài liệu quan trọng, vì vậy bạn hãy bảo quản nó thật cẩn thận. Nếu lỡ
làm mất hoặc làm hỏng, bạn có thể ra Bürgeramt để xin lại tờ mới
Meldeschein von der Stadt Mannheim

Bước 2: Nộp đơn đăng ký tạm trú tại Đức


Sau khi bạn đã tìm thấy địa chỉ nơi đăng ký tạm trú tại nơi ở của bạn thì bạn có thể tiến hành
chuẩn bị các giấy tờ theo yêu cầu bên dưới và nộp tại địa chỉ Phòng đăng ký tạm trú nhé.
Các giấy tờ nhất thiết cần mang theo để đăng ký cư trú tại Đức
 Giấy tờ cá nhân (Reisepass/Personalausweis)
 Đơn đăng ký tạm trú đã điền và kí tên (der ausgefüllte und unterschriebene Meldeschein)
 Giấy xác nhận của chủ nhà (eine Wohnungsgeberbestätigung)
Hợp đồng thuê nhà (Mietvertrag) thường học sinh/sinh viên hay bị phòng cư trú yêu cầu cho
xem hợp đồng nhà, mặc dù chỉ cần giấy xác nhận của chủ nhà là đủ để đăng ký tạm trú tại
Đức!!! Vì vậy các bạn nên mang theo đầy đủ toàn bộ giấy tờ để không phải mất công về nhà lấy
bổ sung nhé!
Thường thì các bạn không cần phải lấy lịch hẹn mà có thể mang giấy tờ đến nộp trực tiếp tại
Phòng đăng ký tạm trú. Một số thành phố lớn và đông dân hiện nay đã áp dụng đặt lịch hẹn
Online thì bạn có thể xin lịch hẹn (Termin) trước để giảm thời gian phải chờ đợi. Và bạn cũng
sẽ nhận được đầy đủ thông tin nhắc nhở về các giấy tờ cần mang theo khi đi đăng ký tạm trú.
Ngoài ra bạn sẽ nhận được Email về việc xác nhận lịch hẹn này. Bạn chỉ cần in ra và cầm theo
các giấy tờ cần thiết để đến Phòng Đăng Ký tạm trú theo lịch hẹn đã đặt nhé!
Bước 3: Đóng lệ phí xin đăng ký tạm trú tại Đức đối với người nước ngoài
Bạn sẽ không phải trả bất kì khoản phí nào cho việc đăng ký tạm trú tại Đức. Nếu bạn buộc phải
di chuyển đến một thành phố khác ở Đức, bạn -không phân biệt người nước ngoài hay người
bản địa- cũng phải có nghĩa vụ thông báo cho Phòng Đăng ký tạm trú về sự thay đổi địa chỉ bạn
trong vòng 2 tuần.
Lưu ý: Sau tối đa 2 tuần chuyển chỗ ở mới, nếu bạn không đăng ký địa chỉ mới với phòng đăng
ký tạm trú thì bạn có thể nhận được số tiền phạt cao nhất lên đến 1000 euro. Vì vậy các bạn hãy
tuân theo luật pháp của Đức để tránh việc phải mất những khoản tiền không chính đáng vì thiếu
hiểu biết nhé!
Các trang tìm nhà nổi tiếng cho sinh viên tại Đức:
 Studenten – WG 
 Wohngemeinshaft
 Immobilienscout24.de
 www.wg-gesucht.de
 www.ebay-kleinanzeigen.de
 www.immonet.de
Tìm hiểu hệ thống bảo hiểm y tế Đức và cách sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng nhất năm
2020

Các bạn có biết hệ thống bảo hiểm y tế ở Đức hoạt động như thế nào? Tại sao mọi người phải
đóng bảo hiểm y tế ở Đức? Chúng ta nên đóng bảo hiểm tư nhân hay bảo hiểm nhà nước? Đây
chính là những câu hỏi thường được đặt ra bởi các bạn du học nghề Đức vì thế hôm nay công ty
du học Đức IECS  sẽ cùng các bạn tìm hiểu rõ hơn về hệ thống bảo hiểm y tế ở Đức và trả lời
các câu hỏi ở trên nhé!

Bảo hiểm y tế Đức là gì ?


Bảo hiểm y tế là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng,  giúp giảm
thiểu những chi phí chăm sóc sức khỏe, chi phí liên quan đến việc điều trị, phục hồi sức khỏe…
trong các trường hợp bị mắc bệnh hoặc bị tai nạn…
Đức có hệ thống bảo hiểm y tế xã hội lâu đời nhất thế giới với suất phát điểm là từ luật bảo
hiểm ốm đau của Otto von Bismarck năm 1883. Từ năm 2009, bảo hiểm được thực hiện bắt
buộc đối với mọi công dân, hoăc người có hộ khẩu thường trú tại Cộng hoà Liên bang Đức.
Ngay cả đối với các kỳ nghỉ ngắn hạn ở Đức, mọi người cũng vẫn cần phải có bảo hiểm y tế,
nếu không sẽ bị từ chối cấp thị thực vào Đức. Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Đức được 77%
tài trợ bởi chính phủ và 23% được tài trợ bởi tư nhân vào năm 2004.

Đặc trưng bảo hiểm y tế Đức


Bảo hiểm y tế Đức được đặc trưng bởi một hệ thống bảo hiểm y tế theo luật định – hay bảo
hiểm y tế công Gesetzliche Krankenversicherung (GKV) và bảo hiểm y tế tư nhân Private
Krankenversicherung (PKV). Trong khi bảo hiểm GKV có thể tiếp cận được với tất cả mọi
người thì không phải ai cũng có thể mua được bảo hiểm y tế tư nhân mà sẽ có một số qui định
áp dụng trong những trường hợp nào thì người mua mới được đóng bảo hiểm loại này.
Bạn có 3 lựa chọn sử dụng bảo hiểm y tế khi sống ở Đức: bảo hiểm y tế công do chính phủ quy
định (GKV), bảo hiểm y tế tư nhân từ một công ty của Đức hoặc quốc tế (PKV) hoặc kết hợp cả
hai. Bạn có thể lựa chọn các chương trình bảo hiểm y tế tư nhân đầy đủ nếu bạn có thu nhập
cao. Vì mỗi người có yêu cầu riêng và khác nhau từ bảo hiểm y tế nên mọi người nên dành thời
gian để tìm dịch vụ bảo hiểm phù hợp nhất với mình.

Bảo hiểm y tế nhà nước – GKV


Phần lớn người Đức (khoảng 70 triệu người) tham gia hệ thống y tế công. Đóng góp của bảo
hiểm y tế nhà nước phụ thuộc vào thu nhập. Cơ sở là tổng thu nhập, từ đó đóng một mức đóng
góp thống nhất là 14,6 phần trăm (tính đến năm 2019). Mức này được chia đều giữa người được
bảo hiểm và người sử dụng lao động, mỗi người đóng 7,3%. Ngoài ra, mỗi công ty bảo hiểm y
tế thu thêm một khoản tiền với số tiền khác nhau mà chỉ có nhân viên trả. Nếu vượt quá giới
hạn đánh giá đóng góp (2019: 4.537,50 EUR / tháng) thì thu nhập không quan trọng đối với
việc tính toán đóng góp. Trong bảo hiểm y tế bắt buộc, trẻ em và vợ hoặc chồng có thể được
bảo hiểm miễn phí.
Các hãng bảo hiểm công tại Đức có thể kể đến như AOK, TK, Bamber, DAK, BKK, IKK

Đối tượng sử dụng bảo hiểm y tế nhà nước


Một số nhóm người phải trở thành thành viên của bảo hiểm y tế bắt buộc. Trong đó bao gồm:
 Nhân viên (tổng thu nhập dưới mức giới hạn bảo hiểm bắt buộc)
 Người về hưu (nếu hoàn thành thời gian trước khi hưởng bảo hiểm)
 Người nhận tiền trợ cấp thất nghiệp loại I
Các công ty bảo hiểm lớn ở Đức có đại lý ngay cạnh các trường ĐH như AOK, TKK, DAK.
Chi phí hàng tháng tùy theo bang sẽ chênh lệch nhau vài Euro:
 AOK ( 83 Euro)
 TKK ( 81,30 Euro)
 DAK ( 85,49 Euro)

Lưu ý khi sử dụng


Bảo hiểm y tế công không chi trả cho bác sĩ khám bệnh hoặc bác sĩ phẫu thuật tư nhân, phòng
khám chữa bệnh theo yêu cầu, chăm sóc y tế thay thế, trợ cấp nha khoa ngoài cơ bản, các sản
phẩm chăm sóc thị lực cho người già, và bất kì lợi ích y tế nào bên ngoài châu Âu. Những
người thuộc bảo hộ của bạn và có cùng địa chỉ thường trú tại Đức sẽ không cần phải trả thêm
chi phí bảo hiểm. Họ chỉ cần đăng kí cùng công ty bảo hiểm y tế của chính phủ với người bảo
hộ.
Bảo hiểm y tế còn được sử dụng để xin giấy ốm cho sinh viên trước (trong) kỳ thi. BHYT nhà
nước sẽ chi trả tất cả các bệnh, riêng về làm đẹp, làm răng, chữa các bệnh về da,….và chỉ dành
cho các bạn đã vào học chính thức ở các trường đại học (TU, Uni, FH).

Làm thế nào để đăng ký bảo hiểm nhà nước


Đối với các bạn từ Việt nam sang có thể ra các đại lý của các hãng, hoặc đăng ký online, họ sẽ
chuyển hợp đồng cho bạn, giấy tờ cần mang theo:
 Passport hoặc thẻ cư trú.
 Giấy chứng nhận sinh viên  hoặc thẻ sinh viên – Studienbeschenigung hoặc
Immatrikulation.
 Hợp đồng học nghề nếu bạn đi theo diện học nghề (Ausbildung).
Đối với học viên du học theo chương trình nghề tại Đức thì Bảo hiểm sẽ được cơ sở đào tạo trả
50% chi phí, chính sách giống như một nhân viên chính thức tại công ty này. Đây là điểm khác
biệt giữa du hoc sinh theo diện ĐH và du học nghề. Các bạn du học sinh theo diện ĐH phải tự
chi trả 100% phí bảo hiểm theo giá dành cho sinh viên.
♦ Thông tin tài khoản ngân hàng ( Bảo hiểm tự trừ tiền hàng tháng)

Làm thế nào để kết thúc hợp đồng bảo hiểm nhà nước chuyển qua bảo hiểm tư
Bạn có thể gửi đơn yêu cầu hủy hợp đồng bảo hiểm nhà nước. Bên bảo hiểm sẽ gửi cho bạn 1 tờ
giấy tên là Kündigungsbestätigung, bạn đem tờ này ra đăng ký mua bảo hiểm mới. Lúc làm hợp
đồng mới bạn phải mang hợp đồng bảo hiểm cũ ra để người ta dối chiếu, sau khi kiểm tra hoàn
tất thì lúc này đơn hủy hợp đồng cũ của bạn mới có tác dụng.
Tips: Tuy nhiên bạn có thể tiết kiệm thời gian và công sức đi lại thì các bạn có thể ra trực tiếp
hãng bảo hiểm mới (hoặc liên hệ điền đơn online) mà bạn muốn kí BH thông báo về việc bạn
muốn chuyển thì nhân viên tại đây sẽ tự làm mọi thủ tục liên hệ với bên BH cũ của bạn để giải
quyết mọi thủ tục cho bạn. Đây là cách trung tâm tiếng Đức TPHCM vẫn làm cho các bạn học
viên của mình tại Đức – nhanh và chuẩn mọi giấy tờ !!!

Bảo hiểm y tế tư nhân – PKV


Chương trình bảo hiểm y tế tư nhân cung cấp nhiều lựa chọn điều trị y tế, nha khoa cũng như có
phạm vi địa lý lớn hơn và bạn cũng sẽ nhận được sự quan tâm đặc biệt hơn. Chi phí bảo hiểm y
tế tư nhân dựa trên mức độ lợi ích cũng như độ tuổi khi tham gia và những điều kiện y tế trước
đó.Các hãng bảo hiểm tư nhân : Care Concept, Mawista, Hanse Merkur…
Các du học sinh đi theo chương trình du học nghề Đức tại IECS sẽ được công ty tặng gói bảo
hiểm 6 tháng đầu tiên tại Đức của hãng Care Concept để xin VISA. Sau khi đăng kí online thì
chỉ tầm 30p sau bạn đã có trong tay số BH của mình rồi. Rất tiện đúng không nào?

Đối tượng sử dụng bảo hiểm y tế tư nhân


Các nhóm sau đây thường được bảo hiểm tư nhân:
 Nhân viên (thu nhập gộp vượt mức giới hạn bảo hiểm bắt buộc)
 Công chức
 Tự làm chủ và người làm nghề tự do
 Sinh viên đang học tiếng và sinh viên học dự bị STK
 Sinh viên ngoài EU lớn hơn 30 tuổi hoặc sau khi học xong học kỳ 14 vì thường lớn hơn
30 tuổi mua bảo hiểm công sẽ đắt hơn nhiều.
Việc đăng ký sử dụng bảo hiểm y tế tư nhân (PKV) không được áp dụng cho tất cả mọi người.
Người lao động có thể sử dụng PKV nếu  tổng thu nhập vượt quá giới hạn bảo hiểm bắt buộc
(2019: 5.062,50 € / tháng). Người có liên quan phải nộp đơn để được miễn bảo hiểm bắt buộc.
Thường thì các công ty bảo hiểm y tế tư nhân yêu cầu phải có thời gian lưu trú lâu dài ở Đức.
Người hưởng bảo hiểm nước ngoài phải chứng minh được thời gian bảo hiểm dài hạn. Nhiều
công ty bảo hiểm tư nhân cung cấp mức giá đặc biệt cho nhóm này, họ điều chỉnh cho phù hợp
với nhu cầu và thời gian lưu trú.

Lưu ý khi sử dụng bảo hiểm y tế tư nhân


Phạm vi các dịch vụ được cung cấp bởi bảo hiểm y tế tư nhân hầu như không phụ thuộc vào bất
kỳ quy định nào của nhà nước và trong nhiều trường hợp là toàn diện hơn bảo hiểm bắt buộc.
Ngoài ra, những lợi ích có thể được điều chỉnh chính xác cho người mua bảo hiểm. Đối với tất
cả các chi phí điều trị, người được bảo hiểm trả tiền trước. Bảo hiểm bồi hoàn các chi phí này
khi nộp hóa đơn (nguyên tắc hoàn trả).
Đóng góp vào bảo hiểm y tế theo luật định (bản năm 2019)
Bảo hiểm cho sinh Đóng góp vào bảo Đóng góp vào bảo
viên nước ngoài hiểm y tế hiểm chăm sóc Tổng đóng góp
Sinh viên chưa có con
(từ 23 tuổi) 76,04 Euro* 24,55 Euro** 100,59 Euro*
Sinh viên dưới 23 tuổi
hoặc có con 76,04 Euro* 22,69 Euro** 98,73 Euro*
*Các khoản đóng góp trong bảo hiểm hợp pháp cho sinh viên nước ngoài đều giống nhau đối
với tất cả các công ty bảo hiểm y tế. Ngoài ra còn có sự đóng góp cá nhân bổ sung của bảo hiểm
y tế tương ứng.
**Đóng góp vào bảo hiểm chăm sóc 3,05% đối với sinh viên có con, 3,30% đối với sinh viên từ
23 tuổi không có con.

Đăng ký bảo hiểm tư nhân


– Bạn có thể đăng ký form online, hợp đồng sẽ được nhận qua email Hoặc bạn có thể ra các đại
lý bảo hiểm. Nếu mua các đại lý này thì sau mỗi lần khám bệnh bạn có thể đem hóa đơn ra để
họ làm thủ tục thanh toán tiền cho mình.
Các công ty bảo hiểm tư nhân cho sinh viên là Mawista, Care concept, bạn nên mua thêm gói
bảo hiểm tai nạn thứ 3, tức là chẳng may hoặc cố ý đập vỡ cửa kính nhà hàng xóm thì họ cũng
trả cho bạn luôn.

Sử dụng bảo hiểm y tế tư nhân như thế nào        


Khác với bảo hiểm công, khám chữa bệnh với bảo hiểm tư thì bạn sẽ phải trả tiền trước sau đó
mới đem hóa đơn gốc về làm thủ tục hoàn tiền. Với các dịch vụ khám đặc biệt thì cần có liên hệ
trước với bác sỹ của bên bảo hiểm.
Những ai bị tai nạn phải nhập viện và phải nằm viện trong thời gian dài sẽ được bảo hiểm này
chi trả cho khoản tiền viện phí rất lớn đó.
Việc vận chuyển về bệnh viện của nước mình. Trường hợp này có thể xảy ra với những ca bị
thương rất nặng hoặc phải nằm viện lâu dài mà bảo hiểm ở nước bạn cũng không đảm nhiệm
vấn đề này, khi đó bảo hiểm tư của Đức dành cho người nước ngoài sẽ chi trả được khoản này.

Điểm khác biệt giữa y tế tư nhân và y tế nhà nước


Chi phí bảo hiểm công phụ thuộc vào thu nhập còn chi phí bảo hiểm tư phụ thuộc vào tình trạng
sức khỏe và tuổi tác của người sử dụng bảo hiểm. Thông thường chi phí BH công sẽ rơi vào
khoảng 14,6% tổng thu nhập theo luật
Lợi ích y tế BH công phần lớn đều giống hệt nhau, tuy nhiên có vài lợi ích riêng đi kèm với chi
phí phụ trợ (0,3 – 1,6% thu nhập) phụ thuộc vào quyết định người dùng và thường không kèm
chi phí dính dáng đến làm đẹp như dịch vụ làm đẹp răng, da mặt hay các khóa trị liệu thiên
nhiên.
Bảo hiểm tư có nhiều mức giá khác nhau dẫn đến lợi ích y tế khi sử dụng bảo hiểm cũng sẽ
khác nhau, từ cơ bản cho đến top. Ở mức cơ bản thì bảo hiểm tư có thể được so sánh ngang với
bảo hiểm công, và ở mức top thì mọi lựa chọn về bác sĩ, bệnh viện, giường bệnh, dịch vụ răng
hay các dụng cụ hỗ trợ chữa bệnh đều phụ thuộc vào người dùng.
Khi sử dụng bảo hiểm tư, bạn sẽ phải trả tiền trước và sau đó gửi hóa đơn cho hãng bảo hiểm để
chờ thanh toán lại.
Những đối tượng được khuyên sử dụng bảo hiểm tư: Sĩ quan nhà nước và người có thu nhập
cao ổn định lâu dài.

Có nên chuyển đổi các hình thức bảo hiểm y tế giữa tư nhân và nhà nước?
Sinh viên quốc tế yêu cầu phải đăng kí một gói bảo hiểm và cần có biên lai xác nhận chi phí bảo
hiểm trong hồ sơ xin trường và hồ sơ xin visa trước khi nhập cảnh vào Đức. Đối với du học sinh
theo học khoá dự bị đại học, khóa học ngôn ngữ ở Đức, sinh viên trao đổi, nghiên cứu sinh,
khoá học vị thạc sỹ hoặc tiến sỹ, bạn chưa đủ điều kiện để đăng kí vào một chương trình bảo
hiểm y tế nhà nước mà buộc phải đăng kí trước gói bảo hiểm y tế tư nhân. Xác nhận thanh toán
bảo hiểm y tế là một yếu tố bắt buộc trong hồ sơ xin trường và hồ sơ visa.
Tuỳ theo từng nhu cầu sử dụng mà mỗi người sẽ chọn các gói bảo hiểm phù hợp giữa tư nhân
và nhà nước vì theo pháp luật mọi thứ sẽ không dễ dàng thay đổi và cần phải xét theo từng
trường hợp.
+ Trường hợp bạn có một cuộc sống lành mạnh với sức khoẻ tốt và bạn không muốn chi trả quá
nhiều cho các gói bảo hiểm không cần thiết cũng như bạn không thật sự cần thiết thường xuyên
đến bệnh viện. Bảo hiểm tư nhân với các gói dịch vụ phù hợp sẽ là lựa chọn đáng cân nhắc cho
bạn trong trường hợp này.
=> => => Nhưng trường hợp bạn gặp rủi ro về sức khoẻ và muốn đăng kí chuyển vào chương
trình bảo hiểm nhà nước để được hưởng thêm nhiều quyền lợi. Bạn sẽ gặp khó khăn vì các viên
chức bảo hiểm nhà nước sẽ rất khó chấp nhận và bạn sẽ gặp khó khăn trong quá trình xét hồ sơ
chuyển đổi. Điều kiện đi kèm sẽ là yêu cầu cung cấp giấy khám sức khoẻ tổng quát nhằm xác
nhận tình trạng sức khoẻ của bạn trước khi tham gia chương trình bảo hiểm là hoàn toàn tốt và
ổn định.
+ Thời điểm lý tưởng để bạn chuẩn bị hồ sơ chuyển đổi từ chương trình bảo hiểm tư nhân sang
bảo hiểm nhà nước là khi bạn có kế hoạch học tập lâu dài tại Đức ở những học vị cao hơn. Ngay
khi chuẩn bị kết thúc khoá đào tạo ngắn hạn (dự bị đại học, đào tạo ngôn ngữ,…) bạn nên chủ
động tìm hiểu hồ sơ và quy trình chuyển đổi để ngay khi bước vào chương trình chính thức bạn
có thể đăng kí ngay chương trình bảo hiểm công lập càng sớm càng tốt.
+ Bạn nên lưu ý và hiểu rằng trường hợp bạn đã rút khỏi bảo hiểm tư nhân và đăng kí vào gói
bảo hiểm nhà nước thì nếu trường hợp bạn muốn đăng kí chuyển lại thì chắc chắn sẽ gặp rất
nhiều khó khăn và trường hợp họ sẽ từ chối đăng kí của bạn vì bạn đã từng huỷ gói bảo hiểm
của họ.
Mỗi sinh viên quốc tế cần cân nhắc và xem xét từng trường hợp của bản thân phù hợp với các
chương trình bảo hiểm như thế nào? Việc lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp và dự trù những rủi ro
về sức khoẻ là trách nhiệm của mỗi bản thân để phòng trường hợp khi cần đến chính bản thân
lại phải tự chi trả những khoảng thanh toán khổng lồ.

Quyền lợi khi sử dụng thẻ bảo hiểm


Ở Đức, nếu bạn bị ốm, chủ doanh nghiệp thường trả lương đầy đủ trong 6 tuần. Sau đó, công ty
bảo hiểm y tế của Chính phủ (Krankenkasse) sẽ trả tới 70% thu nhập của bạn (tối đa khoảng
3.176 Euro mỗi tháng) dưới dạng lương trả cho nhân viên ốm theo theo luật định (Krankegeld)
trong tối đa 78 tuần nếu bạn tham gia bảo hiểm y tế. Sau khi khấu trừ các khoản an sinh xã hội,
bạn sẽ còn lại tối đa 2,785 Euro để chi trả cho các khoản chi phí cố định, như tiền thuê nhà, mua
sắm đồ ăn hoặc các loại bảo hiểm khác.
Khi mua bảo hiểm y tế bạn sẽ nhận được một thẻ bảo hiểm. Mỗi lần đi khám bệnh bạn phải đưa
thẻ đó ra.
Với thẻ bảo hiểm y tế công (GKV) là bạn có thể có mặt tại phòng khám của bác sĩ đa khoa
(allgemein Arzt), bác sĩ phụ khoa (Frauenarzt) gần nhà theo giờ làm việc. Tuy nhiên nếu bệnh
không quá cấp tính, và đến khi không có hẹn thì thời gian ngồi chờ có thể từ 1-3 tiếng.
 
Lời khuyên và hướng dẫn   
Những gì cần mang theo khi đi đến bác sĩ
Nếu bạn có các vấn đề hoặc đau đớn, tốt nhất là nên đi đến một bác sĩ đa khoa  được gọi là
“Hausarzt”. Một đa khoa có thể đánh giá liệu một bệnh hoặc thương tích nên được điều trị bởi
một chuyên khoa hay không. Nếu có, người đó sẽ viết giấy giới thiệu. Với phiếu giới thiệu này
trong tay, bạn có thể đến gặp một bác sĩ chuyên ngành để giải quyết các vấn đề về sức khoẻ của
bạn.
Tại Việt Nam, các học viên tham gia khóa học tiếng Đức tại TpHCM và chương trình du học 
nghề điều dưỡng Đức của IECS sẽ được trang bị các kiến thức cần thiết  về bảo hiểm y tế  cách
sử dụng thẻ bảo hiểm qua các buổi học ngoai khóa tại trung tâm. Khi sang Đức các học viên sẽ
được đại diện IECS tại Đức hỗ trợ khi có vấn đề cần giải quyết  liên quan khám bác sĩ.
Rất nhiều loại chỉ có thể mua khi có đơn thuốc của bác sĩ. Khi ra hiệu thuốc Apotheken, bạn sẽ
chỉ phải trả từ 5 euro cho loại thuốc mà bác sĩ chỉ định. Đối với trẻ em dưới 8 tuổi thì bạn không
phải trả khoản phí này. Nếu đơn thuốc của bạn không được bác sỹ kê đơn, bạn sẽ không được
bảo hiểm chi trả.
Nếu như bạn bị ốm và phải nằm viện thì cũng không cần quá lo lắng về chi phí. Bạn sẽ chỉ phải
trả phí là 10 euro/ngày, phần còn lại công ty bảo hiểm sẽ chi trả.

