You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN NGÂN HÀNG TÀI CHÍNH

THÔNG TIN TUYỂN SINH HỆ CHÍNH QUI 2019

NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

Giới thiệu chung:

Viện Ngân hàng - Tài chính, trực thuộc trường Đại học Kinh tế Quốc dân, được thành lập dựa trên cơ sở
Khoa Ngân hàng – Tài chính trước đây. Viện được tự chủ và tự hoạt động theo phân cấp của trường. Tính đến thời
điểm hiện tại, Viện là đơn vị đứng đầu cả nước về đào tạo ngành Ngân hàng Tài chính cả về đại học và sau đại học.

Viện có tổng số giảng viên cơ hữu là 94 người, trong đó gồm 1 Giáo sư – Tiến sĩ; 12 Phó Giáo sư – Tiến sĩ
và 24 Tiến sĩ, 53 Thạc sĩ – Nghiên cứu sinh.

Ban lãnh đạo Viện:

Viện trưởng: PGS.TS. Đặng Ngọc Đức

Phó Viện trưởng: PGS. TS. Trần Đăng Khâm; TS. Đặng Anh Tuấn

Điểm chuẩn vào ngành qua các năm

Điểm chuẩn các khối


Năm
A D1 A1
2011 24,5 24,5
2012 23 23
2013 24 24 24
2014 21 21 21
2015 25,25 25,25 25,25
2016 24,03 24,03 24,03

2017 26,00 26,00 26,00

2018 22.85 22.85 22.85

A. Mục tiêu và các chuyên ngành đào tạo

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo Cử nhân đại học Chính Quy về ngành Tài chính – Ngân hàng có phẩm chất chính trị,
đạo đức và sức khỏe tốt, có trách nhiệm xã hội; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý và quản trị
kinh doanh; có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về Tài chính – Ngân hàng; có tư duy độc lập, có năng lực học tập tự
bổ sung kiến thức đáp ứng yêu cầu công việc.

1
Các chuyên ngành do Viện đào tạo: Ngân hàng, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính quốc tế, Tài chính công,
Quản lý thuế, Thị trường chứng khoán.

Các môn cơ sở ngành


- Lý thuyết Tài chính tiền tệ 1&2 - Thị trường chứng khoán
- Tiếng anh chuyên ngành NHTC - Tài chính công
- Ngân hàng thương mại 1&2 - Tài chính doanh nghiệp
- - Tài chính quốc tế

1. Chuyên ngành Ngân hàng

Chuyên ngành Ngân hàng do Bộ môn Ngân hàng phụ trách nghiên cứu sâu về các hoạt động nghiệp vụ và quản
trị của ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, quản lý rủi ro tài chính, phương thức tài trợ các dự án. Sinh
viên sẽ được học các môn học sau:

Môn chuyên ngành


- Ngân hàng phát triển - Kế toán ngân hàng
- Marketing ngân hàng - Ngân hàng Trung ương
- Quản trị rủi ro - Toán Tài Chính
- Chuyên đề tự chọn Tài chính Vi mô
Cơ hội làm việc sau tốt nghiệp

Sinh viên chuyên ngành Ngân hàng sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các vị trí cán bộ chuyên viên trong các
ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng như: các công ty tài chính, công ty cho thuê
tài chính, tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ;
chuyên viên trong các cơ quan quản lý nhà nước về Tài chính - Ngân hàng từ trung ương đến địa phương; chuyên
viên kế toán trong các doanh nghiệp chịu trách nhiệm liên quan đến sử dụng dịch vụ ngân hàng như tín dụng, thanh
toán, quản lý ngân quỹ...; giảng viên, nghiên cứu viên trong các Viện, trường đại học và các tư vấn viên trong các tổ
chức tài chính khác.

2. Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp

Bộ môn Tài chính doanh nghiệp quản lý sinh viên chuyên ngành này và giảng dạy các vấn đề về tài chính như
cơ cấu vốn, phân tích báo cáo tài chính liên quan, quản lý tài chính của doanh nghiệp... Sinh viên chuyên ngành sẽ
được học các môn học chính sau:

Môn chuyên ngành


- Thẩm định tài chính dự án đầu tư
- Phân tích tài chính
- Chuyên đề tự chọn TCDN

2
Cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể trở thành chuyên viên quản lý tài chính trong các doanh nghiệp và các định
chế tài chính trung gian; chuyên viên trong các cơ quan quản lý nhà nước về Tài chính – Ngân hàng từ trung ương
đến địa phương; giảng viên, nghiên cứu viên trong các Viện, trường đại học và các tư vấn viên trong các tổ chức tài
chính khác.

3. Chuyên ngành Tài chính Quốc tế

Chuyên ngành Tài chính quốc tế do bộ môn Tài chính quốc tế phụ trách, được hướng dẫn tìm hiểu về tài chính
quốc tế như tỷ giá, các hợp đồng tài chính phái sinh, đầu tư trên thị trường quốc tế; hoạt động tài chính của các công
ty đa quốc gia. Các môn học chủ yếu bao gồm:

Môn chuyên ngành


- Thanh toán Quốc tế
- Tài chính công ty đa quốc gia
- Đầu tư Quốc tế

Cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp

Sinh viên chuyên ngành Tài chính quốc tế có thể đăng ký dự tuyển những vị trí sau: (1) Cán bộ kinh doanh
ngoại tệ và thanh toán quốc tế làm việc tại các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu; (2) Cán
bộ tư vấn đầu tư, kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại; (3) Cán bộ cơ quan quản lý
ngoại hối, thực thi chính sách tỷ giá, chính sách tiền tệ, chính sách quản lý nợ nước ngoài... thuộc Ngân hàng Nhà
nước, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Chuyên viên quan hệ quốc tế của các doanh nghiệp; (4) giảng viên,
nghiên cứu viên trong các Viện, trường đại học và các tư vấn viên trong các tổ chức tài chính khác.

4. Chuyên ngành Tài chính công


Chuyên ngành Tài chính công do bộ môn Tài chính công phụ trách. Sinh viên chuyên ngành này sẽ
được nghiên cứu các môn học về hoạt động tài chính của khu vực công; huy động nguồn thu cho ngân
sách nhà nước; chi tiêu công và đánh giá chi tiêu công; nợ công và quản lý nợ công; quản lý tài sản khu
vực công. Các môn học được giảng dạy chính bao gồm:

Môn chuyên ngành


- Quản lý Tài sản công
- Thuế
- Tài chính công 2
Cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp

Sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhận công việc trong các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực Tài chính –
Ngân hàng; đặc biệt là các vị trí trong cơ quan quản lý tài chính nhà nước từ trung ương đến địa phương như: (1) Bộ
tài chính, các sở, phòng tài chính; Cơ quan thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước; (2) làm việc

3
trong các phòng tài chính – kế toán của các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị và
chính trị xã hội; đồng thời có thể trở thành giảng viên, nghiên cứu viên trong các Viện, trường đại học và các tư vấn
viên trong các tổ chức tài chính khác.

5. Chuyên ngành Quản lý thuế

Chuyên ngành Quản lý thuế - cùng với Tài chính công – do một bộ môn phụ trách giảng dạy. Ngoài
những vấn đề cơ bản liên quan đến chi tiêu của khu vực công, sinh viên sẽ được tìm hiểu về các sắc thuế
của Việt Nam và thế giới, đặc biệt liên quan đến thuế của những khu vực mà nước ta tham gia vào các
diễn đàn. Các môn học được giảng dạy chính bao gồm:

Môn chuyên ngành


- Thuế
- Thuế quốc tế
- Quản lý thuế
Cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp

Ngoài những lĩnh vực chung của ngành Tài chính ngân hàng, sinh viên chuyên ngành Quản lý thuế có thể làm
việc trong các đơn vị sau: (1) Các đơn vị có liên quan đến thu và sử dụng thuế của nhà nước như Tổng cục Thuế,
Cục thuế của các tỉnh; Kho bạc nhà nước. (2) Các khu vực liên quan đến thuế xuất nhập khẩu hoặc tư vấn về thuế
xuất nhập khẩu như Hải quan; (3) Các cơ quan khác của nhà nước như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ngoài
ra, sinh viên ngay từ khi còn học có thể tham gia dự tuyển các vị trí Tư vấn thuế của ngành Kiểm toán; đồng thời sau
khi tốt nghiệp có thể trở thành giảng viên của các trường có nghiên cứu về thuế hoặc tài chính công.