Các số điện thoại quan trọng trong những trường hợp khẩn cấp
Hệ thống Y tế và khám bệnh ở Đức – Bạn có thể đến bệnh viện nếu bạn cần hỗ trợ y tế khẩn cấp
vào giữa đêm hoặc vào cuối tuần. Nếu bạn không thể tự mình đến đó, bạn có thể quay số điện
thoại khẩn cấp số 112 miễn phí và yêu cầu một bác sĩ cấp cứu hoặc gọi xe cứu thương ngay lập
tức.
Trước khi gọi cấp cứu bạn nên cân nhắc kĩ trường hợp và sức chịu đựng của bản thân vì nếu
tình trạng của mình không thật sự nguy cấp thì bạn sẽ phải trả một khoảng tiền thay vì nhận
được sự chi trả của bảo hiểm. Nếu tình trạng của bạn hoàn toàn có thể tự đến gặp “Hausarzt” thì
đó sẽ là lựa chọn sáng suốt thay vì gọi xe cấp cứu.
Dịch vụ cần khám và chăm sóc ngoài giờ hành chính từ T2-T6
Bạn có thể liên lạc với phòng cấp cứu của bệnh viện thành phố hoặc phòng khám của trường đại
học sở tại

Thuốc và quầy thuốc


Thông thường, có thể mua thuốc tại các hiệu thuốc, ở Đức có một mạng lưới các hiệu thuốc rất
dày đặc. Các hiệu thuốc này thường được đánh dấu bằng ký hiệu „A“ to màu đỏ. Trong khi đó,
việc đặt hàng thuốc qua các hiệu thuốc trên internet cũng rất phổ biến. Tuy nhiên cần phân biệt:
 Thuốc không theo toa ⇢ có thể nhận mà không cần đơn thuốc của bác sĩ
 thuốc theo toa (như kháng sinh) ⇢ phải có giấy khám sức khoẻ trước đây và kê toa của
bác sĩ cũng như phải thanh toán
Hầu hết các hiệu thuốc ở Đức mở cửa từ thứ Hai đến thứ Sáu, từ 8:30 sáng đến 6:30 chiều và
thường xuyên vào các buổi sáng thứ Bảy. Các hiệu thuốc đóng cửa vào các ngày Chủ Nhật.
Trong trường hợp khẩn cấp, có thể sử dụng dịch vụ khẩn cấp của hiệu thuốc ở Đức. Địa chỉ của
các hiệu thuốc có thẩm quyền („hiệu thuốc trực tuyến“) gần đây có thể tìm thấy trên tờ báo hiện
hành hoặc trên bảng thông báo của bất kỳ hiệu thuốc nào.

Các loại bảo hiểm khác


 Bảo hiểm du lịch (Reiseversicherung): điều đầu tiên là bạn cần lên trang web để tiềm
hiểu thông tin về thẻ bảo hiểm mình đang sử sụng vì thường thì thẻ bảo hiểm ở Đức được sử
dụng khi bạn đi du lịch tại các nước trong châu Âu, việc tìm hiểu và sở hữu một gói bảo hiểm
cho bản thân cũng làm cho mình cảm thấy an toàn khi đi du lịch. 
 Bảo hiểm tai nạn (Unfallversicherung): trong cuộc sống chúng ta không ai chắn chắn
rằng bản thân sẽ luôn an toàn và mọi thứ luôn suông sẻ trong cuộc sống, đối với mỗi du học
sinh đang sinh sống trên một đất nước xa xôi và lạ lẫm ngoài tự bảo vệ bản thân mỗi chúng ta
đều phải tự trang bị những điều cần thiết giúp ta an tâm hơn trong cuộc sống hằng ngày. Bảo
hiểm tai nạn là một phần không thể thiếu đối với mỗi cuộc sống của du học sinh, và khoảng chi
phí này thường đã bao gồm trong tiền học phí đóng theo từng kì. 
 Bảo hiểm cho việc gây hư hỏng đồ (Haftpflichtversicherung): Mỗi chúng ta không ai là
hoàn hảo, từ khi bước chân đến nước Đức chúng ta ngoài thích nghi với môi trường văn hoá và
con người Đức thì việc học hàng trăm quy tắc ứng xử trong cuộc sống hằng ngày cũng là một
điều cần thiết, chẳng may trong sinh hoạt hằng ngày bạn lỡ làm hư hỏng đồ vật và cần phải đền
bù thì cũng nên cân nhắc đến một loại bảo hiểm là Haftpflichtversicherung với mức chi phí tầm
200 – 300 euro. Hoặc bạn có thể phải cận thận hơn để không tốn một khoảng tiền đáng kể cho
việc đền bù hoặc bạn phải cân nhắc đến loại bảo hiểm này. 
 Tiền hưu trí (Rentenversicherung): Đối với những bạn đang theo học các chương trình
đào tạo ở Đức chắc chắn đang quan tâm đến vấn đề này, vì để hợp lệ xin chuyển đổi xin định cư
ở lại bạn bắt buộc phải đóng Rentenversicherung theo luật pháp Đức và tuỳ theo chương trình
bạn đang theo. Nếu bạn nào có định hướng lâu dài ở Đức thì – tiền hưu trí (Rentenversicherung)
là yêu cầu bắt buộc.

Một số thuật ngữ tiếng Đức về bảo hiểm y tế ở Đức


Die Versichertenkarte/Thẻ bảo hiểm
Nummer Ihrer Krankenversicherung/Số hiệu hãng bảo hiểm của bạn
Persönliche Versichertennummer/Số bảo hiểm cá nhân
Gültigkeitsdauer/ Thời hạn có hiệu lực
Behinderte/ Người tàn tật
Studenten/ Sinh viên
Praktikanten/ Thực tập sinh
Rentner/ Hưu trí
Freie Kassenwahl: Tự do lựa chọn bảo hiểm
Liste der Medikamente, die Sie einnehmen/ Danh sách thuốc bạn đang uống
Impfausweis/ Sổ tiêm chủng
Vorbeugung/ Phòng ngừa bệnh
Nguồn tham khảo: krankenkassenzentrale   
Bí kíp chi tiêu tiết kiệm tại Đức của du học sinh

Khi bạn đã đặt chân đến Đức thì phần nào đó bạn đã đạt được thành công bước đầu trong hành
trình du học của mình. Tuy nhiên, để cuộc sống của một du học sinh ở Đức được hài hòa và chi
tiêu hợp lý, việc tham khảo thêm kinh nghiệm chi tiêu tiết kiệm tại Đức của các du học sinh sẽ
giúp bạn quản lý tài chính tốt hơn rất nhiều.

1. Các khoản sinh hoạt phí tại Đức


Không những du học sinh mà ai cũng có những khoản cần chi tiêu trong tháng. Với du học sinh
Đức thì trung bình 853 Euro/1 tháng là bạn đã có thể dư dả sống tại Đức theo chuẩn của Châu
Âu. Đây là con số trung bình đưa ra của Đại Sứ Quán Đức cho các học sinh nước ngoài muốn
học tập và sinh sống tại Đức. Để chứng minh được số tiền này bạn buộc phải mở một tài khoản
phong toả và nộp giấy chứng minh tài chính khi nộp đơn xin visa.
Theo như kinh nghiệm của các du học sinh tại IECS thì chi phí được chia làm hai dạng như sau:

1.1. Các khoản cần chi của du học sinh Đức:


 Các khoản chi như thuê nhà, tiền ăn uống hàng tháng, phí sinh hoạt cần thiết khác như vé
tàu xe, điện thoại, mua sắm áo quần… là khoản chi cố định bắt buộc hàng tháng, mà không chi
là không được.
 Tiền nhà: Để tiết kiệm, các bạn sinh viên nên chọn và tìm cách vào được ở kí túc xá sẽ
rẻ hơn thuê nhà bên ngoài rất nhiều. Thường chi phí nhà ở dao động từ 200-300 Euro/tháng tuỳ
theo bạn chọn ở thành phố lớn hay nhỏ, ở trung tâm hay xa trung tâm, chọn ở nhà kí túc xá có
trợ giá của trường hay tự thuê WG (Wohngemeinschaft). Nếu du học sinh chọn thành phố lớn
để ở thì đương nhiên chi phí sẽ cao hơn, có thể lên đến tầm 350 Euro/tháng như tại Frankfurt,
Berlin, Hamburg, München. Để tìm được nhà ở tại Đức với giá cả hợp lý các bạn có thể tham
khảo thêm ở đây.
 Tiền bảo hiểm: Tại Đức có nhiều dạng bảo hiểm cho sinh viên, du học sinh học nghề,
bảo hiểm du lịch tư nhân. Nếu là sinh viên thì chi phí sẽ thấp hơn vì được hỗ trợ một phần. Ví
dụ bảo hiểm AOK thì là 107 Euro/tháng. Đối với du học nghề thì tiền bảo hiểm sẽ thường do cơ
sở đào tạo trả 50% và bạn trả 50% và tuỳ thuộc vào mức lương trợ cấp học nghề của bạn để tính
ra được là bạn phải trả bao nhiêu tiền bảo hiểm mỗi tháng. Thường tiền bảo hiểm của du học
sinh học nghề sẽ được trừ thẳng vào tiền lương trợ cấp hàng tháng của bạn.
 Chi phí điện thoại: Tầm 15, 16 Euro/thàng.
 Tiền ăn uống các bữa ăn chính: Tầm 125 Euro/tháng
 Tiền thuốc men khi bệnh (hoặc khoản dự phòng): Tầm 17 Euro/tháng.
 Tiền học phí: Hệ thống giáo dục tại Đức là hoàn toàn miễn phí học phí. Thường thì sinh
viên sẽ đóng các phí quản lý trường học tầm 114 Euro cho 1 học kỳ 6 tháng. Đối với học viên
theo chương trình du học nghề Đức thì không phải mất khoản phí này.
 Chi phí đi lại: Đối với học sinh thì các bạn sẽ được mua vé tháng giá rẻ hoặc là mua vé
kì. Tiền vé tàu chia trung bình dao động từ 20-50 Euro/tháng.
 Chi phí giặt đồ: Trung bình một tuần một lần, 2 Euro thì tổng chi phí cho một tháng 8
Euro.
Tổng chi phí cho khoản cần chi: tầm 500-600 Euro/tháng.

1.2. Các khoản muốn chi có thể phát sinh của du học sinh Đức:
 Các chi phí hưởng thụ cuộc sống: Mua quần áo, đi du lịch, mua đồ ăn vặt, nuôi chó mèo,

 Chi phí đi du lịch: Du lịch châu Âu cũng ko quá đắt đỏ nếu bạn biết lên kế hoạch và
book vé sớm, tầm 300 Euro/lần/3-5 ngày du lịch
 Mua quần áo, quà, phụ kiện,..: Tầm 70 Euro
 Nếu bạn nuôi mèo: Bảo hiểm mèo: Tầm 25 Euro/tháng, tiền ăn cho mèo 60 Euro/tháng +
chữa bệnh cho mèo, tiểu phẫu,… 203 Euro/tháng
 Chi phí trả cho các áp trên điện thoại: 31 Euro/tháng
 Chi mua đồ ăn vặt, snack: 51 Euro/tháng
 Tập gym: 20 Euro/tháng
Tổng các khoản muốn chi thường là các bạn tự cân đối theo sở thích và phù hợp khả năng tài
chính của mỗi bạn. Các phí trên là để cho mọi người tham khảo thôi nhé!
Và nhìn chung chi phí trung bình tầm 800 – 1000 Euro/tháng là đã có thể sống tốt tại Đức. Tính
ra tiền Việt Nam với mệnh giá hiện tại 1 Euro = 26.000 VNĐ thì khoản chi tầm: 20.000.000
VNĐ – 26.000.000 VNĐ/ tháng. Những bạn tiết kiệm hơn thì chỉ tầm 500-600 Euro/tháng thôi,
tiền dư thì bỏ ống :)

 Thu nhập bình thường của sinh viên tại Đức thì kiếm được bao nhiêu/tháng
Tại Đức bạn cũng dễ dàng tìm được một số công việc làm thêm bán thời gian để kiếm thêm thu
nhập.  Thông thường các công việc đó như: bồi bàn, thu ngân, nướng bánh,..
Thường bạn sẽ kiếm được khoảng 450 Euro/tháng. Nếu tháng đó bạn kiếm hơn 450 Euro thì
bạn sẽ bị tính thêm khoản thuế, còn dưới thì không tính.
Công việc bán thời gian tại Đức cũng giống như Việt Nam và được tính theo giờ. Nếu bạn sống
ở thành phố lớn thì lương tầm 10 Euro – 12 Euro/giờ, thành phố nhỏ thì 8, 9 Euro/giờ, và được
làm tối đa 20 giờ/ tuần.
2. Tips tìm được nhà thuê giá rẻ
– Để tiết kiệm được một khoản, bạn nên ở ký túc xá vì đã có trợ cấp cho sinh viên nên chi phí sẽ
rẻ hơn rất nhiều.
– Ngoài ra để tiết kiệm thêm, bạn có thể chọn nhà xa trung tâm một chút nhưng giao thông
thuận lợi và có chuyến tàu công cộng trực tiếp đến trường.
– Hoặc bạn có thể chọn cách ở ghép với sinh viên khác, một căn nhà (hoặc một phòng) nhiều
sinh viên ở chung, sử dụng chung nhà bếp, nhà vệ sinh và mỗi người có phòng ngủ riêng.
– Hạn chế chuyển nhà thường xuyên cũng giúp bạn tiết kiệm chi phí như:
 chi phí sơn sửa lại nhà bạn đang thuê trước khi bàn giao lại cho chủ nhà và chuyển đi nơi
khác (cái này là đôi lúc bắt buộc vì có điều khoản trong hợp đồng nên mọi người lưu ý đọc kĩ
hợp đồng trước khi thuê)
 chi phí mua sắm đồ đạc mới, ví dụ bạn chuyển đến thuê nhà mới không có sẵn bếp và đồ
dùng gia dụng thì bạn buộc phải mua sắm lại từ đầu hoặc mua lại với giá rẻ đồ của người chủ cũ
 tiết kiệm được tiền đặt cọc cao thường là 3 tháng tiền thuê nhà (Kaltmieter)

3. Kinh nghiệm chi tiêu tiết kiệm tại Đức ăn uống 100 Euro/tháng
Để tiết kiệm khoản ăn uống và chi trung bình khoảng 100 Euro/tháng, bạn nên hạn chế những
bữa ăn bên ngoài. Thay vì ăn ở trương từ 2 – 3 Euro cho một bữa ăn uống, bạn có thể tự nấu
đem đồ ăn tới trương, hoặc kẹp bánh mỳ thịt nguội mang theo.
Hoặc thêm vào đó, bạn tìm mua ở các khu chợ hoặc siêu thị có giá sinh viên rẻ hơn bình
thường, hoặc những ưu đãi nếu có cho sinh viên để giảm chi tiêu. Như thế, trung bình bạn sẽ chỉ
chi tiêu ăn uống tầm 100 Euro/tháng.

4. Chi tiêu tiết kiệm thế nào cho hợp lý?


Đối với sinh viên thì việc thiếu trước hụt sau là rất bình thường diễn ra mỗi ngày. Tuy nhiên khi
đã đặt chân đến Đức để du học bạn cũng luôn nhớ rằng mục đích chính của mình là học. Đùng
vì kiếm tiền, muốn tiết kiệm tối đa mà tập trung hết năng lượng vào nó. Nếu vậy, bạn sẽ rất bị
áp lực, bạn không dám bước chân ra ngoài khám phá thế giới, dần dần bạn nhỏ bé đi vì cứ thu
mình lại. Nếu bạn có đủ thời gian để đi làm thêm mà ko ảnh hưởng đến học tập, thì bạn cũng
nên chọn công việc phù hợp và bổ trợ kinh nghiệm của mình, giúp ích cho sự nghiệp sau này.
Ngoài việc học trên trường, làm thêm, thì bạn cũng có thể học thêm một kỹ năng nào đó để phát
triển bản thân, mở rộng mối quan hệ, giỏi hơn, tự tin hơn và để kiếm được tiền nhiều hơn.
Thế thì bạn chi tiêu thế nào cho hợp lý?
 Không tiết kiệm một cách thái quá, ràng buộc và gò bó bản thân
 Mua những sản phẩm có giá rẻ hơn, cố gắng lựa những chương trình giảm giá cho sinh
viên.
 Bạn giảm những khoản chi không thật sự cần thiết xuống hạn chế đồ ăn vặt, hạn chế đi
du lịch (hoặc sắp xếp thời gian hợp lý)
 Tự đặt cho mình giới hạn số lần ăn uống, đi cà phê với bạn bè,…
Như vậy chung quy lại nếu tính toán một chút, có sự đầu tư một chút và chịu khó tìm hiểu thông
tin học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước một chút, thì bạn sẽ đã hoàn toàn có thể hiểu được
cách tiết kiệm chi tiêu hợp lý khi du học ở Đức. Hạn chế một vài điều không quan trọng, củng
cố bản thân để kiếm nhiều tiền hơn sẽ giúp bạn sớm thành công trong lĩnh vực chi tiêu tiết
kiệm.
Văn hóa người Đức – Văn hóa ứng xử nơi công cộng của người Đức

1. Văn hóa người Đức – Văn hóa giao tiếp.


Không chỉ người Đức hay người Việt Nam, chào hỏi luôn là điều đầu tiên đặt ra trong bất cứ
cuộc gặp gỡ hay bất cứ cuộc trò chuyện nào. Tuy nhiên với người  Đức, việc chào hỏi cũng phải
gắn liền với các quy tắc nhất định. Vậy nên dù bạn sang Đức để học tập hay du lịch cũng nên
lưu ý những điểm này, tránh bị “mất điểm” trong mắt người Đức nhé.
Thứ nhất, gặp người quen chắc chắn phải mở lời chào hỏi, người đến sau phải chào người đến
trước. Hoặc trong công việc, để thể hiện được sự tôn trọng đối phương thì việc chào hỏi cũng
phải tuân theo vị trí, cấp bậc, người có cấp bậc thấp hơn thì sẽ phải chào hỏi những người có
cấp bậc cao hơn. Sau chào hỏi sẽ là những cái bắt tay để kéo gần khoảng cách.
Nếu ở Việt Nam chỉ sử dụng danh thiếp trong công việc và khi gặp khách hàng, thì ở Đức, đưa
danh thiếp để chào hỏi là một chuyện rất đỗi bình thường ngay cả trong những cuộc gặp gỡ
thông thường. Do đó khi nhận được danh thiếp của người Đức, đừng vội cất đi mà nên nhìn qua
một chút để đối phương không cảm thấy bị coi thường.
Ngoài ra cách xưng hô cũng là một cách để gấy ấn tượng với người dân ở đất nước này. Đặc
biệt đối với những người có tước vị  và học vị cao, bạn nên xưng hô kèm theo học vị hay tước
vị của người đó để thể hiện sự tôn trọng đối với đối phương.

2. Văn hóa giao thông


Nếu bạn dạo quanh các thành phố ở Đức, bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy rằng hầu hết người đi
bộ đều kiên nhẫn chờ đèn giao thông chuyển sang màu xanh lá cây ngay cả khi không có xe nào
trong tầm nhìn. Việc băng qua đường lúc đèn đỏ không những bị phạt € 5 và mà còn khiến cho
những người đi bộ khác cảm thấy không thoải mái, thậm chí là tức giận. Trong trường hợp đó,
người Đức cũng sẽ không ngần ngại để giảng cho bạn về văn hóa giao thông đâu.
Còn nếu bạn đi đi tàu điện ngầm ở Đức, bạn đừng ngạc nhiên khi không thấy một ai cầm điện
thoại lướt web hay xem phim, thay vào đó mỗi người đều chăm chú với một quyển sách trên
tay. Đây chính là một nét nổi bật trong văn hóa của nước Đức, sau một ngày làm việc họ sẽ sử
dụng khoảng thời gian đi tàu điện ngầm để đọc sách và nâng cao vốn hiểu biết của mình.

3. Văn hóa nhà hàng


Không như ở Mỹ, khi vào nhà hàng ở Đức, các bạn sẽ không được sắp xếp chỗ ngồi mà thay
vào đó thực khách phải tự tìm bàn ăn cho mình. Nếu bạn nhìn thấy một tấm biển (tất nhiên bằng
tiếng Đức) có nội dung “Vui lòng đợi để được ngồi”, thì có nghĩa là bạn đã chọn một địa điểm
độc quyền và có thể rất đắt tiền để dùng bữa rồi.
 
  Ngoài ra ghép bàn ăn cũng không có gì lạ đối với các nhà hàng đông khách ở Đức. Thông
thường người Đức vẫn sẽ lịch sự ngồi chung bàn hoặc đôi khi họ cũng bắt chuyện để thử khả
năng ngôn ngữ của bạn đấy.
 Người Đức cũng có thói quen để lại tiền tip cho người phục vụ bàn hoặc người đã phục vụ
mình. Tùy thuộc vào dịch vụ bạn nhận được, bình thường bạn nên boa 15 phần trăm của tổng
giá bữa ăn hoặc nhiều hơn, nhưng đừng để tiền boa ( Trinkgeld ) của bạn trên bàn để tránh tình
trạng người phục vụ sẽ không nhận được tiền tip đấy nhé. 
 Nếu bạn nhận được dịch vụ tốt, đừng ngại thêm một khoản tiền boa. Bởi vì nhân viên phục vụ
của nhà hàng kiếm sống phụ thuộc phần lớn vào tiền boa! (Mức lương cơ bản hàng năm của
một bồi bàn người Đức chỉ khoảng 20.000 euro, chưa tính tiền boa.) Tiền boa “bình thường”
của người Đức là 5-10 phần trăm, nhưng ngay cả một số người Đức cũng cho rằng mức này hơi
thấp. Tất nhiên, nếu dịch vụ kém, bạn cũng không cần phải boa chút nào.
Văn hóa ứng xử của con người nói lên sự tiến bộ và văn minh của một đất nước, các bạn cảm
thấy văn hóa ứng xử của người Đức như thế nào?
Các ngân hàng hàng đầu ở Đức
Các ngân hàng ở Đức được chia thành ba loại: ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mai và
ngân hàng tư nhân. Các hệ thống ngân hàng Đức được tạo thành từ gần 1.800 ngân hàng. 

1. Ngân hàng  Deutsche


Được thành lập vào năm 1870, Deutsche Bank là ngân hàng lớn nhất tại Đức cũng là một trong
những ngân hàng hàng đầu trên thế giới, với sự hiện diện rộng rãi ở Châu Âu, Châu Mỹ, khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương và nhiều thị trường mới nổi. Hoạt động kinh doanh cốt lõi của
ngân hàng là ngân hàng đầu tư. Ngoài ra còn cung cấp các dịch vụ trong các lĩnh vực bán hàng,
giao dịch, nghiên cứu, nguồn gốc nợ và vốn chủ sở hữu, M&A và quản lý rủi ro.
Có trụ sở chính tại Frankfurt, ngân hàng sử dụng khoảng 85.000 nhân viên. 
Thu nhập ròng: 495 triệu EUR (3/2021)
Tổng tài sản: 1,32 nghìn tỷ EUR (3/2021)

2. Commerzbank
Được thành lập vào năm 1870, một trong những ngân hàng lâu đời nhất ở Đức, Commerzbank
cung cấp các dịch vụ tài trợ thương mại và bán lẻ, dịch vụ ngân hàng đầu tư, quản lý tài sản và
dịch vụ ngân hàng tư nhân.
Có trụ sở tại Frankfurt, ngân hàng sử dụng khoảng 39.000 nhân viên và phục vụ 17,5 triệu
khách hàng tại 50 quốc gia. 
Thu nhập ròng: -2,87 tỷ EUR (2020)
Tổng tài sản: 537,8 tỷ EUR (3/2021)

3. KFW Bankgruppe
Được thành lập vào năm 1948, KFW Bankgruppe là một ngân hàng phát triển thuộc sở hữu của
Chính phủ. Kreditanstalt Fuer Wiederaufbau – KFW hoạt động như một ngân hàn đầu tư. Nó
cung cấp tài chính cho các khoản đầu tư, dự án của các công ty Đức và Châu Âu, và các sáng
kiến kinh tế và xã hội ở các nước đang phát triển, cũng như các dịch vụ tư vấn.
KFW tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của mình thông qua thị trường vốn quốc tế, huy
động 85,84 tỷ đô la Mỹ vào năm 2016. Nó được nhiều người coi là ngân hàng an toàn nhất trên
thế giới. Nó có mặt ở Frankfurt am Main, Berlin, Bonn và Cologne. Trên toàn cầu, nó quản lý
80 văn phòng đại diện và địa phương.
Ngân hàng hiện có khoảng 6.700 nhân viên. 
Thu nhập ròng: 1,43 tỷ EUR (2017)
Tổng tài sản: 472,3 tỷ EUR (2017)

 3. Ngân Hàng DZ


DZ Bank là từ viết tắt của Deutsche Zentral-Genossenschaftsbank, nghĩa là ngân hàng hợp
tác. Được thành lập vào năm 2001, ngân hàng đóng vai trò là tổ chức trung tâm của hơn 1.000
ngân hàng hợp tác tại Đức. Có trụ sở chính tại Frankfurt, nó sử dụng khoảng 31.400 nhân viên
và phục vụ 16 triệu khách hàng.
Ngân hàng hiện đang hoạt động ở Berlin, Düsseldorf, Hanover, Koblenz, Munich, Munster và
Stuttgart, cũng như ở London, New York, Hong Kong và Singapore.
Thu nhập ròng: 872 triệu EUR (năm 2020)
Tổng tài sản: 594,6 tỷ EUR (2020)

4. Hypovereinsbank (UniCredit Bank AG)


Được thành lập vào năm 1998, UniCredit Bank AG cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngân
hàng thương mại tại Đức, Vương quốc Anh, Ý, Luxembourg, phần còn lại của Châu Âu,
Canada, Hoa Kỳ và Châu Á. Ngân hàng hiện có 12.000 nhân viên và phục vụ 11 triệu khách
hàng thông qua 1.150 chi nhánh. 
Thu nhập ròng: 668,0 triệu EUR (năm 2020)
Tổng tài sản: 338,1 tỷ EUR (năm 2020)

5. Landesbank Baden-Württemberg
Được thành lập vào năm 1999, Landesbank Baden-Württemberg vừa là một trong những ngân
hàng thương mại và ngân hàng toàn cầu ở Đức. Nó có trụ sở chính tại Stuttgart và hiện có
khoảng 10.121 nhân viên.
Mô hình kinh doanh của ngân hàng dựa trên năm trụ cột: khách hàng doanh nghiệp, khách hàng
cá nhân, ngân hàng tiết kiệm, tài trợ bất động sản và thị trường vốn. 
Thu nhập ròng: 172 triệu EUR (2020)

6. Bayerische Landesbank (Bayernlb)


Được thành lập vào năm 1884, BayernLB cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác nhau cho các
tập đoàn lớn và công ty Mittelstand, khách hàng bất động sản, tổ chức tài chính, khách hàng
quản lý tài sản và khu vực công ở Châu Âu và Hoa Kỳ. Có trụ sở chính tại Munchen, ngân hàng
sử dụng khoảng 7.400 cá nhân.
Thu nhập ròng: 228 triệu EUR (2020)
Tổng tài sản: 286,3 tỷ EUR (3/2021)

7. Norddeutsche Landesbank (Nord / Lb)


Được thành lập vào năm 1970, Nord / LB cung cấp các dịch vụ tài chính cho các khách hàng tư
nhân, doanh nghiệp, tổ chức và khu vực công ở Đức và các quốc gia khác. Có trụ sở chính tại
Hanover, ngân hàng sử dụng khoảng 6.500 nhân viên.
Thu nhập ròng: 85,1 triệu EUR (2017)
Tổng tài sản: 160 tỷ EUR (2018)

8. Landesbank Hessen-Thüringen (Helaba)


Ngân hàng là Landesbank cung cấp các dịch vụ tài chính cho các công ty, ngân hàng, nhà đầu
tư tổ chức và khu vực công. Nó cũng hoạt động như một trung tâm thanh toán bù trừ và cung
cấp dịch vụ cho 40% các ngân hàng tiết kiệm ở Đức. Có trụ sở chính tại Frankfurt, nó điều hành
các chi nhánh ở Berlin, Stuttgart và Munich. Trên phạm vi quốc tế, nó có mặt ở Paris, London,
New York, Madrid, Moscow, Thượng Hải và Stockholm. Được thành lập vào năm 1953, ngân
hàng có khoảng 6.000 nhân viên.
Ngoài các công ty con (Helaba Invest Kapitalanlagegesellschaft, Frankfurter Bankgesellschaft
và OFB Group), tập đoàn này còn bao gồm các ngân hàng trực tuyến 1822direkt, LBS Hessen-
Thüringen và WIBank.
Thu nhập ròng: 176 triệu EUR (2020)
Tổng tài sản: 219,3 tỷ EUR (2020)

9. Ngân Hàng Nrw


Ngân hàng NRW là một ngân hàng phát triển nhà nước có trụ sở chính tại Dusseldorf. Được
thành lập vào năm 2002, ngân hàng hoạt động thông qua các phân khúc Khuyến mại dựa trên
Chương trình, Khuyến mại khác / Quản lý thanh khoản và Nhân viên / Dịch vụ.
Ngân hàng cung cấp các khoản vay khuyến mãi lãi suất thấp, cũng như các dịch vụ tư vấn và tài
trợ vốn cổ phần. Nó cũng tham gia vào các dịch vụ ngân quỹ và kinh doanh thị trường vốn, bao
gồm cả các khoản vay của thành phố.
Thu nhập ròng: 263 triệu EUR (2016)
Tổng tài sản: 147,6 tỷ EUR (2017)
Những thủ tục đi du học Đức bạn nên biết

1. Thủ tục đi du học Đức – Tìm chỗ ở


Trước khi đến Đức, bạn nên tìm kiếm trước chỗ ở để khi sang Đức không bị bỡ ngỡ và lo lắng.
Nếu các bạn đăng kí làm hồ sơ qua các  các trung tâm du học thì họ sẽ tìm nhà trước cho bạn.
Bạn có thể nhận được chỗ ở trong một khu nhà dành cho sinh viên, căn hộ chung cư, hoặc một
căn hộ được thuê cho riêng. Ngoài ra, khi sang Đức, nếu bạn cảm thấy chỗ ở mà trung tâm tìm
kiếm không phù hợp với nhu cầu và sở thích của bạn thân thì bạn cũng có thể tự tìm kiếm chỗ ở
mới.

2. Bảo hiểm y tế Đức ” krankenversicherung “


Một trong những thủ tục đi du học Đức mà bạn nên biết là sở hữu bảo hiểm y tế Đức. Để đủ
điều kiện xin visa, bạn cần sở hữu bảo hiểm y tế. Bạn nên mua cho mình một bảo hiểm y tế Đức
vì trong khoảng thời gian đầu đến Đức, do những khác biệt về khí hậu sẽ khiến cho bạn dễ bị
cảm và đau ốm. 
Một số trung tâm du học sẽ mua cho bạn bảo hiểm Việt Nam để xin visa, hoặc mua bảo hiểm
Đức trong vòng 3 – 6 tháng đầu tiên. Sau khi sinh sống một thời gian ở Đức, bạn hoàn toàn có
thể tự mua bảo hiểm cho mình. 
Nếu bạn là công dân của quốc gia cấp Thẻ Bảo hiểm Y tế Châu Âu (EHIC) , bạn sẽ không cần
phải nhận bảo hiểm y tế theo luật định cư của Đức .  Bao gồm người dân EU và công dân các
nước như Bosnia-Herzegovina, Iceland, Israel, Liechtenstein, Morocco, Bắc Macedonia,
Montenegro, Na Uy, Thụy Sĩ, Serbia, Tunisia và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, EHIC chi trả cho bất kỳ
phương pháp điều trị bằng thuốc nào ở Đức.
Có nhiều công ty bảo hiểm sức khỏe lớn của Đức nhắm mục tiêu đến sinh viên và đáp ứng nhu
cầu của họ. Các công ty bảo hiểm của Đức như  DR-WALTER đã hoạt động trong ngành nhiều
năm và được sinh viên quốc tế ưa thích. Không chỉ có giá cả phải chăng, mà các gói ưu đãi cho
sinh viên của họ như biểu giá EDUCARE24 được rất nhiều  sinh viên quốc tế lựa chọn. 
Nếu không đăng ký bảo hiểm y tế (công hoặc tư nhân), thì việc ghi danh vào một trường đại học
ở Đức là không thể.

3. Ghi danh
Sau khi tới Đức, bạn cần đến trường để hoàn tất thủ tục nhập học. Để đăng ký học tại một
trường đại học Đức với tư cách là người nước ngoài, đây là những tài liệu cần thiết:
 Hộ chiếu quốc gia hợp lệ. Nó phải hiển thị thị thực sinh viên hợp lệ của bạn trong.
 Thư nhận nhập học.
 Một vài bức ảnh hộ chiếu được chụp gần đây.
 Bảo hiểm y tế  .
Ban đầu, giấy chứng nhận ghi danh sẽ được cấp dưới dạng thẻ sinh viên tạm thời cho đến khi
bạn nhận được thẻ sinh viên chính thức . Quá trình hoàn tất khi bạn đóng tiền học phí (nếu có)
ngay sau khi nhận được thẻ sinh viên qua đường bưu điện. Khoản đóng góp trung bình trong
học kỳ là 250 Euro, và nó bao gồm các dịch vụ xã hội và các dịch vụ khác của trường đại học,
tính cả vé học kỳ để sử dụng phương tiện giao thông công cộng địa phương.
Thẻ sinh viên được gửi cho bạn sẽ được gửi kèm theo một tài khoản ID, e-mail và mật khẩu duy
nhất trên máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ giáo dục. Bạn sẽ sử dụng thông tin này để truy cập
tài liệu điện tử nội bộ và tài nguyên thư viện của cùng một nhà cung cấp.
Lưu ý: Bạn sẽ cần đăng ký lại vào đầu mỗi học kỳ mới. Nếu bạn không làm điều đó, bạn sẽ bị
loại khỏi sổ đăng ký sinh viên.

4. Mở tài khoản ngân hàng từ một ngân hàng Đức được công nhận.
Điều tiếp theo bạn cần làm là tạo cho mình một tài khoản ngân hàng ‘ Girokonto ‘, với một
ngân hàng Đức được công nhận. Để mở tài khoản ngân hàng dành cho sinh viên ở Đức, những
tài liệu này cần có:
 Hộ chiếu quốc gia hợp lệ.
 Xác nhận đăng ký ‘ Meldebescheinigung ‘ .
 Bằng chứng về tình trạng sinh viên tại Đức. (Bất kỳ điều nào sau đây).
 Giấy chứng nhận đăng ký sinh viên ‘Immatrikumesbescheinigung’.
 Thư nhận nhập học.
 Visa du học.

5. Đăng kí thường trú tại “einwohnermeldeamt” nhận xác nhận đăng ký


“meldebestätigung”
Đăng ký địa chỉ sinh sống của bạn tại Văn phòng Đăng ký Thường trú “ Einwohnermeldeamt ”
hoặc tại Văn phòng Công dân ‘ Bürgeramt ‘. Sau khi hoàn thành đơn đăng ký, bạn sẽ nhận được
xác nhận đăng ký ‘ Meldebestätigung’.
Lưu ý: Bạn sẽ phải lặp lại quy trình mỗi lần thay đổi địa chỉ sống của mình ở Đức.
Chi phí sinh hoạt ở Đức dành cho du học sinh có đắt đỏ hay không?

Tổng quan về chi phí sinh hoạt ở Đức


Chi phí sinh hoạt ở Đức khá phải chăng so với các quốc gia châu Âu khác. Trung bình, tại thời
điểm hiện tại (8/2022), bạn sẽ cần khoảng 861 EUR để trang trải chi phí hàng tháng.
Giá thực phẩm, thuê nhà, quần áo, giải trí và các loại hóa đơn khác ngang với mặt bằng chung
EU. Tiền thuê nhà chiếm phần lớn nhất trong tổng chi phí sinh hoạt ở Đức.
Nếu bạn có dự định định cư tại Đức, bài viết này sẽ bổ sung cho bạn mọi kiến thức cần biết về
chi phí sinh hoạt tại đây.

Hiểu rõ hơn về chi phí sinh hoạt ở Đức dành cho du học sinh
Học phí đại học
Đa số đại học công lập tại Đức đều miễn phí hoàn toàn học phí. Sinh viên chỉ cần đóng góp một
khoản phí nhỏ cho trường. Đây là một khoản tiền cố định chi trả cho các dịch vụ của trường như
xe bus đi lại, quản lý hành chính, cơ sở vật chất thể thao, phòng ăn…
Điều này giúp các du học sinh cởi bỏ một gánh nặng tài chính đáng kể. Chính vì điều này, Đức
là một đất nước rất dễ sống với các du học sinh. Tuy nhiên, nếu bạn có thể tối ưu chi phí sinh
hoạt tốt, bạn sẽ có thêm một khoản tiết kiệm lớn cho các mục đích khác.

Lựa chọn chỗ ở hợp lý


Đây là một góc của tam giác chi tiêu gồm nhà ở – ăn uống – đi lại. Nếu làm tốt trong việc xử lý
3 vấn đề này, bạn đã hoàn thành được tới 80% việc tối ưu chi phí sinh hoạt tại Đức.
Nhìn chung thì vùng phía Nam, nơi tập trung các thành phố công nghiệp lớn là nơi có mức sống
đắt đỏ nhất tại Đức. Munich và Stuttgart là ví dụ tiêu biểu: chi phí sinh hoạt tại đây thuộc nhóm
đắt đỏ nhất châu Âu.
Ví dụ, giá thuê một căn hộ 1 phòng ngủ tại Stuttgart lên tới 846 EUR/tháng, trong khi đó tại
Bremen, giá thuê 1 căn tương tự chỉ khoảng 560 EUR. Có thể thấy, giá thuê nhà tại Bremen
thấp hơn tới 30% so với Stuttgart.
Thủ đô Berlin lại không quá đắt đỏ so với các thủ đô khác tại châu Âu. Một thành phố lớn khác
là Leipzig lại có chi phí sinh hoạt phải chăng nhất trên lãnh thổ Đức.
Giá thuê nhà ở Leipzig thấp hơn Stuttgart khoảng 40%, giá thuê nhà Dusseldorf thấp hơn
Stuttgart khoảng 20%. Trong khi đó, thành phố lớn nhất miền Bắc Đức – Hamburg có chi phí
khá tương tự với Stuttgart.
Bảng so sánh giá thực phẩm
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, miền Nam Đức là nơi có chi phí sinh hoạt cao nhất, rồi lần
lượt tới Tây Đức, Bắc Đức và Đông Đức.
Stt Loại chi phí (EUR) Munich Berlin Hamburg Frankfurt
1 Tiền thuê nhà 1,094.30 795.90 838.94 868.91
2 Bánh mì trắng (500g) 1.43 1.27 1.27 1.29
3 Một bữa đi nhà hàng 12.25 8.00 10 12
4 Sữa (1 lít) 0.84 0.79 0.71 0.77
5 Trứng (1 tá) 1.71 1.77 1.78 1.61
6 Gạo trắng (1 kg) 2.14 1.79 2.15 1.97
7 Cà chua (1 kg) 2.82 2.62 2.61 2.64
8 Khoai tây (1 kg) 1.00 1.32 1.04 1.29
9 Bia (0.5 lít) 3.80 3.50 4.00 4.00
10 Taxi (1 km) 1.90 2.00 2.00 2.00

So sánh chi phí giữa các thành phố


Frankfurt Nhỏ (Frankfurt an der Oder) là một thành phố nhỏ thuộc Brandenburg, giáp Ba Lan.
Dân số tại đây chưa đến 60.000 người, và chi phí sinh hoạt tại đây cực kỳ phải chăng. Bạn thậm
chí có thể tìm được những căn hộ một phòng ngủ tại trung tâm thành phố với giá chỉ 250
EUR/tháng.
*Lưu ý: Frankfurt an der Oder khác với Frankfurt am Main (Frankfurt Lớn). Frankfurt am Main
có dân số khoảng 758.000 người và là một trong những thành phố giàu có nhất châu Âu.
Chúng ta sẽ so sánh Frankfurt (Oder) với Darmstadt – một trong những thành phố đắt đỏ nhất
tại Đức. Giá thuê nhà ở Darmstadt ngang ngửa Stuttgart và đối với đa số du học sinh, chi phí
sinh hoạt ở đây rất khó có thể kham nổi.
So sánh chi phí giữa hai thành phố như sau:
– Giá thuê nhà tại Darmstadt trung bình cao hơn Frankfurt (Oder) khoảng 35%.
– Giá thực phẩm tại Darmstadt trung bình cao hơn Frankfurt (Oder) khoảng 32%.
– Giá nhà hàng tại Darmstadt trung bình cao hơn Frankfurt (Oder) khoảng 32%.

Giá thuê nhà trung bình tại Đức


Tiền thuê nhà tại Đức là phần chi phí lớn nhất trong tổng chi phí sinh hoạt. Đa số các thành phố
mang danh “đắt đỏ” như Munich, Stuttgart hay Frankfurt am Main phần lớn là vì giá thuê nhà
tại đây đắt hơn nơi khác nhiều.
Như ở mọi nơi khác trên thế giới, giá nhà tại Đức thông thường càng đắt khi càng vào sâu trong
khu trung tâm. Du học sinh thường chọn cách thuê nhà ở khu xa trung tâm hơn và tìm người
thuê chung để giảm chi phí.
Bảng giá thuê nhà tại các thành phố Đức như sau:
Ta thấy, việc lựa chọn chỗ ở sẽ giúp các du học sinh tiết kiệm được đáng kể chi tiêu hàng tháng.
Stt Thành phố Giá thuê/tháng Stt Thành phố Giá thuê/tháng
1 Aachen 534.65 € 11 Dusseldorf 672.22€
2 Augsburg 613.57€ 12 Frankfurt 868.91€
3 Berlin 795.90€ 13 Hamburg 838.94 €
4 Bochum 406.67€ 14 Hannover 591€
5 Bonn 653.75€ 15 Ingolstadt 708.33€
6 Bremen 560.00€ 16 Leipzig 490.80€
7 Cologne 727.14€ 17 Mainz 668.00€
8 Dortmund 460.00€ 18 Munich 1,094.30€
9 Dresden 533.33€ 19 Paderborn 512.50€
10 Essen 451.83€ 20 Stuttgart 846.43€

Giá thực phẩm/đồ ăn ở Đức ra sao?


Để sống tiết kiệm, các du học sinh bắt buộc phải biết tự nấu ăn. Chi phí ăn nhà hàng tương đối
đắt. Một bữa ăn cho 2 người tại một nhà hàng cỡ trung bình tại Đức tốn khoảng 45 EUR.
Chính vì vậy để tiết kiệm chi phí, du học sinh chỉ nên thỉnh thoảng mới ra ngoài ăn. Tuy nhiên,
vẫn còn các lựa chọn khác, đặc biệt là căng tin trường đại học – nơi có đồ ăn ngon mà giá lại
phải chăng.
Căng tin trường đại học thường sẽ sử dụng MensaCard để thanh toán, mỗi bữa thường có giá
thấp hơn 5 EUR.
Việc tập tành nấu nướng đơn giản sẽ rất có ích cho bạn. Đây không chỉ là một kĩ năng cần thiết
với người trưởng thành, nó còn giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều tiền.
Giá cả của một số nguyên liệu nấu ăn cơ bản tại Đức như sau:
Stt Loại thức ăn Giá (EUR)
1 Bánh mì trắng (500g) 1.24
2 Sữa (1 lít) 0.71
3 Trứng (1 tá) 1.64
4 Gạo trắng (1 kg) 2.03
5 Khoai tây (1 kg) 1.06
6 Hành tây (1 kg) 1.09
7 Cà chua (1 kg) 2.62
8 Thịt gà (1 kg) 7.53
9 Thịt bò (1 kg) 11.65
10 Táo (1 kg) 2.22
11 Chuối (1 kg) 1.58
12 Cam (1 kg) 2.29

Chi phí đi lại ở Đức


Như đã nói ở trên, trong khoản phí bạn nộp cho trường đại học mỗi kỳ đã bao gồm chi phí xe
bus tới trường. Đây là một khoản tiết kiệm rất hữu ích.
Hiện tại, vé một chiều của các phương tiện giao thông công cộng là 2 EUR/vé. Bạn có thể mua
vé tháng với giá khoảng 70 EUR.
Cước taxi bắt đầu tính từ khoảng 3.50 EUR, và mỗi km giao động từ 1.50 – 2.50 EUR. Giá
xăng giao động từ khoảng 1.25 – 1.49 EUR/lít.
Một phương án hợp lý khác là xe đạp. Đây là phương tiện hữu ích cho các quãng di chuyển
ngắn trong thành phố, đặc biệt là trong giờ cao điểm đông đúc.

Hóa đơn tiền điện, nước…


Bên cạnh tiền thuê nhà, bạn còn phải chi trả các hóa đơn tiền điện, nước… Giá cả như sau:
– 29.42 cents/1 kWh
– Trung bình đối với một căn hộ 85 mét vuông, bạn sẽ cần chi trả khoảng 215 EUR/tháng cho
các tiện ích này.
Đương nhiên, du học sinh có thể chia sẻ chi phí này với bạn cùng phòng.

Vậy, tổng chi phí sinh hoạt ở Đức mỗi tháng là bao nhiêu?
Với các khoản phí đã nêu như trên, chi phí sinh hoạt ở Đức một tháng rơi vào khoảng:
– 800 EUR với một người trưởng thành độc thân (chưa tính tiền thuê nhà)
– 2.800 EUR với một gia đình 4 người (chưa tính tiền thuê nhà)
Bạn có thể tiết kiệm được một phần đáng kể bằng cách lựa chọn hợp lý dựa theo các lời khuyên
đưa ra trong bài.
.
Sinh hoạt phí hàng tháng tại Đức 2022|Tài liệu học, tiền ăn, tiền thuê nhà và đi lại
Du học Đức có tốn kém hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
Last updated: September 5, 2022

1. Tiền thuê nhà: Tiền thuê nhà hàng tháng ở Đức khoảng bao nhiêu tiền?
Thông thường tiền thuê nhà sẽ chiếm khoảng 1/3 chi phí sinh hoạt hàng tháng của sinh viên.
Bạn có thể ở ký túc xá (Studentenwohnheim) hoặc căn hộ chung cư.
Bạn có thể sống một mình hoặc ở ghép cùng người khác trong căn hộ chung
(Wohngemeinschaft - WG). Về tiền thuê phòng, KTX thường sẽ rẻ hơn so với căn hộ thuê
ngoài, đặc biệt là nếu bạn sống trong KTX chung với các sinh viên khác. Dù là loại hình nhà ở
nào thì cơ bản sẽ có các tiện ích cơ bản như nước, sưởi, v.v. Giá thuê có bao gồm các tiện ích
này thường được gọi là Warmmiete. Song, bạn sẽ phải tự trả thêm các chi phí như điện,
Internet, và phí TV và radio.
Lưu ý: Đừng quên kiểm tra các điều khoản về “Warmmiete” trong hợp đồng của bạn để tránh
trường hợp bị tính thêm các khoản phí mà bạn không hay biết gì nhé. Thông thường, bạn sẽ
phải đặt cọc tiền nhà cho chủ nhà nhưng số tiền này sẽ không vượt qua 3 tháng tiền thuê nhà.
Theo Studentenwerk, giá thuê nhà Warmmiete của KTX trung bình khoảng 246.13 một tháng.
Với căn hộ chung cư thì giá giao động từ 5 đến 10 euro một m2. Tuy nhiên, tiền thuê nhà ở các
thành phố sẽ đắt đỏ hơn rất nhiều so với các thị trấn nhỏ hơn. Giá nhà ở phía Đông cũng sẽ rẻ
hơn so với giá nhà ở phía Tây. Ở những thành phố lớn như Stuttgart hay Frankfurt, sinh viên
thường chi khoảng 500 đến 550 euro một tháng tiền nhà. Ở Munich, số tiền này có thể lên đến
800 euro. Ngược lại, ở Leipzig hay Bochum thì tiền phòng chỉ rơi vào khoản 280 euro một
tháng.
Để biết thêm chi tiết và cập nhật thông tin mới nhất về KTX ở Đức năm 2021, bạn hãy liên hệ
với Studentenwerk nhé! Đây là tổ chức chịu trách nhiệm quản lý và sắp xếp KTX cho sinh viên
ở Đức nên thông tin sẽ luôn chính xác và đầy đủ nhất.

2. Phí học kỳ: Phí quản lý ở trường đại học


Trung bình phí quản lý tại sẽ dao động từ €170 đến €300 một học kỳ, tương ứng với sáu tháng.
Riêng ở Baden-Wuerttemberg, sinh viên quốc tế nằm ngoài khối EU sẽ phải trả €1,500 tiền học
phí mỗi kỳ.

3. Phí đi lại: Chi phí đi lại, sử dụng các phương tiện công cộng ở Đức khoảng bao nhiêu?
Chi phí đi lại thường được bao gồm trong phí học kỳ. Khi sử dụng phương tiện công cộng, bạn
chỉ cần đưa thẻ sinh viên của mình là được. Tuy nhiên, không phải lúc nào phí học kỳ cũng bao
gồm tiền vé các phương tiện công cộng. Một số có thể lấy phí học kỳ thấp, đồng nghĩa với việc
bạn sẽ phải tự chi trả cho chi phí đi lại trong bang của mình.
Kể cả khi không cần phải trả tiền vé đi lại thì bạn cũng nên kiểm tra xem khu vực và loại tàu
mình có thể đi miễn phí mà không cần mua vé. Ví dụ, các trường hợp di chuyển bằng ICE
thường sẽ không được bao gồm trong phí học kỳ; và miễn phí vé tàu cũng chỉ áp dụng trong
bang bạn theo học. Nếu bạn muốn du lịch vòng quanh nước Đức, bạn sẽ phải tự mua vé cho
hành trình di chuyển của mình.
Chuyến đi một chiều thường có giá khoảng 2 đến 3 euro. Bạn có thể mua vé theo ngày hoặc
theo nhóm nếu bạn di chuyển cùng nhiều người khác.