6. Chuyên ngành Thị trường Chứng khoán

Sinh viên chuyên ngành Thị trường chứng khoán do bộ môn Thị trường chứng khoán phụ trách giảng dạy. Sinh
viên chuyên ngành Thị trường chứng khoán sẽ được học tập các môn học nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về chứng
khoán, đầu tư chứng khoán, đầu tư tài chính; các chiến lược và công cụ nhằm ứng dụng khả năng phân tích chứng
khoán, đưa ra các quyết định đầu tư chứng khoán và đầu tư các tài sản tài chính nhằm đa dạng hóa hoạt động đầu tư
cho doanh nghiệp cũng như cho các nhà đầu tư cá nhân/ nhà đầu tư tổ chức. Sinh viên sẽ được tiếp cận với thực tế
thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua các chương trình kiến tập trực tiếp tại các công ty chứng khoán hàng
đầu của Việt Nam và tại các Sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. Sinh viên cũng sẽ được tham gia các hoạt động
đầu tư thực tế nhằm có các trải nghiệm thực về hoạt động đầu tư chứng khoán với sự hỗ trợ chuyên sâu của các
giảng viên và các chuyên gia đầu tư của ngành chứng khoán. Các môn học chính bao gồm:

Môn chuyên ngành


- Phân tích và đầu tư chứng khoán
- Môi giới chứng khoán
- Phát hành và kinh doanh chứng khoán

Cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp

4
Sinh viên chuyên ngành Thị trường chứng khoán có thể trở thành các chuyên viên trong các tổ chức tài chính
trung gian, đặc biệt là các vị trí chuyên viên phân tích đầu tư tài chính, phân tích và đầu tư chứng khoán, tư vấn tài
chính, môi giới chứng khoán, đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư
chứng khoán. Đồng thời, sinh viên chuyên ngành Thị trường chứng khoán cũng có thể đảm nhiệm các vị trí liên
quan đến hoạt động quản trị vốn trong doanh nghiệp, cụ thể như tăng cường và quản trị huy động vốn cho doanh
nghiệp thông qua các hoạt động phát hành chứng khoán; đa dạng hóa nguồn vốn với các hoạt động đầu tư tài chính;
quản trị và xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nguồn vốn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, sinh viên chuyên
ngành này cũng có thể trở thành chuyên viên ở tất cả các cơ quan quản lý nhà nước về Tài chính – Ngân hàng từ
trung ương đến địa phương; giảng viên, nghiên cứu viên trong các Viện, trường đại học và các tư vấn viên trong các
tổ chức tài chính khác.

7. Chương trình liên kết quốc tế (tuyển sinh riêng không nằm trong chỉ tiêu của Trường) – Cử nhân
Công nghệ Tài chính (Fintech)
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân giao cho Viện Ngân hàng Tài chính hợp tác với Đại học Á Châu (Đài Loan)
đào tạo chương trình cử nhân chuyên ngành Công nghệ tài chính. Đại học Kinh tế Quốc dân là trường đại học hàng
đầu về đào tạo kinh tế, tài chính ở Việt Nam. Trường được cấp Giấy chứng nhận Kiểm định chất lượng giáo dục
trường đại học theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam ban hành. Mục tiêu của chương trình đào tạo
Công nghệ tài chính trong bị các kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực tài chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong
ra quyết định và quản trị cơ sở dữ liệu, đầu tư, quản trị rủi ro, hệ thống thông tin quản lý. Các cử nhân tốt nghiệp
chuyên ngành Công nghệ tài chính có thể làm việc trong các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại, quĩ đầu tư,
công ty chứng khoán, công ty tài chính, bảo hiểm.