4. Bảo hiểm sức khỏe


Bảo hiểm sức khỏe ở Đức thường rơi vào khoảng €105/tháng. Bạn có thể chọn giữa nhiều công
ty bảo hiểm khác nhau. Để hiểu rõ hơn về các công ty và chương trình bảo hiểm để đưa ra lựa
chọn phù hợp, bạn có thể đọc các bài viết của EDUBAO về bảo hiểm sức khỏe ở Đức nhé.

5. Ăn uống
Sinh viên ở Đức thường dành khoảng €150-€250/tháng cho các chi phí ăn uống, không bao gồm
các khoảng phí đi ăn ngoài, bar, club, v.v.
Ở các thành phố lớn bạn cũng có thể tìm thấy các siêu thị bán đồ Á hoặc Việt Nam. Các chợ
châu Á thường đắt hơn so với Việt Nam, nhưng vẫn nằm trong khoảng chấp nhận được.

6. Các chi phí khác


6.1 Tài liệu học tập
Chi phí dành cho tài liệu học phụ thuộc vào nhu cầu đọc thêm tài liệu thêm khảo của bạn. Sách
giáo trình thường tốn rất nhiều tiền ở Đức nên bạn có thể tiết kiệm rất nhiều nếu chọn mượn
hoặc đọc sách tại thư viện thay vì mua sách.

6.2 Quần áo
Mỗi người sẽ có nhu cầu khác nhau nên chi phí cho quần áo hàng tháng không cố định. Bạn có
thể đợi cuối tháng một và tháng bảy là hai mùa giảm giá đặc biệt trong năm để mua quần áo
mới.

6.3 Điện thoại


Có rất nhiều gói dịch vụ hàng tháng để bạn lựa chọn. Các gói dịch vụ chủ yếu cho nghe – gọi sẽ
được phân loại dựa vào số phút gọi, từ 50, 100, cho đến 400. Các gói dung lượng internet
500MB, 1GB, hay 3GB cũng đều khá là rẻ.

6.4 Thể thao


Việc bạn dành bao nhiêu tiền mỗi tháng cho các hoạt động thể thao hoàn toàn phụ thuộc vào sở
thích và khả năng tài chính của bạn.
Bạn có thể sẽ trả €130 để đăng ký một khóa dạy nhảy kéo dài 8 buổi hoặc học một lớp học võ
với €45 một tháng. Giá vé đi bơi có thể tốn €3 đến €10 một lần.
Bạn cũng có thể chọn tham gia các lớp thể thao ở trường với giá €10-20/học kỳ.

6.5 Đi lại
Chi phí đi lại ở Đức thường không cố định và tùy thuộc vào sinh viên. Nếu bạn muốn tiết kiệm
chi phí thì hãy ghé thăm những website này nhé. Bạn sẽ tìm được rất nhiều thông tin hữu ích về
các dịch vụ có giá cả hợp lý.
Kết luận
Theo BaföG (Luật Hỗ trợ đào tạo Liên bang) 2021, mức sinh hoạt phí trung bình của sinh viên
ở Đức vào khoảng 861 euro một tháng. Tiền thuê nhà luôn là chi phí lớn nhất, theo sau là tiền
ăn và phí bảo hiểm sức khỏe. Song, với 861 euro hàng tháng, sinh viên hoàn toàn có thể có một
cuộc sống thoải mái ở Đức.

CHIA SẺ KINH NGHIỆM CHUẨN BỊ ĐỒ SANG ĐỨC CHO DU HỌC SINH


Trước khi bắt đầu cuộc sống của một du học sinh bao giờ cũng gặp nhiều bỡ ngỡ trước
môi trường mới, nền văn hóa mới. Do đó trước khi đi, cần chuẩn bị đồ sang Đức thật chu
đáo để tránh những thiếu thốn không cần thiết thủa chân ướt chân ráo nơi đất khách quê
người.
Khi sắp xếp đồ đạc cho chuyến đi, du học sinh nên tham khảo kinh nghiệm chuẩn bị đồ sang
Đức để tránh trường hợp cái cần thì không có mà cái có thì không cần. Hoặc có những đồ mà
bạn không được phép mang sang Đức hay mang lên máy bay.
Nội dung chính
 Chuẩn bị đồ sang Đức: Những giấy tờ cần mang
 Tiền mặt và tài khoản ngân hàng
 Đồ dùng cá nhân
 Quần áo và giày dép
 Thuốc men
 Đồ ăn
 Trang thiết bị điện tử
 Lưu ý đồ không được mang lên máy bay
 Khai báo thuế ở sân bay
 Lời kết cho kinh nghiệm chuẩn bị đồ sang Đức

Chuẩn bị đồ sang Đức: Những giấy tờ cần mang


Dù đi du học hay đi du lịch, giấy tờ tùy thân và các loại giấy tờ khác luôn luôn phải là điều đầu
tiên cần nhớ để bạn có thể nhập cảnh một cách thuận lợi. Du học sinh Đức cần mang theo các
loại giấy tờ như sau:
1. Hộ chiếu, nhớ là visa được dán trong hộ chiếu. Nếu là visa rời thì phải luôn kẹp cùng hộ
chiếu.
2. CMND bản gốc
3. Giấy khai sinh
4. Giấy tờ gốc liên quan đến việc xin Visa du học tại Đức, ví dụ như giấy nhập học bên
Đức, giấy chứng minh tài chính, vv.
5. Bộ hồ sơ liên quan đến việc nhập học tại trường
6. Các loại bằng cấp cần thiết cho việc xin học khác như chứng chỉ, bảng điểm, bằng ĐH
tại Việt Nam, vân vân.
7. Bản dịch, công chứng của tất cả các loại giấy tờ trên.
8. Tầm khoảng 10 cái ảnh hộ chiếu để sử dụng dần dần, vì mới sang có thể các bạn sẽ phải
làm rất nhiều thủ tục giấy tờ mà nếu không biết chỗ thì lại không thể đi chụp ảnh lấy
ngay được.
Do giấy tờ rất quan trọng nên cần phải cho vào túi xách hoặc balo và luôn mang theo bên người
để phòng ngừa thất lạc. Đó là kinh nghiệm du học Đức quan trọng.

Tiền mặt và tài khoản ngân hàng


Về tiền thì chắc chắn các bạn sang Đức đã phải có một tài khoản ngân hàng có thể dùng được ở
Đức rồi. Nhưng các bạn vẫn phải chuẩn bị tiền mặt trong người cho chắc chắn vì có nhiều
trường hợp bạn không thể dùng thẻ được.
Nên chuẩn bị tiền mặt loại tiền lẻ 5€, 10€, 20€ để mua vé tàu hay mua sắm các vật dụng cần
thiết ban đầu. Nếu các bạn hết tiền lẻ thì cứ vào một siêu thị mua một cái gì đó thì sẽ đổi được
tiền lẻ thôi.
Nên mang theo tiền mặt để mua sắm thuận tiện.

Đồ dùng cá nhân
Ở một đất nước phát triển như Đức thì việc mua đồ dùng cá nhân hay mỹ phẩm là điều không
hề khó khăn khi chỉ cần bước chân ra siêu thị hay cửa hàng là có thể mua được ngay lập tức.
Du học sinh chỉ cần mang theo những thứ cần thiết nhất để dùng khi vừa mới sang như bàn
chải, kem đánh răng tuýp nhỏ, khăn mặt, khăn tắm hay dạo cạo râu. Mỹ phẩm và chăm sóc da
thì có thể mang loại travel kit để dùng trong thời gian bay và mấy ngày đầu tiên. Bởi có thể, khi
sang Đức khí hậu thay đổi thì bạn cũng cần thay đổi cả loại mỹ phầm, dưỡng da cho mình.
1. Ô là rất cần thiết;
2. Khăn mặt, khăn tắm, Bàn chải đánh răng + kem đánh răng (hành lý ký gửi)
3. Dầu gió mang theo 1 lọ cũng được
4. Kính cận cho những ai bị cận, nên mua 1 chiếc dự phòng, bên này kính đắt
kinh khủng 200-1000 Eur/cái.
5. Dép đi trong nhà

Quần áo và giày dép


Nếu bạn sang vào mùa đông (nước Đức sẽ rất lạnh từ tháng 11 tới tháng 4) thì bạn cần phải
mang áo ấm từ Việt Nam để giữ ấm cơ thể. Ngoài quần áo ra thì một đôi giầy tốt, đế giầy và kín
cổ sẽ vô cùng hữu ích cho các bạn. Tất thì nên là tất cao cổ, đủ dầy.
Các bạn nếu mua giầy để đi mùa đông thì nên mua giầy chống được nước ví dụ giầy da, chứ
giầy thể thao đi mùa đông vẫn khá lạnh đó.
Nếu bạn sang vào mùa hè thì cũng không cần quá nhiều quần áo, giầy dép mà để dành cân cho
các thứ khác. Vì đồ bên Đức cũng có nhiều đồ tốt và rẻ ví dụ như ở H&M hay Sara hay nhiều
siêu thị như Lidl, nên bạn hoàn toàn có thể mua nhiều đồ tốt, giá rẻ tại Đức thay vì phải mang từ
Việt Nam sang.
Các bạn nếu thích giao lưu văn hoá thì cũng có thể mang theo áo dài truyền thống đối với nữ và
vest đối với nam để mặc trong những dịp lễ trang trọng hay trong các chương trình lớn.
Một lưu ý cuối cho việc chuẩn bị đồ khi sang Đức với quần áo đó là các bạn nhỏ người nên mua
sẵn một số quần ở Việt Nam vì cỡ của người Đức khá to, bạn có thể mặc vừa áo nhưng với quần
thì đôi khi không có cỡ cho người lớn phù hợp với bạn. Một trẻ em ở Đức đã có thể cao 1m6-
1m65 nên nhiều người ở cao tầm đó chỉ vừa quần áo cho trẻ em.

Thuốc men
Du học sinh nên chuẩn bị trước các loại thuốc cơ bản như thuốc nhức đầu, trị cảm cúm, giảm
đau, thuốc đau bụng, men tiêu hóa và một số kháng sinh tùy thể trạng từng người. Trước khi đi
nen tìm hiểu kĩ về các loại thuốc cầm để tránh việc vô tình vi phạm luật dẫn đến không được
nhập cảnh.
Về cơ bản thì ở Việt Nam bạn hay phải dùng những loại thuốc gì thì nên mang theo, ví dụ thuốc
đau bụng, tiêu chảy, dầu gió, cao, vv.
Nên chuẩn bị đồ cần thiết và gọn nhẹ để chuyến bay sang Đức của bạn được thuận tiện.

Đồ ăn
Những ngày đầu chưa quen với ẩm thực ở nước khác nên mang từ nhà một số đồ ăn cơ bản như
ruốc, vài gói mì tôm để chống đói. Và cũng không cần mang quá nhiều bởi ở các thành phố lớn
ở Đức đều có chợ châu Á với nguyên liệu phong phú để chế biến đồ ăn Việt Nam.
Với đồ ăn khô của Việt Nam như ruốc, mực khô, đồ khô một nắng, có thể mang theo nhưng
chúng tôi khuyên bạn hạn chế, vì nhiều nước châu Âu rất kỹ tính trong việc mang những đồ liên
quan tới thực phẩm vào châu Âu.
Các bạn có thể mang nhiều mỳ tôm để ăn trong những ngày đầu chưa quen đường xá và siêu thị
để mua. Còn khi bạn đã quen các siêu thị và đặc biệt là siêu thị châu Á thì bạn có thể mua được
rất nhiều thứ ở Việt Nam.

Trang thiết bị điện tử


Các trang thiết bị điện tử gần như là điều bắt buộc mà bạn cần phải chuẩn bị kỹ vì đồ điện tử
bên Đức đắt hơn khá nhiều so với ở Việt Nam. Chưa kể nhiều thiết bị có ngôn ngữ mặc định là
tiếng Đức hoặc tiếng Anh nên bạn rất khó thay đổi sang tiếng Việt sau này.
1. Điện thoại: xài được sim quốc tế, sạc ngon lành, cài bộ gõ tiếng Đức
2. Điện thoại phải cài Google Map lên, cực kỳ quan trọng.
3. Học cách dùng Google dịch hoặc từ điển online, offline
4. Máy tính nên tốt, pin, sạc đầy đủ, cài bộ gõ tiếng Đức
5. Các loại đồ điện tử ở Đức luôn đắt hơn ở VN, nên cần gì cứ mua đi.
6. Nồi cơm điện nên cầm 1 cái nhỏ, ở Đức có bán nhưng đắt
7. Ổ cắm ở Đức khá giống VN, ổ tròn đôi là phổ biến, nếu bạn cần ổ sạc 3 thì
nên mua từ VN mang sang.
8. USB, sạc dự phòng nếu cần

Lưu ý đồ không được mang lên máy bay


Có một số bạn lần đầu đi máy bay, đặc biệt là máy bay quốc tế sang một đất nước phát triển và
luật pháp nghiêm như Đức thì cần phải biết những đồ đạc không được mang lên máy bay.
Có hai loại đồ: Đồ ký gửi và đồ xách tay lên máy bay. Ngoài quy định về cân thì có một số lưu
ý sau cho các bạn.
 Không được mang quá nhiều chất lỏng kể cả hành lý ký gửi. Thường các hãng có quy định về
chất lỏng mang theo, bạn nên đọc kỹ;
 Không mang quá nhiều món đồ gì đó mới vì rất có thể bị nghi ngờ là trốn thuế và mua sang để
bán. Ví dụ 2 cây thuốc lá là có thể bị đánh thuế rồi, mà phát hiện ra thì phạt thuế nặng lắm.
Thậm chí có những món đồ dùng cá nhân nhưng bạn mua với số lượng lớn thì cũng có thể bị
cho là đi buôn và cố tình trốn thuế.
 Hành lý xách tay không được mang: dao, kéo, đồ nhọn có thể gây sát thương;
 Các loại chất lỏng quá 100ml, kể cả vẫn đang đóng hộp. Giới hạn chất lỏng có thể khác với một
vài hãng bay, các bạn nên đọc kỹ.
 Các loại chất dễ gây cháy nổ như bật lửa ga, vv.
 Các chất gây mùi như đồ thức ăn khô như mực khô, cá khô, nước mắm.
 Những đồ trên các bạn có thể bỏ vào hành lý ký gửi nếu không bị cấm. Hầu như dao, kéo, chất
lỏng đều có thể cho vào hành lý ký gửi, trừ đồ dễ cháy nổ.

Khai báo thuế ở sân bay


Khai báo hải quan với đồ xa xỉ. Nước Đức và liên minh châu Âu quy định đồ có giá trị từ 400
Euro trở lên được coi là đồ xa xỉ và phải khai báo khi nhập cảnh vào châu Âu để kiểm tra xem
đồ đó đã đăng ký thuế ở châu Âu chưa.
Những đồ hay bị soi là đồ xa xỉ là: laptop, đặc biệt là macbook, gần như phát hiện là sẽ kiểm tra
bất kể là cũ hay mới và bạn mua bao nhiêu tiền hay được tặng. Họ không quan trọng vì sao bạn
có nó, chỉ biết nó được mang từ nước khác vào châu Âu.
Ở cổng ra của sân bay sẽ có 2 cổng : 1 là dành cho những ai không cần khai báo thuế ( Nothing
to Claim) và 2 là dành cho những ai cần khai báo thuế với hàng xa xỉ hoặc hàng mua để sang
bán (Tax claim). Bình thường bạn có thể đi qua cổng số 1, nhưng cũng có thể có người chặn lại
và yêu cầu bạn cho kiểm tra hành lý.
Khi bị kiểm tra, hãy bình tĩnh và hợp tác vì đa phần là sẽ ổn, không có vấn đề gì và đây là quy
trình bình thường. Nếu bạn có một món đồ mà họ hỏi giá, hãy nói nó khoảng tầm 350 euro, vì
như vậy không bị coi là hàng xa xỉ. Họ có thể yêu cầu xuất hoá đơn, thì hãy nói mua ở Việt
Nam và không có hoá đơn hoặc quà tàng sinh nhật. Bạn cũng nên nói đây là đồ dùng cho cá
nhân.

Lời kết cho kinh nghiệm chuẩn bị đồ sang Đức


Cần phải chuẩn bị thật kỹ những đồ đạc đi sang Đức đặc biệt là với các bạn du học sinh sẽ phải
ở Đức một thời gian dài. Không nhất thiết phải mua quá nhiều đồ, mà chỉ cần mang đủ là được,
vì ở Đức siêu thị khá tiện lợi và đầy đủ.
MÁCH NHỎ KINH NGHIỆM TÌM KIẾM VIỆC LÀM THÊM TẠI ĐỨC

Làm thêm sẽ giúp sinh viên trang trải được rất nhiều chi phí sinh hoạt cũng như trả tiền
sách vở, tài liệu. Tuy nhiên cần tìm hiểu kinh nghiệm tìm kiếm việc làm thêm tại Đức để
tránh vi phạm quy định và luật pháp nơi đây.
Đức là một trong những lựa chọn ưa thích của sinh viên Việt Nam khi quyết định đi du học.
Nước Đức không chỉ có cuộc sống có chất lượng cao, nền văn hóa lâu đời mà các trường công ở
đây gần như còn miễn học phí 100%. Tuy nhiên, nếu không được trợ cấp sinh hoạt thì số tiền
còn lại sinh viên có thể tự kiếm bằng cách đi làm thêm và đừng quên bỏ túi những kinh nghiệm
tìm kiếm việc làm thêm tại Đức- một trong những kinh nghiệm du học Đức được quan tâm dưới
đây.
Nội dung chính
 Sinh viên du học tại Đức có được phép làm thêm không?
o Sinh viên du học tại Đức nên làm thêm những loại công việc gì?
o Tìm kiếm việc làm thêm tại Đức ở đâu?
 Du học sinh ở Đức kiếm được bao nhiêu từ việc làm thêm?

Sinh viên du học tại Đức có được phép làm thêm không?
Câu trả lời là có, nếu sinh viên được cấp phép bởi Sở Lao động địa phương và Sở Ngoại kiều
theo quy định của Luật Ngoại kiều Đức và Luật Lao động trước khi bắt đầu tham gia công việc.
Thời gian làm việc cũng như mức thuế được phân chia theo tính chất của từng loại sinh viên:

Sinh viên đang tham gia học khóa tiếng Đức không được phép kiếm việc làm thêm dưới bất
kỳ hình thức nào.

Sinh viên tham gia học dự bị Đại học chỉ được phép làm thêm trong hai khoảng thời gian là:
vào dịp nghỉ hè và dịp nghỉ đông với điều kiện đã xin được giấy phép hợp lệ từ Sở Lao động địa
phương và Sở Ngoại kiều.

Sinh viên chính quy được miễn giấy phép nếu tham gia lao động trong 8 tiếng/ngày, kéo dài tối
đa 90 ngày/năm hoặc làm 4 tiếng/ngày trong 180 ngày/năm kể cả ngày nghỉ lễ. Nếu sinh viên
làm thêm quá số giờ quy định trên thì bắt buộc phải xin giấy phép từ của cơ quan quản lý nêu
trên dù làm ở ngoài hay làm trong trường đại học. 
Thu nhập làm thêm của sinh viên rơi vào khoảng thấp hơn 400 – 450 euro/tháng thì được miễn
thuế.
Thực tập sinh không cần xin Giấy phép Lao động nếu kì thực tập được nêu rõ trong chương
trình học và không bị giới hạn số lượng ngày làm dù có lương hay không lương. Nếu chương
trình học không bao gồm trong chương trình thì sinh viên phải xin phép và giới hạn thời gian
làm việc tuân thủ theo quy định của nước Đức.
Trong quá trình du học, sinh viên có rất nhiều cơ hội để đi làm thêm

Sinh viên du học tại Đức nên làm thêm những loại công việc gì?
Cơ hội kiếm việc làm thêm tại Đức rất cao và đặc biệt đối với những bạn sinh viên thông thạo
tiếng Đức. Việc làm phổ biến và có mức thu nhập ổn đối với sinh viên là phục vụ ở quán đồ ăn
nhanh, cửa hàng, thư viện. Những sinh viên có kỹ năng và chuyên môn tốt có thể đi làm tại các
doanh nghiệp, công ty, văn phòng. Đặc biệt làm trợ lý cho các nghiên cứu sinh hoặc giảng viên,
giáo sư giúp sinh viên vừa có thu nhập vừa tăng thêm không ít kiến thức.
Những sinh viên có vốn tiếng Đức yếu thường chọn công việc ít giao tiếp nhiều nhưng thu nhập
khá như giúp việc hay trông trẻ.
Làm thêm ở quán ăn nhanh là công việc phổ biến cho du học sinh

Tìm kiếm việc làm thêm tại Đức ở đâu?


Có nhiều nguồn để sinh viên kiếm việc làm thêm tại Đức như forum, group của du học sinh,
websites việc làm, websites trường, bảng thông tin việc làm, thậm chí cả từ tờ rơi,..
Một số website phổ biến để tìm việc là www.make-it-in germany.vn  hay www.your.bosch-
career.com…
Trong đó, theo bật mí kinh nghiệm tìm kiếm việc làm thêm tại Đức từ một số du học sinh gạo
cội, tìm việc từ các bài đăng trong group du học sinh hoặc từ các mối quan hệ giúp đỡ lẫn nhau
của hội du học sinh sẽ đảm bảo và tốt hơn so với tự tìm trên mạng.

Du học sinh ở Đức kiếm được bao nhiêu từ việc làm thêm?
Do mức sống và mức thu nhập nói chung của nước Đức đã thuộc hàng top trên thế giới nên mức
thu nhập cho việc làm bán thời gian cũng khá cao. Với mức lương tối thiểu ở nước này là
7EUR/ giờ do đó chỉ cần một tháng đi làm 80 tiếng thì du học sinh tại Đức có thể kiếm được
khoản tiền cao bằng việc làm toàn thời gian ở Việt Nam. 
Với các công việc yêu cầu tiếng Đức thông thạo thì mức lương còn cao hơn hai đến ba lần và
nhờ đó, sinh viên hoàn toàn có thể trang trải chi phí sinh hoạt cho bản thân, thậm chí một số
sinh viên còn có tiền tiết kiệm gửi về nhà hay đi du lịch khắp châu Âu trong suốt thời gian học.
CÁCH VIẾT MỘT MẪU THƯ ĐỘNG LỰC DU HỌC ĐỨC HOÀN HẢO

Motivationsschreiben hay còn gọi là thư động lực được coi là 1 yếu tố rất quan trọng đối
với mỗi học sinh, sinh viên muốn đi du học Đức. Với kinh nghiệm viết thư động lực tiếng
Đức nhiều năm, mình sẽ chia sẻ với các bạn bí kíp để có được một mẫu thư động lực du
học Đức hoàn hảo mà các bạn ko dễ tìm ở đâu.

Nội dung chính


 Thư động lực du học Đức là gì?
 Hướng dẫn cách viết thư động lực Đức một cách hoàn hảo
o Các thông tin chính cần có trong thư động lực
o Cách trình bày và bố cục trong thư động lực du học Đức
o Các tiêu chí quan trọng để có 1 thư động lực du học Đức hoàn hảo
 Về bố cục thư:
 Về nội dung thư:
 Kết luận

Thư động lực du học Đức là gì?


Trước tiên để viết được một bức thư động lực  du học Đức hoàn hảo bạn cần phải hiểu được thư
động lực là gì, nắm được những nội dung chính để dễ hình dung. Đây giống như là 1 tờ đơn xin
theo học ở Việt Nam. Tuy nhiên ở Việt Nam khi các bạn đi học thì đa phần là bố mẹ đưa mình
đến trường là viết cho mình cái đơn này, viết dài ngắn thế nào là tùy bố mẹ. Sự khác biệt là ở
Đức các trường sẽ lấy thư động lực là một trong những tiêu chí đánh giá hồ sơ, thậm chí có
trường đánh giá nhận hồ sơ phần nhiều dựa vào thư động lực. Một yếu tố nhỏ nhưng rất là quan
trọng đấy nhé. Cho nên bạn không chỉ phải viết đúng, viết đủ mà còn phải viết hay nữa. 

Hướng dẫn cách viết thư động lực Đức một cách hoàn hảo
Các thông tin chính cần có trong thư động lực
Trước tiên các bạn cần nắm được những nội dung chính cần có trong thư, đúng hơn là bạn nên
gạch ra một cái dàn ý trước về nội dung chính mà bạn sẽ viết. Bao gồm:
Lý do chọn ngành học, trường học: Các mẫu câu có thể sử dụng cũng tương tự như các bài viết
thư trong B1, B2: 
Mit einem großen Interesse schreibe ich diese Motivation/ In diesem Schreiben möchte ich
Ihnen erklären, warum ich …. / Als ich ein Kind war, interessierte ich …
Bạn cũng nên nói là vì sao mình biết đến nước Đức và vì sao bạn chọn Đức để đi du học. Phần
này mỗi người sẽ có 1 lý do khác nhau. Ví dụ:  vì nó đẹp, nằm ở trung tâm châu Âu, dễ đi du
lịch, vì tôi yêu bóng đá, yêu xe hơi, vì tôi thích ăn xúc xích Đức, tôi thích uống bia hơi Đức,…
nên tôi quyết định chọn du học Đức. 
Vì sao bạn thấy mình phù hợp với ngành học/ công việc này. Bạn nên nói về thế mạnh của bản
thân như thế nào để phù hợp với ngành học này.. 
Zu meiner Stärkung zählt Lernfähigkeit, dass ich…
Cần phải biết được thế mạnh của bản thân bạn: khả năng học tập đạt nhiều năm học sinh giỏi, đi
thi học sinh giỏi, thích đi học,…Thế mạnh bản thân cần có liên quan đến ngành học.
Mong muốn nghề nghiệp sau khi học xong/ Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì
Mein Traum ist es, dass ich als…. werde/ Nach dem Studium möchte ich… in Vietnam/ in
Deutschland….
Một lưu ý quan trọng: những gì bạn kể cũng phải trùng khớp với CV của mình nữa nhé.

Cách trình bày và bố cục trong thư động lực du học Đức
Bố cục của 1 bức thư động lực du học Đức về cơ bản là như sau:
Tên họ
Địa chỉ
Email
Tên trường
Địa chỉ                                                                              Hanoi, den…
Motivationsschreiben für ein Studium/ eine Ausbildung an…
Sehr geehrte…,
Viết lời mở đầu
Thân bài
Kết luận
Mit freundlichen Grüßen
Tên họ

Bố cục viết thư động lực- Motivationsschreiben


Về dàn ý cần có các mục sau: Absender, Adresse, Ort, Datum, Betreff, Anrede, Einleitung,
Vorstellung der eigenen Person, Erwartungen und Ziele, Eintrittstermin, Schlusssatz,
Grußformel, Unterschrift được trình bày theo thứ tự đã ghi.
Phần mở bài trong thư động lực du học Đức các bạn ghi lý do mà bạn nộp đơn (Welche
Stationen Ihrer Ausbildung/Karriere): Ich heiße … ich komme aus Vietnam…
Phần thân bài triển khai các ý mà các bạn đã lập dàn ý như mình đã hướng dẫn trong mục các
thông tin cần có khi viết thư. 
Kết luận nhớ nhắn nhủ rằng mình mong chờ gì và đợi hồi đáp từ phía họ.
Lưu ý: Thư của bạn nên viết tối thiểu 1 trang và dài nhất chỉ nên 2,5 trang
Các tiêu chí quan trọng để có 1 thư động lực du học Đức hoàn hảo
Để có được 1 bức thư động lực du học Đức hoàn hảo bạn cần thực hiện đầy đủ các nội dung
mình đã ghi bên trên. Ngoài ra còn thêm các yếu tố khác 

Về bố cục thư:
Cần chú ý lỗi chính tả, viết hoa, chấm phẩy. Vì người Đức học rất tỉ mỉ trong văn viết. Các giáo
sư của mình ngày trước thậm chí còn trừ điểm sinh viên với các lỗi chấm phẩy, thậm chí là dấu
cách bị thừa trong văn bản.
Người Đức phân ra cách hành văn là văn nói và văn viết, cho nên bạn nên chú ý không dùng
văn nói khi viết thư động lực xin học hoặc xin việc. Người ta nhìn vào bức thư cũng sẽ đánh giá
phần nào con người bạn.

Về nội dung thư:


Các mục tiêu muốn đạt được của bạn đều phải thể hiện rõ ràng 
Nêu được các phẩm chất cá nhân, kinh nghiệm của bản thân phù hợp với ngành học/ công việc 
Đừng bao giờ viết vào 1 điều gì không tốt về trường trong Motivationsschreiben của bạn.
Đừng quá dập khuôn hoặc bắt chước nhiều quá một bài viết thư động lực du học mẫu nào, sẽ
khiến cho bài Motivationsschreiben của bạn giống như bao bài khác không tạo ấn tượng, hoặc
người đọc nhìn vào đã thấy nhiều bức thư giống nhau, và thư sẽ không được đánh giá cao.
Và đặc biệt quan trọng, trong thư thể hiện sự tự tin nhưng không kiêu ngạo.

Kết luận
Với những kinh nghiệm và các bí kíp để viết một bức thư động lực du học Đức một cách hoàn
hảo ở trên, mình hy vọng có thể giúp ích cho các bạn. Cuối cùng, mình và BLA chúc các bạn có
1 mẫu thư động lực hoàn hảo và sẽ xin được vào các trường yêu thích ở Đức. Nếu cần tư vấn
chuyên sâu hơn về du học Đức bạn có thể đến với tiếng Đức BLA tại Láng Hạ để được hỗ trợ
nhé. Chúc các bạn du học Đức thành công!
Chi tiết Chi Phí du học Đức tại Việt Nam và chi phí sống hàng tháng tại Đức

Chi phí cho du học sinh đức sẽ chia thành hai phần, phần đầu là những khoản phí phát
sinh tại việt nam và phần hai là phí phát sinh hàng tháng khi sang Đức (bao gồm cả chi
phí ăn ở)
Để quyết định đi du học Đức, các bạn du học sinh cần phải đặt vô vàn các tiêu chí lên bàn cân
và một trong số đó không thể không tính đến chi phí du học Đức. Mỗi năm, các chi phí đều có
xu hướng tăng dần lên, vì vậy các bạn du học sinh nên tham khảo chi tiết từ những bài viết MỚI
NHẤT trên trang tin UY TÍN.
Nhìn chung, chi phí sinh hoạt tại Đức thật sự không quá đắt khi so với những nước khác cùng
trong khu vực châu Âu. Tuy nhiên, để có thể bảo đảm việc học hành, các bạn cần phải tính toán
chính xác các chi phí cần thiết cho sinh hoạt và học tập. Vậy hãy cùng NDF tìm hiểu xem
những loại chi phí nào cần chuẩn bị cho chuyến du học mơ ước này và chi phí đó hết bao nhiêu
nhé!
Vậy, tổng quan thì chi phí du học Đức là bao nhiêu?
Chi phí cho du học sinh đức sẽ chia thành hai phần: Phần đầu là những khoản phí phát sinh tại
Việt Nam và phần hai là phí phát sinh hàng tháng khi sang Đức (bao gồm cả chi phí ăn ở )

Những chi phí trước khi sang Đức (tại Việt Nam )
 Chi phí học Tiếng Đức hết B1 hoặc B2
 Bạn cần phải đạt TRÌNH ĐỘ TIẾNG ĐỨC TỐI THIỂU B1 là một trong những điều kiện tiên
quyết để bạn xin Visa sang Đức theo chương trình đại học. Hầu hết các trường Đại học Đức đã
yêu cầu học viên phải đạt B2 khi bắt đầu nộp hồ sơ.
 Chi phí cho mỗi khóa học sẽ phục thuộc vào từng trung tâm khác nhau, nhưng nhìn chung sẽ
rơi vào khoảng từ 32-35 triệu để học hết B1 và thêm 15-17 triệu khi đăng ký học một khóa B2.
 
Chi phí thi chứng chỉ ngoại ngữ
 Để xác nhận bạn đang đang ở trình độ B1 hoặc B2. Các bạn sẽ phải thi và đỗ Bằng tiếng Đức
B1 hoặc B2. Địa điểm đăng ký tại Goethe hoặc Đại học Hà Nội với mức lệ phí khoảng 4 triệu
cho 4 kỹ năng : Nghe-Nói-Đọc-Viết
Ngoài ra, đối với trình độ B2/C1, bạn có thể đăng ký thi bằng TestDaF. Bạn có thể đăng ký qua
trang https://www.testdaf.de/de/ với mức lệ phí khoảng 3 triệu (100 Euro).
 
Chi phí chuẩn bị các loại giấy tờ khác
 Ngoài chứng chỉ tiếng Đức, tuỳ vào mỗi trường, mỗi ngành học khác nhau lại có thể có yêu cầu
về giấy tờ riêng. Du học sinh có thể sẽ phải hoàn thành thêm một số thủ tục sau (các giấy tờ
này là khác nhau đối với từng trường hợp).
Thủ tục thẩm tra APS: 150$ hoặc 250$(với những bạn tham gia phỏng vấn APS)
Thi TestAS: 80Euro
 
Chi phí dịch thuật
 Các giấy tờ ở Việt Nam phải được dịch thuật công chứng sang Tiếng Đức. Chi phí dịch thuật
tài liệu Việt Đức dao động từ 80.000 – 100.000 VND/trang (có thể cao hơn nếu lấy ngay). Với
giấy tờ đi du học, phí dịch thuật của chúng ta sẽ rơi vào từ 2,5 triệu tới 3 triệu .
 
Tổng hợp lại chi phi tại Việt nam
Chi phí học tiếng: 32-35 triệu (học từ A1 tới B1), thêm 15-17 triệu khi học B2
Chi phí chứng chỉ ngoại ngữ: 3,5 triệu – 4 triệu
Chi phí thẩm tra APS: 150 USD hoặc 250 USDvới những bạn tham gia phỏng vấn APS)
Chi phí Test AS: 80 Euro
Chi phí dịch thuật giấy tờ: Khoảng 2,5-3 triệu VND
Tổng: 50 triệu VND
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ bạn đã có thể nộp đơn xin xét tuyển vào học tại trường ở
bên Đức được rồi!.

Các loại chi phí khi sang Đức


Ngoài các chi phí chuẩn bị cho chuyến du học, sau khi sang Đức, du học sinh còn phải tính đến
các loại chi phí sinh hoạt như tiền ăn, tiền bảo hiểm sức khỏe, tiền đi lại, tiền thuê nhà. Sinh
viên ở mỗi thành phố và bang khác nhau sẽ trả những mức chi phí khác nhau. Các bạn du học
sinh nên tìm hiểu mức sống trung bình ở từng nơi để chọn được thành phố phù hợp với bản
thân. Dưới đây mình sẽ liệt kê một số loại chi phí cơ bản mà một sinh viên học tại Đức phải chi
trả hàng tháng:

Tiền học phí


Đa số các trường đại học tại Đức sẽ được hỗ trợ tài chính từ chính phủ. Vì thế dù là trường đại
học hay thạc sĩ Các bạn sinh viên đang có ý định du học Đức có thể hoàn toàn yên tâm, bởi vì
tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có trường đại học công lập nào ở Đức thu học phí với cả
sinh viên trong nước lẫn sinh viên quốc tế. Vào đầu mỗi kỳ học, bạn chỉ phải đóng một khoản
tiền học kỳ (Semesterbeitrag), số tiền này rơi vào khoảng 150-350 Euro tùy thuộc vào từng
trường đại học khác nhau. Khoản tiền này bao gồm chi phí cho các phương tiện giao thông công
cộng di chuyển trong thành phố, mượn sách trong thư viện trường...Bên cạnh đó, với thẻ sinh
viên, bạn sẽ được giảm giá khi tham quan bảo tàng, đi uống cà phê cùng bạn bè, khi đăng ký
chơi thể thao...
Ở Đức cũng có những trường dân lập dành cho sinh viên, mức phí để học một kỳ tại trường dân
lập này rơi vào khoảng 4000-5000 Euro, nhưng tính ra thì mức học phí này chưa cao bằng học
phí tại các nước như Mỹ, Anh, Úc hay một số quốc gia cùng nằm trong khối liên minh Châu
Âu. 

Tiền thuê nhà


Tiền thuê nhà là khoản chi phí mà bạn sẽ phải trả hàng tháng, chi phí này cũng phụ thuộc vào
mức sống của từng thành phố. Với các bạn sinh viên, xin được một phòng trong ký túc xá sinh
viên của trường là tiện và rẻ nhất. Mỗi trường đều có khu ký túc xá riêng, sau khi nhận được
giấy báo nhập học của trường, bạn có thể lên mạng đăng ký một phòng ký túc trước qua trang
Web của trường. Thông thường, sinh viên sẽ phải chờ từ một đến bốn kỳ để được nhận một
phòng trong ký túc, vì số lượng sinh viên đăng ký ở các kỳ đều rất đông. Và đặc biệt là kỳ nào
tại các trường cũng có các bạn sinh viên quốc tế sang học trao đổi, những bạn sinh viên này sẽ
được ưu tiên nhận phòng trong ký túc xá của trường trước. Mức giá trung bình mà bạn phải trả
cho một phòng thuê trong ký túc xá là 180-260 Euro một tháng, số tiền này đã bao gồm các
khoản phụ phí như: tiền đổ rác, tiền điện nước, có nơi sẽ bao gồm tiền Internet. Nếu khoản tiền
trên chưa bao gồm tiền Internet thì bạn sẽ phải trả thêm khoảng 20 Euro một tháng cho tiền lắp
đặt mạng.
Trong trường hợp mà bạn không được nhận một phòng trong ký túc xá của trường, bạn buộc
phải thuê nhà của tư nhân ở ngoài, số tiền thuê một phòng sẽ phụ thuộc vào từng thành phố và
bang khác nhau. Ví dụ nếu ở thành phố Munich, bạn sẽ phải trả khoảng 370-430 Euro cho một
phòng ở trong một căn hộ 3 người, thế nhưng mức chi phí này chỉ rơi vào khoảng 190-270
Euro ở thành phố Leipzig. Các bạn du học sinh nên cân nhắc thành phố nào có mức sống phù
hợp với khả năng kinh tế của bản thân, từ đó có thể đưa ra những lựa chọn đúng đắn.

Tiền bảo hiểm


Ở Đức, việc mua bảo hiểm sức khỏe cá nhân là bắt buộc 100% đối với tất cả các nhóm đối
tượng. Thời gian đầu khi bạn vẫn còn học tiếng Đức để chuẩn bị cho kỳ thi đầu vào dự bị, kỳ thi
DSH hoặc là đang học chương trình dự bị, bạn có thể mua bảo hiểm của một hãng bảo hiểm tư
nhân. Một số hãng bảo hiểm tư nhân mà bạn có thể tham khảo như: Mawista 33
Euro/tháng, HanseMerkur 43 Euro/ tháng... Với mỗi hãng bảo hiểm và gói bảo hiểm mà bạn
phải trả khác nhau, bạn sẽ được hưởng những quyền lợi y tế khác nhau khi đi khám chữa bệnh.
Còn khi bạn đã chính thức học tại một trường đại học tại Đức, bạn phải ký hợp đồng bảo hiểm
với một hãng bảo hiểm công. Một số hãng bảo hiểm công được nhiều sinh viên dùng như:
AOK90Euro/tháng, DAK 89Euro/tháng, TK 88Euro/tháng...Khi đi khám, bạn chỉ cần cầm
theo theo thẻ bảo hiểm, những chi phí khám chữa bệnh phòng khám hoặc bệnh viện sẽ gửi hóa
đơn cho bên bảo hiểm mà bạn đăng ký sau.
Tiền sinh hoạt 
Với du học sinh, cách tốt nhất để tiết kiệm chi phí sinh hoạt đến mức tối thiểu đó là tự  đi chợ
và nấu ăn tại nhà. Ở Đức, có rất nhiều loại thực phẩm đa dạng được bày bán trong các chuỗi
siêu thị bình dân như Aldi, Netto, Lidl...các bạn có thể tự đi chợ cho những bữa ăn hàng ngày,
điều đó sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí sinh hoạt hơn khi bạn đi ăn ở ngoài hàng. Ở ngoài, bạn có
thể phải tốn ít nhất là 7Euro đồ ăn và 3Euro cho đồ uống, tổng cộng bạn sẽ mất ít nhất 10Euro
cho một bữa ăn ở ngoài. Còn nếu bạn tự nấu ăn ở nhà, một tháng bạn có thể chỉ mất
khoảng 120Euro cho tiền ăn hàng tháng. Giá cả của các loại thực phẩm trong các siêu thị không
có sự chênh lệch nhiều giữa các thành phố và các bang, giá thực phẩm là giá cố định không phụ
thuộc nhiều vào các vùng và thành phố.

Ngoài tiền ăn, du học sinh còn cần phải trả thêm một số các loại phí như phí Radio ZDF
là17Euro một tháng. Nếu bạn ở một mình một căn hộ hay một phòng đơn độc lập trong ký túc
xá, bạn sẽ phải tự trả số tiền này một mình, còn nếu bạn ở chung trong một căn hộ với những
bạn khác, bạn có thể hỏi và các bạn có thể chia số tiền này và cùng nhau đóng hàng tháng.
Mỗi đầu kỳ, bạn cần phải trả một khoản tiền phí học kỳ (Semesterbeitrag), với số tiền đã đóng
này, bạn có thể được sử dụng những phương tiện giao thông công cộng để di chuyển trong
thành phố hoặc trong nội bộ bang. Thế nhưng, có thể có nhiều khoản phát sinh cho việc đi lại
như tiền đi tàu xe khi đi du lịch sẽ mất khoảng200 Euro, số tiền này tùy thuộc vào mức độ đi
chơi, du lịch của từng bạn.

Bạn sẽ buộc phải có8820Euro trong tài khoản phong tỏa khi mới qua Đức, bạn được phép rút
số tiền này để chi trả cho chi phí sinh hoạt khi mới sang Đức. Người ta tính trung bình một sinh
viên cần phải chi trả 735Euro/tháng khi sống và học tập tại Đức. Các bạn lưu ý, nếu tài khoản
của bạn bị phong tỏa thì số tiền tối đa mà bạn có thể sử dụng từ tài khoản là 735Euro trong một
tháng, các bạn cần tính toán chi tiêu sao cho hợp lý, tránh gây ra tình trạng mới đến giữa tháng
mà bạn đã tiêu hết tiền đến hạn mức mà bạn được phép sử dụng.
Trên đây là những khoản chi phí cơ bản mà các bạn sinh viên cần phải trả trong một tháng. Còn
một số loại chi phí phát sinh như: tiền đồ dùng học tập, tiền đi tập thể thao, tiền quần áo...mình
sẽ không viết cụ thể trong bài viết này, vì những khoản này phụ thuộc vào nhu cầu của từng bạn
khác nhau. Mình sẽ liệt kê lại một lần nữa trung bình tổng các khoản chi phí khi qua Đức mà
các bạn cần phải chi trả trong một tháng như sau:
1. Tiền thuê nhà: 230 Euro
2. Tiền bảo hiểm: 90 Euro
3. Tiền ăn uống: 120 Euro
4. Tiền Radio ZDF: 17 Euro
5. Tiền phát sinh: 100 Euro
6. Tiền phí học kỳ (đầu kỳ): 180 Euro
     Tổng chi phí: 737Euro

Mức sống và các khoản chi phí sinh hoạt ở Đức được đánh giá khá là hợp lý so với mặt bằng
chung của Châu Âu, đặc biệt là với chế độ miễn học phí tại hầu hết tất cả các trường đại học
trên toàn nước Đức, nhiều bậc phụ huynh cũng lựa chọn Đức là điểm đến trong tương lai cho
con em mình. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu cụ thể hơn những khoản  chi phí mà bạn
cần chuẩn bị và những khoản chi phí hàng tháng mà bạn cần trả khi sinh sống và học tập tại
Đức, từ đó có thể chuẩn bị thật tốt mọi hành trang cho chuyến du học Đức của mình.
Chúc các bạn thành công trên con đường học tập của mình!
Về đời sống sinh hoạt tại Đức
Các loại phòng thuê dành cho du học sinh, Chi phí dành cho ăn uống, Giao thông,Vui chơi, giải
trí,Công việc làm thêm

 1.    Các loại phòng thuê dành cho du học sinh


Chi phí cho phòng trọ sẽ chiếm phần lớn trong sinh hoạt phí của du học sinh, cũng tùy theo từng
khu vực, thành phố mà giá cả sẽ có sự chênh lệch nhất định.

·       Giá thuê phòng tại các thành phố


Top các thành phố đắt đỏ là thủ đô Berlin, Munich, Mannheim, Heidenberg, Frankfurt… giá
thuê phòng có thể chênh lệch từ 170 – 350 Euro/tháng ( tương đương 4,5 triệu - 9 triệu VNĐ).
Trong khi các thành phố có giá thuê rẻ hơn là Aachen, Kiel, Emden thì teen phải chi tầm 175 –
240 Euro (tương đương 4,5 triệu - 6 triệu VNĐ) tiền thuê nhà một tháng.

·       Thuê phòng trong ký túc xá


Phòng trong ký túc xá trung bình 200 Euro/tháng (tương đương 5 triệu VNĐ).

·       Thuê căn hộ
Phòng trong một căn hộ, chia sẻ với bạn khác tầm 240 Euro/tháng ( tương đương 6 triệu VNĐ).
Du học sinh nên nghiên cứu chỗ ở trước khi sang, trường hợp bất đắc dĩ sang Đức rồi mới tìm
nhà ở thì có thể yêu cầu văn phòng quốc tế tại trường bạn giúp đỡ.

.    Chi phí dành cho ăn uống


Chi phí ở Đức không rẻ nên thường các bạn du học sinh sang đây đều chọn cách tự nấu nướng
cho đỡ chi phí. Đồ ăn ở Đức cũng khá dễ ăn và hệ thống siêu thị rất đa dạng, phong phú giúp
cho sinh viên Việt Nam đỡ phần nào việc nấu nướng.
Về chi phí cho việc ăn uống: nếu bạn ở các thành phố khác nhau cũng không chênh lệch nhiều,
tối đa 160 Euro/tháng ( tương đương 4 triệu VNĐ) nếu bạn tự nấu ăn. Sau đây là một số giá
thực phẩm để các bạn tham khảo nhé:
- 1 ổ bánh mỳ: 1,5 – 3€ (39 nghìn - 78 nghìn VNĐ)
- 1kg táo: 2€ (52 nghìn VNĐ)
- 1kg khoai tây: 1€ (26 nghìn VNĐ)
- 1lít sữa: 0,5 - 1€ (13 nghìn - 26 nghìn VNĐ)
- 1 chai nước tinh khiết (0,75lit): 0,3€ (7 nghìn VNĐ)
- 1 cốc cà phê tại quán: 2,5€ (65 nghìn VNĐ)
- 1 cốc bia tại quán (0,3lit) 2 - 3€ (52 nghìn - 78 nghìn VNĐ)
Những mức giá trên có thể thay đổi tùy theo tình hình kinh tế

3.    Giao thông
Chi phí cho việc đi lại của các bạn nếu sử dụng phương tiện công cộng một tháng tầm 30 - 40
Euro (tương đương 700 nghìn - 1 triệu VNĐ)
Ở Đức du học sinh thường chọn tàu điện ngầm là phương tiện phổ biến nhất. Những ai muốn
tiết kiệm hơn các bạn có thể sử dụng xe đạp, có riêng phần đường xe đạp trên vỉa hè. Bên cạnh
đó, hệ thống xe bus ở Đức cũng khá phát triển.

4.    Vui chơi, giải trí


Có lẽ Đức là nơi người dân sôi động và hài hước, nhiệt thành nhất ở châu Âu. Không chỉ có
những lễ hội bia hoành tráng như teen thường thấy, Đức còn nổi tiếng bởi những kiến trúc cổ
xưa đẹp và ma trận của nghệ thuật đường phố đỉnh cao.

5.    Công việc làm thêm


Du học sinh được làm 180 ngày/năm. Đây là thời gian để du học sinh làm thêm trong thời gian
học tập tại Đức. Trong thời gian học, bạn sẽ được làm tối đa 20 giờ/tuần. Còn trong kỳ nghỉ,
bạn có thể thoải mái làm thêm theo mong muốn.
Theo quy định, sinh viên nước ngoài được phép làm thêm cả trong lẫn ngoài trường. Các công
việc trong trường thường là phụ việc trong phòng thí nghiệm, phòng máy, phòng sinh viên, nhà
ăn,… Tuy nhiên, số lượng công việc có hạn mà sinh viên lại đông, các bạn du học sinh Việt
Nam thường tìm tới các công việc bên ngoài.
Mua sắm và tiết kiệm tiền với thẻ sinh viên - 20/08/2020/
Những cách mua sắm  để tiết kiệm tiền với thẻ sinh viên.
Cuộc sống du học xa gia đình, xa quê hương, chắc hẳn sẽ có rất nhiều bạn gặp những vấn đề
khó khăn về tài chính và luôn mong muốn có thể tiết kiệm chi phí sinh hoạt của bản thân để phụ
giúp gia đình. Cùng Trung tâm IECS tìm hiểu nhưng kinh nghiệm giúp du học sinh tiết kiệm chi
phí hiệu quả nhất nhé!

1. Hãy đến các siêu thị giá rẻ


Bạn có thể tìm thấy những món đồ rất tốt tại các cửa hàng giảm giá. Nhưng giờ mở cửa bị hạn
chế ở Đức – và hầu hết các cửa hàng đều đóng cửa vào chủ nhật. Bạn cũng nên so sánh giá cả.
Với ID sinh viên của bạn, bạn có thể tiết kiệm rất nhiều tiền.