Chương trình đào tạo chuyên ngành Công nghệ tài chính bao gồm:

43 học phần tương đương 128 tín chỉ được thực hiện trong thời gian 4 năm.

2 năm đầu học tại Đại học Kinh tế Quốc dân, 2 năm cuối học tại Đại học Á Châu.

Trường Đại học Á Châu sẽ cấp bằng Cử nhân Công nghệ tài chính cho các sinh viên hoàn thành chương trình
học.

Để được chuyển tiếp sang học 2 năm cuối tại Đại học Á Châu, sinh viên cần hoàn thành chương trình học 2
năm đầu tại Đại học Kinh tế Quốc dân và có trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 5.5.

Số hotline của chương trình: 0903 244 283; 0971 958 727

Website: fintech.neu.edu.vn email: fintech@neu.edu.vn

B. Chính sách hỗ trợ sinh viên Của Viện

Ngoài những hỗ trợ chung của nhà trường, Viện Ngân hàng – Tài chính còn hỗ trợ cho sinh viên những vấn đề
sau:

5
1. Chương trình học bổng đối với sinh viên tài năng (mỗi học kỳ có trên 70 suất học bổng), học bổng của các
tập đoàn Hàn Quốc và Nhật Bản cũng như các chương trình khác dành riêng cho sinh viên của Viện (mỗi năm trên
10 suất học bổng của mỗi đơn vị tài trợ, trị giá từ 10 triệu đồng trở lên).

2. Được tham gia chương trình trao đổi sinh viên với các trường đại học nước ngoài – dành cho sinh viên có
thành tích xuất sắc về học tập và ngoại khóa.
3. Được hướng dẫn Nghiên cứu Khoa học sinh viên. Trong 5 năm trở lại đây, số giải nghiên cứu khoa học
sinh viên của Viện luôn đứng đầu toàn trường. Các sinh viên xuất sắc sẽ được tham gia các đề tài Nghiên cứu Khoa
học các cấp do giảng viên trong Viện làm chủ nhiệm đề tài.
4. Được giới thiệu đi thực tập và làm việc tại các doanh nghiệp, các ngân hàng, các cơ quan hoặc tổ chức phi
chính phủ như VPBank Securities, ANZ, VietinBank…
5. Được tham gia các chương trình tình nguyện do Chi đoàn giáo viên, Liên Chi đoàn Ngân hàng Tài chính tổ
chức như Mùa hè xanh, Tiếp sức mua thi... và được cấp giấy chứng nhận tham gia tình nguyện.
6. Tham gia các câu lạc bộ về học thuật (Câu lạc bộ Chứng khoán SSC), tham gia các chương trình hướng
nghiệp do Viện đứng ra tổ chức và được giới thiệu việc làm đến các Ngân hàng lớn tại Việt Nam và thế giới như
CitiBank, BIDV, Vietin...
Cơ hội học tập sau đại học

Sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính - Ngân hàng nếu có nguyện vọng sẽ được học tiếp những chương trình
sau:

- Cao học bằng tiếng Anh (IEMBA) do Đại học Paris cấp bằng, Viện Ngân hàng Tài chính tuyển sinh trên cả
nước.

- Cao học (tiếng Việt) với tất cả các ngành khối Kinh tế.
- Cao học bằng tiếng Anh trong nước, như Quản trị Kinh doanh bằng tiếng Anh (EMBA), Cao học Hà Lan
(ngành Kinh tế Phát triển, Ngân hàng tài chính), Cao học Việt Bỉ, Cao học Pháp Việt, Chương trình cao học Kinh tế
FulBright... và các chương trình khác.
- Các chương trình trao đổi học sinh của trường, nộp hồ sơ vào các trường có đào tạo Thạc sĩ bằng tiếng Anh
trên thế giới. Ngoài ra có thể dự tuyển các chương trình đào tạo Tiến sĩ trong và ngoài nước.
Địa chỉ liên hệ: Phòng 910 – 914, nhà A1, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Email: sbf.neu@gmail.com, Website: http://sbf.neu.edu.vn/

You might also like