Bạn có thể tiết kiệm tiền bằng cách mua đồ tạp hóa tại các chuỗi siêu thị giá rẻ giảm giá lớn
Bạn có thể tiết kiệm tiền bằng cách mua đồ tạp hóa tại các chuỗi siêu thị giảm giá lớn, chẳng
hạn như Aldi, Lidl và Netto. Bạn cũng nên kiểm tra đặc biệt hàng tuần và so sánh giá cẩn thận.
Bằng cách này, bạn có thể tiết kiệm một vài Euro ở đây.
Bạn có thể tìm thấy những món đồ giảm giá khác tại các siêu thị địa phương, các hiệu thuốc,
cửa hàng bách hóa và các cửa hàng do-it-yourself trên trang web của Kaufda.

Aldi là một trong những siêu thị giá thấp của Đức
Giờ cửa hàng khác nhau từ nơi này đến nơi khác. Các cửa hàng nằm ở trung tâm thành phố
thường mở cửa từ 10 giờ sáng đến 8 giờ tối vào các ngày trong tuần và vào các ngày thứ bảy
cho đến 4 giờ chiều, hoặc 6 giờ chiều hoặc 8 giờ tối tùy thuộc vào nơi bạn sống.
Các siêu thị thường mở cửa lâu hơn, trong một số trường hợp mở cửa từ 7 giờ sáng đến 10 giờ
tối. Hầu như tất cả các cửa hàng đều đóng cửa vào chủ nhật và ngày lễ. Tuy nhiên, tại các thành
phố lớn hơn, một số chợ và ki ốt mở cửa vào chủ nhật, nơi bạn có thể mua các nhu yếu phẩm cơ
bản. Nếu mọi thứ đều đóng cửa, các chợ nhỏ trong các trạm xăng có bán đồ ăn nhẹ và thực
phẩm (tương đối đắt). Bạn cũng sẽ tìm thấy một số tiệm bánh mở cửa vào sáng chủ nhật.

2. Nên mua cho mình một chiếc xe đạp


Đi lại bằng xe đạp sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí
Xe đạp là một phương tiện đi học vừa tiện lợi vừa tiết kiệm chi phí xăng xe đáng kể. Hệ thống
đường xá tại Đức lại ít đồi dốc, có làn đường dành riêng cho xe đạp nên việc đi lại bằng xe đạp
rất thuận tiện.
Tưởng tượng bạn đi xe đạp đến trường trên những con đường cực đẹp, hít thở bầu không khí
trong lành và cảm nhận cảnh vật xung quanh. Nếu thành phố của bạn không hỗ trợ hệ thống
phương tiện giao thông công cộng một cách đầy đủ thì đây là phương án tuyệt vời để tiết kiệm
tiền.

3. Sử dụng thẻ sinh viên, tận dụng ưu đãi giảm giá cho sinh viên
Khi sử dụng dịch vụ đi kèm thẻ sinh viên bạn sẽ tiết kiệm được một số tiền kha khá
Thẻ sinh viên của bạn có thể giúp bạn tiết kiệm tiền. Học sinh đủ điều kiện nhận mức giá ưu đãi
trên vé đến nhà hát, rạp chiếu phim, bể bơi hoặc bảo tàng. Ngoài ra còn có giảm giá sinh viên
trên đăng ký báo, phần mềm máy tính, hợp đồng điện thoại di động và tài khoản ngân hàng.
Nếu bạn dự định đi du lịch bên ngoài nước Đức, Thẻ nhận dạng sinh viên quốc tế (ISIC) có thể
giúp bạn tiết kiệm tiền vé máy bay và đường sắt , phí vào cửa bảo tàng và nhà hát, và nhiều hơn
nữa. Bạn có thể mua ISIC với giá 12 euro từ hội đồng sinh viên hoặc tại các cơ quan du lịch
chọn lọc trong thị trấn của bạn. Để biết thêm thông tin về thẻ căn cước sinh viên quốc tế, hãy
truy cập trang web của ISIC.
Chỉ cần làm theo những gợi ý trên, bạn sẽ có thể tiết kiệm được một số tiền không nhỏ để trang
trải thêm cho cuộc sống, cũng như phòng hờ những trường hợp bất ngờ. Nếu các bạn cần thêm
thông tin về quá trình du học thì hãy liên hệ ngay với trung tâm tư vấn du học  IECS để được tư
vấn chi tiết nhé.
QUY TRÌNH XIN APS

APS là một bộ phận thuộc Phòng Văn hóa của Đại sứ quán Đức Hà Nội. APS thẩm tra liệu Sinh
viên xin Du học có đáp ứng được các điều kiện cơ bản để nhập học Đại học tại Đức, đồng thời
thẩm tra các Chứng chỉ học tập. Thủ tục này được áp dụng từ ngày 01 tháng 1 năm 2007 đối với
tất cả các Sinh viên muốn bắt đầu học đại học ở Đức từ học kỳ mùa đông năm 2007.
Sau khi thẩm tra, nếu Sinh viên đạt đầy đủ các yêu cầu sẽ được APS cấp một Chứng chỉ hay
một Chứng nhận (cho các khóa học thuần túy nghệ thuật). Chứng chỉ hay Chứng nhận này là
một trong những điều kiện để được nhập học tại một Trường Đại học của Đức. Các Chứng chỉ
và Chứng nhận có hiệu lực vô thời hạn.

Vài lưu ý về nộp Hồ sơ thẩm tra APS


Để nộp Hồ sơ thẩm tra APS, đối với những ai vừa tham gia thi Kỳ thi Tốt nghiệp THPT xong,
bên cạnh Đơn, lệ phí (150 USD) và các Giấy tờ đơn giản khác chỉ cần nộp:
1. Bản sao chứng thực và bản dịch công chứng của Giấy chứng nhận Tốt nghiệp THPT hay tương
đương.
2. Bản sao chứng thực và bản dịch công chứng của Giấy chứng nhận kết quả thi Kỳ thi Tốt nghiệp
THPT.
3. Bản sao chứng thực và bản dịch công chứng của Giấy báo trúng tuyển Đại học hay tương
đương.
 Chứng chỉ tiếng Đức hay kết quả TestAS không cần thiết phải nộp trong Hồ sơ APS. Tuy nhiên
các Trường Đại học Đức sẽ yêu cầu Chứng chỉ tiếng Đức và kết quả TestAS khi nộp Hồ sơ xin
nhập học.
 Để thẩm tra được nhanh, nên nộp Hồ sơ thẩm tra càng sớm, càng tốt: Trước tháng hai năm sau,
sau khi thi Kỳ thi Tốt nghiệp THPT.

Thủ tục APS thông thường cho sinh viên học đại học dành cho tất cả những sinh viên từ Việt
Nam chưa tốt nghiệp đại học muốn xin vào học tại một trường đại học hoặc dự bị đại học của
Đức, bao gồm các đối tượng sau:
1. Những sinh viên tốt nghiệp trung học phổ thông 12 năm và trúng tuyển vào đại học ở Việt Nam
2. Những sinh viên đang theo học tại một trường đại học ở Việt Nam và chưa tốt nghiệp đại học
3. Những sinh viên đã tốt nghiệp cao đẳng

Các điều kiện để được nhập học đại học tại Đức đã được Hội nghị bộ trưởng văn hóa các bang
của Đức quy định lại và có hiệu lực từ ngày 20.11.2017, cụ thể như sau:
1. có giấy gọi nhập học một khóa đại học chính quy hệ bốn năm trở lên tại một trường đại học tại
Việt Nam hoặc tốt nghiệp hệ chính quy của một trường cao đẳng tại Việt Nam thì được nhận
vào dự bị đại học/Thi Feststellungsprüfung.
2. đã học ít nhất hai năm một khóa đại học chính quy hệ bốn năm trở lên tại một trường đại học tại
Việt Nam hoặc tốt nghiệp hệ chính quy của một trường cao đẳng tại Việt Nam và có giấy gọi
nhập học vào năm thứ ba của một khóa đại học chính quy hệ bốn năm trở lên của một trường
đại học ở Việt Nam thì được nhận thẳng vào đại học theo ngành học ở Việt Nam.

Thủ tục thẩm tra APS gồm có


1. thẩm tra các giấy tờ sinh viên nộp
2. thi viết thẩm tra năng lực sinh viên (TestAS)

Hạn nộp hồ sơ:


Hồ sơ có thể nộp hoặc gửi qua bưu điện đến APS bất kỳ lúc nào, không có thời hạn.

Những hồ sơ cần nộp:


1. 1 đơn điền đầy đủ có dán ảnh chân dung (đề nghị tải đơn từ trang Web của Đại sứ quán Đức).
Đề nghị điền đơn chữ viết rõ ràng, bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh và ghi rõ đầy đủ họ tên.

2. Một phong bì màu trắng to cỡ A4, không in bất kỳ logo nào trên đó, ghi rõ họ tên và địa chỉ, số
điện thoại di động của người nhận giấy chứng nhận APS ở góc dưới bên phải phong bì.

3. 02 bản sao chứng thực và 01 bản dịch công chứng (sang tiếng Đức hoặc tiếng Anh) của những
giấy tờ sau:
 Giấy Chứng nhận kết quả thi kỳ thi tốt nghiệp THPT
 Bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT (tạm thời)
 Giấy gọi vào đại học ghi rõ chuyên ngành trúng tuyển
 Bảng điểm các học kỳ đại học đã học (bắt buộc đối với sinh viên đã có kết quả thi của kỳ thi tốt
nghiệp THPT được tổ chức cách đây  hơn 12 tháng).
+) Điều kiện học đại học tại Đức dành cho sinh viên thi tốt nghiệp THPT từ năm 2017:
 phải tham gia thi 6 môn trong đó 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ và một bài thi
Tổ hợp tự chọn (tổ hợp Khoa học Tự nhiên: Vật lý, Hóa học, Sinh học hay tổ hợp Khoa học Xã
hội: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân),
 đạt tổng điểm thi tối thiểu là 36 (tính sáu môn thi xét Tốt nghiệp, không nhân hệ số, không làm
tròn), trong đó không môn thi nào dưới 4 điểm,
 không chấp nhận dùng chứng chỉ Ngoại ngữ để thay thế bài thi Ngoại ngữ và
 có ít nhất bốn môn thi không dưới 6 điểm.
4. Hóa đơn ngân hàng về việc trả lệ phí
Lệ phí
Lệ phí cho Thủ tục APS thông thường cho sinh viên học đại học hiện là 150 USD và sẽ
không được hoàn lại trong bất kỳ trường hợp nào sau khi sinh viên đã nộp tiền vào tài khoản
của Đại Sứ Quán Đức. Lệ phí phải được trả trước tại Vietcombank và hóa đơn trả lệ phí phải
được nộp cùng hồ sơ. Sau khi thẩm tra thành công, sinh viên sẽ nhận được 10 giấy chứng nhận.
Nếu 10 giấy chứng nhận vẫn chưa đủ, sinh viên có thể nộp vào tài khoản của Đại sứ quán Đức
20 USD và gửi hóa đơn kèm 1 phong bì trắng khổ to A4 ghi rõ địa chỉ và số điện thoại người
nhận đến APS xin cấp thêm 10 chứng nhận nữa.
Tài khoản: Embassy of Germany
Số tài khoản: 001 1371844717
Vietcombank
Khi trả tiền tại ngân hàng, đề nghị ghi rõ đầy đủ họ tên, ngày sinh của sinh viên và
cụm từ khóa „APS“.
Có thể đích thân nộp hồ sơ tại phòng lễ tân Đại sứ quán Đức tại Hà Nội hoặc gửi qua
bưu điện theo địa chỉ sau:
Đại Sứ quán Đức tại Việt Nam, APS
29 Trần Phú, Quận Ba Đình. Hà Nội
Mở tài khoản tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – VietinBank

I. HƯỚNG DẪN CÁCH THỨC MỞ TÀI KHOẢN DU HỌC ĐỨC TẠI VIETINBANK
Tài khoản du học Đức là tài khoản tiền gửi thanh toán bằng đồng EUR do VietinBank – Chi
nhánh Đức mở cho du học sinh Việt Nam có nhu cầu xin cấp thị thực du học tại CHLB Đức,
dưới hình thức tài khoản phong tỏa (Sperrkonto) theo quy định của Đại sứ quán Đức tại Việt
Nam để chứng minh tài chính.

Hướng dẫn giao dịch:


Bước 1: Tìm hiểu thông tin và mở tài khoản ở tất cả Trụ sở chi nhánh VietinBank tại Việt
Nam (theo Danh sách địa điểm giao dịch tại Việt Nam). Hồ sơ đăng ký mở tài khoản gồm:
 Bản sao công chứng hộ chiếu (còn hiệu lực tối thiểu 06 tháng);
 Giấy đề nghị mở tài khoản (của VietinBank ban hành);
 Bản sao công chứng Giấy báo nhập học (Bedingter Zulassungsbescheid); hoặc Giấy chứng nhận
đăng ký trước suất học tại một trường của Đức
 Studienplatzvormerkung); hoặc Giấy chứng nhận (thông báo cuối cùng) của Cơ quan thẩm định
hồ sơ xin học ĐH/Cao đẳng (ASSIST-Bescheinigung – “endgültige Mitteilung”). Trong trường
hợp chưa có bản gốc, du học sinh có thể nộp bản photo, tuy nhiên phải bổ sung bản sao công
chứng trước khi nhận Giấy Xác nhận số dư tài khoản.

Bước 2: Chi nhánh VietinBank tại Việt Nam hỗ trợ du học sinh scan và chuyển hồ sơ sang
VietinBank – Chi nhánh Đức tại Berlin (nếu du học tại miền Đông nước Đức)
hoặc Frankfurt (nếu du học tại miền Tây nước Đức) để mở tài khoản. Sau khoảng năm ngày
làm việc, tuy nhiên vào mùa cao điểm nộp hồ sơ nhập học, quá trình mở có thể kéo dài hơn dự
kiến, du học sinh nhận được bản scan Thông báo thông tin tài khoản qua địa chỉ E-Mail đã
đăng ký với VietinBank.

Bước 3: Du học sinh tới Trụ sở chi nhánh VietinBank tại Việt Nam, nơi nộp hồ sơ mở tài
khoản, để làm thủ tục chuyển tiền. VietinBank sẽ hỗ trợ cung ứng hoặc cho vay EUR nếu du
học sinh có nhu cầu. Sau tối đa hai đến bốn ngày làm việc, du học sinh nhận bản scan Giấy
xác nhận số dư tài khoản qua địa chỉ E-Mail đã đăng ký với VietinBank. Du học sinh in bản
scan (đã được chấp nhận tại Đại sứ quán Đức tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Đức tại Tp. Hồ
Chí Minh) để bổ sung vào hồ sơ xin cấp thị thực.
(Du học sinh cũng có thể nhờ người thân ở nước ngoài nộp hộ tiền vào tài khoản theo thông tin
tài khoản đã được VietinBank cung cấp).
Bước 4: Khi chính thức sang Đức du học, du học sinh mang theo Giấy đăng ký tạm trú/tạm
vắng tại Đức (Anmeldung) và Hộ chiếu đến VietinBank – Chi nhánh Đức tại Berlin hoặc
Frankfurt để kích hoạt tài khoản và đăng ký sử dụng các dịch vụ gia tăng khác như phát hành
thẻ ATM, internet banking, uỷ nhiệm chi, v.v. Trường hợp du học sinh không có điều kiện trực
tiếp đến Chi nhánh Đức thì có thể kích hoạt tài khoản qua đường Bưu điện theo hướng dẫn
của Nhân viên Chi nhánh.
Du học sinh tham khảo các khoản phí và thông tin liên hệ với VietinBank – Chi nhánh Đức
tại Phụ lục đính kèm.
Các thông tin khác, du học sinh có thể tham khảo tại trang web www.vietinbank.vn hoặc gọi
điện tới Trung tâm chăm sóc khách hàng của VietinBank theo số: 1900.558.868.

II. HƯỚNG DẪN CHO VAY DU HỌC, CHỨNG MINH TÀI CHÍNH DU HỌC TẠI
VIETINBANK
Cho vay du học, chứng minh tài chính du học là một gói sản phẩm tín dụng kết hợp với các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng VietinBank nhằm hỗ trợ và thực hiện hóa giấc mơ đi du học cho đối
tượng học sinh, sinh viên đang chưa có nhiều năng lực về tài chính.

1. Tiện ích
 Được hỗ trợ tối đa nhu cầu vay vốn tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng trả nợ;
 Lãi suất hấp dẫn, cạnh tranh;
 Thủ tục đơn giản, nhanh chóng;
 Khách hàng không cần có Tài sản đảm bảo khác (ngoài tài sản hình thanh từ vốn vay).

2. Đặc điểm
 Đồng tiền cho vay: VNĐ;
 Mức cho vay tối đa: Tối đa lên tới 100% nhu cầu chứng minh tài chính;
 Thời hạn cho vay: Phù hợp với thời gian đề nghị chứng minh tài chính của khách hàng;
 Phương thức cho vay: từng lần;
 Lãi suất cho vay: bằng lãi suất ghi trên tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, thẻ Tiết kiệm, hoặc Giấy tờ
có giá được hình thành từ vốn vay của VietinBank cộng Phí chứng minh tài chính;
 Phí: thu theo biểu phí hiện hành của VietinBank (nếu có).

3. Điều kiện áp dụng


 Sử dụng vốn vay vào mục đích chứng minh tài chính;
 Có nguồn thu và phương án vay – trả nợ đảm bảo khả năng trả nợ gốc, lãi, phí trong thời gian
cam kết;
 Thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và
hướng dẫn của VietinBank.

4. Hồ sơ thủ tục
 Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của VietinBank;
 Bản sao có xác nhận CMND hoặc Hộ chiếu, giấy tờ tương đương còn hiệu lực, sổ hộ khẩu hoặc
đăng ký tạm trú dài hạn (KT3);
 Thông báo chi phí, sinh hoạt phí; tài liệu yêu cầu chứng minh của cơ quan quản lý nhập cảnh
của nước ngoài hoặc của tổ chức dịch vụ du học (đối với nhu cầu chứng minh tài chính để đi du
học) và giấy tờ khác theo yêu cầu;
 Các hồ sơ liên quan đến Tài sản bảo đảm khoản vay.
Để đăng ký vay du học hoặc tìm hiểu thêm các thông tin về sản phẩm, du học sinh có thể thao
khảo tại ĐÂY hoặc gọi điện tới Trung tâm chăm sóc khách hàng của VietinBank theo
số: 1900.558.868.

Chuyển tiền du học qua VietinBank:


Thực hiện tại Chi nhánh Tràng An, 114 Mai Hắc Đế, Hà Nội – ĐT: 024 3200 5674.
Dịch vụ chuyển tiền tại VietinBank rất nhanh chóng, dễ dàng và tiết kiệm chi phí.
 Các giấy tờ cần mang theo: Giấy thông báo của Trường hoặc thư mời liên quan đến số tiền cần
chuyển.
 Thư mở tài khoản của ngân hàng.
 Hộ chiếu/CMND.
 Nếu Cha/Mẹ đóng cho con cần Bản sao giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân; Bản sao giấy
CMND/hộ chiếu còn hiệu lực của Cha/Mẹ.
Đường dẫn ngắn cho trang này: www.daadvn.org/vietinbank
Thị thực đi du học đại học tại Đức

Xin lưu ý: Kể từ ngày 02/03/2020 chỉ có thể nộp hồ sơ xin cấp thị thực loại này tại công ty cung
cấp dịch vụ bên ngoài VFS Global:

Những giấy tờ cần nộp trong thủ tục xin cấp thị thực:
Đề nghị Quý vị nộp bản gốc và hai bản photo không công chứng những giấy tờ sau. Đề nghị
Quý vị soạn những giấy tờ photo thành hai bộ hồ sơ đầy đủ. Quý vị sẽ nhận lại các bản gốc sau
khi xét duyệt xong hồ sơ.
Đề nghị Quý vị nộp kèm bản dịch tất cả những giấy tờ không bằng tiếng Đức (trừ những giấy tờ
bằng tiếng Anh).

Đề nghị Quý vị sắp xếp các bộ hồ sơ theo thứ tự sau đây:


1. Tờ khai xin cấp thị thực quốc gia (thị thực dài hạn), được khai đầy đủ và có chữ ký của
người nộp đơn (tờ khai trực tuyến „Videx“ ).

2. Hai ảnh hộ chiếu sinh trắc học, cỡ 45 mm x 35mm (Hướng dẫn về ảnh chụp xin cấp thị
thực). Đề nghị Quý vị dán 1 ảnh vào tờ khai xin cấp thị thực và nộp 1 ảnh để rời.

3. Hộ chiếu có giá trị (hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu được công nhận).

4. Giấy tờ riêng biệt đối với các trường hợp nhập học đại học trực tiếp, học dự bị đại học
hoặc xin nhập học đại học tại Đức:

a) Hồ sơ xin cấp thị thực cho mục đích nhập học đại học trực tiếp cần có các giấy tờ sau:
I. Thư mời nhập học không kèm theo điều kiện của một trường đại học tại Đức.

II. Nếu không có chứng chỉ APS:


Nộp bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng cao học.

III. Nếu trong quá trình xét tuyển vào đại học nhà trường không kiểm tra trình độ ngoại
ngữ:
Chứng minh trình độ ngoại ngữ cần thiết cho ngành học cụ thể bằng cách nộp chứng chỉ ngoại
ngữ do một cơ sở tổ chức thi được cấp phép theo tiêu chuẩn của Hiệp hội khảo thí ngôn ngữ
châu Âu (ALTE) cấp (thông thường phải có ít nhất trình độ ngoại ngữ bậc B2 theo Khung tham
chiếu chung về ngôn ngữ của châu Âu).
Chứng chỉ ngoại ngữ phải được cấp trong vòng 12 tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
Cũng xin lưu ý rằng nếu bài thi chứng chỉ ngoại ngữ bao gồm các mô-đun khác nhau, thì Quý vị
phải thi tất cả các mô-đun này tại cùng một cơ sở tổ chức thi. Việc thi các mô-đun khác nhau tại
các cơ sở tổ chức thi khác nhau không đáp ứng được yêu cầu về chứng minh trình độ tiếng Đức.

IV. Sinh viên trao đổi phải nộp thỏa thuận hợp tác giữa trường đại học Việt Nam và
trường đại học Đức.

b) Hồ sơ xin cấp thị thực cho mục đích học dự bị đại học cần có các giấy tờ sau:
I. Thư mời nhập học kèm theo điều kiện của một trường dự bị đại học hoặc chứng nhận
về việc sẽ học một khóa tiếng Đức để chuẩn bị học đại học.

II. Chứng minh trình độ ngoại ngữ cần thiết cho khóa học dự bị đại học bằng cách nộp
chứng chỉ ngoại ngữ do một cơ sở tổ chức thi được cấp phép theo tiêu chuẩn của Hiệp hội khảo
thí ngôn ngữ châu Âu (ALTE) cấp (thông thường phải có ít nhất trình độ ngoại ngữ bậc B1 theo
Khung tham chiếu chung về ngôn ngữ của châu Âu).
Chứng chỉ ngoại ngữ phải được cấp trong vòng 12 tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
Cũng xin lưu ý rằng nếu bài thi chứng chỉ ngoại ngữ bao gồm các mô-đun khác nhau, thì Quý vị
phải thi tất cả các mô-đun này tại cùng một cơ sở tổ chức thi. Việc thi các mô-đun khác nhau tại
các cơ sở tổ chức thi khác nhau không đáp ứng được yêu cầu về chứng minh trình độ tiếng Đức.

c) Hồ sơ xin cấp thị thực cho mục đích xin nhập học đại học cần có các giấy tờ sau:
I. Giấy chứng nhận đã đăng ký một suất học tại một trường đại học HOẶC
Giấy chứng nhận đã xin nhập học HOẶC
„Thông báo cuối cùng“ của Cơ quan thẩm định hồ sơ xin học đại học/cao đẳng (UNI-
ASSIST) HOẶC
Giấy báo dự kỳ thi đầu vào của một trường dự bị đại học.

II. Chứng minh trình độ ngoại ngữ trong ngôn ngữ giảng dạy bằng cách nộp chứng chỉ
ngoại ngữ do một cơ sở tổ chức thi được cấp phép theo tiêu chuẩn của Hiệp hội khảo thí ngôn
ngữ châu Âu (ALTE) cấp (thông thường phải có ít nhất trình độ ngoại ngữ bậc B1 theo Khung
tham chiếu chung về ngôn ngữ của châu Âu). Chứng chỉ ngoại ngữ phải được cấp trong vòng
12 tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ. Cũng xin lưu ý rằng nếu bài thi chứng chỉ ngoại
ngữ bao gồm các mô-đun khác nhau, thì Quý vị phải thi tất cả các mô-đun này tại cùng một cơ
sở tổ chức thi. Việc thi các mô-đun khác nhau tại các cơ sở tổ chức thi khác nhau không đáp
ứng được yêu cầu về chứng minh trình độ tiếng Đức.
5. Chứng chỉ hoặc chứng nhận APS
Chỉ không phải nộp nếu có thư mời nhập học không kèm theo điều kiện của một trường đại học
tại Đức.

6. Chứng chỉ TestAS


Không cần nộp nếu có chứng chỉ APS và/hoặc thư mời nhập học không kèm theo điều kiện của
một trường đại học tại Đức.

7. Lý lịch theo trình tự thời gian liên tục


Đặc biệt phải trình bày quá trình đào tạo hoặc nghề nghiệp từ trước đến nay.

8. Một bản trình bày động cơ


Tự viết trình bày động cơ đối với dự định du học.

9. Chứng minh khả năng tài chính


Kể từ ngày 01/10/2022 phải chứng minh có ít nhất 934 Euro mỗi tháng để chi trả chi phí sinh
hoạt trong thời gian lưu trú (đối với người xin nhập học đại học là 947 Euro mỗi tháng). Phải có
bằng chứng về khả năng tài chính cho một năm, có nghĩa phải chứng minh được là có 11.208
Euro. Người xin nhập học đại học phải chứng minh khả năng tài chính cho thời gian xin nhập
học (tối thiểu 3 tháng).

Về nguyên tắc có thể chứng minh bằng:


a) Giấy cam kết bảo lãnh theo quy định của điều 66, 68 Luật cư trú: Chứng minh người thứ
ba đảm nhận chi phí liên quan đến mục đích lưu trú bằng Giấy cam kết bảo lãnh theo mẫu quốc
gia (Quý vị có thể hỏi thông tin chi tiết tại Sở Ngoại kiều nơi cư trú của người đứng ra cam kết -
người cam kết cư trú lâu dài ở nước ngoài có thể đến viết cam kết tại Cơ quan đại diện của Đức
có thẩm quyền đối với nơi cư trú của người đó).
HOẶC

b) Mở một tài khoản phong tỏa: Trong quá trình xin cấp thị thực có thể chứng minh khả năng
trang trải chi phí sinh hoạt bằng cách mở tài khoản phong tỏa. Quý vị được tự lựa chọn ngân
hàng để mở tài khoản. Theo thông tin hiện nay Đại sứ quán/Tổng Lãnh sự quán biết thì tại Việt
Nam có thể mở tài khoản phong tỏa như yêu cầu của thủ tục thị thực tại các ngân hàng trong
danh sách sau đây: VietinBank. Danh sách các ngân hàng cung cấp dịch vụ này trên toàn cầu có
trên trang web của Bộ Ngoại giao Đức.

HOẶC
c) Học bổng đủ cao: Văn bản chứng nhận cấp học bổng từ nguồn ngân sách nhà nước của Đức,
hoặc học bổng của một tổ chức tài trợ được công nhận tại Đức, hoặc học bổng từ nguồn ngân
sách của nước xuất xứ nếu việc giới thiệu sinh viên tới trường đại học Đức thông qua Bộ Ngoại
giao Đức, Cơ quan Trao đổi hàn lâm Đức (DAAD) hay một tổ chức cấp học bổng khác của
Đức.

10. Chứng nhận có đủ bảo hiểm y tế để nhập cảnh, cho thời gian tối thiểu 3 tháng kể từ ngày
nhập cảnh mong muốn.
Ngoài những giấy tờ nêu trên, Cơ quan đại diện CHLB Đức có quyền yêu cầu người nộp đơn bổ
sung thêm các giấy tờ hoặc thông tin khác nếu cần thiết.

Miễn trừ trách nhiệm


Tất cả thông tin trong hướng dẫn này dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của Cơ quan đại diện
ngoại giao tại thời điểm ban hành. Không thể căn cứ vào hướng dẫn này để đưa ra khiếu nại
pháp lý.
Chúng tôi không thể đảm bảo với quý vị rằng hồ sơ xin cấp thị thực sẽ được giải quyết trong
một thời hạn nhất định, bởi vì đối với hồ sơ xin cấp loại thị thực này cần có sự chấp thuận của
Sở Ngoại kiều có thẩm quyền tại Đức. Việc xử lý hồ sơ thường kéo dài ít nhất 6 tuần; phần lớn
các hồ sơ được giải quyết trong vòng 3 tháng. Tuy nhiên trong trường hợp riêng biệt, việc xử lý
hồ sơ cũng có thể kéo dài lâu hơn.
NỘP HỒ SƠ XIN THI THỰC ĐI ĐỨC TẠI VFS GLOBAL HÀ NỘI

1. Phí dịch vụ bắt buộc


Phí Dịch Vụ: 28.13 EUR = 691,000 VND
Phương thức thanh toán: tiền mặt, Thẻ
Địa chỉ: TÒA NHÀ OCEAN PARK Phòng 207, Tầng 2, số 1 Đào Duy Anh, phường
Phương Mai, quận Đống Đa Thành phố Hà Nội, Việt Nam

2. Thời gian mở cửa

từ Thứ Hai đến Thứ Sáu


Thời gian làm việc 08:30 - 12:00 và 13:00 - 16:00
(trừ ngày nghỉ lễ)
từ Thứ Hai đến Thứ Sáu
Thời gian nhận hồ sơ 08:30 - 12:00 và 13:00 - 15:00
(trừ ngày nghỉ lễ)
Thời gian trả hộ từ Thứ Hai đến Thứ Sáu
13:00 - 16:00
chiếu (trừ ngày nghỉ lễ)

3.Ngày làm việc


Ngày nghỉ lễ và đóng cửa

Những điều mà quý khách cần lưu ý Tại Trung tâm


Những thông tin cần thiết trước khi bạn nộp hồ sơ
Thủ tục tại trung tâm
Tìm hiểu quy trình khi bạn đến Trung tâm
Quý khách cần mang theo gì
Những gì cần mang theo vào ngày hẹn của quý khách
Các dịch vụ hỗ trợ tiện ích
Chúng tôi cung cấp các dịch vụ nhằm hỗ trợ quá trình nộp hồ sơ của quý khách. Các dịch
vụ
Theo dõi tiến trình hồ sơ
Luôn được thông báo về tình trạng hồ sơ của quý khách
Theo dõi ngay
Truy cập
Tất cả các trung tâm tiếp nhận thị thực đều có đường dốc cho xe lăn. Quý khách khuyết tật hoặc
cần các yêu cầu về khả năng tiếp cận được khuyến khích đi cùng người hỗ trợ. Thang máy cũng
có thể sử dụng khi cần thiết. Xin lưu ý rằng nhân viên của chúng tôi sẽ sẵn sàng hỗ trợ bất kỳ
quý khách nào có nhu cầu đặc biệt.
Quy định an ninh
Xin lưu ý rằng việc ra vào Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực là hạn chế, chỉ áp dụng cho
người nộp đơn xin thị thực. Ngoại lệ duy nhất đối với chính sách này là:
1. Trẻ em dưới 18 tuổi phải có cha mẹ hoặc người giám hộ đi cùng. Không phải là thành viên của
nhân viên Trung tâm Tiếp nhận Thị thực.
2. Người cao tuổi, người yếu thế về y tế hoặc người khuyết tật cần hỗ trợ để nộp đơn. Những
người nộp đơn thuộc các loại này nên thông báo cho nhân viên an ninh khi đến Trung tâm tiếp
nhận thị thực.
Điện thoại di động được phép sử dụng trong Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực, chúng phải
được chuyển sang chế độ im lặng hoặc rung. Điện thoại nên phải được chuyển chế độ trước khi
vào Trung tâm tiếp nhận thị thực. Điện thoại không tắt nguồn hoặc không chuyển chế độ sẽ
không được mang vào Trung tâm.
Trong mọi trường hợp không được phép chụp ảnh, quay phim hoặc ghi âm. Điện thoại di động
phải được cất đi khi quý khách đang làm việc với nhân viên của chúng tôi.
Vì lý do bảo mật, các mục sau đây sẽ không được phép bên trong Trung tâm tiếp nhận thị thực.
 Tất cả các túi như túi du lịch, túi sau, cặp, vali, da, đay hoặc túi vải và túi zip. Chỉ cho phép một
túi nhựa chứa các giấy tờ liên quan đến hồ sơ của quý khách. (Quý khách có thể sử dụng tủ đồ
cá nhân của chúng tôi để cất các đồ vật cá nhân. Quý khách có thể hỏi nhân viên bảo vệ và nhân
viên tiếp tân về chi phí của thiết bị).
 Tất cả các mặt hàng điện tử hoặc hoạt động bằng pin như máy ảnh, máy tính bảng, băng cassette
âm thanh / video, đĩa compact, MP3, đĩa mềm, máy tính xách tay hoặc máy nghe nhạc di động,
ổ đĩa cứng (HDD), thiết bị gián điệp, máy ghi âm hoặc các thiết bị khác có thể cản trở hoạt động
của trung tâm.
 Phong bì hoặc gói niêm phong.
 Bất kỳ vật dụng dễ cháy nào như hộp diêm/ bật lửa/ thuốc lá điện/nhiên liệu.
 Bất kỳ vật sắc nhọn nào như kéo, dao bút hoặc máy bấm móng tay.
 Vũ khí, vũ khí - như vật thể hoặc vật liệu nổ thuộc bất kỳ loại nào. Các vật dụng khác có thể bị
cấm tùy theo quyết định của nhân viên an ninh.

Xin lưu ý:
Tất cả các Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực đều dưới sự giám sát CCTV 24 giờ. Các hình
ảnh được ghi lại liên tục cho mục đích phòng ngừa tội phạm, phát hiện và an toàn công cộng.
Do lo ngại về an ninh, chúng tôi không cho phép các bên quan tâm như bạn bè, người thân hoặc
liên hệ kinh doanh đi cùng người xin thị thực. Tuy nhiên, thông dịch viên được phép đi cùng
với người nộp đơn khiếm thính / hạn chế về thể chất.
Vì lợi ích an toàn và an ninh, chúng tôi có quyền tiến hành tìm kiếm túi ngẫu nhiên của người
nộp đơn và khách tới Trung tâm.
Nhân viên của chúng tôi có quyền làm việc mà không sợ bị lạm dụng hoặc đe dọa. Những lời
nói hoặc hành vi đe dọa hoặc lạm dụng đối với nhân viên của chúng tôi sẽ không được dung thứ
trong bất kỳ trường hợp nào.

Hướng dẫn từng bước


1. Xác định diện xin thị thực
Chọn diện thị thực phù hợp cho chuyến đi của quý khách
Bước đầu tiên là xác định loại thị thực mà quý khách cần nộp hồ sơ, và kiểm tra liệu quý khách
có đủ điều kiện để nộp cho loại này hay không.
Quý khách cũng cần biết các loại giấy tờ mà mà quý khách cần nộp trong bộ hồ sơ của
mình thời gian xét duyệt hồ sơ và các loại phí mà quý khách cần phải trả.
Mỗi bộ hồ sơ phải đáp ứng các hướng dẫn tương ứng cho loại thị thực mà quý khách dự định
nộp.
Nếu các giấy tờ quý khách dự định nộp không phải là tiếng Anh/ tiếng Đức thì quý khách cần
chuẩn bị bản dịch trước khi nộp hồ sơ.
2. Chuẩn bị tài liệu của bạn
Khi quý khách đã sẵn sàng nộp hồ sơ, vui lòng truy cập vào đường dẫn khai đơn xin thị thực
Schengen hoặc đường dẫn khai đơn xin thị thực Quốc gia để điền đơn điện tử.
Sau khi hoàn tất việc khai đơn thị thực điện tử, vui lòng in đơn và mang tới Trung tâm tiếp nhận
hồ sơ thị thực.
3. Đặt lịch hẹn
Chọn trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực và đặt lịch hẹn
Tất cả các đương đơn nên đặt lịch hẹn để nộp hồ sơ tại Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực.
Theo quy định chung, đương đơn phải nộp đơn trực tiếp (điều này bao gồm cả trẻ sơ sinh và trẻ
em).
Đặt lịch hẹn tại Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực Đức tại Việt Nam.
Sau khi đặt lịch hẹn, quý khách sẽ nhận được một e-mail xác nhận cuộc hẹn với một lá thư xác
nhận đính kèm.
Nếu quý khách là thành viên của gia đình/ đoàn thể, quý khách vẫn cần đăng ký lịch hẹn riêng
cho từng người một. Trong trường hợp nhóm gia đình/ đoàn thể lớn hơn 15 người, xin vui lòng
liện hệ Đường dây hỗ trợ để được sắp xếp lịch phù hợp.
4. Thanh toán phí
Khi quý khách nộp hồ sơ xin thị thực, quý khách sẽ phải thanh toán phí dịch vụ thu hồ sơ. Quý
khách cần tải đơn và đem đến Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực, phí có thể được thanh
toán bằng tiền mặt/ quẹt thẻ. Vui lòng truy cập đường dẫn để tìm hiểu về phí thị thực của từng
diện.
5. Tới Trung tâm hô trợ hồ sơ xin thị thực.
Đến cuộc hẹn quý khách đã lên lịch
Quý khách sẽ phải trực tiếp nộp hồ sơ xin thị thực hoàn chỉnh tại Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin
thị thực.
Tìm hiểu các hoạt động xảy ra tại Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực
6. Kiểm tra tình trạng hồ sơ
Quý khách sẽ nhận được thông tin cập nhật qua email khi có kết quả về hồ sơ xin thị thực của
mình đã được hoàn tất. Chọn cập nhật sms (với một khoản phí bổ sung) nếu quý khách không
thường xuyên truy cập e-mail.
Quý khách cũng có thể theo dõi đơn xin thị thực trực tuyến của mình bằng cách sử dụng số
tham chiếu trên hóa đơn/biên lai do Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực cùng với họ của quý
khách để truy cập dịch vụ này.
7. Nhận lại hộ chiếu
Nhận lại hộ chiếu tại Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực.
Sau khi hồ sơ xin thị thực được xét duyệt xong, quý khách có thể đến nhận lại hộ chiếu và kết
quả tại Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực hoặc hộ chiếu và kết quả của quý khách sẽ được
trả lại thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh mà quý khách đã đăng ký và trả phí.
Trực tiếp đến nhận lại hộ chiếu và kết quả: mang theo hóa đơn đã được cấp tại Trung tâm tiếp
nhận hồ sơ xin thị thực và giấy tờ cá nhân do Chính phủ cấp. Nếu được đồng ý, quý khách có
thể gửi người đại diện đến nhận lại hộ chiếu và kết quả; người đại diện cần mang theo Thư ủy
quyền công chứng được ký bởi quý khách, cùng với hóa đơn đã được cấp tại Trung tâm tiếp
nhận hồ sơ xin thị thực và giấy tờ cá nhân của người được ủy quyền do Chính phủ cấp.
Vui lòng kiểm tra giờ làm việc của Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực khi quý khách đến
nhận kết quả.
Các dịch vụ
Việc cần làm tại trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực
 Vui lòng đến trước giờ hẹn 15 phút.
 Quý khách phải đến đúng lịch hẹn của mình để nộp đơn xin thị thực. Quý khách không thể để
một người nào đó đến thay thế mình vào ngày hẹn.
 Chỉ những đương đơn, người chăm sóc và người đi cùng trẻ em dưới 18 tuổi mới được phép
vào Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực.
 Vui lòng mang theo hộ chiếu hoặc giấy thông hành hợp lệ của quý khách có ít nhất một trang
trống cả hai mặt.
 Mang theo tất cả giấy tờ bổ trợ (bao gồm bản gốc và các bản sao)
 Nếu quý khách vẫn chưa thanh toán phí visa trực tuyến, quý khách có thể trả loại phí này khi
đến nộp hồ sơ tại Trung tâm tiếp nhận thị thực.
 Tại Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực, quý khách sẽ phải nộp dấu vân tay và ảnh của mình.
Đây được gọi là thông tin sinh trắc học. Một máy quét ngón tay kỹ thuật số thu thập hình ảnh
của tất cả 10 ngón tay và quý khách sẽ có một bức ảnh kỹ thuật số được chụp. Máy quét dấu
vân tay kỹ thuật số không sử dụng mực, chất lỏng hoặc hóa chất và sẽ không đánh dấu da của
quý khách.
 Ảnh kỹ thuật số của quý khách phải được chụp toàn khuôn mặt và không đeo kính râm hoặc
kính râm màu, hoặc khăn che đầu trừ khi nó được đeo vì lý do tôn giáo hoặc y tế.
 Khuôn mặt của quý khách phải được nhìn thấy rõ ràng mà không có tóc che ngang mắt.
 Đảm bảo đầu ngón tay của quý khách không bị dính bất kỳ hình thức trang trí cơ thể tạm thời
như mehni, vết cắt, trầy xước hoặc các dấu hiệu khác vì những dấu hiệu này có thể ảnh hưởng
đến khả năng cung cấp bản quét ngón tay được chấp nhận của quý khách.
 Nếu quý khách nộp đơn xin thị thực thay cho trẻ em dưới 5 tuổi, những đứa trẻ này cũng phải đi
cùng, có một cuộc hẹn để được chụp ảnh kỹ thuật số, và sẽ không phải cung cấp thông tin dấu
vân tay của mình.
 Trẻ em dưới 18 tuổi phải có cả cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp đi cùng và đối tượng này
không thể là thành viên của nhân viên Trung tâm Tiếp nhận Thị thực. Trong trường hợp cha/mẹ
hoặc người giám hộ không đi cùng trẻ vào ngày nộp hồ sơ thì cần chuẩn bị Thư đồng thuận theo
mẫu sau đây được chứng thực chữ ký bởi Cơ quan đại diện Đức.
 Nếu quý khách lỡ hẹn vào ngày đã hẹn, quý khách sẽ cần đặt một lịch hẹn mới sau 24 tiếng kể
từ ngày hẹn ban đầu.

SINH TRẮC HỌC


Nếu không có thông tin sinh trắc học, hồ sơ xin thị thực của quý khách sẽ không được xử lý.
 Quét vân tay và khuôn mặt của quý khách sẽ được chụp.
 Một máy quét dấu vân tay kỹ thuật số sẽ thu thập hình ảnh của cả 10 ngón tay, đồng thời một
bức ảnh kỹ thuật số sẽ được chụp lại. Đây là một quá trình nhanh chóng, kín đáo và không xâm
phạm.
 Ảnh kỹ thuật số của quý khách phải hiển thị đầy đủ khuôn mặt của quý khách. Quý khách
không thể đeo kính râm, kính râm hoặc khăn trùm đầu trừ khi đeo kính râm vì lý do tôn giáo
hoặc đạo đức.
 Nếu bị thương tạm thời ở ngón tay, quý khách nên đợi cho đến khi vết thương lành hẳn để đến
nộp hồ sơ.
 Đảm bảo đầu ngón tay của bạn không bị dính bất kỳ hình thức trang trí cơ thể tạm thời nào như
mehndi vì nó cản trở hoạt động của máy quét.
 Nếu quý khách đã nộp đơn xin Thị thực Schengen trong 5 năm qua, quý khách sẽ không cần
phải gửi lại dữ liệu sinh trắc học như đã làm trước đây.
 Đương đơn dưới 12 tuổi không cần nộp đầy đủ dữ liệu sinh trắc học, nhưng sẽ phải chụp hoặc
quét ảnh.
 Đối với người nộp đơn trong độ tuổi từ 12 đến 17, cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp sẽ
được yêu cầu đồng ý và có mặt khi lấy dấu vân tay.

CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN SINH TRẮC HỌC


Quý khách sẽ được miễn trừ nghĩa vụ cung cấp dữ liệu sinh trắc học (dấu vân tay) nếu:
 Quý khách dưới 6 tuổi.
 Việc thu thập các dấu vân tay là hoàn toàn không thể đối với quý khách. Nếu quý khách không
thể cung cấp bản quét vân tay, quý khách sẽ phải cung cấp chứng chỉ y tế để hỗ trợ yêu cầu của
họ.
 Nguyên thủ quốc gia và thành viên của Chính phủ quốc gia (với các phái đoàn chính thức và
vợ / chồng) và đang đi công tác vì các mục đích chính thức.

MỘT SỐ QUY TRÌNH KHÁC:


 Vì lợi ích của sự an toàn và bảo mật, chúng tôi có quyền tiến hành khám xét túi ngẫu nhiên của
người đăng ký và khách truy cập.
 Nhân viên của chúng tôi có quyền làm việc mà không sợ bị lạm dụng hoặc đe dọa. Những lời
nói hoặc hành vi đe dọa hoặc lăng mạ đối với nhân viên của chúng tôi sẽ không được dung thứ
trong bất kỳ trường hợp nào.

Hồ sơ cần đem theo


Dưới đây là những hồ sơ bạn cần mang theo khi đến Trung tâm Tiếp nhận Hồ sơ xin Thị thực
 Bản in email xác nhận thông tin lịch hẹn
nhận được sau khi đặt lịch
 Hộ chiếu hoặc giấy thông hành còn hiệu lực
có ít nhất 2 trang trống ở hai mặt
 Bản in mẫu đơn xin thị thực đã được điền đầy đủ
Mẫu đơn đã bị chỉnh sửa bằng tay sẽ không được chấp thuận tại Trung tâm Tiếp nhận Hồ sơ xin
Thị thực
 Tất cả giấy tờ hỗ trợ
Tham khảo Hướng dẫn những hồ sơ cần nộp tùy theo loại thị thực
 Nếu quý vị đã thanh toán phí Thị thực/Sinh trắc học online hoặc đã thanh toán phí dịch vụ bổ
sung online
Bản in hóa đơn
Mua Bảo Hiểm Nào Khi Đi Du Học Đức

Bảo hiểm – một trong những giấy tờ quan trọng làm nên sự thành công của Visum du học
Đức. Vậy sinh viên nên mua bảo hiểm nào? Cách mua như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài
viết dưới đây nhé.
Thông thường cách nhanh nhất và phổ biến nhất du học sinh thường hay làm là mua bảo hiểm
của các công ty Bảo Hiểm Quốc Tế ở Việt Nam. Tuy nhiên, để dễ dàng cho các vấn đề chăm
sóc sức khỏe, khiếu nại hoặc phàn nàn được hỗ trợ tốt nhất thì sinh viên nên mua bảo hiểm trực
tiếp từ các công ty du học Đức như Care Concept, Mawista, hoặc Hanse Mekur. 

1. Bảo hiểm Mawista Student


Khi lựa chọn gói bảo hiểm Mawista Student, các bạn có quyền tự lựa chọn bác sỹ. Tiền điều trị
ngoại trú bởi bác sỹ, điều trị nội trú trong bệnh viện, ngay cả tiền thuốc do bác sĩ kê đơn đều
được bên bảo hiểm chi trả. Thủ tục đăng kí đơn giản, website có cả tiếng Việt nên sinh viên rất
dễ tìm hiểu. Giấy chứng nhận bảo hiểm được gửi qua email sau khi mua để hoàn tất thủ tục xin
Visum. Một điểm cộng nữa là sinh viên có thể dễ dàng chấm dứt hợp đồng linh hoạt có thể qua
email hoặc thư.
Nhược điểm: tăng giá sau năm thứ 1 và thứ 2. Tối đa 5 năm nhé.
Đơn đăng kí bảo hiểm: 
https://www.mawista.com/auslandskrankenversicherung/auslandskrankenversicherung-
studenten/online-antrag/

2. Careconcept
Với Careconcept, phí sẽ rẻ hơn Mawista. Và không gia tăng chi phí suốt 18 tháng. Có 3 bảo
hiểm với những tiện ích khác nhau để sinh viên có thể chọn lựa như gói Care College Basic với
phí 28 euro/ tháng, Care College Comfort với mức phí 35 euro/ tháng và Care College Premium
với mức phí 63 euro/ tháng. 
Tham khảo bảng mô tả chi tiết về lợi ích của các gói cước bảo hiểm ở link bên dưới:
https://www.care-concept.de/FaQ/faq_Antrag_eng.htm?
navilang=eng#sprachschueler_gastschueler_studenten_krankenversicherung_faq_1
Ngoài ra, hãng cũng khuyến cáo người mua nên mua thêm gói hỗ trợ Care Protector chỉ khoảng
2 euro/ tháng để có thể yên tâm được bảo hiểm chi trả trong những trường hợp bạn gây hư hỏng
cho bên thứ 3. Tất cả các việc bất ngờ có thể xảy ra, để yên tâm và đề phòng cho bản thân thật
tốt khi sống ở nước ngoài thì đừng tiết kiệm 2 euro cho gói này bạn nhé. 
Link Đăng Kí Bảo Hiểm Online: 
https://www.care-concept.de/krankenversicherung/sprachschueler_und_studenten/
auslaendische_studenten_versicherung_e-antrag_eng.php?navilang=eng

II. Thời gian có bảo hiểm


Sau khi bạn điền các mẫu đơn online với thông tin chính xác bạn chỉ cần bấm nút gửi nộp đến
cho các hãng và bạn sẽ nhận ngay giấy tờ hợp đồng qua email trong thời gian 24h. Bạn có thể in
ra và đi nộp ngay cho lãnh sự. 

III. Hủy hợp đồng bảo hiểm


Sau một thời gian ở Đức, bạn muốn chuyển sang bảo hiểm công như AOK, TK…và không
muốn sử dụng bảo hiểm của các hãng tư nhân ban đầu nữa, bạn sẽ viết một bức thư (email, fax,
hoặc thư tay bình thường) nói rõ ngày nào muốn dừng hợp đồng và gửi đến địa chỉ liên lạc trên
website. Hãng sẽ hỗ trợ dừng gói bảo hiểm của bạn theo đúng như mong muốn. 
Với Careconcept, bạn có thể khai báo hủy hợp đồng bảo hiểm bằng hình thức online, khai báo
đầy đủ thông tin bên hãng yêu cầu kèm theo 1 đoạn giải thích ngắn gọn. Thời gian xử lý thông
thường sẽ kéo dài tối đa 4 tuần.
Tham khảo link: 
https://www.care-concept.de/service/service_portal.php?navilang=eng
CÁC VIỆC CẦN LÀM SAU KHI BIẾT KẾT QUẢ THI ĐỖ STK:

1. ĐĂNG KÝ NHẬP HỌC ONLINE VÀ/HOẶC NỘP PHÍ NHẬP HỌC+ GỬI HỒ SƠ
ĐẾN TRƯỜNG ĐH TRÚNG TUYỂN BÊN ĐỨC THEO THÔNG BÁO CỦA
TRƯỜNG

2. TÌM NHÀ Ở VÀ KÝ HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ DÀI HẠN .= 4 THÁNG SAU KHI
NHẬN GIẤY BÁO NHẬP HỌC TỪ TRƯỜNG BÊN ĐỨC (ĐỂ ĐƯỢC ĐĂNG KÝ
CƯ TRÚ VÀ KÍCH HOẠT TK PHONG TỎA KHI SANG ĐỨC)

3. DỊCH THUẬT CÔNG CHỨNG SANG TIẾNG VIỆT GIẤY BÁO NHẬP HỌC TỪ
TRƯỜNG ĐH BÊN ĐỨC (5 BẢN)

4. DỊCH THUẬT CÔNG CHỨNG SANG TIẾNG ĐỨC GIẤY CHỨNG NHẬN TỐT
NGHIỆP THPT TẠM THỜI/ BẰNG TỐT NGHIỆP THPT (5 BẢN) VÀ CÔNG
CHỨNG NGUYÊN BẢN TIẾNG VIỆT BẰNG TỐT NGHIỆP THPT (5 BẢN)

5. MỞ TK PHONG TỎẢ = EUR TẠI ĐỨC QUA VIETINBANK – CHUẨN BỊ TIỀN


11,600EUR HOẶC VNĐ TƯƠNG ĐƯƠNG TỶ GIÁ EUR QUY ĐỔI 25.500
EUR/VNĐ ĐỂ NỘP CÁC LOẠI PHÍ 155 EUR + NỘP VÀO TK 11.364 EUR

6. MUA BHYT TẠI ĐỨC QUA CÔNG TY MAWISTA HOẶC CARECONCEPT


TẠI ĐỨC HOẶC BẢO VIỆT CỦA VIỆT NAM

7. XIN VISA ĐI ĐỨC QUA VFS GLOBAL

8. MUA VÉ MÁY BAY QUA BAMBOO HOẶC VIETNAM AIRLINE

9. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG + CÁC LOẠI GIẤY TỜ MANG SANG ĐỨC

10. MUA NGOẠI TỆ MẶT EUR MANG THEO KHÍ ĐI SANG ĐỨC(1.000-2.000
EUR)
Điều kiện nhập quốc tịch Đức đến năm 2022
Rất nhiều nhà đầu tư, du học sinh, người lao động sau nhiều năm sinh sống tại Đức muốn có
quốc tịch nước này.

Quyền lợi của quốc tịch Đức


Khi bạn sở hữu quốc tịch Đức, bạn sẽ nhận được mọi quyền lợi của công dân Đức nói riêng và
công dân EU nói chung. Những quyền lợi này bao gồm:
– Quyền bầu cử
– Quyền bảo vệ lãnh sự
– Tự do đi lại như 1 công dân Đức – Tới 188 nước mà không cần phải xin thị thực. Hộ chiếu
Đức là hộ chiếu quyền lực nhất Liên minh châu Âu.
– Các quyền lợi về an sinh xã hội như bảo hiểm y tế, lương hưu, trợ cấp thất nghiệp, nghỉ thai
sản, trợ cấp sinh con…
Ngoài ra, khi trở thành công dân Đức, bạn sẽ có mọi quyền lợi của một công dân EU bình
thường. Những quyền lợi này bao gồm:
– Học tập, sinh sống và làm việc tự do ở 31 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU), Khu vực
Kinh tế châu Âu (EEA) và Thụy Sĩ một cách tự do. Nếu tới các nước thuộc nhóm này du học,
bạn sẽ được hỗ trợ học phí ưu đãi.

Các diện nhập quốc tịch Đức


Có 3 cách chính để nhập quốc tịch Đức:
– Diện cư trú: Sau khi sinh sống tại Đức đủ một khoảng thời gian, bạn có thể nộp đơn xin nhập
quốc tịch. Nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện của chính phủ Đức, bạn sẽ được nhập quốc
tịch Đức.
– Theo huyết thống: Nếu bạn có bố mẹ là người Đức, bạn sẽ có quốc tịch Đức.
– Theo nơi sinh: Thông thường, trẻ em sinh ra tại lãnh thổ Đức sẽ tự động có quốc tịch Đức.

Các dạng nhập quốc tịch Đức


Quốc tịch Đức theo nơi sinh
Nếu bạn sinh ra ở Đức, thông thường bạn sẽ tự động có quốc tịch Đức.
Tuy nhiên nếu cả cha lẫn mẹ đứa trẻ đều không có quốc tịch Đức, thì sẽ có một số yêu cầu bổ
sung. Đứa trẻ chỉ có thể tự động nhận quốc tịch Đức khi sinh ra nếu có ít nhất cha hoặc mẹ đạt 1
trong các điều kiện sau:
– Đã định cư tại Đức ít nhất 8 năm.
– Có thẻ cư trú Đức.
– Là người Thụy Sĩ.
Trong những trường hợp này, đứa trẻ sẽ được phép mang cả quốc tịch Đức và quốc tịch của cha
mẹ. Đến năm 23 tuổi, đứa trẻ sẽ phải chọn xem muốn giữ quốc tịch nào, vì luật pháp Đức không
cho phép song tịch.

Quốc tịch Đức theo huyết thống


Một đứa trẻ được nghiễm nhiên coi là công dân Đức ngay từ khi sinh ra nếu có cha hoặc mẹ là
người Đức. Nếu một người Đức quyết định nhận một đứa con nuôi chưa đủ 18 tuổi ở nước
ngoài, đứa bé đó cũng sẽ được nhận quyền công dân Đức.
Tuy nhiên, nếu cha mẹ có quốc tịch Đức của đứa trẻ cũng sinh ra tại nước ngoài và chưa trở về
Đức kể từ ngày 1/1/2000 thì đứa trẻ đó sẽ không thể mang quốc tịch Đức.

Quốc tịch Đức theo diện cư trú


Đây là diện nhập quốc tịch Đức mà đa số người nước ngoài lựa chọn.
Bạn cần phải đáp ứng các yêu cầu sau trước khi nộp đơn:
– Định cư tại Đức với giấy phép cư trú ít nhất 8 năm.
– Định cư tại Đức với giấy phép cư trú ít nhất 7 năm & đã hoàn thành một khóa học hội nhập.
– Có khả năng nói và viết tiếng Đức tốt (tương đương trình độ B1).
– Có khả năng tài chính đủ để tự nuôi sống bản thân và gia đình mà không cần chính phủ giúp
đỡ.
– Không có tiền án tiền sự.
– Vượt qua bài kiểm tra quốc tịch.
– Từ bỏ quốc tịch trước đây.
Nếu cần chứng minh khả năng tiếng Đức của bản thân, bạn có thể tham gia khóa học hội nhập
& đăng ký thi DTZ – chứng chỉ tiếng Đức dành cho người nhập cư.

Hướng dẫn nộp đơn xin nhập quốc tịch Đức


Nếu bạn đã đáp ứng tất cả các yêu cầu kể trên, bạn có thể nộp đơn xin nhập quốc tịch Đức.
Người dưới 16 tuổi sẽ cần cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp nộp đơn thay.
Chi phí nộp đơn là 255 EUR/người lớn và 51 EUR/trẻ em dưới 16 tuổi. Bạn có thể nhận và điền
đơn đăng ký tại văn phòng nhập cư địa phương, hội đồng thành phố, văn phòng quận hoặc hội
đồng thị trấn.

Bạn sẽ cần cung cấp thêm các tài liệu sau:


– Sao kê ngân hàng để chứng minh tình hình tài chính của bạn
– Hồ sơ cư trú Đức
– Bằng chứng về kỹ năng tiếng Đức của bạn (chứng chỉ DTZ)
– Biên lai nộp tiền
– Giấy chứng nhận nhập tịch sau khi vượt qua bài kiểm tra quốc tịch
Bài kiểm tra quốc tịch Đức gồm 33 câu hỏi và kéo dài khoảng 1 tiếng. 4 phần chính của bài
kiểm tra bao gồm:
– Sống trong môi trường dân chủ
– Lịch sử và trách nhiệm của chúng ta
– Con người trong xã hội
– Một số câu hỏi cụ thể về nơi bạn đang sống.
Bạn cần đạt ít nhất 17/33 câu hỏi để được nhận chứng chỉ nhập tịch và không giới hạn số lần thi
lại. Tham gia thi là 25 EUR, lệ phí nhận chứng chỉ là 25 EUR.
Đầu tư định cư Đức – 16 lý do không thể bỏ lỡ!
Đức là cường quốc hàng đầu châu Âu & trụ cột của EU về mọi mặt. Chính vì vậy, các chương
trình đầu tư định cư Đức luôn luôn thu hút các nhà đầu tư quốc tế tham gia.
Vậy Đức có gì mà cuốn hút đến vậy?

Nền kinh tế mạnh mẽ


Nền kinh tế Đức lớn thứ 4 thế giới và đứng đầu châu Âu. Nước này cũng đứng đầu thế giới ở
các mảng như: cơ khí máy móc, phương tiện di chuyển, hóa chất và đồ gia dụng. Tỷ lệ thất
nghiệp tại Đức là thấp nhất châu Âu, chỉ 3.1%.
Các thương hiệu lớn của Đức có sự phủ sóng toàn cầu, có thể kể đến như: DHL, Porsche,
BOSCH, Siemens, BMW Group, Allianz và Volkswagen.

Vị trí địa lý thuận lợi & hệ thống giao thông tiên tiến
Đức là quốc gia có nhiều “hàng xóm” thứ nhì châu Âu, chỉ sau Liên bang Nga. Quốc gia Tây
Âu này giáp với 9 quốc gia khác, bao gồm: Đan Mạch, Ba Lan, CH Séc, Áo, Thụy Sĩ, Pháp,
Luxembourg, Bỉ và Hà Lan.
Nếu bạn là người ưa thích du lịch khám phá, Đức sẽ là điểm đến đầu tư định cư hoàn hảo của
bạn. Từ lãnh thổ Đức, bạn chỉ cần bắt một chuyến tàu nhanh là có thể tới Paris, Vienna,
Brussels, Amsterdam, Prague hay Bern trong một nốt nhạc!
Thêm vào đó, khi đầu tư định cư Đức, bạn sẽ nhận được giấy phép cư trú Đức, cho phép đi lại
thoải mái trong khối EU mà không cần xin visa.
Hệ thống giao thông công cộng nội địa Đức cũng cực kì xuất sắc. Phương tiện di chuyển chính
là Flixbus – hãng xe đáp ứng mọi điểm đến bạn cần với chi phí phải chăng.
Ngoài ra, nội địa Đức còn được kết nối bởi hệ thống tàu hỏa liên thành phố. Ở mỗi thành phố lại
có thêm những hệ thống phương tiện khác như xe bus, taxi và xe đạp cho thuê.
Về đường hàng không, Đức có rất nhiều sân bay quốc tế. Sân bay lớn nhất châu Âu là sân bay
Frankfurt của Đức.

Chất lượng cuộc sống


Chất lượng cuộc sống tại Đức xếp hàng đầu thế giới. Munich, Frankfurt và Dusseldorf lọt top
10 thành phố đáng sống nhất thế giới năm 2019.
Đức có môi trường sạch sẽ, tỉ lệ tội phạm thấp, cơ sở hạ tầng phát triển cao và nhiều điểm tham
quan, giải trí.

Giá cả ở đây tương xứng với thu nhập và khả năng chi trả của người dân. Frankfurt là thành phố
có thu nhập cao thứ 9 thế giới, dù vậy chi phí sinh hoạt tại đây khá thấp.
Sức mua tại Đức cũng rất cao. Dù các loại thuế tại đây tương đối “chát”, người dân Đức vẫn đủ
dư dả để sống sung túc.

Chăm sóc y tế miễn phí


Bảo hiểm y tế Đức chi trả cho toàn bộ chi phí chăm sóc sức khỏe. Nhờ vậy, bạn hoàn toàn
không phải lo về chi phí y tế khổng lồ mỗi khi đi khám chữa bệnh như các nước phương Tây
khác.
Tất cả người lao động tại Đức đều được tự động đóng bảo hiểm. Tiền đóng bảo hiểm được chia
50/50, công ty trả 1 nửa và người lao động trả nửa còn lại. Phần người lao động đóng thường sẽ
được trừ thẳng vào lương.
Các nhà đầu tư định cư Đức có thể đăng ký nộp bảo hiểm y tế tại cơ quan nhà nước sở tại.
Chất lượng khám chữa bệnh tại Đức đứng top đầu thế giới. Năng lực và thái độ của đội ngũ
nhân viên y tế đều tốt nhờ chất lượng giáo dục xuất sắc & chế độ đãi ngộ cao.

Cơ hội việc làm hấp dẫn


Thị trường việc làm tại Đức đang yêu cầu rất nhiều nhân công, nhất là thuộc mảng IT, dược, tài
chính, chăm sóc khách hàng và kĩ thuật. Đây là cơ hội dành cho các nhà đầu tư định cư Đức.
Chính phủ và bộ máy pháp lý Đức cũng đảm bảo quyền lợi cho người lao động được trả đủ
lương đúng hạn, tương xứng với đóng góp & mặt bằng chung của công ty. Sự cân bằng giữa
công việc & đời sống riêng tư tại đây cũng rất được chú trọng.

Thu nhập cao


Mức lương trung bình tại Đức năm 2021 (giữa thời điểm dịch bệnh) là 55.000 EUR/năm, cao
vượt trội so với đa số các nước châu Âu khác.
Các ngành như dược, ngân hàng, nha khoa, luật, kỹ thuật công nghiệp, khoa học máy tính có
mức lương cao hơn mặt bằng chung khá nhiều. Tuy nhiên, thuế tại Đức cũng cao hơn so với
mặt bằng chung châu Âu.

Giáo dục miễn phí


Đức có 380 trường đại học và khoảng 370,000 du học sinh đang theo học. Đây là điểm đến du
học đứng thứ 3 thế giới và đứng đầu châu Âu.
Giáo dục Đức hoàn toàn miễn phí cho tất cả mọi người, bất kể quốc tịch. Bạn chỉ cần phải trả
một khoảng phí hành chính khoảng từ 100 – 350 EUR mỗi kỳ. Khoản phí này cũng bao gồm
một thẻ giao thông công cộng cho sinh viên sử dụng.
Nếu sinh viên không đủ tiền để học, chính phủ Đức có quỹ BAFOG để hỗ trợ chi phí, thường
vào khoảng 580 – 850 EUR/tháng. Tuy nhiên quỹ này chỉ hỗ trợ công dân Đức.
Hơn 12% sinh viên tại các đại học Đức là du học sinh. Chất lượng giáo dục của Đức rất tốt, và
bằng cấp đại học/cao đẳng của Đức được công nhận & tôn trọng trên toàn thế giới.

Chi phí sinh hoạt phải chăng


Một gia đình gồm 2 vợ chồng và một con nhỏ thường chi tiêu khoảng 2.300 – 3.000 EUR mỗi
tháng.
Một sinh viên thường cần khoảng 800 – 1.000 EUR/tháng (đã bao gồm chỗ ở). Giá cả sẽ thay
đổi tùy theo vùng và lối sống.
Thủ đô Berlin chỉ xếp thứ 106/200 thành phố trên thế giới về chi phí sinh hoạt.
Lương ở Đức đủ để bạn có thể thoải mái sống, làm việc và có thêm một khoản tiết kiệm.
Và đó là phần 1 của cặp bài viết về lý do tại sao nên đầu tư định cư Đức. Bạn có thể tham khảo
thêm về chương trình đầu tư thẻ cư trú Đức diện doanh nhân.
Hãy đón chờ thêm các bài viết khác về Đức – cường quốc số 1 châu Âu từ BSOP nhé!

Chú trọng bảo vệ môi trường và gìn giữ tài nguyên thiên nhiên
Người Đức cực kì trân quý môi trường sống xung quanh mình. Tình yêu này được thể hiện từ
những siêu thị xanh chỉ bán đồ hữu cơ tới những start-up, những phong trào vận động vì môi
trường.
Người Đức cũng tối ưu việc sử dụng năng lượng tái tạo hết mức có thể như điện gió, điện mặt
trời, năng lượng sinh khối… 30% tổng năng lượng tiêu thụ tại Đức là năng lượng tái tạo, một tỉ
lệ rất cao. Bà Angela Merkel từ lâu đã ra chỉ thị đóng cửa mọi cơ sở hạt nhân.
Xe điện là thứ rất phổ biến tại đây. Chai nhựa sau khi sử dụng bắt buộc phải mang đi tái chế.
Rác thải được phân ra thành các loại: nhựa, giấy, rác dư thừa, rác sinh học, kính và lon nước
(kim loại). Người Đức tuân thủ nghiêm ngặt việc phân loại rác chặt chẽ này.
Thêm vào đó, các loại rác thải đặc biệt như quần áo bỏ đi sẽ phải mang vứt tại một địa điểm quy
định thay vì cho chung vào các thùng rác thông thường.

Cân bằng giữa đời sống bình thường – làm việc


95% dân số Đức làm việc trong khoảng từ 35 – 40 tiếng/tuần (tương đương 7 – 8 tiếng/ngày, 5
ngày/tuần). Nhờ vậy, người Đức có đủ thời gian để xả stress và gắn kết cùng người thân và gia
đình.
Ngoài ra, người Đức có khoảng từ 25 – 30 ngày phép mỗi năm. Một số công ty còn cho phép
nhân viên tự chọn khung giờ làm việc hoặc cho phép làm việc từ xa. Chúng ta có thể tóm tắt
môi trường công sở của người Đức như sau:
Làm việc chăm chỉ – Nghỉ ngơi thoải mái
Đối với người Đức, đi làm và ở nhà là hai cuộc sống hoàn toàn tách biệt. Họ không tán gẫu về
những chuyện xảy ra ở nhà khi đang ở công sở, và không nói về chuyện ở công sở khi đang ở
nhà.

Lương hưu & bảo hiểm thất nghiệp


Đây là 2 khoản tiền đi liền với chế độ an sinh xã hội. Tại Đức, khi bạn nhận việc, bạn cũng
đồng thời nhận được 2 quyền lợi này. Mỗi tháng, nhân viên sẽ đóng góp 1 phần lương vào quỹ
an sinh xã hội và chủ doanh nghiệp sẽ đóng góp phần còn lại.
Khi nhân viên đó về hưu, họ sẽ được nhận lại toàn bộ khoản tiền họ đã đóng góp trong suốt
những năm đi làm. Khoản rút tối đa hiện là khoảng 67% thu nhập ròng trong suốt sự nghiệp của
người đó.
Bảo hiểm thất nghiệp cũng hoạt động tương tự: khi bạn mất việc, bạn sẽ được chính phủ hỗ trợ
hàng tháng. Mức hỗ trợ là 60% khoản lương cũ của bạn nhận được.
Hệ thống giao thông công cộng tối tân & tiện lợi
Người Đức nổi tiếng với sự hiệu quả, kỷ luật và tối ưu trong công việc. Những phẩm chất này
được thể hiện hoàn hảo trong xã hội Đức nói chung, và hệ thống giao thông công cộng Đức nói
riêng.
Một người trưởng thành hoàn toàn có thể sống thoải mái tại bất kỳ đâu trên đất Đức mà không
cần phải có phương tiện di chuyển riêng. Hầu hết mọi thành phố đều có hệ thống xe đạp cho
thuê, taxi, xe bus, tàu điện ngầm, sân bay… nội bộ và liên thành phố.
Chưa kể nếu cần đi du lịch giá rẻ, bạn hoàn toàn có thể sử dụng dịch vụ của FLIXBUS – nơi
cung cấp các chuyến xe khách tới mọi ngóc ngách của châu Âu.
Đây cũng là một trong những lý do rất nhiều người chọn đầu tư định cư Đức.

Đất nước tối ưu dành cho người khuyết tật


Tất cả mọi đường xá, cơ sở vật chất ở Đức đều có lối di chuyển riêng dành cho người khuyết
tật.
Hơn thế nữa, người Đức còn áp dụng thêm rất nhiều công nghệ tối tân nhằm giúp cuộc sống của
những người kém may mắn này dễ chịu hơn.

Lối sống năng động


Người Đức rất chăm vận động. Họ yêu thích các hoạt động ngoài trời như đi bộ, leo núi, đi xe
đạp, tập gym và tham gia các CLB thể thao.
Nhiều người chọn tham gia các câu lạc bộ để gặp những người có chung sở thích. Có rất nhiều
CLB sở thích khác nhau như thể thao, đan len, nấu ăn…
Lối sống này đến từ việc người Đức cực kì chú trọng chăm sóc sức khỏe. Thường đây không
phải sở thích, mà họ coi rằng đây là việc cần làm và nên làm, vì vậy lâu dần chúng trở thành
một thói quen.

Bia
Bia Đức chắc chắn là loại bia nổi tiếng nhất thế giới. Món đồ uống này có hàng trăm, hàng ngàn
năm lịch sử tại Đức. Người Đức vô cùng yêu và tự hào về bia của họ, với ví dụ điển hình là Lễ
hội Oktoberfest nổi tiếng.
Bia đóng một phần quan trọng trong văn hóa Đức đến mức: Bạn chỉ được coi là thân thiết và
hiểu một người Đức khi bạn uống bia cùng anh ta.

An sinh xã hội
Hệ thống an sinh xã hội tại Đức được thiết kế nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân Đức &
người lao động đang làm việc, sinh sống tại Đức.
Thường thì người nước ngoài đến Đức làm việc cần phải đóng góp vào quỹ an sinh xã hội ít
nhất 6 tháng mới có thể bắt đầu được hưởng quyền lợi.
Các quyền lợi của hệ thống an sinh xã hội bao gồm: lương hưu, trợ cấp thất nghiệp, chăm sóc y
tế, nghỉ thai sản, trợ cấp trẻ em.
Ở Đức, người bố cũng có thể xin phép nghỉ thai sản để ở nhà chăm con. Mức trợ cấp nghỉ thai
sản thường tương đương với 67% mức lương ròng người đó đáng lẽ sẽ nhận được nếu đi làm.
Mức đóng góp an sinh xã hội sẽ được trừ trực tiếp vào lương. Người lao động sẽ góp 1 nửa và
chủ doanh nghiệp sẽ góp nửa còn lại.
Với các nhà đầu tư định cư Đức, các bạn sẽ phải đăng ký an sinh xã hội và tham gia đóng góp ít
nhất 6 tháng để được nhận quyền lợi.

Những câu hỏi thường gặp về đầu tư định cư Đức

1.Chi phí đầu tư định cư Đức là bao nhiêu?


Theo chương trình đầu tư thẻ cư trú Đức theo diện doanh nhân, nhà đầu tư cần:
– Đầu tư vào doanh nghiệp sở hữu hoặc đồng sở hữu tại Đức. Có kế hoạch kinh doanh chi tiết
và chứng minh được lợi ích kinh tế mang lại cho nước Đức.
– Mức vốn tối thiểu là 25.000 EUR. Tuy nhiên tùy thuộc vào ngành nghề đầu tư mà nhà đầu tư
sẽ phải bỏ thêm vốn khoảng 300.000 – 1.000.000 EUR nếu đầu tư vào bất động sản
hoặc 300.000 – 500.000 EUR nếu đầu tư vào doanh nghiệp sở hữu.
– Nếu đầu tư ít hơn số tiền trên thì nhà đầu tư cần đảm bảo lợi nhuận ít nhất là 6.000
EUR/tháng.
2.Cộng đồng người Việt tại Đức có lớn hay không?
Việt Nam là quốc gia Châu Á có số lượng người nước ngoài lớn nhất tại Đức. Tính đến năm
2019 thì ước lượng là 140.000 người gốc Việt đang sinh sống tại Đức.
Người Việt thường tập trung tại các khu vực: Hannover, Munich, Berlin…
Hiện có hơn 80 hội đoàn và cơ quan đại diện Việt Nam tại Đức.

3.Du học Đức có dễ dàng hay không?


Học phí tại các đại học công lập ở Đức hoàn toàn miễn phí, sinh viên chỉ cần đóng khoảng 150
– 350 EUR phí hành chính. Khoản phí trên đã bao gồm một thẻ giao thông công cộng.
Người Đức tin rằng giáo dục không nên bị coi là một món hàng để trao đổi, và bất cứ ai cũng
nên có quyền được thoải mái tiếp cận với các bậc học cao cấp.
Chính nhờ vậy Đức là điểm đến du học số 1 châu Âu, vượt qua nhiều quốc gia sừng sỏ khác
như Anh hay Pháp.
Điểm hạn chế duy nhất của giáo dục Đức là bạn phải học một năm dự bị đại học bằng tiếng
Đức.

You might also like